1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HSG Môn Sử 12: Đề thi số 20

2 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 11,32 KB

Nội dung

Câu 12. Bốn thắng lợi quân sự nào của quân và dân miền Nam có ý nghĩa đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam? Hãy giải thích vì sao? a. Thắng lợi cơ bản phá sản hoàn toàn chiến lược chiến tranh đơn phương là phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960). – Đối với Mĩ – Diệm: giáng đòn nặng nề về chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm. Buộc Mĩ phải chuyển sang hình thức chiến lược Chiến tranh Đặc biệt ngay sau đó 1961. – Về phía ta: đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiên công. Từ khí thế đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mĩ – Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản… b. Các trận làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt là: chiến dịch Đông – Xuân 1964 – 1965, tiêu biểu là trận Bình Giã (2/12/1964). – Sau Ấp Bắc đã chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ – ngụy; và giấy lên phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công trên toàn miền Nam. Quân giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên ngày càng đánh lớn nhất là từ cuối năm 1964. – Chiến thắng Bình Giã (12/1964), đã loại khỏi vòng chiến đấu 1700 tên địch (có 60 cố vấn Mĩ), phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, tạo đà cho quân và dân miền Nam liên tiếp phản công và giành thắng lợi. – Năm 1965, Mĩ buộc phải chấm dứt Chiến tranh đặc biệt và chấp nhận thất bại hoàn toàn. Chứng tỏ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta và sự trưởng thành của quân và dân miền Nam. c. Chiến tranh cục bộ: Thắng lợi quyết định: Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ; buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa chiến tranh” (tức thừa nhận thất bại trong chiến tranh cục bộ) và chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến bàn Hội nghị Pari đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. d. Việt Nam hóa chiến tranh: Thắng lợi quyết định: cuộc tiến công chiến lược năm 1972, mở ra bước ngoặc của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và chính sách chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa lại chiến tranh”, tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.  Câu 13. Trình bày mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954. Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ? a) Mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954: – Thực tế lịch sử nước ta đã chứng minh rằng: chỉ có đánh tan ý chí xâm lược  của  kẻ địch thì chúng mới chịu thương lượng thực sự để chấm dứt chiến tranh,  lập lại hòa bình. Thắng lợi ở bàn hội nghị, chỉ có thể đạt được khi chúng ta có thực lực, ta đã mạnh, đã thắng, đã đè bẹp được ý chí xâm lược của kẻ thù. – Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang đi đến hồi kết thúc, ta và Pháp tiến hành đàm phán ở Giơnevơ. Tuy nhiên do thái độ của Pháp vẫn chưa từ bỏ ý chí xâm lược, nên chúng không thành thật đàm phán… Chỉ đến khi thất bại ở Điện Biên Phủ, ý chí xâm lược bị đánh tan, Pháp mới chịu kí kết với ta Hiệp định Giơnevơ. – Do vậy, thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ có tác dụng quyết định đối đối với thắng lợi của nhân dân ta trong Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương 1954. – Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi trong Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kì của nhân dân ta chống đế quốc Pháp và sự can thiệp của Mĩ, mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử dân tộc. b) Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ 1954: – Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. – Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trước hết là ở châu Á, châu Phi, góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc. – Nêu tấm gương về chống chủ nghĩa thực dân, một dân tộc đất không rộng  người không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối  quân sự chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ quốc tế thì hoàn toàn có khả năng đánh bại một đế quốc hùng mạnh. – Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

Câu 12. Bốn thắng lợi quân sự nào của quân và dân miền Nam có ý nghĩa đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam? Hãy giải thích vì sao? a. Thắng lợi cơ bản phá sản hoàn toàn chiến lược chiến tranh đơn phương là phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960). – Đối với Mĩ – Diệm: giáng đòn nặng nề về chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm. Buộc Mĩ phải chuyển sang hình thức chiến lược Chiến tranh Đặc biệt ngay sau đó 1961. – Về phía ta: đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiên công. Từ khí thế đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mĩ – Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản… b. Các trận làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt là: chiến dịch Đông – Xuân 1964 – 1965, tiêu biểu là trận Bình Giã (2/12/1964). – Sau Ấp Bắc đã chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ – ngụy; và giấy lên phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công trên toàn miền Nam. Quân giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên ngày càng đánh lớn nhất là từ cuối năm 1964. – Chiến thắng Bình Giã (12/1964), đã loại khỏi vòng chiến đấu 1700 tên địch (có 60 cố vấn Mĩ), phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, tạo đà cho quân và dân miền Nam liên tiếp phản công và giành thắng lợi. – Năm 1965, Mĩ buộc phải chấm dứt Chiến tranh đặc biệt và chấp nhận thất bại hoàn toàn. Chứng tỏ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta và sự trưởng thành của quân và dân miền Nam. c. Chiến tranh cục bộ: Thắng lợi quyết định: Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ; buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa chiến tranh” (tức thừa nhận thất bại trong chiến tranh cục bộ) và chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến bàn Hội nghị Pari đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. d. Việt Nam hóa chiến tranh: Thắng lợi quyết định: cuộc tiến công chiến lược năm 1972, mở ra bước ngoặc của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và chính sách chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa lại chiến tranh”, tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 13. Trình bày mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954. Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ? a) Mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954: – Thực tế lịch sử nước ta đã chứng minh rằng: chỉ có đánh tan ý chí xâm lược của kẻ địch thì chúng mới chịu thương lượng thực sự để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Thắng lợi ở bàn hội nghị, chỉ có thể đạt được khi chúng ta có thực lực, ta đã mạnh, đã thắng, đã đè bẹp được ý chí xâm lược của kẻ thù. – Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang đi đến hồi kết thúc, ta và Pháp tiến hành đàm phán ở Giơnevơ. Tuy nhiên do thái độ của Pháp vẫn chưa từ bỏ ý chí xâm lược, nên chúng không thành thật đàm phán… Chỉ đến khi thất bại ở Điện Biên Phủ, ý chí xâm lược bị đánh tan, Pháp mới chịu kí kết với ta Hiệp định Giơnevơ. – Do vậy, thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ có tác dụng quyết định đối đối với thắng lợi của nhân dân ta trong Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương 1954. – Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi trong Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kì của nhân dân ta chống đế quốc Pháp và sự can thiệp của Mĩ, mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử dân tộc. b) Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ 1954: – Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. – Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trước hết là ở châu Á, châu Phi, góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc. – Nêu tấm gương về chống chủ nghĩa thực dân, một dân tộc đất không rộng người không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ quốc tế thì hoàn toàn có khả năng đánh bại một đế quốc hùng mạnh. – Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

Ngày đăng: 21/10/2015, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w