window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Trong thời kỳ bầu bí, chị em thường hay được “rỉ tai” những lời khuyên, chia sẻ của từ người thân và bạn bè. Chẳng hạn như khi “vác ba lô ngược” không nên giơ cao tay lên quá đầu như phơi quần áo trên dây bởi điều đó có thể làm cho dây nhau bị quấn cổ hay mẹ ăn trứng vịt lộn sẽ khiến con bị ho hen vì lông vịt. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tin tưởng tuyệt đối những thông tin này bởi một số kinh nghiệm truyền miệng không đúng với thực tế có thể sẽ gây mơ hồ, hoảng loạn cho chị em trong 9 tháng bí bầu. Hãy cùng giáo sư Nancy Chescheir thuộc trường Đại học Bắc Carolina, bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ kiểm chứng sự thật về những lời đồn đại này nhé. Khi bầu bí không nên tiêm vắc xin cúm? Không đúng Một số bà bầu thường lo lắng rằng tiêm vắc xin cúm sẽ khiến họ mắc phải bệnh cúm và gây hại tới thai nhi. Tuy nhiên giáo sư Nancy khẳng định rằng “vắc xin cúm đóng vai trò rất quan trọng đối với thai phụ. Một liều tiêm vắc xin cúm sẽ chẳng khiến cho phụ nữ đang “đeo ba lô ngược” lâm bệnh hay tạo ra bất cứ ảnh hưởng xấu nào đối với bào thai. Trái ngược lại, vắc xin cúm là “vị cứu tinh” cho bà bầu và “thiên thần nhỏ” trong bụng bởi mang thai sẽ khiến cho hệ miễn dịch của phụ nữ thay đổi. Vì vậy nếu chẳng may bị cúm, nguy cơ bệnh trở nên nghiêm trọng và gây tử vong cho thai phụ sẽ cao hơn rất nhiều so với những người bình thường khác”. Vắc xin cúm là “vị cứu tinh” cho bà bầu và “thiên thần nhỏ” (Ảnh minh họa) Giáo sư Nancy cũng lưu ý khi tiêm phòng cúm, chị em nên tránh xa những loại vắc xin dùng virus sống đã được làm giảm độc lực vì có thể gây hại cho bé. Ngoài ra nếu lo lắng về vấn đề bảo quản thuốc, chị em nên nói không với những loại vắc xin chứa thimerosal. Mang bầu là ăn cho hai người? Không đúng Rất nhiều bà bầu có quan niệm cần phải ăn cho hai người thì con mới khỏe mạnh, đủ chất. Song theo giáo sư Nancy, quan điểm này là “hoàn toàn sai lầm” bởi những thai phụ có cân nặng bình thường chỉ cần “nạp” thêm 300 calories mỗi ngày, tương đương với một ly sữa ít béo và nửa chiếc bánh sandwich, là đã đủ cho bé yêu. Nếu ăn uống “thả phanh” trong thời kỳ này, chị em có nguy cơ đẻ mổ cao và khiến “thiên thần nhỏ” dễ mắc bệnh béo phì khi lớn lên. Phụ nữ mang thai không nên nhuộm tóc? Không đúng “Chúng tôi tin rằng thuốc nhuộm tóc không gây bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến thai nhi bởi lượng hóa chất từ thuốc nhuộm tóc được hấp thụ qua da rất nhỏ”, giáo sư Nancy nói. Tuy nhiên trong quá trình “tút” lại màu sắc cho mái tóc, nhiều thai phụ cảm thấy chóng mặt vì mùi thuốc nồng nặc. Do vậy mẹ bầu nên chú ý nhuộm tóc ở những nơi thoáng mát. Nhuộm tóc không gây bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến thai nhi (Ảnh minh họa) Nếu quá lo lắng về sự ảnh hưởng của thuốc nhuộm tới “thiên thần nhỏ”, thai phụ có thể “tân trang” lại mái tóc trong thai kỳ thứ hai và tránh sử dụng những sản phẩm có chứa ammonia. Nói không với cá? Không đúng Đây quả là một lời đồn đại vớ vẩn bởi ăn cá 2 lần/1 tuần rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt những loài cá nước lạnh như cá hồi chứa nhiều axit béo Omega 3 giúp phát triển trí thông minh và thị giác cho thai nhi. Song “thai phụ nên tránh những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá kính, cá thu để tránh gây hại cho bé. Thay vào đó, hãy ghi danh tôm, cá ngừ trắng đóng hộp vào chế độ ăn của bạn”, giáo sư Nancy chia sẻ. Ngoài ra khi bầu bí, chị em nên cố gắng hạn chế những món ăn sử dụng cá sống như sushi hay sashimi vì cá sống chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng hơn so với những loại cá đã được nấu chín. “Cấm vận” ngay khi bầu bí Không đúng Nhiều chị em thường ra lệnh “cấm vận” chồng ngay khi biết tin mình đang mang thai vì sợ rằng “chuyện ấy” sẽ gây tổn thương cho bé. Nhưng đây là điều sai lầm vì thai nhi rất an toàn khi được bảo vệ bởi túi nước ối và cơ tử cung. Song chị em nên lưu ý tránh các bệnh mắc phải qua đường tình dục như HIV, mụn rộp... bởi những bệnh này có thể lây truyền cho bé. “Yêu” khi bầu bí là chuyện bình thường (Ảnh minh họa) Một số thai phụ băn khoăn rằng cực khoái sẽ khiến họ bị sảy thai. Rõ ràng đây chỉ là lo lắng vô căn cứ vì cơn co thắt do cực khoái khắc hẳn với những cơn cơ thắt khi chuẩn bị sinh. Chị em nên chú ý đến gặp bác sĩ để được tư vấn về “chuyện ấy” đúng cách. Bác sĩ có thể đưa ra lệnh ngừng “yêu” nếu thấy bất kỳ mối đe dọa sảy thai hay sinh non nào. Chụp X- quang và máykiểm tra tại sân bay gây nguy hiểm cho bào thai? Không đúng Giáo sư Nancy khẳng định rằng bà bầu không nên quá lo lắng về lượng phóng xạ mà họ có thể nhiễm phải khi đi qua máy chiếu X - ray hay máy quét cơ thể ở sân bay bởi những loại phóng xạ này rất khó thâm nhập vào cơ thể và tiếp xúc với bào thai. Vì vậy chị em cứ thoải mái “vi vu” trong thời kỳ “đeo ba lô ngược”. Tuy nhiên hãy hạn chế di chuyển ở thai kỳ thứ nhất và thứ ba để tránh thai bị động, tổn thương.
Trong thời kỳ bầu bí, chị em thường hay được “rỉ tai” những lời khuyên, chia sẻ của từ người thân và bạn bè. Chẳng hạn như khi “vác ba lô ngược” không nên giơ cao tay lên quá đầu như phơi quần áo trên dây bởi điều đó có thể làm cho dây nhau bị quấn cổ hay mẹ ăn trứng vịt lộn sẽ khiến con bị ho hen vì lông vịt. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tin tưởng tuyệt đối những thông tin này bởi một số kinh nghiệm truyền miệng không đúng với thực tế có thể sẽ gây mơ hồ, hoảng loạn cho chị em trong 9 tháng bí bầu. Hãy cùng giáo sư Nancy Chescheir thuộc trường Đại học Bắc Carolina, bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ kiểm chứng sự thật về những lời đồn đại này nhé. Khi bầu bí không nên tiêm vắc xin cúm? Không đúng Một số bà bầu thường lo lắng rằng tiêm vắc xin cúm sẽ khiến họ mắc phải bệnh cúm và gây hại tới thai nhi. Tuy nhiên giáo sư Nancy khẳng định rằng “vắc xin cúm đóng vai trò rất quan trọng đối với thai phụ. Một liều tiêm vắc xin cúm sẽ chẳng khiến cho phụ nữ đang “đeo ba lô ngược” lâm bệnh hay tạo ra bất cứ ảnh hưởng xấu nào đối với bào thai. Trái ngược lại, vắc xin cúm là “vị cứu tinh” cho bà bầu và “thiên thần nhỏ” trong bụng bởi mang thai sẽ khiến cho hệ miễn dịch của phụ nữ thay đổi. Vì vậy nếu chẳng may bị cúm, nguy cơ bệnh trở nên nghiêm trọng và gây tử vong cho thai phụ sẽ cao hơn rất nhiều so với những người bình thường khác”. Vắc xin cúm là “vị cứu tinh” cho bà bầu và “thiên thần nhỏ” (Ảnh minh họa) Giáo sư Nancy cũng lưu ý khi tiêm phòng cúm, chị em nên tránh xa những loại vắc xin dùng virus sống đã được làm giảm độc lực vì có thể gây hại cho bé. Ngoài ra nếu lo lắng về vấn đề bảo quản thuốc, chị em nên nói không với những loại vắc xin chứa thimerosal. Mang bầu là ăn cho hai người? Không đúng Rất nhiều bà bầu có quan niệm cần phải ăn cho hai người thì con mới khỏe mạnh, đủ chất. Song theo giáo sư Nancy, quan điểm này là “hoàn toàn sai lầm” bởi những thai phụ có cân nặng bình thường chỉ cần “nạp” thêm 300 calories mỗi ngày, tương đương với một ly sữa ít béo và nửa chiếc bánh sandwich, là đã đủ cho bé yêu. Nếu ăn uống “thả phanh” trong thời kỳ này, chị em có nguy cơ đẻ mổ cao và khiến “thiên thần nhỏ” dễ mắc bệnh béo phì khi lớn lên. Phụ nữ mang thai không nên nhuộm tóc? Không đúng “Chúng tôi tin rằng thuốc nhuộm tóc không gây bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến thai nhi bởi lượng hóa chất từ thuốc nhuộm tóc được hấp thụ qua da rất nhỏ”, giáo sư Nancy nói. Tuy nhiên trong quá trình “tút” lại màu sắc cho mái tóc, nhiều thai phụ cảm thấy chóng mặt vì mùi thuốc nồng nặc. Do vậy mẹ bầu nên chú ý nhuộm tóc ở những nơi thoáng mát. Nhuộm tóc không gây bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến thai nhi (Ảnh minh họa) Nếu quá lo lắng về sự ảnh hưởng của thuốc nhuộm tới “thiên thần nhỏ”, thai phụ có thể “tân trang” lại mái tóc trong thai kỳ thứ hai và tránh sử dụng những sản phẩm có chứa ammonia. Nói không với cá? Không đúng Đây quả là một lời đồn đại vớ vẩn bởi ăn cá 2 lần/1 tuần rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt những loài cá nước lạnh như cá hồi chứa nhiều axit béo Omega 3 giúp phát triển trí thông minh và thị giác cho thai nhi. Song “thai phụ nên tránh những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá kính, cá thu để tránh gây hại cho bé. Thay vào đó, hãy ghi danh tôm, cá ngừ trắng đóng hộp vào chế độ ăn của bạn”, giáo sư Nancy chia sẻ. Ngoài ra khi bầu bí, chị em nên cố gắng hạn chế những món ăn sử dụng cá sống như sushi hay sashimi vì cá sống chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng hơn so với những loại cá đã được nấu chín. “Cấm vận” ngay khi bầu bí Không đúng Nhiều chị em thường ra lệnh “cấm vận” chồng ngay khi biết tin mình đang mang thai vì sợ rằng “chuyện ấy” sẽ gây tổn thương cho bé. Nhưng đây là điều sai lầm vì thai nhi rất an toàn khi được bảo vệ bởi túi nước ối và cơ tử cung. Song chị em nên lưu ý tránh các bệnh mắc phải qua đường tình dục như HIV, mụn rộp... bởi những bệnh này có thể lây truyền cho bé. “Yêu” khi bầu bí là chuyện bình thường (Ảnh minh họa) Một số thai phụ băn khoăn rằng cực khoái sẽ khiến họ bị sảy thai. Rõ ràng đây chỉ là lo lắng vô căn cứ vì cơn co thắt do cực khoái khắc hẳn với những cơn cơ thắt khi chuẩn bị sinh. Chị em nên chú ý đến gặp bác sĩ để được tư vấn về “chuyện ấy” đúng cách. Bác sĩ có thể đưa ra lệnh ngừng “yêu” nếu thấy bất kỳ mối đe dọa sảy thai hay sinh non nào. Chụp X- quang và máykiểm tra tại sân bay gây nguy hiểm cho bào thai? Không đúng Giáo sư Nancy khẳng định rằng bà bầu không nên quá lo lắng về lượng phóng xạ mà họ có thể nhiễm phải khi đi qua máy chiếu X - ray hay máy quét cơ thể ở sân bay bởi những loại phóng xạ này rất khó thâm nhập vào cơ thể và tiếp xúc với bào thai. Vì vậy chị em cứ thoải mái “vi vu” trong thời kỳ “đeo ba lô ngược”. Tuy nhiên hãy hạn chế di chuyển ở thai kỳ thứ nhất và thứ ba để tránh thai bị động, tổn thương. ... vận” bầu bí Không Nhiều chị em thường lệnh “cấm vận” chồng biết tin mang thai sợ “chuyện ấy” gây tổn thương cho bé Nhưng điều sai lầm thai nhi an toàn bảo vệ túi nước ối tử cung Song chị em nên lưu... sư Nancy chia sẻ Ngoài bầu bí, chị em nên cố gắng hạn chế ăn sử dụng cá sống sushi hay sashimi cá sống chứa nhiều vi khuẩn ký sinh trùng so với loại cá nấu chín “Cấm vận” bầu bí Không Nhiều chị... đường tình dục HIV, mụn rộp bệnh lây truyền cho bé “Yêu” bầu bí chuyện bình thường (Ảnh minh họa) Một số thai phụ băn khoăn cực khoái khiến họ bị sảy thai Rõ ràng lo lắng vô co thắt cực khoái