ChươngVI: QUẢN LÝ & VẬN HAØNH HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu Xử lý nước cấp sinh hoạt ở TPHCM huyện Bình Chánh (Trang 121)

- Đường kính ống được tính theo công thức:

ChươngVI: QUẢN LÝ & VẬN HAØNH HỆ THỐNG



6.1 Đưa hệ thống vào vận hành:

6.1.1 Công tác chẩn bị:

- Hệ thống xử lý gồm có các công trình: giếng, giàn mưa, bể lắng đứng, ngăn chứa trung gian, bồn lọc áp lực và bể chứa nước sạch.

- Trước khi đưa hệ thống vào hoạt động cần phải kiểm tra các thiết bị và hạng mục công trình, làm vệ sinh trạm xử lý khử trùng bằng Clo.

- Kiểm tra hệ thống điện của trạm bảo đảm hoạt động tốt.

- Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van trong hệ thống, kiểm tra các đoạn ống nối xem đã khít chưa.

- Các công việc trong trạm xử lý chủ yếu được vận hành bằng tay. Do vậy phải kiểm tra và theo dõi thường xuyên hoạt động của trạm xử lý.

- Cho hệ thống vận hành không có hoá chất để cho các thiết bị hoạt động ổn định rồi sau đó mới xử lý sạch bằng hoá chất.

- Chuẩn bị clo, xút: đầy đủ đảm bảo cho hoạt động liên tục của trạm xử lý liều lượng châm clo, xút dựa trên cơ sở tính tóan.

- Đối với máy bơm cấp 1: sau khi công tác lắp đặt kết thúc cần chạy thử để kiểm tra xem việc lắp đặt tổ máy có sai sót gì không, tổ máy làm việc êm có bị cọ xát giữa phần quay và phần đứng yên không.

+ Thử máy chia làm hai giai đoạn: thử không tải và thử với áp lực công tác. Thử không tải nước bơm lên lại xả đi. Khi thử không tải cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Tổ máy làm việc êm.

+ Quá trình thử không tải kết thúc nếu tổ máy làm việc bình thường và ổn định sau hai giờ.

+ Cuối cùng là thử có tải.

+ Cho tổ máy làm việc trong hệ thống với lưu lượng và áp lực công tác liên tục trong 4 giờ. Nếu tổ máy làm việc bình thường và đáp ứng các thông số kĩ thuật qui định thì cho phép đưa vào vận hành.

6.1.2 Trình tự vận hành:

Đưa trạm xử lý vào hoạt động theo trình tự:

- Mở các van đưa nước lên giàn mưa. - Đưa trạm bơm giếng vào hoạt động.

- Mở van đưa nước xuống bể lắng mực nước trong ngăn lắng khoảng 0,4m. - Mở van hóa chất châm xút vào.

- Quan sát nước qua bể lắng. - Xả nước lọc đầu.

- Mở van đưa nước đã lọc vào bể chứa. - Châm clo khử trùng nước ở bể chứa. - Đưa trạm bơm II vào hoạt động. - Thí nghiệm mẫu nước.

6.2 Thao tác vận hành hằng ngày & công tác bảo dưỡng:Hướng dẫn các thao tác vận hành và bảo dưỡng: Hướng dẫn các thao tác vận hành và bảo dưỡng:

6.2.1 Trạm bơm giếng:

Trình tự thao tác được đưa vào vận hành ở trạm bơm giếng như sau:

- Xả khí trên đường ống đẩy. - Đóng van đồng hồ áp lực. - Đóng van trên đường ống đẩy.

- Đóng van trên đường ống xả. - Cho động cơ bơm hoạt động. - Mở van trên đường ống xả.

- Sau 2 phút xả mở van trên đường ống đẩy. - Mở van đồng hồ áp lực.

- Điều chỉnh van trên đường ống đẩy căn cứ vào : + Lưu lượng khai thác.

+ Áp lực yêu cầu.

Nếu các thông số này không đảm bảo phải kiểm tra lại một trong những nguyên nhân: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điện áp nguồn.

- Công suất của bơm lắp đặt. - Độ sâu đặt ống hút của bơm. - Khả năng khai thác của giếng.

Ngừng bơm đang hoạt động theo trình tự:

- Từ từ đóng van trên đường ống đẩy. - Tắt động cơ máy bơm.

* Quy định cho giếng hoạt động lại sau khi sữa chữa đường ống nước thô có xả hết nước trong ống:

Khi có sự cố trên đường ống nước thô phải ngưng giếng sữa chữa và xả hết nước trong đường ống, công nhân trực giếng cần lưu ý: sau khi xả hết nước trong đường ống, công nhân phải mở hết các van xả khí của cụm van chống va. Nếu việc sữa chữa kéo dài sang ca khác thì công nhân khi nhận lệnh cho giếng hoạt động lại phải kiểm tra các van xả khí này, để đảm bảo các van xả khí đã được mở hết.

Một phần của tài liệu Xử lý nước cấp sinh hoạt ở TPHCM huyện Bình Chánh (Trang 121)