window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Để khỏe mạnh trong thai kỳ, ăn uống lành mạnh, khoa học nhiều khi là chưa đủ. Một số nghiên cứu đã cho thấy khoảng 90% chị em khi mang thai đang sử dụng thêm các loại thuốc thay thế và bổ sung vitamin và khoáng chất. Các chuyên gia cũng đề nghị mẹ bầu nên bổ sung thêm acid folic và i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé có được nền tảng để phát triển tốt nhất. Bên cạnh thuốc tân dược, nhiều mẹ cũng chuộng sử dụng các loại thuốc đông y vì cho rằng chúng là thảo dược, tự nhiên hơn so với thuốc tân dược, do đó ít ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đây là nhận thức phổ biến nhưng lại sai lầm của nhiều mẹ bầu. Một số thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng cho phụ nữ có thai như sẩy thai hoặc sinh non hay di tật bẩm sinh ở thai nhi. Để khỏe mạnh trong thai kỳ, ăn uống lành mạnh nhiều khi là chưa đủ, các mẹ nên sử dụng thêm các loại thuốc thay thế và bổ sung vitamin và khoáng chất (ảnh minh họa) Dưới đây là "tất tật" những loại thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất được các chuyên gia khuyến khích mẹ sử dụng hay được dùng thường xuyên trong thai kỳ. Các mẹ cùng tìm hiểu để có sự lựa chọn đúng đắn và an toàn nhất cho mình nhé Các vitamin và khoáng chất quan trọng đối với thai nhi Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng cung cấp tương đối đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho mẹ và thai nhi phát triển, dẫu vậy, để con thông minh, mẹ khỏe mạnh, các mẹ đồng thời nên uống bổ sung thêm acid folic và i-ốt cùng với chế độ ăn uống của mình. Acid folic Acid folic là vi chất rất quan trọng đối với chị em phụ nữ ở tuổi sinh nở và em bé trong tương lai. Acid folic không chỉ cần thiết đối trong việc sản xuất các tế bào mới, trong đó có cả hồng cầu mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến rối loạn ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống gây nên ốm yếu, tàn tật nghiêm trọng và bệnh quái tượng không não hoặc bé sinh ra thiếu một phần não (tình trạng kém phát triển nghiêm trọng của não). Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thường trước khi các mẹ biết mình đang có bầu. Vì vậy, tất cả các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu cần phải bổ sung thêm axit folic trong suốt thai kỳ của mình, khoảng 600 mcg mỗi ngày. Đối với những chị em đang chuẩn bị có thai, việc tiêu thụ acid folic mỗi ngày từ trước khi có thai khoảng 3 tháng, chậm nhất là một tháng trước khi mang thai cũng rất cần thiết, 400 mcg acid folic là liều dùng hàng ngày. I-ốt Thiếu i-ốt là tình trạng khá phổ biến với nhiều mẹ. I-ốt lại là chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé nhưng hầu hết các loại thực phẩm có chứa rất ít i-ốt, vì vậy bắt buộc mẹ cần phải sử dụng các loại thực phẩm tăng cường hoặc thuốc bổ sung i-ốt trong thai kỳ. Muối i-ốt là một sự lựa chọn cho mẹ mặc dù nhiều người đang có xu hướng cắt giảm lượng muối trong thức ăn hoặc sử dụng các loại muối không có chứa i-ốt. Loại muối này đang được sử dụng để sản xuất bánh mì, nhưng nguồn cung cấp này là không đủ đảm bảo rằng phụ nữ có thai và đang cho con bú nhận được đủ lượng i-ốt cần thiết. Các bác sĩ khuyến khích mẹ nên bổ sung thêm 150 mcg i-ốt mỗi ngày trong khẩu phần ăn của mình. Dầu cá có tốt cho mẹ? Một số nguồn thông tin cho rằng dầu cá rất quan trọng cho sự phát triển của mắt và não bộ của bé nhưng một số ý kiến khác lại thận trọng hơn và nói rằng cá tốt cho mẹ và bé nhưng chưa có bằng chứng kết luận rằng dầu cá cũng có tác dụng tương tự như vậy. Hiện nay, các bác sĩ ở trường Cao đẳng sản phụ khoa Hoàng gia Australia và New Zealand cũng không liệt kê dầu cá vào danh mục các loại thuốc uống bổ sung mẹ nên dùng khi mang thai. Tuy nhiên, có nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung dầu cá có thể giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm. Nếu muốn sử dụng viên nang dầu cá, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ trước để bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ dùng viên nang dầu cá hoặc vitamin tổng hợp có chứa dầu cá an toàn cho cả mẹ và bé. Khi được đề nghị bổ sung dầu cá, mẹ cần hỏi bác sĩ cả về thương hiệu bởi không phải tất cả viên nang dầu cá đều giống nhau. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung dầu cá có thể giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm (ảnh minh họa) Các loại vitamin và khoáng chất khác Một số loại vitamin và khoáng chất khác cần được bổ sung trong một số trường hợp gồm canxi dành cho những mẹ phải hạn chế, tránh hoặc không sử dụng được các sản phẩm từ sữa, vitamin B12 cho những mẹ ăn chay, sắt đối với mẹ bầu có nồng độ hemoglobin thấp và vitamin D với những những mẹ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và các mẹ có màu da tối hoặc béo phì cũng có thể bị thiếu loại vitamin này. Các chuyên gia từ trường Cao đẳng sản phụ khoa Hoàng gia Australia và New Zealand khuyên mẹ chỉ nên bổ sung vitamin và khoáng chất (trừ acid folic và i-ốt) trong các trường hợp cụ thể mà sự thiết hụt các dưỡng chất này đã được xác định hoặc có dấu hiệu cho thấy mẹ cần cung cấp thêm. Cẩn trọng khi sử dụng Có một số loại vitamin tốt cho mẹ và bé nhưng không thể lạm dụng. Vitamin A Vitamin A chủ yếu có trong thực phẩm nguồn gốc động vật, đặc biệt ở gan các loài cá và một số động vật khác, trong lòng đỏ trứng có 70- 90% vitamin A dưới dạng tự do. Trong thực vật, chủ yếu chứa dạng tiền vitamin A gọi là caroten, trong đó beta caroten có trong phần xanh của thực vật cũng như các loại rau quả có màu da cam là hay gặp nhất và có hoạt tính cao nhất. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu dùng vitamin A quá liều có thể gây dị dạng thai nhi hoặc gây khó đẻ do rối loạn cơn co. Vì vậy, mẹ chỉ nên bổ sung vitamin A đúng liều lượng bác sĩ cho phép, dưới 10.000 IU hoặc 3000 mcg. Vitamin A được uống bổ sung khi mang thai thường ở dạng beta caroten an toàn hơn cho mẹ. Nhưng một số loại vitamin tổng hợp khác được dùng khi mẹ không có thai có thể chỉ chứa tiền vitamin A (thường là retinyl palmitate) hoặc hỗn hợp của beta caroten và tiền vitamin A, vì vậy mẹ nhớ kiểm tra thành phần thuốc cẩn thận trước khi sử dụng. Vitamin B6 Vitamin B6 thường được kê đơn cho mẹ bầu để chống lại các triệu chứng nghén, buồn nôn, chóng mặt. Với liều lượng thấp (10- 25mg/3 lần/ ngày), thai nhi không hề bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong khi liều lượng khuyến cáo là như vậy thì hiện này, một số loại thuốc vitamin B6 lại chứa liều lượng cao hơn hẳn. Ngoài ra, vitamin B6 được coi là có vai trò quan trọng trong việc giúp thai nhi tạo ra cá tế bào mới. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng quá liều vitamin B6 trong tam cá nguyệt đầu tiên (12 tuần đầu tiên với liều lượng hơn 100mg/ ngày) có thể dẫn tới việc chân, tay và hệ thần kinh của thai nhi sẽ phát triển không bình thường. Sử dụng quá liều vitamin B6 trong tam cá nguyệt đầu tiên (hơn 100mg/ ngày) có thể dẫn tới dị tật về chân, tay và hệ thần kinh của thai nhi (ảnh minh họa) Thảo dược Nhiều người cho rằng thuốc thảo dược dùng để điều trị bệnh là tự nhiên và an toàn nhất thì trên thực tế, có rất ít thông tin về sự an toàn cũng như hiệu quả của các sản phẩm này đối với phụ nữ mang thai và nhiều chị em khi sử dụng chúng trong thai kỳ lại không mấy chú ý và thường không đề cập với bác sĩ trong các lần khám thai. Việc sử dụng thảo dược trong thai kỳ rất được quan tâm bởi nhiều nghiên cứu đã tìm ra rằng các loại thuốc thảo dược này bình thường có thể là an toàn nhưng lại có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu các mẹ bầu sử dụng không cẩn thận. Ví dụ như lô hội hay nhân sâm và rất nhiều loại thảo dược khác dù rất bổ dưỡng cho người bình thường nhưng khi mẹ bầu sử dụng chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, sinh non, gây khuyết tật thai nhi, thậm chí là sẩy thai. Một số loại thảo dược dưới đây mẹ nên tránh hoặc thận trọng khi sử dụng: - Lôi hội dưới dạng gel bôi thì tương đối an toàn cho mẹ nhưng loại thảo dược này được uống dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có thể khiến lượng đường trong máu thấp, gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc sẩy thai. Hiện nay vẫn chưa có thông tin về liều lượng lô hội an toàn mẹ có thể sử dụng trong thai kỳ, vì vậy tốt nhất là mẹ nên tránh các loại nước uống hoặc thực phẩm, loại thuốc bổ sung vitamin từ lô hội để đảm bảo an toàn. - Hoàng liên gai, húng quế có thể kích thích co thắt tử cung và có thể dẫn đến sẩy thai. - Cỏ cari, gốc rễ cây Beth, cây mao lương hoa xanh, vàng được sử dụng với lượng lớn có thể gây sẩy thai hoặc sinh non, chỉ nên sử dụng trong quá trình sinh nở. - Tỏi có thể gây xuất huyết, sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm. Sử dụng lô hội khi mang thai khiến lượng đường trong máu thấp, gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc sẩy thai (ảnh minh họa) - Nhân sâm nên tránh sử dụng khi mang thai, đặc biệt là thời gian đầu của thai kỳ bởi làm tăng nguy cơ sẩy thai, gây dị ứng nặng và dẫn đến nhiều bệnh như nôn mửa, xuất huyết, phù nước. - Rễ cây huyết dụ gây co thắt tử cung và ói mửa. - Đinh hương: tinh dầu từ cây đinh hương gây ra các cơn co thắt tử cung - Cây lưỡi mèo, cây cửu lý hương, cúc thanh nhiệt, long não kích thích các cơn co thắt tử cung. - Cây hành biển, củ hành biển (dùng làm thuốc lợi tiểu) là một chất kích thích tử cung và dẫn đến khuyết tật bẩm sinh. - Cây cúc ngải cũng dẫn đến các cơn co thắt tử cung và dị tật bẩm sinh. Thảo dược rất có lợi cho thai kỳ của mẹ nhưng đây là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không đúng cách rất có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự sống thai nhi. Do đó, nếu mẹ muốn hoặc bắt buộc phải dùng bất cứ loại thảo dược nào trong thời gian mang thai, ngay cả với những loại thảo dược hỗ trợ tốt cho thai nhi thì mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa và chỉ sử dụng ở liều lượng cho phép.
Để khỏe mạnh trong thai kỳ, ăn uống lành mạnh, khoa học nhiều khi là chưa đủ. Một số nghiên cứu đã cho thấy khoảng 90% chị em khi mang thai đang sử dụng thêm các loại thuốc thay thế và bổ sung vitamin và khoáng chất. Các chuyên gia cũng đề nghị mẹ bầu nên bổ sung thêm acid folic và i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé có được nền tảng để phát triển tốt nhất. Bên cạnh thuốc tân dược, nhiều mẹ cũng chuộng sử dụng các loại thuốc đông y vì cho rằng chúng là thảo dược, tự nhiên hơn so với thuốc tân dược, do đó ít ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đây là nhận thức phổ biến nhưng lại sai lầm của nhiều mẹ bầu. Một số thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng cho phụ nữ có thai như sẩy thai hoặc sinh non hay di tật bẩm sinh ở thai nhi. Để khỏe mạnh trong thai kỳ, ăn uống lành mạnh nhiều khi là chưa đủ, các mẹ nên sử dụng thêm các loại thuốc thay thế và bổ sung vitamin và khoáng chất (ảnh minh họa) Dưới đây là "tất tật" những loại thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất được các chuyên gia khuyến khích mẹ sử dụng hay được dùng thường xuyên trong thai kỳ. Các mẹ cùng tìm hiểu để có sự lựa chọn đúng đắn và an toàn nhất cho mình nhé Các vitamin và khoáng chất quan trọng đối với thai nhi Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng cung cấp tương đối đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho mẹ và thai nhi phát triển, dẫu vậy, để con thông minh, mẹ khỏe mạnh, các mẹ đồng thời nên uống bổ sung thêm acid folic và i-ốt cùng với chế độ ăn uống của mình. Acid folic Acid folic là vi chất rất quan trọng đối với chị em phụ nữ ở tuổi sinh nở và em bé trong tương lai. Acid folic không chỉ cần thiết đối trong việc sản xuất các tế bào mới, trong đó có cả hồng cầu mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến rối loạn ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống gây nên ốm yếu, tàn tật nghiêm trọng và bệnh quái tượng không não hoặc bé sinh ra thiếu một phần não (tình trạng kém phát triển nghiêm trọng của não). Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thường trước khi các mẹ biết mình đang có bầu. Vì vậy, tất cả các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu cần phải bổ sung thêm axit folic trong suốt thai kỳ của mình, khoảng 600 mcg mỗi ngày. Đối với những chị em đang chuẩn bị có thai, việc tiêu thụ acid folic mỗi ngày từ trước khi có thai khoảng 3 tháng, chậm nhất là một tháng trước khi mang thai cũng rất cần thiết, 400 mcg acid folic là liều dùng hàng ngày. I-ốt Thiếu i-ốt là tình trạng khá phổ biến với nhiều mẹ. I-ốt lại là chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé nhưng hầu hết các loại thực phẩm có chứa rất ít i-ốt, vì vậy bắt buộc mẹ cần phải sử dụng các loại thực phẩm tăng cường hoặc thuốc bổ sung i-ốt trong thai kỳ. Muối i-ốt là một sự lựa chọn cho mẹ mặc dù nhiều người đang có xu hướng cắt giảm lượng muối trong thức ăn hoặc sử dụng các loại muối không có chứa i-ốt. Loại muối này đang được sử dụng để sản xuất bánh mì, nhưng nguồn cung cấp này là không đủ đảm bảo rằng phụ nữ có thai và đang cho con bú nhận được đủ lượng i-ốt cần thiết. Các bác sĩ khuyến khích mẹ nên bổ sung thêm 150 mcg i-ốt mỗi ngày trong khẩu phần ăn của mình. Dầu cá có tốt cho mẹ? Một số nguồn thông tin cho rằng dầu cá rất quan trọng cho sự phát triển của mắt và não bộ của bé nhưng một số ý kiến khác lại thận trọng hơn và nói rằng cá tốt cho mẹ và bé nhưng chưa có bằng chứng kết luận rằng dầu cá cũng có tác dụng tương tự như vậy. Hiện nay, các bác sĩ ở trường Cao đẳng sản phụ khoa Hoàng gia Australia và New Zealand cũng không liệt kê dầu cá vào danh mục các loại thuốc uống bổ sung mẹ nên dùng khi mang thai. Tuy nhiên, có nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung dầu cá có thể giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm. Nếu muốn sử dụng viên nang dầu cá, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ trước để bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ dùng viên nang dầu cá hoặc vitamin tổng hợp có chứa dầu cá an toàn cho cả mẹ và bé. Khi được đề nghị bổ sung dầu cá, mẹ cần hỏi bác sĩ cả về thương hiệu bởi không phải tất cả viên nang dầu cá đều giống nhau. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung dầu cá có thể giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm (ảnh minh họa) Các loại vitamin và khoáng chất khác Một số loại vitamin và khoáng chất khác cần được bổ sung trong một số trường hợp gồm canxi dành cho những mẹ phải hạn chế, tránh hoặc không sử dụng được các sản phẩm từ sữa, vitamin B12 cho những mẹ ăn chay, sắt đối với mẹ bầu có nồng độ hemoglobin thấp và vitamin D với những những mẹ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và các mẹ có màu da tối hoặc béo phì cũng có thể bị thiếu loại vitamin này. Các chuyên gia từ trường Cao đẳng sản phụ khoa Hoàng gia Australia và New Zealand khuyên mẹ chỉ nên bổ sung vitamin và khoáng chất (trừ acid folic và i-ốt) trong các trường hợp cụ thể mà sự thiết hụt các dưỡng chất này đã được xác định hoặc có dấu hiệu cho thấy mẹ cần cung cấp thêm. Cẩn trọng khi sử dụng Có một số loại vitamin tốt cho mẹ và bé nhưng không thể lạm dụng. Vitamin A Vitamin A chủ yếu có trong thực phẩm nguồn gốc động vật, đặc biệt ở gan các loài cá và một số động vật khác, trong lòng đỏ trứng có 70- 90% vitamin A dưới dạng tự do. Trong thực vật, chủ yếu chứa dạng tiền vitamin A gọi là caroten, trong đó beta caroten có trong phần xanh của thực vật cũng như các loại rau quả có màu da cam là hay gặp nhất và có hoạt tính cao nhất. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu dùng vitamin A quá liều có thể gây dị dạng thai nhi hoặc gây khó đẻ do rối loạn cơn co. Vì vậy, mẹ chỉ nên bổ sung vitamin A đúng liều lượng bác sĩ cho phép, dưới 10.000 IU hoặc 3000 mcg. Vitamin A được uống bổ sung khi mang thai thường ở dạng beta caroten an toàn hơn cho mẹ. Nhưng một số loại vitamin tổng hợp khác được dùng khi mẹ không có thai có thể chỉ chứa tiền vitamin A (thường là retinyl palmitate) hoặc hỗn hợp của beta caroten và tiền vitamin A, vì vậy mẹ nhớ kiểm tra thành phần thuốc cẩn thận trước khi sử dụng. Vitamin B6 Vitamin B6 thường được kê đơn cho mẹ bầu để chống lại các triệu chứng nghén, buồn nôn, chóng mặt. Với liều lượng thấp (10- 25mg/3 lần/ ngày), thai nhi không hề bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong khi liều lượng khuyến cáo là như vậy thì hiện này, một số loại thuốc vitamin B6 lại chứa liều lượng cao hơn hẳn. Ngoài ra, vitamin B6 được coi là có vai trò quan trọng trong việc giúp thai nhi tạo ra cá tế bào mới. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng quá liều vitamin B6 trong tam cá nguyệt đầu tiên (12 tuần đầu tiên với liều lượng hơn 100mg/ ngày) có thể dẫn tới việc chân, tay và hệ thần kinh của thai nhi sẽ phát triển không bình thường. Sử dụng quá liều vitamin B6 trong tam cá nguyệt đầu tiên (hơn 100mg/ ngày) có thể dẫn tới dị tật về chân, tay và hệ thần kinh của thai nhi (ảnh minh họa) Thảo dược Nhiều người cho rằng thuốc thảo dược dùng để điều trị bệnh là tự nhiên và an toàn nhất thì trên thực tế, có rất ít thông tin về sự an toàn cũng như hiệu quả của các sản phẩm này đối với phụ nữ mang thai và nhiều chị em khi sử dụng chúng trong thai kỳ lại không mấy chú ý và thường không đề cập với bác sĩ trong các lần khám thai. Việc sử dụng thảo dược trong thai kỳ rất được quan tâm bởi nhiều nghiên cứu đã tìm ra rằng các loại thuốc thảo dược này bình thường có thể là an toàn nhưng lại có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu các mẹ bầu sử dụng không cẩn thận. Ví dụ như lô hội hay nhân sâm và rất nhiều loại thảo dược khác dù rất bổ dưỡng cho người bình thường nhưng khi mẹ bầu sử dụng chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, sinh non, gây khuyết tật thai nhi, thậm chí là sẩy thai. Một số loại thảo dược dưới đây mẹ nên tránh hoặc thận trọng khi sử dụng: - Lôi hội dưới dạng gel bôi thì tương đối an toàn cho mẹ nhưng loại thảo dược này được uống dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có thể khiến lượng đường trong máu thấp, gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc sẩy thai. Hiện nay vẫn chưa có thông tin về liều lượng lô hội an toàn mẹ có thể sử dụng trong thai kỳ, vì vậy tốt nhất là mẹ nên tránh các loại nước uống hoặc thực phẩm, loại thuốc bổ sung vitamin từ lô hội để đảm bảo an toàn. - Hoàng liên gai, húng quế có thể kích thích co thắt tử cung và có thể dẫn đến sẩy thai. - Cỏ cari, gốc rễ cây Beth, cây mao lương hoa xanh, vàng được sử dụng với lượng lớn có thể gây sẩy thai hoặc sinh non, chỉ nên sử dụng trong quá trình sinh nở. - Tỏi có thể gây xuất huyết, sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm. Sử dụng lô hội khi mang thai khiến lượng đường trong máu thấp, gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc sẩy thai (ảnh minh họa) - Nhân sâm nên tránh sử dụng khi mang thai, đặc biệt là thời gian đầu của thai kỳ bởi làm tăng nguy cơ sẩy thai, gây dị ứng nặng và dẫn đến nhiều bệnh như nôn mửa, xuất huyết, phù nước. - Rễ cây huyết dụ gây co thắt tử cung và ói mửa. - Đinh hương: tinh dầu từ cây đinh hương gây ra các cơn co thắt tử cung - Cây lưỡi mèo, cây cửu lý hương, cúc thanh nhiệt, long não kích thích các cơn co thắt tử cung. - Cây hành biển, củ hành biển (dùng làm thuốc lợi tiểu) là một chất kích thích tử cung và dẫn đến khuyết tật bẩm sinh. - Cây cúc ngải cũng dẫn đến các cơn co thắt tử cung và dị tật bẩm sinh. Thảo dược rất có lợi cho thai kỳ của mẹ nhưng đây là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không đúng cách rất có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự sống thai nhi. Do đó, nếu mẹ muốn hoặc bắt buộc phải dùng bất cứ loại thảo dược nào trong thời gian mang thai, ngay cả với những loại thảo dược hỗ trợ tốt cho thai nhi thì mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa và chỉ sử dụng ở liều lượng cho phép. ... mẹ bé Khi đề nghị bổ sung dầu cá, mẹ cần hỏi bác sĩ thương hiệu tất viên nang dầu cá giống Một vài nghiên cứu bổ sung dầu cá giúp ngăn ngừa chuyển sớm (ảnh minh họa) Các loại vitamin khoáng chất. .. uống bổ sung mẹ nên dùng mang thai Tuy nhiên, có nghiên cứu bổ sung dầu cá giúp ngăn ngừa chuyển sớm Nếu muốn sử dụng viên nang dầu cá, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ trước để bác sĩ định cho mẹ. .. Một số loại vitamin khoáng chất khác cần bổ sung số trường hợp gồm canxi dành cho mẹ phải hạn chế, tránh không sử dụng sản phẩm từ sữa, vitamin B12 cho mẹ ăn chay, sắt mẹ bầu có nồng độ hemoglobin