1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

luyện tập để nắm vững UCP 600

174 698 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 687,68 KB

Nội dung

UCP 600, nắm rõ UCP 600,UCP 600, nắm rõ UCP 600UCP 600, nắm rõ UCP 600,UCP 600, nắm rõ UCP 600,UCP 600, nắm rõ UCP 600,UCP 600, nắm rõ UCP 600UCP 600, nắm rõ UCP 600UCP 600, nắm rõ UCP 600UCP 600, nắm rõ UCP 600

LUYỆN TẬP KỸ NĂNG VẬN DỤNG UCP600 1 Tổng quan về UCP600 • UCP 600 có 39 điều khoản (giảm 10 so với UCP500) • Những điều khoản được kết hợp, hoặc diễn đạt lại: Điều 2,6,9,10,20,21,22,30,31,33,35,36,46,47 • Những điều khoản của UCP500 được loại bỏ hoàn toàn trong UCP600: – Điều 5: Chỉ thị về việc phát hành/sửa đổi L/C – Điều 6: L/C hủy ngang và không hủy ngang – Điều 8: Sự không hủy ngang của L/C – Điều 12: Các chỉ thị không rõ ràng – Điều 38: Các chứng từ khác 2 Tổng quan về UCP600 Những điều khoản mới: - Điều 2: Các định nghĩa - Điều 3: Giải thích - Điều 9: Thông báo L/C và các sửa đổi - Điều 12: Sự chỉ định - Điều 15: Xuất trình phù hợp - Điều 17: Bản gốc và bản sao 3 ĐIỀU 1: ÁP DỤNG UCP • UCP 600 được áp dụng nếu nội dung của tín dụng chỉ ra một cách rõ ràng là có dẫn chiếu đến các quy tắc này • UCP 600 ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng • UCP 600 áp dụng cho „bất cứ tín dụng chứng từ nào“ thay cho „tất cả các tín dụng chứng từ“ 4 ĐIỀU 1: ÁP DỤNG UCP •Khi nào một thư tín dụng dẫn chiếu tới UCP 600? •Thư tín dụng được gửi bằng SWIFT MT 700 có dẫn chiếu tới UCP 600 hay không nếu không chỉ ra một cách rõ ràng là có dẫn chiếu tới các quy tắc này? 5 ĐIỀU 1: ÁP DỤNG UCP •Một L/C tuân thủ UCP 600 khi nó chỉ ra rõ ràng trong nội dung L/C là dẫn chiếu đến UCP 600. 6 ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA • Điều khoản mới, không có trong UCP500 • Đưa ra các định nghĩa về: NH thông báo, Người yêu cầu mở L/C, Ngày làm việc của NH, Sự xuất trình phù hợp, Xác nhận, NH xác nhận, Thư tín dụng, Thanh toán, NH phát hành, Thương lượng, NH được chỉ định, Xuất trình, Người xuất trình. 7 ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA Ngày làm việc của NH: Là ngày NH mở cửa giao dịch tại đại điểm mà hành động được điều chỉnh theo quy tắc này sẽ được tiến hành 8 ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA • Chứng từ xuất trình phải thỏa mãn những yếu tố nào mới được coi là phù hợp? Chứng từ phải phù hợp với: - Các điều kiện và điều khoản của L/C - UCP 600 - Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế (ISBP phiên bản mới nhất) 9 ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA •Thuật ngữ “hornour” được hiểu như thế nào? Thuật ngữ “Hornour” có nghĩa là: - Thanh toán ngay - Cam kết thanh toán và trả tiền khi đến hạn hoặc - Chấp nhận hối phiếu và trả tiền khi đến hạn 10 ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA Thuật ngữ “negotiation” được hiểu như thế nào? Là việc NH được chỉ định mua hối phiếu ký phát vào NH khác và/hoặc mua bộ chứng từ hàng hóa 11 ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA NH sẽ mua hối phiếu/chứng từ như thế nào? NH được chỉ định trả tiền trước hoặc đồng ý trả tiền trước cho người hưởng. 12 ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA “Xuất trình” được hiểu như thế nào? Là việc giao các chứng từ theo L/c đến NH phát hành hoặc NH được chỉ định hoặc việc xác định các chứng từ đã được giao. 13 ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA Ai là người xuất trình chứng từ? Người xuất trình chứng từ có thể là: -Người hưởng -Ngân hàng -Những người khác, VD: các công ty chuyển phát thay mặt người hưởng xuất trình chứng từ. 14 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH • Điều khoản mới – tuy nhiên có những nội dung đã được đề cập trong UCP500 • Tùy chỗ có thể áp dụng, các từ ở dạng số ít bao gồm cả số nhiều và ở dạng số nhiều bao gồm cả số ít ( điều khoản mới) • Các từ „from“ và „after“ nếu được dùng để quy định ngày đáo hạn sẽ không bao gồm ngày đó (mới) 15 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH • Một thư tín dụng là không thể hủy ngang ngay cả khi trong thư tín dụng không quy định như vậy • Yêu cầu về chữ ký không thay đổi – Xác định tại điều khoản 20 b) UCP500 16 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH • Yêu cầu đối với chứng từ được hợp thức hóa, được thị thực, hoặc được chứng thực hoặc các yêu cầu tương tự là không thay đổi – tương tự như điều 20 d của UCP 500 • Các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập (separate banks) thay cho các ngân hàng khác nhau (different banks) 17 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH Các từ như: „First class“, „well known“, „qualified“, „independent“, „official“, „competent“, „local“ khi được dùng để chỉ người phát hành của chứng từ: NH sẽ chấp nhận bất cứ ai (không phải là người hưởng) là người xuất trình của chứng từ Điều khoản này là cách diễn đạt lại của điều 20a UCP500 18 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH • Trừ khi là nội dung của chứng từ nào đó, các từ như ‚“ nhanh“, „ngay lập tức“ hoặc „càng sớm càng tốt“ sử dụng cách diễn đạt mới so với Điều 46 b) UCP 500 nhưng không thay đổi về nghĩa (NH được phép bỏ qua). • Những diễn tả không cụ thể về ngày giao hàng: quy định „ on or about“ có sự thay đổi không đáng kể và sử dụng cách diễn đạt mới: UCP 600 sử dụng „ calendar days „ thay cho „days“ so với điều 46c UCP500 19 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH • Thuật ngữ thời gian chỉ thời hạn gửi hàng: quy định „ nửa đầu“, „nửa cuối“ tháng: sử dụng cách diễn đạt mới nhưng không thay đổi về nghĩa so với điều 47c UCP500 • Quy định „ đầu“, „ giữa“, „cuối“ tháng sử dụng cách diễn đạt mới nhưng không thay đổi về nghĩa so với điều 47d UCP500 20 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH •Các từ : to, until, till, from, và between khi được dùng để chỉ kỳ hạn giao hàng sẽ bao gồm cả ngày được nhắc đến. 21 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH Một L/C không chỉ ra là không huỷ ngang hay huỷ ngang, chúng ta làm thế nào? L/C được hiểu là không hủy ngang 22 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH Hỏi: Chứng từ được kí như thế nào Đáp: Được kí bằng tay, bằng FAX, chữ kí được đục lỗ, con dấu, kí hiệu, hoặc bất cứ phương pháp cơ học hoặc điện tử chân thực nào? 23 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH Một L/C phát hành cho người hưởng là công ty xuất khẩu ABC. L/C yêu cầu “official certificate of origin” Người hưởng xuất trình “certificate of origin” phát hành bởi công ty xuất khẩu XYZ. Đây có phải là sai sót không Đáp: L/C không chỉ ra người phát hành C/O, nên bất cứ ai không phải là người hưởng đều có thể phát hành C/O. Do vậy đây không phải là sai sót. 24 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH L/C quy định: “chứng từ phải xuất trình để thương lượng “ngay” sau khi gửi hàng”. Chúng ta xử lý trường hợp này như thế nào để đảm bảo yêu cầu xuất trình “ngay”? Đáp: NH không phải quan tâm đến yêu cầu xuất trình “ngay” này. 25 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH L/C yêu cầu: “Giấy chứng nhận của người hưởng rằng họ phải gửi bản copy chứng từ gửi hàng cho người yêu cầu “ ngay” sau khi giao hàng”. Chúng ta xử lý từ “ ngay” này như thế nào? Đáp: Người hưởng xuất trình Giấy chứng nhận với nội dung có câu: “Chứng từ được gửi cho người yêu cầu “ngay” sau khi giao hàng” là đáp ứng được yêu cầu của L/C 26 ĐIỀU 3: ĐỊNH NGHĨA Hỏi: Cụm từ “ on or about May 10” đề cập đến khoảng thời gian nào? a- May 6-15 b- May 5-14 c- May 6-14 d- May 5-15 Trả lời: Chọn d. 27 ĐIỀU 3: ĐỊNH NGHĨA Hỏi: L/C yêu cầu “ shipment to be made until 31/12/2014”. Ngày gửi hàng cuối cùng là ngày nào? Đáp: Ngày 31/12/2014 28 ĐIỀU 3: ĐỊNH NGHĨA Hỏi: L/C yêu cầu “ Shipment to be made from 1/12/2014”. Ngày gửi hàng sớm nhất là ngày nào? Đáp: Ngày 1/12/2014 29 ĐIỀU 3: ĐỊNH NGHĨA Hỏi: L/C yêu cầu “ Shipment to be made between 1/12/2014 and 31/12/2014” Ngày giao hàng đầu tiên và cuối cùng là ngày nào? Đáp: Ngày 1/12/2014 và 31/12/2014. 30 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH Hỏi: L/C yêu cầu “Shipment to be made before 31/12/2014”. Ngày giao hàng cuối cùng là ngày nào? Đáp: 30/12/2014. 31 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH Hỏi: L/C yêu cầu: “ Shipment to be made after 1/12/2014”. Ngày giao hàng đầu tiên là ngày nào? Đáp: Ngày 2/12/2014. 32 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH Hỏi: Hối phiếu ký phát 30 ngày sau ngày vận đơn Ngày B/L là ngày 1/12/2014. Ngày đáo hạn là ngày nào? Đáp: 31/12/2014 33 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH Hỏi: Hối phiếu ký phát 30 ngày từ ngày vận đơn Ngày vận đơn là ngày 1/12/2014). Ngày đáo hạn là ngày nào? Đáp: 31/12/2014 34 ĐIỀU 4: TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG • Khẳng định tính độc lập của L/C và Hợp đồng •Thêm điều khoản b): Ngân hàng phát hành sẽ không khuyến khích người yêu cầu đưa các văn bản của hợp đồng cơ sở, hóa đơn chiếu lệ và các chứng từ tương tự như là phần không thể tách rời của thư tín dụng 35 ĐIỀU 4: TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG Hỏi: Để an toàn trong giao dịch, người yêu cầu mở L/C yêu cầu coi Hợp đồng mua bán như là một phần nội dung của L/C. Ngân hàng phát hành nên làm gì? Đáp: Ngân hàng phát hành thuyết phục người yêu cầu không nên làm như vậy. 36 ĐIỀU 5: CÁC CHỨNG TỪ, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ HOẶC THỰC HIỆN Điều 4 của UCP 500 quy định: Trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch trên chứng từ mà không giao dịch trên các hàng hóa, các dịch vụ và hoặc các công việc khác mà chứng từ đó có thể liên quan. Tại UCP600 được diễn đạt lại như sau: Các ngân hàng giao dịch bằng các chứng từ mà không giao dịch bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mà các chứng từ có liên quan 37 ĐIỀU 5: CÁC CHỨNG TỪ, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ HOẶC THỰC HIỆN Ngân hàng phát hành ghi nợ tài khoản của người mở L/C và giao chứng từ phù hợp cho họ. Sau khi nhận hàng, nguời mở L/C phát hiện kích cỡ của hàng hoá không đúng như L/c quy định. Người xin mở yêu cầu ngân hàng phát hành hoàn trả lại khoản tiền đã ghi nợ. Ngân hàng phát hành có trách nhiệm hoàn tiền cho Người mở L/C không? 38 ĐIỀU 5: CÁC CHỨNG TỪ, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ HOẶC THỰC HIỆN Trả lời: Ngân hàng phát hành không phải hoàn tiền cho Người mở L/C vì Ngân hàng giao dịch trên cơ sở chứng từ, chứ không bằng hàng hóa hàng hoá. 39 ĐIỀU 6: NGÀY HẾT HẠN VÀ NƠI XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ Là sự kết hợp một phần của điều 9 (trách nhiệm của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận), điều 10 ( loại thư tín dụng) và điều 42 (ngày hết hạn của chứng từ) của UCP 500 40 ĐIỀU 6: NGÀY HẾT HẠN VÀ NƠI XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ Nội dung: Đưa ra các yêu cầu tối thiểu cần có ở mỗi L/C: Ngày và nơi hết hạn hiệu lực, Có giá trị bằng phương thức nào: Thanh toán ngay, Trả tiền sau, Chấp nhận hay Thương lượng 41 ĐIỀU 6: NGÀY HẾT HẠN VÀ NƠI XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ • Nghiêm cấm phát hành một thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng việc ký phát hối phiếu đòi tiền Người yêu cầu mở thư tín dụng • Một thư tín dụng phải quy định ngày hết hạn xuất trình chứng từ 42 ĐIỀU 6: NGÀY HẾT HẠN VÀ NƠI XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ 6a: L/C có giá trị thanh toán tại ngân hàng XYZ. Ngân hàng chỉ định thanh toán là ngân hàng nào? Đáp: Ngân hàng XYZ Ngân hàng phát hành 43 ĐIỀU 6: NGÀY HẾT HẠN VÀ NƠI XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ 6b: L/C phải quy định rõ ràng là nó có giá trị Thanh toán ngay (sight payment), trả tiền sau (deffered payment), chấp nhận (acceptance) hay thương lượng (negotiation) 44 ĐIỀU 7: CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH • Là một phần của điều 9 UCP500. • Nội dung: Mô tả trách nhiệm của Nh phát hành • Thay đổi về kết cấu vì sự xuất hiện của thuật ngữ „Thanh toán“ • Trách nhiệm của NH phát hành khi NH được chỉ định trả trước L/C trả chậm cho người hưởng (mới) 45 ĐIỀU 7: CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH Nếu chứng từ phù hợp được xuất trình, NH phát hành phải thanh toán (hornour) nếu -L/C có giá trị thanh toán ngay, trả tiền sau, hoặc chấp nhận với NH phát hành -L/C có giá trị thanh toán ngay/thương lượng với NH chỉ định, mà NH này không thanh toán/thương lượng. -L/C có giá trị trả tiền sau /chấp nhận với NH được chỉ định và các NH này không thực hiện cam kết thanh toán/chấp nhận hối phiếu; hoặc NH chỉ định đã thực hiện cam kết thanh toán/chấp nhận hối phiếu nhưng không trả tiền vào ngày đáo hạn; 46 ĐIỀU 7: CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH Trách nhiệm của NH phát hành là không hủy ngang kể từ thời điểm phát hành L/C Hỏi: L/C có hiệu lực khi nào ? Khi ngân hàng phát hành thư tín dụng Khi ngân hàng thông báo nhận được L/C Khi người hưởng nhận được L/C Khi người hưởng chấp nhận L/C Đáp: Khi ngân hàng phát hành thư tín dụng 47 ĐIỀU 7: CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH 7c:Ngân hàng phát hành bị ràng buộc để hoàn tiền cho ngân hàng chỉ định khi nào ? Đáp: • Khi ngân hàng chỉ định đã thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho bộ chứng từ phù hợp và • Chuyển chứng từ tới ngân hàng phát hành 48 ĐIỀU 7: CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH 7c: Ngân hàng chỉ định đã thực hiện cam kết trả tiền sau. Theo yêu cầu của người hưởng, ngân hàng chỉ định đã trả trước đối với xuất trình phù hợp cho cam kết này mà không có uỷ quyền từ ngân hàng phát hành Trước ngày đáo hạn, ngân hàng phát hành phát hiện có dấu hiệu lừa đảo và từ chối thanh toán; khiếu nại ngân hàng chỉ định rằng NH này đã trả tiền mà không được sự uỷ quyền của họ Ngân hàng phát hành có thể từ chối thanh toán với lý do này không ? 49 ĐIỀU 7: CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH 7c. Đáp : Không thể Nghĩa vụ của NH phát hành là thanh toán cho NH chỉ định vào ngày đáo hạn cho dù ngân hàng chỉ định đã trả tiền trước hay chưa. 50 ĐIỀU 8: CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG XÁC NHẬN •Là một phần của điều 9 UCP500. • Nội dung: Mô tả trách nhiệm của Nh xác nhận • Thay đổi về kết cấu vì sự xuất hiện của thuật ngữ „Thanh toán“ • Trách nhiệm của NH xác nhận khi NH được chỉ định trả trước L/C trả chậm cho người hưởng (mới) 51 ĐIỀU 8: CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG XÁC NHẬN 8a: Các chứng từ xuất trình phù hợp tới ngân hàng xác nhận, ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán ngay cả khi Ngân hàng chỉ định từ chối thanh toán hoặc thương lượng và/hoặc Ngân hàng phát hành phá sản 52 ĐIỀU 8: CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG XÁC NHẬN 8d: L/C yêu cầu xác nhận bởi ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo không sẵn sàng làm việc này. Ngân hàng thông báo phải làm gì ? Ngân hàng thông báo có thể làm gì? 53 ĐIỀU 8: CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG XÁC NHẬN 8d. Đáp: Ngân hàng thông phải thông báo không chậm trễ đến ngân hàng phát hành về việc không xác nhận L/C Ngân hàng thông báo có thể thông báo L/C tới người hưởng mà không thực hiện việc xác nhận 54 ĐIỀU 9: THÔNG BÁO THƯ TÍN DỤNG VÀ CÁC SỬA ĐỔI • Thay thế điều 7 UCP500. • Mô tả trách nhiệm của Nh thông báo. • Thay đổi cách diến đạt về việc Xác định tính chân thực của L/C: „NH thông báo tự thỏa mãn về tính chân thực của L/C và các sửa đổi“ (UCP500: NH thông báo thực hiện việc kiểm tra hợp lý ...) • Đưa ra thuật ngữ „Ngân hàng thông báo thứ hai“ (mới) 55 ĐIỀU 9: THÔNG BÁO THƯ TÍN DỤNG VÀ CÁC SỬA ĐỔI 9a: Ngân hàng thông báo bị ràng buộc trách nhiệm để thanh toán, thương lượng thanh toán đối với việc xuất trình chứng từ phù hợp hay không? Đáp : Không, trừ khi ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng xác nhận 56 ĐIỀU 9: THÔNG BÁO THƯ TÍN DỤNG VÀ CÁC SỬA ĐỔI Trách nhiệm của ngân hàng thông báo? Đáp: • Xác thực tính chân thật bề ngoài của L/C • Thông báo cho người hưởng và phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của L/C đã nhận được 57 ĐIỀU 9: THÔNG BÁO THƯ TÍN DỤNG VÀ CÁC SỬA ĐỔI Ngân hàng có thể từ chối thông báo L/C? Nếu vậy, họ phải làm gì? Đáp: Ngân hàng có thể từ chối thông báo L/C. Nếu vậy, họ phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng phát hành hoặc cho Ngân hàng thông báo thứ nhất 58 ĐIỀU 9: THÔNG BÁO THƯ TÍN DỤNG VÀ CÁC SỬA ĐỔI 9f: Ngân hàng nhận được L/C hoặc sửa đổi nhưng không xác thực được tính chân thật của chúng. Ngân hàng phải làm gì và có thể làm gì sau đó? 59 ĐIỀU 9: THÔNG BÁO THƯ TÍN DỤNG VÀ CÁC SỬA ĐỔI 9f. Đáp: Phải thông báo cho không chậm trễ cho người gửi L/C hoặc sửa đổi. Có thể ngừng xử lý để chờ trả lời từ người gửi L/C; hoặc thông báo L/C cho người hưởng với lưu ý là không thể xác thực được tính chân thật của L/C. 60 ĐIỀU 10: SỬA ĐỔI TÍN DỤNG •Là một phần của điều 9 UCP500 •Nội dung: Mô tả trách nhiệm của NH phát hành đối với sửa đổi và quyền của người hưởng đối với sửa đổi •Sửa đổi L/C chỉ có hiệu lực khi người thụ hưởng chấp nhận sửa đổi. Người hưởng nên thông báo về việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi. Nếu người thụ hưởng không đưa ra thông báo như vậy mà việc xuất trình phù hợp với tín dụng và bất cứ sửa đổi nào chưa được chấp nhận sẽ coi như là thông báo chấp nhận sửa đổi 61 ĐIỀU 10: SỬA ĐỔI TÍN DỤNG • Việc ấn định thời hạn cho người hưởng về từ chối hay chấp nhận sửa đổi sẽ bị bỏ qua • Làm rõ vấn đề: Chấp nhận sửa đổi từng phần được coi như thông báo từ chối sửa đổi •Ngân hàng thông báo sửa đổi phải báo cho ngân hàng đã gửi sửa đổi đó cho họ về mọi thông báo từ chối hay chấp nhận sửa đổi (mới) 62 ĐIỀU 10: SỬA ĐỔI TÍN DỤNG 10a: Trước khi L/C có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ cần có sự chấp thuận của các bên nào? Đáp: Người hưởng Ngân hàng xác nhận (nếu có) Ngân hàng phát hành 63 ĐIỀU 10: SỬA ĐỔI TÍN DỤNG 10b: Ngân hàng xác nhận có thể thông báo sửa đổi mà không thực hiện xác nhận sửa đổi đó hay không? Ngân hàng xác nhận phải làm gì sau đó? Đáp: Có thể thông báo sửa đổi mà không xác nhận Phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng phát hành và lưu ý trong thông báo cho người hưởng về việc không xác nhận 64 ĐIỀU 11: TÍN DỤNG VÀ CÁC SỬA ĐỔI ĐƯỢC CHUYỂN BẰNG ĐIỆN VÀ ĐƯỢC SƠ BÁO Thay thế điều 11 UCP500, chỉnh sửa câu chữ cho phù hợp L/C hoặc sửa đổi được chuyển bằng điện có mã khóa là có giá trị thi hành, việc xác nhận bằng thư sẽ được bỏ qua. NH phát hành đã gửi sơ báo sẽ bị ràng buộc phải phát hành L/c hoặc sửa đổi có giá trị thi hành không chậm trễ sau đó với nội dung không mâu thuẫn với sơ báo. 65 ĐIỀU 12:SỰ CHỈ ĐỊNH • Là sự diễn đạt lại của điều 10 UCP500 • Nội dung: Mô tả vai trò của NH được chỉ định và xác định NH được chỉ định làm như thế nào sẽ được coi như là hành độngt heo chỉ định 66 ĐIỀU 12:SỰ CHỈ ĐỊNH 12a: Ngân hàng chỉ định (không phải là ngân hàng xác nhận) sẽ không bị ràng buộc trách nhiệm để thanh toán hoặc thương lượng thanh toán trừ khi: • Có sự đồng ý rõ ràng của ngân hàng chỉ định và • Sự đồng ý đó được truyền đạt tới người hưởng 67 ĐIỀU 12:SỰ CHỈ ĐỊNH 12b: Bằng việc chỉ định một ngân hàng để chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả tiền sau, ngân hàng phát hành đã ủy quyền cho ngân hàng chỉ định đó trả trước hoặc mua hối phiếu đã được chấp nhận 68 ĐIỀU 12: SỰ CHỈ ĐỊNH 12c: Ngân hàng chỉ định (không phải là Nh xác nhận) đã kiểm tra chứng từ và quyết định chứng từ là phù hợp Tuy nhiên, ngân hàng chỉ định không thương lượng chứng từ và gửi chứng từ tới ngân hàng phát hành để thanh toán Ngân hàng phát hành tìm thấy sự sai biệt „hóa đơn không ký“ và trả lại chứng từ. Khi ngân hàng chỉ định nhận lại chứng từ, L/C đã hết hạn 69 ĐIỀU 12:SỰ CHỈ ĐỊNH 12c:Người hưởng khiếu nại với ngân hàng chỉ định và yêu cầu họ phải thanh toán vì đã bỏ qua sai biệt Ngân hàng chỉ định có trách nhiệm phải thanh toán hay không ? Đáp : Không, ngân hàng chỉ định không có trách nhiệm phải thanh toán vì họ không bị ràng buộc phải thương lượng hay thanh toán theo điều 12c 70 ĐIỀU 13: THỎA THUẬN HOÀN TIỀN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG Thay thế điều 19 UCP500 Nội dung: Dẫn chiếu đến Quy tắc hoàn tiền giữa các NH và các kết của NH phát hành liên quan tới chỉ thụ hoàn tiền a. Nếu muốn việc hoàn tiền của L/C tuân theo các quy tắc của ICC về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng thì thư tín dụng phải quy định điều này 71 ĐIỀU 13: THỎA THUẬN HOÀN TIỀN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG b. Nếu không quy định như trên, các quy tắc sau sẽ được áp dụng: i. NH phát hành gửi cho NH hoàn tiền yêu cầu về việc hoàn tiền, yêu cầu này không phụ thuộc vào ngày hiệu lực của L/C ii. NH đòi tiền không có trách nhiệm xác nhận tình trạng phù hợp của bộ chứng từ với NH hoàn tiền iii. NH phát hành có trách nhiêm về các khoản lãi, phí phát sinh của NH đòi tiền do không được trả tiền ngay khi yêu cầu. iiii. Phí của NH hoàn tiền do NH phát hành chịu, trừ khi có quy định khác trong ủy quyền hoàn tiền. 72 ĐIỀU 13: THỎA THUẬN HOÀN TIỀN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG biv. Phí của NH hoàn tiền do NH phát hành chịu, trừ khi có quy định khác trong L/C và Ủy quyền hoàn tiền. c. Nếu NH hoàn tiền không thanh toán cho NH đòi tiền ngay khi được yêu cầu, NH phát hành có trách nhiệm thanh toán. 73 ĐIỀU 14:TIÊU CHUẨN CHO VIỆC KIỂM TRA CHỨNG TỪ Những quy định khác nhau từ những điều khoản khác nhau của UCP500 được kết hợp lại thành điều khoản này (các phần của điều khoản 13, 43, 37, 21, 22 and 31 UCP 500). 14a: Quyết định sự phù hợp hay không phù hợp với các điều khoản của tín dụng, của UCP600, và của thực hành ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế là chỉ dựa trên cơ sở chứng từ 74 ĐIỀU 14:TIÊU CHUẨN CHO VIỆC KIỂM TRA CHỨNG TỪ 14b: “Reasonable care – sự cẩn thận hợp lý…“ đã được xóa bỏ Thời hạn tối đa để quyết định sự phù hợp của chứng từ xuất trình là 5 ngày làm việc của ngân hàng (mới) 14c: Quy định thời hạn xuất trình chứng từ nếu bộ chứng từ có 1 bản gốc chứng từ vận tải (mới) 75 ĐIỀU 14:TIÊU CHUẨN CHO VIỆC KIỂM TRA CHỨNG TỪ 14c: Bộ chứng từ gửi hàng xuất trình không có vận đơn gốc, chỉ có vận đơn copy. Trường 48 của L/C: để trống Hỏi: Chứng từ phải xuất trình tới ngân hàng chỉ định khi nào? a- Trong vòng 21 ngày sau ngày gửi hàng b- Trong vòng 21 ngày sau ngày gửi hàng nhưng trong thời hạn hiệu lực của L/C c- Trong vòng 21 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày gửi hàng và trong thời hạn hiệu lực của L/C d- Trong thời hạn hiệu lực của L/C 76 ĐIỀU 14:TIÊU CHUẨN CHO VIỆC KIỂM TRA CHỨNG TỪ 14c: Đáp: Trong thời hạn hiệu lực của L/C (vì trong chứng từ xuất trình không có bản gốc của vận đơn) 77 ĐIỀU 14: TIÊU CHUẨN CHO VIỆC KIỂM TRA CHỨNG TỪ 14e: Mô tả hàng hóa trong L/C : COLOR TV Mô tả hàng hóa trong packing list: TV Đây là sai biệt trên packing list ? Đáp: Không, trường hợp này không phải là sai biệt vì trên các chứng từ trừ Hóa đơn có thể chỉ ra mô tả hàng hóa chung, miễn là không mâu thuẫn với L/C 78 ĐIỀU 15: XUẤT TRÌNH PHÙ HỢP • Điều khoản mới, chỉ ra Hành động xảy ra sau khi chứng từ phù hợp được xuất trình • Khi chứng từ xuất trình phù hợp: - Ngân hàng phát hành phải thanh toán - Ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc thương lượng và chuyển chứng từ tới ngân hàng phát hành - Ngân hàng chỉ định sau khi xác định chứng từ phù hợp và thanh toán hoặc thương lượng, phải chuyển chứng từ tới ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng phát hành 83 ĐIỀU 16: CHỨNG TỪ CÓ SAI SÓT, BỎ QUA SAI SÓT VÀ THÔNG BÁO a- NH có quyền từ chối thanh toán hoặc thương lượng nếu chứng từ xuất trình có sai sót. b- Nếu NH phát hành xác định chứng từ có sai sót, họ có thể liên lạc với Người xin mở L/C để được chấp nhận. 84 ĐiỀU 16: CHỨNG TỪ CÓ SAI SÓT, BỎ QUA SAI SÓT VÀ THÔNG BÁO 16a&d: Nếu một ngân hàng phát hành lựa chọn giải pháp tiếp xúc với người yêu cầu để chấp nhận các sai sót, ngân hàng này sẽ có thêm bao nhiêu ngày làm việc để gửi thông báo từ chối, nếu người mua vẫn không chấp nhận sai sót? Đáp : 0 ngày làm việc (Họ vẫn chỉ có 5 ngày làm việc theo điều 14b) 89 ĐIỀU 17: BẢN GỐC VÀ BẢN SAO CỦA CHỨNG TỪ • Là một phần điều 20 UCP 500 • Nội dung: Đưa ra định nghĩ về bản gốc của chứng từ • Ít nhất một bản gốc của mỗi loại chứng từ quy định trong thư tín dụng phải được xuất trình • Xuất trình bản gốc thay cho bản copy được chấp nhận 90 ĐIỀU 17: BẢN GỐC VÀ BẢN SAO CỦA CHỨNG TỪ 17a: Một L/C yêu cầu xuất trình các chứng từ như sau: Hóa đơn thương mại Bảng kê đóng gói Vận đơn đường biển Chứng từ bảo hiểm Bao nhiêu bản gốc và bao nhiêu bản copy cho mối loại chứng từ phải được xuất trình? 91 ĐIỀU 17: BẢN GỐC VÀ BẢN SAO CỦA CHỨNG TỪ 17a. Đáp: Hóa đơn và bảng kê đóng gói phải xuất trình ít nhất một bản gốc mỗi loại. Vận đơn đường biển và chứng từ bảo hiểm phải xuất trình bộ gốc đầy đủ cho mỗi loại 92 ĐIỀU 17: BẢN GỐC VÀ BẢN SAO CỦA CHỨNG TỪ 17b: Nếu chữ ký, ký hiệu, dấu, hoặc nhãn của người phát hành chứng từ thể hiện rõ ràng là gốc, các ngân hàng sẽ coi là chứng từ gốc trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra không phải là chứng từ gốc. 93 ĐIỀU 17: BẢN GỐC VÀ BẢN SAO CỦA CHỨNG TỪ 17c: NH sẽ coi một chứng từ là “gốc” nếu: -Thể hiện là được viết, đánh máy, đục lỗ, hoặc đóng dấu bằng tay của người phát hành; hoặc -Thể hiện trên giấy văn thư chính thức của người phát hành chứng từ; hoặc -Ghi rõ nó là bản gốc, trừ khi ghi chú “bản gốc” này không áp dụng cho chính chứng từ xuất trình. 94 ĐIỀU 17: BẢN GỐC VÀ BẢN SAO CỦA CHỨNG TỪ Một L/C yêu cầu “1 copy oF bill of lading”. Người hưởng xuất trình một bộ đầy đủ vận đơn gốc. Việc xuất trình bộ đầy đủ vận đơn gốc có là sai sót không? Đáp: Không phải là sai sót, trừ khi L/C chỉ ra bản gốc vận đơn được dùng (hoặc gửi) bằng cách khác. 95 ĐIỀU 18:HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI Thay thế điều 37 UCP500 Nội dung: Đưa ra các yêu cầu cần có của Hóa đơn 18a: Hóa đơn phải thể hiện là do người hưởng phát hành cho người xin mở (trừ khi áp dụng điều 38), bằng loại tiền của tư tín dụng (mới) và không nhất thiết phải được ký 96 ĐIỀU 18:HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI • 18b: Có thể chấp nhận hóa đơn có số tiền vượt quá số tiền L/C (kèm theo một số điều kiện cụ thể) • 18c: Mô tả hàng hóa trong hóa đơn phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong L/C 97 ĐIỀU 18:HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI Một L/C chỉ ra: Số tiền L/C: USD 10,000 Mô tả hàng hóa: Toys Hóa đơn chỉ ra USD 12,000, Hối phiếu USD 10,000 Hóa đơn USD 12,000 có chấp nhận được không? 98 ĐIỀU 18:HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI Đáp: Phụ thuộc vào quyết định của ngân hàng chỉ định đã hành động theo sự chỉ định. Nh đó Cho là sai biệt thì đó là sai biệt và cho là không phải sai biệt thì đó không phải sai biệt. Quyết định này của ngân hàng chỉ định ràng buộc tất cả các bên và số tiền trả cho người hưởng chỉ là USD 10,000 99 ĐIỀU 19: CHỨNG TỪ VẬN TẢI DÙNG CHO ÍT NHẤT HAI PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI KHÁC NHAU • Loạt điều khoản về chứng từ vận tải bắt đầu bằng điều khoản này vì theo báo cáo, loại chứng từ vận tải này được áp dụng rất phổ biến trong thực tế • Thay thế điều khoản 26 của UCP500 100 ĐIỀU 19: CHỨNG TỪ VẬN TẢI DÙNG CHO ÍT NHẤT HAI PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI KHÁC NHAU a. Trên chứng từ (không nhất thiết phải là „ on its face“ như UCP500) phải thể hiện tên của Người chuyên chở - carrier (UCP500: carrier or multimodal transport operator) b. Quy định rõ ràng về chuyển tải 101 ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN •Thay thế điều 23 UCP500 • Yêu cầu phải thể hiện tên của Người chuyên chở trên “on its face“ được xóa bỏ. • Định nghĩa rõ ràng về chuyển tải • Không đưa ra khái niệm „sail“ – thuyền buồm nữa. 102 ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 20ai: Vận đơn được ký bởi người đại lý của Thuyền trưởng (as agent for the master) và không chỉ ra tên của Thuyền trưởng. Có thể bắt lỗi chứng từ với lý do trên hay không? Đáp: Không bắt được lỗi với lý do như trên 103 ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 20aii: Vận đơn phải thể hiện hàng đã bốc lên tàu, bằng cách: -Từ in sẵn thể hiện hàng đã bốc -Ghi chú hàng đã bốc chỉ ra ngày cụ thể. Ngày giao hàng sẽ là ngày của vận đơn hoặc ngày trên ghi chú hàng đã bốc. 104 ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 20aii: Vận đơn xuất trình có ghi: „Tàu dự định: Titanic“ Để được chấp nhận theo điều 20 UCP600, trên vận đơn cần có thêm thông tin gì? 105 ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 20aii: Để vận đơn được chấp nhận, ghi chú „hàng đã bốc“ (on board notation) phải thể hiện: -Ngày -Tên của tàu thực sự. 106 ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 20aiii: Để vận đơn với điều khoản „cảng bốc hàng dự định“ được chấp nhận, cần có thêm thông tin gì? 107 ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 20aiii:Để vận đơn được chấp nhận, ghi chú „hàng đã bốc“ phải thể hiện: -Ngày -Tên tàu -Cảng bốc hàng quy định trong L/C 108 ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 20aiii L/C yêu cầu hàng giao từ Hongkong. Vận đơn chỉ ra cảng bốc hàng là Shanghai. Để được chấp nhận, trên vận đơn cần có thêm thông tin gì? 109 ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 20aiii:Để vận đơn được chấp nhận, ghi chú „hàng đã bốc“ phải thể hiện: -Ngày -Tên tàu -Cảng bốc hàng quy định trong L/C 110 ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN • Vận đơn phải được xuất trình toàn bộ bản gốc phát hành, trừ khi có quy định khác trong L/C • Bao gồm các điều khoản về vận chuyển và chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến điều này. Tuy nhiên, NH không có trách nhiệm phải kiểm tra nội dung của các điều khoản này. • Không được chỉ ra là dẫn chiếu đến Hợp đồng thuê tàu. 111 ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 20b Theo điều khoản này, chuyển tải được hiểu là việc dỡ hàng từ tàu này, bốc lên tàu khác trong hành trình chuyên chở từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng quy định trong L/C 20cii Ngay cả khi L/C không cho phép chuyển tải, NH sẽ chấp nhận vận đơn chỉ ra việc chuyển tải đã được thực hiện nếu hàng hóa được vận chuyển trong container, xà lan Lash hoặc xe kéo mooc. 112 ĐIỀU 21: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN KHÔNG CHUYỂN NHƯỢNG • Thay thế điều 24 UCP500 • Nội dung tương tự điều 20 113 ĐIỀU 21: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN KHÔNG CHUYỂN NHƯỢNG L/C yêu cầu: „Vận đơn đường viển không chuyển nhượng ...“ (non-negotiable seaway bill). Người hưởng xuất trình bản copy của Vận đơn đường biển có được chấp nhận hay không? Đáp: không được chấp nhận 114 ĐIỀU 22: VẬN ĐƠN THEO HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU •Thay thế điều 25 UCP500 •Cảng đến có thể là một loạt cảng hoặc một khu vực địa lý được Quy định trong thư tín dụng (mới) •Vận đơn có thể được ký bởi người thuê tàu hoặc đại lý của họ (mới) 115 ĐIỀU 22: VẬN ĐƠN THEO HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU 22ai: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu có phải chỉ ra tên của Người chuyên chở hay không? Không phải chỉ ra tên của Người chuyên chở 116 ĐIỀU 22: VẬN ĐƠN THEO HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU 22ai: Ai được ký vận đơn theo hợp đồng thuê tàu: Thuyền trưởng hoặc đại lý đích danh của Thuyền trưởng Chủ tàu hoặc đại lý đích danh của Chủ tàu Người thuê tàu hoặc đại lý đích danh của Người thuê tàu 117 ĐIỀU 22: VẬN ĐƠN THEO HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU 22ai - Hỏi: Nếu vận đơn theo hợp đồng thuê tàu do đại lý của Thuyền trưởng, Chủ tàu hoặc Người thuê tàu ký, nó có phải chỉ ra tên của Thuyền trưởng, Chủ tàu hoặc Người thuê tàu hay không? 118 ĐIỀU 22: VẬN ĐƠN THEO HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU 22ai – Trả lời: Nếu vận đơn theo hợp đồng thuê tàu được ký bởi đại lý của Chủ tàu hoặc Người thuê tàu, thì phải chỉ ra tên của Chủ tàu hoặc Người thuê tàu. Trường hợp đại lý của Thuyền trưởng ký thì không cần chỉ ra tên của Thuyền trưởng. 119 ĐIỀU 22: VẬN ĐƠN THEO HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU 22aii: Xác định ngày giao hàng: tương tự như đối với Vận đơn đường biển 120 ĐIỀU 22: VẬN ĐƠN THEO HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU 22aiii: L/C quy định hàng được bốc từ Hongkong đến bất cứ cảng nào của Việt nam. Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu xuất trình ghi: „Cảng dỡ hàng: bất cứ cảng nào của Việt Nam“ mà không chỉ ra cụ thể cảng nào. Có bắt lỗi chứng từ được không? Đáp: Không. 121 ĐIỀU 22: VẬN ĐƠN THEO HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU 22b: L/C yêu cầu xuất trình 1 bản của Hợp đồng thuê tàu. Người hưởng xuất trình chứng từ theo L/C yêu cầu. NH sẽ kiểm tra chứng từ này như thế nào? NH không có trách nhiệm kiểm tra. 122 ĐIỀU 23:CHỨNG TỪ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG • Thay thế điều 27 của UCP500 • Định nghĩa rõ ràng về chuyển tải • Xác định ngày giao hàng • Chỉ ra hàng hóa được chấp nhận để chuyên chở • Xuất trình bản gốc cho người gửi hàng. 123 ĐIỀU 23:CHỨNG TỪ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 23aii: Ngày giao hàng được xác định: -Là Ngày phát hành -Hoặc nếu vận đơn hàng có một ghi chú cụ thể về ngày giao hàng, thì ngày này mới được coi là ngày giao hàng. 124 ĐIỀU 23:CHỨNG TỪ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 23c: L/C không cho phép chuyển tải, giao hàng từ Newyork đến Nội bài. Vận đơn hàng không xuất trình chỉ ra: Từ Newyork đến Seoul, trên chuyến bay KR123 Từ Seoul đến Nội bài trên chuyến bay VN456. Hỏi: Có bắt lỗi chứng từ do thực hiện chuyển tải được không? 125 ĐIỀU 23:CHỨNG TỪ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 23c: Không phải là sai sót, do cả hành trình chuyên chở chỉ thể hiện trên một vận đơn (art 23c) 126 ĐIỀU 24: CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT; ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ ĐƯỜNG BỘ • Được ký bởi: Người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở. • Thể hiện việc nhận hàng để chở • Nếu vận đơn đường sắt không chỉ ra tên của Người chuyên chở, bất cứ chữ ký, đóng dấu của công ty đường sắt sẽ được chấp nhận như là bằng chứng về việc chứng từ đã được ký bởi người chuyên chở 127 ĐIỀU 24: CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT; ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ ĐƯỜNG BỘ Ngày giao hàng được xác định: -Là ngày phát hành của chứng từ -Nếu trên chứng từ có ghi chú thể hiện ngày tiếp nhận, ngày nhận hàng hoặc ngày giao hàng, thì ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng 128 ĐIỀU 25: BIÊN LAI CHUYỂN PHÁT, BIÊN LAI BƯU ĐIỆN/GIẤY CHỨNG NHẬN BƯU PHẨM •25a: Biên lai chuyển phát là bằng chứng cho việc nhận hàng để chuyên chở, phải chỉ ra tên của Công ty chuyển phát. • Một biên lai chuyển phát phải được đóng dấu hoặc ký bởi công ty chuyển phát tại nơi giao hàng được quy định trong thư tín dụng và phải chỉ ra ngày nhận hàng của công ty chuyển phát và ngày đó được xem là ngày giao hàng 129 ĐIỀU 25: BIÊN LAI CHUYỂN PHÁT, BIÊN LAI BƯU ĐIỆN/GIẤY CHỨNG NHẬN BƯU PHẨM •25b: L/C quy định: „Biên lai chuyển phát giao hàng cho Công ty A, ghi chú phí chuyển phát đã được trả trước“ (marked freight prepaid) Người hưởng xuất trình Biên lai chuyển phát, không có ghi chú phí chuyển phát đã được trả trước. Thay vào đó, thể hiện: „Phí chuyển phát do Công ty Hongkong Logistics thanh toán“ Hỏi: Chứng từ có bất hợp lệ hay không? 130 ĐIỀU 25: BIÊN LAI CHUYỂN PHÁT, BIÊN LAI BƯU ĐIỆN/GIẤY CHỨNG NHẬN BƯU PHẨM •25b: Trả lời: Không phải là bất hợp lệ vì biên lai chuyển phát đã chỉ ra việc người nhận không phải thanh toán phí 131 ĐIỀU 25: BIÊN LAI CHUYỂN PHÁT, BIÊN LAI BƯU ĐIỆN / GIẤY CHỨNG NHẬN BƯU PHẨM 25c: Một biên lai bưu điện phải chỉ ra ngày phát hành, được ký hoặc đóng dấu tại địa điểm giao hàng quy định trong L/C. 132 ĐIỀU 26: TRÊN BOONG, NGƯỜI GỬI HÀNG XẾP VÀ ĐẾM, NGƯỜI GỬI HÀNG KÊ KHAI – VÀ CHI PHÍ PHỤ THÊM VÀO CƯỚC PHÍ • Sự kết hợp từng phần của điều 31 và 33 UCP500 • Một chứng từ vận tải không được quy định là hàng hóa được xếp trên boong • Chứng từ vận tải có câu: „người gửi hàng xếp và đếm“, „người gửi hàng kế khai“ được chấp nhận • Được phép đề cập tới chi phí phụ thêm vào cước phí 133 ĐIỀU 26: TRÊN BOONG, NGƯỜI GỬI HÀNG XẾP VÀ ĐẾM, NGƯỜI GỬI HÀNG KÊ KHAI – VÀ CHI PHÍ PHỤ THÊM VÀO CƯỚC PHÍ L/C yêu cầu hàng hóa được xếp trong container. Chứng từ vận tải xuất trình thể hiện „các container có thể được xếp trên boong“ (the contanier may be loaded on deck). Chứng từ vận tải này có được chấp nhận hay không? Trả lời: Chấp nhận được 134 ĐIỀU 27: CHỨNG TỪ VẬN TẢI HOÀN HẢO • Một ngân hàng chỉ chấp nhận một chứng từ vận tải hoàn hảo (không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa hoặc về việc đóng gói hàng hóa ) • Từ “clean“ không cần thiết phải xuất hiện trên chứng từ vận tải ngay cả khi thư tín dụng yêu cầu xuất trình “clean transport document“ (mới ) 135 ĐIỀU 28: CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG Một chứng từ bảo hiểm có thể dẫn chiếu đến bất cứ điều khoản loại trừ nào (mới) Một chứng từ bảo hiểm (Bảo hiểm đơn, Giấy chứng nhận bảo hiểm, Tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm trọn gói) phải được phát hành và được ký bởi công ty bảo hiểm, người bảo hiểm, hoặc đại lý hoặc người được ủy quyền của họ (mới) 136 ĐIỀU 28: CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG Một chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ rủi ro được bảo hiểm ít nhất là từ nơi nhận hàng để chở và nơi dỡ hàng hoặc nơi đến cuối cùng như quy định trong thư tín dụng (mới) Giấy bảo hiểm (Cover note) sẽ không được chấp nhận 137 ĐIỀU 28: CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG Bảo hiểm đơn có thể thay thế Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm trọn gói. Số tiền bảo hiểm phải theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa, của giá trị hóa đơn hoặc tương tự nhưng ít nhất phải bằng 110% của giá trị CIP hoặc CIP của hàng hóa 138 ĐIỀU 28: CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG 28e: Chừng từ bảo hiểm xuất trình được ký bởi Công ty bảo hiểm ngày 16/5/2014 Ngày giao hàng thể hiện trên B/L: 14/5/2014 Trên chứng từ Bảo hiểm có thể hiện: „Chứng từ này có giá trị bảo hiểm từ ngày 14/5/2014“ Có chấp nhận được hay không? Trả lời: Được chấp nhận 139 ĐIỀU 28: CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG 28fiii: L/C yêu cầu: Giao hàng từ Shanghai đến Hải phòng, mua theo giá CIF. Chứng từ xuất trình như sau: Vận đơn: Nơi nhận hàng: Beijing; Cảng bốc hàng: Shanghai Cảng dỡ hàng: Hải phòng; Bảo hiểm chỉ thực hiện cho hành trình từ Shanghai đến Hải phòng. Chứng từ bảo hiểm này có được chấp nhận hay không? Trả lời: Được chấp nhận, vì đã bảo hiểm cho hành trình quy định trong L/C 140 ĐIỀU 29: GIA HẠN NGÀY HIỆU LỰC HOẶC NGÀY XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ CHẬM NHẤT • Thay thế điều 44 UCP500 • Ngày hết hiệu lực hoặc ngày xuất trình chậm nhất, tùy từng trường hợp có thể sẽ được gia hạn tới ngày làm việc tiếp theo của Ngân hàng Khi đó ngân hàng chỉ định phải xác nhận với ngân hàng phát hàng rằng việc xuất trình phù hợp với điều 29a • Ngày giao hàng chậm nhất sẽ không được tự động gia hạn nếu ngày hết hạn được gia hạn theo điều 29a. 141 ĐIỀU 30: DUNG SAI SỐ TIỀN, SỐ LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ • Thay thế điều 39 UCP500 • 30a: Không dùng thuật ngữ „circa‘‘ khi nhắc đến dung sai về khối lượng hàng hóa và giá trị. (Do ít sử dụng) • „about“, „approximately“ khi dùng liên quan đến giá trị L/C hoặc số lượng hoặc đơn giá phải được hiểu là cho phép dung sai 10% hơn hoặc kém của trị giá L/C, số lượng hoặc đơn giá. • Điều 30b và 30c: Sắp xếp lại từ ngữ, tuy nhiên ý nghĩa không thay đổi. 142 ĐIỀU 30: DUNG SAI SỐ TIỀN, SỐ LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ 30.b: L/C phát hành trị giá USD10,000.00 Mô tả hàng hóa: 1,000 mét vải. L/C xuất trình với Hóa đơn chỉ ra: “1,040 mét vải, trị giá USD10,000.00. Hỏi: Chứng từ có bất hợp lệ không? Trả lời: Không bất hợp lệ theo điều 30b 143 ĐIỀU 30: DUNG SAI SỐ TIỀN, SỐ LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ 30.b: L/C phát hành trị giá USD10,000.00 Mô tả hàng hóa: 1,000 bút chì. L/C xuất trình với Hóa đơn chỉ ra: “1,040 bút chì, trị giá USD10,000.00. Hỏi: Chứng từ có bất hợp lệ không? Trả lời: Chứng từ có bất hợp lệ 144 ĐIỀU 30: DUNG SAI SỐ TIỀN, SỐ LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ 30.c: L/C phát hành trị giá USD10,000.00 Mô tả hàng hóa: 1,000 đầu VCD. Không cho phép giao hàng từng phần Hóa đơn xuất trình với trị giá USD9,500.00, Khối lượng: 1,000 đầu VCD Hỏi: Chứng từ có thể bị từ chối vì đòi tiền thiếu hay không? Trả lời: Không bất hợp lệ do khối lượng hàng đã được giao đủ. 145 ĐIỀU 31: GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TỪNG PHẦN • Nếu chứng từ xuất trình thể hiện hàng hóa được giao trên cùng một phương tiện vận chuyển, có chung một hành trình, cùng một điểm đến sẽ không được coi là giao hàng từng phần, ngay cả khi chứng từ vận tải ghi các ngày giao hàng khác nhau, cảng xếp hàng khác nhau. • Nếu chứng từ xuất trình gồm nhiều bộ chứng từ vận tải, thì ngày giao hàng sau cùng ghi trên bất cứ chứng từ vận tải nào sẽ được coi là ngày giao hàng 146 ĐIỀU 31: GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TỪNG PHẦN • Việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên nhiều phương tiện vận chuyển của cùng một phương thức vận tải sẽ được coi là giao hàng từng phần • Việc xuất trình nhiều biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện sẽ không được coi là giao hàng từng phần nếu các chứng từ nói trên được đóng dấu hoặc ký bởi cùng một hãng chuyển phát tại cùng một nơi, cùng ngày và cùng nơi đến 147 ĐIỀU 31: GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TỪNG PHẦN L/C yêu cầu: -Giao hàng từ bất cứ cảng nào của Châu Á, đến cảng Hải phòng - Giao hàng từng phần được phép -Hàng hóa: 10,000 đầu VCD Người hưởng xuất trình chứng từ như sau: -Hóa đơn cho 10,000 đầu VCD -Bộ vận đơn thứ nhất cho 2000 đầu VCD, cảng bốc hàng Manila, cảng dỡ hàng Hải phòng, trên tàu X, onboard 1/5 -Bộ vận đơn thứ hai cho 3000 đầu VCD, cảng bốc hàng Hongkong, cảng dỡ hàng Hải phòng, trên tàu X, on board 4/5 -Bộ vận đơn thứ ba cho 5000 đầu VCD, cảng bốc hàng Singapore, cảng dỡ hàng Hải phòng, tàu X, onboard 7/5 148 ĐIỀU 31: GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TỪNG PHẦN Hỏi: 1- Có bắt lỗi chứng từ là “giao hàng từng phần” được hay không? 2- Ngày nào được coi là ngày giao hàng? Trả lời: 1- Không bắt lỗi chứng từ được do tất cả hàng hóa theo L/C đều được giao trên táu X, cho cùng một hành trình, có cùng điểm đến. 2- Ngày giao hàng là 7/5 149 ĐIỀU 32:GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN THEO ĐỊNH KỲ • Thay thể điều khoản 41 UCP 500. • Nếu L/C cho phép giao hàng và trả tiền theo định kỳ, và một kỳ hạn giao hàng hoặc trả tiền không được thực hiện, thì L/C sẽ không còn giá trị cho các lần giao hàng hoặc trả tiền tiếp theo 150 ĐIỀU 32:GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN THEO ĐỊNH KỲ •L/C số 1 quy định lịch giao hàng như sau: -1000 VCD giao trong tháng 5/2006 -2000VCD giao trong tháng 6/2006 -3000 VCD giao trong tháng 7/2006 •L/C số 2 quy định lịch giao hàng như sau: -1000 VCD giao muộn nhất 30/5/2006 -2000 VCD giao trong tháng 6/2006 -3000 VCD giao muộn nhất 31/7/2006 •L/C số 3 quy định lịch giao hàng như sau: -1000 VCD, muộn nhất 30/5/2006 -2000 VCD, muộn nhất 30/6/2006 -3000 VCD, muộn nhất 31/7/2006 Hỏi: L/C nào sẽ bị điều chỉnh bởi điều 32? 151 ĐIỀU 32:GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN THEO ĐỊNH KỲ Trả lời: Cả 3 LC đều bị điều chỉnh bởi điều 32. 152 ĐIỀU 33:GIỜ XUẤT TRÌNH NH không có nghĩa vụ tiếp nhận chứng từ xuất trình ngoài giờ làm của mình. Case: Bộ phận tiếp nhận chứng từ của NH bạn đóng cửa lúc 17h. Người hưởng xuất trình chứng từ lúc 17h15. Hỏi: NH bạn có tiếp nhận bộ chứng từ này không? Đáp: NH có thể tiếp nhận bộ chứng từ, và ghi ngày nhận là ngày làm việc tiếp theo, 153 ĐIỀU 34: MIỄN TRÁCH VỀ HIỆU LỰC CỦA CHỨNG TỪ • NH không có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hình thức, tính chính xác, chân thực, hoặc hiệu lực pháp lý, các điều kiện chung, điều kiện riêng hoặc các điều được ghi thêm vào của bất cứ chứng từ nào. • NH cũng không có trách nhiệm đối với mô tả hàng hóa, số lượng, chất lượng, trọng lượng, bao gói, giá trị hoặc sự hiện hữu của hàng hóa, dịch vụ. 154 ĐIỀU 34: MIỄN TRÁCH VỀ HIỆU LỰC CỦA CHỨNG TỪ • NH không có trách nhiệm hoặc nghĩa vụ về thiện chí, các hành vi hoặc thiếu sót, khả năng thanh toán, thực hiện nghĩa vụ hoặc địa vị của người gửi hàng, người chuyên chở, người giao nhận, người nhận hàng, người bảo hiểm hàng hóa hoặc bất cứ người nào khác 155 ĐIỀU 35: MIỄN TRÁCH TRONG TRUYỀN TIN VÀ DỊCH THUẬT Thay thế điều khoản 16- UCP500. Chỉnh sửa tên của điều khoản cho phù hợp • •Nội dung: Chỉ ra sự miễn trách của NH trong trường hợp thất lạc chứng từ và dịch thuật và sự bảo vệ đối với người hưởng trong trường hợp chứng từ bị mất sau khi đã Nh được chỉ định gửi đi 156 ĐIỀU 35: MIỄN TRÁCH TRONG TRUYỀN TIN VÀ DỊCH THUẬT Ngân hàng không có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ, mất mát thông tin, bị cắt xén hoặc các sai sót khác phát sinh trong quá trình truyền tin hoặc giao nhận chứng từ giấy khi các giao dịch trên được thực hiện phù hợp với quy định của L/C, hoặc ngay cả khi NH đã tự lựa chọn dịch vụ chuyển giao khi L/C không có các quy định cụ thể 157 ĐIỀU 35: MIỄN TRÁCH TRONG TRUYỀN TIN VÀ DỊCH THUẬT Nếu NH được chỉ định trong L/C quyết định rằng chứng từ xuất trình là phù hợp và gửi chứng từ đến NH phát hành hoặc NH xác nhận, NH phát hành hoặc NH xác nhận phải thanh toán hoặc hoàn lại tiền cho NH chỉ định nếu NH này đã thanh toán nếu chứng từ bị thất lạc trong quá trình chuyển giao. • • NH không có trách nhiệm hoặc nghĩa vụ đối với các sai sót trong việc dịch hoặc giải thích các thuật ngữ chuyên môn và có thể chuyển nguyên các thuật ngữ đó mà không phải dịch. 158 ĐIỀU 35: MIỄN TRÁCH TRONG TRUYỀN TIN VÀ DỊCH THUẬT NH được chỉ định kiểm tra chứng từ và xác định chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C NH này gửi chứng từ đến NH phát hành theo chỉ dẫn của L/C Chứng từ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển Hỏi: NH phát hành có trách nhiệm thanh toán cho NH gửi chứng từ hay không? Đáp: NH phát hành phải thanh toán vì chứng từ là phù hợp với L/C 159 ĐIỀU 36: BẤT KHẢ KHÁNG • Thay thế điều 17 – UCP500, được diễn đạt lại cho phù hợp • NH không có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm đối với các hậu quả phát sinh do sự gián đoạn hoạt động kinh doanh của họ do: Thiên tai, bạo động, dân biến, nổi dậy, chiến tranh, khủng bố hoặc do bất cứ các nguyên nhân nào khác vượt ra ngoài sự kiểm soát của họ. • Khi NH hoạt động trở lại sau khi đóng cửa bởi các nguyên nhân nói trên, NH không có trách nhiệm thanh toán hoặc chiết khấu các L/C hết hạn trong thời gian đóng cửa. 160 ĐIỀU 37: MIỄN TRÁCH CỦA BÊN RA CHỈ THỊ • Thay thế điều 18- UCP500 • NH phát hành và NH thông báo không có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm nếu các chỉ thị mà họ gửi tới NH khác không được thực hiện, ngay cả khi họ tự lựa chọn NH đó 161 ĐIỀU 37: MIỄN TRÁCH CỦA BÊN RA CHỈ THỊ • Một NH chỉ thị cho NH khác thực hiện dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đối với các loại phí xảy ra đối với NH nhận chỉ thị liên quan đến các đến thực hiện các chỉ thị đó. • Một L/C hoặc một sửa đổi không nên quy định rằng việc thông báo cho người hưởng sẽ được thực hiện với điều kiện là NH thông báo hoặc NH thông báo thứ hai nhận được phí thông báo của họ (mới) 162 ĐIỀU 37: MIỄN TRÁCH CỦA BÊN RA CHỈ THỊ 37b: Trong đơn đề nghị mở L/C, người xin mở không chỉ ra NH thông báo. NH phát hành lựa chọn NH A để thông báo L/C. Tuy nhiên, NH này làm thất lạc L/C, và thông báo L/C cho người hưởng muộn 1 tháng. Do không nhận được L/C, người hưởng không giao hàng. Người xin mở L/C đã ký hợp đồng bán hàng (trước) cho người mua cuối cùng. Do không nhận được hàng, người xin mở L/C đã vi phạm hợp đồng đã ký nói trên, và bị khởi kiện. Hỏi: Người xin mở L/C có thể kiện NH phát hành đền bù thiệt hại không? 163 ĐIỀU 37: MIỄN TRÁCH CỦA BÊN RA CHỈ THỊ 37b: Trả lời: Người xin mở L/C không thể làm như vậy. NH phát hành được miễn trách khi bên nhận chỉ thị của họ không thực hiện được các chỉ thị đó, ngay cả khi NH phát hành đã tự ý lựa chọn bên nhận chỉ thị này. 164 ĐIỀU 37: MIỄN TRÁCH CỦA BÊN RA CHỈ THỊ 37c: L/C chỉ ra: „các loại phí phát sinh ngoài nước của NH phát hành do người hưởng chịu“ NH thông báo thông báo L/C cho người hưởng và yêu cầu người hưởng thanh toán phí thông báo. Tuy nhiên, người hưởng không thanh toán phí cho NH thông báo. Hỏi: Ai có trách nhiệm về các khoản phí của NH thông báo? Trả lời: NH phát hành có trách nhiệm, và cuối cùng đó là trách nhiệm của Người xin mở L/C 165 ĐIỀU 37: MIỄN TRÁCH CỦA BÊN RA CHỈ THỊ 37c: L/c chỉ ra: Phí chuyển nhượng do người hưởng thứ hai thanh toán. NH chuyển nhượng thực hiện chuyển nhượng L/C và gửi L/C cho Nười hưởng thứ hai qua bưu điện, yêu cầu họ thanh toán phí chuyển nhượng. Người hưởng thứ hai không thanh toán phí, đông thời cũng không xuất trình chứng từ nên NH chuyển nhượng không thể thu được phí chuyển nhượng. Ai sẽ phải thanh toán phí chuyển nhượng? Trả lời: Người hưởng thứ nhất 166 ĐIỀU 37: MIỄN TRÁCH CỦA BÊN RA CHỈ THỊ 37c: L/C quy định: „Đề nghị chỉ thông báo L/C cho người hưởng khi nhận được phí thông báo của quý NH“. UCP600 có khuyến khích quy định điều khoản này không? Trả lời: Không 167 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C • Thay thế điều 48 UCP500 • Thư tín dụng chuyển nhượng là thư tín dụng có quy định rõ ràng là „Có thể chuyển nhượng“ – „transferable“ • Ngân hàng chuyển nhượng: Ngân hàng chỉ định (được chỉ ra ở trường 41 của L/C); hoặc là NH được quy định trong L/C (trường hợp tự do thương lượng); hoặc là NH phát hành. 168 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C •Một L/C có thể chuyển nhượng từng phần cho nhiều người thụ hưởng thứ hai, nếu L/C cho phép giao hàng từng phần hoặc trả tiền từng phần •Quy định về điều kiện thông báo sửa đổi • Từ chối sửa đổi của một trong những người hưởng thứ hai không ảnh hưởng đến chấp nhận sửa đổi của những người hưởng thứ hai khác 169 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C •Những điều khoản nào của L/C gốc có thể thay đổi khi chuyển nhượng: - Số tiền L/C - Đơn gía - Ngày hết hạn hiệu lực - Thời hạn xuất trình chứng từ - Ngày giao hàng chậm nhất hoặc thời hạn giao hàng • Người hưởng thứ hai hoặc người đại diện của họ phải xuất trình chứng từ tới ngân hàng chuyển nhượng (mới) 170 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C 38a: Hỏi: L/C phát hành quy định NH chuyển nhượng là NH bạn. NH bạn có bị ràng buộc phải thực hiện việc chuyển nhượng L/C này không? Đáp: Không bị ràng buộc 171 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C 38c: Ai là người có trách nhiệm thanh toán các loại phí của NH chuyển nhượng? Đáp: Người hưởng thứ nhất, trừ khi có thỏa thuận khác khi thực hiện chuyển nhượng 172 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C 38d: Người hưởng thứ hai của một L/C chuyển nhượng không có khả năng thực hiện giao hàng nữa. Người này có thể chuyển nhượng phần của họ lại cho người hưởng thứ nhất hay không? Người hưởng thứ nhất có thể chuyển nhượng tiếp cho người hưởng thứ hai khác không? Trả lời: Có thể thực hiện được 173 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C 38d: Người hưởng thứ hai của một L/C chuyển nhượng không có khả năng thực hiện giao hàng nữa. Người này có thể chuyển nhượng phần cho người hưởng thứ ba hay không? Trả lời: Không thể thực hiện được, trừ khi L/C cho phép 174 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C 38e: LC đã được chuyển nhượng cho người hưởng thứ hai. NH thông báo (cũng là NH chuyển nhận được sửa đổi L/C từ NH phát hành. Hỏi: NH thông báo phải thông báo sửa đổi này cho người hưởng thứ nhất hay người hưởng thứ hai? Đáp: Phụ thuộc vào chỉ thị của người hưởng thứ nhất khi chuyển nhượng L/C. 175 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C 38g: Người hưởng thứ nhất không muốn người hưởng thứ hai biết ai là người mua cuối cùng. Họ phải làm gì? Đáp: Yêu cầu NH thay thế tên của App. bằng tên của họ khi thực hiện chuyển nhượng L/C 176 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C 38h: Những chứng từ nào người hưởng thứ nhất có quyền thay thế bằng chứng từ do họ lập? Đáp: -Hóa đơn -Hối phiếu 177 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C 38i: L/C đã được chuyển nhượng cho người hưởng thứ hai, và người hưởng này đã xuất trình chứng từ đến NH chuyển nhượng. NH chuyển nhượng yêu cầu người hưởng thứ nhất thay thế chứng từ. Khi nào người hưởng thứ nhất phải thực hiện việc thay thế chứng từ? Đáp: Ngay khi được yêu cầu (on first demand) 178 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C 38i: Nếu người hưởng thứ nhất không thay thế chứng từ ngay khi được yêu cầu, NH chuyển nhượng sẽ làm thế nào? NH chuyển nhượng có thể chuyển chứng từ do người hưởng thứ hai xuất trình đến NH phát hành mà không có trách nhiệm gì với người hưởng thứ nhất. 179 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C 38i: Giả sử người hưởng thứ nhất đã thực hiện thay thế Hóa đơn và Hối phiếu ngay khi được yêu cầu. Tuy nhiên, NH thấy trên Hóa đơn do họ thay thế có bất hợp lệ mà ở Hóa đơn của người hưởng thứ hai lập lại không có. NH chuyển nhượng sẽ làm như thế nào? Đáp: NH yêu cầu người hưởng thứ nhất sửa chữa sai sót và xuất trình chứng từ đã được sửa chữa ngay khi được yêu cầu. Nếu người hưởng thứ nhất không làm được việc đó, NH có thể gửi chứng từ của người hưởng thứ hai mà không có trách nhiệm gì với Người hưởng thứ nhất. 180 ĐIỀU 38: CHUYỂN NHƯỢNG L/C 38j: L/C gốc quy định hết hạn hiệu lực tại Hongkong và có giá trị tại bất cứ NH nào ở Hongkong. Người hưởng thứ nhất yêu cầu chuyển nhượng L/C cho người hưởng thứ hai ở Việt Nam với điều khoản L/C được chuyển nhượng hết hạn hiệu lực ở VN tại bất cứ NH nào. Điều khoản của L/C được chuyển nhượng như trên có mâu thuẫn với L/C gốc hay không? Đáp: Không, việc này được phép theo điều 38j 181 ĐIỀU 39: CHUYỂN NHƯỢNG SỐ TIỀN L/C Thay thế điều khoản 49 – UCP500, không thay đổi Người hưởng có quyền chuyển nhượng số tiền được hưởng hoặc sẽ được hưởng căn cứ theo luật hiện hành, ngay cả khi L/C không phải là chuyển nhượng. Điều khoản này chỉ cho phép chuyển nhượng số tiền, không áp dụng để chuyển nhượng nghĩa vụ thực hiện L/C. 182 [...]... cách diễn đạt mới: UCP 600 sử dụng „ calendar days „ thay cho „days“ so với điều 46c UCP5 00 19 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH • Thuật ngữ thời gian chỉ thời hạn gửi hàng: quy định „ nửa đầu“, „nửa cuối“ tháng: sử dụng cách diễn đạt mới nhưng không thay đổi về nghĩa so với điều 47c UCP5 00 • Quy định „ đầu“, „ giữa“, „cuối“ tháng sử dụng cách diễn đạt mới nhưng không thay đổi về nghĩa so với điều 47d UCP5 00 20 ĐIỀU 3:GIẢI... „competent“, „local“ khi được dùng để chỉ người phát hành của chứng từ: NH sẽ chấp nhận bất cứ ai (không phải là người hưởng) là người xuất trình của chứng từ Điều khoản này là cách diễn đạt lại của điều 20a UCP5 00 18 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH • Trừ khi là nội dung của chứng từ nào đó, các từ như ‚“ nhanh“, „ngay lập tức“ hoặc „càng sớm càng tốt“ sử dụng cách diễn đạt mới so với Điều 46 b) UCP 500 nhưng không thay đổi... người hưởng xuất trình chứng từ 14 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH • Điều khoản mới – tuy nhiên có những nội dung đã được đề cập trong UCP5 00 • Tùy chỗ có thể áp dụng, các từ ở dạng số ít bao gồm cả số nhiều và ở dạng số nhiều bao gồm cả số ít ( điều khoản mới) • Các từ „from“ và „after“ nếu được dùng để quy định ngày đáo hạn sẽ không bao gồm ngày đó (mới) 15 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH • Một thư tín dụng là không thể hủy ngang... trong thư tín dụng không quy định như vậy • Yêu cầu về chữ ký không thay đổi – Xác định tại điều khoản 20 b) UCP5 00 16 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH • Yêu cầu đối với chứng từ được hợp thức hóa, được thị thực, hoặc được chứng thực hoặc các yêu cầu tương tự là không thay đổi – tương tự như điều 20 d của UCP 500 • Các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập (separate banks)... nên bất cứ ai không phải là người hưởng đều có thể phát hành C/O Do vậy đây không phải là sai sót 24 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH L/C quy định: “chứng từ phải xuất trình để thương lượng “ngay” sau khi gửi hàng” Chúng ta xử lý trường hợp này như thế nào để đảm bảo yêu cầu xuất trình “ngay”? Đáp: NH không phải quan tâm đến yêu cầu xuất trình “ngay” này 25 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH L/C yêu cầu: “Giấy chứng nhận của người... UCP5 00 • Quy định „ đầu“, „ giữa“, „cuối“ tháng sử dụng cách diễn đạt mới nhưng không thay đổi về nghĩa so với điều 47d UCP5 00 20 ĐIỀU 3:GIẢI THÍCH •Các từ : to, until, till, from, và between khi được dùng để chỉ kỳ hạn giao hàng sẽ bao gồm cả ngày được nhắc đến 21 ĐIỀU 3: GiẢI THÍCH Một L/C không chỉ ra là không huỷ ngang hay huỷ ngang, chúng ta làm thế nào? L/C được hiểu là không hủy ngang 22 ĐIỀU 3: GiẢI... hành sẽ không khuyến khích người yêu cầu đưa các văn bản của hợp đồng cơ sở, hóa đơn chiếu lệ và các chứng từ tương tự như là phần không thể tách rời của thư tín dụng 35 ĐIỀU 4: TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG Hỏi: Để an toàn trong giao dịch, người yêu cầu mở L/C yêu cầu coi Hợp đồng mua bán như là một phần nội dung của L/C Ngân hàng phát hành nên làm gì? Đáp: Ngân hàng phát hành thuyết phục người yêu cầu không nên ... quan UCP6 00 • UCP 600 có 39 điều khoản (giảm 10 so với UCP5 00) • Những điều khoản kết hợp, diễn đạt lại: Điều 2,6,9,10,20,21,22,30,31,33,35,36,46,47 • Những điều khoản UCP5 00 loại bỏ hoàn toàn UCP6 00:... gốc ĐIỀU 1: ÁP DỤNG UCP • UCP 600 áp dụng nội dung tín dụng cách rõ ràng có dẫn chiếu đến quy tắc • UCP 600 ràng buộc tất bên, trừ tín dụng loại trừ sửa đổi cách rõ ràng • UCP 600 áp dụng cho „bất... ÁP DỤNG UCP •Khi thư tín dụng dẫn chiếu tới UCP 600? •Thư tín dụng gửi SWIFT MT 700 có dẫn chiếu tới UCP 600 hay không không cách rõ ràng có dẫn chiếu tới quy tắc này? ĐIỀU 1: ÁP DỤNG UCP •Một

Ngày đăng: 16/10/2015, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w