window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Dường như ở đâu cũng vậy, phụ nữ hễ cứ mang bầu là sẽ bị “dội bom” bởi hàng loạt những lời khuyên bảo về chuyện ăn uống. Và không ít lần, lời khuyên đúng đắn và có cơ sở khoa học lại bị chính những câu chuyện truyền miệng hoang đường áp đảo. Phụ nữ Hàn khi mang thai sẽ được khuyên ăn canh rong biển. Ở Nam Phi, phụ nữ Zulu sẽ được thưởng thức Isihlambezo – một thức uống thảo mộc mà thành phần có thể gồm bất cứ thứ gì từ hoa cúc, cây bông tai cho đến nước tiểu của thỏ đá để khô. Tại Iran, thức uống phổ biến là nước lựu, còn ở Senegal, họ sẽ được cho uống nước hầm xương. Phụ nữ Hàn khi mang thai sẽ được khuyên ăn canh rong biển Nhưng một điểm chung ở những người phụ nữ đang mang thai là họ sẽ nhận được vô số lời khuyên nên ăn và nên tránh thứ gì. Ý kiến thì nhiều và cũng đôi khi rất khó “chiều”: Cá là cần thiết cho sự phát triển trí não trẻ, nhưng nó cũng có thể chứa hàm lượng chì ở mức nguy hiểm. Pho-mát mềm và thịt đã qua xử lý như ướp muối, xông khói, phơi khô,… là hai thứ rõ ràng là không thể chấp nhận được đối với bà bầu nhưng liệu những bà mẹ tương lai của Ý có chịu bỏ qua món dăm bông không, phụ nữ Pháp cũng sẽ không chịu từ bỏ phomat mềm. Phomat mềm là những thứ bà bầu nên tránh. Khi những bà bầu phân vân thì truyền thông bắt đầu hăm hở tận dụng cơ hội này. Bà mẹ của hai đứa con, tác giả cuốn Bumpology cung cấp những thông tin khoa học mới nhất để gỡ rối, làm sáng tỏ những câu chuyện, bí ẩn, hay những nghi lễ vớ vẩn xung quanh việc mang thai - Linda Geddes nhận xét: “Nhà báo sẽ chộp lấy bất cứ nghiên cứu nào về sự thai nghén vì họ biết rằng mọi người sẽ quan tâm đến. Thường thì, những nghiên cứu chưa ngã ngũ hoặc mới ở giai đoạn đầu sẽ được lên báo, qua thời gian, khi đã có kết luận khoa học cuối cùng, đôi khi phải hàng năm sau, câu chuyện đã hết hot để có thể xuất hiện trên báo. Và thế là chúng ta phải đối mặt với một loạt những thông tin sai lệch, hoặc những câu chuyện ám ảnh khi thử google.” Khoa học không chỉ bị đưa tin một cách tồi tệ. Nó còn bị tam sao thất bản thành nhiều dị bản, thậm chí là mê tín dị đoan ở nhiều quốc gia khác nhau. Rất nhiều thói quen được truyền lại từ đời này qua đời khác, chẳng hạn như thói quen ăn rau xanh được bắt gặp ở nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới. Nhưng những lời khuyên có lý lại thường bị gộp chung với những ý kiến mang màu sắc thần tiên, ma thuật hơn là y học. Ở vùng nông thôn Nigeria, người ta tin rằng ăn ốc sên sẽ khiến đứa trẻ sinh ra chậm chạp, lờ đờ. Phụ nữ Nhật Bản được bảo rằng ăn đồ ăn cay nóng khi mang thai khiến con bạn dễ cáu bẳn. Ở Mỹ, nếu đứa con có vết bớt thì người ta sẽ cho rằng người mẹ đã ăn dâu tây hoặc ớt đỏ trong khi mang thai. Ở Mexico, người ta tin rằng nếu bà bầu ăn trứng thì con họ sẽ có mùi khó chịu. Còn ở Phillipin, mặt khác, phụ nữ ngay trước khi lâm bồn được cho ăn trứng sống để “bôi trơn”, giúp sinh nở dễ dàng hơn. Văn hóa dân gian Trung Hoa có rất nhiều lời khuyên cho thai phụ nên tránh ăn gì, chẳng hạn như: ăn cua khiến đứa con sau này nghịch ngợm hoặc có tới 11 ngón tay, uống sữa có thể làm da nó trắng hơn, ăn mực làm “dính” dạ con. Trong những cộng đồng ít phát triển, sự mông muội và những câu chuyện truyền kì vẫn gây ra những thương tổn thật sự. Nhiều vùng ở châu Á, Phi và Mỹ Latinh, những điều cấm kị trong ăn uống có thể ngăn cản phụ nữ được hưởng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Ảnh minh họa Ở Andhra Pradesh (Ấn Độ), phụ nữ có thai được khuyên không nên ăn đu đủ và bí đỏ vì chúng quá “nóng” cho đứa trẻ. Một vùng ở Gujarat, thực phẩm trắng như sữa, sữa chua và chuối thường bị tránh vì chúng “quá lạnh”. Cũng vậy, quan niệm về nóng và lạnh đã lan rộng ở Mexico đến nỗi phụ nữ “được” cảnh báo rằng không nên ăn những thứ dinh dưỡng như cà chua, trứng và bơ. Nhiều vùng ở Tanzania, phụ nữ không được ăn thịt vì sợ rằng con họ sẽ mang tính cách của loài động vật họ ăn. Cái ý tưởng ăn trứng khi mang thai có thể gây ra vô sinh đang phổ biến khắp châu Phi. Nhiều cộng đồng Á, Phi cùng chung một quan niệm rằng việc cho con bú sữa mẹ nên thực hiện một vài ngày sau khi sinh và không nên cho trẻ sơ sinh ăn sữa non. “Những ý tưởng sai lầm đó vẫn khăng khăng được thai phụ chấp nhận vì nó đến từ chính những người mà họ tin tưởng. Bất cứ thông tin gì từ chuyên gia đều mù mờ với họ. Vì thế, họ sẽ nghi ngờ những thứ chống lại lời của mẹ hoặc mẹ chồng họ”. Trích lời Prof Carol Lummi-Keefe - Biên tập viên cuốn Handbook of Pregnancy and Nutrition (tạm dịch: Sổ tay về Sinh sản và Dinh dưỡng). Vì thế, đừng bao giờ tin tưởng 100% vào lời của các bà mẹ, cũng như đừng ngại ngần mà hãy nghi ngờ tất cả những gì bạn đọc được trên mạng. Lời khuyên từ Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh: - Ăn nhiều rau và hoa quả - ít nhất 5 suất mỗi ngày - Thực phẩm chứa protein như thịt, cá, trứng, quả hạch, đậu,… và thực phẩm cung cấp canxi như sữa và sữa chua là rất cần thiết. - Tránh xa các loại phomat được làm chín bằng các loại mốc như Brie và Camembert, cũng như những phomat xanh như Gorgonzola và Riquefort - Không ăn những thực phẩm sống như trứng gà sống, thịt sống, ngao, sò, ốc, tôm sống và tất cả những loại pa-tê.
Dường như ở đâu cũng vậy, phụ nữ hễ cứ mang bầu là sẽ bị “dội bom” bởi hàng loạt những lời khuyên bảo về chuyện ăn uống. Và không ít lần, lời khuyên đúng đắn và có cơ sở khoa học lại bị chính những câu chuyện truyền miệng hoang đường áp đảo. Phụ nữ Hàn khi mang thai sẽ được khuyên ăn canh rong biển. Ở Nam Phi, phụ nữ Zulu sẽ được thưởng thức Isihlambezo – một thức uống thảo mộc mà thành phần có thể gồm bất cứ thứ gì từ hoa cúc, cây bông tai cho đến nước tiểu của thỏ đá để khô. Tại Iran, thức uống phổ biến là nước lựu, còn ở Senegal, họ sẽ được cho uống nước hầm xương. Phụ nữ Hàn khi mang thai sẽ được khuyên ăn canh rong biển Nhưng một điểm chung ở những người phụ nữ đang mang thai là họ sẽ nhận được vô số lời khuyên nên ăn và nên tránh thứ gì. Ý kiến thì nhiều và cũng đôi khi rất khó “chiều”: Cá là cần thiết cho sự phát triển trí não trẻ, nhưng nó cũng có thể chứa hàm lượng chì ở mức nguy hiểm. Pho-mát mềm và thịt đã qua xử lý như ướp muối, xông khói, phơi khô,… là hai thứ rõ ràng là không thể chấp nhận được đối với bà bầu nhưng liệu những bà mẹ tương lai của Ý có chịu bỏ qua món dăm bông không, phụ nữ Pháp cũng sẽ không chịu từ bỏ phomat mềm. Phomat mềm là những thứ bà bầu nên tránh. Khi những bà bầu phân vân thì truyền thông bắt đầu hăm hở tận dụng cơ hội này. Bà mẹ của hai đứa con, tác giả cuốn Bumpology cung cấp những thông tin khoa học mới nhất để gỡ rối, làm sáng tỏ những câu chuyện, bí ẩn, hay những nghi lễ vớ vẩn xung quanh việc mang thai - Linda Geddes nhận xét: “Nhà báo sẽ chộp lấy bất cứ nghiên cứu nào về sự thai nghén vì họ biết rằng mọi người sẽ quan tâm đến. Thường thì, những nghiên cứu chưa ngã ngũ hoặc mới ở giai đoạn đầu sẽ được lên báo, qua thời gian, khi đã có kết luận khoa học cuối cùng, đôi khi phải hàng năm sau, câu chuyện đã hết hot để có thể xuất hiện trên báo. Và thế là chúng ta phải đối mặt với một loạt những thông tin sai lệch, hoặc những câu chuyện ám ảnh khi thử google.” Khoa học không chỉ bị đưa tin một cách tồi tệ. Nó còn bị tam sao thất bản thành nhiều dị bản, thậm chí là mê tín dị đoan ở nhiều quốc gia khác nhau. Rất nhiều thói quen được truyền lại từ đời này qua đời khác, chẳng hạn như thói quen ăn rau xanh được bắt gặp ở nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới. Nhưng những lời khuyên có lý lại thường bị gộp chung với những ý kiến mang màu sắc thần tiên, ma thuật hơn là y học. Ở vùng nông thôn Nigeria, người ta tin rằng ăn ốc sên sẽ khiến đứa trẻ sinh ra chậm chạp, lờ đờ. Phụ nữ Nhật Bản được bảo rằng ăn đồ ăn cay nóng khi mang thai khiến con bạn dễ cáu bẳn. Ở Mỹ, nếu đứa con có vết bớt thì người ta sẽ cho rằng người mẹ đã ăn dâu tây hoặc ớt đỏ trong khi mang thai. Ở Mexico, người ta tin rằng nếu bà bầu ăn trứng thì con họ sẽ có mùi khó chịu. Còn ở Phillipin, mặt khác, phụ nữ ngay trước khi lâm bồn được cho ăn trứng sống để “bôi trơn”, giúp sinh nở dễ dàng hơn. Văn hóa dân gian Trung Hoa có rất nhiều lời khuyên cho thai phụ nên tránh ăn gì, chẳng hạn như: ăn cua khiến đứa con sau này nghịch ngợm hoặc có tới 11 ngón tay, uống sữa có thể làm da nó trắng hơn, ăn mực làm “dính” dạ con. Trong những cộng đồng ít phát triển, sự mông muội và những câu chuyện truyền kì vẫn gây ra những thương tổn thật sự. Nhiều vùng ở châu Á, Phi và Mỹ Latinh, những điều cấm kị trong ăn uống có thể ngăn cản phụ nữ được hưởng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Ảnh minh họa Ở Andhra Pradesh (Ấn Độ), phụ nữ có thai được khuyên không nên ăn đu đủ và bí đỏ vì chúng quá “nóng” cho đứa trẻ. Một vùng ở Gujarat, thực phẩm trắng như sữa, sữa chua và chuối thường bị tránh vì chúng “quá lạnh”. Cũng vậy, quan niệm về nóng và lạnh đã lan rộng ở Mexico đến nỗi phụ nữ “được” cảnh báo rằng không nên ăn những thứ dinh dưỡng như cà chua, trứng và bơ. Nhiều vùng ở Tanzania, phụ nữ không được ăn thịt vì sợ rằng con họ sẽ mang tính cách của loài động vật họ ăn. Cái ý tưởng ăn trứng khi mang thai có thể gây ra vô sinh đang phổ biến khắp châu Phi. Nhiều cộng đồng Á, Phi cùng chung một quan niệm rằng việc cho con bú sữa mẹ nên thực hiện một vài ngày sau khi sinh và không nên cho trẻ sơ sinh ăn sữa non. “Những ý tưởng sai lầm đó vẫn khăng khăng được thai phụ chấp nhận vì nó đến từ chính những người mà họ tin tưởng. Bất cứ thông tin gì từ chuyên gia đều mù mờ với họ. Vì thế, họ sẽ nghi ngờ những thứ chống lại lời của mẹ hoặc mẹ chồng họ”. Trích lời Prof Carol Lummi-Keefe - Biên tập viên cuốn Handbook of Pregnancy and Nutrition (tạm dịch: Sổ tay về Sinh sản và Dinh dưỡng). Vì thế, đừng bao giờ tin tưởng 100% vào lời của các bà mẹ, cũng như đừng ngại ngần mà hãy nghi ngờ tất cả những gì bạn đọc được trên mạng. Lời khuyên từ Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh: - Ăn nhiều rau và hoa quả - ít nhất 5 suất mỗi ngày - Thực phẩm chứa protein như thịt, cá, trứng, quả hạch, đậu,… và thực phẩm cung cấp canxi như sữa và sữa chua là rất cần thiết. - Tránh xa các loại phomat được làm chín bằng các loại mốc như Brie và Camembert, cũng như những phomat xanh như Gorgonzola và Riquefort - Không ăn những thực phẩm sống như trứng gà sống, thịt sống, ngao, sò, ốc, tôm sống và tất cả những loại pa-tê. ... không nên ăn thứ dinh dưỡng cà chua, trứng bơ Nhiều vùng Tanzania, phụ nữ không ăn thịt sợ họ mang tính cách loài động vật họ ăn Cái ý tưởng ăn trứng mang thai gây vô sinh phổ biến khắp châu...Trong cộng đồng phát triển, mông muội câu chuyện truyền kì gây thương tổn thật Nhiều vùng châu Á, Phi Mỹ Latinh, điều cấm kị ăn uống ngăn cản phụ nữ hưởng chế độ dinh dưỡng đầy đủ Ảnh... cộng đồng Á, Phi chung quan niệm việc cho bú sữa mẹ nên thực vài ngày sau sinh không nên cho trẻ sơ sinh ăn sữa non “Những ý tưởng sai lầm khăng khăng thai phụ chấp nhận đến từ người mà họ tin tưởng