1. Khái niệm truyện ngắn Nhận diện thể loại truyện ngắn cũng như sáng tạo về thể loại truyện ngắn là một nỗ lực liên tục cho cả người sáng tác và giới nghiên cứu phê bình. Từ W. Gớt thế kỷ XVII cho đến Sêkhốp, từ Lỗ Tấn đến Môpatxăng, từ Antônốp thế kỷ XIX -XX, đến Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên… họ đã đưa ra những cách phân biệt khác nhau. Các khái niệm thường xoáy vào bình diện chính: dung lượng, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ… để khái quát thành đặc trưng. Người cho truyện ngắn là một “khoảnh khắc”, một “trường hợp”, người nhấn mạnh vào nhân vật, vào tính súc tích của chi tiết, cô đúc của ngôn từ… Ở phần chủ yếu, chúng ta có thể hình dung: truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó. 2. Khái niệm và vai trò của tình huống truyện Theo Hêghen, nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức (1770- 1831) trong tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã dành nhiều trang viết về tình huống: “Nói chung tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa…Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” và “…những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, H. 1994, tr. 258). Như vậy, tình huống còn được gọi là tình thế và các nhà văn Việt Nam quen dùng tình thế hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ”. (Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh niên, H. 2000, tr. 44). Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt […] Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày”. (Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn – những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB ĐHQGHN, H. 2000, tr. 114). Từ một số ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau: Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. 3. Phân loại tình huống Hiện nay, còn nhiều cách phân loại tình huống khác nhau: Cơ bản có 3 cách phân loại như sau: Cách thứ nhất: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống kịch; Tình huống tâm trạng; Tình huống tượng trưng. Cách thứ hai: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống thắt nút; Tình huống tương phản; Tình huống luận đề. Cách thứ ba: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống hành động; Tình huống tâm trạng; Tình huống nhận thức. Trong ba cách phân loại trên, thì cách phân loại thứ 3 có lẽ dễ tiếp nhận, phù hợp với giáo viên và học sinh THPT. Theo cách phân loại này, thì ba loại tình huống nêu trên tạm thời được TS Chu Văn Sơn phân biệt như sau: – Tình huống hành động: Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật: Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn giàu kịch tính. – Tình huống tâm trạng: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là: con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính…) ít được quan tâm. Và vì thế, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn trữ tình. – Tình huống nhận thức: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường: đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là: nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác c hủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệucơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chiêm nghiệm,… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá vậy. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận. Sự phân loại như trên là tương đối. Trong thực tế, các dạng ấy đều ít nhiều có tính pha tạp chứ không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả. Viêc nhận diện chỉ dựa vào sự nổi trội của yếu tố nào đó. 4. Phương pháp tiếp cận tình huống Theo TS. Chu Văn Sơn, quy trình tiếp cận tình huống gồm các bước sau: 4.1. Xác định tình huống truyện : -Đặt câu hỏi: Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này? Hay sự kiện bao trùm nào đã giúp tác giả dựng lên toàn bộ truyện ngắn này?… -Tổng hợp các tình tiết: Lướt qua những tình tiết chính và xác định một trong các tình tiết ấy đóng vai trò bao trùm, chi phối quán xuyến toàn truyện, hay chúng chỉ là những thành tố nối kết với nhau để làm thành một sự kiện lớn hơn, sự kiện ấy mới trùm lên tất cả? -Tìm tên gọi để định danh. Đây là khâu khá then chốt, chưa tìm được tên thích hợp thì xem như tình huống vẫn còn nằm ngoài tầm tay của ta vậy. 4.2. Phân tích tình huống: Cần phân tích trên các bình diện cơ bản sau: -Diện mạo của tình huống (bình diện không gian) -Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian) -Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn) 4.3. Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống: Thông điệp thẩm mĩ mà tình huống chứa đựng -Về quan niệm: Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ ? -Về cảm xúc: Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ? 5. Giảng dạy một số tác phẩm truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện Khi giảng dạy một tác phẩm truyện ngắn, sau phần Giới thiệu chung (giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả; giới thiệu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm), trong phần Đọc – hiểu văn bản, tôi thường hướng dẫn học tìm hiểu về tình huống truyện. Xuất phát từ tình huống truyện, tôi khai thác tác phẩm về các khía cạnh: nhân vật, kết cấu, nghệ thuật trần thuật,… Từ đó, tôi hướng dẫn học sinh rút ra được chủ đề tác phẩm. 5.1. Tình huống truyện Vợ nhặt- Kim Lân 5.2. Tình huống truyện Những đứa con trong gia đình 5.3.Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa 5.4. Tình huống truyện Chữ người tử tù
Trang 11 Khái niệm truyện ngắn
Nhận diện thể loại truyện ngắn cũng như sáng tạo về thể loại truyện ngắn là một nỗ lực liên tục cho cả người sáng tác và giới nghiên cứu phê bình
Từ W Gớt thế kỷ XVII cho đến Sêkhốp, từ Lỗ Tấn đến Môpatxăng, từ Antônốp thế kỷ XIX -XX, đến Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên… họ đã đưa ra những cách phân biệt khác nhau Các khái niệm thường xoáy vào bình diện chính: dung lượng, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ… để khái quát thành đặc trưng Người cho truyện ngắn là một “khoảnh khắc”, một “trường hợp”, người nhấn mạnh vào nhân vật, vào tính súc tích của chi tiết, cô đúc của ngôn từ… Ở phần chủ yếu, chúng ta có thể hình dung: truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó
2 Khái niệm và vai trò của tình huống truyện
Theo Hêghen, nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức (1770- 1831) trong tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã dành nhiều trang viết về tình huống: “Nói chung tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định
Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa…Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” và “…những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, H 1994, tr 258) Như vậy, tình huống còn được gọi là tình thế và các nhà văn Việt Nam quen dùng tình thế hơn là tình huống Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ” (Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh niên, H 2000, tr 44) Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt […] Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm
bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày” (Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn – những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB ĐHQGHN, H 2000, tr 114)
Từ một số ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau: Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất
3 Phân loại tình huống
Hiện nay, còn nhiều cách phân loại tình huống khác nhau: Cơ bản có 3 cách phân loại như sau:
Cách thứ nhất: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống kịch; Tình huống tâm trạng; Tình huống tượng trưng Cách thứ hai: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống thắt nút; Tình huống tương phản; Tình huống luận đề Cách thứ ba: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống hành động; Tình huống tâm trạng; Tình huống nhận thức
Trong ba cách phân loại trên, thì cách phân loại thứ 3 có lẽ dễ tiếp nhận, phù hợp với giáo viên và học sinh THPT Theo cách phân loại này, thì ba loại tình huống nêu trên tạm thời được TS Chu Văn Sơn phân biệt như sau:
– Tình huống hành động: Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có
thể giải quyết bằng hành động Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật: Nhân vật hành động Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm Do
đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn giàu kịch tính
– Tình huống tâm trạng: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một
biến động nào đó trong thế giới tình cảm Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là: con người tình cảm Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính…) ít được quan tâm Và vì thế, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện:
– Tình huống nhận thức: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường:
đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là: nhân vật tư tưởng Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác c hủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó Chất liệucơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết,
Trang 2chiêm nghiệm,… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá vậy Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận
Sự phân loại như trên là tương đối Trong thực tế, các dạng ấy đều ít nhiều có tính pha tạp chứ không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả Viêc nhận diện chỉ dựa vào sự nổi trội của yếu tố nào đó
4 Phương pháp tiếp cận tình huống
Theo TS Chu Văn Sơn, quy trình tiếp cận tình huống gồm các bước sau:
4.1 Xác định tình huống truyện :
-Đặt câu hỏi: Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này? Hay sự kiện bao trùm nào đã giúp tác giả dựng lên toàn bộ truyện ngắn này?…
-Tổng hợp các tình tiết: Lướt qua những tình tiết chính và xác định một trong các tình tiết ấy đóng vai trò bao trùm, chi phối quán xuyến toàn truyện, hay chúng chỉ là những thành tố nối kết với nhau để làm thành một sự kiện lớn hơn, sự kiện ấy mới trùm lên tất cả?
-Tìm tên gọi để định danh Đây là khâu khá then chốt, chưa tìm được tên thích hợp thì xem như tình huống vẫn còn nằm
4.2 Phân tích tình huống: Cần phân tích trên các bình diện cơ bản sau:
-Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn)
4.3 Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống: Thông điệp thẩm mĩ mà tình huống chứa đựng
-Về quan niệm: Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ ? -Về cảm xúc: Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ?
5 Giảng dạy một số tác phẩm truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện
Khi giảng dạy một tác phẩm truyện ngắn, sau phần Giới thiệu chung (giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả; giới thiệu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm), trong phần Đọc – hiểu văn bản, tôi thường hướng dẫn học tìm hiểu
về tình huống truyện Xuất phát từ tình huống truyện, tôi khai thác tác phẩm về các khía cạnh: nhân vật, kết cấu, nghệ thuật trần thuật,… Từ đó, tôi hướng dẫn học sinh rút ra được chủ đề tác phẩm
5.4 Tình huống truyện Chữ người tử tù