1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp thực trạng và giải pháp tổ chức hạch toán kế toán tại công ty tư nhân Quy long

56 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 804,5 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp thực trạng và giải pháp tổ chức hạch toán kế toán tại công ty tư nhân Quy long vBáo cáo thực tập tốt nghiệp thực trạng và giải pháp tổ chức hạch toán kế toán tại công ty tư nhân Quy long cáo thực tập tổng hợp 2Chương 1TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUI LONG1.1 . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUI LONG1.1.1.Tên và địa chỉ của công ty. Tên công ty : Doanh nghiệp tư nhân Qui Long Tên giao dịch: DNTN Qui Long Chủ doanh nghiệp: NGUYỄN THỊ HƯƠNG Địa chỉ trụ sở giao dịch : Lô 910 KCN Long Mỹ – TP Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định. Số điện thoại : 056.3549044 Fax : 056.3549044 Email : Webside: Mã số thuế : 4100 – 259 – 236 – 001 Mở tại: Ngân Hàng Đầu Tư Chi Nhánh Phú Tài.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Qui Long. Doanh nghiệp tư nhân Qui Long được thành lập vào ngày 26 tháng 02 năm 2004 .Được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận số 3501000496. Với vốn đầu tư là 9,2 tỷ đồng. Nghành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là khai thác,chế biến và mua bán đá granite (thực hiện theo qui định của Luật Khoáng sản).Mua bán các thiết bị khai thác,chế biến đá.Thi công trang trí nội thất.Đào đắp,san ủi mặt bằng.Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Từ khi đi vào hoạt động đến nay doanh nghiệp đã ba lần đăng kí thay đổi kinh doanh: Ngày 26 tháng 02 năm 2004 , đăng kí lần đầu kinh doanh với nghành khai thác,chế biến và mua bán đá granite.Doanh nghiệp đã mua sắm thiết bị ,máySVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB 3. Báo cáo thực tập tổng hợp 3 móc,dây chuyền sản xuất hiện đại với tổng giá trị trên 7 tỷ đồng.Chi phí 2 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà máy sản xuất. Ngày 02 tháng 04 năm 2006,doanh nghiệp đăng kí thay đổi lần thứ hai . Mở rộng hình thức kinh doanh,ngoài khai thác,chế biến và mua bán đá granite,doanh nghiệp còn mua bán các thiết bị khai thác,chế biến đá , thi công trang trí nội , ngoai thất .Doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sản xuất đá ốp lát hoạt động với công suất 20000m2năm trị giá 3 tỷ đồng và còn mở rộng thêm phân xưởng xẻ đá nâng cao năng xuất lên 100% . Ngày 28 tháng 11 năm 2007,doanh nghiệp đăng kí thay đổi lần thứ ba.Doanh nghiệp đăng kí mở rộng hoat động vào lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp,đào đắp và san ủi mặt bằng.Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư gần 1 tỷ đồng lắp đặt 2 dây chuyền cưa Gangsaw ( Nhật Bản ) với công suất 30.000 m2 năm nhằm đáp ứng nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước về mặt hàng đá ốp lát cao cấp.Doanh nghiệp đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng vao viêc mua sắm máy ủi,máy xúc,máy cạp và một số vật dụng khác. Năm 2010, DN cũng đầu tư hơn 2 tỷ đồng mua máy mài tự động 12.Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯNHÂN QUI LONG 1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp Doanh nghiệp có chức năng là sản xuất ra các sản phẩm đá các loại và tiêu thụ sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Sản xuất, chế biến đá Granite thành nhiều sản phẩm như: bàn ghế, đá lát nền nhà, cầu thang đáp ứng nhu cầu xây dựng và đẩy mạnh sản phẩm đưa ra xuất khẩu tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Doanh nghiệp tư nhân Qui Long là tập hợp những con người gắn bó với nhau, cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu chung đã định. Trong nền kinh tế hiện nay yêu cầu cấp bách đặt ra cho đơn vị là phải tì

Báo cáo thực tập tổng hợp -1 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải rất nhiều khó khăn do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình lên. Để đạt được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng nhiều biện pháp kinh tế kỹ thuật cũng như quản lý tốt sản xuất, sử dụng linh hoạt các đòn bẩy tài chính kinh tế, điều tra nghiên cứu thị trường. Đặc biệt là tổ chức chặt chẽ công tác kế toán tại đơn vị có ý nghĩa trong việc cung cấp thông tin cho tất cả đối tượng, phục vụ cho nhu cầu quản lý, góp phần minh bạch tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp. “Doanh Nghiệp Tư Nhân QUI LONG ” là một đơn vị không ngừng vươn lên trong quá trình kinh doanh đã tổ chức bộ máy kế toán tương đối hợp lý làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao, từng bước khẳng định vị trí của mình, tạo uy tín đối với khách hàng trong nuớc và ngoài nước. Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, tìm hiểu khái quát về doanh nghiệp và hoạt động kế toán của doanh nghiệp đã giúp em hiểu biết được nhiều điều bổ ích, nắm bắt được nhiều kinh nghiệm từ thực tế của doanh nghiệp. Nhưng do kiến thức còn hạn chế, em không tránh khỏi những điều thiếu sót, rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng cô chú, anh chị trong doanh nghiệp. Nội dung gồm 3 phần: - Phần 1:Giới thiệu khái quát về Doanh Nghiệp Tư Nhân QUI LONG - Phần 2:Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Doanh Nghiệp Tư Nhân QUI LONG - Phần 3:Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Doanh Nghiệp Tư Nhân QUI LONG Quy Nhơn, ngày 17 tháng11 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Trinh SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp -2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUI LONG 1.1 . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUI LONG 1.1.1.Tên và địa chỉ của công ty. - Tên công ty : Doanh nghiệp tư nhân Qui Long - Tên giao dịch: DNTN Qui Long - Chủ doanh nghiệp: NGUYỄN THỊ HƯƠNG - Địa chỉ trụ sở giao dịch : Lô 9-10 - KCN Long Mỹ – TP Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định. - Số điện thoại : 056.3549044 - Fax : 056.3549044 - Email : -Webside: - Mã số thuế : 4100 – 259 – 236 – 001 - Mở tại: Ngân Hàng Đầu Tư Chi Nhánh Phú Tài. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Qui Long. Doanh nghiệp tư nhân Qui Long được thành lập vào ngày 26 tháng 02 năm 2004 .Được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận số 3501000496. Với vốn đầu tư là 9,2 tỷ đồng. Nghành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là khai thác,chế biến và mua bán đá granite (thực hiện theo qui định của Luật Khoáng sản).Mua bán các thiết bị khai thác,chế biến đá.Thi công trang trí nội thất.Đào đắp,san ủi mặt bằng.Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Từ khi đi vào hoạt động đến nay doanh nghiệp đã ba lần đăng kí thay đổi kinh doanh: Ngày 26 tháng 02 năm 2004 , đăng kí lần đầu kinh doanh với nghành khai thác,chế biến và mua bán đá granite.Doanh nghiệp đã mua sắm thiết bị ,máy SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp -3 móc,dây chuyền sản xuất hiện đại với tổng giá trị trên 7 tỷ đồng.Chi phí 2 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà máy sản xuất. Ngày 02 tháng 04 năm 2006,doanh nghiệp đăng kí thay đổi lần thứ hai . Mở rộng hình thức kinh doanh,ngoài khai thác,chế biến và mua bán đá granite,doanh nghiệp còn mua bán các thiết bị khai thác,chế biến đá , thi công trang trí nội , ngoai thất .Doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sản xuất đá ốp lát hoạt động với công suất 20000m2/năm trị giá 3 tỷ đồng và còn mở rộng thêm phân xưởng xẻ đá nâng cao năng xuất lên 100% . Ngày 28 tháng 11 năm 2007,doanh nghiệp đăng kí thay đổi lần thứ ba.Doanh nghiệp đăng kí mở rộng hoat động vào lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp,đào đắp và san ủi mặt bằng.Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư gần 1 tỷ đồng lắp đặt 2 dây chuyền cưa Gangsaw ( Nhật Bản ) với công suất 30.000 m2 /năm nhằm đáp ứng nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước về mặt hàng đá ốp lát cao cấp.Doanh nghiệp đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng vao viêc mua sắm máy ủi,máy xúc,máy cạp và một số vật dụng khác. Năm 2010, DN cũng đầu tư hơn 2 tỷ đồng mua máy mài tự động 12.Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUI LONG 1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp Doanh nghiệp có chức năng là sản xuất ra các sản phẩm đá các loại và tiêu thụ sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Sản xuất, chế biến đá Granite thành nhiều sản phẩm như: bàn ghế, đá lát nền nhà, cầu thang đáp ứng nhu cầu xây dựng và đẩy mạnh sản phẩm đưa ra xuất khẩu tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Doanh nghiệp tư nhân Qui Long là tập hợp những con người gắn bó với nhau, cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu chung đã định. Trong nền kinh tế hiện nay yêu cầu cấp bách đặt ra cho đơn vị là phải tìm đầu ra cho sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phải đa dạng, kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện chi phí sản xuất để từng bước hạ giá thành sản phẩm nâng SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp -4 cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Doanh nghiệp không những hoàn thành tốt chức năng của mình mà còn phải thực hiện tốt các nhiệm vụ: Đối nội: thực hiện tốt các chính sách về lao động, chế độ quản lý tài sản, chế độ tiền công, tiền lương đồng thời làm tốt công tác đào tạo tuyển chọn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công nhân viên và người lao động tại doanh nghiệp. Đối ngoại: Là một đơn vị SXKD hằng năm DN phải thực hiện đúng và đầy đủ mọi khoản thuế cho nhà nước. DN phải thực hiện được theo nguyên tắc về hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đối ngoại do nhà nước quy định. 1.2.2. Đặc điểm sản xuất – kinh doanh của DNTN QUI LONG 1.2.2.1. Loại hình kinh doanh và các mặt hàng kinh doanh: Ngày nay để tiêu thụ sản phẩm rộng rãi ra thị trường các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng để đưa ra loại hình kinh doanh cho phù hợp, đối với sản phẩm là các loại đá , DNTN QUI LONG đưa ra hình thức bán hàng chủ yếu là bán qua hệ thống các đại lý, tiến hành xuất khẩu và bán trực tiếp tại DN.Doanh nghiệp sản xuất và chế biến đá Granite thành nhiều sản phẩm khác nhau, sản phẩm đá Granite hiện nay có trên thị trường là các loại đá ốp lát có chiều dày từ 1,5cm đến 2cm tùy theo kết cấu của công trình yêu cầu. Các sản phẩm đá phục vụ cho các công trình xây dựng như cao ốc, nhà cửa, ốp lát đường đi, trường học, công viên, quảng trường, dùng để trang trí nội thất, làm bàn, ghế… 1.2.2.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Miền Trung được thiên nhiên ban tặng nhiều mỏ đá với các màu sắc đa dạng như: đỏ, vàng, hồng, tím, xanh, đỏ rubi, đen xà cừ, xanh xà cừ…có trữ lượng rất lớn, đồng thời đá Granite ở miền trung có chất lượng tốt hơn về độ cứng, độ hút nước, cường độ chịu nén cao, kết cấu hạt mịn hơn cho nên sản phẩm của doanh nghiệp có mặt khắp đất nước và đã làm một số công trình lớn như: • Quảng trường HCM – Nghệ An • Trung tâm thương mại Hà Nội • Công trình Bạch Đằng Tây – Đà Nẵng Thị trường trong nước có thể được thể hiện qua bảng số liệu sau: SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp -5 Bảng 1: Doanh thu của thị trường tiêu thụ đá trong nước: Đơn vị tính: 1000đ Tỉ trọng Thị trường trong Năm 2008 nước (100%) Tp HCM 34.391.850 51 MiềnTrung 20.230.500 30 Miền Bắc 12.812.650 19 (Nguồn: Phòng kinh doanh ) Tỉ trọng Năm 2009 trong cả nước (100%) 49.405.520 46 38.668.320 36 19.334.160 18 Tỉ trọng trong cả Năm 2010 nước (100%) 52.357.500 45 40.722.500 35 23.270.000 20 Bên cạnh thị trường trong nước, nguồn thu của công ty chủ yếu tập trung vào việc xuất khẩu ra các nước như: Trung Quốc, Nhật, Hà Lan, Ý, Đức… Bảng 2: Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp qua các năm. Doanh thu (1000đ) Năm Tỉ trọng ( 100% ) Năm 2009 Năm 2010 2008 2009 2010 6.435.000 6.712.000 7.350.000 54,08 54,52 54,85 ngoài nước 5.465.000 5.600.000 6.050.000 45,92 45,48 45,15 Chỉ tiêu 2008 Thị trường trong nước Thị trường (Nguồn: Phòng Kế toán ) 1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại DNTN QUI LONG 1.2.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất: DNTN QUI LONG là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính tổng hợp, có quy mô sản xuất kinh doanh sản phẩm đa dạng nhưng ở đây chỉ đi sâu nghiên cứu về phần chế biến đá Granite. Các sản phẩm chính của doanh nghiệp: + Đá Granite ốp lát SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp -6 + Đá Bazalt + Đá thủ công, mỹ nghệ + Khai thác đá Granite tự nhiên Mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp là đá ốp lát trang trí nội thất, công trình nhà cửa, quãng đường, ốp lát đường đi, công viên… Đá ốp lát là một loại sản phẩm được tinh chế từ đá khối block. Đây là sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất của DN. Việc sản xuất ra đá ốp lát được tiến hành ngay trong nhà xưởng bao gồm các công đoạn sau: * Đá khối: Sau khi đá được khai thác từ mỏ ta tiến hành vận chuyển về xưởng. Đá khối trước khi đưa vào dây chuyền cưa xẻ được kiểm tra phát hiện các hư hỏng, nứt hoặc các khuyết tật màu, kiểm tra kích thước và chọn chiều cưa thích hợp để có thể lấy sản phẩm theo yêu cầu với hiệu quả cao nhất. * Cưa bổ tấm: Đây là giai đoạn bắt đầu của dây chuyền sản xuất đá ốp lát, đá khối sẽ được máy cưa dàn (Gangsaw) hoặc máy cưa đĩa bổ thành từng tấm với chiều dài đã được chọn trước và tùy theo kích thước khối đá. Việc xẻ tấm sẽ tiến hành trình tự, từng đợt, từng tấm, từng lớp từ trên xuống dưới. Tùy theo cấu tạo đá thông số cưa xẻ phải thay đổi phù hợp để giảm hao phí và đảm bảo hạn chế hư hỏng lưỡi cưa. * Gia công bề mặt: Sau khi cưa xong từng khối đá sẽ được cẩu đưa xuống đất và được công nhân tách ra từng tấm.Tấm đá sẽ được kiểm tra độ phẳng, độ dày, các tấm đạt yêu cầu tiếp tục được xe nâng, cẩu palăng đưa lên băng truyền tiến hành đánh bóng, mài hoặc đốt, phun cát. - Đánh bóng: các tấm đá lớn sẽ được đưa lên băng tải để đưa vào trong máy đánh bóng tự động 12 hoặc 13 đầu, kết cấu của máy đánh bóng theo các cấp độ: đầu mài đá phẳng, mịn, bóng. - Đốt: khác với cách xử lý đánh bóng mặt, đốt mặt dùng để tạo độ nhám cho bề mặt sản phẩm. Sử dụng khí H2 và O2 để đốt. Quá trình đốt sẽ tạo nhiệt tách ra khỏi những hạt kết cấu của viên đá ra khỏi kết cấu khối. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp -7 - Băm: Tương tự như đốt, băm mặt cũng tạo độ nhám cho sản phẩm. Sử dụng các đầu búa băm bằng hơi, để băm trên bề mặt sản phẩm. - Phun cát: sử dụng máy bắn hạt bằng hơi, cho hạt thép 0.5mm vào trong buồng chứa có khóa van rơi xuống ống dẫn hơi để bắn vào bề mặt sản phẩm. Bằng áp lực của hạt thép sẽ được phá vỡ kết cấu khối của bề mặt sản phẩm tạo thành những khối nhỏ li ti. Với cách thức phun cát, bề mặt được sử lý mịn hơn so với đốt và băm dùng để tạo chữ, hoa văn trên bề mặt đá đã đánh bóng. * Cắt quy cách: Sau khi tấm đá được xử lý bề mặt xong thì sử dụng máy cắt quy cách ( máy cắt đầu ) để tạo thành tấm đá có quy cách theo yêu cầu. Các đầu máy cắt gắng segment thép có pha kim cương nhân tạo. Bộ phận lưỡng cắt được gắng trên giá đỡ có bộ phận lập trình theo phương dọc và ngang cho phép cắt đá theo hai cạnh. * Đóng kiện – lưu kho – xuất bán: - Đối với các sản phẩm đặc biệt như mặt bàn, lavabo, mặt cầu thang…cần phải qua khâu tạo dáng và hoàn chỉnh như: mài bóng cạnh, khoét lỗ …công việc này được thực hiện chủ yếu trên các thiết bị cầm tay, vì thế đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người công nhân. Khi đưa sản phẩm vào thùng, để đảm bảo sản phẩm không va chạm lẫn nhau gây trầy xước trong vận chuyển, giữa các tấm đá có chèn lót giấy carton, giấy nhựa, xốp. Từ công đoạn một đến công đoạn bốn, qua mỗi bước đều có nhân viên KCS kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi đưa vào công đoạn tiếp theo. Việc này giúp loại bỏ những sản phẩm khuyết tật ban đầu, tránh các chi phí không cần thiết cho công đoạn sau đối với các sản phẩm hỏng. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp -8 SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐÁ ỐP LÁT Đá khối block Cưa bổ K Gia công bề mặt Cắt quy cách Bao bì đóng gói Thành phẩm SVTH: Nguyễn Thị Trinh C S Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp -9 1.2.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh. SƠ ĐỒ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA DNTN QUI LONG DNTNQL PX1 PX2 Tổ Tổ Dây Tổ sửa chữa Tổ cưa Tổ cắt chuyền cưa Gang đánh quy công bào Saw bóng cách nghệ Ghi chú: Tổ mỹ nghệ Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp Mô hình sản xuất của DNTN QUI LONG được kết cấu theo từng bộ phận sản xuất và chúng có mối quan hệ bổ sung , bao gồm các bộ phận sau: Giám đốc doanh nghiệp chỉ huy trực tiếp xuống các bộ phận, phòng ban; phó giám đốc và các phòng ban tham mưu báo cáo lên giám đốc. Nhờ sự phân chia này mà giám đốc doanh nghiệp giảm được các công việc mang tính vụ sự, mệnh lệnh, đồng thời tạo khả năng tự chủ cho các phòng ban. - Bộ máy sản xuất chính: gồm các bộ phận cưa bổ gia công bề mặt, cắt quy cách tùy theo từng mặt hàng. - Bộ phận sản xuất phụ: chỉnh sửa đá trước khi gia công, đóng gói, bì - Bộ phận phục vụ: gồm xe cẩu, xe nâng, sửa chữa vệ sinh công nghiệp, kho thành phẩm để đón nhận sản phẩm sau khi đóng gói. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 10 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH TẠI DNTN QUI LONG. 1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: DNTN QUI LONG tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng. Doanh nghiệp được thiết lập trực tuyến từ trên xuống dưới, các mối quan hệ chức năng và quan hệ phối hợp giữa các phòng ban cho toàn hệ thống. Doanh nghiệp có 3 cấp, các phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho giám đốc đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh cuối cùng. SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DNTN QUI LONG. Giám đốc Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phân xưởng I Phòng P.GĐ Phân xưởng II Ghi chú: Phòng kế toán PhânxưởngIII Phòng TC- HC Phân xưởng cơ khí Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: * Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất của đơn vị, là người điều hành chung, đề ra các phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định một cách đúng đắn linh hoạt phù hợp nhất để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm trước DN, trước pháp luật về hoạt động của đơn vị. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 11 * Phòng Kế hoạch: Đây là phòng chủ lực của doanh nghiệp, có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch điều độ sản xuất, tổ chức kho hàng, quản lý theo dõi việc xuất nhập vật tư kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, phối hợp với các chuyên môn khác yêu cầu. * Phòng Kỹ thuật: Thiết kế mẫu mã, quy cách, kiểu dáng sản phẩm phù hợp thị hiếu của khách hàng. Đồng thời theo dõi quy trình hoạt động của máy móc thiết bị để kịp thời sữa chữa khi có sự cố xảy ra. * Phó Giám đốc: giúp việc cho giám đốc hoàn thành công việc được giao, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của mình. Khi giám đốc đi vắng, phó giám đốc được ủy quyền thay giám đốc chỉ đạo các phòng ban của doanh nghiệp. Mặt khác còn làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về nhân sự và thực hiện công tác quản lý hành chính, nâng cao nghiệp vụ tay nghề và bố trí công việc cho người lao động. * Phòng Kế toán: gồm 5 nhân viên có chức năng tham mưu và giám sát việc thu chi tài chính theo quy định của phát luật hiện hành. Lập kế hoạch cân đối tài chính, tính toán hiệu quả hoạt động kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán, thu thập phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. * Phòng TC – HC: Tổ chức cán bộ, lao động, công tác lao động tiền lương, y tế, bảo hiểm, quản lý hồ sơ, bảo hộ lao động, xây dựng quy chế làm việc đồng thời còn làm công tác văn thư tạp vụ cấp dưỡng. * Các phân xưởng sản xuất: Mỗi phân xưởng đều nhận những công việc nhất định và rõ ràng. - Phân Xưởng I: (phân xưởng cưa dàn ) công nhân tiến hành cưa xẻ các khối đá được khai thác và vận chuyển từ các mỏ đá thành các tấm đá lớn (nếu đá nguyên liệu có kích thước từ 1,5m x 2m x 1m đến 2,5m x 3), sau đó tiến hành mài thô cắt quy cách. - Phân xưởng II: (phân xưởng cưa đá ) chỉ sản xuất đá nguyên liệu có kích thước 1,5m x 2m x 1m và có các công đoạn như ở phân xưởng I. - Phân xưởng III: có nhiệm vụ sử dụng các máy mài tự động tự hoặc mài tay để mài bóng tấm đá do hai phân xưởng kia đưa sang. - Phân xưởng cơ khí: có trách nhiệm sữa chữa, tu dưỡng máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 12 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DNTN QUI LONG 1.4.1. Tình hình tài chính của DN. Vốn tham gia trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hơn 9 tỷ đồng, chủ yếu là vốn cố định. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận sản xuất chính và lợi nhuận khác. Trong đó: lợi nhuận sản xuất chính được xác định trên cơ sở doanh thu, cơ sở chi phí sản xuất chính. Đây là kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tình hình doanh thu giữa các năm như sau: Năm 2007 Năm 2008 1.400.000.000 1.900.000.000 (Nguồn: Phòng Kế toán) Năm 2009 2.570.000.000 Năm 2010 3.000.000.000 Kết luận: Kết quả trên cho thấy doanh thu giữa các năm so với nhau tăng õ rệt chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn, đầu tư máy móc, trang thiết bị. Chương 2 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 13 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI DNTN QUI LONG. 2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại DNTN QUI LONG Bộ máy kế toán của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. 2.1.1Bộ máy kế toán của xí nghiệp. SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN. Kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp) Kế toán công nợ Ghi chú: Kế toán vật tư Thanh toán Thủ quỹ Quan hệ trực tuyến 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán. Bộ máy kế toán là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp, có trách nhiệm ghi chép số liệu về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp … - Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác về kế toán thống kê thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, có quyền chỉ dẫn và kiểm tra công tác tài chính, chỉ đạo việc kiểm tra sổ sách tài chính, chịu trách nhiệm phân công công việc, tổ chức xử lý và giám sát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp. - Kế toán công nợ: Là người có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản thu chi tiền, thanh toán ngân hàng, theo dõi các khoản phải thu khách hàng, tập trung xử lý các đơn vị nợ khó đòi để báo cáo về công ty kịp thời có hướng giải quyết. Cuối tháng lập sổ chi tiết công nợ. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 14 - Kế toán vật tư thanh toán: Phối hợp với phòng vật tư, phòng kinh doanh nghiên cứu thị trường ký kết hợp đồng, theo dõi sự biến động vật tư tổng hợp phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm đồng thời theo dõi việc tính toán giữa doanh nghiệp với cán bộ nhân viên và khách hàng về các khoản lương, thưởng. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ tổng hợp, thu chi tiền mặt, bảo vệ tiền mặt và hiện vật tại két sắt của công ty, thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, ghi chép cập nhật các khoản thu chi trong ngày theo lệnh của GĐ và kế toán trưởng. 2.1.3. Hình thức kế toán áp dụng tại DNTN QUI LONG SƠ ĐỒ 5: HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ, thẻ chi tiết TK Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Bảng cân đối TK BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 15 - DNTN QUI LONG áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Đặc điểm của hình thức chứng từ ghi sổ: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ảnh trên chứng từ gốc, sau đó phân loại theo nội dung sẽ được phản ánh trên chứng từ gốc, sau đó phân loại theo nội dung sẽ được phản ánh theo chứng từ ghi sổ, định khoản đối ứng. Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. - Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh (ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết). Sau khi đối chiếu khớp với số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo kết quả kinh doanh. - Đối với các tài khoản phải mở sổ thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, bảng tổng hợp chứng từ kế toán theo chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. - Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh mới phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI DNTN QUI LONG 2.2.1 Các chính sách kế toán chung của doanh nghiệp: 2.2.1.1. Kỳ kế toán: Hiện tại doanh nghiệp đang áp dụng kỳ kế toán theo Quý. 2.1.5.2. Niên độ kế toán: Niên độ kế toán tại doanh nghiệp 380 bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. 2.1.5.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nhằm theo dõi tình hình biến động của thành phẩm, số lượng thành phẩm hiện có cuối kỳ. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 16 2.1.5.4. Phương pháp tính thuế GTGT: Doanh nghiệp đang áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 2.1.5.5. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ tại doanh nghiệp. 2.1.5.6. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, hàng hóa, vật tư: Doanh nghiệp tính giá nguyên vật liệu, hàng hóa, vật tư theo phương pháp bình quân gia quyền cố định. 2.1.5.7. Hệ thống tài khoản kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Qui Long hiện đang thực hiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Doanh nghiệp đang sử dụng tất cả các tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán được quy định và áp dụng tại Việt Nam. 2.2. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN - TIỀN MẶT (TK 111). 2.2.1. Đặc điểm, nội dung của kế toán vốn bằng tiền Tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi (tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) và các khoản tiền đang chuyển ( kể cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý ). Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của nhà nước sau đây: - Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “Đồng” Ngân hàng nhà nước Việt Nam để phản ánh (VNĐ). - Nguyên tắc cập nhập: kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền có và tình hình thu, chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ (theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi), từng loại vàng, bạc, đá quý. - Nguyên tắc quy đổi tỷ giá hối đoái: mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ ngoài việc theo dõi chi tiết theo nguyên tệ còn phải quy đổi về VNĐ để ghi sổ. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng nhà nước Việt Nam chính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ mà ngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra VNĐ thống nhất quy đổi thông qua đồng USD. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 17 2.2.2. Tài khoản sử dụng. Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm vốn bằng tiền, kế toán sử dụng các tài khoản: Tài khoản 111 “ Tiền Việt Nam” : phản ánh các loại tiền mặt của doanh nghiệp Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”: theo dõi toàn bộ các khoản tiền doanh nghiệp đang gửi tại các ngân hàng, các trung tâm tài chính khác. Tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”: dùng để theo dõi các khoản tiền của doanh nghiệp đang trong thời gian làm thủ tục. 2.2.3. Chứng từ sử dụng. - Phiếu thu - Biên lai thu tiền - Bảng kê vàng bạc đá quý - Bảng kiểm kê quỹ - Phiếu chi 2.2.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán tăng tiền mặt do bán sản phẩm thu tiền ngay. KT.Thanh toán Khách hàng (1) Thủ quỹ (2) - P. Thu - SCT 111 - Bảng kê - Sổ quỹ -Báocáo quỹ (3) Chứng từ ghi sổ (4) Sổ cái Giải thích: (1) Khi khách hàng đến thanh toán tiền lương, KT. Thanh toán viết phiếu thu, đồng thời vào SCT 111, 131. (2) Thủ quỹ nhận phiếu thu, thu tiền khách hàng và vào sổ quỹ. Cuối tháng lập báo cáo quỹ. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 18 (3), (4): Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán giảm tiền mặt do chi mua vật liệu. HĐơn GTGT (1) KT.Thanh toán (2) - P.Chi - SCT 111, 331 Thủ quỹ - Sổ quỹ (3) Chứng từ ghi sổ (4) Sổ cái Giải thích: (1) Khi nhân viên mua vật tư, hàng hóa về đem PNK, hóa đơn GTGT do nhà cung cấp đưa đến, KT.Thanh toán làm thủ tục thanh toán tiền vật tư. (2) KT.Thanh toán viết phiếu chi và chuyển cho thủ quỹ. Thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi xuất tiền, sau đó ghi vào sổ quỹ. Nhân viên đi mua vật tư sau khi trả tiền cho người bán sẽ đem nộp lại phiếu thu (do người bán lập) về đưa lại cho kế toán thanh toán. (3), (4) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. 2.2.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu: - Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị. Nợ 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán) Có 3331- Thuế GTGT phải nộp Có 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ - Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ) Nợ 111 – Tiền mặt Có 112 – Tiền gửi ngân hàng Có các TK 311, 341 … SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 19 - Thu hồi các khoản phải thu và nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp. Nợ 111 – Tiền mặt Có 131 – Phải thu khách hàng Có 136 – Phải thu nội bộ Có 138 – Phải thu khác Có 141 – Tạm ứng - Các khoản thừa tiền mặt phát hiện hay kiểm kê chưa xác rõ nguyên nhân. Nợ 111 – Tiền mặt Có 338 – Phải trả phải nộp khác - Khi nhận vốn góp bằng tiền mặt. Nợ 111 – Tiền mặt Có 411 – vốn kinh doanh - Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng. Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng Có 111 – Tiền mặt - Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa nhập kho để dùng vào sản xuất kinh doanh. Nợ 152 – Nguyên vật liệu Nợ 153 – Công cụ, dụng cụ Nợ 156 – Hàng hóa Nợ 133 – Thuế GTGT Có 111 – Tiền mặt 2.2.6. Báo cáo liên quan. - Phiếu chi - Giấy đề nghi thanh toán - Bảng tổng hợp chi tiền mặt - Giấy tạm ứng - Bảng kê 2.2.7. Một số mẫu báo cáo liên quan SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 20 Doanh nghiệp tư nhân QUI LONG Phiếu Chi Số: 85 Nợ: 152, 1331 Có: 111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Hoàng Địa chỉ: Phân xưởng sản xuất LONG MY Lý do: Thanh toán tiền mua đá khối Block Số tiền: 570.000.000 Bằng chữ: Năm trăm bảy mươi triệu đồng. Quy Nhơn, ngày 18 tháng 02 năm 2011 Người nhận tiền Người lập phiếu Kế toán trưởng Thủ Trưởng kho Doanh nghiệp tư nhân QUI LONG BẢNG TỔNG HỢP CHI TIỀN MẶT (Tháng 02 năm 2011) Chứng từ TT 1 2 3 4 5 Số 60 61 62 65 68 NG/TH 14/2 15/2 16/2 18/2 20/2 Ghi có Diễn giải Mua thép Mua lưỡi cưa Mua dầu mài Điện Mua dây cáp Tổng cộng TK 111 80.000.000 100.000.000 1.500.000 6.000.000 781.200 188.281.200 Nợ TK 154 80.000.000 100.000.000 1.500.000 6.000.000 781.200 188.281.200 2.3. TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 2.3.1. Đặc điểm, nội dung. Tiền gửi ngân hàng là số tiền doanh nghiệp gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng. Ngân hàng thực hiện cất giữ cũng như thu nhận và thanh toán theo yêu cầu của doanh nghiệp thông qua các chứng từ hợp pháp hợp lệ. Tài khoản này dùng để phản ánh số SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 21 hiện có và tình hình biến động tăng giảm các điều khoản tiền gửi tại Ngân hàng của doanh nghiệp. 2.3.2. Tài khoản sử dụng. - Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam. -Tài khoản 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam. -Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đá quý gửi vào, rút ra, và hiện có tại ngân hàng. 2.3.3. Chứng từ sử dụng. - Ủy nhiệm thu - Ủy nhiệm chi - Giấy báo nợ - Giấy báo có 2.3.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán tăng tiền TGNH do bán sản phẩm KT.Thanh toán Khách hàng (1) - P Thu - SCT 111, 112 - Bảng kê có 112 Sổ cái (2) Giám đốc K.Trưởng ký duyệt (3) Giấy báo nợ của NH (4) (6) Chứng từ ghi sổ Thủ quỹ - Sổ quỹ (5) - Báo cáo quỹ Giải thích: (1), (2) Khi xuất hàng bán cho khách hàng, khách hàng đồng ý thanh toán. KT. Thanh toán lập ủy nhiệm thu (có ký duyệt của giám đốc và kế toán trưởng). (3) Ủy nhiệm thu gửi đến cho ngân hàng nhờ ngân hàng thu hộ số tiền của khách hàng. Ngân hàng nhận tiền thanh toán, ghi tăng TK TGNH của doanh nghiệp và gửi giấy báo có cho KT thanh toán. (4) KT.Thanh toán nhận GBC ghi vào SCT 112, 131. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 22 (5),(6) Tập hợp chứng từ lên, chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán giảm TGNH do chi trả lãi vay ngân hàng. KT.Thanh toán Bảng tính lãi vay - SCT 112 - Bảng kê có 112 Chứng từ ghi sổ Sổ cái Giải thích: - Cuối mỗi tháng, ngân hàng gửi bảng tính lãi vay cho KT Thanh toán. Kt.thanh toán căn cứ vào bảng tính lãi vay và với bảng theo dõi lãi vay của mình để đối chiếu. Sau đó thông báo trả tiền lãi vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tự động ghi giảm tài khoản TGNH của doanh nghiệp tương ứng với số tiền lãi vay. Sau đó gởi GB Nợ cho KT Thanh toán, Kt thanh toán theo dõi vào SCT 112. - Cuối kỳ, tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. 2.3.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu. -Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng Nợ 112 – tiền gửi ngân hàng Có 111 – Tiền mặt -Nhận giấy báo có của ngân hàng về tiền đang chuyển đã vào TK của đơn vị. Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng Có 113 – Tiền đang chuyển -Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ vào giấy báo có ngân hàng ghi. Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng Có 131 – Phải thu khách hàng -Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi ngân hàng, ghi Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng Có 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược Có 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn -Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần do các thành viên góp vốn chuyển đến bằng chuyển khoản, ghi: Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 23 Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh -Thu tiền bán sản phẩm, hàng, cung cấp dịch vụ hoặc thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng chuyển khoản, ghi: Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng Có 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ Có 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Có 711 – Thu nhập khác Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp -Rút tiền gửi ngân hàng, ghi: Nợ 111 – Tiền mặt Có 112 – Tiền gửi ngân hàng -Trả tiền mua vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi hoặc séc. Nợ 152 – Nguyên liệu, vật liệu Nợ 153 – Công cụ, dụng cụ Nợ 156 – Hàng hóa Nợ 157 – Hàng gửi đi bán Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có 112 – Tiền gửi ngân hàng 2.3.6. Báo cáo liên quan: - Bảng tổng hợp tiền gửi ngân hàng -Giấy báo có -Giấy báo nợ -Bảng kiểm kê quỹ -Biên lai thu tiền 2.4. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ. 2.4.1. Đặc điểm, nội dung. Sản phẩm của doanh nghiệp là đá Granite ốp lát, đá bazalt, đá thủ công, mỹ nghệ…bán trong nước và xuất khẩu nên nguyên vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm là SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 24 đá khối. Công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất dụng cụ cầm tay: búa, bàn, máy cưa, máy mài… 2.4.2. Tài khoản sử dụng. Tài khoản 152: nguyên liệu, vật liệu Tài khoản 153: Công cụ, dụng cụ 2.4.3. Chứng từ sử dụng. - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. - Phiếu kiểm kê hàng,hợp đồng mua nguyên vật liệu. - Giấy đề nghị cấp phát vật tư. - Hợp đồng liên doanh, biên bản giao nhận và biên bản định giá vật tư. 2.4.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán tăng vật tư do mua ngoài. Thủ kho Nhà cung cấp - HĐGTGT (1) - Thẻ kho - Phiếu kiểm hàng - PNK ghi số lượng thực nhập Sổ cái KT.Vật tư - PNK ghi giá trị (2) - Thẻ chi tiết 152,153 - bảng tổng hợp chi tiết vật tư (6) Chứng từ ghi sổ KT.Thanh toán (3) - PNK, HĐGTGT - P chi, SCT 111 - UNC, SCT 112 (4) - Hoặc 331 (5) Thủ quỹ - sổ quỹ Giải thích: (1) Khi giao hàng bên bán sẽ lập HĐGTGT cho nhân viên mua hàng, vật tư về đến kho hàng thủ kho và nhân viên phòng kế hoạch sẽ tiến hành kiểm tra và ký xác nhận vào hóa đơn là hàng đã giao. Thủ kho ghi vào phiếu kiểm hàng, thẻ kho. (2) Kế toán vật tư nhận PNK ghi vào cột giá trị nhập kho, vào các thẻ chi tiết vật tư: 152, 153 và bảng tổng hợp chi tiết vật tư. (3),(4) Kế toán thanh toán nhận chứng từ HĐGTGT, PNK. Nếu trả tiền ngay cho nhà cung cấp, KTTT sẽ lập phiếu chi rồi chuyển cho thủ quỹ theo dõi nghiệp vụ trên sổ quỹ. Nếu chưa trả tiền cho nhà cung cấp, KTTT căn cứ vào chứng từ nhận được để vào SCT công nợ 331. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 25 (5),(6) Cuối kỳ tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ, sổ cái • Kế toán giảm vật tư do xuất dùng cho sản xuất. Đơn đặt hàng (1) Phòng kế hoạch (2) Giám Đốc (3) Thủ kho Ký duyệt kế hoạch sản xuất - PXK - Thẻ kho (4) (7) Sổ cái (6) Chứng từ ghi sổ KT.chi phí - SCT 621 - SCT 627 KT. Vật tư (5) - PXK: Giá trị - SCT 152,153 - Bảng tổng hợp vật tư Giải thích: (1) Căn cứ vào đơn hàng của khách hàng, số lượng hàng, thời gian giao hàng và tình hình sản xuất thực tế, phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch sản xuất trong kỳ. (2) Bảng kế hoạch sản xuất sẽ được chuyển cho giám đốc ký duyệt. (3) Bảng KHSX chuyển cho thủ kho dựa vào đó và tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp để tiến hành xuất đá. Cuối ngày thủ kho ghi vào thẻ kho. (4) Thủ kho chuyển PXK cho kế toán vật tư để ghi vào PXK cột giá trị xuất. Sau đó sẽ vào thẻ chi tiết 152 và từ đó căn cứ để lên bảng tổng hợp chi tiết vật tư. (5)Các chứng từ PXK được chuyển cho kế toán chi phí để vào sổ chi tiết chi phí: 621,627. (6), (7) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. 2.4.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu. -Khi mua nguyên liệu, vật liệu xuất kho đơn vị, căn cứ đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho: Nợ 152 – Nguyên liệu,vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có 111, 112, 141, 331…(tổng giá thành) SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 26 -Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên liệu, vật liệu đã mua đối với các khoản thương mại thực tế được hưởng, ghi: Nợ các TK 111, 112, 331… Có 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) -Trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về nhập kho nhưng đơn vị phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. Nợ các TK 111, 112, 331… Có 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có 133 – Thuế GTGT được khấu trừ 2.4.6. Báo cáo liên quan. - Bảng kê xuất vật tư - Bảng tông hợp xuất vật liệu - Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 152 - Phiếu xuất kho - Bảng kê ghi có TK152 2.4.7. Một số mẫu báo cáo liên quan. DNTN QUI LONG SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 27 BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ (Tháng 02/2011) STT Chứng từ Diễn giải Ghi có Ghi Nợ TK 154 9.000.000 1 Số 12 Ngày 19/2 Đá ốp lát vàng TK 152 9.000.000 2 17 19/2 Đá ốp lát Tím 7.800.000 7.800.000 3 19 20/2 Đá ốp lát Đỏ 7.500.000 7.500.000 4 20 22/2 Đá ốp lát Đen 9.900.000 9.900.000 5 10 23/2 Đá ốp lát Oxy 200.000.000 200.000.000 234.200.000 234.200.000 Cộng Ngày …tháng 02 năm 2011 Người Lập Kế Toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) 2.5. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG. 2.5.1. Đặc điểm, nội dung của kế toán tiền lương. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động cần thiết phải trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã làm cho doanh nghiệp. Về nguyên tắc tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi theo đúng mục đích, kết quả kinh doanh trên cơ sở các định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vệc đăng ký lao động và sử dụng, quản lý lao động, trả lương…phải phù hợp với luật lao động hiện hành. Lương trả khoán theo doanh thu– áp dụng doanh nghiệp thương mại. Lương phải trả tháng = Doanh thu thực tế x Tỷ lệ lương khoán trên doanh thu (%) Tiền lương bao gồm lương cơ bản, lương làm ngoài giờ, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp. Ngoài ra còn có các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ… SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 28 2.5.2. Tài khoản sử dụng. -Tài khoản 334: phải trả người lao động; các khoản thanh toán cho NLĐ về tiền lương, tiền công và các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ … -TK 334 có 2 tài khoản cấp 2.  3341: Phải trả công nhân viên  3348: Phải trả người lao động khác -Tài khoản 338: phải trả, phải nộp khác. Trong đó có 2 TK cấp 2.  3382: Kinh phí công đoàn  3383: Bảo hiểm xã hội  3384: Bảo hiểm y tế 2.5.3. Chứng từ sử dụng. - Bảng chấm công -Bảng thanh toán lương - Phiếu chi P.Tổ chức – H.chính Bảng thanh toán lương KT.Thanh toán Bảng kê nộp BHXH, BHYT, KPCĐ P.Tổ chức Bảng kê đối chiếu với cơ quan BHXH G.Đốc, KT Trưởng ký duyệt 2.5.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán các khoản tính theo lương nộp lên cơ quan BHXH và Tổ chức công đoàn. Sổ cái SVTH: Nguyễn Thị Trinh Chứng từ ghi sổ KT. Thanh toán - P.Chi - SCT 111,334 - Bảng kê Lớp K2. 406LDB Thủ quỹ - Sổ quỹ Báo cáo thực tập tổng hợp - 29 (1) (2) (3) (4) (7) (6) (5) Giải thích: (1),(2) KT Thanh toán căn cứ vào bảng thanh toán lương, lập bảng kê nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. Sau đó chuyển đến phòng tổ chức để kiểm tra xem xét. (3) Nhân viên của phòng tổ chức đem bảng kê nộp BHXH, BHYT, KPCĐ lên cơ quan BHXH, BHYT, KPCĐ của doanh nghiệp để kiểm tra đối chiếu. Đem toàn bộ chứng từ, giấy tờ trên cho KT.Thanh toán, KT Trưởng ký duyệt. (4),(5) Sau đó chuyển các chứng từ, giấy tờ trên cho KT thanh toán, KT thanh toán viết phiếu chi chuyển cho thủ quỹ để chi tiền. (6),(7) Tập hợp các chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. 2.5.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu. - Tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả người lao động, ghi: Nợ 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ 641 – Chi phí bán hàng Nợ 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có 334 – phải trả người lao động SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 30 - Tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có 334 – Phải trả người lao động - Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả công nhân viên, ghi: Nợ 338 – Phải trả, phải nộp khác Có 334 – phải trả người lao động - Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân viên, ghi: Nợ 627, 641, 642 Nợ 335 – Chi phí phải trả Có 334 – phải trả người lao động - Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của daonh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý, ghi: Nợ 334 – Phải trả người lao động Có 141 – tạm ứng Có 138 – Phải thu khác Có 338 – Phải trả, phải nộp khác - Khi ứng trước hoặc trả tiền lương, tiên công cho công nhân viên và người lao động khác của daonh nghiệp. Nợ 334 – Phải trả người lao động Có 111, 112 … - Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp. - Khi xác định tiền được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên Nợ các Tk 622, 627, 641, 642 Có 334 – Phải trả người lao động - Khi chi tiền ăn cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp. Nợ 334 – Phải trả người lao động SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 31 Có 111,112 … 2.5.6. Báo cáo tổng hợp liên quan. DNTN QUI LONG BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG (Tháng 03 năm 2010) ST T CTGS S N/ H DIỄN GIẢI T GHI CÓ GHI NỢ TK 334 TK 154 1 2 3 Trả lương cho công nhân đá ốp lát Trả lương cho công nhân cưa Trả lương cho công nhân đánh 10.888.000 15.527.000 23.708.000 10.888.000 15.527.000 23.708.000 4 5 6 bóng Trả lương cho công nhân phun Trả lương cho công nhân khác Cộng 7.982.000 3.320.000 61.425.000 7.982.000 3.320.000 61.425.000 Kế toán ghi sổ: Nợ TK 154 Có TK 334 61.425.000 61.425.000 Căn cứ vào chứng từ gốc tiến hành vào chứng từ ghi sổ. DNTN QUI LONG Mẫu số 02a – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QB – TBC) Địa chỉ: Lô 9-10-khu công nghiệp Long Mỹ SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 32 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số :12 ( Ngày 28 tháng 03 năm 2010) STT Trích yếu 01 Trả tiền lương cho công nhân lao động trực tiếp Tổng cộng Người lập TK TK Nợ 154 Có 334 Số tiền 61.425.000 61.425.000 Kế toán trưởng ( ký, họ tên ) ( ký, họ tên ) 2.6. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 2.6.1. Đặc điểm, nội dung. Tài sản cố định (TSCĐ) là những hình thức vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại với hình thái giá trị, được sử dụng để thực hiện một loại hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. TSCĐ của doanh nghiệp chủ yếu là nhà làm việc, máy móc thiết bị văn phòng và nhà xưởng. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình, vô hình của doanh nghiệp. 2.6.2. Tài khoản sử dụng. Nhóm tài khoản 21 – Tài sản cố định, có 5 tài khoản: - Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình - Tài khoản 212 – Tài sản cố định thuê tài chính - Tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình - Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định - Tài khoản 217 – Bất động sản đầu tư 2.6.3. Chứng từ sử dụng. - Bộ hồ sơ đấu thầu - Biên bản nghiệm thu TSCĐ - Bộ hồ sơ quyết toán công trình - Biên bản thanh lý - Biên bản giao nhận TSCĐ, - - Quyết định thanh lý TSCĐ - Biên bản nghiệm thu TSCĐ - Biên bản thanh lý - Một số chứng từ khác Một số chứng từ khác 2.6.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 33 • Kế toán tăng TSCĐ do mua ngoài Tờ trình lên GĐ (1) HĐ mua TSCĐ Thủ quỹ - Sổ quỹ (2) Biên bản nghiệm thu (6) KT. Thanh toán Thủ kho (3) - Thủ kho - Bảng kê danh mục TSCĐ (4) (5) KT.TSCĐịnh - PNK ,giá trị - SCT 211 - Phiếu chi, SCT 111 - UNC, SCT 112 (6’) (7) Ngân hàng Chuyển khoản Chứng từ ghi sổ (8) Sổ cái Giải thích: (1) Trước khi mua TSCĐ: phòng kế hoạch kiểm tra tình hình chung TCSĐ. Khi thấy cần thiết đầu tư thêm TSCĐ sẽ lập tờ trình lên giám đốc, phòng kế hoạch tìm đối tác và ký hợp đồng mua TSCĐ. (2) Khi giao nhận TSCĐ có sự tham gia nhân viên đại diện ban giám đốc, và bên nhà cung cấp, hai bên ký xác nhận vào biên bản nghiệm thu. Bên bán giao hóa đơn GTGT cho nhân viên phòng kế toán. (3),(4) KT TSCĐ nhận chứng từ liên quan đến việc mua TSCĐ: ghi vào thẻ TSCĐ và bảng kê danh mục TSCĐ. (5),(6) KT Thanh toán nhận chứng từ do KT TSCĐ chuyển sang. (7),(8) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. 2.6.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu. 2.6.5.1. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình. TSCĐ của đơn vị tăng do được giao vốn, nhận vốn góp bằng TSCĐ, do mua sắm, do công tác XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng. - Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ Nợ 211 – TSCĐ hữu hình SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 34 Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh - Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi: Nợ 211 – TSCĐ hữu hình Có 711 – Thu nhập khác - TSCĐ nhận được do điều động nội bộ Tổng công ty, ghi: Nợ 211 – TSCĐ hữu hình Có 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh. (giá trị còn lại) 2.6.5.2. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình của đơn vị giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ một và một số bộ phận… Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án. Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán. Nợ 466 –Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ(giá trị còn lại) Nợ 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị còn lại) Có 211 – TSCĐ hữu hình Báo cáo liên quan. DNTN QUI LONG BẢNG KHẤU HAO TSCĐ Quí 1 năm 2010 ĐVT: Đồng Soá TT Tên tài sản Nguyên giá TSCĐ SVTH: Nguyễn Thị Trinh Mức trích khấu hao Chi phí SXC ( TK 6274) Chi phí QLDN ( TK 6424) Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 1 Máy móc thiết bị 2 Nhà cửa vật kiến trúc Thiết bị dụng cụ quản lý Phương tiện vận tải Cộng 3 4 - 35 1.314.215.825 131.421.582, 5 25.658.971,2 5 60.138.089 131.421.582, 5 25.658.971,2 5 3.723.065 615.089.213 36.358.158 36.358.158 513.189.423 250.263.255 Người lập 8.723.065 189.715.646, 193,438.711. 10.723.065 8 8 Ngày 27 tháng 03 năm2010 Kế toán Trưởng 2.7. KẾ TOÁN CÔNG NỢ. 2.7.1. Đặc điểm, nội dung. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy yêu cầu đặt ra công tác quản trị công nợ thật tốt. Công nợ của doanh nghiệp gồm 3 phần: công nợ phải thu, công nợ phải trả và gồm cả thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Về các khoản phải nộp nhà nước chủ yếu của doanh nghiệp là thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào không được khấu trừ và thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ bán ra nội địa. 2.7.2. Tài khoản sử dụng. - Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng - Tài khoản 331: Phải trả cho người khác - Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp 2.7.3. Chứng từ sử dụng. - HDDGTGT - Hợp đồng mua bán - Phiếu chi - Giấy báo có 2.7.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán tăng các khoản phải thu khách hàng do bánKT.Thanh sản phẩm.toán Đơn đặt hàng (1) Hợp đồng mua bán (2) -HĐ bán hàng - PXK SVTH: Nguyễn Thị Trinh (3) - SCT 131 - Bảng tổng hợp chi tiết TK 131 Lớp K2. 406LDB Sổ cái Chứng từ ghi sổ Báo cáo thực tập tổng hợp - 36 (4) (5) Giải thích: (1), (2) Dựa vào mẫu sản phẩm của doanh nghiệp, khách hàng sẽ đặt hàng với số lượng, thời gian giao hàng ghi rõ trong đơn đặt hàng, sau đó doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng mua bán sản phẩm với khách hàng. Khi đến thời điểm giao hàng kế toán sẽ lập PXK và hóa đơn bán hàng để xuất bán hàng. (3) KT.Thanh toán sẽ tiến hàng vào sổ chi tiết 131. Cuối tháng lên bảng tổng hợp chi tiết 131. (4),(5) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán tăng các khoản phải trả người bán. Hợp đồng mua vật tư Nhà cung cấp HĐ GTGT (1) (2) Hàng về (3) Thủ kho - PXK: số lượng - Thẻ kho (4) (6) Sổ cái Chứng từ ghi sổ KT.Thanh toán (5) - PNK - SCT 331 - Bảng kê 331 - Bảng tổng hợp chi tiết 331 Giải thích: Do nhu cầu sử dụng vật tư cho sản xuất của bộ phận sản xuất và số vật tư còn trong kho. Thủ kho sẽ gởi giấy đề nghị mua vật tư lên phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch sẽ tìm nguồn nguyên liệu để mua và sẽ ký hợp đồng mua vật tư hàng hóa SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 37 (1)Khi bán hàng cho doanh nghiệp, bên nhà cung cấp xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng giao cho nhân viên đi mua hàng. (2), (3) Hàng về, thủ kho tiến hành kiểm tra và cho nhập kho và ghi vào PNK ở cột số lượng thực nhập và ghi vào thẻ kho đối với vật tư đó. (4) KT.Thanh toán nhận các chứng từ: ghi PNK ở cột giá trị, rồi sẽ vào sổ chi tiết 331 (nếu chưa thanh toán tiền hàng), bảng kê có TK 331. Cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 331. (5), (6) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.  Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước.  Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Hóa đơn GTGT (1) KT. Thuế - Bảng kê TK 133 - SCT 133 - Bảng(2) kê hóa đơn (4) Tờ khai thuế GTGT đầu vào (2) Chứng từ ghi sổ (3) Sổ cái Giải thích: (1) Hàng ngày, kế toán thuế căn cứ vào HĐGTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào để lên bảng kê tài khoản 133, và sổ chi tiết tài khoản 133. (2) ,(3) Căn cứ chứng từ trên kế toán lên chứng từ ghi sổ, sổ cái. (4) Căn cứ bảng kê TK 133 kế toán thuế lập bảng kê hóa đơn để làm tờ khai thuế. KT. Thuế - Bảng kê TK Hóa đơn GTGT 3331 hàng hóa bán ra - SCT 3331 - Bảng kê * Kế toán thuế GTGT đầu ra. hóa đơn hh bán ra (1) Tờ khai thuế GTGT đầu vào (4) Chứng từ ghi sổ SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Sổ cái Báo cáo thực tập tổng hợp - 38 (2) (3) Giải thích: (1)Hàng ngày kế toán thuế nhận hóa đơn GTGT hàng bán ra lên bảng kê có TK 3331, sổ chi tiết TK 3331. (2) ,(3) Căn cứ vào các chứng từ cuối kỳ kế toán lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. (4) Căn cứ vào bảng kê có TK 3331, SCT 3331 và các chứng từ khác, KT thuế lập bảng kê hóa đơn chứng từ các hàng hóa dịch vụ bán ra. Từ đó có cơ sở về làm tờ khai thuế. 2.7.5. Báo cáo liên quan DNTN QUI LONG BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ PHẢI TRẢ SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 39 (Tháng 02/2010) CHỨNG TỪ SỐ NG/TH STT 1 2 3 4 5 6 7 Tổng 11 13 14 15 16 17 18 2/3 3/3 4/3 5/3 8/3 9/3 10/3 Người lập GHI CÓ DIỄN GIẢI GHI NỢ TK 331 TK 154 Dầu mỡ 21.850.500 21.850.500 Đá ốp lát 3.921.500 3.921.500 Đá Granite 9.575.500 9.575.500 Hạt thép 4.380.000 4.380.000 Đá đen 3.990.876 3.990.876 Đá khối Block 3.830.000 3.830.000 Butan 970.600 970.600 48.519.176 48.519.176 Ngày …tháng 02 năm 2010 Kế toán trưởng DNTN QUI LONG Địa chỉ: Lô 9-10-khu công nghiệp Long MỸ CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 10 (Ngày 28 tháng 02 năm 2010) Trích yếu A Xuất vật liệu cho xí nghiệp Chi tiền mua vật liệu Phải trả người bán vật liệu Tổng cộng Số hiêu tài khoản TK Nợ TK Có Số tiền Ghi B 1 chú D C 154 154 154 152 111 331 914.200.000 209.781.200 48.519.176 1.172.500.376 2.8. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 2.8.1. Đặc điểm, nội dung. Để xác định giá bán sản phẩm căn cứ quan trọng trong công tác định giá đó là: biết được giá thành sản xuất sản phẩm. Để có được điều này khi sản phẩm hoàn thành nhập kho phải xác định được chi phí cần thiết đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm hoàn thành. Kế toán chi phí gồm 3 nội dung: kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.8.2. Tài khoản sử dụng. Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 40 Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung Tài khoản 152: Chi phí nguyên vật liệu Tài khoản 334: Tiền lương công nhân viên Tài khoản 338: Các khoản phải trả: BHXH, BHYT 2.8.2. Chứng từ sử dụng. - Đơn đặt hàng - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng tính lương - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ - Bảng chấm công - Hóa đơn GTGT - Phiếu chi 2.8.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đơn đặt hàng Sổ cái (1) P. Kế hoạch - Lập kế hoạch sản xuất trong kỳ (7) Chứng từ ghi sổ (6) (2) Giám đốc ký duyệt (3) Thủ kho - PXK - Thẻ kho (4) KT.Chi phí sản xuất (5 KT Vật tư - PXK tổng hợp - Thẻ chi tiết 152 - SCT 621 Giải thích: (1) Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, tiến độ giao hàng cho khách hàng, tình hình sản xuất thực tế của phân xưởng, phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất trong kỳ. (2) Bảng kế hoạch sản xuất trình cho giám đốc ký duyệt. (3) Sau đó kế hoạch sản xuất được chuyển cho thủ kho. Thủ kho dựa vào kế hoạch sản xuất và tình hình sản xuất thực tế sẽ sản xuất vật tư: đá. Cuối ngày căn cứ vào số lượng xuất để ghi PXK và ghi thẻ kho. (4) Định kỳ các PXK chuyển cho KT Vật tư, để lên phiếu xuất kho tổng hợp: phản ánh cả số lượng và giá trị vật tư đã xuất. Sau đó vào thẻ chi tiết 152,153. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp (5) - 41 Kế toán vật tư chuyển các chứng từ cho KT chi phí vào sổ chi phí 621 (6) ,(7) Tập hợp chứng từ để vào chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp gồm: tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp,(ăn ca). * Kế toán tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Bộ phận sx - Bảng chấm công P.Tổchức (1) - Bảng TT lương Giám đốc duyệt (2) KT.Thanh toán (3) - SCT 334 (4) Giải thích: Sổ cái (6) CT ghi sổ (5) KT.Chi phí - SCT 622 (1) Tổ trưởng các tổ sản xuất căn cứ vào tình hình lao động thực tế ở các bộ phận tiến hành chấm công vào bảng chấm công. Cuối tháng bảng chấm công được chuyển lên phòng tổ chức, ở đây phòng tổ chức căn cứ vào bảng chấm công để lập bảng thanh toán lương. (2) Bảng thanh toán lương trình giám đốc ký duyệt. (3) Chuyển các chứng từ, giấy tờ cho kế toán thanh toán vào SCT 334 (4) Kế toán chi phí nhận các chứng từ, giấy tờ vào SCT 622 (5), (6) Tập hợp các chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí không kể đến các chi phí sản xuất trực tiếp đã được nêu mà bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác Chứng từ gốc - PXK - HĐ GTGT đầu vào - Bảng phân bổ K.hao - Bảng TT lương (1) SVTH: Nguyễn Thị Trinh KT.Chi phí - SCT 627 (2) Chứng từ ghi sổ (3) Lớp K2. 406LDB Sổ cái Báo cáo thực tập tổng hợp - 42 Giải thích: (1) Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất chung. Các chứng từ gốc được các kế toán khác vào các sổ chi tiết liên quan: 152, 111, 334, 338… và bảng kê sẽ được chuyển đến cho kế toán chi phí. KT chi phí có các chứng từ sẽ theo dõi vào SCT 6271, 6272, 6273, 6274, 6278. (2),(3) Tập hợp những chứng từ lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất. 621 154 155 622 627 D xxx * Trình tự luân chuyển. Sổ CT 621,622,627 Chứng từ ghi sổ (1) Sổ CT 154 (2) CT ghi sổ (3) Sổ cái Giải thích: Cuối quý kế toán vật tư sẽ lập bảng tính giá thành sản phẩm căn cứ vào sổ chi tiết và chứng từ ghi sổ để tính toán, kết chuyển sang tài khoản 154. Phản ánh vào sổ chi tiết TK 154, phản ánh vào chứng từ ghi sổ và sổ cái. Sau khi tính toán, kiểm tra đánh giá giá trị sản phẩm dở dang, kế toán chi phí sẽ xác định giá thành cho sản phẩm trong kỳ và vào sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ, sổ cái. 2.8.3. Báo cáo tổng hợp liên quan. DNTN QUI LONG BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Quý I năm 2010 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 43 STT Khoản mục chi phí 1 CPNVLTT 2 CPNCTT 3 CPSXC Cộng Người lập (Ký, họ tên) Ã ĐVT: Đồng Số tiền 8 31.295.820 310.255.775 627.982.191 1.769.533.786 Quy nhơn, ngày 31 tháng 03 năm 2010 kế toán trưởng (Ký, họ tên) SHTK 621 622 627 DNTN QUI LONG CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 11 Ngày 31 tháng 03 năm 2010 ĐVT: Đồng Trích yếu K/C chi phí NVL TT K/C chi phí NC TT K/C chi phí sản xuất chung Cộng ( Kèm theo các bảng kê chi tiết) Người lập Số hiệuTK Nợ Có 154 621 154 622 154 627 Số tiền Ghi chú 381.295.820 88.370.074 227.982.191 697.648.085 Kế toán tr ưởng DNTN QUI LONG 2.9. KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 2.9.1. Đặc điểm, nội dung : Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển giao sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền hoặc nhận được chứng từ chấp nhận thanh toán. Kết quả tiêu thụ là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, được biểu hiện thông qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ, xác định bằng cách lấy DTT trừ (-) đi GVHB, CP BH và CP QLDN. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 44 Kết quả kinh doanh của đơn vị bao gồm : Kết quả tiêu thụ, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác. 2.9.2. Tổ chức chứng từ và sổ sách liên quan đến tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh : + Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, Phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng, các chứng từ liên quan đến hàng trả lại, chiết khấu, giảm giá... + Sổ Cái TK các chi phí, doanh thu 2.9.3. Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: 2.9.3.1. Hạch toán chi tiết : Cuối tháng, cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí, doanh thu trong tháng, trong kỳ. Sau đó, kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh, khoá sổ rồi xác định kết quả kinh doanh. 2.9.3.2. Hạch toán tổng hợp : Sơ đồ 6 Hạch toán tiêu thụ sản phẩm TK 511,512 TK 521,531,532 Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu TK 911 Kết chuyển doanh DTT về tiêu thụ sản phẩm trong kỳ TK 155,156 TK 632 TK 632 chuyển giá vốn hàng Kết Kết chuyển giá vốn hàng bánđã bán TK 641,642 TK 111,112,131 Doanh thu bán thành phẩm TK 33311 TK 911 Thuế GTGT đầu ra phải nộp TK 511,512 Kết chuyển DTT BH và cung cấp dịch vụ Kết chuyển CP BH và CP Sơ đồ 7: Hạch toán kết quảQLDN kinh doanh TK 635 Kết chuyển CP tài chính Lỗ TK 515 Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính TK811 Kết chuyển CP khác TK421 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lãi TK 711 Kết chuyển thu nhập khác Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 45 Lỗ 2.10. Báo cáo tài chính : 2.10.1. Đặc điểm, nội dung báo cáo tài chính : Là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, Nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, các khoản thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, phản ánh các luồng tiền. Hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp gồm 4 biểu mẫu báo cáo: Bảng cân đối kế toán tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp, bản thuyết minh báo cáo tài chính. 2.10.2. Các loại báo cáo tài chính tại Xí nghiệp : 2.10.2.1. Bảng cân đối kế toán : Là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như xử lý trên máy vi tính và được phản ánh theo số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ. Nguồn số liệu lập bảng cân đối kế toán : Bảng cân đối kế toán kỳ trước, Sổ Cái các TK tổng hợp và các TK phân tích, Bảng cân đối TK, các sổ khác liên quan : như sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê… Bảng 3: Bảng cân đối kế toán của xí nghiệp tháng 12 năm 2010 DNTN QUI LONG Mẫu số B01-DN SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 46 LÔ 9-10 – KCN LONG MỸ - QN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tháng 12 Năm 2010 Chỉ tiêu A A -TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) Mã Thuyết Đầu Cuối số minh Năm Năm B C 1 2 100 2.888.861.000 3.297.700.000 110 1.964.908.000 1.184.119.000 1.Tiền 111 1.964.908.000 1.184.119.000 2. Các khoản tương đương tiền 112 - - - 427.802.000 - 427.802.000 I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn V.01 120 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 - - 130 523.476.000 1.118.354.000 1. Phải thu khách hàng 131 368.785.000 719.037.000 2. Trả trước cho người bán 132 135.918.000 345.530.000 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 133 9.273.000 18.415.000 III. Các khoản phải thu ngắn hạn xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng ngắn hạn phải thu khó đòi (*) V.02 134 - - 138 V.03 9.500.000 35.372.000 139 V.04 - - IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 400.477.000 560.225.000 2. Dự phòng giảm gia hàng tồn kho (*) 149 - - 150 - 7.200.000 - 7.200.000 - - - - - - V. Tài sản ngắn hạn khác 400.477.000 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 4. Tài sản ngắn hạn khác B – TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) V.05 158 200 560.225.000 6.502.075.625 963.927.089 I- Các khoản phải thu dài hạn khác 210 - - 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 - - 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 - - SVTH: Nguyễn Thị Trinh V.06 Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 47 4. Phải thu dài hạn khác 218 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình V.07 220 221 - - - - 6.501.685.214 V.08 8.063.927.089 6.067.895.214 6.857.385.218 - Nguyên giá 222 6.600.052.246 7.497.052.246 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (532.157.032) (639.667.028) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 - - V.09 - Nguyên giá 225 - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 - - 433.790.000 733.146.000 3. Taì sản cố định vô hình 227 V.10 - Nguyên giá 228 435.400.000 855.400.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (1.610.000) (122.254.000) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang III. Bất động sản đầu tư 230 V.11 - - 240 V.12 - - - Nguyên giá 241 - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 - - 250 - - 1. Đầu tư vào công ty con 251 - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết liên doanh 252 - - 3. Đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm gia đầu tư tài chính dài 258 - - - - 390.411.000 473.395.871 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn hạn (*) V. Tài sản dài hạn khác 259 V.13 260 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 390.411.000 473.395.871 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 - - 3. Tài sản dài hạn khác 268 - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 9.390.936.625 11.361.270.900 NGUỒN VỐN - - A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 2.257.382.307 1.016.456.390 I. Nợ ngắn hạn 310 2.257.382.307 1.016.456.390 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 1.550.382.307 - 2. Phải trả người bán 312 3.Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Phaỉ trả nội bộ 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 317 xây dựng SVTH: Nguyễn Thị Trinh 318 V.15 V.16 V.17 252.454.115 - - 263.041.157 133.043.376 315.696.343 87.036.095 121.705.381 289.248.352 (1.705.381) 244.274.952 - - Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 48 9. Các khoản phải trả phải nộp khác 319 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn V.18 7.699.500 10.399.500 320 - - 330 - - 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - - 3. Phải trả dài hạn khác 333 - - 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 - - 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 - - 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - 400 7.133.554.318 10.344.814.510 B - VỐN CHỦ SỠ HỮU (400 = 410 + 430) I. Vốn chủ sỡ hữu 410 V.19 V.21 7.133.554.318 10.344.814.510 1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu 411 6.000.554.318 7.344.814.510 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - - 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - 4. Cổ phiấu quỹ (*) 414 - - 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 - - 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 - - 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 - - 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sỡ hữu 419 - - 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 1.166.000.000 3.040.000.000- 11. Nguồn vốn đầu tư xay dựng cơ bản 421 - - 430 (33.000.000) (40.000.000) 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 (33.000.000) (40.000.000)- 2. Nguoàn kinh phí 432 - - 3. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 433 - - 440 9.390.936.625 11.361.270.900 - - - - công 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký - - cược - - 4. Nợ khó đòi đã xử lý - - 5. Ngoại tệ các loại - - 6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án - - II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN (430 = 300 + 400) CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia SVTH: Nguyễn Thị Trinh 24 Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 49 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Nguồn từ Phòng Kế toán) 2.10.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh : Là báo cáo tài chính phản ánh tóm lượt về các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của đơn vị đã đạt được trong một thời kỳ nhất định. Nội dung báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác. Căn cứ để lập báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước, Sổ kế toán trong kỳ từ tài khoản loại 5 tới loại 9, Sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được miễn, giảm. Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tháng 12 năm 2010 DNTN QUI LONG Mẫu số B 02-DN Lô 9-10-khu công nghiệp LONG MỸ-QN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Mã số thuế :4100-259-236-001 Ngày 20/03/2006 cuûa Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm:2010 Chỉ tiêu Mã Thuyết Năm Năm số Nay trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 2 dịch vụ (1=01-02) 4. Gía vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính Trong đó : Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng SVTH: Nguyễn Thị Trinh Đơn vị tính : đồng minh VI.25 43.620.686 10 11 6.391.488.484 VI.27 20 6.518.694.561 - 6.347.867.798 6.518.694.651 1.203.403.847 1.578.946.347 5.144.463.951 4.939.748.214 21 VI.26 561.852.307 42 1.392.263 22 VI.28 103.897.246 20.897.246 23 24 83.805.298 Lớp K2. 406LDB 91.485.942 Báo cáo thực tập tổng hợp - 50 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25) 11. Thu nhập khác 25 30 50.020.564 46.245.173 5.562.093.150 5.202.512.116 31 - - 12. Chi phí khác 32 1.240.140 9.603.776 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (1.240.140) (9.603.776) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 5.562.093.150 5.202.512.116 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 - - 16.Chi phí thuê TNDN hoãn lại 52 VI.30 - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 Người lập 5.562.093.150 5.202.512.116 - Kế toán trưởng - Giám đốc (Nguồn từ Phòng Kế toán) 2.10.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu chi tiền trong kỳ của đơn vị theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm trình bày cho người sử dụng biết được các thông tin về sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền. Căn cứ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Sổ Cái, các sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, bảng tính và phân bổ khấu hao…., Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước. 2.10.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính : Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết mình, mô tả và giải trình bằng lời các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên báo cáo tài chính khác, cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác. Nội dung nêu rõ hình thức sỡ hữu, lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Căn cứ lập thuyết minh báo cáo tài chính : Các sổ kế toán tổng hợp kỳ kế toán, Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ báo cáo, Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước, và căn cứ vào tình hình thực tế của xí nghiệp. Chương 3 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 51 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP 3.1. Đánh giá, nhận xét chung về công tác hạch toán của doanh nghiệp. 3.1.1. Ưu điểm. Tổ chức hạch toán công tác của doanh nghiệp đảm bảo theo hệ thống kế toán doanh nghiệp, tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành và cùng với sự chỉ đạo của kế toán trưởng, chế độ kế toán đã luôn được cập nhật, áp dụng linh hoạt phù hợp với chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán của doanh nghiệp gọn, nhẹ, tiết kiệm chi phí, được tổ chức theo mô hình tập trung, toàn bộ công tác kế toán từ nghiệp vụ phát sinh, phiếu thu, phiếu chi hàng ngày, ghi sổ chi tiết đến sổ tổng hợp, lập báo cáo quyết toán đều được thực hiện ở phòng kế toán, dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, vì vậy thông tin, số liệu sẽ được xử lý thống nhất, trung thực, hợp lý. Doanh nghiệp đã tổ chức, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển, vì vậy doanh nghiệp đã và đang áp dụng hệ thống kế toán máy được tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và thông tin sau quá trình xử lý đã được cung cấp được kịp thời cho lãnh đạo doanh nghiệp , đồng thời cũng làm cho công tác kế toán diễn ra trôi chảy, mau lẹ. Ngoài ra, doanh nghiệp đã trang bị đầy đủ máy vi tính cho phòng Kế toán, thiết lập hệ thống mạng thông tin nội bộ và kết nối mạng Internet phục vụ cho công tác kế toán và thu thập thông tin, luôn luôn chú trọng tới việc nâng cao trình độ tin học cho kế toán viên. Có sự phối hợp ăn khớp, nhịp nhàng, đồng bộ giữa các nhân viên thuộc các phần hành khác nhau trong công việc; tại các phân xưởng đều có nhân viên thống kê ghi chép chứng từ ban đầu, thống kê số liệu mà KCS đã kiểm tra, nhờ đó giảm bớt được số lượng công việc của các kế toán viên. Công tác lập chứng từ và luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban tương đối SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 52 hợp lý, nhanh chóng. Sự phân công trách nhiệm cho từng người, đảm bảo tổ chức từng phần hành ké toán, thời gian cụ thể để đảm bảo khâu chứng từ thông suốt, và mỗi kế toán viên phải có trách nhiệm về công viêc của mình, không ỷ lại, nạnh hẹ nhau. Thường xuyên đối chiếu, kiểm tra giữa sổ tổng hợp với sổ chi tiết nhằm hạn chế sai sót trong quá trình hạch toán. Sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ phục vụ cho công tác kế toán của doanh nghiệp được hợp lý và tuân thủ chế đố kế toán nhà nước quy định chung, phù hợp với số lượng nhân viên kế toán và sự phân công công tác kế toán, và đây cũng là mẫu sổ đơn giản ,dễ làm, dễ đối chiếu, kiểm tra. Quản lý số liệu chặt chẽ từ khâu nhập đá đến khâu tiêu thụ, nên số liệu thu thập được đảm bảo. Số liệu được thu thập theo trình tự sau : KCS  nhân viên thống kê  Kế toán các bộ phận  Kế toán tổng hợp  Kế toán trưởng đưa ra quyết định, đối tác, chiến lược. Thù lao cho nhân viên kế toán phù hợp khiến các nhân viên hăng say, nhiệt tình trong công việc, đẩy mạnh tiến độ công việc và xử lý thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, kịp thời. Thiết lập mối quan hệ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp, giữa phòng kế toán với khách hàng và các tổ chức Tài chính, tín dụng, nhà cung cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin kế toán được chính xác, trung thực, việc quản lý nợ phải thu, phải trả dễ dàng hơn. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên số tồn kho thực tế luôn luôn phù hợp với tồn kho trên sổ kế toán, giúp nắm bắt kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho tại mọi thời điểm. Đồng thời khi phát hiện có sai sót sẽ được sữa chữa đơn giản hơn và nhanh chóng hơn. 3.1.2. Các mặt hạn chế Trong công tác tổ chức hạch toán của doanh nghiệp, bên cạnh những ưu điểm cần phát huy trên, thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục như : Mặc dù bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình tập trung nhưng mà doanh nghiệp vẫn còn chưa tổ chức công tác kế toán hợp lý, một kế toán viên phải đảm nhận nhiều phần hành kế toán khác nhau, làm mất đi quan hệ đối chiếu giữa các phần hành kế toán độc SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 53 lập, điều đó cũng làm hạn chế khả năng chuyên sâu của nhân viên kế toán đối với phần hành chính của mình. Bên cạnh những ưu điểm của hình thức chứng từ ghi sổ, thì hình thức này cũng có nhược điểm đó là ghi chép trùng lặp, khối lượng công việc nhiều, việc kiểm tra đối chiếu dồn vào cuối tháng nên thông tin cung cấp thường bị chậm. Doanh nghiệp tính giá thành thực tế của NVL, CCDC, thành phẩm xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân, vì vậy mà đến cuối tháng, sau khi tính được giá thành của tất cả NVL, CCDC, thành phẩm nhập kho thì mới tính được trị giá thực tế của NVL, CCDC, thành phẩm xuất kho nên khối lượng công việc kế toán tập trung vào những ngày đầu tháng sau nhiều. Với một đặc thù to lớn và nặng như đá, mà doanh nghiệp đã chọn phương pháp kê khai thường xuyên thì công việc hạch toán hàng tồn kho sẽ gặp không ít những khó khăn trong việc kiểm kê, theo dõi. 3.2. Định hướng đề tài chuyên đề tốt nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong xu thế thị trường hiện nay, ngoài việc sản xuất một sản phẩm chất lượng, phù hợp và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của nguời tiêu dùng, các doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, mà hiệu quả cuối cùng phải được phản ánh thông qua chỉ tiêu tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tỷ suất của nó. Để đạt được lợi nhuận thì doanh thu có được phải lớn hơn chi phí bỏ ra, và chênh lệch này đạt được càng lớn thì lợi nhuận công ty càng cao. Vì vậy, một nội dung quan trọng trong công tác kế toán của tất cả các công ty, nó phản ánh sự vận động của tài sản trong lưu thông, liên quan đến xác định kết quả kinh doanh, đến các khoản thu nhập, lợi nhuận thực tế và việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đặc biệt đối với một doanh nghiệp sản xuất lớn như doanh nghiệp thì kết quả kinh doanh không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn góp phần làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Sản phẩm đá granite ốp lát là mặt hàng chủ chốt của doanh nghiệp đang mang lại lợi nhuận không nhỏ, cho nên em muốn tìm hiểu việc quản lý chi phí, việc tiến hành tiêu thụ sản phẩm như thế nào để tạo ra doanh thu, và qua đó doanh nghiệp đã đạt được những kết quả gì trong việc kinh doanh mặt hàng đá granite. Chính vì vậy mà em chọn đề tài "Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp " để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 54 KẾT LUẬN Trong doanh nghiệp, công tác kế toán luôn luôn được chú trọng, vì nó có tầm quan trọng rất lớn trong công tác quản lý, tổ chức doanh nghiệp. Chức năng của kế toán SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 55 là ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán còn cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng khác ngoài doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý, các thông tin này giúp cho họ có nhiều cơ sở để đưa ra những quyết định phù hợp để định huớng phát triển công ty; đối với các nhà đâu tư, các thông tin này là cơ sở để họ đưa ra các quyết định đầu tư. Thấy rõ được tầm quan trọng của người kế toán, và để khỏi bỡ ngỡ trong công việc sau khi ra trường, không chỉ được đào tạo về lý thuyết mà còn đòi hỏi lý thuyết phải luôn gắn liền với thực tiễn, vì vậy mà sinh viên kế toán luôn được nhà trường, đặc biệt là các doanh nghiệp tạo điều kiện để có cơ hội tiếp xúc với thực tế. Chính vì thế, cũng như bao sinh viên kế toán khác, em cũng có cơ hội được tiếp cận với thực tiễn trong đợt thực tập này tại doanh nghiệp. Trong thời gian đầu thực tập tại doanh nghiệp, em đã được sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng kế toán, đặc biệt với sự giúp đỡ tận tình, sự hướng dẫn kỹ lưỡng của GVHD, để em hoàn thành được bài báo cáo tổng hợp này. Em Xin chân thành cảm ơn! Quy Nhơn, ngày 17 tháng 10 năm 2011 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ TRINH SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp SVTH: Nguyễn Thị Trinh - 56 Lớp K2. 406LDB [...]... bộ máy kế toán tại DNTN QUI LONG Bộ máy kế toán của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung 2.1.1Bộ máy kế toán của xí nghiệp SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp) Kế toán công nợ Ghi chú: Kế toán vật tư Thanh toán Thủ quỹ Quan hệ trực tuyến 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán Bộ máy kế toán là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp, ... bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh mới phải bằng số dư của từng tài khoản tư ng ứng trên bảng tổng hợp chi tiết 2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI DNTN QUI LONG 2.2.1 Các chính sách kế toán chung của doanh nghiệp: 2.2.1.1 Kỳ kế toán: Hiện tại doanh nghiệp đang áp dụng kỳ kế toán theo Quý 2.1.5.2 Niên độ kế toán: Niên độ kế toán tại. .. nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp … - Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác về kế toán thống kê thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, có quy n chỉ dẫn và kiểm tra công tác tài chính, chỉ đạo việc kiểm tra sổ sách tài chính, chịu trách nhiệm phân công công việc, tổ chức xử lý và giám sát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp - Kế toán công nợ:... Phòng Kế toán) Năm 2009 2.570.000.000 Năm 2010 3.000.000.000 Kết luận: Kết quả trên cho thấy doanh thu giữa các năm so với nhau tăng õ rệt chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn, đầu tư máy móc, trang thiết bị Chương 2 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 13 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI DNTN QUI LONG 2.1 .Tổ chức. .. nâng cao nghiệp vụ tay nghề và bố trí công việc cho người lao động * Phòng Kế toán: gồm 5 nhân viên có chức năng tham mưu và giám sát việc thu chi tài chính theo quy định của phát luật hiện hành Lập kế hoạch cân đối tài chính, tính toán hiệu quả hoạt động kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán, thu thập phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp * Phòng TC – HC: Tổ chức cán bộ, lao động, công tác... số phát sinh (ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết) Sau khi đối chiếu khớp với số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo kết quả kinh doanh - Đối với các tài khoản phải mở sổ thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, bảng tổng hợp chứng từ kế toán theo chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết theo... nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản thu chi tiền, thanh toán ngân hàng, theo dõi các khoản phải thu khách hàng, tập trung xử lý các đơn vị nợ khó đòi để báo cáo về công ty kịp thời có hướng giải quy t Cuối tháng lập sổ chi tiết công nợ SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 14 - Kế toán vật tư thanh toán: Phối hợp với phòng vật tư, phòng kinh doanh... phương pháp khấu trừ 2.1.5.5 Phương pháp khấu hao TSCĐ: Doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ tại doanh nghiệp 2.1.5.6 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, hàng hóa, vật tư: Doanh nghiệp tính giá nguyên vật liệu, hàng hóa, vật tư theo phương pháp bình quân gia quy n cố định 2.1.5.7 Hệ thống tài khoản kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân. .. nhân Qui Long hiện đang thực hiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quy t định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Doanh nghiệp đang sử dụng tất cả các tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán được quy định và áp dụng tại Việt Nam 2.2 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN - TIỀN MẶT (TK 111) 2.2.1 Đặc điểm, nội dung của kế toán vốn bằng tiền Tiền của doanh nghiệp. .. tiền thanh toán, ghi tăng TK TGNH của doanh nghiệp và gửi giấy báo có cho KT thanh toán (4) KT.Thanh toán nhận GBC ghi vào SCT 112, 131 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2 406LDB Báo cáo thực tập tổng hợp - 22 (5),(6) Tập hợp chứng từ lên, chứng từ ghi sổ và sổ cái • Kế toán giảm TGNH do chi trả lãi vay ngân hàng KT.Thanh toán Bảng tính lãi vay - SCT 112 - Bảng kê có 112 Chứng từ ghi sổ Sổ cái Giải thích: ... THỐNG KẾ TỐN TẠI DNTN QUI LONG 2.1 .Tổ chức máy kế tốn DNTN QUI LONG Bộ máy kế tốn doanh nghiệp tổ chức theo mơ hình kế tốn tập trung 2.1.1Bộ máy kế tốn xí nghiệp SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ.. .Báo cáo thực tập tổng hợp -2 Chương TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUI LONG 1.1 Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUI LONG 1.1.1.Tên địa cơng ty - Tên cơng ty :... thuyết minh báo cáo tài : Các sổ kế tốn tổng hợp kỳ kế tốn, Bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ báo cáo, Thuyết minh báo cáo tài kỳ trước, năm trước, vào tình

Ngày đăng: 21/10/2015, 23:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w