Đề bài: Trình bày tóm tắt tiểu sử Phan Bội Châu. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và của Phan Châu Trinh có gì giống và khác nhau ? Gợi ý: Tóm tắt tiểu sử Phan Bội Châu. Sinh năm 1867, tên cũ là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam. Gia đình nhà nho nghèo ở Nam Đàn. 16 tuổi đỗ đầu xứ; 17 tuổi viết hịch Bình Tây thu Bắc; 33 tuổi đỗ đầu kì thi Hương ở Nghệ An. 1904-1908: Lập hội Duy tân, sang Nhật cầu viện, tổ chức phong trào Đông Du. 1912-1918: Thành lập và lãnh đạo Việt Nam Quang phục hội. 1920-1925: Đến với Cách mạng tháng Mười Nga. Bị bắt ở Thượng Hải. 1925-1940: Ông già bến Ngự, bị giam lỏng ở Huế. Giống nhau về mục đích cách mạng: Kết hợp cứu nước với duy tân, giành độc lập đồng thời giành quyền tự do dân chủ cho nhân dân và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Khác nhau về việc xác định mục tiêu trước mắt và biện pháp thực hiện. – Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để duy tân, phát triển đất nước. – Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ. Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.
Trang 1Đề bài: Trình bày tóm tắt tiểu sử Phan Bội Châu Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và của Phan Châu Trinh có
gì giống và khác nhau ?
Gợi ý:
1. Tóm tắt tiểu sử Phan Bội Châu
• Sinh năm 1867, tên cũ là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam Gia đình nhà nho nghèo ở Nam Đàn
• 16 tuổi đỗ đầu xứ; 17 tuổi viết hịch Bình Tây thu Bắc; 33 tuổi đỗ đầu kì thi Hương ở Nghệ An
• 1904-1908: Lập hội Duy tân, sang Nhật cầu viện, tổ chức phong trào Đông Du
• 1912-1918: Thành lập và lãnh đạo Việt Nam Quang phục hội
• 1920-1925: Đến với Cách mạng tháng Mười Nga Bị bắt ở Thượng Hải
• 1925-1940: Ông già bến Ngự, bị giam lỏng ở Huế
2. Giống nhau về mục đích cách mạng: Kết hợp cứu nước với duy tân, giành độc lập đồng thời giành quyền tự do
dân chủ cho nhân dân và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa
3. Khác nhau về việc xác định mục tiêu trước mắt và biện pháp thực hiện
– Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc Đó là điều kiện tiên
quyết để duy tân, phát triển đất nước
– Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.