1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Mẹ Việt ở Úc: Sau sinh chẳng kiêng gì!

3 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 22,45 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Cùng về một chủ đề sinh nở nhưng có lẽ quan điểm của các mẹ Việt so với các mẹ Tây vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm khác nhau. Là một bà mẹ Việt nhưng lại sinh sống ở một đất nước hiện đại (Úc) nên mẹ Kim Hà đã cố gắng chọn lọc những mặt tích cực của cả Tây và Ta để có được những vốn kiến thức, kinh nghiệm trong việc mang thai, sinh nở, chăm sóc sau sinh phù hợp nhất. Chị chia sẻ: "Mình nghĩ điều quan trọng nhất với bà bầu hay phụ nữ sau sinh là tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ không bỏ bữa, tranh thủ ngủ nghỉ khi có điều kiện. Bản thân mình cũng hỏi mẹ, đọc trên mạng, hỏi bác sỹ bên này (Úc) rồi lựa chọn xem xét điều gì là phù hợp nhất cho mình và cho con thì mình áp dụng." Kim Hà hiện đang sống cùng chồng và con trai Jeremy 3 tháng tuổi ở Sydney, Úc. Chị đã dành chút thời gian rảnh rỗi ít ỏi của "bà mẹ bỉm sữa" để chia sẻ với độc giả về chuyện mang thai, sinh nở của chính chị tại nơi "đất khách quê người".   Mẹ Kim Hà khi đang mang bầu bé Jeremy ở tuần 38. Chồng là người đỡ con chào đời Được biết chị mới sinh con ở Úc, việc mang thai và sinh nở ở đất nước hiện đại này có khác nhiều ở Việt Nam không? Trong thời gian có bầu, mình đã đọc rất nhiều sách báo, tham dự các lớp làm cha mẹ, hỏi thông tin, ý kiến của bạn bè, họ hàng những người chăm con nhỏ. Và mình thấy rất nhiều quan niệm, kiến thức về việc mang thai và sinh con ở Úc rất khác Việt Nam. Chỉ lấy ví dụ đơn giản ở Úc bác sỹ tư vấn cho mình là không cần thiết phải tắm bé ngay sau khi sinh hoặc tắm hàng ngày. Theo như nghiên cứu mới, bé mới sinh có một lớp bảo vệ trên da (vernix) giúp bé tăng sức đề kháng và giúp da bé không bị khô. Còn mẹ sau khi sinh thì phải vệ sinh sạch sẽ và tắm hàng ngày. Hay như Jeremy nhà mình khi mới sinh cũng không hề băng rốn, che thóp, đội mũ, đeo bao tay bao chân suốt ngày. Quá trình khám thai ở Úc diễn ra như thế nào thưa chị? Vì đây là bé đầu tiên nên vợ chồng mình cũng khá lo lắng và quyết định có một bác sỹ khoa sản riêng khám từ đầu thai kì và đỡ đẻ luôn cho mình. Trong 28 tuần đầu mình khám 4 tuần/lần, 8 tuần tiếp theo  thì 2 tuần/lần và 4 tuần cuối cùng thì 1 tuần/lần. 12 tuần đầu tiên mình phải thử máu rất nhiều, rồi đến tận tuần 28 mới thử máu lần nữa. Tất cả kết quả thử máu cũng như siêu âm (chỉ siêu âm 3 lần ở tuần thứ 12, 28, 32) đều được gửi trực tiếp đến bác sỹ riêng của mình và bác sỹ có trách nhiệm thông báo và giải thích các kết quả đấy. Quy trình một lần khám thai của mình sẽ là vào gặp và nói chuyện với bà đỡ rồi mới vào khám bác sỹ. Bà đỡ sẽ kiểm tra huyết áp và trả lời tất cả những thắc mắc của mình. Vì cùng là phụ nữ với nhau nên mình rất thoải mái khi nói chuyện với bà đỡ và biết được thêm nhiều kiến thức từ thực tế. Sau đó bác sỹ sẽ nghe tim thai, đọc các kết quả xét nghiệm và nói cho mình biết các bước tiếp theo sẽ làm gì.   Mang thai ở Úc có nhiều điểm khác biệt so với ở Việt Nam.   Kim Hà và ông xã hiện đang định cư ở Úc. Ở đây, các bác sĩ có thiết lập cho chị một chế độ ăn uống, tập luyện đặc biệt khi mang bầu không? Trong thời gian đầu thai kỳ, bác sỹ đã đưa cho mình khá nhiều sách để đọc. Trong đó ghi rất rõ những gì cần ăn, cần kiêng, lượng thức ăn và các chất cần hấp thụ hàng ngày, các bài tập khi mang bầu và thời gian nào tập thì phù hợp nhất. Mình đã rất thích thú với những kiến thức ấy và thậm chí còn dịch ra để chia sẻ với bạn bè. Mỗi khi khám định kỳ, bác sỹ và bà đỡ luôn hỏi rất kỹ mình cảm thấy thế nào, ngủ được không, ăn được không, có gì lo lắng băn khoăn không. Và khi các kết quả thử máu và siêu âm tốt thì bác sỹ khuyến khích mình giữ chế độ ăn và chế độ tập luyện đang có. Mình rất may mắn vì có một thai kỳ khỏe mạnh, không hề có điều gì bất thường, mình không hề bị chuột rút, mất ngủ, đau khớp và mình tăng 15kg. Được biết các bác sĩ nước ngoài luôn khuyến khích các sản phụ đẻ thường, vậy còn ca sinh nở của chị thì sao? Jeremy nhà mình sinh đúng ngày dự sinh, nặng 3.67kg, dài 51.5cm. Và mình sinh thường, không dùng bất cứ loại thuốc gây tê nào. Ở Úc, bác sỹ luôn khuyến khích các mẹ sinh thường và chỉ khi nào quá đau hoặc ca bất thường thì mới dùng thuốc gây tê hoặc mổ. Khi mình đọc sách hoặc tham dự lớp tiền thai sản cũng được cung cấp kiến thức về các giai đoạn của 1 lần sinh, lúc nào nên vào viện và các phương pháp giảm đau khi có cơn co. Và vợ chồng mình đã áp dụng hết vào lần sinh vừa rồi của mình. Mình bắt đầu có cơn co dồn dập từ lúc 11h đêm thứ 6 12/12, thế là mình chui vào bồn tắm nằm ngâm nước ấm, rồi dùng túi nước nóng chườm lưng. Đến khi thấy dồn dập khoảng 2p/lần, mỗi lần kéo dài hơn 1p thì mình gọi điện thoại vào bệnh viện. Sau khi họ hỏi thăm xong thì đồng ý cho mình vào viện. Khi vào viện và khám thì mình mới mở được 2cm, bà đỡ lại khuyên mình nên về nhà, cố gắng thư giãn và áp dụng các biện pháp đã học để giảm đau. Lúc đó là 2h sáng thứ 7 13/12, hai vợ chồng mình lại lục đục lái xe về. Lúc đấy đau lắm, mình chẳng đi được nữa, chỉ bò thôi, lại chườm nước ấm, xoa bóp, cố gắng vận động. Đến 10h sáng bọn mình lại vào thì mình đã mở được 7cm. Mình được đưa vào phòng riêng, có bác sỹ thai sản riêng đỡ đẻ, 2 bà đỡ và chồng mình. Mọi người luôn muốn làm cho mình thoải mái nhất, luôn nhẹ nhàng khích lệ mình làm rất tốt, cố gắng hơn chút nữa. Bà đỡ liên tục kiểm tra nhịp tim của bé xem có ổn không, rồi trò chuyện và động viên mình thử thay đổi tư thế, hỏi mình có muốn uống nước hay cần gì không. Chồng mình cũng ở cạnh cổ vũ nhiệt tình và chồng mình là người đỡ khi Jeremy ra khỏi bụng mẹ và cắt dây rốn cho bé.   Chính chồng Kim Hà là người đỡ con chào đời.   Bé Jeremy hiện đã được 3 tháng tuổi. Sau sinh không kiêng gì Ở nước ngoài, sau sinh chị có phải kiêng cữ kỹ càng như quan niệm của các mẹ Việt không? Mình không kiêng gì cả, từ ăn uống, đi lại, tắm rửa vệ sinh. Bác sỹ khuyến khích mẹ nên ăn những đồ ăn ưa thích, họ không có khái niệm đồ ăn lợi sữa hay đồ ăn làm mất sữa. Những ngày ở bệnh viện chế độ ăn của mình rất phong phú, thậm chí nước hoa quả, sữa tươi cũng uống mát chứ không cần phải ăn nóng uống nóng. Những ngày sau sinh ở bệnh viện buổi tối chỉ có hai mẹ con, họ không cho người nhà ở lại, nên dù mình sinh thường và vết khâu cũng nặng nhưng vài tiếng sau sinh mình đã phải đi lại, bế con, cho con bú, phải tự mình làm tất cả mọi việc. Bác sỹ cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ nên mình cũng yên tâm phần nào. Sau khi về nhà, mình cũng không kiêng gì nhiều, chỉ lắng nghe cơ thể mình và chăm sóc bản thân sao cho mình thấy thoải mái. Mình sinh vào giữa hè bên này nên mình không cần thiết phải mặc áo quần dài tay, đi tất, bịt bông tai. Mình vẫn tắm gội vệ sinh nhanh cho sạch sẽ, vẫn vào bếp nấu cơm và đêm dậy chăm con. Jeremy cũng không kiêng gì cả, 1 tuần tuổi vợ chồng mình đã cho con đi siêu thị, trời nắng ấm thì cho con đi dạo công viên. Mình nghĩ điều quan trọng nhất với phụ nữ sau sinh là tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ không bỏ bữa, tranh thủ ngủ nghỉ khi có điều kiện. Bản thân mình cũng hỏi mẹ, đọc trên mạng, hỏi bác sỹ bên này rồi lựa chọn xem xét điều gì là phù hợp nhất cho mình và cho con thì mình áp dụng. Việc chăm sóc một em bé sơ sinh với người lần đầu làm mẹ như chị có gặp nhiều khó khăn không? Khó khăn nhiều chứ! Đặc biệt là thời gian đầu, khi cả hai vợ chồng còn quá bỡ ngỡ với việc chăm sóc em bé, thay bỉm, tắm rửa cho bé, cho bé ăn 2-3 tiếng/lần. Bên cạnh đó vẫn phải chăm sóc bản thân, chợ búa cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Bản thân Jeremy cũng bỡ ngỡ với thế giới bên ngoài bụng mẹ, Jeremy cũng mất vài đêm để quen với khái niệm ngày đêm. Khi Jeremy được 4 ngày tuổi thì bị vàng da, thế là cả nhà mình lại vào viện nằm cho bé chiếu đèn hai ngày. Thời gian đầu mình lo lắng nhiều lắm, lúc nào cũng lo mình làm có đủ không, có đúng không, lúc nào cũng muốn cố gắng hơn chút nữa để hoàn thành tốt mọi việc. Tuy vậy hai vợ chồng mình luôn cảm thấy hạnh phúc và mỗi ngày là một trải nghiệm ngọt ngào và bọn mình luôn trân trọng tất cả những khoảnh khắc ấy, lúc bỡ ngỡ khi lần đầu tắm cho bé, thay bỉm cho bé, lần đầu bé bị trớ, những đêm bé khóc không ngủ,… Vợ chồng mình cứ học dần dần từng chút một, hoàn thiện từng chút một và rồi mọi chuyện cũng ổn hết.   Dù không có người giúp đỡ nhưng đôi vợ chồng trẻ vẫn cân bằng được thời gian chăm con và làm nhiều việc họ yêu thích. Chồng chị có giúp được gì trong việc chăm sóc em bé khi mà không có ông bà hỗ trợ? Chồng mình bây giờ thành chuyên gia trong lĩnh vực thay bỉm, cho con ăn, ru con ngủ,… kể cả dọn dẹp nhà cửa, chợ búa cơm nước, cái gì cũng làm được hết. Gia đình mình luôn quan niệm mọi thứ đều là chung nên cả hai đều cùng có trách nhiệm, không bao giờ nghĩ rằng chăm con, chuyện nhà cửa là chuyện của vợ, còn chuyện lớn mới cần đến chồng. Bọn mình luôn hỗ trợ nhau, không cần quá rạch ròi trong công việc nhưng lúc nào cũng để ý và thấy việc thì làm thôi. Ví dụ như chồng mình phải đi làm sớm thì đêm mình chăm bé cho chồng có giấc ngủ đủ, chồng mình đi làm về thì chơi với con, cho bé ăn để mình có thời gian cơm nước. Cuối tuần chồng mình ở nhà thì trông Jeremy buổi sáng để mình được nghỉ ngơi. Bọn mình cố gắng sắp xếp công việc phù hợp nhất để vẫn có thời gian cho riêng hai đứa. Nên dù có con nhỏ, vợ chồng mình vẫn có thời gian xem phim với nhau, chơi board game, card game, mình vẫn đăng ký 1 khóa học online, chồng mình làm thêm nhiều việc mà anh ấy thích. Cảm ơn chị rất nhiều về những chia sẻ thú vị này!

Cùng về một chủ đề sinh nở nhưng có lẽ quan điểm của các mẹ Việt so với các mẹ Tây vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm khác nhau. Là một bà mẹ Việt nhưng lại sinh sống ở một đất nước hiện đại (Úc) nên mẹ Kim Hà đã cố gắng chọn lọc những mặt tích cực của cả Tây và Ta để có được những vốn kiến thức, kinh nghiệm trong việc mang thai, sinh nở, chăm sóc sau sinh phù hợp nhất. Chị chia sẻ: "Mình nghĩ điều quan trọng nhất với bà bầu hay phụ nữ sau sinh là tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ không bỏ bữa, tranh thủ ngủ nghỉ khi có điều kiện. Bản thân mình cũng hỏi mẹ, đọc trên mạng, hỏi bác sỹ bên này (Úc) rồi lựa chọn xem xét điều gì là phù hợp nhất cho mình và cho con thì mình áp dụng." Kim Hà hiện đang sống cùng chồng và con trai Jeremy 3 tháng tuổi ở Sydney, Úc. Chị đã dành chút thời gian rảnh rỗi ít ỏi của "bà mẹ bỉm sữa" để chia sẻ với độc giả về chuyện mang thai, sinh nở của chính chị tại nơi "đất khách quê người". Mẹ Kim Hà khi đang mang bầu bé Jeremy ở tuần 38. Chồng là người đỡ con chào đời Được biết chị mới sinh con ở Úc, việc mang thai và sinh nở ở đất nước hiện đại này có khác nhiều ở Việt Nam không? Trong thời gian có bầu, mình đã đọc rất nhiều sách báo, tham dự các lớp làm cha mẹ, hỏi thông tin, ý kiến của bạn bè, họ hàng những người chăm con nhỏ. Và mình thấy rất nhiều quan niệm, kiến thức về việc mang thai và sinh con ở Úc rất khác Việt Nam. Chỉ lấy ví dụ đơn giản ở Úc bác sỹ tư vấn cho mình là không cần thiết phải tắm bé ngay sau khi sinh hoặc tắm hàng ngày. Theo như nghiên cứu mới, bé mới sinh có một lớp bảo vệ trên da (vernix) giúp bé tăng sức đề kháng và giúp da bé không bị khô. Còn mẹ sau khi sinh thì phải vệ sinh sạch sẽ và tắm hàng ngày. Hay như Jeremy nhà mình khi mới sinh cũng không hề băng rốn, che thóp, đội mũ, đeo bao tay bao chân suốt ngày. Quá trình khám thai ở Úc diễn ra như thế nào thưa chị? Vì đây là bé đầu tiên nên vợ chồng mình cũng khá lo lắng và quyết định có một bác sỹ khoa sản riêng khám từ đầu thai kì và đỡ đẻ luôn cho mình. Trong 28 tuần đầu mình khám 4 tuần/lần, 8 tuần tiếp theo thì 2 tuần/lần và 4 tuần cuối cùng thì 1 tuần/lần. 12 tuần đầu tiên mình phải thử máu rất nhiều, rồi đến tận tuần 28 mới thử máu lần nữa. Tất cả kết quả thử máu cũng như siêu âm (chỉ siêu âm 3 lần ở tuần thứ 12, 28, 32) đều được gửi trực tiếp đến bác sỹ riêng của mình và bác sỹ có trách nhiệm thông báo và giải thích các kết quả đấy. Quy trình một lần khám thai của mình sẽ là vào gặp và nói chuyện với bà đỡ rồi mới vào khám bác sỹ. Bà đỡ sẽ kiểm tra huyết áp và trả lời tất cả những thắc mắc của mình. Vì cùng là phụ nữ với nhau nên mình rất thoải mái khi nói chuyện với bà đỡ và biết được thêm nhiều kiến thức từ thực tế. Sau đó bác sỹ sẽ nghe tim thai, đọc các kết quả xét nghiệm và nói cho mình biết các bước tiếp theo sẽ làm gì. Mang thai ở Úc có nhiều điểm khác biệt so với ở Việt Nam. Kim Hà và ông xã hiện đang định cư ở Úc. Ở đây, các bác sĩ có thiết lập cho chị một chế độ ăn uống, tập luyện đặc biệt khi mang bầu không? Trong thời gian đầu thai kỳ, bác sỹ đã đưa cho mình khá nhiều sách để đọc. Trong đó ghi rất rõ những gì cần ăn, cần kiêng, lượng thức ăn và các chất cần hấp thụ hàng ngày, các bài tập khi mang bầu và thời gian nào tập thì phù hợp nhất. Mình đã rất thích thú với những kiến thức ấy và thậm chí còn dịch ra để chia sẻ với bạn bè. Mỗi khi khám định kỳ, bác sỹ và bà đỡ luôn hỏi rất kỹ mình cảm thấy thế nào, ngủ được không, ăn được không, có gì lo lắng băn khoăn không. Và khi các kết quả thử máu và siêu âm tốt thì bác sỹ khuyến khích mình giữ chế độ ăn và chế độ tập luyện đang có. Mình rất may mắn vì có một thai kỳ khỏe mạnh, không hề có điều gì bất thường, mình không hề bị chuột rút, mất ngủ, đau khớp và mình tăng 15kg. Được biết các bác sĩ nước ngoài luôn khuyến khích các sản phụ đẻ thường, vậy còn ca sinh nở của chị thì sao? Jeremy nhà mình sinh đúng ngày dự sinh, nặng 3.67kg, dài 51.5cm. Và mình sinh thường, không dùng bất cứ loại thuốc gây tê nào. Ở Úc, bác sỹ luôn khuyến khích các mẹ sinh thường và chỉ khi nào quá đau hoặc ca bất thường thì mới dùng thuốc gây tê hoặc mổ. Khi mình đọc sách hoặc tham dự lớp tiền thai sản cũng được cung cấp kiến thức về các giai đoạn của 1 lần sinh, lúc nào nên vào viện và các phương pháp giảm đau khi có cơn co. Và vợ chồng mình đã áp dụng hết vào lần sinh vừa rồi của mình. Mình bắt đầu có cơn co dồn dập từ lúc 11h đêm thứ 6 12/12, thế là mình chui vào bồn tắm nằm ngâm nước ấm, rồi dùng túi nước nóng chườm lưng. Đến khi thấy dồn dập khoảng 2p/lần, mỗi lần kéo dài hơn 1p thì mình gọi điện thoại vào bệnh viện. Sau khi họ hỏi thăm xong thì đồng ý cho mình vào viện. Khi vào viện và khám thì mình mới mở được 2cm, bà đỡ lại khuyên mình nên về nhà, cố gắng thư giãn và áp dụng các biện pháp đã học để giảm đau. Lúc đó là 2h sáng thứ 7 13/12, hai vợ chồng mình lại lục đục lái xe về. Lúc đấy đau lắm, mình chẳng đi được nữa, chỉ bò thôi, lại chườm nước ấm, xoa bóp, cố gắng vận động. Đến 10h sáng bọn mình lại vào thì mình đã mở được 7cm. Mình được đưa vào phòng riêng, có bác sỹ thai sản riêng đỡ đẻ, 2 bà đỡ và chồng mình. Mọi người luôn muốn làm cho mình thoải mái nhất, luôn nhẹ nhàng khích lệ mình làm rất tốt, cố gắng hơn chút nữa. Bà đỡ liên tục kiểm tra nhịp tim của bé xem có ổn không, rồi trò chuyện và động viên mình thử thay đổi tư thế, hỏi mình có muốn uống nước hay cần gì không. Chồng mình cũng ở cạnh cổ vũ nhiệt tình và chồng mình là người đỡ khi Jeremy ra khỏi bụng mẹ và cắt dây rốn cho bé. Chính chồng Kim Hà là người đỡ con chào đời. Bé Jeremy hiện đã được 3 tháng tuổi. Sau sinh không kiêng gì Ở nước ngoài, sau sinh chị có phải kiêng cữ kỹ càng như quan niệm của các mẹ Việt không? Mình không kiêng gì cả, từ ăn uống, đi lại, tắm rửa vệ sinh. Bác sỹ khuyến khích mẹ nên ăn những đồ ăn ưa thích, họ không có khái niệm đồ ăn lợi sữa hay đồ ăn làm mất sữa. Những ngày ở bệnh viện chế độ ăn của mình rất phong phú, thậm chí nước hoa quả, sữa tươi cũng uống mát chứ không cần phải ăn nóng uống nóng. Những ngày sau sinh ở bệnh viện buổi tối chỉ có hai mẹ con, họ không cho người nhà ở lại, nên dù mình sinh thường và vết khâu cũng nặng nhưng vài tiếng sau sinh mình đã phải đi lại, bế con, cho con bú, phải tự mình làm tất cả mọi việc. Bác sỹ cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ nên mình cũng yên tâm phần nào. Sau khi về nhà, mình cũng không kiêng gì nhiều, chỉ lắng nghe cơ thể mình và chăm sóc bản thân sao cho mình thấy thoải mái. Mình sinh vào giữa hè bên này nên mình không cần thiết phải mặc áo quần dài tay, đi tất, bịt bông tai. Mình vẫn tắm gội vệ sinh nhanh cho sạch sẽ, vẫn vào bếp nấu cơm và đêm dậy chăm con. Jeremy cũng không kiêng gì cả, 1 tuần tuổi vợ chồng mình đã cho con đi siêu thị, trời nắng ấm thì cho con đi dạo công viên. Mình nghĩ điều quan trọng nhất với phụ nữ sau sinh là tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ không bỏ bữa, tranh thủ ngủ nghỉ khi có điều kiện. Bản thân mình cũng hỏi mẹ, đọc trên mạng, hỏi bác sỹ bên này rồi lựa chọn xem xét điều gì là phù hợp nhất cho mình và cho con thì mình áp dụng. Việc chăm sóc một em bé sơ sinh với người lần đầu làm mẹ như chị có gặp nhiều khó khăn không? Khó khăn nhiều chứ! Đặc biệt là thời gian đầu, khi cả hai vợ chồng còn quá bỡ ngỡ với việc chăm sóc em bé, thay bỉm, tắm rửa cho bé, cho bé ăn 2-3 tiếng/lần. Bên cạnh đó vẫn phải chăm sóc bản thân, chợ búa cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Bản thân Jeremy cũng bỡ ngỡ với thế giới bên ngoài bụng mẹ, Jeremy cũng mất vài đêm để quen với khái niệm ngày đêm. Khi Jeremy được 4 ngày tuổi thì bị vàng da, thế là cả nhà mình lại vào viện nằm cho bé chiếu đèn hai ngày. Thời gian đầu mình lo lắng nhiều lắm, lúc nào cũng lo mình làm có đủ không, có đúng không, lúc nào cũng muốn cố gắng hơn chút nữa để hoàn thành tốt mọi việc. Tuy vậy hai vợ chồng mình luôn cảm thấy hạnh phúc và mỗi ngày là một trải nghiệm ngọt ngào và bọn mình luôn trân trọng tất cả những khoảnh khắc ấy, lúc bỡ ngỡ khi lần đầu tắm cho bé, thay bỉm cho bé, lần đầu bé bị trớ, những đêm bé khóc không ngủ,… Vợ chồng mình cứ học dần dần từng chút một, hoàn thiện từng chút một và rồi mọi chuyện cũng ổn hết. Dù không có người giúp đỡ nhưng đôi vợ chồng trẻ vẫn cân bằng được thời gian chăm con và làm nhiều việc họ yêu thích. Chồng chị có giúp được gì trong việc chăm sóc em bé khi mà không có ông bà hỗ trợ? Chồng mình bây giờ thành chuyên gia trong lĩnh vực thay bỉm, cho con ăn, ru con ngủ,… kể cả dọn dẹp nhà cửa, chợ búa cơm nước, cái gì cũng làm được hết. Gia đình mình luôn quan niệm mọi thứ đều là chung nên cả hai đều cùng có trách nhiệm, không bao giờ nghĩ rằng chăm con, chuyện nhà cửa là chuyện của vợ, còn chuyện lớn mới cần đến chồng. Bọn mình luôn hỗ trợ nhau, không cần quá rạch ròi trong công việc nhưng lúc nào cũng để ý và thấy việc thì làm thôi. Ví dụ như chồng mình phải đi làm sớm thì đêm mình chăm bé cho chồng có giấc ngủ đủ, chồng mình đi làm về thì chơi với con, cho bé ăn để mình có thời gian cơm nước. Cuối tuần chồng mình ở nhà thì trông Jeremy buổi sáng để mình được nghỉ ngơi. Bọn mình cố gắng sắp xếp công việc phù hợp nhất để vẫn có thời gian cho riêng hai đứa. Nên dù có con nhỏ, vợ chồng mình vẫn có thời gian xem phim với nhau, chơi board game, card game, mình vẫn đăng ký 1 khóa học online, chồng mình làm thêm nhiều việc mà anh ấy thích. Cảm ơn chị rất nhiều về những chia sẻ thú vị này! ... bụng mẹ cắt dây rốn cho bé Chính chồng Kim Hà người đỡ chào đời Bé Jeremy tháng tuổi Sau sinh không kiêng Ở nước ngoài, sau sinh chị có phải kiêng cữ kỹ quan niệm mẹ Việt không? Mình không kiêng. .. khích sản phụ đẻ thường, ca sinh nở chị sao? Jeremy nhà sinh ngày dự sinh, nặng 3.67kg, dài 51.5cm Và sinh thường, không dùng loại thuốc gây tê Ở Úc, bác sỹ khuyến khích mẹ sinh thường đau ca bất... cần phải ăn nóng uống nóng Những ngày sau sinh bệnh viện buổi tối có hai mẹ con, họ không cho người nhà lại, nên dù sinh thường vết khâu nặng vài tiếng sau sinh phải lại, bế con, cho bú, phải tự

Ngày đăng: 19/10/2015, 06:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w