1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Soạn bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

3 728 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 24,43 KB

Nội dung

Soạn bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ I. Kiến thức cơ bản Đề bài 1: Phân tích bài thơ Hà Nội vắng em của nhà thơ Tê Hanh. Thế là Hà Nội vắng em Anh theo các phố đi tìm ngày qua Phố này bên cạnh vườn hoa Nhớ khi đón gió, quen mà chưa thân Phố này đêm ấy có trăng Cùng đi một đoạn nói bằng lặng im Phố này lại tưởng anh tìm bóng cây Ai đi các phố đó đây Thêm yêu Hà Nội vắng đầy cả em. 1. Tìm hiểu đề 1.1. Tác giả Tế Hanh - Sinh năm 1921 tại Đông Yên (Quảng Ngãi). Học Sơ học ở quê, sau đó ra Huế học ở trường Khải Định. - Là người tinh tế, sâu sắc. - Thơ Tế Hanh đưa người đọc vào một thế giới gần gũi, những kỉ niệm trong thơ ông dễ làm run động lòng người. - Tác phẩm tiêu biểu: Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Lời con đường quê, Ao ước, Hà Nội vắng em… 1.2. Việc trình bày bài thơ thành từng cặp lục bát có  ý nghĩa: Bài thơ được trình bày thành từng cặp lục bát một vừa thể hiện sự xa cách của anh và em, vừa thể hiện tâm trạng khắc khoải,  bồn chồn, không yên của chàng trai. 1.3. Từ được dùng nhiều trong bài thơ, ý nghĩa Từ được dùng nhiều nhất là từ phố. Mỗi khổ thơ có một từ phố như ghi lại dấu chân anh đi qua để tìm em, tìm về với kỉ niệm và hình bóng người yêu. Đó còn là cách đếm trong tâm trạng chia lìa và sự ngẩn ngơ, nuối tiếc khi trở lại với những cái quen thuộc ngày xưa. 1.4. Nội dung cảm xúc của các cặp lục bát 2, 3. 4. - Cặp thơ thứ 2: Kỉ niệm khi anh với em trong khung cảnh thiên nhiên đầy hương sắc. - Cặp thơ thứ 3: trở lại với con phố khi tình yêu đã đến nhưng không nói nên lời dù trong khung cảnh thơ mộng. - Cặp thơ thứ 4: Con phố trong hiện tại, khi anh đã xa em, Hà Nội vắng bóng em. 1.5. Đặc điểm nghệ thuật và sức hấp dẫn của bài tơ Bài thơ không có từ cổ Hán – Việt, từ mới, cũng như những hình ảnh mới lạ, nhưng bài thơ vẫn có sức hấp dẫn người đọc. Đó là tình cảm chân thành của nhân vật trữ tình, cùng thể thơ lục bát điêu luyện của tác giả. 2. Dàn ý - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ Hà Nội vắng em. - Thân bài: Sắp xếp các ý đã trình bày trong phần tìm hiểu để thành những luận điểm khái quát theo một trình tự hợp lí. - Kết luận: Đánh giá và nói lên suy nghĩ của em về bài thơ. Đề bài 2: Phân tích bốn câu trong bài Hoa cúc của nhà thơ Xuân Quỳnh 1. Tìm hiểu đề 1.1. Nhà thơ Xuân Quỳnh - Sinh ra ở Hà Đông (Hà Tây), lớn lên ở Hà Nội. - Trước khi làm nhà thơ, Xuân Quỳnh là một diễn viên múa tài năng, đã từng đi diễn ở nhiều nước trên thế giới. - Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn tha thiết gắn bó với đời, với người, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc. - Tác phẩm tiêu biểu: Tơ tằm – Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất… - Bốn câu trong bài thơ Hoa cúc: Thời gian đi màu hoa cũ về đâu? Nay trở lại vẫn như còn mới mẻ Bao mùa thi hoa vẫn vàng như thế Chỉ em là đã khác với em xưa. 1.2. Nội dung cơ bản của bốn câu thơ: - Hai câu đầu: Sự băn khoăn, thắc mắc về cái đã qua trong quá khứ, đồng thời khẳng định cái tươi mới, không thay đổi của tự nhiên, vạn vật. - Hai câu sau: Thể hiện quy luật của tự nhiên là sự tuần hoàn, trong khi tuổi trẻ của con người đã qua thì không bao giờ trở lại. - Xuân Quỳnh thể hiện một cách nhìn chân thành, tình cảm và sự cảm nhận của mình về sự trôi chảy của thời gian và sự đổi thay của cuộc đời. Cách thể hiện dù không mới song đã thể hiện được nét riêng của hồn thơ Xuân Quỳnh. 2. Dàn ý - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Hoa cúc. Bài thơ là ý thức của Xuân Quỳnh về mối quan hệ giữa sự hữu hạn của đời người với cái vô hạn của thời gian. - Thân bài: + Suy nghĩ, nhận thức và tâm trạng của Xuân Quỳnh trong bốn câu thơ. + Cách thể hiện mối quan hệ giữa cái vô hạn, tuần hoàn với cái hữu hạn không tuần hoàn trong bốn câu thơ. + Liên hệ với ý thơ tương tự của nhà thơ Xuân Diệu. - Kết luận: Cách cảm nhận và thể hiện về thời gian của Xuân Quỳnh thể hiện đặc sắc hồn thơ chị. II. Rèn luyện kĩ năng Đề bài: Bình luận hai câu thơ sau của Nguyễn Đình Chiểu:  Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm  Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. (Dương Từ - Hà Mậu) Gợi ý làm bài 1. Mở bài - Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí vốn là một quan niệm truyền thống trong văn học cổ. - Nguyễn Đình Chiểu đã kế thừa và phát huy cao độ quan điểm đó. 2. Thân bài - Giải thích khái niệm đạo: đạo đức, đạo lí nói chung của con người. - Đạo trong quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu không phải là cái gì mới lạ, xa vời mà trái lại rất gần gũi trong cuộc sống. Giữa lúc nước mất nhà tan, thì cái đạo quý nhất là cứu nước, cứu dân. Đạo lí ấy được chở bởi con thuyền văn chương, và con thuyền ấy không bao giờ đắm cho dù chở bao nhiêu đạo lí đi nữa. - Cũng như con thuyền chở đạo, ngòi bút chống giặc của các nhà thơ, nhà văn không bao giờ biết lùi bước trước sức mạnh của quân thù. - Dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu là quan niệm khá mới của Nguyễn Đình Chiểu. Đó chính là điểm sáng trong quan niệm của nhà thơ. 3. Kết luận - Hai câu thơ thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc và ý chí chiến đấu của Nguyễn Đình Chiểu. - Nhà thơ đã nói lên sứ mệnh cao cả của văn chương và người cầm bút trong cuộc đấu tranh chống các thế lực gian tà.

Soạn bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ I. Kiến thức cơ bản Đề bài 1: Phân tích bài thơ Hà Nội vắng em của nhà thơ Tê Hanh. Thế là Hà Nội vắng em Anh theo các phố đi tìm ngày qua Phố này bên cạnh vườn hoa Nhớ khi đón gió, quen mà chưa thân Phố này đêm ấy có trăng Cùng đi một đoạn nói bằng lặng im Phố này lại tưởng anh tìm bóng cây Ai đi các phố đó đây Thêm yêu Hà Nội vắng đầy cả em. 1. Tìm hiểu đề 1.1. Tác giả Tế Hanh - Sinh năm 1921 tại Đông Yên (Quảng Ngãi). Học Sơ học ở quê, sau đó ra Huế học ở trường Khải Định. - Là người tinh tế, sâu sắc. - Thơ Tế Hanh đưa người đọc vào một thế giới gần gũi, những kỉ niệm trong thơ ông dễ làm run động lòng người. - Tác phẩm tiêu biểu: Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Lời con đường quê, Ao ước, Hà Nội vắng em… 1.2. Việc trình bày bài thơ thành từng cặp lục bát có ý nghĩa: Bài thơ được trình bày thành từng cặp lục bát một vừa thể hiện sự xa cách của anh và em, vừa thể hiện tâm trạng khắc khoải, bồn chồn, không yên của chàng trai. 1.3. Từ được dùng nhiều trong bài thơ, ý nghĩa Từ được dùng nhiều nhất là từ phố. Mỗi khổ thơ có một từ phố như ghi lại dấu chân anh đi qua để tìm em, tìm về với kỉ niệm và hình bóng người yêu. Đó còn là cách đếm trong tâm trạng chia lìa và sự ngẩn ngơ, nuối tiếc khi trở lại với những cái quen thuộc ngày xưa. 1.4. Nội dung cảm xúc của các cặp lục bát 2, 3. 4. - Cặp thơ thứ 2: Kỉ niệm khi anh với em trong khung cảnh thiên nhiên đầy hương sắc. - Cặp thơ thứ 3: trở lại với con phố khi tình yêu đã đến nhưng không nói nên lời dù trong khung cảnh thơ mộng. - Cặp thơ thứ 4: Con phố trong hiện tại, khi anh đã xa em, Hà Nội vắng bóng em. 1.5. Đặc điểm nghệ thuật và sức hấp dẫn của bài tơ Bài thơ không có từ cổ Hán – Việt, từ mới, cũng như những hình ảnh mới lạ, nhưng bài thơ vẫn có sức hấp dẫn người đọc. Đó là tình cảm chân thành của nhân vật trữ tình, cùng thể thơ lục bát điêu luyện của tác giả. 2. Dàn ý - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ Hà Nội vắng em. - Thân bài: Sắp xếp các ý đã trình bày trong phần tìm hiểu để thành những luận điểm khái quát theo một trình tự hợp lí. - Kết luận: Đánh giá và nói lên suy nghĩ của em về bài thơ. Đề bài 2: Phân tích bốn câu trong bài Hoa cúc của nhà thơ Xuân Quỳnh 1. Tìm hiểu đề 1.1. Nhà thơ Xuân Quỳnh - Sinh ra ở Hà Đông (Hà Tây), lớn lên ở Hà Nội. - Trước khi làm nhà thơ, Xuân Quỳnh là một diễn viên múa tài năng, đã từng đi diễn ở nhiều nước trên thế giới. - Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn tha thiết gắn bó với đời, với người, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc. - Tác phẩm tiêu biểu: Tơ tằm – Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất… - Bốn câu trong bài thơ Hoa cúc: Thời gian đi màu hoa cũ về đâu? Nay trở lại vẫn như còn mới mẻ Bao mùa thi hoa vẫn vàng như thế Chỉ em là đã khác với em xưa. 1.2. Nội dung cơ bản của bốn câu thơ: - Hai câu đầu: Sự băn khoăn, thắc mắc về cái đã qua trong quá khứ, đồng thời khẳng định cái tươi mới, không thay đổi của tự nhiên, vạn vật. - Hai câu sau: Thể hiện quy luật của tự nhiên là sự tuần hoàn, trong khi tuổi trẻ của con người đã qua thì không bao giờ trở lại. - Xuân Quỳnh thể hiện một cách nhìn chân thành, tình cảm và sự cảm nhận của mình về sự trôi chảy của thời gian và sự đổi thay của cuộc đời. Cách thể hiện dù không mới song đã thể hiện được nét riêng của hồn thơ Xuân Quỳnh. 2. Dàn ý - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Hoa cúc. Bài thơ là ý thức của Xuân Quỳnh về mối quan hệ giữa sự hữu hạn của đời người với cái vô hạn của thời gian. - Thân bài: + Suy nghĩ, nhận thức và tâm trạng của Xuân Quỳnh trong bốn câu thơ. + Cách thể hiện mối quan hệ giữa cái vô hạn, tuần hoàn với cái hữu hạn không tuần hoàn trong bốn câu thơ. + Liên hệ với ý thơ tương tự của nhà thơ Xuân Diệu. - Kết luận: Cách cảm nhận và thể hiện về thời gian của Xuân Quỳnh thể hiện đặc sắc hồn thơ chị. II. Rèn luyện kĩ năng Đề bài: Bình luận hai câu thơ sau của Nguyễn Đình Chiểu: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. (Dương Từ - Hà Mậu) Gợi ý làm bài 1. Mở bài - Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí vốn là một quan niệm truyền thống trong văn học cổ. - Nguyễn Đình Chiểu đã kế thừa và phát huy cao độ quan điểm đó. 2. Thân bài - Giải thích khái niệm đạo: đạo đức, đạo lí nói chung của con người. - Đạo trong quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu không phải là cái gì mới lạ, xa vời mà trái lại rất gần gũi trong cuộc sống. Giữa lúc nước mất nhà tan, thì cái đạo quý nhất là cứu nước, cứu dân. Đạo lí ấy được chở bởi con thuyền văn chương, và con thuyền ấy không bao giờ đắm cho dù chở bao nhiêu đạo lí đi nữa. - Cũng như con thuyền chở đạo, ngòi bút chống giặc của các nhà thơ, nhà văn không bao giờ biết lùi bước trước sức mạnh của quân thù. - Dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu là quan niệm khá mới của Nguyễn Đình Chiểu. Đó chính là điểm sáng trong quan niệm của nhà thơ. 3. Kết luận - Hai câu thơ thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc và ý chí chiến đấu của Nguyễn Đình Chiểu. - Nhà thơ đã nói lên sứ mệnh cao cả của văn chương và người cầm bút trong cuộc đấu tranh chống các thế lực gian tà. ... nét riêng hồn thơ Xuân Quỳnh Dàn ý - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn nhà thơ Xuân Quỳnh thơ Hoa cúc Bài thơ ý thức Xuân Quỳnh mối quan hệ hữu hạn đời người với vô hạn thời gian - Thân bài: + Suy nghĩ,... lạ, thơ có sức hấp dẫn người đọc Đó tình cảm chân thành nhân vật trữ tình, thể thơ lục bát điêu luyện tác giả Dàn ý - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn nhà thơ Tế Hanh thơ Hà Nội vắng em - Thân bài: ... tìm hiểu để thành luận điểm khái quát theo trình tự hợp lí - Kết luận: Đánh giá nói lên suy nghĩ em thơ Đề 2: Phân tích bốn câu Hoa cúc nhà thơ Xuân Quỳnh Tìm hiểu đề 1.1 Nhà thơ Xuân Quỳnh -

Ngày đăng: 20/10/2015, 13:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w