1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

10 369 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 34,64 KB

Nội dung

Bài tập Đại học Luật Hà Nội Hiện nay, diễn biến của tình hình phạm tội nói chung cũng như các tội phạm sở hữu nói riêng hết sức phức tạp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Những năm gần đây, một loại tội phạm đã trở nên phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, với bất kỳ ai đó chính là tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Loại tội phạm này đã được quy định rõ tại Điều 134 – Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi và bổ sung năm 2009. Từ thực tiễn điều tra, xét xử cho thấy, không ít các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn phạm tội rất tinh vi và nạn nhân thường là các em bé còn nhỏ tuổi, thậm chí có những vụ án, người phạm tội còn dụ dỗ người khác cùng phạm tội để bắt cóc chính người thân của mình nhằm yêu cầu đưa tiền chuộc. Cũng giống như nhiều loại tội phạm khác, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể được thực hiện một, hai hay nhiều người và đã được thực hiện theo các thủ đoạn khác nhau gây nên nhiều hậu quả khó có thể lường trước. Vì vậy, nhóm chúng tôi xin được lựa chọn đề số 3 để giải quyết về loại tội phạm này một cách rõ ràng và cụ thể hơn. Tình huống được nêu ra ở bài số 3 như sau: A (30 tuổi) đã lôi kéo B (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi bắt cóc em họ của B là C (5 tuổi) để đòi bố mẹ C phải nộp tiền chuộc là 150 triệu đồng. Hành vi của A và B bị xử lý về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 134 BLHS.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Hiện nay, diễn biến của tình hình phạm tội nói chung cũng như các tội phạm sở hữu nói riêng hết sức phức tạp và ngày càng có xu hướng gia tăng Những năm gần đây, một loại tội phạm đã trở nên phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, với bất kỳ ai đó chính là tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Loại tội phạm này đã được quy

định rõ tại Điều 134 – Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi và bổ sung năm 2009

Từ thực tiễn điều tra, xét xử cho thấy, không ít các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn phạm tội rất tinh vi và nạn nhân thường là các em bé còn nhỏ tuổi, thậm chí có những vụ án, người phạm tội còn dụ dỗ người khác cùng phạm tội để bắt cóc chính người thân của mình nhằm yêu cầu đưa tiền chuộc Cũng giống như nhiều loại tội phạm khác, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể được thực hiện một, hai hay nhiều người và đã được thực hiện theo các thủ đoạn khác nhau gây nên nhiều hậu quả khó có thể lường trước Vì vậy, nhóm chúng tôi xin được lựa chọn đề số 3 để giải quyết về loại tội phạm này một cách rõ ràng và cụ thể hơn Tình huống được nêu ra ở bài số 3 như sau: A (30 tuổi) đã lôi kéo B (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi bắt cóc em họ của B là C (5 tuổi) để đòi bố mẹ C phải nộp tiền chuộc là 150 triệu đồng Hành vi của A và B bị xử lý về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 134 BLHS

Bài tập của chúng tôi còn nhiều thiếu sót, mong các bạn và thầy cô giúp đỡ để bài tập của chúng tôi được hoàn thiện hơn

Trang 2

Nội dung

Cấu thành tội phạm: Muốn tìm hiểu một vụ án bất kì, trước hết ta phải xem xét đến cấu thành tội phạm của tội phạm trong vụ án đó Cụ thể, ở đây ta phải đi phân tích cấu thành tội phạm của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Việc này sẽ là tiền đề quan trọng giúp chúng ta đi sâu vào tìm hiểu các yêu cầu sau của đề bài:

Cấu thành tội phạm quy định ở điều 134 BLHS trước hết là cấu thành tội phạm hình thức, bởi trong điều luật không hề đề cập đến hậu quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội ấy gây ra Vì vậy, vấn đề chủ thể có nhận thức hậu quả xảy ra hay không sẽ không được đề cập đến Lỗi ở đây chắc chắn là lỗi cố ý trực tiếp, điều này sẽ được phân tích kĩ hơn ở phần sau Về dấu hiệu hành vi, có hai quan điểm được đặt ra Quan điểm thứ nhất cho rằng có 2 dấu hiệu bắt buộc về hành vi đó là: hành vi bắt cóc và hành vi đe dọa đòi người khác tài sản Quan điểm còn lại cho rằng chỉ có 1 hành vi trong mặt khách quan đó là hành vi bắt có nhằm chiếm đoạt tài sản Về bản chất, hai quan điểm trên đều chấp nhận được Bởi vì dù là 1 hay 2 dấu hiệu về hành vi thì chúng đều có chung dấu hiệu đặc trưng về mục đích là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Chính điểm này giúp chúng ta phân biệt rõ cấu thành tội phạm của tội này với các cấu thành tội phạm của tội phạm khác Trong khuôn khổ bài tập này, chúng tôi xin trình bày theo quan điểm thứ hai bởi vì nếu bám sát vào câu văn mô tả tội danh trong Khoản 1 điều 134 thì chỉ có 1 dấu hiệu về hành

vi, và dấu hiệu về mục đích mới là điều cần chú ý Điều này đồng nghĩa với việc phân tích mặt khách quan và các giai đoạn thực hiện tội phạm sẽ chỉ dừng lại ở việc đề cập đến 1 hành vi duy nhất.

Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào phân tích vụ án đã được nêu ra ở đề bài.

1. Loại tội phạm:

Theo quy định tại khoản 1 điều 8 BLHS, có thể hiểu khái quát tội phạm là hành

vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt

Tội phạm rất đa dạng, không chỉ khác nhau ở loại tội phạm mà còn khác nhau ở tình tiết diễn biến của từng hành vi phạm tội Vì thế mà mỗi tội phạm có tính chất

và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau Việc phân loại tội phạm là căn cứ quan trọng để phân hóa trách nhiệm hình sự Khoản 2, khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự đã

Trang 3

đưa ra căn cứ để phân tội phạm tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Việc phân loại tội phạm ta phải dựa vào quy định tại từng điều khoản của tội phạm và mức cao nhất của khung hình phạt

Theo tình huống đã nêu, A (30 tuổi) đã lôi kéo B (15 tuổi) bắt cóc C nhằm đòi

bố mẹ C tiền chuộc là 150 triệu và hành vi của A và B đã bị xử lí về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Theo khoản 2 Điều 134, mức cao nhất của khung hình phạt là 12 năm tù Đối chiếu với khoản 3 Điều 8 “tội phạm gây nguy hại cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù”, theo đó tội bát cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của khoản 2 điều 134 là tội phạm rất nghiêm trọng

A và B cùng thực hiện hành vi bắt cóc C (5 tuổi) và đòi bố mẹ C số tiền chuộc

là 150 triệu đồng Hành vi của A và B thỏa mãn hai trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 134 là điểm đ “đối với trẻ em” và điểm h “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 đến 200 triệu” Vì vậy tội phạm mà A và B thực hiện thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng

Loại tội phạm đã được xác định Tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu vào mặt khách quan và chủ quan của vụ án nhằm làm rõ tội phạm.

2. Những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của vụ án:

“Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.” – Giáo

trình Luật hình sự, Đại học Luật Hà Nội

Việc xác định mặt khách quan của tội phạm là yếu tố quyết định để xác định hành vi nào là tội phạm và cũng là yếu tố quyết định cho những yếu tố khác của tội phạm Không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác

Như vậy, việc xác định mặt khách quan trong vụ án được nêu trong đề bài là vô cùng quan trọng Sau đây là phần xác định những dấu hiệu đó của nhóm chúng tôi: Dấu hiệu về hành vi thuộc mặt khách quan của vụ án trước hết là hành vi bắt cóc C làm con tin của A và B Đây là hành vi bắt giữ người khác trái phép, được coi

là thủ đoạn để có thể thực hiện được việc chiếm đoạt tài sản sau này

- Hành vi này là hành vi nguy hiểm cho xã hội và trái với pháp luật hình sự:

Trang 4

• Nó gây thiệt hại về quyền nhân thân của C – quyền tự do thân thể và đe dọa gây thiệt hại đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của C

• Nó đe dọa gây thiệt hại lớn về tài sản của bố mẹ C Cụ thể là 150 triệu đồng

- Xét về mặt ý thức và ý chí, A và B đã lên kế hoạch và cùng thực hiện nên chắc chắn

họ hoàn toàn nhận thức và quyết định thực hiện hành vi này nhằm tống tiền bố mẹ

C Vì vậy hành vi của A và B là hoạt động có ý thức và ý chí

Ngoài hành vi bắt cóc là hành vi bắt buộc trong cấu thành tội phạm, A và B còn

có thể có hành vi liên lạc và đe dọa bố mẹ C để đòi tiền chuộc Hành vi đe dọa ở đây là hành vi đe dạo dùng vũ lực nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con tin trong trường hợp người bị đe dọa không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội Cách thức đe dọa có thể là qua thư, qua điện thoại hoặc trực tiếp Với sự đe dọa này, A và B có thể tạo ra tâm lí lo sợ cho cả C và bố mẹ C, buộc bố

mẹ C phải giao nộp 150 triệu Hành vi này tuy không phải là hành vi bắt buộc, nhưng để thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản thì hành vi này bắt buộc xảy ra hoặc có biểu hiện chắc chắn sẽ xảy ra Hành vi này được thể hiện thông qua mục đích chiếm đoạt 150 triệu đồng của A và B Nếu không có hành vi này, có thể A và

B sẽ bị xử lý theo một tội xâm hại quyền tự do thân thể khác như “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” – Điều 123 BLHS năm 1999

3. Lỗi:

Về mặt chủ quan của tội phạm, lỗi là yếu tố quan trọng nhất, cơ bản nhất Vì vậy vấn đề lỗi của người phạm tội luôn luôn được xét đến trong mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội

Về mặt hình thức, lỗi bao gồm hai yếu tố là lí trí và tâm lí Hai yếu tố này thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan và năng lực điều khiển hành vi Căn

cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lí của yếu tố lí trí và ý chí những trường hợp có lỗi, luật hình sự Việt Nam chia lỗi thành hai loại cố ý và vô ý Lỗi cố ý gồm hai hình thức : cố ý trực tiếp (khoản 1 Điều 9) và cố ý giàn tiếp (khoản 2 Điều 9) Lỗi vô ý

Trang 5

cũng có hai hình thức : vô ý vì quá tự tin (khoản 1 Điều 10) và vô ý vì cẩu thả (khoản 2 Điều 10)

Từ cách phân loại trên, lỗi của A và B trong tình huống trên được xác định là

lỗi cố ý trực tiếp Đó là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

“nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra” Hành vi của A và B đã bị xử lí về tội

“Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”, cấu thành tội phạm của tội này là cấu thành tội phạm hình thức trong đó hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc Nên khi xem xét

về lỗi của A và B, ta không bàn về vấn đề có thấy trước hay không thấy trước hậu quả, hay việc xác định ý chí của chủ thể đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội Trong tình huống này, ta chỉ xác định A và B đã nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi bắc cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, nghĩa là xem xét về mặt lí trí

Chủ thể của vụ án này là A và B, A 30 tuổi nên đã có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, B 15 tuổi nên đã bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự, tuy chưa đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự nhưng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi phạm tội rất nghiêm trọng của mình và đã đủ khả năng tự chủ khi hành động

Như đề bài, A lôi kéo B cùng thực hiện hành vi bắt cóc em họ của B là C (5 tuổi) để đòi bố mẹ C phải nộp tiền chuộc là 150 triệu đồng A thực hiện hành vi lôi kéo B mà không có bất cứ hành vi nào khác như: đe dọa tinh thần, uy hiếp… B để

B ép buộc phạm tội cùng Mặt khác, B là anh họ của C nên B có thể vì tình cảm mà không đồng ý tham gia phạm tội Vậy nên có thể khẳng định B có đủ điều kiện khách quan lẫn chủ quan để lựa chọn và quyết định hành vi của mình

Trên cơ sở nhận thức rõ được tình tiết khách quan của vụ án, những tình tiết tạo nên tính gây thiệt hại cho hành vi như: mức độ nguy hiểm thực tế có thể gây ra bởi hành vi bắt cóc, C là trẻ con hay mối quan hệ họ hàng giữa B và C, A đã chủ động

dụ dỗ B tham gia để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phạm tội diễn ra Dù có nhận thức rõ ràng như vậy nhưng thực tế thì cả hai đã thực hiện hành vi này mặc dù biết đó là hành vi trái pháp luật, điều đó chứng tỏ A và B đều nhận được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi bắt cóc nhằm đòi tiền chuộc của mình

Trang 6

Sau khi xác định được mặt khách quan và yếu tố lỗi thuộc mặt chủ quan của tội phạm Một vấn đề nữa nảy sin: Trong vụ án này có 2 người thực hiện tội phạm Vậy họ có phải là đồng phạm với nhau hay không?

Chúng ta có thể khẳng định rằng vụ án này có đồng phạm Vì những yếu tố trong vụ án thỏa mãn tất cả những dấu hiệu đặc trưng của đồng phạm Đó là:

a. Dấu hiệu về mặt khách quan:

- Có từ hai người trở lên và những người nay có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm:

Trong vụ án này có 2 người cùng tham gia vào việc phạm tội đó là A và B

Điều kiện để trở thành chủ thể của tội phạm là năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự A và B đều là người không thuộc trường hợp

ở trong tình trạng không có năng lực TNHS (điều 13) Căn cứ vào điều 12 quy định

về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, A và B đều đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

về hành vi của mình:

• Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

• Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng

Cụ thể, độ tuổi của A là 30, là độ tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Hành vi phạm tội của B là loại tội phạm rất nghiêm trọng (như đã nêu ở trên) nên mặc dù mới 15 tuổi nhưng B cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành

vi của mình Cấu thành tội phạm này không có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt và cả

A và B đều không có dấu hiệu chủ thể đặc biệt Vậy cả A và B đều thỏa mãn 2 điều kiện của chủ thể tội phạm

- Những người này phải cùng cố ý thực hiện tội phạm: Nghĩa là đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với 1 trong 4 hành vi: thực hiện, tổ chức, xúi giục và giúp sức Trong vụ án trên thì A và B cũng thực hiện hành vi bắt cóc C nhằm gây sức ép chiếm đoạt tài sản của bố mẹ C, đó là hành vi phạm tội có đủ dấu hiệu của CTTP Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

b. Dấu hiệu về mặt chủ quan:

- Dấu hiệu lỗi: Cả A và B đều có lỗi cố ý trực tiếp

• Về lý trí: A và B đều nhận thức được hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của mình là nguy hiểm cho xã hội và biết người kia cũng có hành vi bắt cóc cùng với mình Vì A đã lôi kéo B cùng thực hiện hành vi bắt cóc nên trước hết A là người hiểu rõ tính nguy hiểm của hành vi bắt cóc đồng thời A mong muốn có sự tham gia

Trang 7

của B vào quá trình phạm tội Đồng thời B – người bị lôi kéo cũng hoàn toàn biết A

có hành vi nguy hiểm giống mình và A hay B cũng đều cố ý thực hiện nó A và B cũng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi chung của họ Hành vi đó sẽ gây ảnh hưởng tới tinh thần của C, sức khỏe hay thậm chí là tính mạng của C nếu C chống cự, có thể làm C hoảng loạn về thần kinh, gây hoang mang, lo lắng cho gia đình, gây thiệt hại về mặt vật chất cho người nhà nạn nhân, ảnh hưởng xấu tới đạo đức xã hội,…

• Về ý chí: Do A dụ dỗ B cùng tham gia và B đã đồng ý tham gia nên A và B sẽ có cùng mong muốn có hoạt động bắt cóc chung và ở đây không thể có các hành vi phạm tội riêng lẻ được A là người có ý định trước vì thế A chắc chắn mong muốn hậu quả xảy ra với C và bố mẹ C B bị lôi kéo tham gia và hành bắt cóc em họ của mình để đòi tiền chuộc nên B đã được biết và muốn hậu quả ấy xảy ra Không thể nói B không mong muốn hay để mặc cho hậu quả xảy ra được Bởi vì khi tham gia

và đã bị xử lí về tội của mình, B đã phải nhận thức rõ được hành vi của mình là hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và hậu quả hành vi ấy có thể gây ra

- Dấu hiệu mục đích:

A và B khi thực hiện hành vi bắt cóc C đều có chung mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản 150 triệu đồng của bố mẹ C Hành vi chung của A và B đã bị xử lí về tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” nên hiển nhiên hành vi ấy phải thỏa mãn tất

cả các yếu tố trong cấu thành tội phạm của tội này Mà tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu về mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm, mục đích

đó là: nhằm chiếm đoạt tài sản Điều đó có nghĩa là A và B đều có chung mục đích

là chiếm đoạt tài sản

A và B đều là người thực hành vì cả A và B cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, có thể bản thân A hoặc B không thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả mà chỉ thực hiện 1 phần hành vi đó Nhưng hành vi chung của cả A và B đúng là hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoại tài sản

A là người tổ chức vì khi dụ dỗ B tham gia bắt cóc em họ của B là C, chắc hẳn

A đã điều tra kĩ về mối quan hệ giữa B và C Khi đã biết C là em họ của B, A đã lập

ra âm mưu bắt cóc C bằng cách dụ dỗ B tham gia phạm tội nhằm thành lập nhóm đồng phạm, lợi dụng mối quan hệ của B và C để thực hiện âm mưu ấy được thuận lợi

A là người xúi giục vì A đã dụ dỗ B cùng thực hiện tội phạm bắt cóc nhằm chiềm đoạt tài sản A đã trực tiếp dụ dỗ B tham gia phạm tội Đồng thời, hành vi dụ

Trang 8

dỗ đó là cụ thể nhằm gây ra việc thực hiện tội phạm nhất định là bắt cóc… A có ý định rõ ràng là thúc đẩy B phạm tội

Việc xác định những yếu tố cơ bản của vụ án đã hoàn tất Vậy tội phạm đã được thực hiện qua những giai đoạn nào?

5. Các giai đoạn thực hiện tội phạm của A và B trong vụ án:

“Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.” – Giáo trình

Luật hình sự Việt Nam, Đại học luật Hà Nội

Trong vụ án này, A và B đã cùng nhau thực hiện hành vi bắt cóc em họ của là C nhằm đòi tiền chuộc là 150 triệu đồng Hành vi của A và B đã bị xử lý về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 134 BLHS Như vậy,

ta có thể nhận thấy rằng A và B đã hoàn thành hành vi phạm tội của mình Sau đây, chúng ta sẽ làm rõ từng giai đoạn thực hiện tội phạm của A và B:

Giai đoạn 1 – Chuẩn bị tội phạm:

Ở giai đoạn này, A và B sẽ có những hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm

Theo phần 3, A là người tổ chức nên việc lên kế hoạch tội phạm là của A

Đầu tiên, hắn sẽ phải xác định C là người cần bắt cóc để tống tiền Sau đó, hắn làm quen và lôi kéo B là anh họ của C làm đồng phạm, lợi dụng mối quan hệ họ hàng của B và C để tạo thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm

Sau đó, cả hai sẽ phải chuẩn bị những công cụ, phương tiện cần thiết như mặt

nạ, thuốc mê, dây thừng để trói hay khăn để bịt miệng C,… để bắt cóc C Đồng thời

cả hai còn chuẩn bị sẵn một nơi để giấu C làm con tin

Ngoài ra, A và B còn phải xác định địa điểm bắt cóc, thăm dò địa điểm đó và loại trừ những trở ngại như lối thoát nếu bị phát hiện,…

Mọi thứ được kể trên là giai đoạn chuẩn bị tội phạm của vụ án Vì A và B đã thực hiện được hành vi bắt cóc nên giai đoạn sau sẽ là tội phạm hoàn thành

Giai đoạn 2 – Tội phạm hoàn thành:

“Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP.”

Trang 9

Ở tội bắt cóc nhằm chiếm đoạn tài sản theo điều 134 BLHS, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội bắt cóc được nạn nhân làm con tin Vì vậy tội phạm trong

vụ án này sẽ hoàn thành khi C bị bắt làm con tin

Ta có thể thấy giai đoạn này đã được thực hiện như sau:

Vì B là anh họ của C nên B có khả năng sử dụng mối quan hệ của mình lừa C

đi tới địa điểm đã được A và B sắp bẫy sẵn để bắt cóc C C vì tin lời anh họ mình nên đã đi cùng B đến địa điểm đó

A đã chờ sẵn tại địa điểm phạm tội Khi B dẫn C tới, A và B cùng nhau khống chế C nhằm bắt cóc C

Sau đó, A và B đưa C (đã bị khống chế) về một địa điểm khác nhằm giấu C làm con tin

Như vậy, sau khi bắt được C làm con tin Tội phạm mà A và B thực hiện đã hoàn thành

Trang 10

KẾT LUẬN

Từ những phân tích theo tình huống trên, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã được hiểu rõ hơn phần nào Qua đó, ta cũng biết thêm thế nào là đồng phạm, các giai đoạn phạm tội hay như lỗi của chủ thể gây ra hành động phạm tội Từ đó, ta sẽ biết cách phòng tránh, ứng phó, xử lý khi bản thân hay người xung quanh mình gặp phải trường hợp tương tự Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản diễn ra gây nhiều lo ngại, bức xúc cho nhân dân, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản còn gặp nhiều bất cập do nhận thức và áp dụng không thống nhất các quy định của pháp luật dẫn tới làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm Qua BLHS năm 1999 sửa đổi và bổ sung năm 2009 nói chung cũng như Điều 134 quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng, ta đã thấy được vai trò to lớn của của bộ môn Luật Hình sự Việt Nam cũng như việc áp dụng các khoản, các điều luật sao cho có ích trong thực tế cuộc sống!

Ngày đăng: 17/10/2015, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w