1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HSG Môn Sử 12: Đề thi số 17

2 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 10,11 KB

Nội dung

Câu 1. Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. + Giống nhau : – Cả hai đều là những trận đánh lớn nhất mà Pháp và Mĩ đều hy vọng sẽ đánh bại ta, để kết thúc các cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp và Mĩ… – Cả hai đều là những thắng lợi to lớn nhất của ta, là những đòn quyết định buộc Pháp và Mĩ phải ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh (Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973)… + Khác nhau : – Điện Biên Phủ 1954 diễn ra ở Điện Biên Phủ (Lai Châu), ta chủ động mở chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp… – “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trên bầu trời miền Bắc, là trận đánh ta đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của Mĩ… – Điện Biên Phủ năm 1954 là thắng lợi có tính quyết định trên mặt trận quân sự của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ 1954… – “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi có tính quyết định trên mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng bắn phá miền Bắc và ký Hiệp định Pari năm 1973 rút quân về nước… Câu 2. Nêu và nhận xét nhiệm vụ cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 – 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941). a) Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên – Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư  sản thì lợi dụng hoặc trung lập. – Nhận xét:  + Hội nghị đã thấy rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp trong xã hội Việt Nam thuộc địa, xác định đúng vai trò, vị trí của từng giai cấp, tầng lớp. + Phát huy sức mạnh dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. b) Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương với bản Luận cương chính trị tháng 10 – 1930: – Xác định động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân. – Nhận xét:  + Đã xác định được động lực cách mạng, nhưng không đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.  + Đây là điểm khác với Cương lĩnh chính trị đầu tiên và cũng là hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930. c) Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương – Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, đổi tên các Hội Phản đế thành Hội Cứu quốc, nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp, giai cấp và cá nhân yêu nước. – Nhận xét: + Chủ trương trên đã huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc thực hiện nhiệm vụ số một là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do.  + Khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 và khẳng định chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, góp phần trực tiếp đưa Cách mạng tháng Tám đến thành công.a

Trang 1

Câu 1 Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972

+ Giống nhau :

– Cả hai đều là những trận đánh lớn nhất mà Pháp và Mĩ đều hy vọng sẽ đánh bại ta, để kết thúc các cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp và Mĩ…

– Cả hai đều là những thắng lợi to lớn nhất của ta, là những đòn quyết định buộc Pháp và Mĩ phải ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh (Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973)…

+ Khác nhau :

– Điện Biên Phủ 1954 diễn ra ở Điện Biên Phủ (Lai Châu), ta chủ động mở chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp…

– “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trên bầu trời miền Bắc, là trận đánh ta đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của Mĩ…

– Điện Biên Phủ năm 1954 là thắng lợi có tính quyết định trên mặt trận quân sự của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ 1954…

– “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi có tính quyết định trên mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng bắn phá miền Bắc và ký Hiệp định Pari năm 1973 rút quân về nước…

Câu 2 Nêu và nhận xét nhiệm vụ cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 – 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941)

a) Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên

– Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập

– Nhận xét:

+ Hội nghị đã thấy rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp trong xã hội Việt Nam thuộc địa, xác định đúng vai trò, vị trí của từng giai cấp, tầng lớp

+ Phát huy sức mạnh dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc

b) Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương với bản Luận cương chính

trị tháng 10 – 1930:

– Xác định động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân

– Nhận xét:

+ Đã xác định được động lực cách mạng, nhưng không đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai

Trang 2

+ Đây là điểm khác với Cương lĩnh chính trị đầu tiên và cũng là hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 c) Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

– Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, đổi tên các Hội Phản đế thành Hội Cứu quốc, nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp, giai cấp và cá nhân yêu nước

– Nhận xét:

+ Chủ trương trên đã huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc thực hiện nhiệm vụ số một là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do

+ Khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 và khẳng định chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh

chính trị đầu tiên của Đảng, góp phần trực tiếp đưa Cách mạng tháng Tám đến thành công.a

Ngày đăng: 21/10/2015, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w