window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Thực tế là có rất nhiều thay đổi lạ lùng trên cơ thể của mẹ khi mang thai và đôi khi bác sĩ không đề cập chúng với mẹ bởi đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến khi chúng xuất hiện, mẹ lại thật sự bối rối thậm chí là ngại ngùng vì chưa được chuẩn bị tinh thần cũng như luống cuống không biết nên xử lý thế nào. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về những thay đổi cơ thể khiến mẹ bầu "đỏ mặt" và cách "trị" chúng các mẹ nhé! Tăng dịch nhờn âm đạo Triệu chứng: Mẹ bầu có xu hướng tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn bình thường, nhất là từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Nguyên nhân: Do lượng hoocmon cũng như lưu lượng máu cung cấp cho vùng âm đạo gia tăng. Dịch âm đạo thường tiết ra nhiều hơn từ tháng thứ 4 của thai kỳ. (ảnh minh họa) Để hạn chế sự khó chịu khi dịch nhờn âm đạo quá nhiều, chị em nên vệ sinh vùng kín hàng này, thay quần lót thường xuyên và sử dụng khăn lau riêng để giữ cho khu vực này luôn khô ráo, sạch sẽ. Mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để thấm hút. Ngoài ra, tránh thụt rửa hay dùng dung dịch vệ sinh vì chúng có thể gây kích ứng da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu dịch âm đạo không có gì bất thường, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ thực sự cần lưu tâm khi dịch nhờn tiết kèm khí hư có mùi hôi, tanh, mẹ cảm giác ngứa hoặc bỏng rát khi đi tiểu. Nếu dịch nhờn đặc có màu xanh hoặc vàng, mẹ cần đến bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị phù hợp bởi có khả năng mẹ đã bị viêm nhiễm âm đạo. Són tiểu Triệu chứng: mẹ chỉ cần cười lớn hoặc hắt hơi thế là... són tiểu. Nguyên nhân: Khi mẹ cười to hoặc hắt hơi khiến áp lực trong ổ bụng thay đổi, áp lực của thai nhi và tử cung đè lên bàng quang của mẹ, cùng với lượng nước tiêu thụ mỗi ngày nhiều hơn bình thường khiến mẹ có hiện tượng "như em bé" này. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu nên tập thói quen đi tiểu ngay khi có thể bởi mẹ càng "tích cóp", càng dễ bị "rò rỉ", đặt một miếng lót nhỏ như băng vệ sinh hàng ngày lên quần lót. Cuối cùng, mẹ nên thường xuyên thực hành bài tập Kegel giúp xương chậu chắc khỏe: tự co lại rồi giữ chặt các cơ chung quanh âm đạo vào hậu môn như thể mẹ đang cố nín tiểu, giữ càng lâu càng tốt cho đến khi mẹ cảm thấy ngứa ran rồi thả lỏng ra và tiếp tục động tác như thế khoảng 20 lần. Mỗi ngày mẹ có thể tập bài tập Kegel 5 lần nhưng nhớ chia chúng thành nhiều bữa tập nhỏ trong ngày. Không bị cảm nhưng vẫn nghẹt mũi Triệu chứng: Mẹ có cảm giác như mình đang mắc cơn cảm lạnh vĩnh viễn, luôn muốn xì mũi. Nguyên nhân: lượng máu và hoocmon tăng khiến màng nhầy sưng lên, khô và chảy máu. Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, uống nhiều nước, mở máy tạo độ ẩm. Nếu mẹ bị chảy máu cam, đừng ngửa đầu ra phía sau mà hãy giữ thẳng, bịt mũi lại cho đến khi máu ngừng chảy, thường là khoảng 5 phút. Mẹ cũng có thể đồng thời chườm đá lên mũi nếu cần thiết. Trong trường hợp mẹ không ngừng chảy máu cam, hãy đến ngay bệnh viện. Ngáy to khi ngủ Triệu chứng: Khó khăn khi đi vào giấc ngủ và bị ngáy lúc đã ngủ say, nhất là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Mẹ khó đi vào giấc ngủ và ngáy to khi ngủ say. (ảnh minh họa) Nguyên nhân: Do màng nhầy trong mũi bị sưng lên làm mũi tắc nghẽn khiến bạn phải chuyển sang thở bằng miệng, từ đó gây ngáy. Để khắc phục tình trạng này, chị em nên nhỏ mũi bẳng dung dịch nước muối sinh lý trước khi ngủ và cả trong đêm nếu cần thiết. Đầu tư một chiếc gối dành cho bà cầu để giữ tư thế nằm nghiêng và tránh lăn trở khi ngủ. Đồng thời, gác cao mình trên gối vừa có thể giảm ngáy vừa tránh chứng ợ nóng thường xảy ra khi mang thai. Nếu có điều kiện, mẹ thử dùng máy tạo độ ẩm để làm thông thoáng không khí trong phòng ngủ. Đổ mồ hôi đầm đìa Triệu chứng: mồ hôi ở khắp nơi - dưới cánh tay, giữa hai chân, bụng, mặt, cổ... khiến chị em cảm giác người luôn nhớp nháp, khó chịu, tự ti vì mùi cơ thể. Nguyên nhân: Sự trao đổi chất và lưu lượng máu trong cơ thể tăng cao làm thân nhiệt bà bầu cao hơn so với bình thường từ 0.3 - 0.5 độ C, vì thế cơ thể tiết nhiều mồ hôi để hạ bớt nhiệt. Các mẹ nên chọn những trang phục rộng thoáng, chất liệu vải thấm hút tốt và uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất qua da. Cũng có thể sử dụng các sản phẩm lăn khử mùi hoặc phấn rôm để giữ nách luôn khô thoáng. Không kiểm soát được "xì hơi" Triệu chứng: thỉnh thoảng mẹ có cảm giác đầy và đau ở bụng bầu, kết quả là "xì hơi" khiến mẹ xấu hổ. Nguyên nhân: Ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể khiến hoạt động của đường ruột chậm đi khi mang bầu. Vì thế thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn, dưới tác động của vi khuẩn gây ra hơi khí. Hệ tiêu hóa càng hoạt động chậm thì khí hơi sinh ra càng nhiều. Thêm vào đó, trong thời gian mang thai, vị trí của dạ dày và ruột bị thay đổi do tử cung mở rộng, làm tăng cảm giác đầy hơi khó chịu. Mẹ có thể hạn chế tình trạng dễ gây ngượng này bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ, tránh các loại thực phẩm gây đầy hơi như súp lơ, bắp cải, hành tây, bông cải xanh hay nước uống có ga. mẹ cũng nên ngồi thẳng lưng thay vì ngồi cúi người về phía trước vì tư thê ngồi này sẽ tạo một lực ép tới không gian bụng, gây cảm giác khó chịu và dễ bị "xì hơi". Nếu tình hình không được cải thiện, mẹ cần đi khám để được hướng dẫn tốt nhất từ bác sĩ. Chảy dãi như trẻ con Triệu chứng: Tuyến nước bọt sản sinh một lượng nước bọt lớn hay rỉ máu ở nướu răng xảy ra trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, chảy máu nướu răng khá phổ biến và thường gặp nhất sau khi đánh răng. Thậm chí bạn có thể nhận thấy các nốt được gọi là “khối u mang thai” trên nướu răng.Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng vì những "khối u" này vô hại và chúng sẽ biến mất sau sinh. Nguyên nhân: Chính sự thay đổi hoocmon khi mang thai là nguyên nhân khiên lợi bị tổn thương; tuy nhiên, các chuyên gia chưa khẳng định, thay đổi hoocmon là yếu tố làm tăng tiết nước bọt. Vì vậy, chị em nên giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận, hạn chế thức ăn giàu tinh bột, uống đủ nước lọc, đặc biệt là nước chanh để giảm tiết nước bọt. Đối với tình trạng chảy máu nướu răng, mẹ nên chọn bàn chải đánh răng mềm, chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu. Mẹ nên chọn bàn chải đánh răng mềm để tránh tổn thương nướu răng. (ảnh minh họa) Da sạm đi Triệu chứng: Xuất hiện vết dọc vụng, tĩnh mạch nổi rõ trên cánh tay, ngực, cổ, mặt. Các vùng da sậm màu thường xuất hiện quanh môi trên, mũi, trán, cằm hoặc các vùng da khác trên cơ thể. Nguyên nhân: Sự thay đổi hoocmon khi mang thai kích thích cơ thể sản xuất tạm thời melanin - loại chất có thể làm biến đổi màu sắc của da, tóc và mắt. Lưu lượng máu tăng là nguyên nhân khiến các tĩnh mạch hiện rõ. Làm thế nào để đối phó với tình trạng này? Vùng da sậm màu và các tĩnh mạch hiện lên như mạng nhện thường mờ dần sau sinh, mặc dù chúng không thể biến mất hoàn toàn. mẹ có thể dùng dem chống nắng hoặc trang điểm nhẹ để giảm bớt và che đi những vùng da sẫm màu này. Nhũ hoa "khổng lồ" Triệu chứng: Nhũ hoa sậm màu và to hơn. Xuất hiện các nốt nhỏ như da gà xung quanh núm ti, thậm chí núi đôi tiết ra chất lỏng. Nguyên nhân: Nhũ hoa sậm màu hơn là do hoocmon làm tăng sắc tố, một số chuyên gia nói đây là cách tự nhiên giúp bé có thể tìm thấy ti của mẹ. Mẹ tuyệt đối không được tắm nắng ngực trần, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể tăng sắc tố da vĩnh viễn. Nhũ hoa của mẹ có thể vẫn đậm màu hơn so với trước kia nhưng chúng sẽ nhỏ lại sau khi mẹ cai sữa cho bé.
Thực tế là có rất nhiều thay đổi lạ lùng trên cơ thể của mẹ khi mang thai và đôi khi bác sĩ không đề cập chúng với mẹ bởi đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến khi chúng xuất hiện, mẹ lại thật sự bối rối thậm chí là ngại ngùng vì chưa được chuẩn bị tinh thần cũng như luống cuống không biết nên xử lý thế nào. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về những thay đổi cơ thể khiến mẹ bầu "đỏ mặt" và cách "trị" chúng các mẹ nhé! Tăng dịch nhờn âm đạo Triệu chứng: Mẹ bầu có xu hướng tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn bình thường, nhất là từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Nguyên nhân: Do lượng hoocmon cũng như lưu lượng máu cung cấp cho vùng âm đạo gia tăng. Dịch âm đạo thường tiết ra nhiều hơn từ tháng thứ 4 của thai kỳ. (ảnh minh họa) Để hạn chế sự khó chịu khi dịch nhờn âm đạo quá nhiều, chị em nên vệ sinh vùng kín hàng này, thay quần lót thường xuyên và sử dụng khăn lau riêng để giữ cho khu vực này luôn khô ráo, sạch sẽ. Mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để thấm hút. Ngoài ra, tránh thụt rửa hay dùng dung dịch vệ sinh vì chúng có thể gây kích ứng da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu dịch âm đạo không có gì bất thường, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ thực sự cần lưu tâm khi dịch nhờn tiết kèm khí hư có mùi hôi, tanh, mẹ cảm giác ngứa hoặc bỏng rát khi đi tiểu. Nếu dịch nhờn đặc có màu xanh hoặc vàng, mẹ cần đến bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị phù hợp bởi có khả năng mẹ đã bị viêm nhiễm âm đạo. Són tiểu Triệu chứng: mẹ chỉ cần cười lớn hoặc hắt hơi thế là... són tiểu. Nguyên nhân: Khi mẹ cười to hoặc hắt hơi khiến áp lực trong ổ bụng thay đổi, áp lực của thai nhi và tử cung đè lên bàng quang của mẹ, cùng với lượng nước tiêu thụ mỗi ngày nhiều hơn bình thường khiến mẹ có hiện tượng "như em bé" này. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu nên tập thói quen đi tiểu ngay khi có thể bởi mẹ càng "tích cóp", càng dễ bị "rò rỉ", đặt một miếng lót nhỏ như băng vệ sinh hàng ngày lên quần lót. Cuối cùng, mẹ nên thường xuyên thực hành bài tập Kegel giúp xương chậu chắc khỏe: tự co lại rồi giữ chặt các cơ chung quanh âm đạo vào hậu môn như thể mẹ đang cố nín tiểu, giữ càng lâu càng tốt cho đến khi mẹ cảm thấy ngứa ran rồi thả lỏng ra và tiếp tục động tác như thế khoảng 20 lần. Mỗi ngày mẹ có thể tập bài tập Kegel 5 lần nhưng nhớ chia chúng thành nhiều bữa tập nhỏ trong ngày. Không bị cảm nhưng vẫn nghẹt mũi Triệu chứng: Mẹ có cảm giác như mình đang mắc cơn cảm lạnh vĩnh viễn, luôn muốn xì mũi. Nguyên nhân: lượng máu và hoocmon tăng khiến màng nhầy sưng lên, khô và chảy máu. Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, uống nhiều nước, mở máy tạo độ ẩm. Nếu mẹ bị chảy máu cam, đừng ngửa đầu ra phía sau mà hãy giữ thẳng, bịt mũi lại cho đến khi máu ngừng chảy, thường là khoảng 5 phút. Mẹ cũng có thể đồng thời chườm đá lên mũi nếu cần thiết. Trong trường hợp mẹ không ngừng chảy máu cam, hãy đến ngay bệnh viện. Ngáy to khi ngủ Triệu chứng: Khó khăn khi đi vào giấc ngủ và bị ngáy lúc đã ngủ say, nhất là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Mẹ khó đi vào giấc ngủ và ngáy to khi ngủ say. (ảnh minh họa) Nguyên nhân: Do màng nhầy trong mũi bị sưng lên làm mũi tắc nghẽn khiến bạn phải chuyển sang thở bằng miệng, từ đó gây ngáy. Để khắc phục tình trạng này, chị em nên nhỏ mũi bẳng dung dịch nước muối sinh lý trước khi ngủ và cả trong đêm nếu cần thiết. Đầu tư một chiếc gối dành cho bà cầu để giữ tư thế nằm nghiêng và tránh lăn trở khi ngủ. Đồng thời, gác cao mình trên gối vừa có thể giảm ngáy vừa tránh chứng ợ nóng thường xảy ra khi mang thai. Nếu có điều kiện, mẹ thử dùng máy tạo độ ẩm để làm thông thoáng không khí trong phòng ngủ. Đổ mồ hôi đầm đìa Triệu chứng: mồ hôi ở khắp nơi - dưới cánh tay, giữa hai chân, bụng, mặt, cổ... khiến chị em cảm giác người luôn nhớp nháp, khó chịu, tự ti vì mùi cơ thể. Nguyên nhân: Sự trao đổi chất và lưu lượng máu trong cơ thể tăng cao làm thân nhiệt bà bầu cao hơn so với bình thường từ 0.3 - 0.5 độ C, vì thế cơ thể tiết nhiều mồ hôi để hạ bớt nhiệt. Các mẹ nên chọn những trang phục rộng thoáng, chất liệu vải thấm hút tốt và uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất qua da. Cũng có thể sử dụng các sản phẩm lăn khử mùi hoặc phấn rôm để giữ nách luôn khô thoáng. Không kiểm soát được "xì hơi" Triệu chứng: thỉnh thoảng mẹ có cảm giác đầy và đau ở bụng bầu, kết quả là "xì hơi" khiến mẹ xấu hổ. Nguyên nhân: Ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể khiến hoạt động của đường ruột chậm đi khi mang bầu. Vì thế thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn, dưới tác động của vi khuẩn gây ra hơi khí. Hệ tiêu hóa càng hoạt động chậm thì khí hơi sinh ra càng nhiều. Thêm vào đó, trong thời gian mang thai, vị trí của dạ dày và ruột bị thay đổi do tử cung mở rộng, làm tăng cảm giác đầy hơi khó chịu. Mẹ có thể hạn chế tình trạng dễ gây ngượng này bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ, tránh các loại thực phẩm gây đầy hơi như súp lơ, bắp cải, hành tây, bông cải xanh hay nước uống có ga. mẹ cũng nên ngồi thẳng lưng thay vì ngồi cúi người về phía trước vì tư thê ngồi này sẽ tạo một lực ép tới không gian bụng, gây cảm giác khó chịu và dễ bị "xì hơi". Nếu tình hình không được cải thiện, mẹ cần đi khám để được hướng dẫn tốt nhất từ bác sĩ. Chảy dãi như trẻ con Triệu chứng: Tuyến nước bọt sản sinh một lượng nước bọt lớn hay rỉ máu ở nướu răng xảy ra trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, chảy máu nướu răng khá phổ biến và thường gặp nhất sau khi đánh răng. Thậm chí bạn có thể nhận thấy các nốt được gọi là “khối u mang thai” trên nướu răng.Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng vì những "khối u" này vô hại và chúng sẽ biến mất sau sinh. Nguyên nhân: Chính sự thay đổi hoocmon khi mang thai là nguyên nhân khiên lợi bị tổn thương; tuy nhiên, các chuyên gia chưa khẳng định, thay đổi hoocmon là yếu tố làm tăng tiết nước bọt. Vì vậy, chị em nên giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận, hạn chế thức ăn giàu tinh bột, uống đủ nước lọc, đặc biệt là nước chanh để giảm tiết nước bọt. Đối với tình trạng chảy máu nướu răng, mẹ nên chọn bàn chải đánh răng mềm, chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu. Mẹ nên chọn bàn chải đánh răng mềm để tránh tổn thương nướu răng. (ảnh minh họa) Da sạm đi Triệu chứng: Xuất hiện vết dọc vụng, tĩnh mạch nổi rõ trên cánh tay, ngực, cổ, mặt. Các vùng da sậm màu thường xuất hiện quanh môi trên, mũi, trán, cằm hoặc các vùng da khác trên cơ thể. Nguyên nhân: Sự thay đổi hoocmon khi mang thai kích thích cơ thể sản xuất tạm thời melanin - loại chất có thể làm biến đổi màu sắc của da, tóc và mắt. Lưu lượng máu tăng là nguyên nhân khiến các tĩnh mạch hiện rõ. Làm thế nào để đối phó với tình trạng này? Vùng da sậm màu và các tĩnh mạch hiện lên như mạng nhện thường mờ dần sau sinh, mặc dù chúng không thể biến mất hoàn toàn. mẹ có thể dùng dem chống nắng hoặc trang điểm nhẹ để giảm bớt và che đi những vùng da sẫm màu này. Nhũ hoa "khổng lồ" Triệu chứng: Nhũ hoa sậm màu và to hơn. Xuất hiện các nốt nhỏ như da gà xung quanh núm ti, thậm chí núi đôi tiết ra chất lỏng. Nguyên nhân: Nhũ hoa sậm màu hơn là do hoocmon làm tăng sắc tố, một số chuyên gia nói đây là cách tự nhiên giúp bé có thể tìm thấy ti của mẹ. Mẹ tuyệt đối không được tắm nắng ngực trần, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể tăng sắc tố da vĩnh viễn. Nhũ hoa của mẹ có thể vẫn đậm màu hơn so với trước kia nhưng chúng sẽ nhỏ lại sau khi mẹ cai sữa cho bé. ... hơi" Triệu chứng: mẹ có cảm giác đầy đau bụng bầu, kết "xì hơi" khiến mẹ xấu hổ Nguyên nhân: Ảnh hưởng trình tuần hoàn progesterone thể khiến hoạt động đường ruột chậm mang bầu Vì thức ăn lưu... nhiên giúp bé tìm thấy ti mẹ Mẹ tuyệt đối không tắm nắng ngực trần, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tăng sắc tố da vĩnh viễn Nhũ hoa mẹ đậm màu so với trước chúng nhỏ lại sau mẹ cai sữa cho bé ...tạo độ ẩm Nếu mẹ bị chảy máu cam, đừng ngửa đầu phía sau mà giữ thẳng, bịt mũi lại máu ngừng chảy, thường khoảng phút Mẹ đồng thời chườm đá lên mũi cần thiết Trong trường hợp mẹ không ngừng