1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thực phẩm chức năng: Bà bầu có nên dùng?

1 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 7,5 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Hỏi: Vợ tôi đang có thai ở tháng thứ 4, cô ấy không được khỏe, thường xuyên nôn ọe và chóng mặt, hoa mắt nên tôi muốn mua một số loại thuốc bổ cho cô ấy. Nhiều người bảo thuốc tây có hại cho phụ nữ có thai và khuyên nên mua thực phẩm chức năng (TPCN). Tôi rất phân vân không biết có nên dùng. Liệu TPCN có thật sự an toàn cho vợ tôi? Nguyễn Văn Hậu  (Quảng Xương, Thanh Hóa) Trả lời: Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng phụ nữ có thai không nên dùng bất cứ một loại thuốc nào nếu không thật sự cần thiết. Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, tuyệt đối không nên dùng thuốc. Khi thật sự cần thiết phải dùng thuốc cần chọn loại thuốc ít ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của thai nhi và dùng thuốc liều thấp nhất có hiệu quả với thời gian ngắn nhất để hạn chế thấp nhất những nguy cơ của thuốc đối với sự phát triển của thai kể cả thời gian trong bụng mẹ cũng như ảnh hưởng sau này đến đứa trẻ.   Phụ nữ có thai không nên dùng bất cứ một loại thuốc nào nếu không thật sự cần thiết (Ảnh minh họa) Các loại thuốc bổ như vitamin và chất khoáng vi lượng cũng cần cân nhắc, xem xét kỹ về liều lượng và thành phần xem có phù hợp với đối tượng sử dụng hay không. Tốt nhất, bạn nên cho cô ấy đi khám ở cơ sở y tế gần nhất và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần nói rõ tiền sử dùng thuốc trước đó của mình để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Cần tìm hiểu nguyên nhân của các triệu chứng như nôn ọe, chóng mặt, hoa mắt là do thiếu nguyên tố vi lượng hay thể trạng cơ thể quá yếu để có hướng xử trí thích hợp. Các loại TPCN không phải hoàn toàn an toàn cho tất cả mọi người. Dù được bào chế từ nguồn thảo dược hay các nguyên liệu tự nhiên cũng có chứa những hoạt chất không hẳn đã là vô hại cho mọi đối tượng. Đối với phụ nữ mang thai, cần xem cơ địa và thể trạng cần thiết bổ trợ loại gì để dùng thuốc hoặc TPCN ở mức độ cho phép với liều lượng an toàn nhất. Rất nhiều loại thuốc kháng sinh và sulfamid không được dùng cho phụ nữ có thai như tetracyclin, steptomycin, gentamicin, amikacin, kanamycin, cloramphenicol, rifampicin, cotrimoxazol vì rất nhiều nguy cơ, độc tính đối với thai và có thể gây quái thai. Aspirin gây vàng da nhân ở thai nhi. Liều cao có thể làm chậm chuyển dạ hoặc chảy máy trong, sau đẻ. Thuốc điều trị phong (hủi) thalidomide gây quái thai. Vitamin A nếu uống với liều >10.000UI/ngày và dùng dài ngày tăng nguy cơ sinh quái thai. Người mẹ khi mang thai hay dùng diazepam (seduxen, valium...) để an thần đứa trẻ sinh ra dễ bị trầm cảm hoặc kích động. Ngoài ra, còn nhiều loại thuốc nữa rất có hại với thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ có thai phải thật cẩn trọng, khi quyết định dùng bất cứ một loại thuốc nào cũng phải xem xét thấu đáo, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và không có sự lựa chọn khác.

Hỏi: Vợ tôi đang có thai ở tháng thứ 4, cô ấy không được khỏe, thường xuyên nôn ọe và chóng mặt, hoa mắt nên tôi muốn mua một số loại thuốc bổ cho cô ấy. Nhiều người bảo thuốc tây có hại cho phụ nữ có thai và khuyên nên mua thực phẩm chức năng (TPCN). Tôi rất phân vân không biết có nên dùng. Liệu TPCN có thật sự an toàn cho vợ tôi? Nguyễn Văn Hậu (Quảng Xương, Thanh Hóa) Trả lời: Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng phụ nữ có thai không nên dùng bất cứ một loại thuốc nào nếu không thật sự cần thiết. Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, tuyệt đối không nên dùng thuốc. Khi thật sự cần thiết phải dùng thuốc cần chọn loại thuốc ít ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của thai nhi và dùng thuốc liều thấp nhất có hiệu quả với thời gian ngắn nhất để hạn chế thấp nhất những nguy cơ của thuốc đối với sự phát triển của thai kể cả thời gian trong bụng mẹ cũng như ảnh hưởng sau này đến đứa trẻ. Phụ nữ có thai không nên dùng bất cứ một loại thuốc nào nếu không thật sự cần thiết (Ảnh minh họa) Các loại thuốc bổ như vitamin và chất khoáng vi lượng cũng cần cân nhắc, xem xét kỹ về liều lượng và thành phần xem có phù hợp với đối tượng sử dụng hay không. Tốt nhất, bạn nên cho cô ấy đi khám ở cơ sở y tế gần nhất và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần nói rõ tiền sử dùng thuốc trước đó của mình để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Cần tìm hiểu nguyên nhân của các triệu chứng như nôn ọe, chóng mặt, hoa mắt là do thiếu nguyên tố vi lượng hay thể trạng cơ thể quá yếu để có hướng xử trí thích hợp. Các loại TPCN không phải hoàn toàn an toàn cho tất cả mọi người. Dù được bào chế từ nguồn thảo dược hay các nguyên liệu tự nhiên cũng có chứa những hoạt chất không hẳn đã là vô hại cho mọi đối tượng. Đối với phụ nữ mang thai, cần xem cơ địa và thể trạng cần thiết bổ trợ loại gì để dùng thuốc hoặc TPCN ở mức độ cho phép với liều lượng an toàn nhất. Rất nhiều loại thuốc kháng sinh và sulfamid không được dùng cho phụ nữ có thai như tetracyclin, steptomycin, gentamicin, amikacin, kanamycin, cloramphenicol, rifampicin, cotrimoxazol vì rất nhiều nguy cơ, độc tính đối với thai và có thể gây quái thai. Aspirin gây vàng da nhân ở thai nhi. Liều cao có thể làm chậm chuyển dạ hoặc chảy máy trong, sau đẻ. Thuốc điều trị phong (hủi) thalidomide gây quái thai. Vitamin A nếu uống với liều >10.000UI/ngày và dùng dài ngày tăng nguy cơ sinh quái thai. Người mẹ khi mang thai hay dùng diazepam (seduxen, valium...) để an thần đứa trẻ sinh ra dễ bị trầm cảm hoặc kích động. Ngoài ra, còn nhiều loại thuốc nữa rất có hại với thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ có thai phải thật cẩn trọng, khi quyết định dùng bất cứ một loại thuốc nào cũng phải xem xét thấu đáo, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và không có sự lựa chọn khác.

Ngày đăng: 19/10/2015, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w