Xã Bình Chánh huyện Bình Chánh một vùng ven của thành phố Hồ ChíMinh những giọt nước sạch vô cùng khan hiếm đối với người dân sống ở nơi đây.Nguồn nước sử dụng của các hộ dân ở đây chủ y
Trang 1Chương I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1.1 Đặt vấn đề:
Hiện nay tại thành phồ Hồ Chi Minh công suất cấp nước của công ty cấpnước thành phố (Sawaco) là hơn 1,2 triệu m3/ngày với tỷ lệ dân số được cấp nướckhoảng 70% và tập trung chủ yếu ở nội thành
Xã Bình Chánh huyện Bình Chánh một vùng ven của thành phố Hồ ChíMinh những giọt nước sạch vô cùng khan hiếm đối với người dân sống ở nơi đây.Nguồn nước sử dụng của các hộ dân ở đây chủ yếu là các giếng đào, giếng khoanvới chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh, nhiễm phèn Vì vậy làm sao để có thểgiải quyết vấn đề nước sạch đảm bảo vệ sinh, chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầucủa người dân nơi đây là một trong những vấn đề được chính quyền địa phươngquan tâm hàng đầu
1.2 Tính cấp thiết:
Nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt là nhu cầu không thể thiếu trong cuộcsống hôm nay Với mô hình xử lý nước phù hợp có thể giải quyết được tình trạngkhan hiếm nước sạch hiện nay tạo điều kiện cho người dân có thu nhập thấp cũngcó thể sử dụng nước sạch Ngoài ra việc triển khai mô hình này còn có thể cảithiện chất lượng cuộc sống của người dân giảm bệnh tật, đảm bảo sự bình đẳnggiữa các thành phần sử dụng nước, giảm cách biệt giữa thành phố và nông thôn
Ngoài ra, theo chỉ thị 200 TTg ngày 29/04/1994 của Thủ tướng chính phủ thì
“Bảo đảm nước sạch, bảo vệ môi trường ở nông thôn là trách nhiệm của mọingành, mọi chính quyền, mọi tổ chức và mọi công dân Các ngành, các địa phươngphải có trách nhiệm cao và chỉ đạo cụ thể để thực hiện cho được chương trình đãxác định Đây là vấn đề rất cấp bách, phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc vàthường xuyên” Và theo chỉ đạo của UBND thành phố thì từ nay cho đến năm 2010phải đảm bảo 90% dân số thành phố phải được sử dụng nước sạch
Trang 2Mặt khác, xã Bình Chánh huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh là mộtxã điểm của thành phố trong khi đó không có hệ thống nước máy của thành phố vànước ngầm ở đây bị nhiễm sắt rất cao, dân không thể tự xử lý được Chính nhu cầucấp thiết là cần có nguồn nước sạch cho nhân dân sử dụng, đề tài: “ Thiết kế trạmcấp nước tập trung công suất 700m3/ngày đêm tại xã Bình Chánh – huyện BìnhChánh – thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đáp ứng nhu cầu trên
1.3 Nhiệm vụ luận văn:
Thiết kế trạm cấp nước tập trung công suất 700m3/ngày đêm tại xã BìnhChánh – huyện Bình Chánh – thành phố Hồ Chí Minh
1.4 Nội dung luận văn:
Thu thập số liệu phục vụ cho việc thiết kế
Xác định nhu cầu dùng nước
Phân tích số liệu để tính toán thiết kế
Đề xuất công nghệ xử lý
Tính toán các công trình đơn vị
Khái toán giá thành
Đề xuất các biện pháp quản lý và vận hành trạm cấp nước
Thực hiện bản vẽ:
-Mặt bằng trạm xử lý nước
-Mặt cắt dọc các công trình theo cao trình mực nước
-Chi tiết các công trình đơn vị
Trang 3Chương II: TỔNG QUAN KHU VỰC THIẾT KẾ
- Phía Đông : giáp xã Tân Quý Tây huyện Bình Chánh
- Phía Tây: giáp xã Mỹ Yên tỉnh Long An
- Phía Nam: giáp sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, quận PhúNhuận, quận Bình Thạnh
- Phía Bắc : giáp thị trấn Tân Túc huyện Bình Chánh
2.1.2 Địa hình :
Địa hình xã Bình Chánh thuộc địa hình thấp có cao độ biến động từ 1,5–0,5
m, nghiêng và thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đông bắc Tây Nam.Gồm 3 nhóm đất chính: đất xám, đất phèn (khoảng 200 ha) ven rạch Ông Đồ và
rạch Ông Côm, đất phù sa (khoảng 400 ha) Khu vực cấp nước có địa hình bằng
phẳng, cao độ tự nhiên từ 0,6–1,5m Hệ thống giao thông gồm Quốc lộ 1A, đườngHoàng Phan Thái cấp phối sỏi đỏ dài 2km và các đường nhỏ khác tổng chiều dàikhoảng 20km
Riêng tại khu vực xây dựng trạm, theo kết quả khảo sát địa hình do xínghiệp tư vấn xây dựng thuộc công ty xây dựng và tư vấn đầu tư thực hiện cao độmặt đất từ 1,3m–1,35m
2.1.3 Đặc điểm khí hậu :
Trang 4Xã Bình Chánh thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng khíhậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với chế độ nhiệt tương đối ổn định, quanh nămcao
Hàng năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Hai hướng gió chủ yếu trong năm là hướng Tây Nam chiếm tần suất 66% vàhướng Đông Nam với tần suất 22%
Căn cứ theo số liệu khí tượng từ năm 2004 đến 2006 của trạm Tân Sơn Hòa,thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực nghiên cứu có các đặc trưng về đặcđiểm khí hậu như sau:
a Nhiệt độ:
Theo số liệu năm 2006, nhiệt độ trung bình 27 – 280C, nhiệt độ cao nhất là36,50C; thấp nhất là 23,80C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,50C vào tháng4; thấp nhất 27,20C vào tháng 1
Khí hậu ôn hoà không quá nóng hoặc không quá lạnh Chênh lệch nhiệt độgiữa tháng cao nhất (tháng 4) với tháng thấp nhất (tháng 1) là 2,30C
Bảng 2.1 – Diễn biến nhiệt độ qua các năm 2004 – 2006 tại trạm Tân SơnHòa
(Nguồn đài khí tượng thủy văn Nam Bộ)
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Trungbìnhnăm
2004 27,2 26,7 28,5 30,1 29,5 28,1 27,8 28,0 27,9 27,5 28,0 26,6 27,83
2005 26,2 27,7 28,4 29,8 29,7 28,9 27,5 28,4 27,9 27,6 27,5 26,2 27,98
Trang 52006 27,2 28,2 28,6 29,5 29,2 28,4 27,9 27,6 27,6 27,7 28,9 27,3 28,18
Hình 2.2 – Biểu đồ nhiệt độ các tháng từ 2004-2006 tại trạm Tân Sơn Hoà
b Lượng mưa:
Tổng lượng mưa trong năm 2006 là 1.798mm, cao nhất là 349 mm vào tháng
9 và thấp nhất là tháng 1, không có mưa
Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, tháng 8, tháng 9 và tháng 10,chiếm hơn 64% lượng mưa của cả năm Lượng mưa tập trung trong thời gian ngắnnên lưu lượng dòng chảy mặt rất lớn tạo sự xói lở rất phổ biến
Lượng mưa hàng tháng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2 – Lượng mưa hành tháng từ 2004 – 2006 tại trạm Tân Sơn Hòa
(Nguồn đài khí tượng thủy văn Nam Bộ)
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2004 0,1 0 0 13,2 263,9 246,8 355,9 201,3 283,7 309,0 97,0 12,7
2005 0 0 0 9,6 143,6 273,9 228,0 146,3 182,9 388,6 264,5 105,4
Trang 62006 0 72,7 8,6 212,1 299,2 139,4 168,6 349,0 247,7 256,1 16,1 28,9
Hình 2.3 – Biểu đồ lượng mưa các tháng từ 2004-2006 tại trạm Tân Sơn Hoà
c Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi hàng năm trung bình 1.169mm, cao nhất 1.223,3mm; nhỏnhất 1.136mm so với lượng mưa lượng bốc hơi xấp xỉ 60%
Các tháng mùa khô lượng bốc hơi cao từ 104,4 – 146,8mm
Các tháng mùa mưa lượng bốc hơi thấp từ 64,9 – 88,4mm,
d Độ ẩm:
Độ ẩm không khí trung bình là 76,3%; cao nhất 100% (tháng 11); thấp nhất33% (tháng 1) Mùa mưa độ ẩm cao từ 74 – 89%, mùa khô độ ẩm thấp từ 67–73%,độ ẩm này cho thấy rất thích hợp cho động, thực vật phát triển
Bảng 2.3 – Độ ẩm (%) các tháng năm 2006 tại trạn Tân Sơn Hòa
(Nguồn đài khí tượng thủy văn Nam Bộ)
Tháng
Trang 7e Số giờ nắng:
Số giờ nắng trung bình là 5,2 giờ/ngày Số giờ nắng cao vào các tháng mùakhô (cao nhất là tháng 3, tháng 4: 7,1 giờ/ngày), thấp vào các tháng mùa mưa (thấpnhất là tháng 12 : 3,9 giờ/ngày)
f Thảm thực vật:
Là khu vực đã đô thị hoá xen lẫn với canh tác nông nghiệp quy mô gia đình,chủ yếu là trồng rau, hoa Cây bóng mát không nhiều, được trồng rải rác trên cáckhoảnh đất trống
2.1.4 Mạng lưới thủy văn:
Hệ thống sông chính là sông Chợ Đệm và vô số kênh rạch chằng chịt
2.2 Kinh tế xã hội:
2.2.1 Dân số:
-Số nhân khẩu: 4.000 dân
- Mật độ dân số: 652 người/km2
2.2.2 Kinh tế:
- Về công nghiệp: chủ yếu là các sản phẩm cơ khí sửa chữa
- Về thương mại – dịch vụ: chợ Bình Chánh là trung tâm thương mại sầm uấtcủa xã nói riêng và của huyện nói chung vì tại đây là cửa ngõ nối thành phố HồChí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ
- Về du lịch: trên địa bàn có nhiều khu di tích nổi tiếng như Chợ Đệm, Láng
Le – Bàu Cò,… giúp cho ngành kinh doanh dịch vụ có cơ hội phát triển
Trang 8- Về kinh tế vườn: chủ yếu là trồng lan, cây màu Hội nông dân xã BìnhChánh đã tập huấn cho nhiều hộ nông dân kỹ thuật trồng lan nên thu nhập củanhân dân cũng phát triển.
2.2.3 Cơ sở hạ tầng:
a Cấp điện:
Nguồn cung cấp điện cho xã Bình Chánh là các trạm biến điện nguồn củalưới truyền tải điện quốc gia Đây là một thuận lợi lớn cho việc quản lý vận hànhvà phát triển lưới điện
b Cấp nước:
Nguồn nước chủ yếu ở đây là các trạm cấp nước tập trung công suất từ 500-1.000 m3/ngày.đêm do 2 đơn vị cấp nước của thành phố là Trung tâm nước sinhhoạt và vệ sinh môi trường nông thôn – trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triểnnông thôn và của công ty cấp nước ngoại thành – trực thuộc SAWACO
Ngoài ra còn có một số nguồn nước khác của hệ thống tư nhân và các hộ tựkhoan nhưng thường không đạt tiêu chuẩn
Trang 92.3 Địa chất khu vực:
2.3.1 Địa chất công trình:
Theo kết quả khảo sát địa chất do xí nghiệp tư vấn xây dựng thuộc công tyxây dựng và tư vấn đầu tư thực hiện, địa chất tiêu biểu tại vị trí xây dựng trạm nhưsau:
1 CL 8,9 Đất sét lẩn đất bột và cát, màu vàng nâu độ
dẻo trung bình , rất mềm
2 SC 2,8 Cát nhuyễn lẩn đất sét, màu xám vàng, bời rời
3 SM 7,0 Lớp mặt, cát trung đến nhuyễn lẩn đất bột,
màu xám
4 CL 1,3 Đất sét lẩn đất bột và cát, màu nâu xám, độ
dẻo trung bình, rất cứng,
2.3.2 Địa chất thủy văn :
Theo kết quả điều tra địa chất thủy văn của Liên đoàn địa chất thủy văn vàđịa chất công trình miền Nam, trong trầm tích bở rời Kainozoi vùng thành phố HồChí Minh có 4 phân vị chứa nước chủ yếu: nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen,nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen, nước lỗ hổng trong trầm tích sản phẩmPliocen muộn và nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen sớm Sau đây là sự mô tả
sơ lược các phân vị chứa nước có trong khu vực
* Tầng chứa nước Holocen ( Q IV ) :
Trầm tích Holocen có nguồn gốc rất đa dạng: trầm tích sông, hỗn hợp sôngbiển, biển … Chúng phân bố chủ yếu phần lớn diện tích huyện Bình Chánh Thànhphần đất đá chứa nước chủ yếu là bột, bột sét, cát mịn chứa nhiều sản phẩm mùnthực vật Chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 1-2m đến 10-15m, ít nơi đến 20-30m
Trang 10Các kết quả điều tra cho thấy: tầng chứa nước Holocen có khả năng chứanước rất kém, rất nghèo nước, lưu lượng từ 0,12l/s đến 0,33l/s Mực nước tĩnhthường nông mùa mưa từ 0,2-0,3m nhưng về mùa khô mực nước hạ xuống đến 4-5m cách mặt đất Tại một số vùng thuộc bãi bồi cao, trầm tích Holocen có khảnăng chứa nước tốt hơn Nước sử dụng tốt cho các hộ gia đình nhưng mùa khôgiếng tầng này bị cạn kiệt Tầng chứa nước có quan hệ thủy lực với nước sông, bịảnh hưởng trực tiếp bởi thủy triều và tiếp thu nguồn cung cấp nước mưa
Tóm lại, nước trong trầm tích Holocen tuy phân bố trên diện rộng nhưng khảnăng chứa nước kém, chiều dày nhỏ và rất dễ bị nhiễn bẫn nên không thể khai thácsử dụng làm nguồn cung cấp nước tập trung cho sinh hoạt và sản xuất
* Tầng chứa nước Pliestocen (Q I-III ) :
Tầng phân bố trên diện rộng ở phần phía bắc thành phố với tổng diện tích lộtrên 500km2 Phần còn lại bị phủ bởi các trầm tích Holocen và chìm xuống ở độ sâu30-40m Thành phần đất đá chứa nước là cát hạt trung thô lẫn sạn và thường bêntrên các lớp chứa nước hạt thô đều có lớp sét, sét bột ít thấm nước Trầm tíchPleistocen có thể phân ra hai lớp chứa nước: lớp trên dày 10-35m và lớp dưới dày30-80m Giữa lớp trên và lớp dưới ngăn cách nhau bởi lớp sét và bột dày từ 5-15mduy trì không liên tục
Kết quả đo vẽ địa chất thủy văn cho thấy các thành tạo QII-III và QIII phân bốkhông liên tục, chỉ chứa nước với tính chất cục bộ ở những nơi có địa hình thuậnlợi Mặt khác ranh giới của chúng với trầm tích QI là một tầng cách nước tương đốikhông đủ đóng vai trò một tầng cách nước không hoàn chỉnh (liên tục)
Chiều dày của tầng rất thay đổi từ trên dưới 10m ở phía bắc Củ Chi đến 30m
ở Hóc Môn hay lớn hơn ở phía tây Lê Minh Xuân (Bình Chánh) Trong khi đóchiều dày thực tế của tầng chứa nước trung bình vào khoảng 50-70% chiều dàychung Số còn lại là mái, các lớp kẹp, thấu kính sét
Căn cứ vào mối quan hệ địa tầng, cấu trúc địa chất và hướng vận động cóthể dự đoán nguồn cung cấp cho tầng này từ các nguồn xung quanh, chủ yếu khuvực bắc và đông bắc thành phố, ta có thể phân tích ra các vùng giàu nước khácnhau như sau:
Trang 11- Vùng giàu nước: phân bố ở Bình Chánh, tỉ lưu lượng đạt từ 1,09 đến 2,885l/s.m Lưu lượng khai thác đạt 27-120m3/ h Nhiều nhà máy khai thác quy mô khálớn (4000-5000 m3/ngày).
- Vùng giàu nước trung bình: phân bố phần phía tây thành phố như Bình TrịĐông, Phú Lâm… Tỉ lưu lượng các lỗ khoan đạt từ 0,245 đến 0,680l/s.m Công suấtgiếng khai thác đạt từ 12-59m3/ h
Chất lượng nước trong trầm tích Pleistocen cũng thay đổi theo vùng rõ rệt.Vùng giàu nước và vùng giàu nước trung bình kể trên đều có chất lượng nước khátốt Tổng độ khoáng hóa cao nhất đạt 0,9g/l, thường gặp từ 0,3 đến 0,5g/l Nướcthuộc loại HCO3Cl và HCO3 Tuy nhiên hàm lượng sắt hơi cao (1-5mg/l), có nơi đạt12mg/l Vùng giàu nước trung bình có chất lượng nước kém gồm các khu: quận 6,quận 8, chợ Đệm… Ở đây tầng chứa nước bị nhiễm mặn, tổng độ khoáng hóa đạt1,2-17,68g/l
Động thái nước dưới đất trong trầm tích Pleistocen thay đổi theo mùa rõ rệtvà chịu ảnh hưởng của triều
Do đặc điểm của tầng chứa nước Pleistocen: diện xuất lộ trên bề mặt tươngđối rộng, tiếp thu nguồn bổ cập từ nước mưa, nước sông vừa là đối tượng khai thác,sử dụng rất rộng rãi cho nông nghiệp, công nghiệp và cả dân sinh nên tầng chứanước này rất dễ bị nhiễm bẩn, với hàm lượng NO3- hơi cao (6-15mg/l), có NO2- vàthường chứa lượng vi sinh cao hơn tiêu chuẩn cho phép khi khai thác nhiều có khảnăng gây ra nhiều tai biến đối với môi trường nước dưới đất
* Tầng chứa nước lổ rổng trong các trầm tích Pliocen trên (N 2 2 ):
Các trầm tích Pliocen trên phân bố rộng khắp thành phố Hồ Chí Minh, chìm
ở độ sâu 50-60m về phía bắc (Củ Chi, Hóc Môn); 70-100m ở phía tây nam (BìnhChánh) và sâu hơn nữa (110-150m) ở khu vực Nhà Bè qua Cần Giờ Chiều dàytrầm tích cũng thay đổi theo chiều hướng tương tự (phía bắc chỉ dày 40-60m, càngvề phía nam chiều dày tăng dần đến hơn 100m) Thành phần đất đá chứa nước làcát nhiều cỡ hạt lẫn sạn sỏi, phân nhịp tương đối rõ ràng: trên cùng là lớp sét, sétbột chứa cacbonat màu sắc loang lổ có khả năng cách nước tốt, dày 10-25m Đây làtầng chứa nước rất giàu nước và là đối tượng tìm kiếm thăm dò, khai thác quy môlớn cho thành phố
Trang 12Tầng chứa nước lổ rỗng trong trầm tích Pliocen trên rất phong phú, có khảnăng đáp ứng nhu cầu cung cấp nước rất lớn cho thành phố Hồ Chí Minh Đặc biệtlà vùng nghiên cứu (Hóc Môn, Bình Chánh) có thể đạt hàng trăm nghìn m3/ngàycho mỗi vùng Một khả năng hiện thực là: khai thác đồng thời hai tầng chứa nướctrong cùng một giếng khai thác thì tăng lưu lượng lên rất lớn và hiệu quả kinh tếcao hơn Tuy nhiên cũng cần đầu tư nghiên cứu thêm, nhất là cần phải mở rộângphạm vi nghiên cứu tầng chứa nước này về phía tây.
* Tầng chứa nước lổ rổng trong các trầm tích Pliocen dưới (N 2 1 ):
Tầng chứa nước trong trầm tích Pliocen dưới có mức độ giàu nước từ giàuđến trung bình Khu vực nghiên cứu nằm trên khu vực giàu nước trung bình Tỷ lưulượng các giếng khoan đạt từ 0,358–0,797 l/s.m Lưu lượng khai thác đều trên 15-29m3/h Chất lượng nước cũng rất tốt Tổng khoáng hóa 0,09–0,57 g/l, thường gặplà 0,5g/l Nước cũng thuộc loại HCO3 ,HCO3Cl
Tóm lại, tầng chứa nước Pliocen dưới là một đối tượng có triển vọng cungcấp nước quy mô vừa và lớn Tuy nhiên từ trước đến nay, tầng chứa nước này chưaphải là đối tượng điều tra chính, nên các giai đoạn tìm kiếm, thăm dò trước đây đều
ít đầu tư công trình để nghiên cứu chi tiết do đó mức độ nghiên cứu còn sơ lược,chưa đánh giá hết khả năng và triển vọng của tầng chứa nước này
Một điều có thể khẳng định: nước dưới đất trong trầm tích Pliocen dưới lànguồn dự trữ rất quan trọng trong tương lai, cần phải đầu tư thích đáng để nghiêncứu chi tiết hơn Đặt biệt đối với vùng khai thác các tầng chứa nước bên trên, thìnước trong tầng Pliocen dưới là nguồn bổ sung trữ lượng rất quan trọng khi cần mởrộng khai thác quy mô lớn
2.4 Hiện trạng cung cấp và sử dụng nước:
Chương trình sử dụng nước sạch nông thôn ở thành phố được triển khai từnăm 1997 Do đặc điểm của khu vực là dân cư phân tán trên địa bàn rộng nên hệthống cấp nước của thành phố hầu như không có Để khắc phục tình trạng nàythành phố đã dành nguồn vốn ngân sách (chiếm chủ yếu trong các nguồn vốn ) đểphát triển giếng lẻ bơm tay và đặc biệt là các trạm cấp nước tập trung ở các khudân cư tập trung Theo thống kê năm 2006 nguồn nước sử dụng ở nông thôn nhưsau:
Trang 13- Sử dụng nước máy : 25,53 % số hộ
- Sử dụng nước giếng : 60,7 % số hộ
- Sử dụng nước mưa : 3,08 % số hộ
- Sử dụng nguồn nước khác : 3,69 % số hộ
Trang 14Chương III : LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
3.1 Lựa chọn nguồn nước :
3.1.1 Các nguồn nước cấp:
Chất lượng nước nguồn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình xửlý nước do vậy trong những điều kiện cho phép cần chọn nguồn nước có chất lượngtốt nhất để có được hiệu quả cao trong quá trình xử lý
Khu vực thiết kế có hệ thống kênh rạch chằn chịt nhưng bị ô nhiễm nặng vàchủ yếu là kênh rạch nhỏ Mặt khác, nguồn nước ngầm ở đây có chất lượng và trữlượng tốt, cho nên nguồn nước được lựa chọn ở đây là nguồn nước ngầm thuộc tầngchứa nước Pliocen trên (N22) có độ sâu 200 mét
3.1.2 Một số định nghĩa:
- Nước dưới đất có thể được chia thành các loại sau :
+ Nước trong đới thông khí: đới thông khí là lớp đất đá giới hạn từ mặt đất
đến bề mặt nước ngầm thấm nước Trong đới này, không khí có thể tự do lưu thôngnhưng không hoàn toàn bão hòa nước Nước trong đới thông khí bao gồm đủ cácdạng: nước không trọng lực, nước mao dẫn và nước trọng lực, ở các trạng thái lỏnghoặc hơi
+ Nước ngầm: là loại nước trọng lực dưới đất ở trong tầng chứa nước thứ
nhất kể từ trên mặt xuống Phía trên tầng nước ngầm thường không có lớp cáchnước che phủ và nước trọng lực không chiếm hết toàn bộ bề dày của đất đá thấmnước, nên bề mặt của nước ngầm là một mặt thoáng tự do Điều này quyết địnhtính chất không có áp của nước ngầm Trong một số trường hợp, trong đới thông khícó thấu kính cách nước nằm đè lên bề mặt nước ngầm sẽ làm cho nước ngầm có áplực cục bộ
- Phạm vi phân bố của nước ngầm phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên,điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất của khu vực
Trang 15- Nước ngầm vận động dưới tác dụng của độ chênh mặt nước, nó chảy từ nơi cómực nước ngầm cao đến nơi có mực nước ngầm thấp.
- Nước ngầm có miền cung cấp và miền phân bố trùng nhau Do không có tầngcách nước phía trên nên nước mưa, nước mặt ở trên có thể dễ dàng thấm qua đớithông khí xuống cung cấp cho nước ngầm trên toàn bộ diện tích miền phân bố củanó Vì vậy làm cho động thái của nước ngầm (tức là sự biến đổi của mực nước, lưulượng, nhiệt độ, thành phần của nước theo thời gian) biến đổi mạnh mẽ theo cácyếu tố khí tượng, thủy văn
- Trong mùa mưa; nước mưa, nước mặt ngấm xuống cung cấp cho nước ngầmlàm cho mực nước ngầm dâng lên cao Do vậy bề dày tầng chứa nước tăng lên.Ngược lại về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp Nhiệt độ của nước cũng biến đổitheo mùa
- Về nguốn gốc của nước ngầm, thường là nguồn gốc ngấm, tức là do nướcmưa, nước mặt ngấm xuống Trong một số trường hợp, nước ngầm có nguồn gốcngưng tụ, khá phổ biến là nước ngầm có nguồn gốc hỗn hợp từ nước ngấm và nước
ở dưới sâu đi lên theo các đứt gãy kiến tạo hoặc các cửa sổ địa chất thủy văn
3.1.3 Ô nhiễm nguồn nước:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi có xu hướng bất lợi cho môi trường nước hoàntoàn hay đại bộ phận do các hoạt động kinh tế kỹ thuật của con người gây ra.Những hoạt động này gây tác động trực tiếp hay gián tiếp đến những thay đổi vềcác mặt thành phần vật lý, hóa học của nước và sự phong phú của các loài sinh vậttrong nước
Những chất thải phát sinh do các hoạt động của con người theo thời gianngấm dần vào nguồn nước tích tụ dần và dẫn đến làm hư hỏng nguồn nước Đồngthời với sự phát triển của công nghiệp hiện nay cộng với sự khai thác nước ngầmquá mức làm cho các chất ô nhiễm thấm sâu vào các tầng đất ngầm Tuy việc đunsôi, nấu nướng có thể loại bỏ vi khuẩn và một vài chất có hại nhưng đồng thời cũnglàm phân hủy một số khoáng chất trong nước ngầm, kim loại nặng và một số chấtđộc hại vẫn còn
Trang 163.1.4 Các chất ô nhiễm:
a. Các chất rắn có trong nước :
Các chất rắn trong nước gồm có các chất rắn vô cơ (các muối hòa tan, cácchất không tan như huyền phù, đất cát …) và các chất rắn hữu cơ (gồm các vi sinhvật, vi khuẩn và các chất hữu cơ do phế thải như phân, rác, chất thải công nghiệp).Trong nước dưới đất thường chứa các chất rắn như cát, bột, sét, xác thực vật… cácchất này tạo độ đục, nhiều tạp chất làm giảm chất lượng nước
b. Các chất gây mùi vị trong nước :
Các chất khí và các chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi vị Nướcdưới đất trong tự nhiên có mùi đất, mùi tanh, mùi thối hay mùi đặc trưng của cácchất hòa tan trong nó như mùi clo, mùi amoniac, mùi hydrosunfua … Nước cũng cóthể có vị ngọt, vị chát tùy theo thành phần và hàm lượng các muối hòa tan trongnước
- Các chất gây mùi trong nước có thể chia làm 3 nhóm :
+ Các chất gây mùi có nguồn gốc vô cơ như NaCl, MgSO4 gây vị mặn, muối
Cu, muối Fe gây mùi tanh, các chất gây tính kiềm, tính axít trong nước …
+ Các chất gây mùi có nguồn gốc hữu cơ trong chất thải công nghiệp, chấtthải mạ, dầu mỡ, phenol …
+ Các chất gây mùi từ quá trình sinh hoá, các hoạt động của vi khuẩn, củatảo như CH3 – S – CH3 cho mùi tanh cá , C12H22O, C12H18O2 cho mùi tanh bùn…
c. Các hợp chất của canxi, magiê :
Các hợp chất của canxi, magiê dưới dạng ion hoá trị II chứa trong nước tạonên nước cứng Trong quá trình xử lý nước rất được chú ý, chia làm 3 loại là : độcứng tổng cộng, độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu Phần lớn độ cứng của nướctạo ra do tiếp xúc với đất đá Do hoạt động của các vi khuẩn, CO2 được tạo ra, nướctrong đất có chứa nhiều CO2 và hàm lượng CO2 này cân bằng với H2CO3 kết quả là
pH của nước giảm
Trang 17Tùy theo hàm lượng CaCO3 có trong nước, người ta chia nước ra làm 4 loại:
Loại nước Độ cứng (mg CaCO 3 /l)
d. Các chất phóng xạ trong nước :
Nước nhiễm phóng xạ do sự phân hủy phóng xạ trong nước thường có nguồngốc từ các nguồn chất thải, phóng xạ gây nguy hại cho sự sống nên độ phóng xạtrong nước là một chỉ tiêu quan trọng về chất lượng nước
e. Khí hydrosunfua H 2 S :
Khí hydrosunfua là sản phẩm của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ,phân rác có trong khí thải Khí hydrosunfua làm cho nước có mùi trứng thối khóchịu và rất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ Ngoài ra nếu nồng độ cao có thểgây ăn mòn vật liệu
f. Các hợp chất của nitơ: NH4+, NO2-, NO3
-Các hợp chất của nitơ trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các chấthữu cơ trong tự nhiên, trong các chất thải và các nguồn phân bón mà con người trựctiếp hay gián tiếp đưa vào nước Các hợp chất này thường tồn tại dưới dạng ionamonium, nitrit, nitrat và cả dạng nguyên tố (N2) Các quá trình sinh thành các hợpchất nitơ cho theo sơ đồ dưới đây :
Trang 18- Dựa vào sơ đồ trên, ta có thể thấy rằng tùy theo mức độ có mặt của nitơ trongnước mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm của nguồn nước Ta có thể suy ra mộtsố kết luận sau :
+ Nếu nước chứa NH4+ và nitơ hữu cơ: nước mới bị nhiễm bẩn và nguy hiểm.+ Nếu nước chủ yếu chứa NO2-: nước bị nhiễm bẩn thời gian dài hơn và ítnguy hiểm hơn
+ Nếu nước chủ yếu chứa NO3-: quá trình oxy hóa đã kết thúc
+ Ở điều kiện hiếm khí, NO3- sẽ bị khử thành N2 bay lên Ammonium là chấtgây nhiễm độc trầm trọng cho nước đặc biệt là cho các loài thủy sản sống trongnước
g. Các hợp chất của axit cacbonic:
Các hợp chất của axit cacbonic có vai trò quyết định trong sự ổn định củanước trong tự nhiên Chúng tồn tại dưới dạng của phân tử không phân ly của axitcacbonic (H2CO3), phân tử khí cacbonic hòa tan (CO2), dạng phân ly thànhbicacbonic (HCO3-) Trong tổng thành phần phân tử dạng không phân ly, axitcacbonic hòa tan chỉ chiếm 0,2% còn lại là 99,8% tồn tại ở dạng khí CO2 hòa tan
Vì vậy ta coi nồng độ CO2 hòa tan trong nước là đặc trưng của cả CO2, HCO3-, CO3
-với độ pH của nước Tương quan này được biểu hiện trên đồ thị sau :
- Trên biểu đồ trên ta thấy rằng :
Trang 19+ Khi pH ≤ 4: trong nước chỉ tồn tại CO2
+ Khi pH < 8,4 trong nước có cả CO2, HCO3-, theo chiều pH tăng thì nồng độHCO3- tăng và nồng độ CO2 giảm
+ Khi pH = 8,4 thì nồng độ HCO3- tăng cực đại (100%) và nồng độ CO2 giảmcực tiểu (0%)
+ Khi pH > 8,4 thì lượng CO2 bị triệt tiêu và trong nước tồn tại cả HCO3- và
CO32-, theo chiều pH tăng thì nồng độ HCO3- giảm và nồng độ CO32- tăng
+ Khi pH = 12 thì nồng độ CO32- tăng cực đại (100%) và nồng độ HCO3- giảmcực tiểu (0%)
+ Khi pH > 12: trong nước chỉ tồn tại CO32-
h. Sắt và mangan :
Trong nước dưới đất, sắt thường tồn tại dưới dạng hóa trị II kết hợp với cácgốc hydrocacbonat, sunfat, clorua Khi tiếp xúc với ôxi hay các chất ôxi hóa , sắt II
bị ôxi hóa thành sắt III và kết tủa dưới dạng bông cặn Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.Nước thiên nhiên thường có hàm lượng sắt lớn hơn 30mg/l đôi khi cao hơn
Cũng như sắt, mangan thường có trong nước dưới đất với hàm lượng nhỏ hơnhay ít vượt qua 2mg/l Việc nước dưới đất chứa sắt hay mangan với hàm lượng lớnhơn 0,5mg/l sẽ làm cho nước có mùi tanh khó chịu, các cặn sắt kết tủa làm giảmkhả năng vận chuyển nước của thiết bị
i. Các hợp chất có photphat :
Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn phân rác và các hợp chất hữu cơ, quá trìnhphân hủy giải phóng ion PO43- Sản phẩm của quá trình có thể tồn tại ở dạng
H2PO4-, HPO42-, PO42-, PO43-, các hợp chất hữu cơ photpho… Khi trong nước có hàmlượng photpho cao sẽ thúc đẩy quá trình phì dưỡng
j. Các hợp chất sunfat :
Ion sunfat SO42- có trong nước do khoáng chất hay có nguồn gốc hữu cơ, vớihàm lượng sunfat lớn hơn 250mg/l nước sẽ gây tổn hại đến sức khỏe con người
Hàm lượng SO42- lớn hơn 300mg/l nước sẽ có tính xâm thực mạnh vớibêtông
Trang 20Ở điều kiện yếm khí, SO42- phản ứng với các chất hữu cơ dưới tác dụng của
vi khuẩn khử sunfat thành khí H2S mang tính độc hại Đó là sự khử sinh hóa củasunfat ở nước Để sinh sống các vi khuẩn sunfat cần phải có chất hữu cơ Quá trìnhnày xảy ra theo phương trình phản ứng sau :
−
2
4 2 C H O H S 2 HCO SO
k. Các hợp chất clorua :
Clo tồn tại trong nước dưới dạng ion Cl- Ở nồng độ cho phép không gây độchại, ở nồng độ cao (trên 250mg/l) làm cho nước có vị mặn Các nguồn nước dướiđất có thể có hàm lượng clo lên tới 500 – 1000mg/l Sử dụng nguồn nước có hàmlượng clo cao có thể gây bệnh thận Khi nồng độ Cl- trong nước cao thì giá trị sửdụng của nguồn nước giảm vì hàm lượng Cl- trong nước được coi là một yếu tốquan trọng khi lựa chọn nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt Nồng độ Cl- được dùngđể kiểm soát quá trình khai thác nước dưới đất ở những nơi có hiện tượng xâm thựcmặn Các muối clorua đi vào trong nước với những nguồn khác nhau:
+ Từ các thành phần clorua có trong đất
+ Sự xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền
l. Các hợp chất florua :
Nuớc dưới đất ở các giếng sâu hoặc ở các vùng đất có chứa quặng apatitthường có hàm lượng các hợp chất florua cao (2,0–2,5mg/l) tồn tại ở dạng cơ bản làcanxi florua và magiê florua Các hợp chất florua khá bền vững khó bị phân hủy ởquá trình tự làm sạch Hàm lượng florua trong nước cấp ảnh hưởng đến việc bảo vệrăng Nếu thường xuyên dùng nước có hàm lượng florua lớn hơn 1,3mg/l hay nhỏhơn 0,7mg/l đều dễ bị mắc bệnh phá hoại men răng
m. Các kim loại nặng :
* Asen (As): asen là kim loại có thể tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ và hữu
cơ Trong tự nhiên asen thường có trong nhiều loại khoáng chất Trong nước asenthường ở dạng arsenic hay asenat Các hợp chất asenmetyl có trong môi trường dochuyển hóa sinh học Asen xâm nhập vào nước từ các công đoạn hòa tan các chấtvà quặng mỏ, từ nước thải công nghiệp và từ sự lắng đọng của không khí Asen gâyung thư biểu mô da, phế quản, phổi và các xoang… Theo IARC (International
Trang 21Agency for Research on cancer) thì asen vô cơ đưa vào nhóm 1 trong các nhóm gâyung thư cho người Trong những nghiên cứu số người dân uống nước có nồng độasenic cao cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng cao theo thời gian và hàm lượng asen cótrong nước
* Crom (Cr): trong địa quyển, crom tồn tại chủ yếu ở dạng quặng cromic
FeO.Cr203 Crom đưa vào nguồn nước tự nhiên do hoạt động nhân tạo và tự nhiên(do phong hóa) Hợp chất Cr+6 là chất ôxi hóa mạnh và độc Nồng độ của chúngtrong nguồn nước tự nhiên tương đối thấp vì chúng dễ bị khử bởi các chất hữu cơ.Các hợp chất hóa trị Cr+6 của crom dễ gây viêm loét da, xuất hiện mụn cơm, viêmgan, viêm thận, ung thư phổi…
* Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại có thể tạo muối ở dạng ion Thủy
ngân tồn tại trong nước ngầm ở dạng vô cơ Thủy ngân trong môi trường nước cóthể hấp thụ vào cơ thể thủy sinh vật, người ăn vào sẽ gây ra ngộ độc Thủy ngân vô
cơ tác dụng chủ yếu đến thận, trong khi đó metyl thủy ngân ảnh hưởng chính đếnhệ thần kinh trung ương
* Chì (Pb): chì là một trong những kim loại nặng có ảnh hưởng nhiều tới ô
nhiễm môi trường vì nó tích lũy lâu dài trong cơ thể và gây nhiễm độc tới người,động vật Chì tác động lên hệ thống enzym, nhất là enzym vận chuyển hydro Tùytheo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến như đau bụng chì, đau khớp,viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn, tai biến não… nếu bị nặng có thể gây tử vong
n. Các chỉ tiêu vi sinh :
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, vi khuẩn, tảo vàcác loại thủy sinh khác
Nhóm vi sinh có hại bao gồm các vi trùng gây bệnh, các loại rong, rêu, tảo …Nhóm này cần loại bỏ trước khi đi nước vào sử dụng Trong nước dưới đất, khi bị ônhiễm thường xuất hiện các vi trùng gây bệnh Đây là các vi trùng trong nước gâybệnh lỵ, thương hàn, dịch tả, bại liệt … Việc xác định sự có mặt của các vi trùnggây bệnh thường rất khó và mất rất nhiều thời gian do sự đa dạng về chủng loại Vìvậy trong thực tế thường áp dụng phương pháp chỉ số vi trùng đặc trưng Nguồn gốccủa các vi trùng trong nước là các nguồn nhiễm bẩn như rác, chất thải người vàđộng vật Trong chất thải của người và động vật luôn có vi khuẩn E-coli
Trang 22(Escherichia coli thuộc nhóm Coliforms) sinh sống và phát triển Sự có mặt của coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm bẩn bởi phân rác, chất thải củangười và động vật có khả năng tồn tại các vi trùng gây bệnh Số lượng E-coli nhiềuhay ít tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của nước Đặc tính của vi khuẩn E-coli làkhả năng tồn tại cao hơn các loài vi khuẩn khác, từ đó cho thấy nếu nguồn nướcđược xử lý không còn vi khuẩn E-coli thì coi như cũng không còn các loại vi trùnggây bệnh khác Mặc khác, việc xác định số lượng vi khuẩn E-coli thường đơn giảnvà nhanh chóng cho nên loại vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trongviệc xác định mức nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước.
E-3.2 Đặc trưng nguồn nước:
Nguồn nước khai thác được lấy trực tiếp tại miệng giếng theo các yêu cầukỹ thuật lấy mẫu được quy định Kết quả được xét nghiệm tại phòng thí nghiệmKhoa Môi trường Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM vào ngày 05/04/2007 vàTrung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm
Bảng 3.1 – Kết quả phân tích chất lượng nước nguồn
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Tiêu chuẩn
Trang 23(Nguồn : Trung tâm Nước Sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn Tp.HCM)
KPH: không phát hiện
3.3 Tiêu chuẩn cấp nước :
Nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt phải không màu, không mùi vị lạ, khôngchứa các chất độc hại, các vi trùng và các tác nhân gây bệnh Hàm lượng các chấthòa tan không vượt quá tiêu chuẩn cho phép Các hệ thống xử lý nước hiện nay ởnước ta thường áp dụng “Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống” (Ban kèm theo quyết
định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/4/2002) (Xem phụ lục).
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt (đô thị loại 1 – ngoại vi):120 lít/người.ngày
(Bảng 3.1/5 TCXD 33 – 2006 )
3.4 Yêu cầu thiết kế :
- Lưu lượng đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng
- Chất lượng nước phải đạt
- Áp lực nước phải mạnh
- Công nghệ đơn giản, dễ vận hành
- Chi phí đầu tư và xử lý thấp
- Tính toán thiết kế dựa trên:
+TCXD 33–2006: Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêuchuẩn thiết kế
Trang 24+ Nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt theo tiêu chuẩn kèm theo Quyết địnhsố 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/04/2002 của Bộ Y tế.
3.5 Xử lý nước ngầm:
3.5.1 Làm thoáng khử sắt:
Phương pháp khử sắt bằng làm thoáng là làm giàu oxy cho nước, tạo điềukiện cho để Fe2+ oxi hóa thành Fe3+ và sau đó thực hiện quá trình thủy phân để tạothành hợp chất ít tan Fe(OH)3, rồi dùng bể lọc để giữ lại Làm thoáng có thể là :làm thoáng tự nhiên hay làm thoáng nhân tạo Sau khi làm thoáng, quá trình oxihóa Fe2+ thành Fe3+ và thủy phân Fe3+ thành Fe(OH)3 kết tủa có thể xảy ra trongmôi trường tự do, môi trường hạt hay môi trường xúc tác
- Trong nước ngầm, sắt II bicacbonat là muối không bền vững, thường phân
li theo dạng sau: Fe(HCO3)2 = 2HCO3- + Fe2+
- Nếu trong nước có oxi hòa tan, quá trình oxi hóa và thủy phân diễn ra nhưsau: 4Fe2+ + O2 + 10H2O = 4Fe(OH)3 + 8H+
- Đồng thời xảy ra phản ứng phụ :
: sự biến thiên nồng độ [Fe 2+ ] theo thời gian t.
[Fe 2+ ], [H + ], [O 2 ]: nồng độ của các ion Fe 2+ , H + và oxi hoà tan trong nước K: hằng số tốc độ phản ứng, phụ thuộc vào nhiệt độ và chất xúc tác.
* Các phương pháp làm thoáng:
+ Làm thoáng đơn giản ngay trên bề mặt lớp vật liệu lọc: nước cần khử sắt
được làm thoáng bằng giàn phun mưa ngay trên bề mặt lọc Chiều cao giàn phunthường lấy cao khoảng 0,7m; lỗ phun có đường kính 5–7mm, lưu lượng tưới vào
Trang 25khoảng 10m3/giờ Lượng oxy hòa tan trong nước sau làm thoáng ở nhiệt độ 25oClấy bằng 40% lượng oxy hòa tan bão hòa (ở 25oC lượng oxy hòa tan bão hòa bằng8,1mg/l).
+ Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên: nước cần làm thoáng được tưới lên
giàn làm thoáng một bậc hay nhiều bậc với các sàn rải sỉ hoặc tre gỗ Lưu lượngtưới và chiều cao tháp cũng lấy như trường hợp trên Lượng oxy hòa tan sau làmthoáng lấy bằng 55% lượng oxy hòa tan bão hòa Hàm lượng CO2 sau làm thoánggiảm 50%
+ Làm thoáng cưỡng bức: có thể dùng tháp làm thoáng cưỡng bức với lưu
lượng tưới từ 30–40m3/giờ, lượng không khí tiếp xúc lấy từ 4–6m3 cho 1m3 nước.Lượng oxi hòa tan sau làm thoáng bằng 70% lượng oxy hòa tan bão hòa Hàmlượng CO2 sau làm thoáng giảm 75%
3.5.2 Lắng:
Lắng là giai đoạn làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoànthành quá trình làm trong nước Trong công nghệ xử lý nước, quá trình lắng xảy rarất phức tạp Chủ yếu lắng ở trạng thái động (trong quá trình lắng nước luônchuyển động), các hạt cặn không tan trong nước là những tập hợp hạt không đồngnhất (kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng khác nhau) và không ổn định (luônthay đổi hình dạng, kích thước trong quá trình lắng do dùng chất keo tụ) Trong quátrình lắng dưới tác dụng của lực trọng trường các hạt lơ lửng có khối lượng riênglớn hơn khối lượng riêng của nước sẽ sa xuống đáy và bị giữ lại
* Các loại cặn lắng: Trong thực tế xử lý nước thường gặp ba loại cặn sau đây:
+ Cặn rắn: là các hạt phân tán riêng lẻ, có độ lớn, bề mặt và hình dáng
không thay đổi trong suốt quá trình lắng Tốc độ lắng cặn không phụ thuộc vàochiều cao lắng và nồng độ cặn (tốc độ lắng được xem như là không đổi theo thờigian lắng)
+ Cặn lơ lững: có bề mặt thay đổi, có khả năng dính kết và keo tụ với nhau
trong quá trình lắng làm cho kích thước và vận tốc lắng của các bông cặn tăng dầntheo thời gian và chiều cao lắng
Trang 26+ Các bông cặn: có khả năng kết dính với nhau, khi nồng độ lớn hơn
1000mg/l tạo thành các đám cặn, khi các đám cặn lắng xuống, nước từ dưới đi lênqua các khe rỗng giữa các bông cặn tiếp xúc với nhau, lực ma sát tăng lên làm hạnchế tốc độ lắng của đám bông cặn nên được gọi là lắng hạn chế Tốc độ lắng củađám mây các bông cặn phụ thuộc vào tính chất và nồng độ của hạt cặn
* Các loại bể lắng:
+ Bể lắng có dòng chảy ngang cặn rơi thẳng đứng: gọi là bể lắng ngang;
hình dáng mặt bằng có thể là hình chữ nhật hoặc hình tròn thường dùng để lắngcặn thô và cặn keo tụ
+ Bể lắng có dòng nước đi từ dưới lên, cặn rơi từ trên xuống: gọi là bể lắng
đứng hình dáng mặt bằng có thể là hình vuông hoặc hình tròn
+ Bể lắng trong có lớp cặn lơ lững: nước đi từ dưới lên qua lớp cặn lơ lững
được hình thành trong quá trình lắng, cặn dính bám vào lớp cặn, nước trong thu trênbề mặt, cặn thừa đưa sang ngăn nén cặn từng thời kỳ sẽ được xả ra ngoài Bể lắngtrong có lớp cặn lơ lững dùng để lắng cặn có khả năng keo tụ
Vật liệu lọc có thể sử dụng như sỏi, cát, than,… Trong đó cát được sử dụngrộng rãi nhất do giá thành rẻ và hiệu suất lọc cũng khá cao Có thể sử dụng nhiềulớp vật liệu lọc tạo thành nhiều lớp để tăng hiệu quả lọc Sau một thời gian làmviệc lớp vật liệu lọc bị chít lại làm cho tốc độ lọc giảm dần Để khôi phục lại khảnăng làm việc của bể lọc ta phải tiến hành rửa lọc có thể rửa bằng nước, bằng gióhoặc bằng gió nước kết hợp
Để thực hiện quá trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bể lọc có nguyêntắc làm việc, cấu tạo vật liệu lọc và các thông số vận hành khác nhau, có thể chia
ra các loại bể lọc sau:
Trang 27* Chia theo vận tốc lọc:
+ Bể lọc chậm: tốc độ lọc 0,1 – 0,5 m/h
+ Bể lọc nhanh: tốc độ lọc 2 – 15 m/h
+ Bể lọc cực nhanh: tốc độ lọc 25 m/h trở lên
* Chia theo chế độ dòng chảy:
+ Bể lọc trọng lực : lọc hở, lọc không áp
+ Bể lọc áp lực: bể lọc kín quá trình lọc xảy ra nhờ áp lực nước phía trên lớpvật liệu lọc
* Chia theo chiều của dòng nước:
+ Bể lọc xuôi: là bể lọc có dòng chảy qua lớp vật liệu lọc từ trên xuống nhưbể lọc chậm, bể lọc nhanh phổ thông…
+ Bể lọc ngược: là bể lọc có dòng chảy qua lớp vật liệu lọc từ dưới lên trênnhư bể lọc tiếp xúc
+ Bể lọc hai chiều: là bể lọc có dòng nước chảy qua lớp vật liệu lọc theo cảhai chiều từ trên xuống và từ dưới lên trên
* Chia theo số lượng lớp vật liệu lọc:
+ Bể lọc một lớp vật liệu lọc
+ Bể lọc hai hay nhiều lớp vật liệu lọc
* Chia theo cấu tạo của vật liệu lọc:
+ Bể lọc có vật liệu lọc ở dạng hạt
+ Bể lọc lưới: nước đi qua lưới lọc kim loại
+ Bể lọc có màng lọc: nước lọc đi qua màng được tạo thành trên bề mặt lướiđỡ hay lớp vật liệu rỗng
3.5.4 Khử trùng:
Khử trùng là một khâu quan trọng, bắt buộc cuối cùng trong quá trình xử lýnước ăn uống sinh hoạt Đây là một quá trình nhằm tiêu diệt, làm mất khả nănghoạt động của các vi sinh vật gây bệnh
Trang 28* Hiện nay có nhiều biện pháp khử trùng nước có hiệu quả như:
+ Khử trùng bằng các tia vật lý
+ Khử trùng bằng các chất oxi hóa mạnh: các chất khử trùng như chlorine,chloramine, chlorine dioxide, O3, H2O2 …
+ Khử trùng bằng siêu âm
+ Khử trùng bằng phương pháp nhiệt…
Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng phổ biến nhất phương pháp khử trùngbằng các chất oxi hóa mạnh
* Cơ chế khử trùng: có ba cơ chế khử trùng chính trong nước cấp như sau:
+ Phá hủy hoặc làm suy giảm tổ chức cấu trúc tế bào
+ Làm cản trở quá trình trao đổi chất và năng lượng
+ Làm cản trở quá trình sinh tổng hợp và phát triển
Quá trình khử trùng chính là sự kết hợp của cả ba cơ chế này, tùy thuộc vàotác nhân khử trùng sử dụng và dạng vi sinh vật trong nước Trong xử lý nước cấp,khả năng oxi hóa các phân tử sinh học và khả năng khuyếch tán qua thành tế bàolà cần thiết cho bất kỳ một tác nhân khử trùng hiệu quả nào
* Yếu tố ảnh hưởng: hiệu quả khử trùng là một hàm của các yếu tố sau:
+ Dạng và liều lượng chất khử trùng
+ Dạng và nồng độ của vi sinh vật
+ Thời gian tiếp xúc trong bể
+ Đặc trưng của nước
3.6 Một số công trình trong thực tế:
3.6.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm tại phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh công suất 400m 3 /ngày đêm:
Trang 29Hình 3.1 – Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm tại phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức
thành phố Hồ Chí Minh
Thuyết minh công nghệ:
Nước từ giếng khoan sau khi qua hệ thống bơm cấp 1 sẽ được đưa vào thiết
bị Deairator Trong thiết bị Deairator hệ thống quạt gió sẽ tạo điều kiện thuận lợicho quá trình oxi hóa Fe2+ thành Fe3+ nước sau đó sẽ vào bể lắng ở phía dưới Tạibể lắng các hạt cặn sắt sẽ bị loại bỏ phần lớn tại đây Nước tiếp tục đưa vào bểchứa trung gian trước khi được dẫn hệ thống lọc áp lực Các hạt cặn còn lại sẽ đượcgiữ lại nhờ vào các lớp vật liệu lọc Sau đó nước sẽ đưa vào bể chứa và clo cũngđược bơm vào trong bể chứa nhờ vào bơm định lượng Tiếp theo nước sẽ được đưalên thủy đài và sau đó đưa vào trong mạng lưới tiêu thụ
3.6.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm tại xã Hưng Long huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh công suất 800m 3 /ngày đêm:
Hình 3.2 – Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm tại xã Hưng Long huyện Bình Chánh thành phố
Hồ Chí Minh
Thuyết minh công nghệ:
Nước sau khi được bơm từ giếng lên sẽ được đưa qua thùng quạt gió tại đâyxảy ra quá trình làm thoáng cưỡng bức chuyển Fe2+ thành Fe3+ Tiếp theo nước sẽ
CloBể chứa
nước sạchNơi tiêu thụ Đài nước
Giếng khoan
Bơm cấp 1 DeairatorThiết bị Bể lắng đứng
Bể lọc áp lực
Bể chứa trung gian
CloXả cặn
Giếng
khoan
Thùng quạt gió tiếp xúcBể lắng Bể lọc nhanh
Bể chứa
Thủy đàiTiêu thụ
Trang 30được đưa vào bể lắng tiếp xúc tại đây sẽ loại bỏ phần lớn các hạt cặn Nước saukhi lắng sẽ đi tiếp vào bể lọc các hạt cặn sẽ bị giữ lại hết trong bể lọc Trên đườngống dẫn nước từ bể lọc sang bể chứa clo sẽ được châm vào nhằm mục đích khửtrùng Sau đó nước từ bể chứa sẽ được bơm lên thủy đài từ đây nước sẽ đưa vàotrong mạng lưới tiêu thụ.
3.6.3 Sơ đồ công nghệ nhà máy xử lý nước ngầm Hóc Môn công suất 65.000m 3 /ngày đêm:
Hình 3.3 – Sơ đồ công nghệ nhà máy xử lý nước ngầm Hóc Môn
Thuyết minh công nghệ :
Nước từ giếng khoan được đưa lên 4 đường ống Φ800 để đưa lên giàn phunmưa Tại đây người ta cho thêm clo và vôi vào để tăng pH nhằm tạo điều kiện để
Fe2+ chuyển thành Fe3+ Sau đó nước được chuyển qua bể trộn đứng rồi sau đó đượcđưa sang bể lắng tiếp xúc, nước sau khi lắng cho qua bể lọc nhanh Nước sau khilọc được dẫn đưa về bể chứa đồng thời clo được châm vào trong đường ống dẫn đểkhử trùng
3.6.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm nhiễm sắt cao (40 – 60 mg/l) tại xã Phước Kiểng huyện Nhà Bè:
Giàn mưa Bể trộn đứng
Ống chuyển tải và phân phối nước sạch Tiêu thụ
Xút Clo
Clo
Bể lắng vách nghiêng
Trang 31Hình 3.4 – Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm tại xã Phước Kiểng huyện Nhà Bè thành
phố Hồ Chí Minh
Thuyết minh công nghệ:
Nước từ giếng khoan được bơm lên giàn mưa để thực hiện quá trình làmthoáng sau đó dẫn sang bể phản ứng cơ khí Bể phản ứng cơ khí dùng năng lượngcủa cánh khuấy chuyển động trong nước để tạo ra sự xáo trộn dòng chảy Tại bểphản ứng cơ khí nước được khuấy trộn cùng với dung dịch xút châm vào pH từ 4,9– 5,2 lên thành 7,2 – 7,5 Tiếp theo nước được đưa sang bể lắng vách nghiêng tạiđây hàm lượng cặn sắt sẽ được lắng xuống đáng kể nhờ các tấm vách đặt nghiêngvới chiều dòng chảy Nước sau khi ra khỏi bể lắng được dẫn tiếp sang bể lọc áp lựcloại bỏ tiếp các cặn không lắng được trong bể lắng trước đó Nước sau bể lọc áplực có áp 2–3 kg/cm2 sẽ tự chảy về bể chứa đồng thời clo cũng được châm vàotrong đường ống dẫn Hệ thống bơm cấp 2 sẽ đưa nước lên thủy đài và vào trong hệthống tiêu thụ
3.7 Công nghệ được đề xuất:
Mục đích của quá trình của quá trình xử lý nước: cung cấp số lượng nước đầy
đủ và an toàn về mặt hóa học, vi trùng học thỏa mãn các nhu cầu ăn uống sinhhoạt, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và phục vụ sinh hoạt công cộng của các đốitượng dùng nước Cung cấp nước có chất lượng nước tốt, ngon, không chứa các chấtgây vẫn đục, gây ra màu mùi vị của nước, có đủ thành phần khoáng chất cần thiếtcho việc bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng Để thỏa mãn các yêu cầu trên thìnước sau khi xử lý phải có các chỉ tiêu thỏa mãn “Tiêu chuẩn vệ sinh đối với chấtlượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt”
Lựa chọn các công trình xử lý:
Trang 32• Đối với quá trình làm thoáng có thể sử dụng giàn mưa hoặc tháp oxy hóa(thùng quạt gió)
+ Nếu sử dụng giàn mưa thì tốn diện tích cũng như chi phí xây dựng banđầu nhưng khi hoạt động thì việc quản lý tương đối dễ dàng và thuận tiện Việcduy tu, bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ giàn mưa cũng không gặp nhiều khó khăn.Cần tiến hành vệ sinh thường xuyên do các cặn Fe dễ dàng bám trên các sàn tunglàm bít các lỗ dẫn đến giảm hiệu quả giàn mưa
+ Nếu sử dụng tháp oxy hóa thì sẽ tiết kiệm được mặt bằng xây dựng vàchi phí xây dựng ban đầu nhưng khi vận hành thì tốn chi phí hơn so với sử dụnggiàn mưa (do phải cung cấp điện năng để hoạt động máy thổi khí), quản lý duy tubão dưỡng cũng gặp khó khăn hơn
• Sau khi qua giàn mưa, nước được đưa sang công trình kế tiếp là côngtrình lắng Mục đích của công trình này là tạo thời gian để các phản ứng diễn ra vàthu hồi cặn của các phản ứng này Đối với hệ thống xử lý có công suất nhỏ700m3/ngày thì ta nên sử dụng bể lắng đứng để tiết kiệm diện tích mặt bằng xâydựng
• Sau khi ra khỏi bể lắng nước tiếp tục sang bể lọc Bể lọc có nhiệm vụ giữlại các cặn còn sót lại sau bể lắng Đối với hệ thống xử lý nước có công suất lớnngười ta thường sử dụng bể lọc nhanh với vận tốc lọc khoảng 5 – 8 m/h Ở đây tacó thể sử dụng bồn lọc áp lực với vận tốc > 10 m/h
• Chọn bể chứa có mặt bằng dạng hình chữ nhật, nửa chìm nửa nổi phíatrên có nắp đậy, ống thông hơi
Công nghệ được đề xuất:
Dựa trên tính chất của nước nguồn ta thấy hàm lượng sắt của nước nguồnkhá cao (11,5mg/l) và pH thấp (6,05) nên công nghệ xử lý được đề xuất như sau:
Trang 333.9 Thuyết minh công nghệ xử lý:
Nước từ giếng khoan được dẫn lên giàn mưa nhờ vào bơm cấp 1 tại đây sẽ
xảy ra quá trình khử khí CO2 và hòa tan O2 vào nước đồng thời sẽ xảy ra quá trình
oxi hóa Fe2+ thành Fe3+ Nước sau khi qua giàn mưa sẽ được vào trong bể lắng đứng
và đồng thời xút cũng được châm vào để nâng pH Tại bể lắng phần lớn các bông
cặn sẽ được lắng xuống đáy bể Tiếp theo sau đó nước sẽ được dẫn sang bể lọc, tại
đây sẽ xảy ra quá trình làm sạch nước thông qua các lớp vật liệu lọc nhằm tách các
hạt cặn lơ lửng Sau đó nước sẽ được dẫn sang bể chứa nước sạch và châm clo vào
khử trùng nước Nước sẽ được đưa lên thủy đài trước khi phân phối vào mạng lưới
cấp nước nhờ vào bơm cấp 2
So với các hệ thống xử lý truyền thống khác thì công nghệ này có ưu điểm:
- Công trình đơn giản, hiệu quả cao và ổn định
- Bồn lọc áp lực được chế tạo bằng thép và lắp ráp thành cụm nên khi cần di
dời thì chỉ cần tháo các ống nối, thời gian xây dựng lắp đạt nhanh Mặt trong thiết
bị được phủ lớp chống ăn mòn, tăng thời gian sử dụng Hệ thống được điều khiển
hoàn toàn tự động, chiếm diện tích mặt bằng ít hơn so với công nghệ truyền thống
là các bể xây bằng xi măng Nước có áp lực nên không xảy ra hiện tượng chân
không trong các lớp lọc
Bên cạnh những ưu đểm trên thì hệ thống này cũng còn tồn tại một số khuyết điểm:
- Bồn lọc sử dụng sắt thép nhiều nên chi phí đầu tư lớn
- Bể lọc kín nên không quan sát được lượng vật liệu lọc mất đi có thể dẫn đến
việc bể lọc làm việc kém hiệu quả dần
Bể lắng đứng
Giếng – Trạm
bơm cấp 1
Bồn lọc áp lực
Bể chứa nước sạch
Mạng lưới cấp nước
Giàn
mưa
Châm Clo
Nâng
pH
Thủy đài
Ngăn chứa trung gian
Xả cặn
Trang 34Chương IV : TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
4.1 Thiết kế giếng khoan:
4.1.1 Lưu lượng tính toán cho hệ thống cấp nước tập trung được xác định theo công thức :
D 000
1
f.
N q )
đêm ngày
/ m (
TB
f = tỷ lệ dân được cấp nước (lấy theo bảng 3.1 /5 TCXD 33: 2006)
D = lượng nước phục vụ công cộng, dịch vu, công nghiệp, thất thoát, nước cho bản thân nhà máy xử lý nước và lượng nước dự phòng (lấy 5-10% tổng lưu lượng nước phục vụ ăn uống).
- Đô thị loại I :
+ Tiêu chuẩn nước sinh hoạt (a) : Ngoại vi : 120 lít /người.ngày
- Tỷ lệ dân được cấp nước (a) : Ngoại vi : 80%
+ Nước phục vụ công cộng (b) : 10% x a
+ Nước thất thoát (c) : 17% x (a+b)
+ Nước cho nhu cầu riêng của trạm : 7% x (a+b+c)
+Nước dự phòng: 10% x a
- Số dân Nn = 4000 dân
1000
8 , 0
* 4000
* 120
Trang 35- Nước phục vụ công cộng :
4 , 38 384
* 1 , 0 a
* 1 , 0
- Nước thất thoát :
81 , 71 ) 4 , 38 384 (
* 17 , 0 ) b a (
* 17 ,
0
- Nước cho nhu cầu riêng của nhà máy:
59 , 34 ) 81 , 71 4 , 38 384 (
* 07 , 0 ) c b a (
* 07
* 1 , 0
* 1 ,
2 , 183 4
, 38 59 , 64 81 , 71 4 , 38
Q 384 183 2 567 , 2 ( m3/ ngày đêm )
TB
4.1.2 Lưu lượng tính toán trong ngày dùng nước nhiều nhất Qmax ngày và ít
nhất Qmin ngày:
max ngày TB
ngày
3 ngày
min ngày TB
ngày
3 ngày
.
Trong đó:
+Kngàyhệ số dùng nước không điều hòa ngày phụ thuộc đến cách tổ chức đời
sống xã hội, chế độ làm việc và sự thay đổi nhu cầu dùng nước theo mùa…
+ Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, có thể áp dụng Kngàynhư sau :
/ m ( 680.64 1.2
* 2 567
ngày
) đêm ngày
/ m ( 510.48 0.9
* 2 567
ngày
.
Trang 364.1.3 Lưu lượng tính toán trong 1 giờ phải được xác định theo công thức :
24
Q
* K
qgiờ.max = giờ.max ngày.max ;
24
Q
* K
qgiờ.min = giờ min ngày.min
Trong đó:
K : dùng số dùng nước không điều hòa giờ.
max max max
.
K = α β = 1 , 2 * 1 , 6 = 1 , 92
min min min
64 680
* 92 1
max
) giờ / (m 7 , 1 24
48 510
* 08 0
min
4.1.4 Tính toán công suất thiết kế giếng
Công suất thiết kế giếng được tính theo công thức sau :
) giờ / m ( T
Q
Qthiết.kế.giếng = max.ngày 3
Trong đó :
Q maxngđ : lưu lượng ngày lớn nhất = 680,64 (m 3 /ngày-đêm)
T : thời gian bơm cấp 1 hoạt động, dự kiến bơm hoạt động 20 giờ / ngày đêm.
) giờ / m ( 35 ) giờ / m ( 03 , 34 20
64 680
Qthiết.kế.giếng = = 3 = 3
⇒
4.1.5 Thiết kế công trình khai thác nước dưới đất:
Trang 37a Yêu cầu nước và chế độ dùng nước:
+ Công suất thiết kế: 35 m3/giờ = 700 m3/ngày-đêm
+ Khả năng cấp nước thực tế:
- Qmaxngđ : lưu lượng ngày lớn nhất = 680.64 (m3/ngày-đêm )
- P: dân số sử dụng nước thực tế = 4.000 dân
- qtb : tiêu chuẩn dùng nước trung bình = 120 lít/người /ngày-đêm
-Kmaxngđ: hệ số không điều hòa ngày lớn nhất = 1,2
b Số lượng giếng dự phòng:
- Giếng dự phòng được lấy theo bảng 5.1/13 TC33-2006
- Trong đó: bậc tin cậy của hệ thống cấp nước lấy theo bảng 1.1/2 TC33-2006
- Bài toán thiết kế của luận văn có bậc tin cậy của hệ thống cấp nước là III Trạm thiết kế 1 giếng làm việc không cần có giếng dự phòng
c Chọn tầng chứa nước và thiết kế giếng khai thác
- Toàn khu vực công trình có đặc tính địa chất thủy văn có cấu trúc tốt, tầngchứa nước cách ly tốt với nước mặt tại điểm thi công
- Theo tài liệu khoan thăm dò cho thấy các thông số về trữ lượng của tầng nàylà rất tốt Hơn nữa việc thi công giếng đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật do đótrong quá trình khai thác không gây ô nhiễm các giếng xung quanh
Cấu tạo địa tầng :
0 – 28 m : Sét bột nhão có dấu vết thực vật
28 – 55 m : Sét pha cát
55 – 64 m : Cát trung thô
64 – 81 m : Sét trắng xám dẻo
81 – 98 m : Sét pha
98 – 124 m : Cát mịn màu xám
124 – 134 m : Sét pha lẫn ít sỏi cuội
Trang 38134 – 194 m : Cát trung, mịn, chủ yếu hạt trung.
194 – 200 m : Sét vàng dẻo
Giếng khai thác : số liệu của giếng như sau :
+ Độ sâu giếng :200 m
+ Đường kính khoan : Þ 400
+ Kết cấu giếng :
- Đường kính giếng : Þ219
- Ống chống thép Þ 219 : 154 mét
- Ống chống thép Þ 127 : 41 mét
- Ống lọc inox Þ 127 : 15 mét
- Ống lắng PVC Þ 127 : 06 mét
+ Thông số giếng :
- Mực nước tĩnh : 16,5m
- Mực nước động : 50 m
- Tỷ lưu : q = 35 / (50-16,5) = 1,05 (m3/m)
- Lưu lượng khai thác : 35 m3/giờ
d Quy trình thi công, hoàn thiện giếng:
- Quy trình thi công khoan :
+ Sử dụng phương pháp khoan xoay theo đúng quy trình và quy phạm vềkhoan và lấy mẫu nhằm xác định địa tầng và cỡ hạt bằng thiết bị khoan công suấtlớn, khả năng khoan với đường kính lớn nhất là 600 mm, độ sâu tối đa 300 m
+ Đường kính lỗ khoan kết thúc giếng là 400 mm
- Quy trình hoàn thiện giếng :
+ Chèn sỏi đường kính 3 – 5 mm từ đáy giếng lên đến độ sâu 154m nhằmchức năng tạo khe hở cho giếng thu nước tốt hơn
Trang 39+ Thực hiện công tác trám cách ly nhiễm bẩn bằng sét Bentonite vào khe hởgiữa thành ống chống với lỗ khoan từ độ sâu 154m lên đến mặt đất.
+ Thực hiện công tác thổi rửa lỗ khoan bằng bơm cao áp và máy nén khícông suất lớn nhằm làm sạch và tăng hiệu suất, lưu lượng giếng Công tác đượclàm tới khi nước trong
4.1.6 Chọn bơm chìm :
Tính toán cột áp bơm :
tổnthất giànmưa
ùng bểlắngđư thảgiếng
Trong đó :
+ Hthảgiếng= độ sâu mực nước động lớn nhất + 2 mét = 52 mét
+ Hbểlắngđư ùng= chiều cao bể lắng đứng = 6,5 mét
+ Hgiànmưa= chiều cao dàn mưa = 0.6 + 0.6*3 = 2,4 mét
+ Htổn thất , lấy Htổn thất = 2 mét
) m ( 63 2 4 , 2 5 , 6 52
- Lưu lượng lớn nhất : 47 m3/giờ
- Cột áp lớn nhất : 130 mét
- Theo biểu đồ đường cong bơm :
+ ở lưu lượng 35 m3/giờ , cột áp đạt được 78 mét
+ ở lưu lượng 40 m3/giờ , cột áp đạt được 59 mét
Trang 404.2 Thiết kế giàn mưa :
- Chức năng: giàn mưa hay còn gọi là công trình làm thoáng tự nhiên, có
chức năng làm giàu oxi cho nước và khử khí CO2 trong nước Giàn mưa cho khảnăng thu được lượng oxy hoà tan bằng 55% lượng oxy bão hòa và có khả năng khửđược 75 – 80% lượng CO2 có trong nước Nhưng lượng CO2 còn lại sau làm thoángkhông thấp hơn 5 – 6 mg/l
- Cấu tạo:
• Hệ thống phân phối nước
• Sàn tung nước
• Hệ thống thu, thoát khí và ngăn nước
• Sàn và ống thu nước
4.2.1 Xác định kích thước giàn mưa:
m mưa
giàn q
Q
F = (m2 )Trong đó:
Q: lưu lượng tính toán, Q= 700m3/ngày = 35m3/giờ = 0.009m3/s
q m : cường độ phun mưa: qm= 10 – 15m3/m2h Chọn qm = 10m3/m2h
2 mưa
giàn 3 , 5 m
10
35
⇒
Chọn kích thước giàn mưa: L x B = 3,5m x 1m
Chia giàn mưa thành 2 ngăn Kích thước của mỗi ngăn: L* x B* = 1,75m x 1m
4.2.2 Sàn tung nước:
- Chọn số sàn tung = 3
- Khoảng cách từ hệ thống phân phối nước đến sàn tung nước thứ nhất là 0,6 m
- Khoảng cách giữa các sàn tung là 0,6 m
- Chiều cao phần làm thoáng: 0,6 * 3 = 1,8 m