báo cáo UCP 600 (điều 27-39)

53 2.4K 22
báo cáo UCP 600 (điều 27-39)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo UCP 600 (điều 27-39)

UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY LỜI MỞ ĐẦU Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, tiểu sử về hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc tế, các nguồn luật cần tuân thủ để khi có xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết. UCP ra đời với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Bản UCP đang được áp dụng hiện nay là UCP 600 (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits) do Phòng thương mại quốc tế ICC (The International chamber of commerce) ban hành vẫn còn khá mới mẻ đối với các DN cũng như các NHTM. Trong bài tiểu luận này nhóm em sẽ khái quát về ICC, UCP cũng như phân tích nội dung chính của UCP (từ điều 27-39) kèm một số tình huống phát sinh thực tế. Rất mong nhận được sự góp ý của cô. PHẦN I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ICC và UCP 600 I. VÀI NÉT VỀ PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ICC Quyết định thành lập Phòng thương mại quốc tế (The International chamber of commerce dưới đây viết tắt là ICC) được thông qua tại Hội nghị quốc tế về thương mại, họp tại thành phố Atlantic-city vào tháng l0/1919, với sự tham gia của đại diện giới thương mại và công nghiệp của 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Ý. Ngày 24/10/1919 ngày thông qua quyết định thành lập ICC được coi là ngày thành lập ICC. Tháng 6/1920, tại Pa-ri đă tiến hành họp Ðại hội sáng lập Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 1 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY (Constituent Congress) ICC với sự tham gia của gần 500 đại diện của 5 nước nói trên. Tại Ðại hội này, người ta đã thông qua Ðiều lệ, thành lập các cơ quan chức năng và quyết định lấy Paris làm trụ sở chính của ICC. Theo điều lệ, ICC là một liên đoạn tập hợp những lực lượng kinh tế chủ yếu nhất của từng nước hội viên vào các ủy ban quốc gia (National committes) ICC là một tổ chức Quốc tế phi chính phủ. Mục đích và nhiệm vụ chính thức của ICC, như điều lệ qui định là: thông qua việc tác động tới tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế quốc tế bao gồm thương mại, công nghiệp, vận tải và tài chính) nhằm cài thiện các điều kiện quan hệ kinh tế giữa các nước và giải quyết những vấn đề kinh tế quốc tế, thiết lập các mối giao tiếp quốc tế và sự hiểu biết tương hỗ giữa các giới kinh tế và các tổ chức của chúng để trên cơ sở đó "gìn giữ hòa bình và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc". II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ UCP 600 Một trong những phương thức thanh toán hiện nay được sử dụng phổ biến là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nội dung phương thức thanh toán tính dụng chứng từ được thực hiện theo “Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and practice for documentary credits) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Văn bản đầu tiên được xuất bản năm 1933 (UCP No 82) sau đó UCP đã được 6 lần sửa đổi bổ sung qua các năm 1951 (UCO No 131), 1962 (UCP No 222), 1974 (UCP No 290), 1983 (UCP No 400), 1993 (UCP No 500), 2007 (UCP No 600) – đây là văn bản mới nhất, có giá trị hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Hiện nay, UCP được sử dụng trên 180 nước trên thế giới, năm 1962 lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt. UCP được coi là một văn bản quy tắc hướng dẫn, các bên sử dụng được quyền lựa chọn một trong sáu bản UCP. Tuy nhiên, chỉ có bản UCP bằng tiếng Anh mới có giá trị pháp lý. Khi sử dụng chỉ cần dẫn chiếu UCP vào L/C thì UCP trở thành một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia. UCP là văn bản hiện hành và được xây dựng với 2 nhóm quy định sau đây: Nhóm quy định mang tính bắt buộc: đây là những quy định này mang tính chất chủ đạo làm nền tảng vững chắc cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nên mang tính bắt buộc cao, không được làm trái với những điều bắt buộc mà Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 2 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY UCP đã đề ra nếu các bên đã thống nhất sử dụng phương thức này. Nhóm quy định không mang tính bắt buộc: bao gồm một số điều khoản trong L/C cho phép lựa chọn. Tùy theo điều kiện và khả năng mà các bên tham gia sẽ bàn bạc và thỏa thuận cụ thể, sau đó lựa chọn và cụ thể hóa thành các điều khoản và điều kiện trong L/C. Điều này đã góp phần tạo nên sự ứng dụng phong phú và đa dạng của UCP 600, ngày càng phù hợp với xu hướng phát triển thương mại quốc tế. Nhìn chung, UCP 600 ra đời được hoàn thiện và phát triển trên nền tảng của UCP 500 nhằm phù hợp với thương mại quốc tế, tập trung giải quyết những vấn đề vướng mắt trong quá trình ứng dụng UCP 500. Sự cải tiến của UCP 600 hướng đến giải quyết các vấn đề chính yếu như sau: Thay đổi kết cấu của UCP 500 theo hướng phù hợp với kết cấu của các văn bản pháp lý về tài chính của các quốc gia thành viên ICC. Giảm thiểu các trùng lắp không cần thiết. Giảm thiểu mâu thuẩn, nhằm tạo điều kiện cho quá trình vận dụng UCP 600 của ngân hàng các nước. Bổ sung các quy định pháp lý, thống nhất một số quy định cụ thể. Tinh giản các điều khoản. UCP 600 được trình bày với ngôn ngữ dễ hiểu, lược bỏ lời văn rườm rà gây tranh cãi và hiểu nhầm. UCP 600 gồm có 39 điều: Điều 1: Phạm vi sử dụng UCP Điều 2: Các định nghĩa Điều 3: Giải thích Điều 4: Thư Tín dụng và hợp đồng Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện Điều 6: Có giá trị thanh toán, ngày và nơi hết hạn hiệu lực cho việc xuất trình Điều 7: Cam kết của Ngân hàng phát hành Điều 8: Cam kết của Ngân hàng xác nhận Điều 9: Thông báo tín dụng và tu chỉnh Điều 10: Tu chỉnh Thư tín dụng Điều 11: Tín dụng và tu chỉnh được chuyển bằng điện và sơ báo Điều 12: Sự chỉ định Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả liên ngân hàng Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ Điều 15: Chứng từ xuất trình hợp lệ Điều 16: Chứng từ bất hợp lệ Điều 17:Chứng từ gốc và bản sao Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 3 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY Điều 18: Hóa đơn thương mại Điều 19: Chứng từ vận tải Điều 20: Vận đơn đường biển Điều 21: Vận đơn đường biển không lưu thông (không chuyển nhượng) Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông Điều 25: Biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hay giấy chứng nhận gửi bưu điện Điều 26: “Trên boong” “ người gửi hàng xếp và đếm” “ người gửi hàng kê khai gồm có” và “chi phí phụ thêm vào cước phí” Điều 27: Vận đơn hoản hảo Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và các hình thức bảo hiểm Điều 29: Gia hạn ngày hết hạn hiệu lực hay ngày cuối cùng xuất trình chứng từ Điều 30: Dung sai của số tiền, số lượng và đơn giá Điều 31: Thanh toán hoặc Giao hàng từng phần Điều 32: Thanh toán giao hàng nhiều lần Điều 33: Giờ xuất trình chứng từ Điều 34: Sự miễn trách về hiệu lực chứng từ Điều 35: Miễn trừ trách nhiệm trong việc chuyển điện và dịch thuật Điều 36: Bất khả kháng Điều 37: Từ bỏ trách nhiệm về hành động của bên được chỉ thị Điều 38: Thư tín dụng chuyển nhượng Điều 39: Chuyển nhượng tiền hàng thu được PHẦN II: NỘI DUNG CỦA UCP 600 ( Từ điều 27 đến điều 39 ) Điều 27: vận đơn hoàn hảo (sạch) Ngân hàng sẽ chỉ chấp nhận một vận đơn hoàn hảo. Một vận đơn hoàn hảo là một vận đơn không có điều khoản hay ghi chú nào về sự khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì. Từ “clean” không cần phải ghi trên vận đơn, ngay cả khi thư tín dụng yêu cầu xuất trình vận đơn “clean on board”. Giải thích: Vận đơn hoàn hảo là vận đơn mà trên đó không có phê chú xấu về hàng hóa cũng như tình trạng hàng hóa lúc giao. Một vận đơn mà người chuyên chở hay đại diện của họ không ghi chú gì thì cũng coi là vận đơn hoàn hảo.Lấy được một vận đơn hoàn hảo có ý nghĩa rất quan trọng trong thương mại quốc tế. Người mua cũng như ngân hàng đều yêu cầu phải có vận đơn hoàn hảo, vận đơn hoàn hảo là bằng chứng hiển nhiên của việc xếp hàng tốt. Muốn lấy được vận đơn hoàn hảo thì khi xếp hàng lên tàu phải đảm bảo hàng không bị hư hỏng đổ vỡ, bao bì không bị rách , không bị ướt. Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 4 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY Các điều khoản ghi chú trên B/L tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa và/hoặc của bao bì là không thể chấp nhận. Các điều khoản hoặc ghi chú trên B/L không tuyên bố rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa và/hoặc của bao bì thì không coi là có sai biệt. Từ hoàn hảo không nhất thiết phải thể hiện trên B/L cho dù L/C có thể yêu cầu . Nếu từ hoàn hảo xuất hiện trên B/L và được xóa đi thì B/L vẫn được coi là hoàn hảo, trừ khi B/L có điều khoản hoặc ghi chú là hàng hóa hoặc bao bì có khuyết điểm. Câu hỏi: 1- Trên vận đơn có những phê chú chung chung như: "bao bì dùng lại – second hand cases", hoặc "bao bì có thể không thích hợp cho vận tải đường biển – packaging may not be sufficient for the sea journey"... với B/L như vậy thì có được chấp nhận thanh toán hay không? Trả lời: Các ngân hàng vẫn cho rằng những phê chú đó không phải là những phê chú xấu –vận đơn vẫn được coi là hợp lệ. Vì trên B/L không tuyên bố rõ ràng, chính xác về khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì. 2- Trên vận đơn có ghi chữ clean, sau đó chữ clean được xóa đi. Hỏi vận đơn này có bị ngân hàng từ chối thanh toán vì không hoàn hảo hay không? Trả lời: Vận đơn vẫn được chấp nhận thanh toán vì theo điều 27 đã quy định từ “clean” không nhất thiết phải ghi trên vận trên. Trừ trường hợp trên B/L có điều khoản ghi chú thêm là hàng hóa hoặc bao bì có khuyết tật, sẽ bị từ chối thanh toán. Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và hình thưc bảo hiểm. a. Một chứng từ bảo hiểm như: bảo hiểm đơn (an insurance), giấy chứng nhận bảo hiểm (an insurance certificate) hoặc bảo hiểm ngỏ (a decralation under an open cover) phải thể hiện là được cấp và ký bởi một công ty bảo hiểm, các hãng bảo hiểm, các đại lý hay người được ủy nhiệm của họ. Bất cứ chữ ký của đại lý hay của người được ủy nhiệm phải ghi rõ là đại lý hay người được ủy nhiệm ký nhân danh công ty bảo hiểm hay các hãng bảo hiểm. Giải thích: Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về một số cụm từ sau: v Bảo hiểm đơn: là chứng từ bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm cam kết sẽ bồi thường thiệt hại cho người được bảo Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 5 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY hiểm trong phạm vi giá trị bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra. Nội dung của bảo hiểm đơn: - Các điều khoản chung và có tình chất thường xuyên, đó là những điều khoản quy định trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo từng điều kiện bảo hiểm. - Các điều khoản riêng của hợp đồng bảo hiểm bao gồm: - Đối tượng bảo hiểm như: tên hàng, số lượng, ký mã hiệu phương tiện chuyên chở. - Giá trị bảo hiểm: Mức bảo hiểm tối thiểu thông thường là 110% trị giá hàng và phải thể hiện bằng đồng tiền ghi trong hợp đồng hoặc L/ C. - Điều kiện bảo hiểm đã được thỏa thuận (AR, WA, EPA, SRCC… ). - Tổng số phí bảo hiểm. v Giấy chứng nhận bảo hiểm: là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để chấp nhận bảo hiểm cho một lô hàng nào đó. Nội dung giấy chứng nhận bảo hiểm bao gồm những điểm gần giống như nội dung của bảo hiểm đơn về những điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trong giấy chứng nhận bảo hiểm không có điều khoản chung và có tính chất thường xuyên vế các diều khoản quy định trách nhiệm của người bảo hiểm và người bán bảo hiểm. Đơn vị kinh doanh thường yêu cầu công ty Bảo hiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận bảo hiểm trong trường hợp mua bảo hiểm hàng nhập khẩu hoặc trong trường hợp mua hàng xuất khẩu cho một khách hàng đã quen thuộc. Còn trong trường hợp xuất khẩu (theo điều kiện CIF) cho khách hàng mới, tổng công ty hoặc công ty xuất khẩu yêu cầu công ty hiểm Việt Nam cấp bảo hiểm đơn bên cạnh việc chứng nhận đã mua bảo hiểm cón giới thiệu với khách hàng những điều kiện bảo hiểm của Việt Nam. v Hợp đồng bảo hiểm ngỏ hay còn gọi là hợp đồng bảo hiểm bao (a declaration under an open cover): là hợp đồng theo đó công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm một khối lượng hàng được vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau với thời hạn thường là 1 năm. Khi ký hợp đồng bao hiểm bao, các bên chưa xác định được cụ thể khối lượng hàng vận chuyển là bao nhiêu. Theo hợp đồng bảo hiểm bao, mỗi lần có vận chuyển hàng, người mua bảo hiểm bao khai báo đủ các chi tiết cần thiết như số lượng hàng hoá, tên tàu, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 6 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY ngày xếp hàng lên tàu, số vận đơn, dự kiến ngày khởi hành, ngày đến ...., công ty bảo hiểm có thể ký chấp nhận vào tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao, xem như chuyến hàng đó đã được bảo hiểm và cứ làm như thế cho đến khi vận chuyển hết toàn bộ hàng hoá. v Đại lý bảo hiểm (Insurance Agent): Là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quỳên trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Thông thường thì trên một chứng từ bảo hiểm thì người ta thường sẽ đề những mục như: - Tên, địa chỉ của công ty bảo hiểm. - Tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản của người được bảo hiểm. - Tên hàng, số lượng, trọng lượng, ký mã hiệu,tính chất bao bì. - Giá trị hàng hóa và số tiền bảo hiểm. - Phương tiện vận chuyển hàng hoá. - Ngày khởi hành. - Cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải, nếu có. - Điều kiện bảo hiểm. - Nơi thanh toán tiền bồi thường. - Ngày tháng và chữ ký của người được bảo hiểm. Câu hỏi: 1- Ai là người lập và ký tên trên các chứng từ bảo hiểm thì được chấp nhận thanh toán? a. Công ty bảo hiểm, các hãng bảo hiểm, các đại lý của họ. b. Người được ủy quyền bởi công ty bảo hiểm hoặc các hãng bảo hiểm. c. Công ty bảo hiểm, các đại lý, người được ủy quyền của họ. d. Cả a, b, c đều đúng. Trả lời: d (theo điều 28a) 2- Chứng từ bảo hiểm do Văn phòng môi giới bảo hiểm cấp và ký có được Ngân hàng chấp nhận thanh toán trong phương thức L/C hay không? a. Có. Nhưng với điềi kiện Văn phòng bảo hiểm đó phải là đại lý hoặc người được ủy quyền của bảo hiểm hay người bán bảo hiểm. b. Có. Không cần bất kỳ điều kiện nào. c. Không được chấp nhận thanh toán. Trả lời: a (theo điều 28a). Nhưng lưu ý khi Văn phòng môi giới ký tên phải nêu rõ là ký thay và đại diện cho ai? Cho công ty bảo hiểm hay các hãng bảo hiểm nào? b. Khi một chứng từ bảo hiểm thể hiện nó được cấp nhiều hơn một bản thì tất Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 7 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY cả các bản chính phải được xuất trình. Giải thích: Làm thế nào chúng ta biết được chứng từ bảo hiểm thể hiện nó được cấp nhiều một bản? Chúng ta thấy nếu trên chứng từ bảo hiểm có ghi chú “bản gốc thứ nhất”,“bản gốc thứ hai” hay “hai bản gốc như nhau” hoặc trên chứng từ bảo hiểm có dòng chữ “ Number of originals” sau đó sẽ ghi số 1 có nghĩa là có một bản gốc chứng từ bảo hiểm, nếu ghi số 2 hoặc số 3 có nghĩa là có hai hoặc ba bản gốc chứng từ bảo hiểm. Nếu như trên chứng từ bảo hiểm có ghi quá một bản gốc chứng từ bảo hiểm thì bắt buộc chúng ta phải xuất trình tất cả các bản gốc. Câu hỏi: Trong L/C không quy định rõ số lượng các chứng từ bảo hiểm phải xuất trình mà trên chứng từ bảo hiểm có ghi “ number orginals: 3” . Vậy khi dến ngân hàng thanh toán người này phải xuất trình bao nhiêu bản chứng từ? a. 1 b. 2 c. 3 Trả lời: c. c. Phiếu bảo hiểm sẽ không được chấp nhận. Giải thích: Phiếu bảo hiểm cũng có các chi tiết tương tự như Bảo hiểm đơn (Insurance Policy) hoặc như Chứng nhận Bảo hiểm (Insurance Certificate) nhưng vì nó được cấp tạm thời, do vậy, về mặt pháp lý, nó không có giá trị chuyển nhượng hoặc làm cơ sở để yêu cầu bồi thường khi tổn thất xảy ra. Vì vậy nó không được chấp nhận. d. Một bảo hiểm đơn được chấp nhận thay cho một chứng nhận bảo hiểm hay một bảo hiểm ngỏ. Giải thích: Nói chung các chứng từ bảo hiểm này điều có giá trị như nhau để đòi công ty bảo hiểm bồi thường khi có tổn thất. Tuy nhiên, về mặt hình thức thì chỉ có bảo hiểm đơn là có in kèm các nguyên tắc chung của công ty bảo hiểm quy định. Vì vậy, thường thì nhà nhập khẩu vẫn mong muốn và yêu cầu nhà xuất khẩu phải trình bảo hiểm đơn hơn. Vì vậy bảo hiểm đơn có thể thay thế giấy chứng nhận bảo hiểm và bảo hiểm ngỏ. Câu hỏi: Trong các loại chứng từ bảo hiểm sau thì chứng từ bảo hiểm nào được Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 8 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY chấp nhận thanh toán: a. Bảo hiểm ngỏ, bảo hiểm đơn. b. Phiếu bảo hiểm ngỏ, chứng nhận bảo hiểm. c. Chứng nhận bảo hiểm, bảo hiểm đơn, hợp đồng bảo hiểm ngỏ. d. Tất cả đều đúng. Trả lời: c e. Ngày của chứng từ bảo hiểm không được trễ hơn ngày giao hàng, trừ khi chứng từ bảo hiểm thể hiện nó có hiệu lực từ ngày không trễ hơn bảo hiểm ngày giao hàng. Giải thích: Thông thường ngày ký chứng từ bảo hiểm cũng là ngày hiệu lực của bảo hiểm, ngày của chứng từ bảo hiểm có thể trước hoặc trùng với ngày giao hàng nhưng không được phép trễ hơn ngày giao hàng vì nếu chấp nhận chứng từ bảo hiểm trễ hơn ngày giao hàng thì nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu sẽ không mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình trước khi có rủi ro xảy ro, họ sẽ đợi đến khi có rủi ro xảy ra thì mới mua, nếu như vậy thì sẽ thiệt hại cho công ty bảo hiểm. Câu hỏi: Công ty A ký hợp đồng bảo hiểm và giao hàng cho công ty B vào thứ 6 ngày 13/5/2011 nhưng do sự cố kỹ thuật nên ngày 14/5/2011 công ty A mới nhận được hợp đồng bảo hiểm. Vậy khi xảy ra rủi ro công ty bảo hiểm có chấp nhận thanh toán cho công ty A hay không? a. Có. b. Không Trả lời: a. f. i. Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và phải cùng đơn vị tiền tệ như trong thư tín dụng. Giải thích: Nếu số tiền bảo hiểm là 500 tỷ EUR thì trên chứng từ bảo hiểm chúng ta phải ghi rỏ số tiền bảo hiểm bằng số là 500 tỷ EUR và ghi bằng chữ là “ năm trăm tỷ EUR”. Nếu trong thư tín dụng ghi đơn vị tiền tệ thanh toán là EUR thì trong chứng từ bảo hiểm bắt buộc phải ghi đơn vị tiền tệ thanh toán là EUR. Đơn vị tiền tệ của hai chứng từ này phải giống nhau. Câu hỏi: Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 9 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY Chọn đáp án sai . Trên thư tín dụng yêu cầu số tiền được bảo hiểm là 18900 USD . Tỷ giá hiện tại USD/VND là 20.Trên chứng từ bảo hiểm phải ghi số tiền được bảo hiểm là: a. 19800 USD. b. 18900 USD. c. 378000 VND ( 20*18900). d. a, c. Trả lời: d ii. Thư tín dụng yêu cầu mức bảo hiểm bồi thường trên tỷ lệ phần trăm giá trị hàng hóa, giá trị hóa đơn hay những chứng từ tương tự thì được coi là yêu cầu mức bảo hiểm thấp nhất. Nếu thư tín dụng không ghi rõ yêu cầu về số tiền bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm ít nhất phải bằng 110% trị giá CIF hay CIP của hàng hóa. Nếu không xác định được trị giá CIF hay CIP trên chứng từ thì trị giá bảo hiểm phải được tính trên nền tảng là giá trị yêu cầu thanh toán hoặc chiết khấu hay tính trên trị giá ròng của hàng hóa được ghi trên hóa đơn, cái nào lớn hơn thì sẽ được áp dụng. Giải thích: - CIF (Cost, Insurance and Freight) chính là tiền hàng, bảo hiểm và cước phí. - CIP (Carriage and Insurance Paid ) là cước phí và phí bảo hiểm trả tới. Khi chúng ta không xác định được số tiền bảo hiểm thì chúng ta có thể yêu cầu tính theo trị giá CIF hay CIP có thể bằng 130% hay 150 % ,tùy thuội vào, và mức yêu cầu thấp nhất của chúng ta có thể yêu cầu bồi thường là 110%. Câu hỏi: 1. L/C quy định: “Giấy chứng nhận bảo hiểm tối thiểu cho 110% giá trị hàng hóa”. Giấy chứng nhận xuất trình: Đã ghi hàng hóa đã được bảo hiểm 130 % giá trị. Hỏi chứng từ bảo hiểm có được chấp nhận thanh toán hay không? a. Có b. Không Trả lời: a (có). Vì điều 28 mục f(ii) chỉ quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu chứ không quy dịnh mức tối đa. 2. Nếu thư tín dụng không quy định số tiền bảo hiểm nhưng xác định được trị giá CIF=1000USD. Hỏi: số tiền bảo hiểm mà người mua bảo hiểm có thể yêu cầu bồi thường là: Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 10 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY a.1100 USD b.1200 USD. c.1500 USD. d.a, b, c đều đúng. Trả lời: d. Vì theo điều 28 mục f(ii) quy định tối thiểu 110% trị giá CIF hay CIP chứ không quy định trị giá tối đa. 3. Chọn câu đúng trong các câu sau đây: Trị giá bảo hiểm phải được tính trên nền tảng là giá trị yêu cầu thanh toán hoặc chiết khấu hay tính trên trị giá ròng của hàng hóa được ghi trên hóa đơn khi: a. Xác định được giá trị CIF hay CIP. b. Không xác định được giá trị CIF hay CIP. c. Thư tín dụng không ghi rõ yêu cầu về số tiền bảo hiểm. d. b,c đúng. Trả lời: d. theo điều 28 mục f(ii). 4. Chọn câu đúng. Trong L/C không quy định rõ yêu cầu mức bảo hiểm hàng hóa, khi rủi ro xảy ra do không xác định được trị giá CIF và CIP chỉ biết rằng giá trị yêu cầu thanh toán là A và trị giá ròng của hàng hóa là B(B[...]... không thực hiện Vậy trong trường hợp đó NH phát hành hay NH thông báo không phải chịu bất cừ trách nhiệm gì, mặc dù họ là người chọn NH đó để thực hiện chỉ thị của mình Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 26 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY Câu hỏi: (1) NH phát hành chỉ định ngân hàng thông báo và chuyển L/C đến cho NH thông báo (2) NH thông báo gửi L/C lạc địa chỉ khiến người hưởng lợi (nhà xuất khẩu)... chối thanh toán lại cho NH xác nhận? Theo bạn trong trường hợp trên NH xác nhận có bị mất khoản tiền đã thanh toán không? Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 21 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY Trả lời: không Vì theo quy định của điều 34 (và 12), UCP 600 NH xác nhận không phải chịu trách nhiệm gì cả Điều 35: Miễn trừ trách nhiệm trong việc chuyển điện tín và dịch thuật - Ngân hàng không có trách nhiệm... về việc chuyển nhượng phải quy định điều kiện sửa đổi, nếu có để có thể thông báo cho người thụ hưởng thứ hai.Tín dụng đã được chuyển nhượng phải quy định rõ những điều này Giải thích: Bất cứ sự tu chỉnh sửa đổi nào cũng phải được thông báo cho người thụ hưởng thứ hai Câu hỏi: Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 31 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY +L/C chuyển nhượng,giao hàng từng phần + Người hưởng... chứng từ bảo hiểm Hỏi tính tỷ lệ trị giá bảo hiểm trong L/C chuyển nhượng là bao nhiêu? Có phải là 110% trị giá của hóa đơn thương mại không? Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 33 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY Trả lời: Điều 38g UCP 600 đã nêu rõ: “ tỷ lệ bảo hiểm có thể tăng lên để đạt được đến số tiền bảo hiểm được quy định trong L/C…”, cho nên tỷ lệ bảo hiểm của L/C chuyển nhượng không phải là 110%,... trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán, ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu, thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 22 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY trường tín dụng và tài chính Thường đặt ở nước người bán để loại trừ rủi ro bất ổn về chính... không vượt quá số tiền của thư tín dụng Bao kiện và đơn vị riêng lẻ ở đây có nghĩa là: - Bao kiện: 100 hộp (10 cartons), 50 thùng (50 barells), 10 kiện hàng (10 Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 15 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY packages) - Đơn vị riêng lẻ: 10 chiếc xe tải (10 trucks), 5 ô tô (5 cars), 2 chiếc (2 units) Câu hỏi: 1 + L/C quy định: Trị giá thanh toán 15000 USD + Mô tả hàng hóa... 995MT – 500USD/MT III 1000MT- 511USD/MT IV 1005MT- 510 USD/MT Trường hợp nào sau đây hợp lệ? Trường hợp nào bất hợp lệ? a I và IV hợp lệ b I và II và III hợp lệ Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 16 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY c III và IV không hợp lệ d Không có đáp án đúng! Trả lời: c c Ngay cả khi không cho phép giao hàng từng phần , dung sai không vượt ít hơn 5% số tiền của thư tín dụng được... mà cho thấy việc giao hàng được thực hiện trên cùng một phương tiện vận tải và cùng một hành trình, miễn là chúng thể hiện cùng một nơi đến thì sẽ không được coi Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 17 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY là giao hàng toàn phần ngay cả khi chúng ghi ngày giao hàng hay các cảng bốc hàng, nơi nhận hàng khác nhau Nếu chứng từ xuất trình có nhiều hơn một vận đơn thì ngày giao... VĐ 1: Cấp 07/02/2010, số lượng :100 chiếc, từ cảng Bunsan đến cảng SG, trên tàu Hanjin II VĐ 2: Cấp 10/02/2010, số lượng: 100 chiếc, từ cảng Bunsan đến cảng SG, Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 18 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY trên tàu Hanjin III VĐ 3: Cấp 15/02/2010 số lượng: 100 chiếc, từ cảng Bunsan đến cảng SG, trên tàu Hanjin IV Trả lời: Trong trường hợp này được xem là giao hàng từng phần... trên được xem là giao hàng từng phần vì tuy có cùng ngày, cùng cảng xuất phát và đích đến nhưng trên những con tàu khác nhau Thì vẫn được xem là giao hàng từng phần Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 19 UCP 600 (ĐIỀU 27-39) GV: PHAN CHUNG THỦY c Chứng từ xuất trình nhiều hơn một biên lai chuyển phát nhanh, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm sẽ không được coi là giao hàng từng phần nếu những biên ... Văn xuất năm 1933 (UCP No 82) sau UCP lần sửa đổi bổ sung qua năm 1951 (UCO No 131), 1962 (UCP No 222), 1974 (UCP No 290), 1983 (UCP No 400), 1993 (UCP No 500), 2007 (UCP No 600) – văn nhất, có... NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 26 UCP 600 (ĐIỀU 27- 39) GV: PHAN CHUNG THỦY Câu hỏi: (1) NH phát hành định ngân hàng thông báo chuyển L/C đến cho NH thông báo (2) NH thông báo gửi L/C lạc địa khiến người... tiền toán không? Nhóm NH11,12_KHỐI 4_K34Trang 21 UCP 600 (ĐIỀU 27- 39) GV: PHAN CHUNG THỦY Trả lời: không Vì theo quy định điều 34 (và 12), UCP 600 NH xác nhận chịu trách nhiệm Điều 35: Miễn trừ

Ngày đăng: 20/10/2015, 00:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan