window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Các ca bệnh trên toàn quốc đã giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian qua, dịch yên ắng ở miền Bắc, giảm ở miền Nam, nhưng gia tăng mạnh ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nhiều tỉnh tăng gấp 2-3 lần cùng kỳ năm trước. Lý do khu vực miền Trung và Tây Nguyên gia tăng ca mắc sốt xuất huyết là do chu kỳ dịch kết hợp với đầu mùa mưa. Ông Phu cho biết, cứ 3 năm thì chu kỳ dịch lại quay lại một lần. Hiện nay, điểm nóng của dịch sốt xuất huyết tập trung tại một số tỉnh như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Gia Lai, Đăk Lăk. Ngày 29.7, ông Trần Đắc Phu - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tích lũy đến giữa tháng 7, cả nước có hơn 24.000 ca mắc sốt xuất huyết (Ảnh minh họa) Theo ông Phu, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có biện pháp gì mới, chủ yếu là phun thuốc diệt muỗi khi phát hiện ổ dịch; tuyên truyền, vận động người dân diệt ấu trùng muỗi (bọ gậy). Tuy nhiên, cho dù tuyên truyền mạnh mẽ nhưng ý thức của người dân chưa cao, nhiều nơi không thường xuyên phát quang bụi rậm, dọn dẹp các vũng nước quanh nhà, đổ các chai lọ nước mưa, đậy nắp bể nước nên ấu trùng muỗi vẫn phát triển. Ông Viêm Quang Mai - Phó Viện trưởng Viện Paster Nha Trang cũng cho biết, hiện đang là mùa mưa nên trứng muỗi nở rộ là nguyên nhân chính khiến cho dịch sốt xuất huyết bùng phát. Ngoài ra, khu vực miền Trung thiếu nước nên người dân có thói quen tích nước mưa trong lu, vại, nhưng lại không đậy nắp thường xuyên, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng. Đáng tiếc nhiều nơi, khi phát hiện dịch, cán bộ y tế về phun thuốc, rà từng nhà nhắc nhở mọi người đổ chai lọ tích nước bẩn, đậy vại nước, thả cá diệt muỗi, nhưng sau khi dịch được đẩy lùi 1 tuần lại tái diễn các ca mắc. “Người dân rất chủ quan với dịch thường xuyên này, chỉ khi nào trong vùng có người tử vong vì sốt xuất huyết mới hoảng hốt phòng ngừa. Do đó, dịch cứ tái diễn đi tái diễn lại” - ông Mai cho biết.
Các ca bệnh trên toàn quốc đã giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian qua, dịch yên ắng ở miền Bắc, giảm ở miền Nam, nhưng gia tăng mạnh ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nhiều tỉnh tăng gấp 2-3 lần cùng kỳ năm trước. Lý do khu vực miền Trung và Tây Nguyên gia tăng ca mắc sốt xuất huyết là do chu kỳ dịch kết hợp với đầu mùa mưa. Ông Phu cho biết, cứ 3 năm thì chu kỳ dịch lại quay lại một lần. Hiện nay, điểm nóng của dịch sốt xuất huyết tập trung tại một số tỉnh như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Gia Lai, Đăk Lăk. Ngày 29.7, ông Trần Đắc Phu - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tích lũy đến giữa tháng 7, cả nước có hơn 24.000 ca mắc sốt xuất huyết (Ảnh minh họa) Theo ông Phu, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có biện pháp gì mới, chủ yếu là phun thuốc diệt muỗi khi phát hiện ổ dịch; tuyên truyền, vận động người dân diệt ấu trùng muỗi (bọ gậy). Tuy nhiên, cho dù tuyên truyền mạnh mẽ nhưng ý thức của người dân chưa cao, nhiều nơi không thường xuyên phát quang bụi rậm, dọn dẹp các vũng nước quanh nhà, đổ các chai lọ nước mưa, đậy nắp bể nước nên ấu trùng muỗi vẫn phát triển. Ông Viêm Quang Mai - Phó Viện trưởng Viện Paster Nha Trang cũng cho biết, hiện đang là mùa mưa nên trứng muỗi nở rộ là nguyên nhân chính khiến cho dịch sốt xuất huyết bùng phát. Ngoài ra, khu vực miền Trung thiếu nước nên người dân có thói quen tích nước mưa trong lu, vại, nhưng lại không đậy nắp thường xuyên, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng. Đáng tiếc nhiều nơi, khi phát hiện dịch, cán bộ y tế về phun thuốc, rà từng nhà nhắc nhở mọi người đổ chai lọ tích nước bẩn, đậy vại nước, thả cá diệt muỗi, nhưng sau khi dịch được đẩy lùi 1 tuần lại tái diễn các ca mắc. “Người dân rất chủ quan với dịch thường xuyên này, chỉ khi nào trong vùng có người tử vong vì sốt xuất huyết mới hoảng hốt phòng ngừa. Do đó, dịch cứ tái diễn đi tái diễn lại” - ông Mai cho biết.