window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Bệnh viện Phụ sản Trung ương những ngày giáp Tết Nguyên đán lác đác người qua lại. Dãy nhà chờ lấy phiếu khám bệnh khá vắng vẻ. Những ngày này chỉ có khoa Sản là vẫn tấp nập người ngược, kẻ xuôi. Đâu đó bóng dáng của những người đàn ông vồn vã, khệ nệ nào làn, nào phích, nào quần áo… để chăm vợ chờ sinh hay dưỡng bệnh. Buồn hơn nữa vẫn là những sản phụ, những bà bầu vật vã với những cơn đau, quằn quai với nỗi nhớ con và khắc khoải cho một cái Tết xa nhà. Dưỡng thai từ tết Dương đến Tết Nguyên đán Tại khoa sản I, Bệnh viện Phụ sản TW giáp Tết không khí làm việc của các y, bác sĩ nơi này vẫn tất bật như những ngày thường. Lượng bệnh nhân nằm điều trị vẫn còn khá đông. Nhiều bà bầu mắc bệnh nặng phải điều trị bất di bất dịch trong khoa và bất đắc dĩ đón Tết ở viện từ tết dương lịch sang cả tết Nguyên đán. Khu vực thăm khám vắng người qua lại. Trái ngược với phòng chờ khám bệnh, tại khoa sản I người nhà bệnh nhân vẫn tất bật. Chị Nguyệt, quê ở Thanh Hóa nhập viện được hơn 2 tháng do rau tiền đạo trung tâm. Suốt hơn 2 tháng qua chị nằm “túc trực” ở viện chưa được về thăm quê một lần. Mọi người trong phòng trêu chị là người tổ trưởng có thâm niên ở lại phòng lâu nhất và có kinh nghiệm nhất. Vì điều kiện nhà xa, cách 1,2 tuần chồng chị lại bắt xe từ Thanh Hóa sang thăm nom vợ một lần. Cuộc sống của chị từ khi mang bầu dường như gắn liền với viện phụ sản. Bà bầu nằm dưỡng thai trong không khí buồn của ngày Tết. Phòng chị Nguyệt đa số là các trường hợp bệnh nặng như: rau cài răng lược, rau tiền đạo trung tâm… phải ở lại bệnh viện qua Tết Nguyên đán theo dõi không được về nhà. Các chị cùng chung nỗi buồn nhớ không khí Tết của gia đình. Có chị mang song thai nằm viện từ tết Dương lịch nhưng sức khỏe ổn định hơn được bệnh viện cho "nghỉ phép",qua Tết lại chuyển vào. Với những trường hợp bệnh nặng trong thai kỳ các chị vào viện như "cơm bữa", gắn bó với phòng bệnh đến vài tháng. Chị Lan (Đông Anh, Hà Nội) cũng là một trong những sản phụ bị bệnh cần điều trị qua Tết. Các chị vào viện đồng nghĩa với việc các anh cũng túc trực bên vợ. Người nhà cũng vật vã “đón Tết” cùng bệnh nhân Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe các mẹ bầu, người nhà được quy định giờ thăm, hết giờ khoa sẽ khóa cửa. Các anh lại vạ vật bên ngoài, người chuẩn bị chiếu nằm tạm ngoài hành lang, người lọ mọ tìm nhà trọ thuê sát bệnh viện. Những cái Tết xa nhà như thế này với người nhà bệnh nhân và bản thân người bệnh sẽ là nỗi ám ảnh vô cùng… Tư trang sẵn sàng để trực bên ngoài trông vợ của các ông chồng. Tranh thủ giờ ăn chiều, các mẹ bầu ngồi ăn với chồng. Hết giờ thăm nom, các anh lại ra phía ngoài hành lang chuẩn bị cơm nước, chuẩn bị chỗ ngủ để tiếp tục hành trình “đón Tết” ở viện. Người nhà bệnh nhân trải chiếu tranh thủ ngả lưng để trông bệnh nhân. Ngày cuối năm đến viện thăm con gái, bác để đồ dưới xe rồi bị mất. Khuôn mặt thất thần của người phụ nữ này khiến nhiều người ái ngại. 6 giờ chiều tại Bệnh viện Phụ sản, lác đác 1 vài người nhà vào thăm bệnh nhân.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương những ngày giáp Tết Nguyên đán lác đác người qua lại. Dãy nhà chờ lấy phiếu khám bệnh khá vắng vẻ. Những ngày này chỉ có khoa Sản là vẫn tấp nập người ngược, kẻ xuôi. Đâu đó bóng dáng của những người đàn ông vồn vã, khệ nệ nào làn, nào phích, nào quần áo… để chăm vợ chờ sinh hay dưỡng bệnh. Buồn hơn nữa vẫn là những sản phụ, những bà bầu vật vã với những cơn đau, quằn quai với nỗi nhớ con và khắc khoải cho một cái Tết xa nhà. Dưỡng thai từ tết Dương đến Tết Nguyên đán Tại khoa sản I, Bệnh viện Phụ sản TW giáp Tết không khí làm việc của các y, bác sĩ nơi này vẫn tất bật như những ngày thường. Lượng bệnh nhân nằm điều trị vẫn còn khá đông. Nhiều bà bầu mắc bệnh nặng phải điều trị bất di bất dịch trong khoa và bất đắc dĩ đón Tết ở viện từ tết dương lịch sang cả tết Nguyên đán. Khu vực thăm khám vắng người qua lại. Trái ngược với phòng chờ khám bệnh, tại khoa sản I người nhà bệnh nhân vẫn tất bật. Chị Nguyệt, quê ở Thanh Hóa nhập viện được hơn 2 tháng do rau tiền đạo trung tâm. Suốt hơn 2 tháng qua chị nằm “túc trực” ở viện chưa được về thăm quê một lần. Mọi người trong phòng trêu chị là người tổ trưởng có thâm niên ở lại phòng lâu nhất và có kinh nghiệm nhất. Vì điều kiện nhà xa, cách 1,2 tuần chồng chị lại bắt xe từ Thanh Hóa sang thăm nom vợ một lần. Cuộc sống của chị từ khi mang bầu dường như gắn liền với viện phụ sản. Bà bầu nằm dưỡng thai trong không khí buồn của ngày Tết. Phòng chị Nguyệt đa số là các trường hợp bệnh nặng như: rau cài răng lược, rau tiền đạo trung tâm… phải ở lại bệnh viện qua Tết Nguyên đán theo dõi không được về nhà. Các chị cùng chung nỗi buồn nhớ không khí Tết của gia đình. Có chị mang song thai nằm viện từ tết Dương lịch nhưng sức khỏe ổn định hơn được bệnh viện cho "nghỉ phép",qua Tết lại chuyển vào. Với những trường hợp bệnh nặng trong thai kỳ các chị vào viện như "cơm bữa", gắn bó với phòng bệnh đến vài tháng. Chị Lan (Đông Anh, Hà Nội) cũng là một trong những sản phụ bị bệnh cần điều trị qua Tết. Các chị vào viện đồng nghĩa với việc các anh cũng túc trực bên vợ. Người nhà cũng vật vã “đón Tết” cùng bệnh nhân Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe các mẹ bầu, người nhà được quy định giờ thăm, hết giờ khoa sẽ khóa cửa. Các anh lại vạ vật bên ngoài, người chuẩn bị chiếu nằm tạm ngoài hành lang, người lọ mọ tìm nhà trọ thuê sát bệnh viện. Những cái Tết xa nhà như thế này với người nhà bệnh nhân và bản thân người bệnh sẽ là nỗi ám ảnh vô cùng… Tư trang sẵn sàng để trực bên ngoài trông vợ của các ông chồng. Tranh thủ giờ ăn chiều, các mẹ bầu ngồi ăn với chồng. Hết giờ thăm nom, các anh lại ra phía ngoài hành lang chuẩn bị cơm nước, chuẩn bị chỗ ngủ để tiếp tục hành trình “đón Tết” ở viện. Người nhà bệnh nhân trải chiếu tranh thủ ngả lưng để trông bệnh nhân. Ngày cuối năm đến viện thăm con gái, bác để đồ dưới xe rồi bị mất. Khuôn mặt thất thần của người phụ nữ này khiến nhiều người ái ngại. 6 giờ chiều tại Bệnh viện Phụ sản, lác đác 1 vài người nhà vào thăm bệnh nhân. ... Tết viện Người nhà bệnh nhân trải chiếu tranh thủ ngả lưng để trông bệnh nhân Ngày cuối năm đến viện thăm gái, bác để đồ xe bị Khuôn mặt thất thần người phụ nữ khiến nhiều người ngại chiều Bệnh. .. sát bệnh viện Những Tết xa nhà với người nhà bệnh nhân thân người bệnh nỗi ám ảnh vô cùng… Tư trang sẵn sàng để trực bên trông vợ ông chồng Tranh thủ ăn chiều, mẹ bầu ngồi ăn với chồng Hết thăm. .. xe bị Khuôn mặt thất thần người phụ nữ khiến nhiều người ngại chiều Bệnh viện Phụ sản, lác đác vài người nhà vào thăm bệnh nhân