window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Những chia sẻ của mẹ Mira về việc tăng cân chuẩn khi mang thai ở Nhật sẽ giúp chị em có thêm kiến thức về vấn đề rất quan trọng này trong thai kỳ. "Bà bầu cần tăng bao nhiêu cân trong từng giai đoạn của thai kì là vừa? Hôm nay Mira đi khám thai được 24 tuần rồi và tăng 5 kg, thế là lại bị bác sĩ nhắc nhở là hơi mập rồi đó, chú ý cân nặng tí nhé! Bản thân thấy mình rất gọn gàng, người không bị mập gì mấy, cơ thể khỏe mạnh, vận động nhẹ nhàng, nên rất tự tin. Tuy nhiên mỗi lần đi khám thai bên Nhật cứ bị nhắc nhở thừa cân hoài làm mình cũng sốc ghê. Công nhận tiêu chuẩn của người Nhật cao quá à, họ đòi hỏi cái gì cũng phải chính xác, thừa 1 kg hay 2 kg thì cũng xem như đã bể kế hoạch. Đúng là khi mang thai thì việc thiếu dinh dưỡng hay thừa dinh dưỡng đều mang lại nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sự thật là những vấn đề xảy ra do tình trạng thiếu dinh dưỡng lại hiếm khi xảy ra, trong khi đó việc thừa dinh dưỡng mới là vấn đề rất dễ xảy ra cho các bà bầu, làm dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân sau khi sinh hay các bệnh tật khác như cao huyết áp, tiểu đường, phù nước hay bị rạn da, tăng rủi ro và độ khó khi sinh nở nữa... Do vậy, theo quan điểm của người Nhật là hằng ngày họ đã duy trì lối sống và cách ăn uống cân bằng, khoa học đầy đủ chất rồi, nên khi có thai thì vẫn cứ ăn uống bình thường, chứ không cần ăn thêm gì nhiều, mất công lại bị thừa dinh dưỡng. Do vậy với người có chỉ số BMI trong mức bình thường thì chỉ nên hạn chế tăng nhiều nhất từ 8 đến 10 kg trong suốt thai kì thôi. Ở tuần 24 thai kỳ, mẹ Mira không tăng cân nhiều nên vóc dáng vẫn rất gọn gàng. Chi tiết tổng số kg cần tăng được chia trong 3 giai đoạn thai kì như sau, các bạn tham khảo để theo dõi cân nặng của mình nhé: 3 tháng đầu Trong vòng 12 tuần đầu, không có hoặc tăng cân ít khoảng 1 kg. 3 tháng giữa Từ tuần 13 đến tuần 28 có thể tăng khoảng 40% đến 50% tổng số cân nặng cần tăng lên tron thai kì. Trong trường hợp của Mira thì mình được bác sĩ đặt chuẩn cả thai kỳ tăng khoảng 8 kg (tính dựa trên chỉ số BMI). Cho nên có nghĩa là đến tuần 28 thì mình nên tăng khoảng 4,5 kg hay 5 kg là vừa. Vậy mà giờ mới 24 tuần đã tăng hơn 5 kg rồi, thế là “vượt chỉ tiêu”. Thật ra Mira bị tăng cân trong một tháng về Việt Nam đó, ăn hàng quá trời nên tăng 3,5 kg, trong khi về Nhật 1 tháng thì chỉ lên thêm có 1,5 kg nữa thôi. Do vậy nếu trong tháng về Việt Nam nếu mình chú ý không ăn uống linh tinh thì cũng đâu có đến nỗi... 3 tháng cuối Sau tuần 28 thì cân nặng sẽ tăng vèo vèo nhanh chóng luôn, trung bình 1 tuần tăng thêm khoảng 500 gram nữa, tức là khoảng 6 kg nữa... Do vậy Mira nghĩ chắc mình sẽ vượt chỉ tiêu, tăng từ 10 đến 12 kg, chứ không cạnh tranh lại nổi với mấy bạn Nhật rồi để đạt mốc 8 kg rồi. "
Những chia sẻ của mẹ Mira về việc tăng cân chuẩn khi mang thai ở Nhật sẽ giúp chị em có thêm kiến thức về vấn đề rất quan trọng này trong thai kỳ. "Bà bầu cần tăng bao nhiêu cân trong từng giai đoạn của thai kì là vừa? Hôm nay Mira đi khám thai được 24 tuần rồi và tăng 5 kg, thế là lại bị bác sĩ nhắc nhở là hơi mập rồi đó, chú ý cân nặng tí nhé! Bản thân thấy mình rất gọn gàng, người không bị mập gì mấy, cơ thể khỏe mạnh, vận động nhẹ nhàng, nên rất tự tin. Tuy nhiên mỗi lần đi khám thai bên Nhật cứ bị nhắc nhở thừa cân hoài làm mình cũng sốc ghê. Công nhận tiêu chuẩn của người Nhật cao quá à, họ đòi hỏi cái gì cũng phải chính xác, thừa 1 kg hay 2 kg thì cũng xem như đã bể kế hoạch. Đúng là khi mang thai thì việc thiếu dinh dưỡng hay thừa dinh dưỡng đều mang lại nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sự thật là những vấn đề xảy ra do tình trạng thiếu dinh dưỡng lại hiếm khi xảy ra, trong khi đó việc thừa dinh dưỡng mới là vấn đề rất dễ xảy ra cho các bà bầu, làm dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân sau khi sinh hay các bệnh tật khác như cao huyết áp, tiểu đường, phù nước hay bị rạn da, tăng rủi ro và độ khó khi sinh nở nữa... Do vậy, theo quan điểm của người Nhật là hằng ngày họ đã duy trì lối sống và cách ăn uống cân bằng, khoa học đầy đủ chất rồi, nên khi có thai thì vẫn cứ ăn uống bình thường, chứ không cần ăn thêm gì nhiều, mất công lại bị thừa dinh dưỡng. Do vậy với người có chỉ số BMI trong mức bình thường thì chỉ nên hạn chế tăng nhiều nhất từ 8 đến 10 kg trong suốt thai kì thôi. Ở tuần 24 thai kỳ, mẹ Mira không tăng cân nhiều nên vóc dáng vẫn rất gọn gàng. Chi tiết tổng số kg cần tăng được chia trong 3 giai đoạn thai kì như sau, các bạn tham khảo để theo dõi cân nặng của mình nhé: 3 tháng đầu Trong vòng 12 tuần đầu, không có hoặc tăng cân ít khoảng 1 kg. 3 tháng giữa Từ tuần 13 đến tuần 28 có thể tăng khoảng 40% đến 50% tổng số cân nặng cần tăng lên tron thai kì. Trong trường hợp của Mira thì mình được bác sĩ đặt chuẩn cả thai kỳ tăng khoảng 8 kg (tính dựa trên chỉ số BMI). Cho nên có nghĩa là đến tuần 28 thì mình nên tăng khoảng 4,5 kg hay 5 kg là vừa. Vậy mà giờ mới 24 tuần đã tăng hơn 5 kg rồi, thế là “vượt chỉ tiêu”. Thật ra Mira bị tăng cân trong một tháng về Việt Nam đó, ăn hàng quá trời nên tăng 3,5 kg, trong khi về Nhật 1 tháng thì chỉ lên thêm có 1,5 kg nữa thôi. Do vậy nếu trong tháng về Việt Nam nếu mình chú ý không ăn uống linh tinh thì cũng đâu có đến nỗi... 3 tháng cuối Sau tuần 28 thì cân nặng sẽ tăng vèo vèo nhanh chóng luôn, trung bình 1 tuần tăng thêm khoảng 500 gram nữa, tức là khoảng 6 kg nữa... Do vậy Mira nghĩ chắc mình sẽ vượt chỉ tiêu, tăng từ 10 đến 12 kg, chứ không cạnh tranh lại nổi với mấy bạn Nhật rồi để đạt mốc 8 kg rồi. " ...chứ không cạnh tranh lại với bạn Nhật để đạt mốc kg "