bảo vệ thương hiệu ở việt nam nhượng quyền thương hiệu

3 285 0
bảo vệ thương hiệu ở việt nam   nhượng quyền thương hiệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thông tin về nhượng quyền thương hiệu và bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam.Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây, Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Chủ đề: phương thức nhượng quyền thương hiệu 1. khái niệm: Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: - Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. - Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. 2.Ưu, nhược điểm.( từ ưu điểm-> lý do nhượng quyền) - bên nhượng quyền: + ưu điểm: Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất. Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền. Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính. Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất. Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào… + nhược điểm: Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh. Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh. Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó. Hoạt động không kém của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu… - Bên nhận quyền + ưu điểm: Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ. Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới. Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa. Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực. Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh. Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu. Quảng cáo tại nơi bán hàng. Các họat động hỗ trợ trọn gói, thống nhất. Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ. + nhược điểm: Không phải là thương hiệu riêng của mình. Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền. Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống. Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được qui định trước. Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh. Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh… 3. Lý do vì sao nhượng quyền thất bại: - người nhượng quyền: + Ý tưởng mô hình franchise không độc đáo hay bền vững + Hệ thống franchise không phát triển phù hợp: Những sai sót đó bao gồm thất bại khi viết tài liệu quy trình hoạt động hoặc thiếu sót trong việc chuẩn hóa quy trình hoạt động, quy trình tuyển dụng và lựa chọn các người nhận quyền quá sơ sài, không chuyên nghiệp, dẫn đến việc lựa chọn các người nhận quyền không phù hợp do thiếu kỹ năng kinh doanh, hay không tuân thủ nghiêm túc tiêu chuẩn và yêu cầu của hệ thống franchise. + Người nhượng quyền thất bại khi tổ chức hệ thống đào tạo, huấn luyện không phù hợp với người nhận quyền. Hệ thống này cần được xây dựng và đáp ứng các cấp độ đào tạo khác nhau từ cấp lãnh đạo, cấp thừa hành và tác vụ trong suốt quá trình hoạt động của một mô hình franchise, đặc biệt khi khởi động điểm bán cho người nhận quyền mới, hoặc hệ thống đào tạo liên tục cho những người nhận quyền. - Người nhận quyền: + Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhiều mô hình franchise. Nếu một người nhận quyền không phải là người quản lý nhân sự giỏi, họ nên chọn lựa một mô hình franchise được điều hành bởi một vài nhân sự giỏi hoặc thuê một người có đủ kỹ năng để giám sát và cổ động người khác. + Đánh giá thấp cam kết cần thiết hoặc tạo kỳ vọng không phù hợp. Người nhận quyền luôn phải ở tư thế làm việc chăm chỉ hơn trước đó khi tham gia vận hành hệ thống franchise. Người nhận quyền cần cam kết đầy đủ và tham gia cải tiến hoạt động hằng ngày tối thiểu trong suốt thời gian 12 tháng. Điều này đảm bảo thời gian cần thiết để người nhận quyền hiểu rõ quy trình hoạt động và đạt được những trải nghiệm cần thiết để vận hành mô hình franchise thành công (đặc biệt khi người nhận quyền xuất thân từ ngành nghề khác) trước khi cân nhắc phân công nhiệm vụ cho đội ngũ nhân viên. + Thiếu vốn lưu động. Người nhận quyền có thể đánh giá thấp chi phí hoạt động và vốn cần thiết để thu được lợi nhuận. Việc khởi động kinh doanh chậm chạp do thiếu vốn có thể gây ảnh hưởng không tốt để hoạt động kinh doanh franchise. Vì thế, người nhận quyền nên bổ sung nguồn vốn hỗ trợ như một khoản tiền ưu tiên để khởi sự hệ thống. + Triển khai không nhất quán với quy trình và tiêu chuẩn Một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ mô hình franchise nào chính là sự nhất quán của hoạt động trong suốt mạng lưới franchise. Tính nhất quán này dựa vào quy trình và tiêu chuẩn của người nhượng quyền như đã quy định trong cẩm nang hoạt động và thỏa thuận hợp tác các bên. Chủ đề : vấn đề bảo vệ thương hiệu Việt trên thị trường thế giới 1 Tình trạng mất thương hiệu Việt ở thị trường thế giới: Thực tế cho thấy càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thương hiệu hàng hóa Việt Nam càng tỏ ra lép vế trước các thương hiệu nước ngoài trên chính thị trường nội địa và phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Các thương hiệu Việt cũng liên tục bị đối thủ cạnh tranh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rồi tự do khai thác thương hiệu “chiếm dụng” được trên thị trường thế giới, đẩy hàng hóa Việt Nam rơi vào tình trạng “vừa chập chững bước ra biển đã phải nhanh chóng lùi về sân nhà”. Thời gian qua, hàng loạt thương hiệu của Việt Nam xuất hiện tại thị trường nước ngoài đã bị “đánh cắp”. Đầu tiên phải kể đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Sau khi vượt qua rất nhiều khó khăn để bước đầu chen chân được vào thị trường Mỹ thì ngay lập tức thương hiệu này đã bị một thương hiệu cà phê Trung Nguyên (cũng với màu sắc và logo tương tự) của một công ty ở California đăng ký bảo hộ tại văn phòng sáng chế và bảo hộ Mỹ (USPTO), các thương hiệu khác cũng bị đánh cắp như: thương hiệu Petro Việt , thương hiệu Biti’s , Kẹo dừa Bến Tre, Vinataba, Duylợi, Sabeco…Gần đây nhất, hai nhãn hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” và “Buôn Ma Thuột cà phê 1896” đã bị Công ty TNHH Cà phê Quảng Châu - Buôn Ma Thuột đăng ký bảo hộ trong 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc trong 10 năm tới, các DN cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột của Việt Nam khó xuất khẩu vào Trung Quốc. 2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị đánh cắp thương hiệu: do hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế cho sản phẩm của mình trước khi tung ra thị trường quốc tế. Nhiều DN chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài hoặc nghĩ rằng mình chưa đủ lực để phát triển thị trường xuất khẩu. Các DN này vì lo lắng chạy theo các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận nên không quan tâm đến yếu tố quan trọng nhất, đó là bảo vệ thương hiệu. Chỉ khi có tranh chấp xảy ra, họ mới sực tỉnh thì “sự đã rồi”. 3 Hậu quả nếu không bảo vệ thương hiệu: Xây dựng thương hiệu đã khó song việc đòi lại các thương hiệu đã mất còn khó khăn hơn nhiều. Mất thương hiệu đồng nghĩa với việc mất thị trường. Khi mất quyền sở hữu nhãn hiệu, doanh nghiệp không chỉ mất thị trường, hàng thật biến thành hàng giả vì nhãn hiệu của mình đã được bảo hộ bởi một đơn vị khác... mà còn ảnh hưởng lâu dài tới uy tín. 4 cần làm gì để bảo hộ thương hiệu trên thị trường quốc tế: một nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam thì chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Để được bảo hộ ở một nước khác, nhãn hiệu phải được đăng ký hoặc sử dụng ở nước đó (tùy thuộc vào luật pháp của nước đó quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu). Khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ra nước ngoài, nếu như DN muốn đăng ký vào một lãnh thổ nhất định, DN đó có thể đăng ký trực tiếp vào lãnh thổ đó mà không cần qua một tổ chức quốc tế. Trường hợp DN muốn đăng ký ra một loạt các nước ở một châu lục nào đó thì DN nên đăng ký thông qua các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 5 Sự cần thiết phải bảo hộ thương hiệu ở thị trường quốc tế: Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho phép doanh nghiệp có thể tối đa hóa sự khác biệt của sản phẩm, quảng cáo và tiếp thị để từ đó nâng cao khả năng nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp tại các thị trường quốc tế đồng thời thiết lập mối liên hệ trực tiếp với khách hàng nước ngoài” ... trọng nhất, bảo vệ thương hiệu Chỉ có tranh chấp xảy ra, họ sực tỉnh “sự rồi” Hậu không bảo vệ thương hiệu: Xây dựng thương hiệu khó song việc đòi lại thương hiệu khó khăn nhiều Mất thương hiệu đồng... giới, thương hiệu hàng hóa Việt Nam tỏ lép vế trước thương hiệu nước thị trường nội địa phải vào thị trường giới thông qua trung gian gia công cho thương hiệu tiếng nước Các thương hiệu Việt liên... quy trình tiêu chuẩn người nhượng quyền quy định cẩm nang hoạt động thỏa thuận hợp tác bên Chủ đề : vấn đề bảo vệ thương hiệu Việt thị trường giới Tình trạng thương hiệu Việt thị trường giới: Thực

Ngày đăng: 21/10/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan