window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Đến giờ, chị Ng.T.A.N (29 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) vẫn chưa hết cảm giác rùng mình khi nhớ lại thời kỳ hậu sản vào mùa hè năm ngoái. “Trước khi sinh con, tôi được người nhà ở quê “dọa” đủ điều rằng nếu đi lại, làm việc hay vệ sinh cá nhân tùy tiện sau sinh sẽ dẫn đến nhiều bệnh nên khi sinh con xong, tôi hầu như chỉ nằm” - chị kể. Hậu quả của hơn 3 tuần nằm lì trên giường là chị đau mỏi toàn thân, đi lại khó khăn và bị nhiễm trùng hậu sản do nằm nhiều khiến sản dịch ứ đọng trong cơ thể. Và cũng do chị kiêng vệ sinh cơ thể nên bé trai của chị bị rối loạn tiêu hóa vì bú mẹ. Biến chứng hậu sản BS Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện (BV) Từ Dũ, cho rằng hầu hết các quan niệm kiêng cữ sau sinh vốn chỉ để bảo vệ người phụ nữ và em bé trong giai đoạn còn yếu sau cuộc “vượt cạn”, tránh các tác nhân gây hại từ bên ngoài; còn kiêng sao cho khoa học và phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại mới là vấn đề. Đối với một sản phụ sinh thường, không biến chứng thì sau khi sinh họ được hướng dẫn nằm nghỉ trong vòng 4-6 giờ, sau đó bắt đầu ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng, tập đi lại trong phòng... Với phụ nữ sinh mổ thì nên tập sau 24 giờ. Việc vận động sớm không những không gây yếu chân tay như nhiều người nghĩ mà còn giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, các cơ chế tuần hoàn, bài tiết, tiêu hóa... được vận hành trơn tru trở lại, sản dịch dễ thoát ra, góp phần giúp người phụ nữ sớm phục hồi. Sản phụ nên có chế độ vận động, dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể, chăm sóc bé... theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trong ảnh: Nữ hộ sinh của Bệnh viện Từ Dũ hướng dẫn sản phụ cách chăm sóc bé (Ảnh: Anh Thư) BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, cảnh báo rằng việc nằm quá lâu sau sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như bế sản dịch gây nhiễm trùng, liệt bàng quang, liệt ruột... Vận động sớm và đúng cách còn giúp tử cung co hồi tốt, ngăn ngừa nguy cơ băng huyết. Về vấn đề vệ sinh cơ thể, BS Thông nhấn mạnh việc kiêng ở đây chỉ là kiêng dầm nước lạnh quá lâu chứ không phải không được đụng vào nước. Việc đánh răng rất cần thiết và chẳng gây tác hại gì cả. Còn gội đầu, tắm rửa vẫn phải làm hằng ngày nhưng nên chú ý tắm trong phòng không bị gió lùa, sử dụng nước ấm và tắm nhanh, không ngâm mình trong bồn, lau khô sau tắm. Nên chú ý vệ sinh vùng kín và vết mổ (nếu sinh mổ) theo hướng dẫn của nhân viên y tế và vệ sinh vùng ngực khi cho bé bú. Trong ngày đầu sau sinh, nếu mệt quá không tắm thì phải lau mình sạch sẽ bằng nước ấm. Không vệ sinh cơ thể không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và con. Hãy chăm con nhiều hơn Nhiều phụ nữ do kiêng vận động, kiêng cữ nước nên cũng kiêng luôn nhiều bước trong việc chăm con, đặc biệt là khi gia đình có người chăm sóc khiến em bé không được gần mẹ, thậm chí ít khi được mẹ bế bồng vì mẹ kiêng vận động. Tuy nhiên, theo BS Hải, khi được xuất viện về nhà, tức mẹ và con đều đã ổn định, người phụ nữ có thể tắm gội cho mình và con, chăm sóc con và làm những việc lặt vặt trong nhà mà không cần kiêng gì, chỉ không được vận động quá mạnh như khuân vác nặng hay tham gia lao động ngoài xã hội trong thời kỳ hậu sản (6 tuần đầu). Chế độ dinh dưỡng nên đa dạng, đủ chất và dễ tiêu, ăn đủ no, không quá ít và cũng không cần thiết phải “ăn cho 2 người” mới có sữa. BS Thông khuyên thân nhân nên giúp sản phụ trong công việc nhà để người mẹ có thời gian chăm con. Trẻ được mẹ hay bồng bế, săn sóc trong giai đoạn đầu đời sẽ nhạy cảm hơn với âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, mau ổn định nhịp sinh học, giúp 2 mẹ con có tình cảm gắn bó hơn và từ đó quá trình phát triển thần kinh, vận động sẽ tốt hơn. Đặc biệt sau khi sinh, nên tuân thủ hướng dẫn của cơ sở y tế để cho bé “da kề da” với mẹ và bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh.
Đến giờ, chị Ng.T.A.N (29 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) vẫn chưa hết cảm giác rùng mình khi nhớ lại thời kỳ hậu sản vào mùa hè năm ngoái. “Trước khi sinh con, tôi được người nhà ở quê “dọa” đủ điều rằng nếu đi lại, làm việc hay vệ sinh cá nhân tùy tiện sau sinh sẽ dẫn đến nhiều bệnh nên khi sinh con xong, tôi hầu như chỉ nằm” - chị kể. Hậu quả của hơn 3 tuần nằm lì trên giường là chị đau mỏi toàn thân, đi lại khó khăn và bị nhiễm trùng hậu sản do nằm nhiều khiến sản dịch ứ đọng trong cơ thể. Và cũng do chị kiêng vệ sinh cơ thể nên bé trai của chị bị rối loạn tiêu hóa vì bú mẹ. Biến chứng hậu sản BS Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện (BV) Từ Dũ, cho rằng hầu hết các quan niệm kiêng cữ sau sinh vốn chỉ để bảo vệ người phụ nữ và em bé trong giai đoạn còn yếu sau cuộc “vượt cạn”, tránh các tác nhân gây hại từ bên ngoài; còn kiêng sao cho khoa học và phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại mới là vấn đề. Đối với một sản phụ sinh thường, không biến chứng thì sau khi sinh họ được hướng dẫn nằm nghỉ trong vòng 4-6 giờ, sau đó bắt đầu ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng, tập đi lại trong phòng... Với phụ nữ sinh mổ thì nên tập sau 24 giờ. Việc vận động sớm không những không gây yếu chân tay như nhiều người nghĩ mà còn giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, các cơ chế tuần hoàn, bài tiết, tiêu hóa... được vận hành trơn tru trở lại, sản dịch dễ thoát ra, góp phần giúp người phụ nữ sớm phục hồi. Sản phụ nên có chế độ vận động, dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể, chăm sóc bé... theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trong ảnh: Nữ hộ sinh của Bệnh viện Từ Dũ hướng dẫn sản phụ cách chăm sóc bé (Ảnh: Anh Thư) BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, cảnh báo rằng việc nằm quá lâu sau sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như bế sản dịch gây nhiễm trùng, liệt bàng quang, liệt ruột... Vận động sớm và đúng cách còn giúp tử cung co hồi tốt, ngăn ngừa nguy cơ băng huyết. Về vấn đề vệ sinh cơ thể, BS Thông nhấn mạnh việc kiêng ở đây chỉ là kiêng dầm nước lạnh quá lâu chứ không phải không được đụng vào nước. Việc đánh răng rất cần thiết và chẳng gây tác hại gì cả. Còn gội đầu, tắm rửa vẫn phải làm hằng ngày nhưng nên chú ý tắm trong phòng không bị gió lùa, sử dụng nước ấm và tắm nhanh, không ngâm mình trong bồn, lau khô sau tắm. Nên chú ý vệ sinh vùng kín và vết mổ (nếu sinh mổ) theo hướng dẫn của nhân viên y tế và vệ sinh vùng ngực khi cho bé bú. Trong ngày đầu sau sinh, nếu mệt quá không tắm thì phải lau mình sạch sẽ bằng nước ấm. Không vệ sinh cơ thể không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và con. Hãy chăm con nhiều hơn Nhiều phụ nữ do kiêng vận động, kiêng cữ nước nên cũng kiêng luôn nhiều bước trong việc chăm con, đặc biệt là khi gia đình có người chăm sóc khiến em bé không được gần mẹ, thậm chí ít khi được mẹ bế bồng vì mẹ kiêng vận động. Tuy nhiên, theo BS Hải, khi được xuất viện về nhà, tức mẹ và con đều đã ổn định, người phụ nữ có thể tắm gội cho mình và con, chăm sóc con và làm những việc lặt vặt trong nhà mà không cần kiêng gì, chỉ không được vận động quá mạnh như khuân vác nặng hay tham gia lao động ngoài xã hội trong thời kỳ hậu sản (6 tuần đầu). Chế độ dinh dưỡng nên đa dạng, đủ chất và dễ tiêu, ăn đủ no, không quá ít và cũng không cần thiết phải “ăn cho 2 người” mới có sữa. BS Thông khuyên thân nhân nên giúp sản phụ trong công việc nhà để người mẹ có thời gian chăm con. Trẻ được mẹ hay bồng bế, săn sóc trong giai đoạn đầu đời sẽ nhạy cảm hơn với âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, mau ổn định nhịp sinh học, giúp 2 mẹ con có tình cảm gắn bó hơn và từ đó quá trình phát triển thần kinh, vận động sẽ tốt hơn. Đặc biệt sau khi sinh, nên tuân thủ hướng dẫn của cơ sở y tế để cho bé “da kề da” với mẹ và bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh.