SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HOÀN CẢNH ĐỐI VỚI TÍNH CÁCH NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ SÁNG TÁC TRƯỚC CÁCH MẠNG CỦA NHÀ VĂN NAM CAO Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, văn học hiện thực chỉ thực sự xuất hiện
Trang 1SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HOÀN CẢNH ĐỐI VỚI
TÍNH CÁCH NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ SÁNG TÁC TRƯỚC CÁCH
MẠNG CỦA NHÀ VĂN NAM CAO
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, văn học hiện thực chỉ thực sự xuất
hiện tại Việt Nam vào những năm 30 của thế kỉ XX.( Muộn hơn so với thế giới
khoảng một trăm năm) Song ngay từ đầu những năm 30 và trong cả quá trình
vận động và phát triển, văn học hiện thực đã trưởng thành nhanh chóng và thu được những thành tựu bề thế Hàng loạt những cây bút lớn đầy tài năng của văn học hiện thực đã thu hút và chiếm được tình cảm yêu mến của độc giả như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao Đặc biệt là Nam Cao Ông là đại biểu cuối cùng nhưng là đại biểu ưu tú, là đỉnh cao của văn học hiện thực (1930 - 1945) Sự nghiệp mà Nam Cao để lại tuy
không đồ sộ nhưng luôn là một " Mẫu số vĩnh hằng", một " Gia tài lồ lộ mời gọi
" sự tìm tòi và khám phá Nam Cao có được những thành công ấy bởi "Ông là
một trong số những nhà văn hiện thực phê phán có ý thức nhất về quan điểm nghệ thuật của mình” và Nam Cao đã thực hiện triệt để quan điểm ấy trong các
sáng tác “Những quan điểm đó ít khi được phát biểu trực tiếp dưới dạng lí luận
mà thường bộc lộ qua sáng tác và hình tượng nghệ thuật của ông".(Trần Đăng
Suyền ) Trong hệ thống quan điểm nghệ thuật "tự giác, hoàn chỉnh, nhất quán
và tiến bộ" của nhà văn Nam Cao bước đầu đi vào một khía cạnh còn nhiều
khoảng trống trong nghiên cứu, đó là : " Sự tác động của hoàn cảnh đối với tính cách nhân vật trong một số sáng tác trước Cách mạng của nhà văn Nam Cao".
Một khâu có tính chất quyết định trong quá trình sáng tạo của nhà văn là
phải xây dựng được nhân vật cho tác phẩm của mình Nếu không có nhân vật coi như nhà văn đã thất bại Vì vậy, M.Gorki có lần đã khuyên một nhà văn trẻ:
"Anh hãy bỏ nghề viết đi Đấy không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như
thế Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu" Miêu tả con người, chính là việc xây dựng nhân vật của
nhà văn Lời khyên của M.Gorki đã nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học Đây chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách Với nhà văn, việc xây dựng được nhân vật cho tác phẩm của mình có tính chất quyết định song tạo nên
sức sống cho nhân vật lại là ở tính cách nhân vật "Đối với nhà văn, toàn bộ vấn
đề là ở tính cách" (Đôx tôiépxki ) Tính cách được hiểu là những đặc điểm,
những phẩm chất nào đó của nhân vật được thể hiện tương đối rõ nét Tính cách còn được hiểu rộng hơn: tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể
Trang 2hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn Thông qua tính cách nhân vật có thể thấy được nội dung tư tưởng và hình thức của tác phẩm
Tính cách của nhân vật chỉ thực sự có ý nghĩa khi đặt trong mối quan hệ với những hoàn cảnh cụ thể, bởi một tính cách không thể phát triển tự thân và thoát li hoàn cảnh Tính cách và hoàn cảnh có mối liên hệ mật thiết với nhau không thể tách rời Trong thực tế hoàn cảnh bao gồm: địa điểm hoạt động cụ thể của con người, những điều kiện kinh tế chính trị của gia đình, địa phương, xã hội, thời đại Những mối quan hệ cụ thể của cá nhân với mọi người, với cuộc sống xung quanh Hoàn cảnh trong tác phẩm văn học không phải là sự phản ánh máy móc hoàn cảnh thực tế mà nó đã được nhà văn khái quát hoá và cá biệt hoá khi đưa vào tác phẩm Tính cách nhân vật sẽ càng trở nên sinh động dưới ngòi bút tài nghệ của nhà văn với các biện pháp nghệ thuật đầy lôi cuốn và hấp dẫn như sáng tạo chi tiết, tình huống, miêu tả nội tâm, ngôn ngữ
Tóm lại, hoàn cảnh có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, có những tác động sâu sắc đến tính cách của nhân vật Điều này không chỉ thuộc về cuộc sống mà còn nằm trong nguyên tắc sáng tác đòi hỏi các nhà văn phải nắm chắc và tuân thủ khi xây dựng nhân vật Với tư cách là một nhà văn hiện thực xuất sắc, một thiên tài của chủ nghĩa hiện thực, Nam Cao đã thực hiện hiệu quả quan điểm này trong hàng loạt sáng tác của ông trước Cách mạng
So với các nhà văn hiện thực, Nam Cao là người đến muộn Nhưng trên
mảnh đất hiện thực đã được nhiều nhà văn "cày xới" kĩ lưỡng, ông vẫn tìm cho mình một " lối đi riêng", khẳng định một bút lực dồi dào và một khả năng sáng tạo không bao giờ vơi cạn, luôn" khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo
những gì chưa có" Lật giở những trang sách bộn bề hiện thực mà Nam Cao viết
trước Cách mạng dễ dàng nhận thấy ông vô cùng thành công trong việc xây dựng nhân vật Dù viết về người nông dân nghèo hay người trí thức tiểu tư sản, các nhân vật của Nam Cao đều có tính cách, hơn thế còn là những tính cách điển hình sắc nét Sức lôi cuốn hấp dẫn, sự ám ảnh của ngòi bút Nam Cao khi khắc hoạ tính cách nhân vật chính là ở chỗ đặt ra vấn đề : Tính cách nhân vật không
tĩnh tại, nguyên dạng mà luôn đổi thay, phát triển trong sự tác động và chi phối
mạnh mẽ của hoàn cảnh Đó là nét độc đáo, khác biệt của ngòi bút Nam Cao, một nhà văn nắm chắc nguyên tắc sáng tác nói chung và bản chất cốt tuỷ của
chủ nghĩa hiện thực nói riêng "Bản chất của phương pháp hiện thực, linh hồn
của nó, cốt tuỷ của nó là sự phân tích xã hội" Nam Cao không chỉ phản ánh hiện
thực mà còn phân tích, cắt nghĩa, lí giải, truy tìm căn nguyên của hiện thực, của tính cách nhân vật
Hoàn cảnh trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng chủ yếu là những hoàn cảnh nhỏ hẹp Theo giáo sư Hà Minh Đức, đó là "hoàn cảnh sống"
diễn ra trong những gia đình, làng quê, trường học nhưng đó là hoàn cảnh "
khắc nghiệt tạo thành áp lực thường xuyên đối với nhân vật" Có nghĩa là hoàn
cảnh sống có những tác động tiêu cực tới sự hình thành, đổi thay và phát triền tính cách nhân vật Để làm nổi bật điều này, trong hầu hết các tác phẩm
của mình trước Cách mạng, Nam Cao thường đi ngay vào những biểu hiện của
Trang 3sự đổi thay trong tính cách nhân vật do sự tác động nặng nề của hoàn cảnh.
Trong số những sáng tác của Nam Cao, "Một bữa no" là một truyện ngắn ám
ảnh về sự đầu hàng của con người trước hoàn cảnh, vì hoàn cảnh mà đổi thay tính cách và tệ hại hơn là đánh mất cả nhân cách con người Truyện mở ra bằng hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của bà cái Tí Bà lão rơi vào cảnh nghèo đói cùng quẫn Cái đói tích tụ, dồn đuổi, hành hạ, giày vò bà lão từng ngày, kéo dài
hàng tháng" Hơn ba tháng nay bà ăn toàn bánh đúc Mới đầu còn được ngày ba
tấm, sau thì một tấm cũng không có nữa Tiền hết cả Mỗi sáng bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng" Song lòng tốt của con người cũng
có giới hạn nên mấy hôm nay bà phải chịu cảnh " nhịn đói" Hoàn cảnh khốn cùng
ấy tác động mạnh mẽ tới trí não, thái độ, hành động và suy nghĩ của bà lão Bà
nghĩ ra một phương kế : đi xin một bữa ăn no để có thể duy trì sự sống, cải
thiện hoàn cảnh hiện tại Bà lão đến nhà Phó Thụ - nơi đi ở của đứa cháu gái
Trước những lời nhục mạ của Phó Thụ, bà lão " cúi đầu như một con mẹ ăn cắp
lúa bị tuần sương bắt được", bà nhẫn nhục như một kẻ phạm tội, nhẫn nhục chịu
đựng tất cả những lời tàn nhẫn, cay độc của mụ địa chủ keo kiệt, nhẫn tâm và cạn tàu ráo máng Bà hứng chiụ cả những tiếng quát tháo, ánh mắt lườm nguýt
để được một bữa cơm Không đợi được mời, bà sà xuống mâm cơm, tay bà run run so đũa, run run cất tiếng mời nhưng lời mời của bà chưa phát ra hết khỏi cổ
họng thì bị chặn đứng lại Bà vẫn ăn : bà ăn vội ăn vàng, bà ăn nhanh vì sợ
người khác ăn hết Bà già lóng ngóng, lập cập nên rớt cả mắm ra ngoài Mọi người đứng lên rồi bà vẫn còn ăn, còn cạo nồi sồn sột Bà lão ăn để thoả cơn
đói khát lâu ngày, ăn không ý tứ, không nghĩ gì tới sĩ diện, tới danh dự bản thân
bởi bà nghĩ "Ăn chực thì còn danh giá gì nữa mà làm khách" Bà lão khốn khổ
chỉ vì miếng ăn, cái đói, vì hoàn cảnh mà để người khác nhục mạ, khinh bỉ mình Bản thân bà lão đã từ bỏ cả danh dự, lòng tự trọng để kiếm một bữa no
Bà lão đâu biết rằng bà đã đánh đổi "nỗi khổ về vật chất lấy nỗi nhục về tinh
thần" Bà đã đánh mất nhân cách của một con người trước hoàn cảnh Hiện thực
tàn nhẫn không dừng lại ở đó, một tháng sau bữa ăn no bà lão chết Người ta chết vì đói, bà lão từng bị cái đói hành hạ, cái chết đe doạ nhưng bà chết vì no Cái chết của bà không đơn thuần là cái chết sinh học mà là cái chết về tinh thần, chết về nhân cách
Anh cu Lộ trong truyện ngắn "Tư cách mõ "cũng là một trường hợp như vậy.
Anh cũng đã không cưỡng lại được hoàn cảnh Nghèo khó, bị người ta dỗ ngon
dỗ ngọt làm mõ là hoàn cảnh khốn khổ của anh cu Lộ Sau một thời gian làm
mõ, Lộ trở thành một thằng mõ " hơn cả những thằng mõ chính tông" cũng lầy là,
tham lam, đê tiện" Nhìn vẻ trâng tráo của Lộ bây giờ người ta tưởng "ông trời
đã có ý sinh ra Lộ để làm mõ, hắn có cái cốt cách của một thằng mõ từ trong bụng mẹ" Lộ đã đánh đổi tư cách một con người để lấy tư cách mõ Song thê
thảm nhất là trường hợp Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao Chí Phèo đã gục ngã hoàn toàn trước hoàn cảnh nói cách khác hoàn cảnh sống khốc liệt đã vằm nát bộ mặt người của Chí và huỷ hoại nhân tính, nhân cách của Chí
Phèo Nam Cao bắt đầu truyện ngắn bằng cảnh tượng " Chí vừa đi, vừa chửi " đã
Trang 4khắc hoạ sắc nét tình cảnh hiện tại của Chí, sự tha hoá tính cách của Chí Phèo sau khi ra tù Sau khi Chí Phèo ra tù, con người Chí hoàn toàn thay đổi Những
ngày mới về làng, bộ dạng của Chí "Đặc như một thằng săng đá", từ cái đầu,
gương mặt, con mắt đến cách ăn mặc đều toát ra một vẻ lưu manh, côn đồ,
ngang ngược, bất cần " cái đầu trọc lốc, cái răng trắng hớn, cái mặt đen mà lại
rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm " Hành động của Chí hoàn toàn phù hợp
với vẻ ngoài ngổ ngáo ấy : Hắn về hôm trước, hôm sau ngồii ở chợ suốt từ trưa
cho đến đến xế chiều Rồi Chí say khướt, rồi xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến chửi bới, gây sự, rạch mặt, ăn vạ, kêu làng Ở Chí Phèo hoàn toàn không còn một
chút hình ảnh nào của anh canh điền ngày trước Cùng với thời gian sống ở làng
sự biến dạng ngày càng dữ dội ở Chí Phèo Người ta không còn nhận ra gương mặt của Chí Phèo nữa, bởi nó không còn là mặt của một con người mà là mặt
của một con vật " Cái mặt hắn vàng vàng mà lại muốn xạm màu gio, nó vằn
ngang, vằn dọc không thứ tự biết bao nhiêu là sẹo, vết mảnh chai của bao lần
ăn vạ, kêu làng" Nhân tính, bản tính tốt đẹp trong con người ngày càng rời xa
Chí Phèo Chí Phèo lúc nào cũng say, những cơn say triền miên " cơn này tràn
sang cơn khác, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy hãy còn say, đập đầu, rạch mặt, chởi bới, doạ nạt trong lúc say" Những cơn say đã tiêu huỷ
đời sống ý thức của Chí Phèo, kích thích hành động bản năng trong con người Chí Khi say Chí sẵn sàng tàn ác, dã man ngay với cả bản thân mình và đồng loại Say rượu, Chí Phèo chửi bới, rạch mặt, ăn vạ, kêu làng, tệ hại hơn Chí
Phèo còn phá hoại cuộc sống vốn đã khốn khổ của dân làng Vũ Đại" Hắn biết
đâu hắn đã phá biết bao nhiêu cơ nghiệp, đập phá bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của bao người dân lương thiện Hắn đâu biết vì hắn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say Hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm" Chí Phèo trở thành nỗi sợ hãi của dân làng Vũ Đại, người
ta xa lánh, tuyệt giao với Chí Phèo, ngay đến hình thức giao tiếp tồi tệ, hạ đẳng
nhất là chửi nhau với Chí người ta cũng không ra lời "Chỉ có ba con chó dữ với
một thằng say rượu" Chí bị đẩy hẳn sang thế giới của loài vật, Chí Phèo trở
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại Chí Phèo đã mất hết nhân hình và nhân tính, Chí đã đem diện mạo, nhân tính, tính cách tốt đẹp của mình - của một con người
bán dần cho quỷ "không phải là mua đứt, bán đoạn, cũng không phải là bán
buôn, bán sỉ mà là bán dần, bán lẻ lấy dăm ba hào chỉ hết sức rẻ mạt", Chí đã
bán tất cả để có thể tồn tại Chí Phèo là điển hình sắc nét của Nam Cao về sự tha hoá tính cách trước hoàn cảnh Tha hoá tính cách trước hoàn cảnh là hiện tượng khá phổ biến của người nông dân ở làng quê Việt Nam trước cách mạng
Không chỉ ở đề tài người nông dân mà khi viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao cũng đã phát hiện ra sự tác động ghê gớm của gánh nặng cơm áo, của hoàn cảnh tới tính cách của con người Nhà văn Hộ trong truyện
ngắn Đời thừa của Nam Cao sau khi lập gia đình đã hoàn toàn thay đổi về tính
cách Vì miếng cơm, manh áo của vợ con, Hộ phải lao vào kiếm tiền, phải ra
sức viết Hộ viết vội, in vội " Những bài báo mà người ta đọc rồi quên ngay sau
lúc đọc", " Hộ viết toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ,
Trang 5rất nông, diễn một vài ý thông thường, quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi" Hộ đã phản bội lại lí tưởng của mình, đã tự tay làm tiêu
tan sự nghiệp, ước mơ, hoài bão mà anh đã từng xây đắp, vun trồng Hộ đã giẫm đạp lên lương tâm và trách nhiệm của một nhà văn chân chính, đã bôi đen danh
dự của mình Hộ đã đánh mất tư cách của một nhà văn, anh không khẳng định
được giá trị sự sống của mình, Hộ đang đối mặt với một cuộc "đời thừa", sống một cuộc sống" mòn đi, rỉ ra, mốc lên" Khi hi sinh sự nghiệp, lí tưởng, đánh mất
tư cách một nhà văn, Hộ có lí do để bào chữa cho mình : Anh đã hi sinh tình
yêu vị kỉ để đổi lấy lẽ sống tình thương Nhưng chính Hộ lại vi phạm vào lẽ
sống cao đẹp ấy Những" tiền nhà, tiền thuốc, tiền nước mắm", cùng với nỗi đau
vì giấc mộng tiêu tan hành hạ, giày vò Hộ, từ lúc nào biến Hộ thành một người
vũ phu, thô bạo : Hộ uống rượu, Hộ chửi mắng vợ con thậm tệ, những hành
động ấy không diễn ra một lần mà lặp lại thường xuyên Hộ không còn xứng
đáng với tư cách một người chồng, một người cha, lại càng không xứng đáng với tư cách một con người Qua truyện ngắn này, nhà văn một lần nữa cho thấy
sự chi phối sâu sắc của hoàn cảnh tới tính cách con người, hoàn cảnh sống chính là nguyên nhân tạo nên những bi kịch tinh thần ở người trí thức và làm xói mòn nhân cách tốt đẹp ở họ Cùng với Hộ là Thứ, San, Oanh, Đích trong
tiểu thuyết " Sống mòn" của Nam Cao cũng vì cuộc sống mà có lúc trở nên
tính toán, thủ đoạn, mánh khoé, giả dối, ích kỉ, nhỏ nhen Miếng cơm, manh
áo, cuộc sống bon chen đã huỷ hoại những tính cách tốt đẹp trong con người
họ
Để khẳng định sự chi phối ghê gớm của hoàn cảnh sống đối với tính cách nhân vật, nhà văn thường dựng lên hai hoàn cảnh sống của nhân vật ở hai thời điểm khác nhau nhằm mục đích đối chiếu, so sánh, chỉ ra sự khác biệt, nhằm nói lên rằng bản chất của các nhân vật hoàn toàn không xấu, họ chỉ là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh, chính hoàn cảnh đã làm tha hoá tính cách của họ Hoàn cảnh của bà cái Tí trước đó cũng không lấy gì làm
tốt đẹp, thậm chí là nhiều khổ đau, bất hạnh Chồng chết, con chết, con dâu bỏ
đi để lại đứa cháu gái cho bà nuôi Song ở bà có biết bao phẩm chất, tính cách tốt đẹp : bà thờ chồng, nuôi con, hết nuôi con lại nuôi cháu, bà đảm đang, tảo
tần " chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần chợ xa mới mong kiếm nổi mỗi ngày mấy
đồng xu" Bà đã vượt lên hoàn cảnh bằng phấm chất, tính cách tốt đẹp của người
phụ nữ nông thôn Nhưng trước bữa ăn no hoàn cảnh của bà quá khốn cùng : bà
đã già quá, yếu quá, đói quá, ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh quá khiến cho bà lão phải đem danh dự của mình để đổi lấy một bữa no, đổi một bữa
no lấy cái chết và đánh mất những tính cách tốt đẹp của mình Tính cách của bà không xấu nhưng nó đã bị hoàn cảnh chi phối và tác động nặng nề Anh Cu Lộ cũng như vậy, trước khi trở thành mõ, anh là một con người có đủ tư cách của
con người theo đúng nghĩa Anh nghèo nhưng "hiền lành như đất", chịu thương, chịu khó " chỉ chăm chăm, chút chút làm việc, nuôi vợ con" Lộ còn ăn ở phân
minh, không cờ bạc, rượu chè Sau khi trở thành mõ Lộ không còn giữ được bản
tính tốt đẹp vốn có Thành mõ, cảnh nhà Lộ đỡ xo dụi nhưng Lộ phải đối mặt
Trang 6với sự ghen tức, sự khinh bỉ, nhục mạ của những người xung quanh : Thấy lộ
làm mõ ngon ăn quá, mọi người sinh ra ngấm ngầm, vào hùa với nhau để làm nhục Lộ : bạn bè lảng dần, những kẻ ít tuỏi hơn gọi Lộ bằng thằng, không bắt chuyện với Lộ, không ăn cũng mâm với Lộ, thấy Lộ ngồi mâm nào họ đứng cả lên như tránh một vật kinh tởm Những ngày đầu Lộ còn cố mang tính cách
tốt đẹp của mình ra để chống đỡ lại hoàn cảnh : Lộ hối hận, Lộ bực tức, xấu hổ
với vợ con, muốn bỏ phắt nghề mõ, muốn trả lại cái vườn, tìm chỗ kín đáo mỗi khi ngồi ăn cỗ, Nhưng người ta không buông tha Lộ, người ta vẫn khích bác, coi
khinh Lộ bằng những lời tàn nhẫn, cay độc Uất ức, Lộ biến mình thành người trâng tráo, thời gian đầu hai tai Lộ còn đỏ nhừ nhưng sau đó quen dần Lộ không còn thấy xấu hổ nữa Lộ cứ chai lì, trâng tráo dần trên con đường làm
mõ Rõ ràng, Lộ vốn là người có những tính cách tốt đẹp, bản chất của Lộ đâu phải là trơ tráo, chai lì, đê tiện Diễn biến tâm lí của Lộ, ý định bỏ nghề mõ để bảo toàn danh dự đã cho thấy điều đó Nhưng không làm mõ, Lộ không có mấy sào vườn, cảnh nhà bi đát, vợ con đói khổ Vì vậy mà Lộ đã chấp nhận hoàn cảnh, dần phải thích ứng với hoàn cảnh, chấp nhận sự nhục mạ của dân làng, người ta càng xúc phạm Lộ càng trơ trẽn, người ta càng làm nhục Lộ càng phải
tỏ ra không biết nhục Lộ là nạn nhân khốn khổ của hoàn cảnh - của cái nghèo
nhưng khốn khổ hơn Lộ còn là nạn nhân của cái gọi là " lòng khinh trọng" của
người đời Lòng khinh trọng của những người xung quanh đã đẩy Lộ đến đỉnh điểm của sự tha hóa Nhà văn Nam Cao đã kết luận về hiện thực đau xót này
trong câu văn ở gần cuối tác phẩm "Thì ra lòng khinh trọng của chúng ta ảnh
hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm" Bên cạnh bà cái Tí, anh cu
Lộ thì Chí Phèo là nạn nhân xót xa nhất của hoàn cảnh Bản chất của Chí Phèo hoàn toàn tốt đẹp Khi làm canh điền cho nhà Lí Kiến, trước khi vào tù, mặc dầu
Chí không có chút tài sản nào" không nhà, không cửa, không tấc đất cắm dùi",
phải bán sức lao động để kiếm sống nhưng ở Chí có bao phẩm chất đáng quý của người nông dân thuần hậu : Chí hiền lành, khoẻ mạnh Có những ước mơ
đơn sơ, bình dị mà vô cùng chính đáng" chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt
vải " Anh cũng là người có lòng tự trọng, biết phân biệt đâu là tình yêu chân
chính, đâu là thói dâm đãng xấu xa " Bị bà ba Lí Kiến gọi lên bóp chân, xoa
bụng Chí chỉ thấy nhục hơn là thích" Nhưng hoàn cảnh mà Chí Phèo phải đối
mặt vô cùng khắc nghiệt, bao thế lực tàn ác dồn đuổi Chí Phèo nhằm tiêu diệt tính cách tốt đẹp trong con người Anh Khi Chí Phèo làm canh điền cho nhà Lí Kiến bà ba Lí Kiến muốn chiếm đoạt sức lực và tuổi trẻ của Chí Lí Kiến bóc lột sức lao động, ghen tuông với tuổi trẻ của Chí Phèo nên đẩy Chí vào tù Nhà tù thực dân nhào nặn, bóp méo Chí khi Chí vào tù Trở về làng sau bảy, tám năm
đi tù các thế lực tàn ác vẫn vây hãm Chí Phèo Bá Kiến tiếp tục lợi dụng biến Chí thành công cụ, thành tay sai trong việc đè nén, áp bức người dân lành và trừng trị các phe cánh đối địch không cho Chí phèo cơ hội quay trở lại với bản chất lương thiện vốn có của mình Làng Vũ Đại là do những con người như Chí Phèo xây dựng nên, vậy mà tất cả dân làng lạnh lùng gạt Chí ra khỏi cộng đồng, gạt Chí Phèo ra bên lề cuộc sống của họ Chí Phèo sống bao năm trong cô
Trang 7đơn, trơ trọi, không được giao tiếp với con người Khi gặp được Thị Nở, yêu Thị Nở, sống hạnh phúc cùng Thị Nở trong năm ngày ngắn ngủi, Chí Phèo giống như người chết đuối bắt gặp chiếc phao cứu sinh Nhưng rồi bà cô Thị
Nở, định kiến nghiệt ngã, tàn nhẫn, dai dẳng của làng Vũ Đại tựa như một bức tường thành kiên cố chặn đứng nẻo về của Chí Phèo Tất cả đã những thế lực tàn ác đã cùng vào hùa với nhau để tấn công Chí Phèo, thân cô thế cô như Chí Phèo thật khó lòng trụ lại trước hoàn cảnh đó Sự tha hoá tính cách ở Chí Phèo
-từ một anh canh điền lương thiện trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, cuộc đời đi vào ngõ cụt, bế tắc là kết qủa tất yếu phải xảy ra ở nhân vật Chí Phèo cũng như hàng loạt các nhân vật khác trong truyện ngắn này của Nam Cao như Binh Chức, Năm Thọ Chí Phèo là hình tượng điển hình về người nông dân bị tha hoá trước hoàn cảnh Bên cạnh người nông dân, người trí thức tiểu tư sản nghèo của Nam Cao cũng là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh Trong truyện ngắn "
Đời thừa", Nam Cao nói về nhà văn Hộ trước khi xây dựng gia đình với Từ,
trước khi phải đối mặt với những áp lực của cuộc sống gia đình, Hộ sở hữu những tính cách đáng quý, đáng trân trọng Anh là một nhà văn chân chính, một nhà văn lí tưởng Anh có tài, yêu nghề, tâm huyết với nghề văn cho dù nghề văn không mang lại anh một cuộc sống sung túc Nhà văn trẻ tuổi ấy có những ước
mơ, hoài bão lớn lao : Cả đời chỉ viết một cuốn thôi nhưng cuốn sách ấy sẽ đoạt
giải Nô Ben và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên hoàn cầu Đó là ước mơ chính
đáng của một nhà văn chân chính Hộ muốn làm một cái gì đó để khẳng định bản thân và giá trị sự sống của mình Mơ ước của Hộ thuộc về lẽ sống cao đẹp của một con người muốn cống hiến, muốn phát huy tận độ tài năng của mình cho xã hội Hộ còn là người rất giàu tình yêu thương : Hộ đã giang tay cứu vớt
mẹ con Từ, Hộ yêu gia đình nhỏ bé của mình, Hộ hi sinh lí tưởng, sự nghiệp vì tình thương Nhưng rồi anh cũng đã không trụ vững trước hoàn cảnh, để những tính cách tốt đẹp của mình phôi pha trước hoàn cảnh
Tất cả những nhân vật ấy, từ người nông dân cho đến người trí thức, họ đều chịu những tác động, những áp lực ghê gớm của hoàn cảnh sống Trước hoàn cảnh họ không còn là mình nữa Đó là hiện thực đau xót của cuộc sống con người những năm trước Cách mạng Hiện thực ấy được Nam Cao phản ánh,
mô tả một cách tỉ mĩ, kĩ lưỡng, sâu sắc giúp người đọc có những hình dung cụ thể, thấm thía về sự nghiệt ngã, tàn ác của hoàn cảnh đối với tính cách nhân vật, con người Với nhà văn Nam Cao, khi phản ánh, phân tích, lí giải hiện thực, ông
đã cố " đóng cũi sắt tình cảm" của mình để viết những trang văn khách quan, lạnh
lùng, tỉnh táo nhưng kì thực đằng sau mỗi câu chữ ấy là một nỗi niềm xót xa, thương cảm tận đáy lòng của nhà văn với con người Đó chính là lí do khiến phần lớn cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn băn khoăn, day dứt về vấn
đề tính cách, sự xói mòn nhân cách của con người Và vấn đề này trở thành một chủ đề ám ảnh trong sáng tác của Nam Cao
Cái nhìn hiện thực của Nam Cao không chỉ có chiều rộng mà còn có
chiều sâu Vì vậy, hoàn cảnh quyết định tính cách các nhân vật trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng còn là hoàn cảnh rộng, hoàn cảnh xã hội.
Trang 8Nhà văn đặt ra vấn đề hoàn cảnh nhỏ hẹp liên quan đến hoàn cảnh rộng, cái vi
mô liên quan đến cái vĩ mô Nạn nhân của hoàn cảnh gia đình, làng quê, trường học thực chất là nạn nhân của xã hội Xã hội Việt Nam những năm
1930-1945 nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng xơ xác tiêu điều, sự nghèo đói,
bất công, tàn ác" ngấm sâu khắp cơ thể xã hội ", lan đến từng đơn vị nhỏ nhất là
trường học, làng quê, gia đình Số phận con người trở nên vô cùng thê thảm, bất hạnh gõ cửa từng nhà, con người chạy cùng trời cùng không thoát khỏi sự nghèo đói, bế tắc và cái chết Hoàn cảnh xã hội là nguyên nhân chính, nguyên nhân đầu tiên tác động đến sự tha hoá trong tính cách của con người bởi gia đình, làng quê hay trường học đều là tế bào của xã hội Chỉ ra nguyên nhân - hoàn cảnh sống nhất là hoàn cảnh xã hội tác động, chi phối sự hình thành, phát triền,
đổi thay dữ dội trong tính cách nhân vật, đó là cách Nam Cao "minh oan, chiêu
tuyết" cho con người Bởi trước sau, ông luôn cảm thông và yêu thương con
người và đau đớn khi con người bị chà đạp bởi hoàn cảnh Nhưng điều chính yếu thôi thúc nhà văn cầm bút là muốn vạch trần bản chất và tố cáo tội ác xã hội, xã hội thực dân phong kiến mục ruỗng, phi nhân tính đẩy hàng loạt con người vào những hoàn cảnh khắc nghiệt và tha hoá thê thảm Chừng nào xã hội
ấy còn tồn tại, con người còn xói mòn về nhân cách Đặt ra vấn đề này trong sáng tác trước cách mạng cho thấy sự sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của Nam
Cao Ông thực sự là nhà văn của những người cùng khổ, là nhà nhân đạo chủ
nghĩa từ trong cốt tuỷ.
Một số sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng cũng đề cập đến khả năng chống đỡ của con người trước hoàn cảnh xấu, tức là tính cách nhân vật phát triển theo chiều hướng tích cực trước hoàn cảnh hoặc chống đỡ lại hoàn cảnh ở một mức độ nào đó
Có thể thấy vấn đề này ở một số nhân vật trong một vài sáng tác của Nam Cao trước cách mạng như bà Hưng Phú, Lão Hạc, Chí Phèo, Điền, Thứ Nhân vật của Nam Cao trước sự tấn công của hoàn cảnh vẫn trụ vững để bảo tồn những nét tính cách tốt đẹp của mình Lão Hạc là một trường hợp như vậy Rơi vào hoàn cảnh khánh kiệt về tài sản và sức khoẻ, lão vẫn quyết tâm giữ lại mảnh vườn, di vật mà vợ lão để lại cho con trai lão Để chống trọi lại hoàn cảnh, lão
đã nghĩ ra đủ mọi phương cách : chế ra đủ mọi thứ để ăn, kể cả những thức ăn không dành cho con người, lão bán con chó vàng, người bạn thân thiết Và cuối cùng là chọn cho mình cái chết đau đớn, lão ăn bả chó để chết Bên trong vẻ bề ngoài lẩm cẩm, gàn dở của lão Hạc là một con người mà cho dù rơi vào hoàn cảnh cùng quẫn vẫn luôn là một lão nông hiền lành, chan chứa tình thương con, giàu đức hi sinh và lòng tự trọng Lão đã mang những phẩm chất tốt đẹp của con người để chống đỡ lại hoàn cảnh khắc nghiệt Lão Hạc là một trong số ít nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nam Cao luôn giữ được trọn vẹn tính cách tốt đẹp trước hoàn cảnh
Phần nhiều nhân vật của Nam Cao trong các sáng tác trước cách mạng chỉ chống đỡ lại hoàn cảnh ở một mức độ nào đó như Chí Phèo hay Hộ, Điền, Thứ Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở đã hoàn toàn thức tỉnh, đời sống ý thức đã
Trang 9hồi sinh Chí Phèo khao khát hạnh phúc và cuộc sống lương thiện Bản chất người - sự lương thiện đã quay trở lại trong Chí Phèo Vì bà cô Thị Nở, Thị Nở
từ chối Chí Phèo Đang chứa chan hi vọng, Chí lại rơi vào nỗi đau đớn và tuyệt
vọng nhưng Chí Phèo không say mà càng uống càng tỉnh Phẩm chất con người,
đời sống ý thức giúp Chí Phèo nhận ra kẻ thù đích thực của mình không ai khác
là Bá Kiến và hoàn cảnh hiện tại không thể làm người lương thiện được nữa.
Anh chấp nhận cái chết dữ dội, đau đớn để được là một con người lương thiện chứ không thể quay trở về cuộc sống của loài quỷ dữ Chí Phèo đâm chết Bá kiến và tự vẫn Nhà văn Hộ cho dù đánh mất tư cách một nhà văn, có lúc đánh mất tư cách con người song vẫn có những giây phút ăn năn, sám hối Anh vẫn hướng về lẽ sống của tình thương Điền, Thứ cũng đã có những dằn vặt, day dứt trước hoàn cảnh Điều đáng nói ở những nhân vật này của Nam Cao là phần tốt đẹp - phẩm chất người trong họ đã trỗi dậy, hồi sinh sau khi tha hoá Nhưng để có được điều này không đơn giản, dễ dàng, bởi họ chỉ là những con người bé nhỏ, thân cô thế cô mà tấn công họ, đẩy họ vào hoàn cảnh khắc nghiệt
là cả một xã hội với bao áp lực, thế lực tàn bạo Để giúp con người chống đỡ lại hoàn cảnh ở một mức độ nào đó, giúp họ giữ lại những phẩm chất người cao quý không thể thiếu những tình cảm nhân văn, những giá trị cao quý và bất
biến Đó là Tình yêu thương con người Tình yêu thương sẽ cứu vớt con người,
giữ con người lại bên bờ vực của sự tha hoá vĩnh viễn Tình yêu thương của Thị
Nở đưa Chí Phèo vượt qua sự tha hoá để trở lại làm người, tình yêu thương ở
Hộ mới khiến cho anh ăn năn, sám hối Đáng tiếc số phận của các nhân vật đều rơi vào bế tắc bởi xã hội thực dân nửa phong kiến không bao giờ cho con người được làm người theo đúng nghĩa Phát hiện này của Nam Cao đã thể hiện một cảm quan hiện thực sắc sảo cùng một trái tim luôn thổn thức và trĩu nặng yêu thương đối với con người Ông luôn trân trọng, xót thương con người Điều
ấy làm nên nét mới mẻ trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn
Vấn đề " Sự tác động của hoàn cảnh đối với tính cách nhân vật " đã được
Nam Cao giải quyết một cách xuất sắc, hoàn chỉnh và thuyết phục bằng một nghệ thuật viết truyện bậc thầy Nam Cao đã có những trang viết chân thực, giàu sức thuyết phục về cảnh ngộ của các nhân vật Cảnh ngộ ấy hiện ra ở những chi tiết tỉ mỉ, cụ thể chứ không chung chung, mờ nhạt Nam Cao còn tỏ ra có biệt tài trong miêu tả đời sống nội tâm nhân vật Khi rơi vào hoàn cảnh đầy áp lực, khi buộc mình trôi theo dòng chảy nghiệt ngã của hoàn cảnh nhân vật của ông thường đau đớn và có những giằng xé dữ dội : đó là tâm lí của Chí Phèo khi tha
hoá, mỗi khi cất tiếng chửi : Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại,
chửi đứa nào không chửi nhau với hắn, chứi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn Nhà văn đã miêu tả thật tinh tế tâm lí của Chí Phèo, đằng sau tiếng chửi
của Chí Phèo, tiếng chửi của một kẻ nửa tỉnh, nửa say kia là cả một tâm trạng
cô đơn, uất ức, tuyệt vọng đến cùng cực của một con người trơ trọi giữa cõi người, một con người sinh ra là người nhưng lại bị đẩy xuống hàng thú vật Đó còn là tâm trạng của một con người không lí giải nổi vì đâu, do đâu mà sinh ra
và tồn tại một thân phận khốn khổ, thảm thương như Chí Phèo Tâm trạng của
Trang 10nhà văn Hộ cũng được Nam Cao miêu tả vô cùng ấn tượng Hộ yêu gia đình nhỏ
bé nhò của mình, vậy mà trước hoàn cảnh có lúc gia đình không còn là tổ ấm
bình yên của anh nữa " Hộ điên lên vì phải xoay tiền, điên lên vì con khóc Hắn
trở nên cau có và gắt gỏng Hắn đi lang thang không chủ đích " Dường như
nhà văn đã nhập vào những khuất nẻo sâu kín để mà nói lên tiếng nói bên trong của nhân vật một cách thành công nhất đồng thời nhà văn đem đến cho người đọc một cảm nhận rằng cho dù con người là nạn nhân của hoàn cảnh nhưng tâm
lí của họ trước hoàn cảnh " là cả một vũ trụ bao la" cần phải nắm bắt để lí giải
cho chân thực, cụ thể, khách quan hiện thực Ông thực sự là nhà văn hiện thực tâm lí xuất sắc Đặc sắc của ngòi bút Nam Cao còn ở nghệ thuật trần thuật linh
hoạt, nhà văn không chỉ thuật kể một cách khách quan mà còn kể theo điểm nhìn của nhân vật, không chỉ dùng lời trực tiếp mà còn kết hợp với lời nửa trực tiếp vô cùng sinh động Ngôn ngữ của Nam Cao hiện đại mang hơi thở nồng nàn của cuộc sống, giàu sức biểu hiện và giàu ý nghĩa Kết cấu truyện của Nam Cao độc đáo, đặc biệt, có khi là kết cấu tâm lí, có khi là kết cấu phức hợp trong
các truyện "Tư cách mõ', "Chí Phèo"," Sống mòn" tức là có sự đan cài nhiều kết cấu khác nhau trong tác phẩm tạo nên hiện tượng " truyện trong truyện", dồn
chất tiểu thuyết vào khuôn khổ thể loại tạo nên sức hấp dẫn lớn không thể cưỡng lại Giọng điệu trong văn Nam Cao có vẻ lạnh lùng khách quan song thấm đẫm yêu thương và giàu ý vị triết lí Những trang văn của Nam Cao khi
viết về sự quyết định của hoàn cảnh đối với tính cách nhân vật thực sự là " những
dòng văn xuôi mọc cánh’’, in đậm phong cách nghệ thuật của một thiên tài văn
học
Trong sự phát triển dồn nén, tăng tốc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ
XX, Nam Cao là đại diện của khuynh hướng hiện thực ở giai đoạn cuối cùng
Nhưng với ý thức " không nói những cái người ta nói, không tả theo lối người
ta tả" thì những sáng tác của ông trước cách mạng, những vấn đề nóng bỏng mà
ông đặt ra trong tác phẩm của mình trong đó có vấn đề về vai trò của hoàn cảnh với tính cách nhân vật luôn là những giá trị bất biến đưa tên tuổi và sự nghiệp của Nam Cao đi vào cõi bất tử
Quảng Ninh, ngày 5/7/2014