window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Sự nứt nẻ của đôi môi chính là hậu quả của thời tiết lạnh và gió. Dù có chăm sóc tốt thì môi của chúng ta vẫn có thể thường xuyên rơi vào tình trạng này bởi chúng luôn phải tiếp xúc trực tiếp với cái lạnh, với những cơn gió và cả ánh nắng mặt trời. So với những vùng da khác thì da ở môi thường mỏng hơn chính vì thế nên chúng dễ bị tổn hại bởi các tác động từ thời tiết. Đôi môi thường bị mất đi độ ẩm hơn gấp 10 lần so với những nơi khác trên mặt và cơ thể. Không chỉ ngoài đường mà trong phòng nếu độ ẩm thấp và có quá nhiều gió cũng có thể làm tăng mức độ khiến môi trở nên khô hơn, từ đó hình thành nên các vết nứt nẻ. So với những vùng da khác thì da ở môi thường mỏng hơn chính vì thế nên chúng dễ bị tổn hại bởi các tác động từ thời tiết (Ảnh minh họa) Vào những lúc thấy môi khô chúng ta lại hay có thói quen liếm môi, lưu ý thói quen này khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Bởi trong nước bọt có chứa các enzyme giúp phân hủy thực phẩm và chính chúng cũng có thể phá hủy làn môi. Một sai lầm phổ biến khác là chùi sạch hoặc lột bong các lớp da bị nứt: điều đó chỉ khiến đau thêm và có thể dẫn đến chảy máu, làm chậm quá trình lành da, tệ hơn là còn gây kích ứng da. Và từ đó cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng. Các chuyên gia khuyên nên sử dụng thường xuyên một số loại dưỡng chất làm mềm hoặc kem dưỡng môi. Chúng có thể làm mềm môi và tăng độ ẩm dựa vào thành phần cấu tạo bao gồm các loại tinh dầu có lợi. Rào cản này giúp chữa lành các vết nứt nẻ và phòng ngừa nhiễm trùng cũng như tránh kích ứng da. Bạn có thể tham khảo các loại tinh dầu tối ưu sau để chăm sóc đôi môi ngọc ngà của mình: dầu thầu dầu, tinh dầu từ quả bơ, tinh dầu hạt hướng dương.
Sự nứt nẻ của đôi môi chính là hậu quả của thời tiết lạnh và gió. Dù có chăm sóc tốt thì môi của chúng ta vẫn có thể thường xuyên rơi vào tình trạng này bởi chúng luôn phải tiếp xúc trực tiếp với cái lạnh, với những cơn gió và cả ánh nắng mặt trời. So với những vùng da khác thì da ở môi thường mỏng hơn chính vì thế nên chúng dễ bị tổn hại bởi các tác động từ thời tiết. Đôi môi thường bị mất đi độ ẩm hơn gấp 10 lần so với những nơi khác trên mặt và cơ thể. Không chỉ ngoài đường mà trong phòng nếu độ ẩm thấp và có quá nhiều gió cũng có thể làm tăng mức độ khiến môi trở nên khô hơn, từ đó hình thành nên các vết nứt nẻ. So với những vùng da khác thì da ở môi thường mỏng hơn chính vì thế nên chúng dễ bị tổn hại bởi các tác động từ thời tiết (Ảnh minh họa) Vào những lúc thấy môi khô chúng ta lại hay có thói quen liếm môi, lưu ý thói quen này khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Bởi trong nước bọt có chứa các enzyme giúp phân hủy thực phẩm và chính chúng cũng có thể phá hủy làn môi. Một sai lầm phổ biến khác là chùi sạch hoặc lột bong các lớp da bị nứt: điều đó chỉ khiến đau thêm và có thể dẫn đến chảy máu, làm chậm quá trình lành da, tệ hơn là còn gây kích ứng da. Và từ đó cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng. Các chuyên gia khuyên nên sử dụng thường xuyên một số loại dưỡng chất làm mềm hoặc kem dưỡng môi. Chúng có thể làm mềm môi và tăng độ ẩm dựa vào thành phần cấu tạo bao gồm các loại tinh dầu có lợi. Rào cản này giúp chữa lành các vết nứt nẻ và phòng ngừa nhiễm trùng cũng như tránh kích ứng da. Bạn có thể tham khảo các loại tinh dầu tối ưu sau để chăm sóc đôi môi ngọc ngà của mình: dầu thầu dầu, tinh dầu từ quả bơ, tinh dầu hạt hướng dương.