1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài 21: Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần 2 của Mĩ ( 1972-1973)

1 3,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 10,71 KB

Nội dung

Soạn bài online – Ôn thi môn Lịch Sử Việt Nam BÀI 21: MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI, CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA MĨ (1969 – 1973) 1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế (1969 – 1972). Sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhân dân miền Bắc đã ra sức thi đua học tập, lao động sản xuẩt để khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội: Trong nông nghiệp: Các hợp tác xã tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật thâm cạnh, tăng vụ, nhiều giống lúa mới được đưa vào trồng trên diện tích rộng. Năng suất lúa tăng nhanh, có hợp tác xã đạt 6.7 tấn/ha/năm. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968; năm 1972, mặc dù bị thiên tai, mất mùa nhưng sản lượng vẫn tăng gần 30 vạn tấn so với năm 1968. Trong công nghiệp: nhanh chóng khôi phục những cơ sở công nghiệp ở Trung ương và địa phương do chiến tranh tàn phá. Trong giai đoạn này, nhà máy thủy điện đầu tiên của nước ta là nhà máy Thác Bà (Yên Bái) đã khánh thành và đưa vào sử dụng vào tháng 10/1971; các ngành công nghiệp quan trọng như điện, than, cơ khí, vật liệu xây dựng…. Đều có bước phát triển. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1970 vượt kế hoạch 2,5%. Trong lĩnh vực giao thông vận tải: trong một thời gian ngắn, các tuyến giao thông quan trọng, hệ thống cầu, phà từ Lạng Sơn đến Vĩnh Linh (Quảng trị) được khai thông, khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt và vượt mức trước chiến tranh phá hoại. Trong lĩnh vực văn hoá – giáo dục, y tế: Năm học 1965 – 1966, toàn miền Bắc có 4,9 triệu người đi học, đến năm 1971 – 1973, lên đến 6 triệu; trung bình 1 vạn dân có 2500 học sinh và 61 sinh viên đại học. Các cơ sở khám chữa bệnh được khôi phục và xây dựng mới, số bệnh viện tăng từ 252 (năm 1965) lên 431 (năm 1971), tỉ lệ bác sĩ/ 1 vạn dân đạt 11/10.000.   2. Chi viện cho miền Nam Năm 1969, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua tuyến đường 559 đạt 170.000 tấn, tăng 29% so với năm 1968; hơn 80.000 quân cũng được điều động vào chi viện cho các chiến trường miền Nam trong năm này. Tháng 6/1970, Bộ chính trị quyết định thành lập Hội đồng chi viện tiền tuyến Trung ương trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Hội đồng có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức, huy động sức mạnh của hậu phương miền Bắc, chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam và Lào, Campuchia. Trong năm 1970, 1971, miền Bắc đã tiếp tục đưa thêm 195.000 quân vào chiến trường miền Nam cùng với một khối lượng lớn vật chất, phương tiện phục vụ chiến tranh. Đầu năm 1972, giữa lúc nhân dân miền Bắc đang khẩn trương thực hiện kế hoạch nhà nước và đạt được nhiều thành tựu quan trọng thì đế quốc Mĩ lại gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2.   3. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần II của Mĩ (1972 – 1973) Sau cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta ở miền Nam, Nich – xơn ra lệnh ném bom, bắn phá trở lại miền Bắc và ồ ạt tham chiến ở miền Nam nhằm cứu vãn tình thế. Ngày 06/4/1972, Mĩ đã cho không quân và hải quân đánh phá một số nơi thuộc khu IV cũ. Ngày 16/4/1972 Nich – xơn tuyên bố chính thức mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2. Miền Bắc đã nhanh chóng chuyển mọi hoạt động sang thời chiến. Các lực lượng vũ trang nhân dân của ta đã được chuẩn bị trước và luôn trong tư thế thế sẵn sàng chiến đấu. Nhờ vậy, quân dân miền Bắc đã chủ động, lập tức chống trả địch ngay từ trận đầu.  Chỉ trong vòng 1 tháng (6/4 – 8/5/1972), ta đã bắn rơi 90 máy bay địch, bắn cháy 20 tàu chiến và bắt sống nhiều giặc lái; đồng thời vẫn đảm bảo thông suốt các tuyến đường chiến lược chi viện cho tiền tuyến. Từ ngày 18 đến hết ngày 29/12/1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác ở miền Bắc nước ta. Với cách đánh linh hoạt, sáng tạo, ngay trong đêm đầu tiên địch bắn phá, ta đã hạ 3 chiếc B52. Tổng cộng trong suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972, ta đã hạ 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F111, 21 máy bay F4, 12 máy bay A7, 1 máy bay F105, 4 máy bay A6, bắt sống 44 giặc lái, bắn chìm và phá hỏng 9 tàu chiến. Do bị thiệt hại quá nặng nề, ngày 15/1/1973, Mĩ tuyên bố ngưng hoàn toàn các hoạt động chống phá miền Bắc để kí kết hiệp định Pari. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 2 của nhân dân miền Bắc kết thúc thắng lợi.

Soạn bài online – Ôn thi môn Lịch Sử Việt Nam BÀI 21: MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI, CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA MĨ (1969 – 1973) 1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế (1969 – 1972). Sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhân dân miền Bắc đã ra sức thi đua học tập, lao động sản xuẩt để khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội: Trong nông nghiệp: Các hợp tác xã tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật thâm cạnh, tăng vụ, nhiều giống lúa mới được đưa vào trồng trên diện tích rộng. Năng suất lúa tăng nhanh, có hợp tác xã đạt 6.7 tấn/ha/năm. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968; năm 1972, mặc dù bị thiên tai, mất mùa nhưng sản lượng vẫn tăng gần 30 vạn tấn so với năm 1968. Trong công nghiệp: nhanh chóng khôi phục những cơ sở công nghiệp ở Trung ương và địa phương do chiến tranh tàn phá. Trong giai đoạn này, nhà máy thủy điện đầu tiên của nước ta là nhà máy Thác Bà (Yên Bái) đã khánh thành và đưa vào sử dụng vào tháng 10/1971; các ngành công nghiệp quan trọng như điện, than, cơ khí, vật liệu xây dựng…. Đều có bước phát triển. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1970 vượt kế hoạch 2,5%. Trong lĩnh vực giao thông vận tải: trong một thời gian ngắn, các tuyến giao thông quan trọng, hệ thống cầu, phà từ Lạng Sơn đến Vĩnh Linh (Quảng trị) được khai thông, khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt và vượt mức trước chiến tranh phá hoại. Trong lĩnh vực văn hoá – giáo dục, y tế: Năm học 1965 – 1966, toàn miền Bắc có 4,9 triệu người đi học, đến năm 1971 – 1973, lên đến 6 triệu; trung bình 1 vạn dân có 2500 học sinh và 61 sinh viên đại học. Các cơ sở khám chữa bệnh được khôi phục và xây dựng mới, số bệnh viện tăng từ 252 (năm 1965) lên 431 (năm 1971), tỉ lệ bác sĩ/ 1 vạn dân đạt 11/10.000. 2. Chi viện cho miền Nam Năm 1969, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua tuyến đường 559 đạt 170.000 tấn, tăng 29% so với năm 1968; hơn 80.000 quân cũng được điều động vào chi viện cho các chiến trường miền Nam trong năm này. Tháng 6/1970, Bộ chính trị quyết định thành lập Hội đồng chi viện tiền tuyến Trung ương trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Hội đồng có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức, huy động sức mạnh của hậu phương miền Bắc, chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam và Lào, Campuchia. Trong năm 1970, 1971, miền Bắc đã tiếp tục đưa thêm 195.000 quân vào chiến trường miền Nam cùng với một khối lượng lớn vật chất, phương tiện phục vụ chiến tranh. Đầu năm 1972, giữa lúc nhân dân miền Bắc đang khẩn trương thực hiện kế hoạch nhà nước và đạt được nhiều thành tựu quan trọng thì đế quốc Mĩ lại gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2. 3. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần II của Mĩ (1972 – 1973) Sau cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta ở miền Nam, Nich – xơn ra lệnh ném bom, bắn phá trở lại miền Bắc và ồ ạt tham chiến ở miền Nam nhằm cứu vãn tình thế. Ngày 06/4/1972, Mĩ đã cho không quân và hải quân đánh phá một số nơi thuộc khu IV cũ. Ngày 16/4/1972 Nich – xơn tuyên bố chính thức mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2. Miền Bắc đã nhanh chóng chuyển mọi hoạt động sang thời chiến. Các lực lượng vũ trang nhân dân của ta đã được chuẩn bị trước và luôn trong tư thế thế sẵn sàng chiến đấu. Nhờ vậy, quân dân miền Bắc đã chủ động, lập tức chống trả địch ngay từ trận đầu. Chỉ trong vòng 1 tháng (6/4 – 8/5/1972), ta đã bắn rơi 90 máy bay địch, bắn cháy 20 tàu chiến và bắt sống nhiều giặc lái; đồng thời vẫn đảm bảo thông suốt các tuyến đường chiến lược chi viện cho tiền tuyến. Từ ngày 18 đến hết ngày 29/12/1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác ở miền Bắc nước ta. Với cách đánh linh hoạt, sáng tạo, ngay trong đêm đầu tiên địch bắn phá, ta đã hạ 3 chiếc B52. Tổng cộng trong suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972, ta đã hạ 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F111, 21 máy bay F4, 12 máy bay A7, 1 máy bay F105, 4 máy bay A6, bắt sống 44 giặc lái, bắn chìm và phá hỏng 9 tàu chiến. Do bị thiệt hại quá nặng nề, ngày 15/1/1973, Mĩ tuyên bố ngưng hoàn toàn các hoạt động chống phá miền Bắc để kí kết hiệp định Pari. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 2 của nhân dân miền Bắc kết thúc thắng lợi.

Ngày đăng: 21/10/2015, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w