1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước cho khách sạn dendro nha trang

168 851 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 6,4 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CƠ KHÍ --- o0o --- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM NƯỚC CHO KHÁCH SẠN DENDRO NHA TRANG Giảng viên hướng dẫn : Th.s Trần Thị Bảo Tiên Sinh viên thực hiện : Võ Cao Nguyên Mã số sinh viên : 53131101 Khánh Hòa : 2015 i LỜI CẢM ƠN Sau bốn năm học tại trường Đại học Nha Trang, đến nay tôi đang ở trong giai đoạn cuối của chương trình đào tạo tại trường và hoàn thành đồ án tốt nghiệp đại học. Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý giá từ Ban chủ nhiệm Khoa Cơ Khí đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi, cùng sự chỉ bảo, sẵn sang giúp đỡ của các Thầy Cô trong bộ môn Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban chủ nhiệm Khoa Cơ Khí cùng toàn thể các Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy tôi trong suốt bốn năm qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lời biết ơn sâu sắc tới Cô Trần Thị Bảo Tiên dã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Cha, Mẹ, các Anh Chị, và tất cả những người bạn đã giúp tôi suốt chặng đường học tập cũng như suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp, đã cho tôi động lực để hoàn thành khóa học và đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Nha Trang, tháng 6 năm 2015 Sinh viên thực hiện Võ Cao Nguyên ii LỜI NÓI ĐẦU Điều hòa không khí là một trong những lĩnh vực quan trọng trong đời sống cũng như trong các ngành công nghiệp khác. Kinh tế và xã hội càng phát triển thì nhu cầu về điều kiện sinh hoạt và làm việc của con người ngày càng cao. Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta phát triển với tỉ lệ tăng trưởng đáng kể, bước đầu thực hiện có hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu về thiết bị lạnh cũng tăng theo nhanh chóng. Việt nam là một thị trường đầy tiềm năng của rất nhiều hãng sản xuất, kinh doanh máy và thiết bị dùng cho hệ thống điều hòa không khí. Điều hòa không khí có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và sản xuất. Hệ thống điều hoà không khí tạo ra môi trường tiện nghi, đảm bảo chất lượng cuộc sống cao hơn, đặc biệt với nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm và độ ẩm tương đối cao. Đối với các ngành kinh tế sản xuất, ngày nay người ta không thể tách rời kỹ thuật điều hoà không khí với các ngành khác như cơ khí chính xác, kỹ thuật điện tử và vi điện tử, kỹ thuật phim ảnh, máy tính điện tử, kỹ thuật quang học... Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, để đảm bảo máy móc, thiết bị làm việc bình thường cần có những yêu cầu nghiêm ngặt về các điều kiện và thông số của không khí như thành phần độ ẩm, nhiệt độ, độ chứa bụi và các loại hoá chất độc hại khác. Đối với sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt - lạnh, ngoài việc nắm vững các kiến thức cơ bản, các phương pháp tính toán thiết kế thì việc tìm hiểu các công việc liên quan đến lắp đặt, vận hành, sửa chữa… là rất cần thiết. Dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Thị Bảo Tiên – Trường đại học Nha Trang, em thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Tính toán,thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước cho khách sạn DENDRO GOLD tại 86 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH................................................................................................... viii Chương 1 .................................................................................................................. 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ........................................................... 1 1.1. Mục đích và ý nghĩa của điều hòa không khí ............................................... 1 1.2. Lịch sử phát triển của điều hòa không khí .................................................... 2 1.3. Vai trò của điều hòa không khí đối với con người và sản xuất..................... 2 1.3.1. Vai trò của điều hòa không khí đối với con người ..................... 2 1.3.2. Vai trò của điều hòa không khí trong công nghệ sản xuất ......... 3 1.4. Các hệ thống điều hòa không khí .................................................................. 4 1.4.1. Điều hòa không khí một khối ..................................................... 4 1.4.2. Máy điều hòa tách ....................................................................... 5 1.4.3. Hệ thống điều hòa dạng (tổ hợp) gọn ......................................... 6 1.4.4. Máy điều hòa nguyên cụm .......................................................... 6 1.4.5. Máy điều hòa VRV ..................................................................... 7 1.4.6. Hệ thống điều hòa trung tâm nước ............................................. 9 Chương 2 .................................................................................................................. 13 KHẢO SÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH .................................................................. 13 Chương 3 ............................................................................................................... 19 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CHO CÔNG TRÌNH .................................... 19 3.1. Chọn cấp điều hòa ......................................................................................... 19 3.2. Các thông số thiết kế bên trong và bên ngoài nhà ........................................ 19 3.2.1. Chọn thông số tính toán không khí trong nhà............................. 19 3.2.2. Chọn thông số tính toán không khí ngoài nhà ............................ 20 3.2.3. Tốc độ không khí ........................................................................ 21 3.3. Tính toán cân bằng nhiệt ẩm ......................................................................... 21 iv 3.3.1. Lượng nhiệt bức xạ qua kính Q1 ................................................. 23 3.3.2. Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bứa xạ và do ∆t Q21 ................. 26 3.3.3. Nhiệt hiện truyền qua vách Q22................................................... 27 3.3.4. Nhiệt hiện truyền qua sàn Q23 ..................................................... 30 3.3.5. Nhiệt hiện tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31 ..................................... 31 3.3.6. Nhiệt hiện tảo ra do máy móc Q32 .............................................. 31 3.3.7. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4 .................................. 32 3.3.8. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi đem vào QN .......................... 33 3.3.9. Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5..................................................... 34 3.3.10. Các nguồn nhiệt khác Q6 .......................................................... 35 3.3.11. Phụ tải lạnh ............................................................................... 35 3.4. Thành lập và tính toán sơ đồ hệ thống điều hòa không khí .......................... 38 3.4.1. Các quá trình cơ bản trên ẩm đồ ................................................. 38 3.4.1.1. Qúa trình sưởi nóng không khí đẳng dung ẩm .................. 38 3.4.1.2. Qúa trình làm lạnh và khử ẩm ........................................... 38 3.4.1.3. Qúa trình hòa trộn không khí ............................................ 39 3.4.1.4. Qúa trình gia ẩm bằng nước và hơi nước .......................... 39 3.4.2. Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF: εh ........................................ 40 3.4.3. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF: εhf .............................................. 40 3.4.4. Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF: εht ................................................. 41 3.4.5. Hệ số đi vòng: εBF ....................................................................... 42 3.4.6. Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF: εhef ....................................... 42 3.4.7. Các bước xác định các điểm trên ẩm đồ ..................................... 42 Chương 4 ............................................................................................................... 45 TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ................................................. 45 4.1. Chọn máy làm lạnh nước water chiller ......................................................... 45 4.1.1. Khái niệm chung ......................................................................... 45 4.1.2. Công suất lạnh ............................................................................ 45 4.1.3. Chọn máy .................................................................................... 45 4.2. Tính chọn FCU .............................................................................................. 47 v Chương 5 ............................................................................................................... 52 THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ, ỐNG NƯỚC VÀ TĂNG ÁP CẦU THANG A. HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ ....................................................................... 52 5.1. Cách bố trí đường ống gió tươi và đường gió thải ........................................ 53 5.1.1. Bố trí đường ống gió tươi ........................................................... 53 5.1.2. Đường ống gió thải ..................................................................... 53 5.2. Lựa chon miệng thổi và miệng hút ............................................................... 53 5.2.1. Yêu cầu của miệng thổi và miệng hút ........................................ 53 5.2.2. Lựa chọn miệng thổi và miệng hút cho công trình ..................... 54 5.2.3. Lựa chọn tốc độ không khí đi trong ống ..................................... 56 5.3. Tính chọn các thiết bị phụ cho ống gió ......................................................... 56 5.3.1. Chớp gió ...................................................................................... 56 5.3.2. Phin lọc gió ................................................................................. 56 5.3.3. Van gió ........................................................................................ 57 5.3.4. Van chặn lửa ............................................................................... 57 5.3.5. Hộp tiêu âm ................................................................................. 57 5.3.6. Tính toán trở lực của ống gió ...................................................... 58 5.3.7. Tính chọn quạt cho hệ thống đường ống gió .............................. 64 B. HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC ................................................................... 68 5.4. Cách bố trí đường ống nước.......................................................................... 68 5.4.1. Vật liệu làm ống nước................................................................. 68 5.4.2. Tốc độ nước ................................................................................ 68 5.4.3. Tính trở lực của đường ống ........................................................ 69 5.4.4. Tính trở lực và chọn kích thước đường ống nước ...................... 69 5.5. Các thiết bị phụ của hệ thống đường ống nước ............................................ 73 5.5.1. Van cổng ..................................................................................... 73 5.5.2. Van cầu ....................................................................................... 74 5.5.3. Van bướm ................................................................................... 74 5.5.4. Van cân bằng .............................................................................. 74 5.5.5. Van an toàn ................................................................................. 75 vi 5.5.6. Bình giãn nở ................................................................................ 76 5.6. Tính chọn bơm nước cho hệ thống ............................................................... 76 5.7. Tính chọn tháp giải nhiệt............................................................................... 78 C. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG TĂNG ÁP CẦU THANG ........................................ 79 5.8. Tính toán thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang .............................................. 79 5.8.1. Mục tiêu chính của hệ thống tăng áp cầu thang.......................... 79 5.8.2. Nguyên lý của hệ thống tăng áp cầu thang ................................. 79 5.8.3. Cơ sở lý thuyết để tính toán hệ thống tăng áp cầu thang ............ 80 5.8.4. Tính toán hệ thống tăng áp cầu thang ......................................... 81 5.8.5. Tính cột áp quạt .......................................................................... 86 5.8.6. Chọn quạt tăng áp cầu thang ....................................................... 88 Chương 6 ............................................................................................................... 89 TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA CHO HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM NƯỚC ............................................................................................................... 89 6.1. Giơí thiệu....................................................................................................... 89 6.2. Tự động hóa cụm chiller ............................................................................... 89 6.3. Điều khiển van By-pass ................................................................................ 91 6.4. Tự động hóa cụm tháp giải nhiệt................................................................... 92 6.5. Tự động hóa các FCU ................................................................................... 93 Chương 7 ............................................................................................................... 96 LẮP RÁP, VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ.............................. 96 7.1. Lắp ráp hệ thống............................................................................................ 96 7.1.1. Công tác lấy dấu ......................................................................... 96 7.1.2. Công tác gia công, lắp đặt đường ống nước lạnh ....................... 96 7.1.3. Lắp đặt đường ống thải nước ngưng ........................................... 96 7.1.4. Công tác gia công, lắp đặt đường ống gió lạnh(gió cấp, gió hồi, gió thải) ............................................................................................................... 97 7.1.5. Công tác lắp đặt các dàn lạnh FCU ............................................ 97 7.1.6. Công tác lắp đặt tổ máy lạnh chính ............................................ 97 7.1.7. Lắp đặt bơm nước, các loại quạt gió ........................................... 98 vii 7.2. Vận hành hệ thống ........................................................................................ 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 100 Kết luận ......................................................................................................... 100 Nhận xét và kiến nghị .................................................................................... 100 Tài Liệu Tham Khảo ................................................................................................. 102 Phụ lục 1: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NHIỆT HIỆN, NHIỆT ẨN VÀ CÁC HỆ SỐ NHIỆT HIỆN ............................................................................................................... 103 Phụ lục 2: KÍCH THƯỚC VÀ TỔN THẤT ÁP SUẤT ĐƯỜNG ỐNG GIÓ ............. 136 Phụ lục 3: KÍCH THƯỚC ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC ................................................... 151 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thông số chi tiết các phòng cần trang bị hệ thống điều hòa không khí... 15 Bảng 2.2. Kết cấu tường bao của công trình ............................................................ 17 Bảng 2.3. Kết cấu của trần nền ................................................................................. 18 Bảng 2.4. Kết cấu của mái ........................................................................................ 18 Bảng 3.1. Thông số tính toán không khí trong nhà .................................................. 20 Bảng 3.2. Thông số tính toán trong nhà ................................................................... 20 Bảng 3.3. Thông số tính toán ngoài trời ................................................................... 21 Bảng 3.4.Bảng liệt kê giá trị các hệ số liên quan ..................................................... 24 Bảng 3.5. Các thông số của kính và màn che ........................................................... 25 Bảng 3.6. Thống kê phụ tải lạnh tất cả các phòng điều hòa ..................................... 36 Bảng 3.7. Thông số các điểm nút tra được trên đồ thị ............................................. 44 Bảng 4.1. Đặc tính kỹ thuật của FCU ....................................................................... 48 Bảng 4.2. Số lượng các FCU từng phòng ................................................................. 49 Bảng 5.1. Số lượng và kích thước miệng thổi .......................................................... 54 Bảng 5.2. Số lượng và kích thước miệng hút ........................................................... 55 Bảng 5.3. Lưu lượng gió tươi của các phòng tầng 2 ................................................ 58 Bảng 5.4. Kết quả tra bảng và tính toán tầng 2: ∆Pl = 1 Pa/m ................................. 59 Bảng 5.5. Lưu lượng gió thải của các phòng tầng 2 ................................................. 61 Bảng 5.6. Kết quả tra bảng và tính toán tầng 2: ∆Pl = 1 Pa/m ................................. 62 Bảng 5.7. Các thông số của quạt cấp gió tươi, gió thải ............................................ 65 Bảng 5.8. Lưu lượng, tốc độ khuyên dung cho nước với các cỡ ống khác nhau ..... 68 Bảng 5.9. Kết quả tra bảng và tính toán ................................................................... 70 Bảng 5.10. Tính trở lực và chọn kích thước đường ống .......................................... 76 Bảng 5.11. So sánh các tiêu chuẩn về điện áp của các quốc gia .............................. 80 Bảng 5.12. Diện tích rò rỉ xung quanh cửa............................................................... 83 Bảng 5.13. Bảng D3 BS5588 4-1998: lưu lượng rò rỉ qua tường và trần ................ 85 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Máy điều hòa cửa sổ ................................................................................. 5 Hình 1.2. Máy điều hòa tách .................................................................................... 5 ix Hình 1.3. Máy điều hòa VRV ................................................................................... 9 Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa trung tâm nước đơn giản .................. 11 Hình 2.1. Cấu trúc xây dựng của tường.................................................................... 17 Hình 2.2. Cấu trúc xây dựng của nền ....................................................................... 18 Hình 2.3. Cấu trúc xây dựng của mái ....................................................................... 18 Hình 3.1. Thông số ngoài nhà cho cấp điều hòa không khí 1, 2, 3 .......................... 20 Hình 3.2. Sơ đồ tính các nguồn nhiệt hiện và nhiệt ẩn chính theo Carrier .............. 22 Hình 3.3. Kết cấu trần mái........................................................................................ 27 Hình 3.4. Qúa trình sưởi nóng không khí đẳng dung ............................................... 38 Hình 3.5. Qúa trình làm lạnh và khử ẩm .................................................................. 38 Hình 3.6. Qúa trình hòa trộn không khí.................................................................... 39 Hình 3.7. Qúa trình tăng ẩm bằng cách phun ẩm hoặc hơi nước vào không khí ..... 39 Hình 3.8. Điểm gốc và thang chia hệ số nhiệt hiện trên ẩm đồ ................................ 40 Hình 3.9. Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp với các hệ số nhiệt hiện, hệ số đi vòng ................ 43 Hình 4.1. Máy làm lạnh nước Chiller Carier ............................................................ 47 Hình 4.2. Dàn lạnh FCU Carrier .............................................................................. 48 Hình 5.1. Miệng thổi kiểu khuếch tán ...................................................................... 54 Hình 5.2. Miệng hút kiểu khuếch tán ....................................................................... 55 Hình 5.3. Chớp gió ................................................................................................... 56 Hình 5.4. Phin lọc gió ............................................................................................... 56 Hình 5.5. Van gió ..................................................................................................... 57 Hình 5.6. Van chặn lửa ............................................................................................. 57 Hình 5.7. Hộp tiêu âm .............................................................................................. 57 Hình 5.8. Sơ đồ cấp gió tươi cho các FCU tầng 2 .................................................... 58 Hình 5.9. Co 900 ....................................................................................................... 60 Hình 5.10. Tê 900 ...................................................................................................... 60 Hình 5.11. Sơ đồ hút gió thải cho nhà vệ sinh tầng 2............................................... 62 Hình 5.12. Cút 900 .................................................................................................... 63 Hình 5.13. Tê nhập dòng .......................................................................................... 63 Hình 5.14. Quạt hướng trục Fantech model SCD .................................................... 67 x Hình 5.15. Quạt hướng trục Fantech model MMD .................................................. 67 Hình 5.16. Sơ đồ bố trí FCU tầng 20........................................................................ 70 Hình 5.17. Van cổng ................................................................................................. 73 Hình 5.18. Van cầu ................................................................................................... 74 Hình 5.19. Van bướm ............................................................................................... 74 Hình 5.20. Van cân bằng .......................................................................................... 74 Hình 5.21. Van an toàn ............................................................................................. 75 Hình 5.22. Bơm ly tâm EBARA............................................................................... 76 Hình 5.23. Bơm ly tâm EBARA............................................................................... 76 Hình 5.24. Tháp giải nhiệt RINKI ............................................................................ 79 Hình 5.25. Sơ đồ nguyên lý hệ thống tăng áp cầu thang .......................................... 82 Hình 5.26. Chế độ 2- Giai đoạn sơ tán ..................................................................... 84 Hình 5.27. Quạt ly tâm Fantech model 27LDW ...................................................... 88 Hình 6.1. Sơ đồ nguyên lý điều khiển phòng máy chiller ........................................ 90 Hình 6.2. Sơ đố điều khiển van Bypass .................................................................... 91 Hình 6.3. Sơ đồ nguyên lý điều khiển FCU ............................................................. 93 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 1.1. Mục đích và ý nghĩa của điều hòa không khí Từ ngày xưa con người đã biết đốt lửa để sưởi ấm vào mùa đông, dùng quạt hoặc vào các hang động mát mẻ vào mùa hè. Trong giới chuyên môn về Điều hòa không khí tồn tại 2 thuật ngữ khác nhau của kỹ thuật là điều hòa không khí toàn phần và Điều hòa không khí không hoàn toàn. Ngày nay hai cụm từ này được gọi chung là điều hòa không khí, tùy từng trường hợp cụ thể mà người ta đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thông điều hoà không khí đang xét. Xét tổng quát thì cụm từ “Điều Hòa Không Khí” được hiểu là các quá trình xử lý không khí cho không gian cần điều hòa, trong đó các thông số như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, sự tuần hoàn, lưu thông phân phối không khí, độ sạch cũng như các điều kiện hóa chất, vi sinh vật của không khí được điều chỉnh trong phạm vi cho phép đạt yêu cầu của không gian cần điều hòa. Điều hòa tiện nghi: là quá trình điều hòa không khí đáp ứng tiện nghi nhiệt độ, độ ẩm tương đối năm trong phạm vi ổn định và phù hợp với cảm giác của con người với các trạng thái lao động khác nhau. Làm cho con người có cảm giác thoải mãi, dễ chịu mát mẻ về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Các ứng dụng của điều hòa tiện nghi như: các dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, văn phòng siêu thị, các trung tâm thương mại… Điều hòa công nghệ: là quá trình phục vụ cho các quá trình sản xuất, chế biến và trong các ngành công nghiệp khác nhau. Chúng ta thấy hầu hết ở các nước phát triển trên thế giới thì điều kiện cần điều hòa không khí là tiêu chí để đánh giá chất lượng của cuộc sống và sức khỏe của con người. Riêng ở Việt Nam là nước nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, ở miền bắc có bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình cả năm khá cao. Cộng với bức xạ của mặt trời nên nhiệt độ trong phòng cũng cao và chỉ có điều hòa không khí mới giải quyết được vấn đề nhiệt độ giúp cho con người có cảm giác thoải mái. Trong y tế, điều hòa không khí ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhiều bệnh viện đã trang bị hệ thống điều hòa không khí trong các phòng điều trị tạo ra môi trường khí hậu 2 tốt cho bệnh nhân có điều kiện tốt nhất để hồi phục sức khỏe một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Trong công nghiệp chế biến thực phẩm đòi hỏi có môi trường phù hợp và ổn định đảm bảo cho quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm không bị hư hỏng. Ngoài ra vấn đề thông gió cho không gian điều hòa cũng không kém phần quan trọng. Đặc biệt là các phân xưởng sản xuất. Như vậy điều hòa không khí có ý nghĩa quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Ngành điều hòa không khí nó còn tác động thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. 1.2. Lịch sử phát triển của điều hòa không khí Một nhân vật quan trọng đã đưa ngành điều hòa không khí của Mỹ nói chung và toàn thế giới nói riêng đến một bước phát triển rực rỡ đó là Willis H.Carrier. Chính ông là người đưa ra định nghĩa về Điều hòa không khí là kết hợp sưởi ấm, làm lạnh, gia ẩm, hút ẩm, lọc và rửa không khí, tự động duy trì và khống chế trạng thái của không khí không đổi phục vụ cho yêu cầu tiện nghi và điều hòa công nghệ phục vụ cho sản xuất. Năm 1911, Carrier đã lần đầu tiên xây dựng được ẩm đồ của không khí ẩm và cắt nghĩa tính chất nhiệt của không khí ẩm và các phương pháp xử lý để đạt được các trạng thái không khí yêu cầu. Ông là người đầu tiên xây dựng cơ sở lý thuyết cũng như trong phát minh, sáng chế, thiết kế và chế tạo các thiết bị cho hệ thống điều hòa không khí, ngày nay ông được coi là ông tổ của ngành điều hòa không khí. Ngoài ra điều hòa không khí còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của bơm nhiệt, một loại máy lạnh để sưởi ấm vào mùa đông. 1.3. Vai trò của Điều hòa không khí đối với con người và sản xuất 1.3.1. Vai trò của Điều hòa không khí đối với con người Sức khoẻ con người là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động. Một trong những nội dung nâng cao sức khoẻ con người là tạo cho con người điều kiện vi khí hậu thích hợp. Để quá trình thải nhiệt đó được diễn ra thì ta phải tạo ra một không gian có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với cơ thể của con người. Tức là ta phải lắp đặt vào không gian đó một hệ thống điều hoà không khí. Các nghiên cứu và kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, trong phần lớn các trường hợp thì con người cảm thấy dễ chịu trong vòng 3 nhiệt độ khoảng từ 22oC đến 27oC, độ ẩm tương đối nên vào khoảng 30÷70% tốc độ chuyển động của không khí trong vùng ưu tiên vào khoảng 0,25 m/s (gọi là vùng tiện nghi). Hiện nay hầu hết các công sở, khách sạn, nhà hát đều được trang bị hệ thống điều hòa không khí nhằm đảm bảo cho khí hậu bên trong không gian điều hòa cho phù hợp với điều kiện vệ sinh, phục vụ nhu cầu của con người. 1.3.2. Vai trò của điều hòa không khí trong công nghệ sản xuất Trong công nghiệp ngành điều hoà không khí đã có những bước tiến nhanh chóng. Ngày nay người ta không thể tách rời kỹ thuật điều tiết không khí với các ngành như cơ khí chính xác, kỹ thuật điện tử và vi điện tử, kỹ thuật phim ảnh, máy tính điện tử, kỹ thuật quang học...Để đảm bảo chất lượng cao của các sản phẩm, để đảm bảo các máy móc, thiết bị làm việc bình thường cần có những yêu cầu nghiêm ngặt về các điều kiện và thông số của không khí như thành phần, độ ẩm, nhiệt độ, độ chứa bụi và các loại hóa chất độc hại...Ví dụ như trong ngành công nghiệp kỹ thuật điện thì để sản xuất được dụng cụ điện cần khống chế nhiệt độ trong khoảng từ 20oC đến 22oC, độ ẩm từ 50 đến 60%. Trong ngành công nghiệp phim ảnh việc bảo quản phim cần khống chế nhiệt độ trong khoảng từ 18oC đến 22oC, độ ẩm từ 40 đến 60%. Điều hoà không khí cũng đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp nhẹ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm như công nghiệp dệt, vải, sợi, thuốc lá bột và giấy...Ví dụ như một nhà máy thuốc lá nếu độ ẩm quá thấp, khi quấn sợi thuốc sẽ bị rời và điếu thuốc sẽ bị rỗng, ngược lại nếu độ ẩm quá cao thì điếu thuốc sẽ quá chặt, không cháy và dễ bị mốc. Còn nhiệt độ cần phải khống chế trong khoảng 21oC đến 24oC, độ ẩm 55 đến 65%. Trong lĩnh vực hàng không, việc điều tiết không khí cho máy bay (đặc biệt cho buồng lái) cũng trở nên rất quan trọng. Tốc độ máy bay càng cao, buồng lái càng nóng. Tuy ở độ cao lớn, không khí rất lạnh nhưng do không khí đập vào vỏ ngoài, động năng biến thành nhiệt năng làm cho máy bay bị bao trùm bởi một lớp không khí nóng. Hơn nữa, vì phải đảm bảo áp suất trong khoang máy bay bằng áp suất khí quyển trên mặt đất nên phải nén không khí loãng bên ngoài máy bay để cung cấp cho các khoang. Qúa trình nén này cũng làm cho nhiệt độ không khí tăng đáng kể. Trên máy bay thường có hệ thống nén khí turbin để cung cấp khí nén cho các động cơ phản lực nên chu trình lạnh nén khí 4 để điều hoà không khí là phù hợp hơn cả. Ở đây chỉ cần trang bị thêm một máy dãn nở turbin phù hợp và hiệu quả với các thiết bị trao đổi nhiệt thích hợp là đã có một hệ thống điều hòa không khí hoàn chỉnh. Ở các nước tiên tiến, các chuồng trại chăn nuôi của công nghiệp sản xuất thịt sữa được điều hòa không khí để có thể đạt được tốc độ tăng trọng cao nhất vì gia súc và gia cầm cần có khoảng nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để tăng trọng và phát triển. Ngoài khoảng nhiệt độ và độ ẩm đó, quá trình phát triển và tăng trọng giảm xuống và nếu vượt qua giới hạn nhất định chúng có thể bị sút cân hoặc bệnh tật. Đối với tòa nhà văn phòng làm việc như đã giới thiệu ở trên. Tòa nhà là một công trình to và đẹp với các trang thiết bị hiện đại, có các yêu cầu cao về vi khí hậu nên việc lắp đặt một hệ thống điều hòa không khí là rất cần thiết. Trong công nghiệp điều hòa không khí cũng không thể thiếu. Các thông số của không khí là điều kiện cần thiết mà cũng có thể là điều kiện quyết định chung đến quá trình sản xuất. 1.4. Các hệ thống điều hòa không khí Hệ thống điều hòa không khí là tập hợp các máy móc, thiết bị, dụng cụ… để tiến hành các quá trình xử lý không khí như làm lạnh, sưởi ấm, khử ẩm, gia ẩm…điều chỉnh và khống chế và duy trì các thông số của không khí trong không gian điều hòa như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, độ sạch, khí tươi, sự tuần hoàn và phân phối không khí trong phòng nhằm đáp ứng nhu cầu tiện nghi và công nghệ. 1.4.1. Điều hòa không khí một khối Điều hòa không khí một khối hay còn gọi là loại máy điều hòa dạng một cục hay là điều hòa kiểu cửa sổ, điều hòa không khí một độc lập. Máy có thể có các loại công suất khác nhau. Máy điều hòa cửa sổ là loại máy điều hòa không khí nhỏ nhất cả năng suất lạnh và kích thước cũng như khối lượng. Toàn bộ các thiết bị chính như máy nén, dàn ngưng, dàn bay hơi, quạt giải nhiệt, quạt dàn lạnh và các thiết bị điều khiển, điều chỉnh tự động, phin lọc gió, khử mùi của gió tươi và các thiết bị phụ khác được lắp đặt trong một vỏ hộp gọn nhẹ. Năng suất lạnh không quá 7 kw/h (24000 BTU/h), thường chia ra 5 loại: loại 6 ngàn BTU/h, 9 ngàn BTU/h, 12 ngàn BTU/h, 18 ngàn BTU/h, 24 ngàn BTU/h. 5 Ưu, nhược điểm: - Giá thành rẻ, lắp đặt và vận hành đơn giản. - Có sưởi mùa đông bằng bơm nhiệt. - Có thể lấy gió tươi. - Nhiệt độ phòng được điều chỉnh nhờ thermostat với độ dao động khá lớn, độ ẩm tự biến đổi theo nên không khống chế được độ ẩm, điều chỉnh theo kiểu on – off. - Độ ồn cao, khả năng làm sạch không khí kém. Hình 1.1. Máy điều hòa cửa sổ - Khó bố trí vị trí lắp đặt. - Thích hợp cho các phòng nhỏ, căn hộ gia đình. Khó sử dụng cho các tòa nhà cao tầng vì làm mất mỹ quan và gây phá vỡ kiến trúc. 1.4.2. Máy điều hòa tách Phần lắp đặt trong không gian điều hòa về cơ bản bao gồm dàn lạnh. Phần lắp đặt bên ngoài trời gồm có máy nén, dàn nóng và quạt dàn nóng. Máy điều hòa tách gồm có hai loại: Máy điều hòa hai cụm (một cụm nóng và một cụm lạnh) và máy điều hòa nhiều cụm (một cụm dàn nóng và nhiều dàn lạnh). Ưu điểm: - Do dàn nóng và dàn lạnh hoàn toàn rời xa nhau nên cơ hội lựa chọn vị trí lắp đặt hợp lý cho cả hai, tuy nhiên không nên để xa nhau quá. - Khả năng phân phối gió lạnh đồng đều trong các không gian lớn. - Độ ồn nhỏ. - Tính mỹ quan cao hơn loại một cụm, có thể lắp đặt ở những nơi có cấu trúc và địa hình phức tạp. Hình 1.2. Máy điều hòa tách Nhược điểm: - Giá thành cao, lắp đặt phức tạp (đòi hỏi thợ lắp đặt phải có chuyên môn). - Không lấy được gió tươi do đó phải có phương án lấy gió tươi. - Gây ồn ở phía ngoài nhà, có thể làm ảnh hưởng đến các hộ bên cạnh. 6 1.4.3. Hệ thống điều hòa dạng (tổ hợp) gọn Là hệ thống có năng suất lạnh trung bình và lớn (lớn hơn 7kW), làm lạnh không khí trực tiếp ở dàn bay hơi, có ống gió hoặc không có ống gió, thường dùng quạt ly tâm. Nếu có lắp thêm ống gió thì thường dùng quạt cao áp với áp suất khá lớn. Dàn ngưng giải nhiệt gió hoặc bình ngưng giải nhiệt nước. Các máy điều hòa không khí cục bộ thường chỉ có chức năng làm lạnh (hoặc cả thiết bị sưởi ấm) mà không có chức năng tăng ẩm. Hệ thống được bố trí trong cùng một vỏ rất gọn nhẹ, một số máy được tách ra riêng thành hai mảng: - Phần lắp trong không gian điều hòa về cơ bản gồm dàn lạnh và ống tiết lưu. - Phần lắp ở ngoài trời gồm máy nén, dàn nóng và quạt dàn nóng. 1.4.4. Máy điều hòa nguyên cụm Gồm có hai loại là máy điều hòa lắp mái và máy điều hòa nguyên cụm giải nhiệt nước, máy điều hòa nguyên cụm là máy có năng suất lạnh trung bình và lớn. Dàn bay hơi làm lạnh không khí trực tiếp. Máy được bố trí phân phối gió và ống gió hồi. Đặc điểm của máy điều hòa lắp mái là máy được lắp trên mái nhà cao, thông thoáng nên dàn ngưng làm mát bằng gió và cụm dàn lạnh, cụm dàn nóng được gắn liền với nhau thành một khối duy nhất. Đặc điểm của máy điều hòa nguyên cụm giải nhiệt nước là bình ngưng rất gọn nhẹ, không chiếm diện tích và thể tích lắp đặt lớn như dàn ngưng giải nhiệt gió nên bình ngưng, máy nén và dàn bay hơi được bố trí thành một tổ hợp hoàn chỉnh. Loại máy này có công suất tới 370 kW và chủ yếu dùng cho điều hòa thương nghiệp và công nghiệp. Ưu điểm: - Máy điều hòa lắp mái và máy điều hòa nguyên cụm giải nhiệt nước được sản xuất hàng loạt và lắp ráp hoàn chỉnh tại nhà máy nên có độ tin cậy, tuổi thọ và mức độ tự động cao. - Giá thành rẻ, máy gọn nhẹ chỉ cần lắp đặt với hệ thống ông gió (nếu cần) và hệ thống nước làm mát là máy sẵn sàng hoạt động được. - Lắp đặt nhanh chóng, không cần thợ chuyên ngành lạnh, vận hành bảo dưỡng và vận chuyển dễ dàng. 7 - Có cửa lấy gió tươi. Nhược điểm : Do hệ thống có ống gió nên sẽ bị gây tiếng ồn từ quạt cao áp, và tiếng ồn từ máy nén đặt trong cụm máy. Qua cách phân tích hệ thống cấu tạo, cách lắp đặt và vận hành ta thấy máy điều hòa lắp mái và máy điều hòa nguyên cụm giải nhiệt nước thích hợp với các phân xưởng sản xuất (sợi, dệt…) và các nhà hàng siêu thị, hội trường chấp nhận độ ồn cao. Nếu dùng cho điều hòa tiện nghi thì phải có buồng cách âm cho cả ống gió cấp và gió hồi, ống gió thải. 1.4.5. Máy điều hòa VRV Các hệ thống điều hòa không khí thông thường đều phải tuân theo những qui định nghiêm ngặt về độ cao đặt máy, do đó bị hạn chế nhiều về khả năng bố trí máy trên nóc các nhà cao tầng. Mặt khác, việc lắp đặt các máy cục bộ với số lượng lớn các dàn để ngoài sẽ gây ảnh hưởng tới cảnh quan kiến trúc và khó khăn khi bảo trì sửa chữa. Do vậy việc xuất hiện chủng loại máy cho phép bố trí dàn nóng ngoài và dàn lạnh trong đặt cách xa nhau. Do các hệ thống ống gió CAV (Constant Air volume) và VAV (Variable Air Volume) (hệ thống ống gió lưu lượng thay đổi và hệ thống ống gió lưu lượng không đổi) sử dụng ống gió điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng quá cồng kềnh, tốn nhiều không gian, diện tích lắp đặt và vật liệu làm đường ống. Nên người ta đã đưa ra giải pháp VRV (Variable Refrigerant Volume) là điều chỉnh năng suất lạnh qua việc điều chỉnh lưu lượng môi chất. Máy điều hòa VRV chủ yếu sử dụng cho điều hòa tiện nghi, sau đây là đặc điểm của máy điều hòa VRV để so sánh với các hệ thống khác. - Tổ ngưng tụ có hai hoặc nhiều máy nén trong đó có máy nén điều chỉnh năng suất lạnh theo kiểu on – off còn máy khác điều chỉnh bậc theo kiểu biến tần nên số bậc điều chỉnh từ 0 đến 100% gồm 21 bậc, đảm bảo tiết kiệm năng lượng hiệu quả kinh tế cao. - Các thông số vi khí hậu được khống chế phù hợp với từng nhu cầu, từng vùng, kết nối trong mạng điều khiển trung tâm. - Các máy VRV có các dãy công suất hợp lý lắp ghép với nhau thành các mạng đáp ứng nhu cầu năng suất lạnh khác nhau nhỏ từ 7kW đến hàng ngàn kW, thích hợp cho các tòa nhà cao tầng hàng trăm mét với hàng ngàn phòng đa chức năng. 8 - VRV đã giải quyết tốt vấn đề hồi dầu về máy nén do đó cụm dàn nóng có thể đặt cao hơn dàn lạnh đến 50m và các dàn lạnh có thể đặt cách nhau cao tới 15m, đường ống dẫn môi chất lạnh từ cụm dàn nóng đến cụm dàn lạnh xa nhất tới 100m tạo điều kiện cho việc bố trí máy dễ dàng trong các tòa nhà cao tầng văn phòng khách sạn mà trước đây chỉ có hệ thống trung tâm nước đảm nhiệm. -Do đường ống dẫn gas dài, năng suất lạnh giảm nên người ta đã dùng máy biến tần để điều chỉnh năng suất lạnh, làm cho hệ thống không những được cải thiện mà còn vượt nhiều hệ máy thông dụng. - Độ tin cậy cao: do các chi tiết lắp ráp được chế tạo tại nhà máy chất lượng cao. - Khả năng bảo dưỡng và sửa chữa rất năng động và nhanh chóng nhờ các thiết bị tự phát hiện hư hỏng chuyên dùng. Cũng như sự kết nối để phát hiện hư hỏng tại trung tâm qua internet. - So với hệ thống trung tâm nước, hệ VRV rất gọn nhẹ vì cụm giàn nóng bố trí trên tầng thượng hoặc bên sườn tòa nhà, còn đường ống dẫn môi chất lạnh có kích thước nhỏ hơn nhiều so với đường ống nước lạnh và đường ống gió. - Hệ VRV có nhiều kiểu dàn lạnh khác nhau (loại đặt sàn, tủ tường, treo tường, giấu trần cassette, giấu trần cassette một, hai và nhiều cửa thổi giấu trần có ống gió) rất đa dạng và phong phú nên dễ dàng thích hợp với các kiểu khác nhau, đáp ứng thẩm mỹ đa dạng của khách hàng . - Có thể kết hợp làm lạnh và sưởi ấm cùng một hệ thống kiểu bơm nhiệt hoặc thu hồi nhiệt hiệu suất cao. - Giống như máy điều hòa 02 cụm, máy VRV có nhược điểm là không lấy được gió tươi nên người ta đã thiết kế thiết bị hồi nhiệt lấy gió tươi đi kèm rất hiệu quả. Thiết bị hồi nhiệt này không những hạ nhiệt độ mà còn hạ được độ ẩm của gió tươi đưa vào. Ưu điểm: - Khả năng điều chỉnh công suất lớn dựa trên cơ sở điều chỉnh bằng biến tần. - Hệ thống VRV sử dụng việc thay đổi lưu lượng môi chất trong hệ thống thông qua điều chỉnh tần số điện của máy nén do đó đạt được hiệu quả cao khi hoạt động. - Hệ cho phép điều khiển riêng biệt từng cụm máy trong hệ thống, do đó giảm được chi phí vận hành. 9 - Hệ thống VRV không cần máy dự trữ, hệ thống vẫn làm việc bình thường trong các trường hợp một trong các cụm máy bị hỏng, do đó giảm một phần chi phí đầu tư. - Vận hành ở khoảng nhiệt độ rất rộng. - Một số loại có thể khởi động tuần tự. - Hệ thống ống REFNET đơn giản cho phép giảm công việc nối ống và làm tăng độ tin cậy của hệ thống. Do có nhiều cách thức phân nhánh ống khác nhau nên hệ thống có khả năng đáp ứng được những thiết kế rất khác nhau. - Nhờ việc sử dụng hệ thống tập trung nên giảm được chi phí thiết bị cũng như chi phí lắp đặt, đồng thời việc kiểm tra Hình 1.3. Máy điều hòa VRV giám sát, vận hành được dễ dàng hơn. Nhược điểm chủ yếu của hệ thống này là vốn đầu tư ban đầu cao, khi lắp đặt cần phải có những thợ có chuyên môn và kinh nghiệm tốt về ngành lạnh. 1.4.6. Hệ thống điều hòa trung tâm nước - Hệ thống điều hòa trung tâm nước là hệ thống điều hòa sử dụng nước lạnh 7oC để làm lạnh không khí gián tiếp qua các dàn trao đổi nhiệt FCU và AHU. Hệ thống điều hòa trung tâm nước chủ yếu gồm: - Máy làm lạnh nước (Warter Chiller) hay máy sản xuất nước lạnh thường từ 120C xuống 7oC. - Hệ thống ống dẫn nước lạnh. - Hệ thống nước giải nhiệt. - Nguồn nhiệt được sưởi ấm dùng để điều chỉnh độ ẩm và sưởi ấm mùa đông thường do nồi hơi nước nóng hoặc thanh điện trở ở các FCU cung cấp. - Các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh hoặc sưởi ấm không khí bằng nước nóng FCU (Fan Coil Unit) hoặc AHU (Air Handling Unit). - Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí. - Hệ thống tiêu âm và giảm âm. 10 - Hệ thống lọc bụi, thanh trùng và triệt khuẩn cho không khí. - Bộ xử lý không khí. - Hệ thống tự điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng, điều chỉnh gió tươi, gió hồi và phân phối không khí, điều chỉnh năng suất lạnh, điều khiển cũng như báo hiệu và bảo vệ toàn bộ hệ thống. Máy làm lạnh nước giải nước cùng hệ thống bơm thường được bố trí ở dưới tầng hầm hoặc tầng trệt, tháp giải nhiệt đặt trên tầng thượng. Trái lại, máy làm lạnh giải nhiệt gió thường được đặt trên tầng thượng. Nước được làm lạnh trong bình bay hơi xuống 70C rồi được bơm nước lạnh đưa đến các dàn trao đổi nhiệt FCU hoặc AHU. Ở đây nước thu nhiệt của không khí nóng trong phòng nóng lên đến 120C và lại được bơm hút đẩy về bình bay hơi để tái làm lạnh xuống 70C khép kín vòng tuần hoàn nước lạnh. Đối với hệ thống lạnh kín (không có giàn phun) cần phải có thêm bình giãn nở khi thay đổi nhiệt độ. Tất cả mọi công tác lắp ráp, thử bền thử kín, nạp gas được tiến hành tại nhà máy chế tạo nên chất lượng rất cao. Người sử dụng chỉ cần nối với hệ thống nước giải nhiệt và hệ thống nước làm lạnh là máy có thể vận hành được ngay. Để tiết kiệm nước giải nhiệt người ta sử dụng nước tuần hoàn với bơm và tháp giải nhiệt nước. Trong một số tổ máy thường có 3 đến 4 máy nén, việc lắp ráp nhiều máy nén trong một cụm có nhiều ưu điểm: + Dễ dàng điều chỉnh năng suất lạnh theo từng bậc. + Trường hợp hỏng một máy vẫn có thể cho các máy khác hoạt động trong khi tiến hành sửa chữa máy hỏng. Hệ thống trung tâm nước có các ưu điểm sau: + Có vòng tuần hoàn an toàn là nước nên không sợ ngộ độc hoặc tai nạn do dò rỉ môi chất lạnh ra ngoài, vì nước hoàn toàn không độc hại. + Có thể khống chế nhiệt ẩm trong không gian điều hòa theo từng phòng riêng rẽ, ổn định và duy trì các điều kiện vi khí hậu tốt nhất. + Thích hợp cho các tòa nhà như khách sạn, văn phòng với mọi chiều cao và mọi kiến trúc không phá vỡ cảnh quan. + Ống nước so với ống gió nhỏ hơn nhiều nên tiết kiệm được vật liệu làm ống. 11 + Có khả năng xử lý không khí với độ sạch cao, đáp ứng mọi yêu cầu đề ra cả về độ sạch bụi bẩn, tạp chất hóa chất và mùi. + Năng suất lạnh gần như không bị hạn chế. + So với hệ thống VRV, vòng tuần hoàn nước lạnh đơn giản hơn nên rất dễ kiểm soát. Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước đơn giản - Nhược điểm: + Vì dùng nước tải lạnh nên về mặt nhiệt động, tổn thất Execgy lớn hơn…. + Cần phải bố trí hệ thống lấy gió tươi cho các FCU. + Lắp đặt khó khăn. + Đòi hỏi công nhân vận hành lành nghề. + Cần định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa các FCU. + Hệ thống bơm nước lạnh, đường ống lớn hơn ống gas So sánh hệ thống điều hoà trung tâm nước với hệ thống VRV * Ưu điểm: - Hệ thống trung tâm nước có vòng tuần hoàn là nước nên không sợ ngộ độc hoặc tai nạn do rò rỉ môi chất lạnh ra ngoài, vì nước hoàn toàn không độc hại. 12 - Có thể khống chế được nhiệt ẩm trong không gian điều hoà theo từng phòng riêng rẽ, ổn định và duy trì các điều kiện vi khí hậu tốt nhất. - Thích hợp cho các toà nhà như các khách sạn, văn phòng và mọi kiểu kiến trúc - Ống nước so với ống gió nhỏ hơn nhiều do đó tiết kiệm đựơc vật liệu xây dựng. - Có khả năng xử lý độ sạch không khí cao, đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra cả về độ sạch và bụi bẩn, tạp chất.. - Ít phải bảo dưỡng sửa chữa. - Năng suất lạnh gần như không bị hạn chế. - Vòng tuần hoàn lạnh đơn giản hơn nhiều nên rất dễ kiểm soát. * Nhược điểm: - Vì dùng nước làm chất tải lạnh nên bị tổn thất nhiệt lớn hơn. - Cần phải bố trí hệ thống lấy gió tươi cho các FCU. - Vấn đề cách nhiệt đường ống nước lạnh khá phức. - Lắp đặt khó khăn. - Đòi hỏi công nhân lành nghề. - Cần định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng máy lạnh và các dàn FCU. Qua so sánh trên ta thấy được điều hòa trung tâm nước có nhiều ưu điểm hơn so với điều hòa VRV. Đối với công trình này em chọn hệ thống điều hòa trung tâm nước để thiết kế cho khách sạn DENDRO GOLD. 13 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH Công trình thiết kế là Khách sạn DENDRO GOLD 4 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế là một tòa nhà lớn có cấu trúc hiện đại gồm 23 tầng, tọa lạc trên một mặt bằng rộng gần 600m2, mặt trước hướng nam. Đây là khu nhà mới được xây dựng nhằm phục vụ cho khách du lịch quốc tế và mọi miền trong nước về tham quan và nghỉ dưỡng tại thành phố biển Nha Trang. Khách sạn gồm 23 tầng với các chức năng khác nhau: tầng hầm, 1, 2, 3, 4, 4B, 5, 5B là các tầng đc sử dụng để xây dựng các phòng chức năng, dịch vụ như: văn phòng, phòng spa, phòng kĩ thuật, ….Các phòng các tầng từ 6 đến tầng 19 là các phòng nghỉ còn tầng 20 được xây dựng căn hộ cao cấp. Tầng hầm của khách sạn bố trí các phòng máy, khu để xe, phòng điều khiển, sảnh xuất nhập, phòng tổng kho nhập, kho buồng, khu vệ sinh và phòng tủ điện. Phòng điều khiển và VP buồng + kho buồng được trang bị điều hòa không khí. Tầng 1: bố trí các phòng lễ tân, sảnh chính, văn phòng, quẩy lưu niệm, quầy café, kho và các khu vệ sinh. Phòng lễ tân, sảnh chính, văn phòng, quầy lưu niệm được trang bị điều hòa không khí. Tầng 2: bố trí phòng họp, phòng giám đốc, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng server, phòng nhân sự, phòng dịch vụ, khu vệ sinh và phòng thay đồ. Các phòng họp, giám đốc, kinh doanh, kế toán, nhân sự được trang bị điều hòa. Tầng 3: bố trí nhà hàng, bếp, kho dụng cụ và khu vệ sinh. Nhà hàng được trang bị điều hòa không khí. Tầng 4: bố trí nhà hang tiệc cưới, bếp, kho dụng cụ và khu vệ sinh. Nhà hàng tiệc cưới được trang bị điều hòa không khí. Tầng 4B: bố trí phòng kĩ thuật, phòng nghỉ nhân viên nữ, phòng nghỉ nhân viên nam, nhà ăn nhân viên, khu vệ sinh. Các phòng kĩ thuật, phòng nghỉ nhân viên nữ, nhân viên nam và nhà ăn nhân viên được bố trí điều hòa không khí. Tầng 5: bố trí hồ bơi, phòng GYM, phòng xông hơi nam và nữ. Phòng GYM được trang bị điều hòa. Tầng 5B: bố trí phòng thư giãn, 7 phòng spa, phòng y tế, phòng nhân viên và khu vệ sinh. Các phòng spa, thư giãn, y tế và nhân viên được trang bị điều hòa không khí. 14 Tầng 6 ~ 19: bố trí 15 phòng nghỉ được trang bị điều hòa không khí. Tầng 20: bố trí căn hộ A, căn hộ B, và phòng tập thể đều được bố trí điều hòa không khí. Hệ thống điều hòa cần được phục vụ toàn bộ diện tích của khách sạn kể cả khu nhà bếp cũng được điều hòa không khí một cách tốt nhất. Khu nhà bếp cần bố trí các hệ thống thông gió cách nhiệt bằng các vật liệu không cháy, có các van gió chặn lửa cháy, các phin lọc gió mỡ. Khu vệ sinh có hệ thông ống gió thải và có hệ thống quạt hút từ các khu vệ sinh thải ra ngoài. Khu cầu thang máy bố trí quạt và các hệ thống tăng áp để có áp suất dương đề phòng các trường hợp hỏa hoạn xẩy ra. Hệ thống điều hòa không khí đảm bảo tiện nghi thoải mái cho khách nghỉ ngơi, thỏa mãn yêu cầu vi khí hậu nhưng không được làm ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng và trang trí nội thất bên trong tòa nhà cũng như cảnh quan sân vườn cây cảnh, bể bơi bên ngoài tòa nhà. Hệ thống điều hòa không khí cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau: - Đảm bảo các thông số nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch với môi trường vi khí hậu được tạo ra theo tiêu chuẩn tiện nghi của Việt Nam, chú ý mở rộng khoảng điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm ở các phòng đặc biệt dành cho khách quốc tế. - Lượng không khí sạch do hệ thống điều hòa không khí và thông gió cung cấp đảm bảo mức tiêu chuẩn 20m3/h cho một người trong tòa nhà. Đồng thời tạo ra các vùng đệm như các sảnh chính, các khu vực chờ thang máy để tránh sự thay đổi nhiệt độ quá lớn cho người làm việc trong quá trình đi lại giữa các khu vực. Đối với khu vực trong tòa nhà: - Tổ chức thông thoáng hợp lý, hút mùi trong khu vực WC của tòa nhà, tránh sự lan tỏa ra các khu vực xung quanh, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của không khí nóng ẩm, bụi và các tác nhân ô nhiễm vào tòa nhà để tránh các hiện tượng đọng sương, nấm mốc và bám bụi vào các đồ vật trong tòa nhà. - Hệ thống điều hòa không khí được thiết kế hợp lý với khả năng phục vụ độc lập cho từng khu vực theo các yêu cầu sử dụng riêng biệt, máy có khả năng tự động điều chỉnh công suất theo tải nhiệt thực tế của tòa nhà tại từng thời điểm để nâng cao hiệu quả của hệ thống và tiết kiệm chi phí vận hành. 15 - Hệ thống làm việc tin cậy, vận hành đơn giản, thuận tiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa. - Bố trí hợp lý các hệ thống lấy gió tươi, xả gió thải, thải nước ngưng từ các FCU. -Toàn bộ hệ thống thiết kế có sự kết hợp với các hạng mục kỹ thuật khác đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến nội thất và cảnh quan của công trình. - Để đảm bảo những tiêu chuẩn trên, hệ thống điều hòa không khí và thông gió được thiết kế trên cơ sở phối hợp đầy đủ các hạng mục sau: a/ Hệ thống điều hòa không khí. b/ Hệ thống hút khí thải. c/ Hệ thống cấp khí sạch. Bảng 2.1. Thông số chi tiết các phòng cần trang bị hệ thống điều hòa không khí Tầng Phòng Diện tích sàn Chiều cao (m) (m2) Tầng hầm Phòng điều khiển 17.5 3.3 VP buồng + kho buồng 48.5 3.3 Phòng lễ tân Tầng 1 Sảnh chính 2.4 397 Quầy lưu niệm 2.4 2.4 Văn phòng 12.1 2.4 Phòng họp 39.6 2.4 Phòng giám đốc 25.62 2.4 Phòng kinh doanh 16.6 2.4 Phòng kế toán 17.6 2.4 Phòng nhân sự 21.83 2.4 Tầng 3 Nhà hàng 389 3.3 Tầng 4 Nhà hàng tiệc cưới 389 3.3 Phòng kỹ thuật 24.5 3.5 Phòng nghỉ nhân viên nữ 26 3.5 Phòng nghỉ nhân viên 26 3.5 Tầng 2 Tầng 4B 16 nam Tầng 5 Tầng 5B Tầng 6 Nhà ăn nhân viên 100 3.5 Phòng GYM 72 2.4 Phòng spa 1 12.35 2.5 Phòng spa 2 11 2.5 Phòng spa 3 10.25 2.5 Phòng spa 4 11.2 2.5 Phòng spa 5 11 2.5 Phòng spa 6 9.52 2.5 Phòng spa 7 8.59 2.5 Phòng y tế 12.2 2.5 Phòng nhân viên 7.2 2.5 Phòng thư giãn 51.6 2.5 Phòng nghỉ 6F1 35.8 2.5 Phòng nghỉ 6F2 27 2.5 Phòng nghỉ 6F3 27 2.5 Phòng nghỉ 6F4 35.8 2.5 Phòng nghỉ 6F5 25 2.5 Phòng nghỉ 6F6 25 2.5 Phòng nghỉ 6F7 25 2.5 Phòng nghỉ 6F8 25 2.5 Phòng nghỉ 6F9 25 2.5 Phòng nghỉ 6F10 25 2.5 Phòng nghỉ 6F11 30 2.5 Phòng nghỉ 6F12 30 2.5 Phòng nghỉ 6F13 30 2.5 Phòng nghỉ 6F14 25 2.5 Phòng nghỉ 6F15 25 2.5 Tầng 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 kích thước giống tầng 6 17 Phòng tập thể Phòng khách Phòng ngủ Căn hộ A 1 Phòng ngủ 2 Tầng 20 Phòng ngủ 3 Phòng khách Căn hộ B Phòng ngủ 1 Phòng ngủ 2 43.7 3.3 49 3.3 30.7 3.3 17.4 3.3 15 3.3 52 3.3 18.7 3.3 17 3.3 Bảng 2.2. Kết cấu tường bao của công trình ST T 1 2 3 LỚP Vữa xi măng Gạch xây dựng Vữa xi măng Chiều Hệ số dẫn dày, nhiệt, λ δ, (mm) (W/mK) 25 0.93 150 0.52 25 0.93 Hình 2.1. Cấu trúc xây dựng của tường 18 Bảng 2.3. Kết cấu của trần nền ST T 1 2 3 Chiều Hệ số dẫn dày, nhiệt, λ δ, (mm) (W/mK) 10 0.93 20 0.52 LỚP Lớp gạch men Vữa xi măng Bê tông cốt 200 0.93 Chiều Hệ số dẫn dày nhiệt, λ δ, (mm) (W/mK) 50 0.536 25 0.93 200 1.55 thép E Hình 2.2. Cấu trúc xây dựng của nền Bảng 2.4. Kết cấu của mái ST T 1 2 3 Lớp Sơn cách ẩm Cách nhiệt Vữa xi măng Bê tông cốt thép Hình 2.3. Cấu trúc xây dựng của mái 19 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CHO CÔNG TRÌNH 3.1. Chọn cấp điều hòa Khi thiết kế hệ thống điều hòa không khí việc đầu tiên ta phải tiến hành lựa chọn cấp điều hòa không khí. Cấp điều hòa không khí thể hiện chính xác của trạng thái không khí cần điều hòa (nhiệt độ, độ ẩm,…). Tuỳ theo mức độ quan trọng của công trình điều hòa được chia ra làm 3 cấp như sau: - Hệ thống điều hòa cấp 1 duy trì được các thông số trong nhà ở mọi phạm vi biến thiên nhiệt ẩm ngoài trời. Cấp điều hòa này cho độ tin cậy cao nhất nhưng đắt tiền. - Hệ thống điều hòa không khí cấp 2 duy trì các thông số trong nhà ở một phạm vi cho phép với độ sai lệch không quá 200h một năm khi có biến thiên nhiệt độ ngoài trời cực đại hoặc cực tiểu. - Hệ thống điều hòa không khí cấp 3 duy trì được các thông số trong không gian điều hòa ở một phạm vi cho phép với độ sai lệch không quá 400h một năm. Hệ thống điều hòa cấp 3 duy trì các thông số trong nhà trong một phạm vi tương đối rộng, độ tin cậy không cao nhưng có ưu điểm là rẻ tiền, chi phí đầu tư ban đầu thấp nên được dùng phổ biến. Đối với công trình này là khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao. Vì vậy ta chọn điều hòa cấp 3 cho công trình này. Hơn nữa với quy mô công trình như đã giới thiệu thì chi phí đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống ĐHKK ở đây chắc chắn sẽ không nhỏ cho nên ta chọn hệ thống điều hoà tiện nghi cấp 3. Với hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước. 3.2. Các thông số thiết kế bên trong và bên ngoài nhà 3.2.1. Chọn thông số tính toán không khí trong nhà Thông số nhiệt độ và độ ẩm tính toán trong nhà được chọn theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4088 – 1985. Thông số tính toán trong nhà, theo bảng 1.7 [4,22], chọn thông số tính toán trong nhà cho khu vực Nha Trang: Thông số tính toán cho không gian điều hòa tT = (25 ± 2)0C ϕT = (60 ÷ 70)% Chọn thông số để tính toán là: tT = 25OC, ϕT = 65%. 20 Bảng 3.1. Thông số tính toán không khí trong nhà Trạng thái lao động lao động nhẹ Mùa hè Mùa đông t (oC) φ(%) t (oC) ω(%) 24-27 60-75 20-24 60-75 Theo TCVN mới ta chọn nhiệt độ và độ ẩm tiện nghi cho công trình theo bảng 1.1 giáo trình hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí [4,11] như sau: Bảng 3.2. Thông số tính toán trong nhà Nhiệt độ tT Độ ẩm φT Entanpy IT Độ chứa ẩm dT (oC) (%) (kJ/kg) (g/kgkkk) 25 65 57.5 12.5 3.2.2. Chọn thông số tính toán không khí ngoài nhà Công trình được xây dựng tại thành phố Nha Trang, căn cứ vào điều kiện khí hậu tại nơi đây ta chọn các thông số nhiệt độ, độ ẩm ngoài trời vào mùa hè theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687-1992. Thông số nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời tN, φN vào mùa hè được chọn theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687-1992, cụ thể như sau: - tN = ttbmax (nhiệt độ cực đại trung bình của tháng nóng nhất) - φN =φ13-15 (Độ ẩm không khí lấy vào thời điểm 13-15h trong ngày của tháng nóng nhất). Hình 3.1. Thông số ngoài nhà cho cấp điều hòa không khí 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn TCVN 5687 - 1992 21 Theo bảng 1.7 [4,22] nhiệt độ và độ ẩm của các địa phương dùng để tính toán hệ thống điều hoà không khí trích từ TCVN 4088-1985 ta có các thông số tính toán ngoài trời tN, ϕ N của công trình cho hệ thống ĐHKK cấp 3 tại tp Nha Trang như sau: Bảng 3.3. Thông số tính toán ngoài trời Thông số Mùa Nhiệt độ tN, Độ ẩmφ φN Entanpy IN Độ chứa ẩm dN C (%) (kJ/kg) (g/kgkkk) 33.7 59 84.5 19.4 o Nóng 3.2.3. Tốc độ không khí Tốc độ không khí trong không gian điều hòa có ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt và mức độ ra mồ hôi của cơ thể con người với môi trường xung quanh. Khi tốc độ không khí lớn, cường độ trao đổi nhiệt, ẩm tăng. Khi nhiệt độ không khí thấp, tốc độ lớn thì cơ thể mất nhiệt gây cảm giác lạnh và ngược lại. Do vậy cần phải chọn tốc độ gió cho phù hợp. Tốc độ gió phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ gió, cường độ lao động, độ ẩm, trạng thái sức khỏe, thói quen…Thông thường tốc độ gió tiện nghi được lấy trong khoảng 0.3 ÷ 1.5 m/s. Tuy nhiên, qua nghiên cứu ta thấy con người sẽ cảm thấy dễ chịu khi tốc độ không khí xung quanh khoảng 0.25 m/s. 3.3. Tính toán cân bằng nhiệt ẩm Lựa chọn phương pháp tính toán Trong không gian điều hòa luôn phát sinh nguồn nhiệt thừa và ẩm thừa. Nhiệm vụ cơ bản của điều hoà không khí là cấp không khí có trạng thái thích hợp sau khi đã được xử lí nhiệt, ẩm vào không gian điều hòa để khử nhiệt thừa và ẩm thừa đó. Nguồn nhiệt thừa, ẩm thừa là tổng cộng các lượng nhiệt ẩm truyền qua kết cấu bao che của không gian phòng do chênh lệch nhiệt độ, áp suất riêng phần hơi nước trong không khí giữa bên ngoài và bên trong phòng cùng với lượng nhiệt ẩm xâm nhập vào phòng hoặc phát sinh ra bên trong phòng từ các nguồn nhiệt ẩm khác nhau như bức xạ mặt trời, thắp sáng, cơ thể con người… Có nhiều phương pháp tính cân bằng nhiệt ẩm khác nhau để xác định năng suất lạnh yêu cầu. Tuy nhiên có hai phương pháp phổ biến được áp dụng tính toán là phương pháp 22 truyền thống và phương pháp Carrier. Ở đây em chọn phương pháp Carrier để tính cân bằng nhiệt ẩm vì phương pháp này vừa dễ hiểu vừa chi tiết, khoa học. Công trình “ Khách sạn DENDRO GOLD” được xây dựng với mục đích là khách sạn. Nó bao gồm 23 tầng, do kiến trúc các tầng khác nhau nên trong quá trình tính toán nhiệt ta phải tính cho riêng từng tầng. Tổng nhiệt hiện thừa, nhiệt ẩm thừa của công trình là lượng nhiệt hiện thừa, nhiệt ẩm thừa của cả 23 tầng. Dựa vào lượng nhiệt thừa tính toán được của mỗi tầng mà ta sẽ phân phối số lượng các dàn lạnh có công suất phù hợp. Năng suất lạnh của hệ thống Q0 là tổng nhiệt thừa, nhiệt ẩm của công trình: Q0 = Qt = ∑Qht + ∑Qât Trong đó: Qht: nhiệt hiện thừa Qat: nhiệt ẩm thừa Theo Carrier các nguồn nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩn thừa được tính toán theo sơ đồ dưới đây: Q0 = Qt = ∆Qht +∆Qât Nhiệt hiện thừa Qht do: Bức xạ Q1 ∆t qua bao che Q2 Qua Trần Vách kín Q Q22 21 h Q11 Nền Q23 Nhiệt toả Q3 Nhiệt ẩn thừa Qât do: Người Q4 Do gió tươi QN Đèn Máy Người Người hiện ẩn Q31 Q32 Q4h Q4â Gió tươi hiện QhN Giólọt Q5 Gió tươi ẩn QâN Gió lọt hiện Q5h Nguồn khác Q6 Gió Khác lọt ẩn Q6 Q5â Hình 3.2. Sơ đồ tính các nguồn nhiệt hiện và nhiệt ẩn chính theo Carrier 23 3.3.1. Lượng nhiệt bức xạ qua kính Q11 Khách sạn DENDRO GOLD là một công trình theo hướng Bắc Nam. Đa số các cửa kính đều thẳng đứng theo kiến trúc của công trình, kính được lựa chọn sao cho hạn chế tối đa lượng nhiệt bức xạ mặt trời xâm nhập vào phòng nhưng vẫn đảm bảo đủ độ sáng trong phòng, tạo cảm giác thoải mái và tính thẩm mĩ của công trình. Để xác định hướng nhận bức xạ nhiệt chính của công trình, ta tiến hành tính toán riêng cho từng hướng khác nhau. Nhiệt bức xạ qua kính được xác định theo biểu thức: Q11 = nt x Q11’ (3.1) Trong đó: - nt : Hệ số tác động tức thời, được chọn căn cứ vào hướng bức xạ, thời điểm bức xạ của hướng có nhiệt bức xạ lớn nhất. Hệ số nt = f(gs) với gs ( kg/m2 sàn ) là giá trị mật độ (khối lượng riêng) diện tích trung bình của toàn bộ kết cấu bao che ( bao gồm: tường, trần, sàn ). Giá trị của gs tính như sau: gs = G, + 0.5G,, (kg/m2) Fs (3.2) G’: Khối lượng tường có mặt ngoài tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời và của sàn nằm trên mặt đất (kg). G”: Khối lượng tường không tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn không nằm trên mặt đất (kg). Fs : Diện tích sàn (m2). - Q11' : Lượng nhiệt bức xạ tức thời qua kính vào phòng (W). Vì tất cả các cửa đều lắp kính khác kính cơ bản và bên trong không có rèm che nên Q11' được tính theo công thức sau: Q’11 = FxRFxεcx εđsx εmmx εkhx εmx εr (3.3) Trong đó: - εc: Hệ số ảnh hưởng của độ cao so với mặt nước biển. Được tính theo biểu thức: εc = 1+ H × 0.023 1000 (3.4) Khách sạn được xây dựng có độ cao so với mặt nước biển là khoảng 3m. 24 εc = 1 + - H 3 × 0 .0 2 3 = 1 + × 0 .0 2 3 ≈ 1 1000 1000 ε đs : Hệ số kể đến ảnh hưởng của độ chênh lệch giữa nhiệt độ đọng sương của không khí quan sát so với nhiệt độ đọng sương của không khí ở trên mặt nước biển là 20oC, xác định theo biểu thức: ε đs = 1 − t s − 20 × 0.13 10 (3.5) Dựa vào đồ thị I-d ta xác định được nhiệt độ đọng sương ts = 24.5oC ε đs = 1 − 24.6 − 20 × 0.13 = 0.9415 10 Lấy εđs =0.94. - ε mm :Hệ số ảnh hưởng của mây mù, khi trời không có mây mù thì ε mm = 1 - ε kh : Hệ số ảnh hưởng của khung, khung kim loại chọn ε kh = 1.17 - ε m : Hệ số kính phụ thuộc vào màu sắc, kiểu loại kính khác kính cơ bản - εr: Hệ số mặt trời, kể đến ảnh hưởng của kính cơ bản khi có màn che bên trong kính Toàn bộ cửa sổ, cửa ra vào của các phòng ở khách sạn đều sử dụng một loại kính như nhau: kính trong phẳng, dày 6 mm. Theo bảng 4.3[4,153] ta chọn ε m = 0.94. Vì có rèm che (mành mành màu sáng) nên ta lấy εr = 0.56. Từ đó ta có giá trị các hệ số liên quan được cho ở bảng dưới. Bảng 3.4. Bảng liệt kê giá trị các hệ số liên quan Hệ số εc εđs εmm εkh εm εr Giá trị 1 0.94 1 1.17 0.94 0.56 - F: Diện tích cửa kính có tính cả khung - RF: Bức xạ mặt trời qua cửa kính vào trong phòng (W/m2) RN = RT max W / m2 0.88 ( ) (3.6) Giá trị của RTmax phụ thuộc vào vĩ độ, tháng, hướng của kính. Nha Trang ở vĩ độ 10, tra bảng 4.2 [4,152], ta có các giá trị của RTmax như sau: - Rtmaxbắc = 126 (W/m2) RNbắc = 143.2 (W/m2) 25 - Rtmaxnam = 378 (W/m2) RNnam = 429.5 (W/m2) - Rtmaxđông = 517 (W/m2) RNđông = 587.5 (W/m2) ( ) R F =  0.4 × α K + τ K α m + τ m + ρ K × ρ m + 0.4 × α k × α m  × R N Bảng 3.5. Các thông số của kính và màn che αK - α m ρ K - ρm τK - τm Kính 0.15 0.08 0.77 Mành mành màu sáng 0.37 0.51 0.12 Tính toán ví dụ cho tầng 6 phòng 6F1. Các thông số: - Chiều dài phòng 8.865m, chiều rộng phòng 3.8m. - Lấy vật liệu tường có khối lượng 331 kg/m2, của sàn 720 kg/m2. - Diện tích kính: Fkính hướng Nam = 1.87x1.5 = 2.805 (m2) Xác định giá trị nt Diện tích sàn: Fs = 8.865x3.8 – 1.73x1.03 = 31.9 (m2) Khối lượng tường có mặt ngoài tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời và của sàn nằm trên mặt đất: G’ = 331xFtường tây = 331x8.865x2.35= 6895.6 (kg) Khối lượng tường không trực tiếp tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn và trần không nằm trên mặt đất: G’’= 331x(Ftường đông + Ftường bắc ) + 720x2xFS = 331x(8.865x2.35 + 3.8x2.35) + 720x2x31.9 = 55795 (kg) Thay G’, G”, FS vào công thức, ta có: gs = G, + 0.5G,, 6895.6 + 0.5 × 55795 = = 1093.5 (kg/m2) Fs 31.9 Tra bảng 4.6 [4,156], ta có các giá trị nt: ntnam=0.67 • Tính ví vụ Q11 cho phòng 6F1: Q11 = ntx FxRFxεcx εđsx εmmx εkhx εmx εr Q11 = Fkính hướng Nam xRFnam x ntnam x εcx εđsx εmmxεkhx εmxεr 26 ( ) R Fnam =  0.4 × α K + τ K α m + τ m + ρ K × ρ m + 0.4 × α k × α m  × R Nnam = 429.5x[0.4x0.15+0.77(0.37+0.12+0.08x0.51+0.4x0.15x0.37) = 208.7 (W/m2) Q11 = 0.67x2.805x208.7x1.17x0.94x0.56x0.94x1x1= 227.4 (W) Tương tự tính toán cho tất cả các phòng. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 3.3.2. Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do ∆t: Q21 Mái bằng của phòng điều hòa có 3 dạng: Phòng điều hòa nằm giữa các tầng trong tòa nhà điều hòa khi đó ∆‫ = ݐ‬0, Q21 = 0. Phía trên phòng điều hòa đang tính toán là phòng không điều hòa khi đó ∆t = 0.5(t N − tT ) , k lấy theo bảng 4.15. [4,170]. Trường hợp trần mái có bức xạ mặt trời ( tầng thượng ) thì lượng nhiệt truyền vào phòng gồm 2 thành phần: do bức xạ mặt trời và do chênh lệch nhiệt độ giữa không khí trong nhà và ngoài nhà. Phòng điều hòa nằm giữa các tầng trong một toà nhà điều hòa, nghĩa là bên trên cũng là không gian điều hòa khi đó ∆t = 0. Trong công trình này thì toàn bộ các phòng tầng 20 trên trần không điều hòa do đó có tổn thất nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ, nó chịu 2 thành phần nhiệt là tổn thất nhiệt do bức xạ mặt trời và do chênh lệch nhiệt độ giữa không khí trong nhà và ngoài nhà, bức xạ mặt trời hấp thụ vào mái làm cho mái nóng dần lên, lượng nhiệt hấp thụ một phần truyền qua kết cấu của trần vào không gian điều hòa phía dưới và một phần nhiệt tỏa ngay vào không khí ngoài trời bằng đối lưu và bức xạ. Tính toán nhiệt truyền qua mái và chênh lệch nhiệt độ Q21 Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời mái dần dần nóng lên do hấp thụ nhiệt. Một phần lượng nhiệt hấp thụ tỏa ngay vào không khí ngoài trời do bức xạ và đối lưu. Một phần truyền qua kết cấu mái vào trong phòng điều hòa và tỏa vào trong đó bằng đối lưu và dẫn nhiệt. Chính vì lý do này mà ta cần phải đi xác định lượng nhiệt này. Việc xác định dòng nhiệt này tương đối phức tạp người ta thường tính toán gần đúng bằng biểu thức: Q21 = kxFx∆ttđ (W) Trong đó: F: Diện tích trần (3.7) 27 ∆ttđ: Hiệu nhiệt độ tương đương ∆ttđ = 1 do có mái che tN: Nhiệt độ không khí ngoài trời, tN = 33.7 (oC) tT: Nhiệt độ không khí bên trong không gian điều hòa, tT = 25 (oC) k - hệ số truyền nhiệt qua mái, phụ thuộc vào kết cấu và vật liệu làm mái 12345- Gạch nung màu. Vật liệu cách ẩm. Vật liệu cách nhiệt. Lớp vữa xi măng. Lớp bê tông cốt thép. Hình 3.3. Kết cấu trần mái Tra bảng 4.9 [4,163] : trần bê tông dày 150 mm lớp vữa xi măng cát dày 25 mm trên có lớp bitum, 437 (kg/m2). Ta chọn k = 1.62. • Tính ví dụ cho phòng 6F1 : do phòng 6F1 nằm giữa các phòng điều hòa nên ta có Q21 =0. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 3.3.3. Nhiệt hiện truyền qua vách Q22 Nhiệt truyền qua vách Q22 bao gồm 2 thành phần: - Do chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong nhà ∆t = tN - tT - Do bức xạ mặt trời vào tường, tuy nhiên ta coi lượng nhiệt này là không đáng kể. Nên nhiệt truyền qua vách chủ yếu là do chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài nhà. Nhiệt truyền qua vách được tính theo biểu thức sau: Q22 = ∑Qi = kixFix∆t (3.8) = Q22t + Q22k + Q22g (W) Trong đó: ki: Hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, kính, gỗ (W/m2K) Fi: Diện tích tường,kính,gỗ tương ứng (m2) Nhiệt truyền qua tường Q22t Nhiệt truyền qua tường được xác định theo biểu thức: Q22t = ∑kxFx∆t (W) (3.9) 28 Trong đó: F: Diện tích tường (m2) k: Hệ số truyền nhiệt qua tường và được xác định theo biểu thức: k= 1 ρ 1 1 +∑ i + αN λi α T (W/m2K) (3.10) αN: Hệ số tỏa nhiệt phía ngoài tường [3,166]. - Khi tiếp xúc với không khí ngoài trời, ta chọn αN = 20 (W/m2K) - Khi tường tiếp xúc với không gian đệm (hành lang) αN = 10 (W/m2K) αT: Hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà, αT = 10 (W/m2K) [3,166] δi: Độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường (m) λi: Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường (W/mK) Theo kết cấu xây dựng của tường bao đã cho ở bảng 2.2, ta xác định được hệ số truyền nhiệt k của tường bao: - Với tường tiếp xúc với không khí ngoài trời: k= 1 = 2.03 (W/m2K) 1 0.025 0.15 1 + 2× + + 20 0.93 0.52 10 ∆t: Độ chênh lệch nhiệt độ (oC) - Đối với tường tiếp xúc với không khí ngoài trời: ∆t = tN – tT = 33.7 – 25 = 8.7 (oC) Vậy theo biểu thức (3.9) nhiệt truyền qua tường là: Q22t = Fx2.03x8.7 (W) Có 3 trường hợp xảy ra : - Trường hợp 1 : tường tiếp xúc với phòng điều hòa. - Trường hợp 2 : tường không tiếp xúc với phòng điều hòa (tiếp xúc với không khí bên ngoài). - Trường hợp 3 :tường tiếp xúc với hành lang. Đối với 3 trường hợp này, ta coi chênh lệch nhiệt độ giữa mặt tường có tiếp xúc với phòng có điều hòa ∆t = 0, do đó ta chỉ tính toán đối với mặt tiếp xúc với không khí bên 29 ngoài và tiếp xúc với hành lang. Đối với tường tiếp xúc với hành lang ta có chênh lệch nhiệt độ ∆t = 28 – 25 = 3 oC. • Tính toán ví dụ đối với phòng 6F1 Các thông số kỹ thuật của phòng 6F1 : - Tường Đông tiếp xúc với phòng điều hòa 6F2 và tiếp xúc với hành lang. - Tường Nam, Tây tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài. - Tường Bắc tiếp xúc với phòng điều hòa 6F15. Nhiệt truyền qua tường hướng Tây, Nam, Đông vào phòng 6F1: FT = 8.865 x 2.35 = 20.8 (m2) FN = 1.87 x (2.35 - 1.5) = 1.6 (m2) FĐ = 1.615 x 2.35 - 0.9 x 2.1 = 1.905 (m2) Q6F122t =( FT+FN)x2.03x8.7 + FĐx2.03x3 =(20.8+1.6)x2.03x8.7 + 1.905x2.03x3 = 406.9 (W) Vậy nhiệt truyền qua tường hướng vào phòng 6F1: Q6F122t =406.9 (W) Tính toán tương tự đối với từng phòng riêng biệt, ta tính được lượng nhiệt truyền qua tường xâm nhập vào từng phòng. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. Nhiệt truyền qua kính Q22k Nhiệt truyền qua kính được xác định theo biểu thức: Q22k = ∑kkxFkx∆t (W) (3.11) Trong đó: Fk: Diện tích kính (m2) ∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài cửa - Với cửa tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời: ∆t = tN – tT = 33.7 – 25 = 8.7 (oC) kk: Hệ số truyền nhiệt qua cửa kính (W/m2K) Cửa sử dụng loại kính trong phẳng, khung kim loại. Tra bảng 4.13 [4,169], ta có hệ số truyền nhiệt qua cửa kính kk = 5.89 (W/m2K). • Tính ví dụ cho phòng 6F1 Một số thông số kỹ thuật liên quan: 30 Tổng diện tích kính của sổ hướng Nam: F6F1nam = 2.805 (m2) Do không tiếp xúc hành lang đệm nên ta chọn hiệu nhiệt độ ∆t = 8.7 (oC). Vậy theo biểu thức tổng lượng nhiệt truyền qua kính của phòng 104 là: Q6F122k =∑ Fxkx∆t = 2.805x5.89x8.7=104 (W) Các phòng còn lại tính toán tương tự. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. Nhiệt truyền qua gỗ Q22g Nhiệt truyền qua kính được xác định theo biểu thức: Q22g = ∑kgxFgx∆t (W) (3.12) Trong đó: Fg: Diện tích gỗ (m2) ∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài cửa - Với cửa tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời: ∆t = tN – tT = 33.7 – 25 = 8.7 (oC) - Với cửa tiếp xúc với hành lang: ∆t = 28 – 25 =3 (oC) kg: Hệ số truyền nhiệt qua cửa kính (W/m2K) Tra bảng 4.12 [4,169] ta có hệ số truyền nhiệt qua cửa gỗ kg = 2.65 (W/m2K). • Tính ví dụ cho phòng 6F1 Vậy theo biểu thức tổng lượng nhiệt truyền qua gỗ của phòng 6F1 là: Q6F122g =∑ F.k.∆t = 1.73x2.35x2.65x8.7 + 0.9x2.1x2.65x3=108.75 (W) Vậy tổng nhiệt truyền qua vách xâm nhập vào phòng 6F1 ∑Q22 = ∑Q22t + ∑Q22k + ∑Q22g = 406.9+104+108.75 = 619.65 (W) Các phòng còn lại tính toán tương tự. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 3.3.4. Nhiệt hiện truyền qua sàn Q23 Nhiệt hiện truyền qua nền được xác định theo biểu thức sau: Q23 = knềnxFnềnx∆t (W) Trong đó: - Fnền: Diện tích nền (m2) - ∆t: Hiệu nhiệt độ bên ngoài và bên trong phòng (oK) (3.13) 31 - knền: Hệ số truyền nhiệt qua sàn hoặc nền (W/m2K) Ở đây xảy ra 3 trường hợp: - Sàn ngay trên mặt đất, lấy k của sàn bê tông dày 300 mm, ∆t = tN – tT . - Sàn đặt trên tầng hầm hoặc phòng không điều hòa, ∆t = 0.5x(tN – tT). - Sàn giữa 2 phòng điều hòa, Q23 = 0. Như vậy đối với tòa nhà này thì chỉ có sàn của tầng hầm đặt trực tiếp trên mặt đất còn sàn của các tầng còn đặt giữa hai phòng có điều hòa hoặc trên phòng không điều hòa. • Tính ví dụ cho phòng 6F1: sàn tầng 6F1 đặt trên phòng điều hòa nên ta có Q6F123 =0 Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 3.3.5. Nhiệt hiện toả ra do đèn chiếu sáng Q31 Nhiệt hiện tỏa ra do đèn chiếu sáng được xác định theo biểu thức sau: Q31= ntxnđxQ (W) (3.14) Trong đó: Q: Tổng nhiệt tỏa ra do chiếu sáng nt: Hệ số tác dụng tức thời của đèn chiếu sáng, tra bảng 4.8. [4,158] được nt =0.87 nđ: Hệ số tác dụng đồng thời của đèn chiếu sáng, [4,172] được nđ =0.5 • Tính ví dụ cho phòng 6F1 Bóng đèn được sử dụng trong phòng bao gồm: - 2 đèn bàn 60W dung dimmer - 1 đèn down light 18W - 1 đèn bàn 60W dung công tắc - 2 đèn áp trần 16W - 5 đèn down light bóng halogen 50W Theo biểu thức ta có: Q6F131 = ntxnđxQ = (2x60+18+16x2+5x50+60)x0.87x0.5 = 208.8 (W) Các phòng khác tính tương tự. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 3.3.6. Nhiệt hiện toả ra do máy móc Q32 Khi trong phòng được trang bị các máy móc thiết bị dụng cụ điện như: ti vi, máy tính, radio, máy sấy, bàn là, máy in, máy photo, máy chiếu… 32 Các loại máy móc thiết bị này khi hoạt động sẽ tỏa ra một nguồn nhiệt. Nguồn nhiệt này được xác định như sau: Theo [4,172] thì có 3 trường hợp xảy ra. Ở đây ta tính toán đối với trường hợp “động cơ điện và máy móc đều nằm trong phòng điều hòa ”. Q32 = ∑ N (W) (3.15) Trong đó: N: Công suất điện ghi trên dụng cụ điện (W) • Tính ví dụ cho phòng 6F1 Trang thiết bị phòng 6F1 bao gồm: - 1 ti vi 200W - 1 tủ lạnh 500W - 1 bình nóng lạnh 1000W Tổng công suất điện ghi trên thiết bị điện: Q6F132 = ∑ N = 200+500+1000 = 1700 (W) Các phòng khác tính toán tương tự. Vậy tổng nhiệt Q3 do chiếu sáng và máy móc thiết bị tỏa ra trong phòng 6F1: Q6F13 = 1700+208.8=1908.8 (W) Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 3.3.7. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏa Q4 Nhiệt hiện do người tỏa vào phòng Q4h Nhiệt hiện do người tỏa vào phòng chủ yếu bằng đối lưu và bức xạ và được xác định theo biểu thức: Q4h = nxnđxqh (W) (3.16) Trong đó: - n: Số người ở trong phòng điều hòa . - qh: Nhiệt hiện tỏa ra từ 1 người (W/người). Theo bảng 4.18. [4,175], đối với khách sạn chọn qh = 65 (W/người). - nđ : hệ số tác dụng không đồng thời.Theo [3,174] chọn nđ=0.8. 33 • Tính ví dụ cho phòng 6F1: Nhiệt hiện do người tỏa ra Q4h Phòng 6F1 được thiết kế có sức chứa khoảng 4 người. Do đó nhiệt hiện do người tỏa ra : Q4h = 4x65x0.8 = 208 (W) Các phòng khác tính toán tương tự. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4â Nhiệt ẩn do người tỏa ra được xác định theo biểu thức: Q4â = nxqâ (W) (3.17) Trong đó: n: Số người trong phòng điều hòa (đã xác định ở trên) qâ: Nhiệt ẩn do 1 người tỏa ra (W/người). Theo bảng 4.18 [4,175], đối với khách sạn ta chọn qâ = 65 (W/người). Tính ví dụ cho phòng 6F1: Phòng 6F1 được thiết kế có sức chứa khoảng 4 người. Do đó nhiệt ẩn do người tỏa ra : Q4â = 4x65 = 260 (W) Các phòng khác tính toán tương tự . Tổng nhiệt do người tỏa ra phòng 6F1: ∑Q6F14 = ∑Q4h + ∑Q4â = 260+208 = 468 (W) Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 3.3.8. Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi đem vào QhN, QâN Để đảm bảo nguồn oxi cho con người bên trong phòng điều hòa thì luôn có một lượng gió tươi được cấp vào phòng. Do gió tươi bên ngoài có các thông số IN, tN, dN, cao hơn so với không khí bên trong phòng nên khi cấp gió tươi vào phòng thì gió tươi sẽ tỏa ra một lượng nhiệt hiện QhN và một lượng nhiệt ẩn QâN. QN = QhN + QâN (W) (3.18) QhN = 1.2xnxlx(tN - tT) (W) (3.19) QâN = 3.0xnxlx(dN – dT) (W) (3.20) Trong đó: n: Số người trong phòng điều hòa l: Lưu lượng không khí tươi cung cấp cho một người trong 1 giây (l/s) 34 Theo bảng 4.19. [4,176] chọn l = 7.5 (l/s) tN, tT: Nhiệt độ ngoài và trong phòng điều hòa dN, dT: Ẩm dung của không khí ngoài và trong nhà (g/kgkkk) Các số liệu: tN, tT, dN, dT là những thông số thiết kế được lựa chọn và liệt kê chi tiết trong bảng 3.1, 3.2 và 3.3. • Tính ví dụ cho phòng 6F1 Phòng 6F1 có sức chứa 4 người do đó lượng nhiệt do gió tươi mang vào được tính toán như sau: - Theo biểu thức nhiệt hiện do gió tươi mang vào không gian tầng: QhN – 6F1 = 1.2 x 4 x 7.5 x ( 33.7 – 25 ) = 312.2 (W) - Theo biểu thức nhiệt ẩn do gió tươi mang vào không gian tầng: QâN – 6F1 = 3.0 x 4 x 7.5 x ( 19.4 – 12.5 ) = 621 (W) Vậy theo biểu thức tổng lượng nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào trong không gian tầng là: QN – 6F1 = 312.2 + 621 = 933.2 (W) Các phòng khác tính tương tự. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 3.3.9. Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5h và Q5a Thông thường không gian điều hòa phải được làm kín để chủ động kiểm soát lượng gió tươi cấp cho phòng nhằm tiết kiệm năng lượng tuy nhiên luôn có hiện tượng rò lọt không khí qua các khe cửa sổ, cửa ra vào và khi mở cửa. Hiện tượng này càng xảy ra mạnh khi chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời càng lớn. Khí lạnh có xu hướng thoát ra ở phía dưới cửa và khí nóng ngoài trời lọt vào phía trên cửa. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt mang vào được xác định như sau: Q5h = 0.39xξ.Vx(tN - tT) (W) (3.21) Q5â = 0.84xξxVx(dN - dT) (W) (3.22) Trong đó : V: Thể tích của phòng (m3) tN, tT: Nhiệt độ ngoài và trong phòng điều hòa dN, dT: Ẩm dung của không khí ngoài và trong nhà (g/kgkkk) ξ: Hệ số kinh nghiệm, xác định theo bảng 4.20. [4,177]. 35 • Tính ví dụ cho phòng 6F1 - Thể tích của phòng: V = 3.8x8.865x2.35 – 1.73x1.03x2.35 = 75 (m3). - ξ: Hệ số kinh nghiệm, tra bảng 4.20. [3,177] ta chọn ξ = 0.7. - Nhiệt độ ngoài và trong phòng điều hòa:tN = 33.70C, tT = 25oC. - Ẩm dung của không khí ngoài và trong nhà: dN = 19.4 (g/kg), dT = 12.5 (g/kg). Theo biểu thức nhiệt hiện do gió lọt mang vào: Q5h = 0.39 x75x0.7x ( 33.7 – 25 ) = 178 (W) Theo biểu thức nhiệt ẩn do gió lọt mang vào: Q5â = 0.84 x 75 x0.7x ( 19.4– 12.5 ) = 304.3 (W) Vậy theo biểu thức tổng lượng nhiệt hiện và ẩn do gió lọt mang vào trong không gian tầng là: Q5 – 6F1 = 178 + 304.3 = 482.3 (W) Các phòng khác tính tương tự. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 3.3.10. Các nguồn nhiệt khác Q6 Ngoài 6 nguồn nhiệt đã nêu ở trên còn có các nguồn nhiệt khác ảnh hưởng tới phụ tải lạnh như: - Nhiệt hiện và ẩn tỏa ra từ các thiết bị trao đổi nhiệt, các đường ống dẫn môi chất nóng hoặc lạnh đi qua phòng điều hòa. - Nhiệt tỏa từ quạt và nhiệt tổn thất qua đường ống gió làm cho không khí lạnh bên trong nóng lên… Tuy nhiên các tổn thất nhiệt trong các trường hợp trên là nhỏ nên ta có thể bỏ qua. Do đó ta coi Q6 = 0 (W). 3.3.11. Phụ tải lạnh Sau khi xác định và tinh toán xong các thành phần nhiệt thì phụ tải lạnh chính là tổng của các thành phần nhiệt: Q0 = Qt = ∑Qht + ∑Qât = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 + QN (W) Tính ví dụ cho phòng 6F1 Q0 = 227.4+619.65+1908.8+468+482.3+933.2 = 4638 (W) 36 Bảng3.6. Thống kê phụ tải lạnh tất cả các phòng điều hòa Tầng Tầng hầm Phòng (m2) Q0(kW) Phòng điều khiển 17.5 3.6 VP buồng + kho buồng 48.5 7.1 Phòng lễ tân Tầng 1 Diện tích sàn Sảnh chính 397 70 Quầy lưu niệm Văn phòng 12.1 2.8 Phòng họp 39.6 9 Phòng giám đốc 25.62 5.6 Phòng kinh doanh 16.6 3.6 Phòng kế toán 17.6 3.6 Phòng nhân sự 21.83 3.6 Tầng 3 Nhà hàng 389 90 Tầng 4 Nhà hàng tiệc cưới 389 90 Phòng kỹ thuật 24.5 3.6 Phòng nghỉ nhân viên nữ 26 3.6 26 3.6 Nhà ăn nhân viên 100 20.2 Phòng GYM 72 14.2 Phòng spa 1 12.35 2.2 Phòng spa 2 11 2.2 Phòng spa 3 10.25 2.2 Phòng spa 4 11.2 2.2 Phòng spa 5 11 2.2 Phòng spa 6 9.52 2.2 Phòng spa 7 8.59 2.2 Tầng 2 Tầng 4B Phòng nghỉ nhân viên nam Tầng 5 Tầng 5B 37 Tầng 6~19 Phòng y tế 12.2 2.2 Phòng nhân viên 7.2 2.2 Phòng thư giãn 51.6 9 Phòng nghỉ 6F1 35,8 4.64 Phòng nghỉ 6F2 27 3.464 Phòng nghỉ 6F3 27 3.464 Phòng nghỉ 6F4 35,8 3.94 Phòng nghỉ 6F5 25 4.135 Phòng nghỉ 6F6 25 4.03 Phòng nghỉ 6F7 25 4.09 Phòng nghỉ 6F8 25 4.03 Phòng nghỉ 6F9 25 4.03 Phòng nghỉ 6F10 25 4.03 Phòng nghỉ 6F11 30 4.9 Phòng nghỉ 6F12 30 4.41 Phòng nghỉ 6F13 30 3.8 Phòng nghỉ 6F14 25 3.88 Phòng nghỉ 6F15 25 3.87 Phòng tập thể 43.7 5.6 49 9 30.7 5.6 17.4 2.8 15 2.8 52 11.2 Phòng khách Phòng ngủ Tầng 20 Căn hộ A 1 Phòng ngủ 2 Phòng ngủ 3 Căn hộ B Phòng khách 38 Phòng ngủ 1 18.7 2.8 17 2.8 Phòng ngủ 2 Từ các kết quả tính toán trên ta xác định được phụ tải lạnh của cả công trình : Q0 = Qt = ∑Qht + ∑Qât = 1255.5 (kW) 3.4. Thành lập và tính toán sơ đồ hệ thống điều hòa không khí 3.4.1. Các quá trình cơ bản trên ẩm đồ Từ khi Willis.H.Carrier phát minh ra máy điều hòa không khí năm 1902, kể từ đó đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong công nghệ, nhưng tất cả các hệ thống vẫn hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản là: không khí nóng (lạnh) trong phòng được hút vào máy điều hòa không khí, được lọc tách ẩm và làm lạnh (nóng) sau đó được thổi trở lại phòng. Lượng nhiệt hấp thụ từ không khí qua dàn trao đổi nhiệt được thải ra môi trường bên ngoài. 3.4.1.1. Quá trình sưởi nóng không khí đẳng 1 i2 dung ẩm i1 Sau khi được sưởi ấm trong dàn nóng hoặc Calorife, nhiệt độ của không khí tăng lên từ t1 tới 1 2 t1 t2 ϕ ϕ = 100 % ϕ quá trình của không khí ẩm: 2 Các nguyên tắc điều hòa không khí dựa trên d1 = d2 t2, độ ẩm của không khí giảm xuống từ ϕ1 tới ϕ2 (ϕ20 N O N ϕ Không khí sau đi qua dàn lạnh để làm V ϕ 3.4.1.2. Quá trình làm lạnh và khử ẩm ϕ =10 0 q12 = I2 – I1 (kJ/kg) t d d V + Lượng ẩm tách ra ∆d = dN – dV t V t N Hình 3.5.Quá trình làm lạnh và khử ẩm N V 39 Dòng không khí (1) ngoài trời có lưu i3 tuần hoàn (2) lưu lượng G2 thì ta có điểm i2 hòa trộn (3) nằm trên đoạn 1-2 và chiều 3 2 G1 a 23 = = G2 b 13 Các thông số điểm (3): I1 × a + I 2 × b a +b + d3 = d1 × a + d 2 × b a+b t t 3 1 d 3 d 2 t 1 Hình 3.6. Quá trình hòa trộn không khí G = G 3 = G1 + G 2 nước I A =c on st D ϕ A + I3 = 2 d ϕ a +b t ϕ= 100 % φ1 × a + φ2 × b 3.4.1.4. Quá trình gia ẩm bằng nước và hơi C B Khi phun nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ của không khí, quá trình tăng ẩm theo đường A-B, gần như trùng với đường IA = const. Thực tế người ta thường coi quá trình tăng ẩm lấy theo đường I = const. Khi phun nước, nhiệt độ không khí giảm do nước bốc hơi. t =const - 1 b a dài a, b có tỷ lệ nghịch với lưu lượng: + ϕ= i1 lượng G1 (kg/h) được hò với không khí + φ3 = 100 % 3.4.1.3. Quá trình hòa trộn không khí dA A tA t Hình 3.7. Quá trình tăng ẩm bằng cách + IA = IB = const + dB> dA + ϕB>ϕA + tB< tA - Khi phun hơi để tăng ẩm, ta có thể thực hiện được quá trình tăng ẩm đẳng nhiệt tA = tC hoặc thậm chí tăng nhiệt độ tD> tA. 40 ϕ trên trục tung làm điểm gốc cho các tia quá o εh ϕ trình thì ẩm đồ lấy điểm gốc G ở t = 24 C và ϕ ϕ = 50 %. Thang chia hệ số nhiệt hiện đặt ở bên phải ẩm đồ. 0,8 G 0,9 1,0 3.4.3. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF: εhf Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (εhf) là tỷ t 24 o C số giữa thành phần nhiệt hiện trên tổng thành (SHF) Đồ thị I-d lấy điểm gốc I = 0 và t = 0oC = 50 % =10 0% 3.4.2. Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF: εh phần nhiệt hiện và ẩn của phòng chưa tính đến thành phần nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi và gió lọt mang vào không gian điều hòa. ε hf = Hình 3.8. Điểm gốc và thang chia hệ số nhiệt hiện trên ẩm đồ Qhf Qhf + Qâf (3.23) Trong đó: Qhf: Tổng nhiệt hiện của phòng (không có nhiệt hiện của gió tươi, gió lọt) (W) Qâf: Tổng nhiệt ẩn của phòng (không có nhiệt ẩn của gió tươi, gió lọt) (W) Hệ số nhiệt hiện phòng biểu diễn tia qua trình tự biến đổi không khí trong buồng lạnh V – T. Đây là quá trình không khí sau khi vào phòng nhận nhiệt thừa, ẩm thừa ở trong phòng và tự thay đổi trạng thái. Đường biểu diễn này là đường hệ số nhiệt hiện của phòng: εhf • Tính ví dụ cho phòng 6F1 Từ kết quả tính toán tải nhiệt được thống kê ta có tổng các thành phần nhiệt hiện, nhiệt ẩn xâm nhập vào từng phòng. Đối với phòng 6F1 ta có: - Tổng nhiệt hiện của phòng (không có nhiệt hiện của gió tươi, gió lọt) là: Qhf = Qh – ( QhN + Q5h ) = 3.4527– (178+312.2)/1000 = 2.96 (kW) - Tổng nhiệt ẩn của phòng không có nhiệt ẩn của gió tươi là: Qâf = Qâ – ( QâN + Q5â ) = 1.1853– (304.3+ 621 )/1000= 0.26 (kW) 41 Vậy hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (εhf) là: ε hf = Qhf Qhf + Qâf = 2.96 = 0.92 2.96 + 0.26 Các phòng khác tính tương tự. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 3.4.4. Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF: εht Hệ số nhiệt hiện phòng GSHF (εht) là tỷ số giữa thành phần nhiệt hiện trên tổng thành phần nhiệt hiện và ẩn của phòng có tính đến thành phần nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi và gió lọt mang vào không gian điều hòa. ε ht = Qh Q = h Qh + Qâ Qt (3.24) Trong đó: Qh: Thành phần nhiệt hiện có kể đến phần nhiệt hiện do gió tươi và gió lọt đem vào phòng (W). Qt: Tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn có kể đến phần nhiệt do gió tươi và gió lọt đem vào, hay chính là tổng nhiệt thừa ( tải lạnh của phòng ): Qt = Q0 (W). Hệ số nhiệt hiện tổng chính là độ nghiêng của tia quá trình từ điểm hòa trộn H đến điểm thổi vào V. Đây là quá trình không khí sau khi hòa trộn, đi qua thiết bị xử lý không khí ( TBXL ), thải nhiệt hiện, nhiệt ẩn để biến đổi từ trạng thái H đến trạng thái O. • Tính ví dụ cho phòng 6F1 Từ kết quả tính toán tải nhiệt được thống kê ta có tổng các thành phần nhiệt hiện, nhiệt ẩn xâm nhập vào phòng 6F1: - Thành phần nhiệt hiện có kể đến phần nhiệt hiện do gió tươi và do gió lọt: Qh = 3.45 (kW) - Tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn có kể đến phần nhiệt do gió tươi gió lọt đem vào: Qt = Qo = 4.638 (kW) Vậy theo công thức hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (εht) là: ε ht = Qh Q = h = 3.45 = 0.74 Qh + Qâ Qt 4.638 Các phòng khác tính tương tự. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 42 3.4.5. Hệ số đi vòng: εBF Hệ số đi vòng bypass εBF: là tỷ số giữa lượng không khí đi qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt ẩm với dàn với tổng lượng không khí thổi qua dàn lạnh. Hệ số này có thể chọn theo kinh nghiệm, theo bảng 4.22.[4,191] ta chọn εBF = 0.05. 3.4.6. Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF: εhef Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF (εhef): Là tỷ số giữa nhiệt hiện hiệu dụng của phòng và nhiệt hiện tổng hiệu dụng của phòng: ε ht = Qhef Qhef + Qâef Qhef = Qef (3.25) Trong đó: Qhef: Nhiệt hiện hiệu dụng của phòng ERSH Qhef = Qhf + εBFx(QhN+ Q5h) (3.26) Qâef: Nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng ERLH Qâef = Qâf + εBFx(QâN+Qâ5) (3.27) QhN, Q5h: Nhiệt hiện gió tươi, gió lọt mang vào (W) QâN, Qâ5: Nhiệt ẩn gió tươi, gió lọt mang vào (W) Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng dùng để xác định điểm đọng sương S khi kẻ đường song song với G-εhef qua điểm T thì S chính là giao điểm của nó với đường φ = 100%. • Tính ví dụ cho phòng 6F1 - Nhiệt hiện hiệu dụng của phòng ERSH, Qhef: Qhef = Qhf + εBFx(QhN+ Q5h) = 2.96+ 0.05x(178+312.2)/1000 = 2.985 (kW) - Nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng ERLH, Qâef: Qâef = Qâf + εBFx(QâN+Qâ5)= 0.26 + 0.05x(304.3 + 621 )/1000= 0.31 (kW) Vậy theo công thức hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF (εhef) là: ε hef = Qhef Qhef + Qâef = Qhef Qef = 2.985 = 0 .9 2.985 + 0.31 Các phòng khác tính tương tự. Kết quả tính toán xem phụ lục 1. 3.4.7. Các bước xác định các điểm trên ẩm đồ Sau khi tính toán được các các hệ số đặc trưng của sơ đồ điều hòa không khí: εhf , εt , εhef , 43 εBF , ta có thể xác định được các điểm nút N, T, H, O, V, S của sơ đồ điều hòa không khí một cấp được chọn bằng cách biểu diễn chúng trên đồ thị t – d. Qua đồ thị ta có thể thấy được mối quan hệ giũa các điểm nút cũng như quá trình biến đổi của không khí trong hệ thống điều hòa không khí. d SHF (εh ) ϕ = 100% N1 1-BF BF C O S V GSHF(εht ) ESHF(εhef) RSHF(εhf) H T G 1 24 o C ts t Hình 3.9. Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp với các hệ số nhiệt hiện, hệ số đi vòng và quan hệ qua lại với các điểm H, T, O, S, N • Xác định các điểm nút trên sơ đồ: - Xác định điểm T ( tT, ߮T ), N ( tN, ߮N ), và G ( 24oC, 50% ). - Qua T kẻ đường song song với G - εhef , cắt ߮ = 100% ở S, ta xác định được nhiệt độ đọng sương tS. - Qua S kẻ đường song song với G - εht , cắt NT tại H, ta xác định được điểm hòa trộn H. - Qua T kẻ đường song song với G - εhf , cắt SH tại O. Khi bỏ qua tổn thất nhiệt từ quạt gió và từ đường ống gió ta có thể coi O = V là điểm thổi vào. Xác định nhiệt độ đọng sương Nhiệt độ đọng sương của thiết bị là nhiệt độ mà khi ta tiếp tục làm lạnh hỗn hợp không khí tái tuần hoàn và không khí tươi (có trạng thái hòa trộn H) qua điểm V theo đường εht thì không khí đạt trạng thái bão hòa φ = 100% tại điểm S. Điểm S chính là điểm đọng sương và nhiệt độ tại điểm đó ts chính là nhiệt độ đọng sương của thiết bị. Để xác định được nhiệt độ đọng sương của thiết bị ta có thể sử dụng sơ đồ trên đồ thị t-d như đã trình bày ở trên. 44 Ngoài ra ta có thể căn cứ vào mối quan hệ giữa nhiệt độ đọng sương của thiết bị với hệ số nhiệt hiện hiệu dụng εhef theo bảng 4.24. [4,194]. Bảng 3.7. Thông số các điểm nút tra được trên đồ thị Thông Điểm N Điểm H Điểm T Điểm S Điểm O=V t oC 33.7 26.4 25 17.5 19 ts o C 24.5 19.2 18 17.5 17.7 i(kJ/kg) 84.5 62.5 58 50 52 ϕ(%) 59 64.5 65 100 94 d (g/kg) 19.4 14 12.5 12.4 12.8 số Kiểm tra hiệu nhiệt độ phòng và nhiệt độ thổi vào: tVT = tT – tV = 25 – 19 = 5< 10 K thỏa mãn và đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Lưu lượng không khí tuần hoàn qua dàn lạnh: L= Q hef 1.2 × ( tT − t s ) × (1 − ε BF ) L – Lưu lượng không khí (l/s) Qhef – Nhiệt hiện hiệu dụng của phòng (W) ts, tT – Nhiệt độ đọng sương và nhiệt độ trong phòng (oC) εBF – Hệ số đi vòng. L= Qhef 1.2 × (tT − t s ) × (1 − ε BF ) = 2985 = 349 ( l / s ) 1.2 × (25 − 17.5) × (1 − 0.05 ) 45 CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG 4.1. Chọn máy làm lạnh nước water chiller 4.1.1. Khái niệm chung Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên hệ thống điều hòa không khí phần lớn đã được chế tạo thành các tổ hợp máy nguyên cụm hoàn chỉnh hoặc các tổ hợp máy gọn...vừa đảm bảo chất lượng, tuổi thọ, độ tin cậy cao của hệ thống, vừa đơn giản được nhiều công việc lắp đặt, căn chỉnh, vận hành,chạy thử tải hiện trường. Cùng với việc chọn phương án điều hòa không khí thì việc chọn máy và thiết bị cũng rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng công trình, khả năng đảm bảo về mặt kỹ thuật cũng như chế độ vận hành máy móc thiết bị. Khi chọn máy cho hệ thống điều hòa không khí cần thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phải chọn máy có đủ năng suất lạnh yêu cầu ở đúng chế độ làm việc đã tính toán. Nếu do đòi hỏi của nhà chủ đầu tư hoặc do tính chất quan trọng của công trình đôi khi ta phải chọn cần có năng suất lạnh dự trữ. Tổng năng suất lạnh của máy phải lớn hơn năng suất lạnh tính toán ở chế độ làm việc thực tế đã cho. - Phải chọn máy có năng suất gió đạt yêu cầu thiết kế. Nếu không đạt được yêu cầu năng suất gió thì hệ thống điều hòa không khí không đạt được năng suất lạnh tính toán, do chế độ lệch khỏi chế độ mà máy có thể sản sinh ra năng suất lạnh yêu cầu. 4.1.2. Công suất lạnh Tổng nhiệt tải của cả không gian điều hòa phải nhỏ hơn hoặc bằng với năng suất lạnh của máy làm lạnh nước thì mới đạt được yêu cầu thực tế. Phụ tải lạnh của khách sạn DENDRO GOLD là: Q0 = ∑Q i = ∑ (Q h + Qâ ) = 1255.5 (kW) 4.1.3. Chọn máy Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước (water cooled water chiller) thường có năng suất lạnh tiêu chuẩn ở chế độ làm việc như sau: - Nhiệt độ nước vào và ra khỏi thiết bị bay hơi là: tR = 12oC, tv = 7 (oC) - Nhiệt độ nước giải nhiệt vào và ra khỏi thiết bị ngưng tụ là: 46 tw1 = 30oC, tw2 = 35 (oC) - Nhiệt độ sôi và nhiệt độ ngưng của môi chất: to = 2oC tk = tw2 + tmin = 35 + 5 = 40 (oC) Tra đồ thị lgp-i của Freon R-134a ta được các thông số sau: qo = i1- i4 = 700 – 557 = 143 (kJ/kg) qk = i2- i3 = 726 – 557 =169 (kJ/kg) Lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống: m= Qo 1255.5 = = 8.8 qo 143 (kg/s) Năng suất nhiệt thải ra ở bình ngưng Qk: Qk = m × qk = 8.8 ×169 = 1478.4 (kW) Từ catalog của hãng Carrier ta chọn máy làm lạnh nước (water chiller) có các thông số kỹ thuật như sau: Máy làm lạnh nước (water chiller): chọn 2 máy Model: 30XW200 Công suất lạnh Q0: Q0 = 672.1 (kW) Lưu lượng nước: 28.9 (l/s) Tổn thất áp suất dàn lạnh: 46 (kPa) Tổn thất áp suất dàn ngưng: 58.3 (kPa) Môi chất lạnh: R-134a Giải nhiệt dàn ngưng bằng nước, nước làm làm mát nhờ tháp giải nhiệt. 47 Hình 4.1. Máy làm lạnh nước Chiller Carrier 4.2. Tính chọn FCU FCU là các thiết bị trao đổi nhiệt, gồm các dàn ống có cánh bên ngoài, nước lạnh chảy trong ống. FCU có nhiều loại như treo tường, tủ tường, đặt sàn, giấu tường, treo trần và giấu trần nhưng thông dụng nhất vẫn là treo trần và giấu trần không khí nhờ quạt thổi ngang qua dàn ống. Các FCU được bố trí ngay trong phòng điều hoà để làm lạnh không khí ngay trong phòng. Thường dung các FCU cho các phòng ít người, văn phòng, phòng ở… Ưu điểm của FCU là gọn nhẹ, dễ bố trí, nhưng nhược điểm là không có cửa lấy gió tươi, nếu muốn lấy gió tươi thì cần phải bố trí hệ thống lấy gió tươi. FCU có thể chọn từ các hãng : Carrier, Traine, Daikin… Với các điều kiện tương đối phù hợp với trang thái không khí trong phòng và ngoài nhà. Nhiệt độ nước lạnh vào dàn FCU là 7°C Nhiệt độ nước ra khỏi dàn FCU là 12°C Hiệu nhiệt độ ra vào FCU là δ t = 5 °C Dựa vào lượng nhiệt tổn thất của từng phòng ta chọn FCU của hãng Carrier như sau: 48 Bảng 4.1. Đặc tính kỹ thuật của FCU Loại FCU Model Năng suất Lưu lượng Tổn thất áp lạnh(kW) nước(l/s) suất nước(kPa) Lưu lượng gió(l/s) FCU1 42CED0034 2.23 0.06 142 8.8 FCU2 42CET0033 2.79 0.12 142 22.5 FCU3 42CET0053 3.8 0.163 236 14.8 FCU4 42CET0054 4.28 0.183 236 22.2 FCU5 42CET0064 4.87 0.209 283 7.4 FCU6 42CED0084 5.63 0.151 378 20.2 FCU7 42CED0144 9.1 0.245 661 15.2 FCU8 42CET0084 7.25 0.312 378 17.9 FCU9 42CET0143 10.95 0.471 661 23.7 FCU10 42CD0144 13.7 0.6 671 29.8 Hình 4.2. Dàn lạnh FCU Carrier 49 Bảng 4.2. Số lượng các FCU từng phòng Tầng Phòng Số lượng Loại FCU Phòng điều khiển 1 FCU3 VP buồng + kho buồng 1 FCU8 5 FCU10 Văn phòng 1 FCU2 Phòng họp 1 FCU7 Phòng giám đốc 1 FCU6 Phòng kinh doanh 1 FCU3 Phòng kế toán 1 FCU3 Phòng nhân sự 1 FCU3 Tầng 3 Nhà hàng 10 FCU7 Tầng 4 Nhà hàng tiệc cưới 10 FCU7 Phòng kỹ thuật 1 FCU3 Phòng nghỉ nhân viên nữ 1 FCU3 1 FCU3 Nhà ăn nhân viên 2 FCU7+FCU9 Phòng GYM 2 FCU8 Phòng spa 1 1 FCU1 Phòng spa 2 1 FCU1 Phòng spa 3 1 FCU1 Phòng spa 4 1 FCU1 Phòng spa 5 1 FCU1 Phòng spa 6 1 FCU1 Phòng spa 7 1 FCU1 Phòng y tế 1 FCU1 Tầng hầm Phòng lễ tân Tầng 1 Tầng 2 Tầng 4B Sảnh chính Quầy lưu niệm Phòng nghỉ nhân viên nam Tầng 5 Tầng 5B 50 Tầng 6~19 Phòng nhân viên 1 FCU1 Phòng thư giãn 1 FCU7 Phòng nghỉ 6F1 1 FCU5 Phòng nghỉ 6F2 1 FCU3 Phòng nghỉ 6F3 1 FCU3 Phòng nghỉ 6F4 1 FCU3 Phòng nghỉ 6F5 1 FCU4 Phòng nghỉ 6F6 1 FCU4 Phòng nghỉ 6F7 1 FCU4 Phòng nghỉ 6F8 1 FCU4 Phòng nghỉ 6F9 1 FCU4 Phòng nghỉ 6F10 1 FCU4 Phòng nghỉ 6F11 1 FCU5 Phòng nghỉ 6F12 1 FCU4 Phòng nghỉ 6F13 1 FCU3 Phòng nghỉ 6F14 1 FCU3 Phòng nghỉ 6F15 1 FCU3 Phòng tập thể 2 FCU2 1 FCU7 1 FCU6 1 FCU2 1 FCU2 1 FCU9 1 FCU2 Phòng khách Phòng ngủ Căn hộ A Tầng 20 1 Phòng ngủ 2 Phòng ngủ 3 Phòng Căn hộ B khách Phòng ngủ 51 1 Phòng ngủ 2 1 FCU2 52 CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ, ỐNG NƯỚC VÀ TĂNG ÁP CẦU THANG A. HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ Hệ thống đường ống dẫn không khí là một trong các phương tiện dùng để vận chuyển và phân phối không khí lạnh đến nơi có yêu cầu. Về mặt cấu tạo hệ thống phân phối không khí bao gồm một số đoạn ống ghép nối tiếp với nhau, có nhánh rẽ, tiết diện ống có thể hình tròn hoặc hình chữ nhật hoặc hình vuông tuy vào yêu cầu về lưu lượng gió của không gian điều hòa. Trong hệ thống người ta dùng quạt để vận chuyển không khí. Trong công trình này người ta sử dụng ống dẫn không khí bằng tôn dạng tấm và gia công thành ống có tiết diện hình chữ nhật và hình vuông, dùng quạt ly tâm hoặc quạt hướng trục để vận chuyển không khí tươi tới không gian điều hòa và để hút không khí thải ra khỏi không gian điều hòa. Đường ống dẫn không khí tươi từ bộ phận làm lạnh của hệ thống lạnh đến không gian cần điều hòa được gọi là ống cấp gió hay là ống đi. Ống cấp gió tươi dẫn gió tươi đến không gian điều hòa. Còn đường ống dẫn không khí từ không gian điều hòa trở lại hệ thống lạnh gọi là ống gió tuần hoàn hay đường ống gió về. Ngoài hai loại đường ống trên còn có đường ống gió thải, đó là đường ống dùng để hút bớt gió một phần không khí trong không gian cần điều hòa ra ngoài môi trường.. Khi thiết kế hệ thống dẫn không khí cần chú ý một số vấn đề sau: - Ít gây tiếng ồn. - Tổn thất lạnh nhỏ. - Tổn thất áp suất trên đường ống ít. - Chiếm không gian điều hòa ít và đảm bảo được các yêu cầu về mặt mỹ thuật. - Có cấu tạo hợp lý, dễ lắp đặt và giá thành thích hợp. - Chi phí vận hành thấp. Ngoài ra, cần phải lưu ý đến một số yếu tố khác như: - Độ trong sạch của không khí. - Phương pháp khống chế nhiệt độ và độ ẩm của không khí. - Vấn đề thông gió, phân phối gió và tốc độ chuyển động của không khí trong khu vực cần điều hòa. 53 Đối với hệ thống điều hòa không khí cho phòng ở, hội trường, nhà hàng, khách sạn thì vận tốc dòng không khí đi trong ống đi là từ 6m/s đến 11.2 m/s. Đường ống về vận tốc gió thông thường từ 7.6 m/s đến 9.2 m/s. Nguồn gió tươi cấp cho FCU lấy từ không khí tươi ở ngoài trời. 5.1. Cách bố trí đường ống gió tươi và đường gió thải 5.1.1. Bố trí đường ống gió tươi Nguyên tắc bố trí đường ống gió sao cho đơn giản nhất, ngắn nhất, đẹp nhất nhưng phải đảm bảo được lưu lượng gió cấp và gió hồi. Kích thước và tiết diện đường ống phải thiết kế tính toán dựa vào nhiệt tải và lưu lượng. Đối với công trình này là khách sạn các phòng được bố trí thành một dãy phòng, ta bố trí đường ống gió đi dọc các phòng và có rẽ nhanh vào cho từng phòng. FCU sẽ làm lạnh gió tươi để cấp cho không gian điều hòa. 5.1.2. Đường ống gió thải Bất kỳ một không gian điều hòa nào nào cũng phải có hệ thống đường ống gió thải từ không gian điều hòa ra ngoài nhằm duy trì cho không gian điều hòa không có các mùi lạ khó chịu tạo cho phòng có được không khí trong lành giúp cho việc nghỉ ngơi được thoải mái và đảm bảo vệ sinh an toàn cho sức khỏe. Đối với công trình,việc hút gió thải ra ngoài không gian điều hòa chủ yếu là hút trực tiếp từ trong phòng để thải ra ngoài, không để cho không khí có mùi khó chịu làm ô nhiễm không khí trong phòng. 5.2. Lựa chọn miệng thổi và miệng hút 5.2.1. Yêu cầu của miệng thổi và miệng hút Lựa chọn miệng thổi và hình thức thổi gió ta dựa vào chiều cao từ sàn tới trần, diện tích sàn không gian điều hòa và lưu lượng không khí cần thiết nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: - Có kết cấu đẹp, hài hòa với trang trí nội thất của công trình, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ khi bảo dưỡng. - Có cấu tạo chắc chắn không gây ồn. - Đảm bảo phân phối gió đều trong không gian điều hòa và tốc độ gió trong vùng làm việc không được vượt quá giới hạn cho phép. - Trở lực cục bộ nhỏ nhất. 54 - Kích thước nhỏ gọn và nhẹ nhàng, được làm từ các loại vật liệu đảm bảo bền đẹp không gỉ và hài hòa với màu của trần giả. - Kết cấu đơn giản, dễ vệ sinh lau chùi khi cần thiết. 5.2.2. Lựa chọn miệng thổi và miệng hút cho công trình Đối với công trình này, đa số các tầng gió tươi sẽ đc cấp vào FCU trong mỗi phòng để làm lạnh hoặc cấp trực tiếp không qua miệng thổi. Chỉ có tầng 5B và tầng 20 là gió tươi được cấp qua miệng thổi nên ta sẽ lựa chọn miệng thổi cho hai tầng này. Bảng 5.1. Số lượng và kích thước miệng thổi Tầng Kích thước (mm) Số lượng Tầng 5B 350x350 1 500x300 2 400x400 5 Tẩng 20 Hình 5.1. Miệng thổi kiểu khuếch tán Miệng hút được chia ra làm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào hình dáng,vị trí lắp đặt, công dụng và tác dụng phân phối không khí, tốc độ không khí được vận chuyển qua miệng hút. Trong công trình này chủ yếu là dùng các miệng hút kiểu khuếch tán hình vuông gắn trên trần. 55 Bảng 5.2. Số lượng và kích thước miệng hút Tầng Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3 Tầng 4 Tầng 4B Tầng 5 Tầng 5B Tầng 6~19 Tầng 20 Hình 5.2. Miệng hút kiểu khuếch tán Kích thước (mm) Số lượng 300x300 2 200x200 7 300x300 4 200x200 3 300x300 2 200x200 7 300x300 2 200x200 7 300x300 1 200x200 4 400x200 2 300x300 2 400x200 4 300x300 1 200x200 2 400x200 5 300x300 16 400x200 6 200x200 4 56 5.2.3. Lựa chọn tốc độ không khí đi trong ống Tốc độ không khí đi trong ống là một đại lượng được quan tâm nghiên cứu nhiều. Tốc độ không khí cao, công suất quạt lớn, độ ồn lớn nhưng ưu điểm là đường ống nhỏ gọn và giá trị kinh tế hơn và ngược lại. 5.3. Tính chọn các thiết bị phụ cho ống gió Các biện pháp thông gió: - Trường hợp trao đổi không khí thực hiện được nhờ sự chênh lệch áp suất gây ra bởi tác động của gió và chênh lệch khối lượng riêng của không khí trong và ngoài phòng do chênh lệch nhiệt độ gây ra . - trường hợp vận chuyển và trao đổi không khí được thực hiện bằng quạt gọi là thông gió cưỡng bức, tùy theo tính chất là việc của hệ thống mà chia ra hệ thống hút hay là hệ thống thổi không khí ra ngoài. 5.3.1. Chớp gió Chớp gió (Louvre) là cửa lấy gió tươi từ ngoài hoặc thải gió thải ra ngoài trời. Chớp gió thường có các cánh chớp nằm ngang có độ nghiêng phù hợp tránh mưa hắt vào ảnh hưởng đến ống gió và có lưới bảo vệ chuột bọ hoặc chim chóc lọt vào đường ống gió bên trong nhà. Do phải chịu mưa gió ngoài trời nên chớp gió thường được Hình 5.3. Chớp gió làm bằng vật liệu chịu được ảnh hưởng của thời tiết. 5.3.2. Phin lọc gió Phin lọc gió (air filter) còn gọi là phin lọc bụi hoặc bộ lọc bụi sử dụng để lọc bụi cho phòng điều hòa không khí. Tùy theo chức năng của phòng cũng như nồng độ bụi cho phép mà có thể lựa chọn các phin lọc gió có khả năng lọc bụi khác nhau. Trong các phòng điều hòa tiện nghi thông thường, phin lọc là các loại tấm lưới lọc. Trong công trình này các phin lọc chủ yếu là các lưới lọc lắp phía sau các chớp gió hoặc các cửa gió hồi. Ngoài ra bộ lọc còn được trang bị thêm thiết bị khử mùi. Hình 5.4. Phin lọc gió 57 5.3.3. Van gió Van gió (damper) dùng để điều chỉnh lưu lượng gió kể cả đóng mở ON-OFF đường gió. Van gió có nhiều loại khác nhau, theo hình dáng có hình vuông, chữ nhật hoặc tròn. Theo lá gió điều chỉnh có thể bằng tay và có loại điều chỉnh bằng động cơ điện hoặc thủy lực, khí nén. Theo công dụng còn chia ra nhiều loại van gió khác nhau như van gió sử dụng trong công nghiệp, van gió tự động đóng mở cửa gió theo áp suất. Hình 5.5. Van gió 5.3.4. Van chặn lửa Van chặn lửa là thiết bị có cấu tạo giống như van gió nhưng có khả năng tự động đóng chặt đường gió vào và đường gió ra, cô lập phòng có hỏa hoạn ra khỏi hệ thống đường ống gió tránh cháy lây lan hỏa hoạn. Van chặn lửa gồm một khung kim loại và có các cánh xếp cũng bằng kin loại, các cánh xếp được căng nhờ lò xo và xếp gọn ở phía trên khung. Lò xo được giữ bằng một cầu chẩy, khi nhiệt độ đạt 72oC thì cầu chẩy bị chẩy ra các cánh xếp ập xuống nhờ trọng lực và lực Hình 5.6. Van chặn lửa lò xo đóng kín cửa thông gió, cô lập phòng có hỏa hoạn. 5.3.5. Hộp tiêu âm Hộp tiêu âm (attenuator) lắp trên đường ống gió dùng để giảm âm thanh cho luồng gió thổi vào phòng. Hộp tiêu âm gồm khung và các tấm tiêu âm bằng vật liệu hấp thụ âm thanh đặt song song với luồng không khí. Trong công trình hộp tiêu âm được làm từ các tấm tole đục lỗ và bọc bông thủy tinh bên ngoài đường ống gió cấp. Chủ yếu là bọc cách âm cho ống gió cấp từ quạt và các AHU và PAU trên đường cấp gió. Hình 5.7. Hộp tiêu âm 58 5.3.6. Tính toán trở lực và kích thước của ống gió a. Đường ống cấp gió tươi (bản vẽ kèm theo) Xác định tổn thất áp suất ống gió bằng đồ thị. Trở kháng (tổn thất áp suất) tổng của ống gió gồm 2 thành phần: ∆ p = ∆ p ms + ∆ p cb (6.1) ∆pms: trở lực ma sát ∆pms = Ltd ×∆p1 (6.2) ∆pcb : trở lực cục bộ ∆pCB = Ltd ×∆p1 + n× Pđ (6.3) . Để tính trở lực ta xác định chiều dài tương đương của hệ thống đường ống gió. Tính trở lực ống gió ta tính cho đường ống gió có chiều dài tương đương là dài nhất. Trong công trình này ta sẽ tính trở lực ống gió cho từng tầng. • Ví dụ ta tính toán đường ống gió tươi cho tầng 2 - Lưu lượng gió yêu cầu là : Ly/c = nx7.5 (l/s) (6.4) Trong đó: + n: số người trong phòng điều hòa. Bảng 5.3. Lưu lượng gió tươi của các phòng tầng 2 Phòng Số người Lưu lượng (l/s) Phòng họp 16 160 Phòng giám đốc 10 75 Phòng kinh doanh 6 45 Phòng kế toán 6 45 Phòng nhân sự 6 45 Hình 5.8. Sơ đồ cấp gió tươi cho các FCU tầng 2 59 Bảng 5.4. Kết quả tra bảng và tính toán tầng 2: ∆Pl = 1 Pa/m Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 330 286 4.67 275x250 0.4 2-3 285 283 4.6 250x250 3.5 3-4 240 271 4.52 250x250 3 4-5 190 260 4.4 250x225 3.5 5-6 120 174 3.7 175x150 2.5 6-7 120 174 3.7 175x150 4.5 T2 330 286 T3 285 T4 Ltđ(m) n Pđ(Pa) 4.67 0 12.7 283 4.6 0 12.7 240 271 4.52 0 11.7 T5 195 260 4.4 0 8.7 C6 120 174 3.7 175x150 2-2’ 45 117 2.85 100x100 3-3’ 45 117 2.85 100x100 4-4’ 45 117 2.85 100x100 5-5’ 75 146 3.5 150x125 1.05 17.4 1.05 Từ lưu lượng V(l/s) và ∆Pl= 1(Pa/m) của từng đoạn ống, tra đồ thị hình 7.24 [4,373] ta được đường kính tương đương D(mm) và tốc độ W(m/s). Từ đường kính tương đương D(mm), tra bảng 7.3 [4,370] ta có kích thước axb của đoạn ống. Tính các tổn thất cục bộ - Trở lực cục bộ tại cút chữ nhật (C6) Ta có: a w 175 = = = 1.17 b d 150 Tra bảng 7.5 [3,376] theo cút 900, không cánh hướng dòng R=1.25d ta có: a= ltd ltd = = 7 ⇒ ltd = 7 × b = 7 × 150 = 1050(mm) d b 60 Hình 5.9. Co 900 - Trở lực cục bộ tại đoạn rẽ nhánh T(T4) Hình 5.10. Tê 900 Ta có: ω2 4.6 A 250 × 250 = = 1 và 2 = = 0.9 ω1 4.67 A1 275 × 250 Tra bảng 7.8 [4,382] ta có hệ số cột áp động n= 0. Tra bảng 7.6 [4,379] theo w2=6.3(m/s) ta có áp suất động Pđ=12.7(Pa). Tương tự làm cho T1, T2, T3, T5. Tổn thất áp suất trên đường ống: ∆ p = ∆ p ms + ∆ p cb ∆ p ms = L × ∆ Pl ∆ p CB = L td × ∆ p1 + n × Pđ 61 Tổn thất ma sát: ∆ p ms = L × ∆ Pl = 17.4x1= 17.4 (Pa) Tổn thất cục bộ: ∆ p CB = L td × ∆ p1 + n × Pđ =1.05x1 + 0 = 1.05 (Pa) Tổn thất áp suất: ∆ p = ∆ p ms + ∆ p cb = 17.4 + 1.05 = 18.45 (Pa) Các tầng khác tính toán tương tự. Kết quả tính toán xem phụ lục 2. b. Đường ống hút gió thải (bản vẽ kèm theo) Xác định tổn thất áp suất ống gió bằng đồ thị. Trở kháng (tổn thất áp suất) tổng của ống gió gồm 2 thành phần: ∆ p = ∆ p ms + ∆ p cb ∆pms: trở lực ma sát ∆ p ms = L td × ∆ p1 ∆pcb: trở lực cục bộ ∆ p CB = L td × ∆ p1 Để tính trở lực ta xác định chiều dài tương đương của hệ thống đường ống gió. Tính trở lực ống gió ta tính cho đường ống gió có chiều dài tương đương là dài nhất.Trong công tình này ta sẽ tính trở lực ống gió cho từng tầng. • Ví dụ ta tính toán đường ống gió thải cho tầng 2 - Lưu lượng gió yêu cầu là : Ly/c = ACHxV (m3/h) (6.5) Trong đó: + ACH: số lần thay đổi không khí trong 1h. Chọn ACH = 15. Riêng tầng hầm chọn ACH = 9. [theo tiêu chuẩn ASHARE 62-2007] + V: thể tích nhà vệ sinh (m3) Bảng 5.5. Lưu lượng gió thải của các phòng tầng 2 Phòng Thể tích (m3) Vệ sinh nam Lưu lượng m3/h l/s 41 615 171 Vệ sinh nữ 50 743 205 Sảnh hàng 16 240 67 Sảnh 47 705 196 62 Hình 5.11. Sơ đồ hút gió thải cho nhà vệ sinh tầng 2 Bảng 5.6. Kết quả tra bảng và tính toán tầng 2: ∆Pl = 1 Pa/m Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 640 390 5.6 600x600 0.6 2-3 537 358 5.5 600x400 0.45 3-4 366 295 4.95 400x275 1 4-5 263 276 4.47 300x200 3 5-6 263 276 4.47 300x200 1.6 6-7 263 276 4.47 300x200 3.9 7-8 263 276 4.47 300x200 0.8 T2 640 390 T3 537 T4 n Pđ(Pa) 5.6 0.3 18.9 358 5.5 0.3 18.9 366 295 4.95 0.3 15.1 C5 263 276 4.47 300x200 1.4 C6 263 276 4.47 300x200 1.4 C7 263 276 4.47 300x200 1.4 2-2’ 103 168 3.6 150x150 4-4’ 103 168 3.6 150x150 11.35 Ltđ(m) 4.2 63 Từ lưu lượng V(l/s) và ∆Pl= 1 (Pa/m) của từng đoạn ống, tra đồ thị hình 7.24 [4,373] ta được đường kính tương đương D(mm) và tốc độ W(m/s). Từ đường kính tương đương D(mm), tra bảng 7.3 [4,370] ta có kích thước axb của đoạn ống. Tính các tổn thất cục bộ - Trở lực cục bộ tại cút chữ nhật (C5) Hình 5.12. Cút 900 Ta có: a w 300 = = = 1.5 b d 200 Tra bảng 7.5 [4,376] theo cút 900 , không cánh hướng dòng R=1.25d ta có: a= ltd ltd = = 7 ⇒ ltd = 7 × b = 7 × 200 = 1400(mm) d b Tương tự tính cho các C6, C7. - Trở lực cục bộ tại nhập dòng chữ T(T2) Hình 5.13. Tê nhập dòng 64 Ta có: Vi 537 A 600 × 400 = = 0.84 và i = = 0.67 V 640 A 600 × 600 Tra bảng 7.9 [4,382] ta có hệ số cột áp động n= 0.3. Tra bảng 7.6 [4,379] theo w=3.63(m/s) ta có áp suất động Pđ=18.9(Pa). Tương tự làm cho T3, T4. Tổn thất áp suất trên đường ống: ∆ p = ∆ p ms + ∆ p cb ∆ p ms = L × ∆ Pl ∆ p CB = L td × ∆ p1 + n × Pđ Tổn thất ma sát: ∆ p ms = L × ∆ Pl = 11.35x1= 11.35 (Pa) Tổn thất cục bộ: ∆ p CB = L td × ∆ p1 + n × Pđ = 4.2x1+0.3x(18.9+18.9+15.1) =20.07 (Pa) Tổn thất áp suất: ∆ p = ∆ p ms + ∆ p cb = 11.35 + 8.64 = 31.42 (Pa) Các tầng khác tính toán tương tự. Kết quả tính toán xem phụ lục 2. 5.3.7. Tính chọn quạt cho hệ thống đường ống gió Đối với đường ống cấp gió chính cho các phòng thì lưu lượng gió chủ yếu là đi qua FCU rồi cấp vào phòng, ta chỉ chọn quạt cấp gió tươi đưa đến các FCU và quạt hút gió thải ra của các phòng. Các thông số chọn quạt: Tầng hầm: - Quạt hút gió thải: V=6800 l/s . H= 47.85 Pa Tầng 1: - Quạt hút gió thải: V=164 l/s. H= 18.735 Pa Tầng 2: - Quạt cấp gió tươi: V= 330 l/s. H= 18.45 Pa - Quạt hút gió thải: V=640/s. H= 31.42 Pa Tầng 3: - Quạt cấp gió tươi 1: V= 2644 l/s. H= 15.04 Pa - Quạt cấp gió tươi 2: V= 1983 l/s. H= 15.73 Pa - Quạt hút gió thải: V= 6752 l/s. H= 68.515 Pa 65 Tầng 4: - Quạt cấp gió tươi 1: V= 2644 l/s. H= 15.04 Pa - Quạt cấp gió tươi 2: V= 1983 l/s. H= 15.73 Pa - Quạt hút gió thải: V=6752 l/s. H=59.48 Pa Tầng 4B: - Quạt cấp gió tươi: V= 2030 l/s. H= 32.72 Pa - Quạt hút gió thải: V=213 l/s. H= 37.895 Pa Tầng 5: - Quạt cấp gió tươi: V= 756 l/s. H= 11.285 Pa - Quạt hút gió thải: V=346 l/s. H= 43.652 Pa Tầng 5B: - Quạt cấp gió tươi: V= 1960 l/s. H= 40.183 Pa - Quạt hút gió thải: V=399 l/s. H= 45.83 Pa Tầng 6~19: - Quạt cấp gió tươi: V= 3634 l/s. H= 37 Pa - Quạt hút gió thải: V=1140 l/s. H= 70.043 Pa Tầng 20: - Quạt cấp gió tươi: V= 2688 l/s. H= 26.703 Pa - Quạt hút gió thải: V=56 l/s. H= 25.78 Pa Chọn quạt cấp gió tươi và quạt hút gió thải đều quạt hướng trục cho cả khách sạn. Bảng 5.7. Các thông số của quạt cấp gió tươi, gió thải: Chọn quạt FANTECH Quạt cấp gió tươi Công suất Tầng Model V (l/s) H (Pa) Tốc độ (vòng/s) 2 SCD504 330 19 22 0.55 SCD564 2644 15 22 0.75 SCD504 1983 16 22 0.75 SCD564 2644 15 22 0.75 SCD504 1983 16 22 0.75 3 4 motor (kW) 66 4B SCD504 2030 33 22 0.55 5 SCD404 756 11 22 0.37 5B SCD504 1960 40 22 0.55 6~19 SCD634 3634 37 22 1.5 20 SCD564 2688 27 22 0.75 Quạt hút gió thải Công suất Tầng Model V (l/s) H (Pa) Tốc độ (vòng/s) Hầm MMD806/3 6800 48 16 5.5 1 SCD254 164 19 22 0.12 2 MMD254/2 640 32 22 0.12 3 MMD806/3 6752 69 16 5.5 4 MMD806/3 6752 59 16 5.5 4B SCD254 213 38 22 0.12 5 SCD314 346 44 22 0.12 5B SCD314 399 46 22 0.12 6~19 SCD454 1140 70 22 0.37 20 MMD254/2 56 26 22 0.12 motor (kW) 67 Hình 5.14. Quạt hướng trục Fantech model SCD Hình 5.15. Quạt hướng trục Fantech model MMD 68 B. HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC (có bảng vẽ kèm theo) Trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước có hệ thống đường ống nước lạnh và hệ thống đường ống nước giải nhiệt. Hệ thống đường ống nước bao gồm hệ thống ống, van, tê, cút và các phụ kiện khác và bơm nước. Hệ thống nước lạnh làm nhiệm vụ tải lạnh từ bình bay hơi tới các phòng vào mùa hè để làm lạnh không khí trong không gian điều hòa và còn có thể tải thêm nhiệt từ nồi hơi hoặc bình ngưng của bơm nhiệt để sưởi ấm cho phòng vào mùa đông. Hệ thống nước giải nhiệt có nhiệm vụ tải nhiệt từ bình ngưng lên tháp giải nhiệt để vào môi trường. Nước sau khi được làm mát ở tháp giải nhiệt lại qua trở về bình ngưng hay còn gọi là nước tuần hoàn. 5.4. Cách bố trí đường ống nước 5.4.1. Vật liệu làm ống nước Vật liệu làm ống thông dụng được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước là hệ thống đường ống nước tải lạnh là ống thép đen. Ống đồng cứng cho nước nóng (đến 65oC). Đường ống nước xả nước ngưng là ống nhựa (Poly Vinyl). 5.4.2. Tốc độ nước Trong các tiêu chuẩn của Nga, tốc độ của nước thường quy định đến 2m/s, nhưng trong các tài liệu của phương Tây thì tốc độ của nước trong ống tuy thuộc vào từng ứng dụng cụ thể như đầu xả bơm, đầu hút, ống góp hồi, ống góp phân phối, phụ thuộc vào giờ vận hành trong năm để tránh xói mòn hoặc phụ thuộc cả vào đường kính của đường ống vận chuyển nước. Bảng 5.8. Lưu lượng, tốc độ khuyên dùng cho nước với các cỡ ống khác nhau [4,279] Đường kính danh ống thép nghĩa Mm 15 Lưu lượng tối thiểu (l/s) Tốc độ (m/s) Lưu lượng tối đa (l/s) 0.13 Tốc độ (m/s) 0.58 69 20 0.13 0.34 0.3 0.73 25 0.3 0.46 0.53 0.82 32 0.53 0.49 1.19 1.07 40 1.04 0.67 1.7 1.13 50 1.7 0.7 3.33 1.4 60 2.96 0.82 5.19 1.43 70 5.19 0.91 8.89 1.58 80 7.41 0.98 12.6 1.65 90 10.4 1.07 17 1.77 125 17.0 1.13 29.6 1.95 150 25.9 1.16 45.2 2.01 200 44.5 1.16 88.9 2.32 250 74.1 1.24 133 2.25 300 111 1.31 207 2.47 5.4.3. Tính trở lực của đường ống Hệ thống ống nước trong công trình được thiết kế: đường ống đi từ phòng máy Chiller thẳng xuyên tầng lên tầng 20. Đối với các tầng thì trích đường ống từ đường ống xuyên tầng để phân phối nước cho tầng đó. Đường ống nước lạnh thì đường ống cấp và đường ống hồi đi song song với nhau, cả đường đi và đường về có cùng một kích thước như nhau. Đường ống đi từ phòng máy lên tầng mái có kích thước đường kính danh nghĩa là lớn nhất là 135 mm. Đường ống nước lạnh của mỗi tầng cũng được bố trí chạy dọc theo hành lang với đường kính giảm dần khi về cuối dãy, đến mỗi phòng dùng cua 90 để đưa vào cho FCU của từng phòng. 5.4.4. Tính trở lực và chọn kích thước đường ống nước Xác định tổn thất áp suất theo phương pháp đồ thị. Nguyên tắc tính toán trở lực đường ống: trong hệ thống có nhiều ống nhánh và lối rẽ thì chọn nhánh đường ống nào có tổn thất áp suất lớn nhất để tính toán và xem đó là tổn 70 thất áp suất lớn nhất của mạng ống. Thường thì vận tốc trong ống cấp lớn hơn trong ống hồi nhằm giảm tổn thất áp suất trên đường ống hồi. Trong công trình này ta tính tổn thất áp suất cho nhánh ống nước cấp từ phòng máy Chiller đến phòng ngủ xa nhất của tầng 20. Hình 5.16. Sơ đồ bố trí FCU tầng 20 Bảng 5.9. Kết quả tra bảng và tính toán Đoạn ống V (l/s) ∆Pl D W DN DT (Pa/m) (mm) (m/s) (mm) (mm) L (m) 1-2 51.142 900 134.6 4 168.3 154.1 7.85 2-3 25.571 900 97.8 3.36 114.3 102.3 6.6 3-4 25.571 900 97.8 3.36 114.3 102.3 1.4 4-5 25.571 900 97.8 3.36 114.3 102.3 3.1 5-6 25.571 900 97.8 3.36 114.3 102.3 1.7 6-7 25.571 900 97.8 3.36 114.3 102.3 3 7-8 25.571 900 97.8 3.36 114.3 102.3 6.6 8-9 25.571 900 97.8 3.36 114.3 102.3 18 9-10 51.142 900 134.6 4 168.3 154.1 1 10-11 51.142 900 134.6 4 168.3 154.1 2.4 Ltđ (m) 71 11-12 50.664 900 132.7 3.95 168.3 154.1 2.4 12-13 47.464 900 125 3.83 141.3 128.2 3.3 13-14 46.579 900 123 3.77 141.3 128.2 3.3 14-15 44.129 900 121 3.73 141.3 128.2 3.5 15-16 41.679 900 120 3.68 141.3 128.2 2.4 16-17 40.474 900 119 3.61 141.3 128.2 2.4 17-18 39.85 900 118.5 3.6 141.3 128.2 2.5 18-19 39.065 900 118 3.57 141.3 128.2 2.5 19-20 36.388 900 116 3.49 141.3 128.2 2.5 20-21 33.711 900 113.5 3.45 141.3 128.2 2.5 21-22 31.034 900 112 3.4 141.3 128.2 2.5 22-23 28.357 900 107 3.38 114.3 102.3 2.5 23-24 25.68 900 98.2 3.36 114.3 102.3 2.5 24-25 23.003 900 96.7 3.25 114.3 102.3 2.5 25-26 20.326 900 91.6 3.07 114.3 102.3 2.5 26-27 17.649 900 84.4 2.96 114.3 102.3 2.5 27-28 14.972 900 82.2 2.8 101.6 90.1 2.5 28-29 12.295 900 77.8 2.67 101.6 90.1 2.5 29-30 9.618 900 73.8 2.57 88.9 77.9 2.5 30-31 6.941 900 62.5 2.32 73 62.7 2.5 31-32 4.264 900 50 2.15 60.3 52.5 2.5 32-33 1.587 900 33 1.6 42.1 35.1 3.3 33-34 1.587 900 33 1.6 42.1 35.1 4.5 34-35 1.347 900 30.9 1.58 42.1 35.1 2.293 35-36 1.227 900 29.7 1.5 42.1 35.1 2.352 36-37 0.756 900 27.2 1.45 33.4 26.6 2.038 37-38 0.636 900 25.4 1.4 33.4 26.6 2.104 38-39 0.636 900 25.4 1.4 33.4 26.6 5.902 39-40 0.391 900 22.2 1.25 33.4 26.6 7.521 72 40-41 0.391 900 22.2 1.25 33.4 26.6 1.499 41-42 0.271 900 19.25 1.16 26.7 20.9 2.083 42-43 0.271 900 19.25 1.16 19.25 1.16 0.736 43-44 0.12 900 13.7 0.94 13.7 0.94 0.985 44-45 0.12 900 13.7 0.94 13.7 0.94 3.537 45-46 0.12 900 13.7 0.94 13.7 0.94 1.9 C3 25.571 900 97.8 3.36 3.05 C4 25.571 900 97.8 3.36 3.05 C7 25.571 900 97.8 3.36 3.05 C8 25.571 900 97.8 3.36 3.05 C10 51.142 900 134.6 4 4.88 C33 1.587 900 33 1.6 1.01 C38 0.636 900 25.4 1.4 0.792 C40 0.391 900 22.2 1.25 0.792 C42 0.271 900 19.25 1.16 0.609 C44 0.12 900 13.7 0.94 0.487 C45 0.12 900 13.7 0.94 0.487 V1 51.142 900 134.6 4 51.82 V4 25.571 900 97.8 3.36 36.58 V5 25.571 900 97.8 3.36 36.58 V6 25.571 900 97.8 3.36 36.58 V7 25.571 900 97.8 3.36 36.58 VY 25.571 900 97.8 3.36 14.33 133.7 233.73 Từ lưu lượng V(l/s) và ∆Pl= 900 (Pa/m) của từng đoạn ống, tra đồ thị hình 5.5 [4,291] ta được đường kính tương đương D(mm) và tốc độ W(m/s). Từ đường kính tương đương D(mm), tra bảng 6.2 [4,274] ta có kích thước đường kính trong DT (mm) và đường kính ngoài DN (mm) của đoạn ống. 73 Tính các tổn thất cục bộ Trở lực cục bộ tại các co, tê: từ đường kính tương đương ta tra bảng 6.9 [4,296] ta có chiều dài tương đương của các co, tê. Trở lực cục bộ của các van: từ đường kính tương đương ta tra bảng 6.8 [4,294] ta có chiều dài tương đương của các van. Tổn thất qua dàn lạnh chiller : ∆Pchiller = 46 (kPa) Tổn thất qua FCU : ∆PFCU = 22.5 (kPa) Tổn thất áp suất ống nước: ∆ p = ∆ p ms + ∆ p cb ∆ p ms = L × ∆ Pl ∆pcb = L td × ∆ Pl + ∆Pchiller + ∆PFCU Tổn thất ma sát: ∆ p ms = L × ∆ Pl = 133.7x900 = 120.33 (kPa) Tổn thất cục bộ: pcb = L td × ∆ Pl +∆Pchiller+∆PFCU4 = ଶଷଷ.଻ଷൈଽ଴଴ ଵ଴଴଴ + 46 + 22.5 = 278.86 (kPa) Tổn thất áp suất ống nước: ∆ p = ∆ p ms + ∆ p cb =120.33 + 278.86=399.2(kPa) =40.69(mH2O) 5.5. Các thiết bị phụ của hệ thống đường ống nước 5.5.1. Van cổng Van cổng là do đĩa van có hình dạng cánh cổng, khi đĩa van nâng lên đến vị trí mở hoàn toàn thì dòng chảy hầu như không bị trở lực. Đĩa van có thể là một khối là thông dụng nhất hoặc có thể có hai mảnh ở hai bên. Van cổng chủ yếu sử dụng để đóng mở hoàn toàn ON-OFF, nếu dùng để điều chỉnh dòng chảy thì có thể gây ra rung động không ổn định hoặc làm giảm tuổi thọ cho van. Van cổng Hình 5.17. Van cổng dùng để chặn hay khóa cách ly hoàn toàn một FCU hoặc một thiết bị ra khỏi hệ thống khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế một thiết bị FCU nào đó. 74 5.5.2. Van cầu Van cầu là do thân của van có dạng hình cầu, van cầu có đĩa hình tròn hoặc đĩa van tròn có dạng nút chai ép lên đế van có cửa thoát hình tròn. Dòng chuyển hướng qua lại 90o nên có trở lực dòng chảy lớn. 5.5.3. Van bướm Van bướm là đĩa van có hình giống con bướm Hình 5.18. Van cầu với xoay ở giữa trục với hai cánh nửa hình tròn hai bên. Giống như van nút và van bi khi đóng và mở hoàn toàn khi xoay trục đĩa van 90o. khi mở hoàn toàn thì tổn thất áp suất qua nhỏ. Van bướm gọn nhẹ, dễ thao tác và lắp đặt dễ dàng, giá cả rẻ hơn van cổng. Van bướm có dùng để khóa hoặc mở hoàn toàn kiều 2 vị trí ON-OFF nhưng có thể dùng để điều chỉnh lưu lượng dòng chảy. Van bướm ngày càng thông dụng và hay được dùng cho hệ thống cỡ lớn. 5.5.4. Van cân bằng Hình 5.19. Van bướm Các loại van cân bằng dùng để cân bằng dòng chảy hoặc cân bằng áp suất trên các nhánh đường ống nước. Có 2 loại là van cân bằng tay và van cân bằng tự động. Van cân bằng tay thường được bố trí các ống nhánh đo áp suất để xác định dòng chảy và có một cửa có thang chia để hiệu chỉnh dòng chảy. Van cân bằng tự động thường được gọi là van tự động khống chế lưu lượng, van có một chi tiết điều chỉnh tiết diện cửa thoát nhờ hiệu áp suất của nước qua van. Hình 5.20. Van cân bằng 75 5.5.5. Van an toàn Van an toàn còn được gọi là van giảm áp làm nhiệm vụ an toàn cho hệ thống khi áp suất vượt quá mức cho phép. Van an toàn có một cơ cấu lò xo hoặc một chi tiết dạng đĩa dễ vỡ. Khi áp suất vượt quá mức cho phép thì lò xo bị nén lại, van mở xả áp về phía đường hút hoặc ra ngoài. Đối với van dạng đĩa thì đĩa sẽ bị phá hủy hoặc bị nổ vỡ để mở van giảm áp cho hệ thống. Hình 5.21. Van an toàn 5.5.6. Bình giãn nở Bình giãn nở là bình chứa nước dùng để điều tiết sự dãn nở nhiệt của nước trong hệ thống nước khi có sự thay đổi nhiệt độ. Bình giãn nở phải có sức chữa đủ lớn để chứa được lượng nước dãn nở cả hệ thống khi nhiệt độ thay đổi trong quá trình hệ thống làm việc cũng như hệ thống đang ngừng làm việc. Ngoài ra, bình giãn nở còn có nhiệm vụ cấp nước và bổ sung lượng nước cho hệ thống.Trong hệ thống điều hòa này ta chọn bình giãn nở hở để lắp đặt trong công trình này là 500 lít. 5.6. Tính chọn bơm nước cho hệ thống Trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước bơm nước có nhiệm vụ là tuần hoàn nước lạnh từ bình bay hơi đến các dàn trao đổi nhiệt FCU, AHU hoặc tuần hoàn nước giải nhiệt từ bình bay ngưng đến tháp giải nhiệt (bơm nước giải nhiệt). Trong công trình này chủ yếu là dùng bơm ly tâm. a. Chọn bơm nước lạnh Năng suất của bơm nước lạnh bình bốc hơi. VB = Với Q0 1255.5 3 = = 0.06 m 3 / s = 216 (m /h) = 60 (l/s) ρ w × C w × (tn1 − tn 2 ) 1000 × 4.18 × (12 − 7) ( ρ w = 1000 ( kg / m3 ) - mật độ của nước Cw = 4.18 (kJ/kg) – nhiệt dung riêng của nước tn1, tn2: - nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình bốc hơi oC ) 76 Cột áp: H= 40.69mH2O Chọn 3 bơm ly tâm của Ebara: Moldel: 2CDX/A 70/15 Lưu lượng : 3.6 - 78 m3/h Cột áp H: 36.5 – 52.5 mH2O Hình 5.22. Bơm ly tâm EBARA b. Chọn bơm nước cho tháp giải nhiệt Năng suất của bơm nước giải nhiệt bình ngưng: VB = Qk 1478.4 3 = = 0.071 m 3 / s = 255.6(m /h )= 71 (l/s) ρ w × Cw × (t w 2 − tw1 ) 1000 × 4.18 × (35 − 30) ( ) ρ w = 1000 ( kg / m3 ) - mật độ của nước Với Cw = 4.18 (kJ/kg) – nhiệt dung riêng của nước tw1, tw2:- nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng oC Bảng 5.10. Tính trở lực và chọn kích thước đường ống Đoạn V (l/s) ống ∆Pl D W DN DT (Pa/m) (mm) (m/s) (mm) (mm) L (m) Ltđ (m) 1-2 72.4 900 142.3 4.22 168.3 154.1 4.2 2-3 36.2 900 115.4 3.65 141.3 128.2 6.6 3-4 36.2 900 115.4 3.65 141.3 128.2 0.6 4-5 36.2 900 115.4 3.65 141.3 128.2 0.808 6-7 36.2 900 115.4 3.65 141.3 128.2 0.959 7-8 36.2 900 115.4 3.65 141.3 128.2 0.8 8-9 36.2 900 115.4 3.65 141.3 128.2 6.6 9-10 72.4 900 142.3 4.22 168.3 154.1 3.985 10-11 72.4 900 142.3 4.22 168.3 154.1 2.117 11-12 7.24 900 142.3 4.22 168.3 154.1 1 C3 36.2 900 115.4 3.65 3.69 C4 36.2 900 115.4 3.65 3.69 77 C7 36.2 900 115.4 3.65 3.69 C8 36.2 900 115.4 3.65 3.69 C10 72.4 900 142.3 4.22 4.88 C11 72.4 900 142.3 4.22 4.88 V1 72.4 900 142.3 4.22 51.82 V5 36.2 900 115.4 3.65 13.11 V6 36.2 900 115.4 3.65 13.11 Tổng 27.668 102.56 Từ lưu lượng V(l/s) và ∆Pl= 900 (Pa/m) của từng đoạn ống, tra đồ thị hình 5.5 [4,291] ta được đường kính tương đương D(mm) và tốc độ W(m/s). Từ đường kính tương đương D(mm), tra bảng 6.2 [4,274] ta có kích thước đường kính trong DT (mm) và đường kính ngoài DN (mm) của đoạn ống. Tính các tổn thất cục bộ Trở lực cục bộ tại các co, tê: từ đường kính tương đương ta tra bảng 6.9 [4,296] ta có chiều dài tương đương của các co, tê. Trở lực cục bộ của các van: từ đường kính tương đương ta tra bảng 6.8 [4,294] ta có chiều dài tương đương của các van. Tổn thất qua dàn ngưng chiller : ∆Pchiller = 58.3 (kPa) Tổn thất áp suất ống nước: ∆ p = ∆ p ms + ∆ p cb ∆ p ms = L × ∆ Pl ∆pcb = L td × ∆ Pl + ∆Pchiller Tổn thất ma sát: ∆ p ms = L × ∆ Pl = 27.668x900 = 24.9 (kPa) Tổn thất cục bộ: pcb = L td × ∆ Pl +∆Pchiller = ଵ଴ଶ.ହ଺ൈଽ଴଴ ଵ଴଴଴ + 58.3 = 150.6 (kPa) Tổn thất áp suất ống nước: ∆ p = ∆ p ms + ∆ p cb = 24.9 + 150.6 = 175.5 kPa = 17.9 (mH2O) Chọn bơm ly tâm Ebara cho tháp giải nhiệt: Moldel: 2CDX/A 70/15 78 Lưu lượng : 3.6 - 78 m3/h Cột áp H: 36.5 – 52.5 mH2O. 5.7. Tính chọn tháp giải nhiệt Hình 5.23. Bơm ly tâm EBARA Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt là thải toàn bộ lượng nhiệt do môi chất lạnh ngưng tụ toả ra. Lượng nhiệt này được thải ra môi trường nhờ chất tải nhiệt trung gian là nước. Nước vào bình ngưng tụ có nhiệt độ tw1=30, nhận nhiệt ngưng tụ tăng lên 5oC ra khỏi bình ngưng có nhiệt độ tw2. Nước nóng tw2 được đưa sang tháp giải nhiệt và phun thành các giọt nhỏ. Nước nóng chảy theo khối đệm xuống, trao đổi nhiệt và chất với không khí đi ngược dòng từ dưới lên trên nhờ quạt gió cưỡng bức. Quá trình trao đổi nhiệt và chất chủ yếu là quá trình bay hơi một phần nước và không khí. Nhiệt độ nước giảm đi 5oC và nguội xuống đến nhiệt độ ban đầu tw1. Phương trình cân bằng nhiệt có thể viết dưới dạng: Qk=CxρxVx(tw2-tw1) Qk-Nhiệt lượng thải ra ở bình ngưng tụ Qk =1478.4 (kW) = 325.8 (Ton) V-Lưu lượng nước (m3/s) tw1 và tw2: nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng tụ hay nhiệt độ nước vào và ra khỏi tháp giải nhiệt (oC). ρ-Khối lượng riêng của nước (kg/m3) Tổn thất nước cho tháp giải nhiệt không lớn chỉ bằng 3÷10% lượng nước tuần hoàn. Tháp cần bổ sung liên tục lượng nước thành phố bù vào lượng nước bay hơi và tổn thất do bụi cuốn theo quạt nước bổ sung vào qua van phao. Lưu lượng nước của tháp giải nhiệt nước bình ngưng: VB = Qk 1478.4 3 = = 0.071 m3 / s = 255.6 (m /h) ρ w × Cw × (t w 2 − tw1 ) 1000 × 4.18 × (35 − 30) Với ρ w = 1000 ( kg / m3 ) - mật độ của nước ( ) 79 Cw = 4.18(kJ/kg)-nhiệt dung riêng của nước tw1, tw2 - nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng (oC). Chọn tháp giải nhiệt RINKI có thông số: Moldel: FRK 350 Lưu lượng nước: 76 (l/s) Lưu lượng gió: 2200 (m3/phút) Động cơ: 7.5 (kW) Chiều cao tổng thể: 4290 (mm) Chiều rộng tháp: 4730 (mm) Đường kính ống nước vào: 200 (mm) Đường kính ống nước ra: 200 (mm) Xả đáy: 80 (mm) Xả tràn: 80 (mm) Hình 5.24. Tháp giải nhiệt RINKI C. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG TĂNG ÁP CẦU THANG 5.8. Tính toán thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang 5.8.1. Mục tiêu chính của hệ thống tăng áp cầu thang Mục tiêu của bất kì hệ thống điều áp nào cũng là giữ cho khói và khí độc cách xa lối thoát hiểm để cho người trong vùng cháy đó có thể thoát hiểm hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn. - An toàn cho con người: Bảo vệ tính mạng con người trong những trường hợp có hỏa hoạn bằng những lối thoát hiểm hoặc những nơi ẩn nấp tạm thời được điều áp. - Chống lửa: Để cho những thao tác chống lửa phát huy hiệu quả thì những trục thang máy hay cầu thang bộ cần phải được duy trì chênh áp để ngăn cản việc xâm nhập của khói từ tầng bị cháy khi tầng bị cháy có hay không có hệ thống điều hòa. - Bảo vệ tài sản: Sự lây lan của khói vào trong những khu vực mà ở đó chứa thiết bị có giá trị, phương tiện xử lí dữ liệu và thiết bị khác mà đặc biệt nhạy cảm khi có khói, thiệt hại cần phải được hạn chế. 80 5.8.2. Nguyên lý của hệ thống tăng áp cầu thang Hệ thống tăng áp cầu thang trong các tòa nhà bao gồm quạt, đường ống dẫn gió, các cửa cấp, các van đóng mở, các cảm biến, tủ cấp nguồn và điều khiển. Chức năng của hệ thống này nhằm mục đích để khói và lửa không vào thang bộ được thì cột áp trong cầu thang phải cao hơn trong hành lang. Chính vì thế phải có quạt tạo áp lực cao cung cấp không khí vào cầu thang. Người (già yếu và khỏe) đều có thể đẩy được cửa để vào cầu thang bộ (cửa này không được khóa bao giờ). Cửa cầu thang là cửa chống cháy (chịu nhiệt và chịu lửa khoảng 1 hay 2 giờ) sẽ có bản lề thủy lực tự động đóng lại và một phần do áp lực trong thang mạnh sẽ đóng cửa liên tục. 5.8.3. Cơ sở lý thuyết để tính toán hệ thống tăng áp cầu thang - Các tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang Bảng 5.11. So sánh các tiêu chuẩn về điều áp của các quốc gia Áp suất (Pa) Tốc độ không khí Quốc Gia Code Min Max qua cửa BS 5588 4 - 1978 Số cửa mở hiệu quả 1 ( 2 cửa trên tầng bị 50 60 0.75 m/s cháy) 3 ( 2 cửa trên tầng bị U.K BS 5588 Không liên 5 - 1991 quan cháy)( Cửa thoát hiểm 2 m/s và cửa thang máy) 3 (2 cửa trên 2 tầng) Australia AS 1668 - 1 50 110 1 m/s ( cửa thoát hiểm) 3 (2 cửa trên 2 tầng) Singapore CP 13 50 110 N.B.C.C Canada 1990 Không đề cập 1 m/s ( cửa thoát hiểm) 4.72 m3/s + 0.094 4 (2 cửa trên 3 tầng) m3/s cho mỗi tầng ( cửa thoát hiểm) 81 37 UBC 1988 U.S.A - Không đề cập Không đề cập 133 Không đề cập Không đề cập Lên đến N.F.B.A 45 (92A) 1988 Thoát hiểm ở các 1 (hệ thống loại A & C) BS 5588 U.K 4 - 1998 50 cầu thang bộ 2 (hệ thống loại D) 0.75 Cứu hỏam/s 2 m/s (hệ thống thống loại loại B) E) 33 (hệ 60 - Những nguyên tắc chung của sự điều áp Những không gian được điều áp đó là những lối thoát hiểm cần được bảo vệ. Nó gồm có (những) cầu thang bộ, những tiền sảnh và trong một vài trường hợp có cả các hành lang. Một hoặc nhiều không gian đó sẽ được điều áp và nguyên tắc chung đó là khói sẽ chỉ được điều khiển thích hợp cho những không gian nào mà nó được điều áp. Như vậy, khu vực nào có khói xâm chiếm thì được ngăn cản sẽ xác định được những không gian được điều áp. 5.8.4. Tính toán thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang a. Nguyên tắc khi thiết kế Nguyên tắc quan trọng cần phải rõ là duy trì áp suất ở không gian cần điều áp cao hơn áp suất ở không gian không có điều áp. Các không gian đó được liên thông với nhau chỉ qua sự rò rỉ của các cửa được đóng lại. Chọn chênh lệch áp suất này là 50 Pa, lấy theo tiêu chuẩn BS 55884– 1998. b. Các thành phần cơ bản của hệ thống tăng áp - Quạt cấp khí tươi qua hệ thống ống gió đến các không gian được điều áp như cầu thang bộ, tiền sảnh, hành lang. - Lối rò rỉ không khí từ mỗi không gian điều áp. - Lối rò rỉ không khí từ mỗi nơi ở. c. Các thiết lập ban đầu - Chọn mức điều áp: 50Pa (theo tiêu chuẩn BS 55884 – 1998). 82 - Tốc độ khí tại cữa mở vào cầu thang: 0.75 m/s (theo tiêu chuẩn BS 55884 –1998). - Loại hệ thống điều áp: Có 2 loại hê thống điều áp: điều áp 1 cấp và điều áp 2 cấp. Trong đó, hệ thống điều áp một cấp chỉ được áp dụng khi có cháy xảy ra và trong hệ thống hai cấp thì ở mức thấp luôn được duy trì trong suốt thời gian hoạt động và chỉ tăng lên mức khẩn cấp khi có cháy xảy ra. Mức điều áp khẩn cấp của hệ thống một cấp hay hai cấp đều giống nhau và nó sẽ phụ thuộc vào độ cao và vị trí của tòa nhà. Trong đồ án này em chọn kiểu hệ thống điều áp 2 cấp. d. Tính toán lượng khí cấp Hình 5.25. Sơ đồ nguyên lý hệ thống tăng áp cầu thang - Phương án tăng áp: tăng áp cho cầu thang thoát hiểm. - Số tầng được điều áp: 23tầng (bao gồm cả tầng hầm). - Loại của thoát hiểm: cữa đơn mở vào cầu thang bộ kích thước 2500x100 mm, số 83 lượng: 23 cửa. Lượng khí cấp cần để đạt được sự chênh áp được xác định bằng lượng khí rò rỉ ra ngoài không gian đó. Khi lượng khí đó qua cửa chính hay cửa sổ bị hạn chế và kết quả là chênh áp cũng bị hạn chế (không đạt được chênh áp). Mối quan hệ giữa lưu lượng, diện tích giới hạn của sự rò rỉ và chênh áp được thể hiện qua công thức: Q=0.827xAExP1/N Trong đó: Q: lưu lượng (m3/s) AE: diện tích giới hạn rò rỉ (m2) P: chênh áp (Pa) N: hệ số N = 1÷2 N = 1.6 nếu rò rỉ qua diện tích nhỏ như cửa sổ. N = 2 nếu rò rỉ qua diện tích lớn như cửa chính. e. Xác định diện tích giới hạn rò rỉ AE Ở chế độ 1: Tất cả các cửa đều đóng nên tính diện tích rò rỉ theo tiêu chuẩn B5588 4 – 1998. Bảng 5.12. Diện tích rò rỉ xung quanh cửa Loại cửa Kích cỡ Chiều dài khe Diện tích rò rỉ hở AE (m2) 2m x 0.8 m 5.6 0.01 Cửa cánh đơn trong khung mở ra 2m x 0.8 m 5.6 0.02 Cửa cánh đôi 2m x 1.6m 9.2 0.03 8.0 0.06 Cửa cánh đơn trong khung mở vào 2m cao x Cửa thang máy Đối với cữa có kích thước 2000x1000 mm thì diện tích rò rĩ sẽ là 0.0125 m2. Do vậy tổng diện tích rò rỉ của toàn hệ thống: AE = 23 x 0.0125 = 0.2875 (m2) Q1 = 0.83AExP1/2 + 50%(0.83AExP1/2) (tăng 50%) = 0.83 x 0.2875 x 501/2 + 50%(0.83 x 84 0.2875 x 501/2) = 2.53 (m3/s). Ở chế độ 2: Hệ thống thoát hiểm – Giai đoạn sơ tán. a. Tính toán lưu lượng qua cửa mở thoát ra bên ngoài với áp suất +10 Pa trong cầu thang. Q2 = 0.83 x AE x P1/2 = 0.83 x 2x 101/2 = 5.25 (m3/s) b. Tính toán lưu lượng qua cửa mở của phòng ở với áp suất +10 Pa trong cầu thang và 0.086 m2 diện tích rò rỉ qua mỗi tầng.  1 1  AE =  2 + 2   A1 A2  − 1 2  1 1  = 2 + 2   2 0.086  − 1 2 = 0.086m 2 Q3 = 0.83AExP1/2 = 0.83 x 0.086 x 101/2 =0.225 m3/s Phòng ở ở mỗi tầng khoảng 422.6 m2 sàn x 3.4 m chiều cao, diện tích các tường phía trong khoảng 368.2 m2 từ bảng D3 trong BS 5588 4:1998 ta dùng diện tích rò trung bình qua các tầng và qua các khe tương đối hở của tường thì ta có diện tích rò rỉ qua mỗi tầng là: (422.6x 0.52x10-4) + (368.2 x 0.35x10-3) = 0.086 (m2) Hình 5.26. Chế độ 2 – Giai đoạn sơ tán 85 Bảng 5.13. Bảng D3 BS 5588 4 – 1998: lưu lượng rò rỉ qua tường và trần Độ kín của Thành phần xây dựng tường Các bức tường phía ngoài( bao gồm các khe hở xây dựng, các khe hở xung quanh cửa và cửa sổ) Kín 0.7x10-4 Trung bình 0.21x10-3 Hở 0.42x10-3 Rất hở 0.13x10-2 Kín 0.14x10-4 Trung bình 0.11x10-3 Hở 0.35x10-3 Kín 0.18x10-3 Trung bình 0.84x10-3 Hở 0.18x10-3 Các bức tường phía trong( bao gồm các khe hở xây dựng, nhưng không gầm các khe hở xung quanh cửa và cửa sổ) Các bức tường trong lồng thang máy( bao gồm các khe hở xây dựng, nhưng không gồm các khe Tỉ số diện tích rò rỉ A/Aw hở xung quanh cửa và cửa sổ) Tỉ số diện tích rò rỉ A/Af Các tầng( bao gồm các khe hở xây dựng và các khe hở theo hướng Trung bình 0.52x10-4 thâm vào trong) Ghi chú A = diện tích rờ rỉ Aw = diện tích tường Af = diện tích sàn f. Tính lưu lượng không khí cần thiết để duy trì tiêu chuẩn áp suất Qua cửa thoát hiểm mở Q2 = 5.25 (m3/s) Qua cửa phòng ở mở Q4 = 2 x 0.225 = 0.45 (m3/s) Cộng với chế độ Q1 = 2.53 (m3/s) Vậy Q1 = 8.23 (m3/s) Vậy: Chỉ điều áp cầu thang thoát hiểm – hệ thống loại E lưu lượng là 1.4 (m3/s) ở +50 86 Pa và giai đoạn cứu hỏa lưu lượng là 8.23 (m3/s). Lượng không khí cấp vào từng tầng: Vtang = 8.23 /23 = 0.36 (m3/s) 5.8.5. Tính cột áp của quạt Cột áp tổng của quạt cấp: H = Ht + Hd + Hw = Ht + Hd + Hms + Hcb Trong đó: * Ht: áp suất cần thiết để thắng sức cản của đường ống (Pa). * Hd: trở lực sinh ra do không khí chuyển động trong đường ống để thắng lực ma sát với thành ống và ma sát giữa các phần tử không khí (Pa). * Hms: tổn thất ma sát khi không khí chạy trong đường ống (Pa). * Hcb: trở lực cục bộ khi không khí qua các co, các chỗ mở rộng, thu hẹp… (Pa). Tính áp suất tĩnh Ht Ht = ρxgxh (Pa) Trong đó: ρ= 1.2 (kg/m3): khối lượng riêng của không khí. g = 9.81 (m/s2): gia tốc trọng trường h = 61.3 m : chiều cao chênh lệch của ống gió với quạt cấp trong hệ thống. Vậy Ht = ρxgxh = 1.2 x 9.81 x 61.3 = 721.6 (Pa). Tính áp suất động Hd p × v2 Hd = ( Pa ) 2g Với v- vận tốc không khí trong đường ống ngay sau quạt. Lấy theo định hướng [1], v = 5 m/s Vậy: Hd = p × v 2 1.2 × 5 2 kg = = 1.52 2 = 14.9 ( Pa ) 2g 2 × 9.81 m Tính trở lực do ma sát Hms: H ms l v2 = λ × p× × ( Pa ) d td 2 g 87 Trong đó: λ: hệ số ma sát của lưu chất và vật liệu làm ống. l: chiều dài tổng tương đương của hệ thống ống từ quạt đến miệng thổi (m). dtd: đường kính tương đương của ống (m). v = 5 m/s: vận tốc không khí trong đường ống. ν = 16x10-6 m2/s: độ nhớt động học của không khí. * Trong thực tế thường chọn tiết diện của đoạn ống chính ở gần quạt làm tiết diện điển hình. Từ vận tốc đã chọn v = 5 m/s, tra đồ thì hình 7.24 [1], ta xác định được đường kính tương đương là dtđ = 1000 mm = 0.1 m. Chọn ống có kích thước 1000x900 mm * Chiều dài tổng tương đương của hệ thống bao gồm chiều dài các đoạn ống thẳng, chiều dài tương đương các co, rẽ nhánh. + Chiều dài tương đương tại co 900 ống 1000 x 900mm: tra bảng 7.5 [1] được ltd co 90 = 6.3 m + Tổng chiều dài từ quạt đến các miệng cấp là 61.3 m. Vậy chiều dài tổng tương đương l ~ 67.6 m. * Hệ số ma sát: Trị số Renold: Re = v × d td 4 × 0.547 = = 136750 > 10 5 −6 v 16 × 10 Re = v × d td 5 × 0.1 = > 10 5 −6 v 16 × 10 Vì Re > 105 : không khí chảy rối nên ta áp dụng công thức: λ= 0.0032 + 0.221xRe-0.237 = 0.0032 + 0.221 x 136750-0.237 = 0.017 Cho nên trở lực ma sát là: H ms = λ × p × Tính trở lực cục bộ Hc: l v2 0.017 × 1.2 × 67.6 × 5 2 × = = 17.6 ( Pa ) d td 2 g 0.1 × 2 × 9.81 H cb V2 =ξ × p× ( m m H 2O ) 2g Với ξ: hệ số trở lực cục bộ. Hệ số trở lực cục bộ bao gồm ở: (tra phụ lục 3 [1] ) 88 + Đoạn cong từ quạt tới ống chính: ξ= 0.21 + 23 nhánh rẽ chữ T ống nhánh nối vào ống chính bằng một cạnh góc nghiêng 450 : ξ= 0.7 x 23 = 16.1 + Tại miệng gió ra ξ= 2.18 Vậy hệ số trở lực cục bộ là: Ʃξ= 0.21+ 16.1 +2.18 = 18.49 Cho nên trở lực cục bộ là: H cb V2 52 =ξ × p× = 18.49 × 1.2 × = 277.35 ( Pa ) 2g 2 × 9.81 Vậy: Cột áp tổng của quạt cấp là: H = Ht + Hd + Hms + Hcb = 721.6 + 14.9 + 17.6 + 277.35 = 1031.45 (Pa) 5.8.6. Chọn quạt tăng áp cầu thang Công suất quạt cấp N = p × g × Q × H 1 .2 × 9 .8 1 × 8 .5 × 8 7 .4 2 = = 18 (kW 1000 × η 1 0 0 0 × 0 .5 ) H = 1031.45 (Pa )= 87.42 (mkk) Chọn Ʃ= 0.5: hiệu suất quạt. Yêu cầu quạt có công suất 18 kW, lưu lượng 8.23 (m3/s), cột áp 1031.45 (Pa). Chon quạt FANTECH: Model: 27LDW Lưu lượng: 8.23 m3/s Cột áp: 1031Pa Công suất motor: 18.5kW Hình 5.27. Quạt ly tâm Fantech model 27LDW 89 CHƯƠNG 6: TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA CHO HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM NƯỚC 6.1. Giới thiệu Trong hệ thống lạnh vấn đề tự động hóa được xem là rất quan trọng, nó bao gồm tự động hóa về điều khiển và tự động hóa về bảo vệ. Nhờ tự động hóa mà vấn đề vận hành được dễ dàng và độ tin cậy cao, các thiết bị được bảo vệ an toàn. Tùy thuộc vào tính chất của hệ thống mà thiết kế hệ mạch điều khiển tự động sao cho đảm bảo về mặt kinh tế và kỹ thuật. Ngày nay tự động hóa thông qua các thiết bị điện, điện tử. Trong quá trình vận hành do những yếu tố khách quan cũng như chủ quan các thông số của hệ thống lệch khỏi trạng thái cho phép vận hành như: nhiệt độ, áp suất, dòng điện, điện áp… 6.2. Tự động hóa cụm Chiller Hệ thống điều khiển phòng máy Chiller CPC (Chiller Plant Control) điều khiển sự hoạt động của các Chiller, bơm nước, tháp giải nhiệt và tất cả các bộ biến tần. Do hệ thống sử dụng 2 Chiller chính nên ta sẽ cài đặt chế độ khởi động cho từng Chiller theo định kỳ để tổng thời gian hoạt động của 2 Chiller bằng nhau. Khi Chiller chính được khởi động hoạt động, nếu tải của hệ thống yêu cầu cao hơn, trung tâm điều khiển sẽ điều khiển gọi thêm Chiller thứ 2 hoạt động. Khi đó năng suất lạnh của 2 Chiller sẽ được trung tâm xử lý tính toán điều chỉnh sao cho phù hợp với tải của hệ thống đồng thời đạt hiệu quả tối ưu về mặt hiệu suất hay năng lượng cung cấp cho các Chiller. Do mỗi Chiller ta dùng một tháp giải nhiệt và bơm nước lạnh riêng, nên việc điều khiển hoạt động của các thiết bị này cũng tương ứng theo Chiller đó. Nguyên lý điều khiển Khi bất kỳ FCU nào trong tòa nhà được bật thì sẽ có một tín hiệu báo về trung tâm điều khiển CPC để đưa ra tín hiệu khởi động hệ thống. Khi nhận được tín hiệu khởi động hệ thống, CPC sẽ gởi tín hiệu khởi động tới Chiller chính. Điều khiển mở hoàn toàn van motorized của bình bốc hơi. 90 Khi van điện đã được xác nhận mở 100%, Bơm nước lạnh tương ứng sẽ được khởi động. Bơm nước sẽ được điều khiển để duy trì điểm đặt áp suất theo thiết kế của hệ thống. Dựa vào một cảm biến lưu lượng đặt ở đầu ra của bình bay hơi, khi cảm biến dòng có tín hiệu xác nhận có dòng qua bình bay hơi, trung tâm sẽ điều khiển mở van điện bình ngưng, khởi động bơm nước và quạt của tháp giải nhiệt. Hình 6.1. Sơ đồ nguyên lý điều khiển phòng máy chiller (chiller plant contronller) Khi tất các các cảm biến dòng trên đường ra của bình bay hơi và bình ngưng xác nhận có lưu lượng qua, theo trình tự CPC sẽ điều khiển khởi động máy nén của Chiller hoạt động. Trên đầu ra của bình bốc hơi có đặt một cảm biến nhiệt độ để nhận biết được nhiệt độ của nước lạnh cấp cho hệ thống. Điểm cài đặt nhiệt độ nước cấp là 50C. Chiller hoạt động cần duy trì được nhiệt độ nước ra theo giá trị cài đặt này. Nhưng khi tải yêu cầu của hệ thống vượt quá khả năng của Chiller đang hoạt động, làm cho nhiệt độ nước đầu ra tăng lên, khi nhiệt độ nước ra lớn hơn 6.50C. Thì trung tâm 91 CPC sẽ đưa ra một lệnh chờ trong vòng 20 phút. Nếu trong vòng 20 phút, nhiệt độ nước lạnh cấp vẫn không đạt yêu cầu thì CPC sẽ gọi thêm Chiller phụ vào hoạt động. Và Chiller mới sẽ được khởi động theo trình tự như trên. Hệ thống sẽ điều khiển cắt Chiller phụ ra khỏi hệ thống dựa vào độ chênh nhiệt độ giữa nước lạnh cấp đi và hồi về. Nếu độ chênh nhiệt độ giảm tới giá trị cài đặt thì CPC sẽ điều khiển tắt Chiller phụ, đồng thời dừng hoạt động của bơm nước lạnh tương ứng. 6.3. Điều khiển van By-pass Hình 6.2. Sơ đồ điều khiển van Bypass DPC-1: Cảm biến chênh áp. TV_1: Van Motorized. Cảm biến chênh áp DPC-1 (Differential presuse contronller) cảm biến sự chênh áp giữa đầu nước cấp và đầu nước hồi để điều chỉnh van motorized 2 ngả TV-1 trên đường bypass khi cần thiết để duy trì áp suất giữa hai đầu. Van motorized được điều khiển liên động với hệ thống thông qua tiếp điểm R, khi hệ thống ngừng hoạt động thì van được điều khiển đóng lại. 92 Nguyên lý điều khiển và hoạt động: - Ống và van đi tắt (by-pass) lưu lượng nước tối thiểu máy làm lạnh nước được xác định kích thước theo yêu cầu lưu lượng nước tối thiểu qua Chiller của nhà sản xuất. Van đóng khi hệ thống hoạt động bình thường lưu lượng nước lạnh cung cấp lớn hơn lưu lượng nước tối thiểu của một Chiller. - Van đi tắt (by-pass) là van thường mở. - Van đi tắt (by-pass) sẽ được chỉnh đến vị trí mở hoàn toàn khi hệ thống dừng. Điều này được thực hiện để phòng ngừa búa nước (water hammer) khi bơm khởi động và cho phép tối thiểu lưu lượng trong trường hợp Chiller khởi động bơm. - Khi Chiller chính (lead) xác nhận đã khởi động và bất cứ khi nào hệ thống khởi động, thì hệ thống điều khiển CPC, sẽ điều chỉnh “van đi tắt (by-pass)” để lưu lượng nước lạnh qua bất kỳ Chiller nào cũng không dưới yêu cầu tối thiểu của nhà sản xuất. Nguyên lý điều khiển đóng mở van By - pass: - Khi bắt đầu có tín hiệu khởi động hệ thống, van by–pass vẫn được điều khiển ở trạng thái mở trong quá trình bơm nước khởi động. Để giúp cho quá trình khởi động của bơm được dễ dàng hơn, lúc này nước không tuần hoàn qua toàn bộ hệ thống mà tuần hoàn qua đường by-pass với lưu lượng nước bằng lượng nước tối thiểu qua Chiller. - Kết thúc quá trình khởi động, tùy theo tải của hệ thống mà van By – pass được điều khiển đóng hay mở. Nếu lưu lượng cần thiết của hệ thống lớn hơn lưu lượng nhỏ nhất giới hạn qua Chiller, thì van by – pass đóng lại lúc này không có dòng qua đường by – pass. - Khi tải hệ thống giảm, lưu lượng nước cần cung cấp nhỏ hơn lưu lượng nước tối thiểu qua Chiller thì cảm biến chênh áp giữa đường nước cấp và nước hồi sẽ nhận biết và truyền tín hiệu về bộ xử lý của CPC để điều khiển van by – pass mở để cho một lưu lượng nước nhất định qua Chiller, tổng lượng nước cấp tới các FCU và lượng nước qua đường by – pass phải bằng lưu lượng nước tối thiểu cho phép qua một Chiller. Trong trường hợp tải hệ thống bằng không thì van by – pass sẽ mở hoàn toàn. 6.4. Tự động hóa cụm Tháp giải nhiệt Hệ thống điều khiển tự động phải hiển thị nhiệt độ nước ra khỏi bình bay hơi/ bình ngưng của mỗi máy làm lạnh nước. 93 Hệ thống điều khiển tự động phải hiển thị áp suất tác nhân lạnh bình bay hơi/ bình ngưng của mỗi máy làm lạnh nước. Khi hệ thống đang hoạt động và nhiệt độ bể nước tháp tăng trên điểm đặt nhiệt độ hiện hành 1.5oC, thì quạt chính sẽ mở ở tốc độ nhỏ nhất và kích hoạt mạch điều khiển để gọi thêm tháp giải nhiệt. Tốc độ quạt tháp sẽ được điều chỉnh để duy trì nhiệt độ nước mong muốn. Khi các quạt đang chạy 50% tốc độ thì quạt thêm vào phải chạy cùng với tốc độ hiện hành các quạt đang chạy. Khi quạt chạy với tốc độ nhỏ nhất và nhiệt độ bể nước thấp hơn điểm đặt nhiệt độ hiện hành 2.5oC thì giảm quạt sau cùng mới chạy. Thời gian trì hoãn mở/ tắt quạt là 5 phút. Trình tự quạt tháp được xoay vòng 7 ngày dựa trên sự cân bằng thời gian chạy. Hệ thống điều khiển phòng máy làm lạnh nước (CPC) phải có khả năng tính toán điểm đặt nhiệt độ bể nước mát dựa vào nhiệt độ bầu khô, bầu ướt môi trường và điều kiện làm việc máy làm lạnh nước hiện hành, để tổng điện năng tiêu thụ của máy làm lạnh nước và quạt tháp giải nhiệt là thấp nhất. 6.5. Tự động hóa các FCU Hình 6.3. Sơ đồ nguyên lý điều khiển FCU 94 Chú thích: TC-1: Bộ điều khiển DDC. TE-1: Cảm biến nhiệt độ kiểu ống. TM-1: Môđun điều khiển phòng. X-1: Máy biến thế. TV-1: Van Motorize. R1,R2: Công tăc tơ. HL-1: Rơ le bảo vệ nhiệt độ cao. K1: Tiếp điểm liên động với hệ thống. N2: Cổng kết nối. 147 Mô đun điều khiển phòng (TM-1) có công tắc điều khiển tốc độ quạt ở các chế độ: Tắt - Tự động - Cao – Trung bình - Thấp. Và núm xoay chia vạch theo dạng mặt đồng hồ để cài đặt nhiệt độ trong phòng. Bộ điều khiển DDC (Direct digital contronller) là bộ điều khiển có khả năng lập trình được, cùng với cảm biến nhiệt độ không khí hồi (hay không khí trong phòng điều hoà - cảm biến được đặt trong vùng làm việc của phòng – TE-1) để điều khiển đóng/mở van motorized, hoặc điện trở sưởi, để duy trì nhiệt độ trong không gian điều hoà theo cài đặt. Rơ le bảo vệ nhiệt độ cao (HL-1) được lắp đặt nhằm hạn chế sự tăng quá mức của nhiệt độ không khí cấp khi sử dụng bộ điện trở sưởi. Tốc độ quạt được điều khiển tự động bởi bộ DDC ở ba mức Cao – Trung bình Thấp dựa trên tín hiệu nhiệt độ và điểm cài đặt. K-1 (Relay interlock system) là tiếp điểm liên động với hệ thống để điều khiển đóng/mở FCU. Van Motorized và bộ sưởi điện trở được điều khiển đóng mỏ qua công tắc tơ trung gian R1, R2. Các FCU được điều khiển bởi bộ DDC (Direct digital controller) để duy nhiệt độ đã được cài đặt. Cảm biến nhiệt độ được treo trên tường nhận biết nhiệt độ trong phòng và gửi tín hiệu về bộ điều khiển DDC để điều khiển quạt và van motorired. Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt 20C thiết bị điều khiển sẽ tự động đẩy tốc quạt lên 95 chế độ cao. Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt 10C thiết bị điều khiển sẽ tự động đẩy tốc quạt lên chế độ trung bình. Và khi nhiệt độ trong phòng bằng nhiệt độ cài đặt thì thiết bị điều khiển sẽ giảm tốc độ quạt xuống mức trung bình đồng thời tác động đóng van motorired ngừng cấp nước cho dàn lạnh của FCU. 96 CHƯƠNG 7: LẮP RÁP,VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM NƯỚC 7.1. Lắp ráp hệ thống 7.1.1. Công tác lấy dấu Phối hợp với các bộ phận của nhà thầu xây dựng để lấy dấu, xác định chích xác các thiết bị. Sau khi có vị trí các đường ống hay thiết bị, vạch tuyến và ghi kích thước thiết bị, các đoạn ống nước, ống gió, đánh dâu các điểm phân nhánh côn cút,… các vị trí cần lắp giá đỡ, giá treo...để tiện cho việc thi công lắp đặt tiếp theo. 7.1.2. Công tác gia công , lắp đặt đường ống nước lạnh Trình tự thi công như sau: + Gia công giá treo, giá đỡ sau khi lấy dấu tại vị trí chỉ định. + Chừa lỗ thi công. + Lắp đặt giá treo, giá đỡ đường ống. + Lấy dấu từng đoạn ống chính xác vát mép 450 tại các mặt nối hàn. + Tiến hành đô chất cách nhiệt trước khi lắp ráp đường ống. + Đặt gối đỡ bằng gỗ tại vị trí đường ống có giá đỡ. + Bọc lớp bảo ôn bảo vệ đảm bảo cho hiều dày lớp ách nhiệt 70mm. + Hàn lắp các đoạn ống dẫn nước lạnh và các phụ kiện kèm theo + Tiến hành thử áp lực cho mỗi tầng và trục chính. + Lắp đặt các bơm nước lạnh tuần hoàn . + Vệ sinh bề mặt ống nước, quét sơn chống rỉ bảo vệ ống. + Hoàn thiện chèn trát lỗ thi công. + Vệ sinh bề mặt ống. 7.1.3. Lắp đặt đường ống thải nước ngưng Đây là một công tác đơn giản nhưng lại rất quan trọng, vì chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể phá hỏng trần của một khu vục cũng như cham chập hệ thống điện. Các đường ống thoát nước ngưng là các đường ống nhựa PVC Trình tự thi công như sau: + Lắp đặt giá treo, giá đỡ. 97 + Lắp đặt ống nhưa PVC ( chú ý ông thuỷ chuẩn để nước độ dốc tối thiểu 1/100 cho ống nằm ngang) thải nước ngưng và phụ tùng kèm theo(côn, cút, tê..) + Từ các trục chính thoát nước ngưng bố trí các xiphông để tránh hơi độc, khí ôi nhiễm từ dưới theo đường ống đi vào các phòng. + Tiến hành thử kín độ nghiêng nước chảy sau khi lắp đặt xong. + Bảo ôn ống nhựa PVC và các khay nước ngưng. + Hoàn thiện chèn lỗ thi công. 7.1.4. Công tác gia công , lắp đặt đường ống gió lạnh( gió cấp, gió hồi, gió tươi) Trình tự thi công như sau: + Gia công ống gió (tôn tráng kẽm 0.5 – 1.2 mm) + Chừa lỗ thi công. + Lắp đặt giá treo, giá đỡ. + Lắp đặt ống gió thành phẩm và phụ tùng. + Lắp đặt van điều chỉnh lưu lượng và cửa gió. + Căn chỉnh hoàn thiện đường ống. + Bảo ôn ngoài đường ống gió lạnh bằng bông thuỷ tinh dấy bạc dày 50mm có chỗ quan trọng bọc cách nhiệt dày tới 100 mm, giấy bạc 1 lớp,(chống ẩm, chống cháy và bức xạ nhiệt) bọc lớp ngoài bảo ôn. + Lắp cửa gió cấp, gió hồi cho các đường ống gió. + Hoàn thiện hệ thống đường ống gió lạnh. + Thử kín toàn bộ đường ống gió lạnh 7.1.5. Công tác lắp đặt các dàn lạnh FCU + Xác định vị trí của FCU theo bản vẽ thi công và thực tế hiện trường. + Gia công giá treo, giá đỡ sau khi đo đac lấy dấu. + Lấy thước thuỷ chuẩn cho các vị trí đỡ dàn, dùng đệm cao su chống + Lắp đặt đường ống nước lạnh nối vào FCU (có van điện từ) bằng ống đồng. + Lắp khay nước ngưng nối ra ống thoát nứơc ngưng . + Bảo ôn ống nước lạnh nước lạnh, ống nước ngưng. + Nối ống gió vào miệng FCU. + Đấu điện vào FCU và van điện từ. 98 + Lắp thermostat điều khiển nhiệt độ cho các FCU. 7.1.6. Công tác lắp đặt tổ máy lạnh chính Thiết bị được đưa đến công trình và đê nguyên kiện trong thùng gỗ. Nếu không gian đặt máy bị hạn chế thì dùng hệ thống con lăn, kích, palăng để đưa máy vào vị trí lắp đặt. Hạn chế không để xảy ra va đập khi di chuyển máy vào vị trí nhằm đảm bảo an toàn cho máy và kết cấu xây dựng của toà nhà. + Lắp đặt hệ thống chống rung cho máy, sau khi căn chỉnh lấy thăng bằng cho máy bằng thước thuỷ chuẩn và xiết chặt các bulong chân thiết bị. + Nối thiết bị với các hệ thống đường ống qua các khớp nối mềm, van chặn. Riêng đối với ống nước còn lắp thêm lọc cặn cho đầu hút, van một chiều cho đầu đẩy. + Đấu tiếp đất sau đó đấu điện 3 pha vào máy. 7.1.7. Lắp đặt bơm nước, các loại quạt gió Xác định chính xác lỗ bắt thiết bị( lấy theo kích thước máy thực tế hoặc cataloge hướng dẫn lắp đặt vận hành của nhà sản xuất, để thiết kế khung thép đỡ thiết bị. + Khung thép đỡ bơm làm bằng thép U100 đặt trên bộ giảm chấn lò xo. + Thiết bị được đưa đến công trình để nguyên đai kiện, Hạn chế không để xảy ra va đập khi chuyển máy nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị và kết cấu xây dựng. + Căn chỉnh lấy thăng bằng bằng thước thuỷ chuẩn và xiết các bulông của thiết bị. Đảm bảo độ chính xác tiêu chuẩn 1/1000. + Nối thiết bị với các hệ thống đường ống qua các khớp nối mềm, van chặn, bộ lọc cặn cho đầu hút, van 1 chiều cho đầu đẩy. + Đấu tiếp đất sau đó đấu điện 3 pha cho máy. 7.2. Vận hành hệ thống + Ấn nút Start: Quạt dàn ngưng khởi động để giải nhiệt cho dàn ngưng, sau khoảng 10 giây bơm nước lạnh hoạt động. Sau khi hệ thống bơm nước hoạt động ổn định (các van chặn nước trên đường ống đã mở thông, công tắc dòng chạy đóng tiếp điểm) khoảng 4-5 phút sau tổ máy lạnh thứ nhất chạy. + Để người vận hành tiện theo dõi trên bảng điều khiển có các đèn tín hiệu báo trạng thái làm việc của các quạt giải nhiệt của dàn ngưng, và các đèn tín hiệu báo lỗi khi máy lạnh chạy có sự cố (khi áp suất đẩy quá cao, áp suất đường hút quá thấp, hoặc dòng điện 99 tải của máy vượt quá mức cho phép, lúc này đèn báo lỗi sẽ sáng và hệ thống sẽ tự đông ngắt mạch, máy lạnh sẽ ngừng hoạt động. Ngoài ra trên bảng điều khiển còn có hệ thống đồng hồ chỉ thị giúp người vận hành theo dõi được điện áp, dòng điện của hệ thống máy lạnh, quạt tháp giải nhiệt. + Bảo vệ an toàn điện cho hệ thống: Hệ thống điện động lực cung cấp điện cho máy lạnh, quạt đựơc bảo vệ ngắn mạch bằng các automat phù hợp với công suất của từng thiết bị, ngoài ra còn có các rơle nhiệt bảo vệ khi các thiết bị này chạy quá dòng định mức. Các thiết bị lạnh thường nén lên áp suất cao nên trong thiết bị lắp sẵn thiết bị bảo vệ ấp suất. Khi áp suất vượt quá giới hạn cho phép rơle ngắt tiếp điểm, đèn báo sự cố sáng và các lốc lạnh ngừng hoạt động. Hệ thống an toàn cho người sử dụng cũng được nối vào thiết bị chung với hệ thống điện tổng. 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua đợt làm đồ án môn học, em đã có dịp tiếp cận với thực tế, đồng thời làm quen với việc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Từ đó em cũng được nghiên cứu kỹ về ngành kỹ thuật lạnh và vai trò của nó trong đời sống xã hội. Để có hiệu quả kinh tế cao khi thiết kế 1 hệ thống ĐHKK thì trong quá trình tính toán, việc xác định nhiệt tải của công trình cần phải chính xác, cẩn thận vì nó là cơ sở để tính chọn các thiết bị. Nếu kết quả tính toán nhiệt tải hệ thống nhỏ hơn kết quả thực tế thì gây khó chịu cho người ở trong không gian điều hòa, còn nếu kết quả tính toán lớn hơn thực tế thì dẫn đến không kinh tế. Vì kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên khi tính toán thiết kế không tránh khỏi sai sót. Em rất mong các thầy cô cho em ý kiến để cho đồ án của em được hoàn thiện hơn. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp về tính toán thiết kế hệ thống Chiller cho công trình khách sạn DENDRO GOLD, em xin có một vài lời nhận xét như sau: + Ưu điểm của đồ án: - Đã vận dụng được các kiến thức của một số môn học vào quá trình tính toán và thiết kế qua đây cũng củng cố thêm kiến thức phục vụ cho quá trình công tác sau này. - Đồ án cũng đã giải quyết được và đưa ra phương pháp tính toán và thiết kế 1 hệ thống điều hòa không khí. + Nhược điểm: - Đồ án chưa phân tích sâu về hệ thống tăng áp cầu thang và hệ thống nước ngưng. Để hệ thống vận hành một cách hiệu quả và an toàn. Tôi có một số kiến nghị sau: - Cần niêm yết sơ đồ hệ thống tại phòng máy để giúp người vận hành quan sát hệ thống được tốt hơn - Tại phòng máy cần có bảng nội qui vận hành, các chỉ dẫn, cảnh báo để tạo sự an toàn cho hệ thống - Phòng máy phát điện cần bố trí xa phòng vận hành hệ thống lạnh để tránh tiếng ồn và sức nóng toả ra ảnh hưởng tới sức khoẻ người vận hành máy. - Trang bị các dụng cụ, thiết bị cấp cứu đầy đủ để khi có sự cố xảy ra thì người vận hành kịp thời có phương tiện xử lí sự cố. 101 Trên đây là toàn bộ nội dung đồ án tốt nghiệp, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án. Rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy Cô và các bạn ! 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Hải – Hà mạnh Thư – Vũ Xuân Hùng. Hệ thống điều hòa không khí và thông gió. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – Hà Nội 2001. 2. Catalog máy hãng Carrier. 3. Lê Chí Hiệp. Kỹ thuật điều hòa không khí. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 4. Nguyễn Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – Hà Nội 2005. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – Hà Nội 2005. Tự động hóa hệ thống lạnh. Nhà xuất bản giáo dục. Kỹ thuật lạnh cơ sở. Nhà xuất bản giáo dục. 5. Nguyễn Văn May. Bơm, Quạt, Máy nén. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 6. Trần Đại Tiến. Bài giảng Tự động hóa máy lạnh. 103 PHỤ LỤC 1 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NHIỆT HIỆN, NHIỆT ẨN VÀ CÁC HỆ SỐ NHIỆT HIỆN Hệ số tác động tức thời nt và lượng nhiệt bứa xạ mặt trời qua kính Rf Hướng Tây Đông Màn che Có màn RF nt RF(W/m2) nt RF(W/m2) nt RF(W/m2) 0.65 285.4 0.67 208.7 0.88 69.57 0.51 429.6 (W/m ) 285.41 Bắc nt 2 0.62 che Nam Không màn che Bảng liệt kê các hệ số Hệ số εc εđs εmm εkh εm εr Gía trị 1 0.9415 1 1.17 0.94 0.56 Lượng nhiệt bức xạ qua kính Q1 Tầng Tầng hầm Phòng Fkínhđông(m2) Fkínhtây(m2) Fkínhnam(m2) Fkínhbắc(m2) Phòng điều Q1(W) 0 khiển VP buồng 0 Tầng Sảnh chính 1 Văn phòng 0 Phòng họp 0 Tầng Phòng giám 2 đốc Phòng kinh doanh Phòng kế 29.9 6783.3 0 0 0 104 toán Phòng nhân 0 sự Tầng Nhà hàng 3 Tầng Nhà hàng 4 tiệc cưới 49.5 52.8 9360.2 49.5 52.8 9360.2 Phòng kĩ 0 thuật Phòng nghỉ nhân viên Tầng nữ 4B Phòng nghỉ 0 nhân viên 0 nam Nhà ăn nhân 0 viên Tầng Phòng GYM 5 28.8 2.4 Phòng SPA1 8.64 886.5 Phòng SPA2 8.64 886.5 Phòng SPA3 8.16 837.26 Phòng SPA4 8.64 886.5 Tầng Phòng SPA5 5B 3040.2 0 Phòng SPA6 0 Phòng SPA7 0 Phòng y tế Phòng nhân viên 10.32 2.4 1059 0 105 Phòng thư 0 giãn Tầng 6~19 Phòng 6F1 2.805 227.4 Phòng 6F2 2.38 193 Phòng 6F3 2.38 193 Phòng 6F4 2.805 Phòng 6F5 6.71 688.5 Phòng 6F6 6.71 688.5 Phòng 6F7 6.71 688.5 Phòng 6F8 6.71 688.5 Phòng 6F9 6.71 688.5 Phòng 6F10 6.71 688.5 Phòng 6F11 5.7 1.845 662.5 5.55 Phòng 6F13 4.35 467.93 Phòng 6F14 6.71 721.8 Phòng 6F15 4.35 467.93 11.22 thể Phòng khách 20 595 Phòng 6F12 Phòng tập Tầng 1.845 Căn hộ A 19.5 Phòng ngủ 2 Phòng ngủ 3 Căn Phòng hộ B khách 1324.08 2000.8 0 ngủ 1 Phòng 3.3 6.9 708 7.2 738.8 20.46 2099.3 106 Phòng ngủ 1 5.25 Phòng ngủ 2 1.5 591.95 4 142 Lượng nhiệt truyền qua trần Q21 Tầng Phòng Phòng điều Tầng hầm Tầng 1 VP buồng 48.5 2.5 527.4 Sảnh chính 397 2.5 4317.4 Văn phòng 12.1 2.5 0 Phòng họp 39.6 2.5 0 25.62 2.5 0 16.6 2.5 0 17.6 2.5 191.4 21.83 2.5 237.4 389 2.5 0 308.6 2.5 3356 24.5 2.5 266.4 26 2.5 282.75 26 2.5 0 đốc Phòng kinh Phòng nhân sự Nhà hàng Nhà hàng tiệc cưới Phòng kĩ thuật Tầng 4B Q21(W) 190.3 Phòng kế toán Tầng 4 (W/m2k) 2.5 doanh Tầng 3 K trần 17.5 khiển Phòng giám Tầng 2 Ftrần(m2) Phòng nghỉ nhân viên nữ Phòng nghỉ 107 nhân viên nam Nhà ăn nhân 48.4 2.5 526.5 Phòng GYM 72 2.5 0 Phòng SPA1 12.35 2.5 0 Phòng SPA2 11 2.5 0 Phòng SPA3 10.25 2.5 0 Phòng SPA4 11.2 2.5 0 Phòng SPA5 11 2.5 0 Phòng SPA6 9.52 2.5 0 Phòng SPA7 8.95 2.5 0 Phòng y tế 12.2 2.5 0 7.2 2.5 0 51.6 2.5 0 Phòng 6F1 35,8 2.5 0 Phòng 6F2 27 2.5 0 Phòng 6F3 27 2.5 0 Phòng 6F4 35,8 2.5 0 Phòng 6F5 25 2.5 0 Phòng 6F6 25 2.5 0 Phòng 6F7 25 2.5 0 Phòng 6F8 25 2.5 0 Phòng 6F9 25 2.5 0 Phòng 6F10 25 2.5 0 Phòng 6F11 30 2.5 0 Phòng 6F12 30 2.5 0 viên Tầng 5 Tầng 5B Phòng nhân viên Phòng thư giãn Tầng 6~19 108 Phòng 6F13 30 2.5 0 Phòng 6F14 25 2.5 0 Phòng 6F15 25 2.5 0 Phòng tập thể 43.7 2.5 475.2 49 2.5 532.9 30.7 2.5 333.9 17.4 2.5 189.2 15 2.5 163 52 2.5 565.5 18.7 2.5 203.4 17 2.5 185 Phòng khách Phòng Căn ngủ 1 hộ A Phòng ngủ 2 Tầng 20 Phòng ngủ 3 Phòng khách Căn Phòng hộ B ngủ 1 Phòng ngủ 2 Lượng nhiệt truyền qua tường Q22t Tầng Tầng hầm Phòng Ftường(m2) Phòng điều 32.99 khiển 28.85 VP buồng Tầng 1 Tầng 2 47.9 42.04 K tường (W/m2k) Q22t(W) 2.03 837.4 2.03 1217.2 Sảnh chính 206.3 2.03 3643.5 Văn phòng 13.3 2.03 235 Phòng họp 14.4 2.03 254.3 109 Phòng giám 8.36 đốc 6.16 Phòng kinh doanh Phòng kế 20.1 toán 6.48 Phòng nhân sự Tầng 3 Tầng 4 Tầng 4B Nhà hàng 102.7 52.8 102.7 cưới 52.8 Phòng kĩ 13.3 thuật 34.25 Phòng nghỉ 13.65 nhân viên nữ 11.85 Phòng nghỉ 13.65 nam Tầng 5B 12.48 Nhà hàng tiệc nhân viên Tầng 5 9.12 11.85 Nhà ăn nhân 105.7 viên 25.8 Phòng GYM 11.8 23.8 2.03 219.7 2.03 161.1 2.03 412.2 2.03 110.2 2.03 2280 2.03 2280 2.03 537.3 2.03 345.7 2.03 345.7 2.03 2094.6 2.03 418.6 Phòng SPA1 17.02 2.03 150.3 Phòng SPA2 8.64 2.03 76.3 Phòng SPA3 6.36 2.03 56.2 Phòng SPA4 8.64 2.03 76.3 Phòng SPA5 19.7 2.03 348 Phòng SPA6 15.48 2.03 136.7 110 Phòng SPA7 Phòng y tế 4.56 0.72 Phòng nhân 7.2 viên 11.16 Phòng thư 34.58 giãn 29.18 Phòng 6F1 Phòng 6F2 Phòng 6F3 Phòng 6F4 Phòng 6F5 Tầng 6~19 20.76 Phòng 6F6 Phòng 6F7 Phòng 6F8 Phòng 6F9 Phòng 6F10 Phòng 6F11 20.8 1.905 1.35 6.805 1.35 6.805 20.8 1.905 1.547 13.62 1.547 7.04 1.547 6.805 1.547 7.04 1.547 7.04 1.547 7.04 17.95 6.805 2.03 183.3 2.03 87 2.03 225.71 2.03 868.4 2.03 406.9 2.03 65.3 2.03 65.3 2.03 406.9 2.03 110.3 2.03 70.17 2.03 68.74 2.03 70.17 2.03 70.17 2.03 70.17 2.03 760.03 111 17.95 Phòng 6F12 Phòng 6F13 70.2 2.03 68.76 2.03 639.1 16.87 2.03 149 40.26 2.03 355.5 1.32 2.03 11.6 6.805 26.73 18.91 khách Phòng ngủ 2 Tầng 20 2.03 1.547 Phòng Phòng 86.4 7.04 Phòng tập thể hộ A 2.03 1.547 Phòng 6F15 ngủ 1 358.4 7.04 Phòng 6F14 Căn 2.03 6.805 Phòng 0 ngủ 3 Phòng khách Căn Phòng hộ B ngủ 1 Phòng ngủ 2 17.82 2.03 157.4 11.9 2.03 210.2 7.88 2.03 139.2 Lượng nhiệt truyền qua kính Q22k Tầng Tầng hầm Phòng Phòng điều khiển Fkính(m2) 0 K kính (W/m2k) Q22k(W) 0 112 Tầng 1 VP buồng 5.87 5.89 150.3 Sảnh chính 29.9 5.89 1532.2 Văn phòng 0 Phòng họp 30.24 5.89 774.8 3.2 5.89 82 Phòng giám đốc Tầng 2 Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự Tầng 3 Tầng 4 Nhà hàng Nhà hàng tiệc cưới Phòng kĩ thuật Phòng nghỉ nhân viên nữ Tầng 4B 0 0 0 0 0 14.88 5.89 381.25 102.3 5.89 5242.2 102.3 5.89 5242.2 0 0 0 0 0 0 0 0 Phòng nghỉ nhân viên nam Nhà ăn nhân viên Tầng 5 Tầng 5B Phòng GYM 31.2 19.16 5.89 2090 Phòng SPA1 8.64 5.89 443 Phòng SPA2 8.64 5.89 443 Phòng SPA3 8.16 5.89 418.14 113 Phòng SPA4 8.64 Phòng SPA5 0 0 Phòng SPA6 0 0 Phòng SPA7 0 0 Phòng y tế 12.72 Phòng nhân viên Phòng thư giãn Tầng 6~19 5.89 443 651.8 0 0 0 0 Phòng 6F1 2.805 5.89 104 Phòng 6F2 2.355 5.89 120.7 Phòng 6F3 2.355 5.89 120.7 Phòng 6F4 2.805 5.89 104 Phòng 6F5 6.71 5.89 343.84 Phòng 6F6 6.71 5.89 343.84 Phòng 6F7 6.71 5.89 343.84 Phòng 6F8 6.71 5.89 343.84 Phòng 6F9 6.71 5.89 343.84 Phòng 6F10 6.71 5.89 343.84 Phòng 6F11 7.545 5.89 386.63 Phòng 6F12 7.4 5.89 378.9 Phòng 6F13 4.35 5.89 222.9 Phòng 6F14 6.71 5.89 343.84 Phòng 6F15 6.71 5.89 343.84 Phòng tập thể 14.52 5.89 744 19.5 5.89 999.2 9.75 5.89 249.8 Phòng Tầng 20 5.89 Căn khách hộ A Phòng ngủ 1 114 Phòng 6.9 ngủ 2 4.35 Phòng ngủ 3 Phòng khách Căn Phòng hộ B ngủ 1 5.89 465 7.2 5.89 369 20.46 5.89 1048.4 6.75 5.89 345.9 4 5.89 205 Fcửa gỗ(m2) K gỗ(W/m2k) Q22g(W) 4.14 2.65 48 Phòng ngủ 2 Lượng nhiệt truyền qua cửa gỗ Q22g Tầng Phòng Phòng điều Tầng hầm Tầng 1 khiển VP buồng 0 0 Sảnh chính 0 0 Văn phòng 1.8 Phòng họp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Phòng giám đốc Tầng 2 Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự 2.65 0 Tầng 3 Nhà hàng 0 0 Tầng 4 Nhà hàng tiệc 0 0 115 cưới Phòng kĩ thuật Phòng nghỉ nhân viên nữ Tầng 4B 1.8 2.65 20.75 1.8 2.65 20.75 1.8 2.65 20.75 5 2.65 57.64 Phòng nghỉ nhân viên nam Nhà ăn nhân viên Tầng 5 Tầng 5B Phòng GYM 0 Phòng SPA1 1.8 2.65 20.75 Phòng SPA2 1.8 2.65 20.75 Phòng SPA3 1.8 2.65 20.75 Phòng SPA4 1.8 2.65 20.75 Phòng SPA5 1.8 2.65 20.75 Phòng SPA6 1.8 2.65 20.75 Phòng SPA7 1.8 2.65 20.75 Phòng y tế 1.8 2.65 20.75 1.8 2.65 20.75 5.4 2.65 62.25 2.65 108.75 2.65 108.75 2.65 108.75 Phòng nhân viên Phòng thư giãn Phòng 6F1 Tầng 6~19 Phòng 6F2 Phòng 6F3 4.07 1.89 4.07 1.89 4.07 1.89 0 116 Phòng 6F4 4.07 1.89 2.65 108.75 Phòng 6F5 1.89 2.65 15 Phòng 6F6 1.89 2.65 15 Phòng 6F7 1.89 2.65 15 Phòng 6F8 1.89 2.65 15 Phòng 6F9 1.89 2.65 15 Phòng 6F10 1.89 2.65 15 Phòng 6F11 1.89 2.65 15 Phòng 6F12 1.89 2.65 15 Phòng 6F13 1.89 2.65 15 Phòng 6F14 1.89 2.65 15 Phòng 6F15 1.89 2.65 15 Phòng tập thể 3.2 2.65 37 2.6 2.65 30 1.8 2.65 0 1.8 2.65 0 1.8 2.65 0 2.6 2.65 30 1.8 2.65 0 1.8 2.65 0 Phòng khách Phòng Căn ngủ 1 hộ A Phòng ngủ 2 Tầng 20 Phòng ngủ 3 Phòng khách Căn Phòng hộ B ngủ 1 Phòng ngủ 2 117 Lượng nhiệt truyền qua nền Q23 Tầng Fnền(m2) K nền(W/m2k) Q23(W) 17.5 2.15 327.4 VP buồng 48.5 2.15 907.2 Sảnh chính 397 2.4 8298.4 Văn phòng 12.1 2.4 252.65 Phòng họp 39.6 2.4 0 25.62 2.4 0 16.6 2.4 0 17.6 2.4 183.75 21.83 2.4 0 356.14 2.4 3718.1 389 2.4 0 24.5 2.4 0 26 2.4 0 26 2.4 0 100 2.4 1044 72 2.4 0 Phòng Phòng điều Tầng hầm Tầng 1 khiển Phòng giám đốc Tầng 2 Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự Tầng 3 Tầng 4 Nhà hàng Nhà hàng tiệc cưới Phòng kĩ thuật Phòng nghỉ nhân viên nữ Tầng 4B Phòng nghỉ nhân viên nam Nhà ăn nhân viên Tầng 5 Phòng GYM 118 Tầng 5B Phòng SPA1 12.35 2.4 128.9 Phòng SPA2 11 2.4 114.84 Phòng SPA3 10.25 2.4 0 Phòng SPA4 11.2 2.4 114.84 Phòng SPA5 11 2.4 114.84 Phòng SPA6 9.52 2.4 99.4 Phòng SPA7 8.95 2.4 93.44 Phòng y tế 12.2 2.4 0 7.2 2.4 0 51.6 2.4 538.7 Phòng 6F1 35,8 2.4 0 Phòng 6F2 27 2.4 0 Phòng 6F3 27 2.4 0 Phòng 6F4 35,8 2.4 0 Phòng 6F5 25 2.4 0 Phòng 6F6 25 2.4 0 Phòng 6F7 25 2.4 0 Phòng 6F8 25 2.4 0 Phòng 6F9 25 2.4 0 Phòng 6F10 25 2.4 0 Phòng 6F11 30 2.4 0 Phòng 6F12 30 2.4 0 Phòng 6F13 30 2.4 0 Phòng 6F14 25 2.4 0 Phòng 6F15 25 2.4 0 Phòng tập thể 43.7 2.4 0 49 2.4 0 Phòng nhân viên Phòng thư giãn Tầng 6~19 Tầng 20 Căn Phòng 119 hộ A khách Phòng ngủ 1 Phòng ngủ 2 30.7 2.4 0 17.4 2.4 0 15 2.4 0 52 2.4 0 18.7 2.4 0 17 2.4 0 Phòng ngủ 3 Phòng khách Căn Phòng hộ B ngủ 1 Phòng ngủ 2 Thiết bị chiếu sáng và máy móc trong phòng Tầng Tầng hầm Phòng Phòng điều khiển VP buồng Đèn (W) 2x40 Loa Máy (W) tính(W) Máy chiếu (W) 1x160 12x(3x18) 10x30 Tầng 1 Tầng 2 Sảnh chính 70x19 10x160 40x20 Văn phòng 3x19 1x160 Phòng họp 16x19 8x160 1x290 10x19 7x160 1x290 4x20 4x160 Phòng giám đốc Phòng kinh Tivi (W0 Bình nóng lạnh(W) 120 doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự 4x20 3x160 5x20 2x160 33x19 Tầng 3 Nhà hàng 63x20 2x160 2x290 2x160 2x290 7x30 Tầng 4 Nhà hàng tiệc cưới Phòng kĩ thuật 33x19 63x20 7x30 6x20 3x160 Phòng nghỉ nhân viên Tầng nữ 4B Phòng nghỉ nhân viên 6x20 6x20 nam Nhà ăn nhân viên Tầng 5 Phòng GYM Phòng SPA1 Tầng Phòng 5B SPA2 Phòng SPA3 20x(3x18) 2x125 24x19 8x6 1x40 1x6 1x40 1x6 1x40 1x6 1x160 1x290 121 Phòng SPA4 Phòng SPA5 Phòng SPA6 Phòng SPA7 Phòng y tế Phòng nhân viên Phòng thư giãn Phòng tập thể Phòng khách Căn hộ Tầng A 20 Phòng ngủ 1 Phòng ngủ 2 Phòng ngủ 3 Phòng Căn hộ B khách Phòng ngủ 1 Phòng ngủ 2 1x40 1x6 1x40 1x6 1x40 1x6 1x40 1x6 1x40 4x19 15x19 2x160 1x6 1x160 1x290 15x19 15x19 1x125 12x19 2x160 1x125 4x20 1x160 1x125 4x20 1x160 1x125 15x19 1x125 4x20 1x160 1x125 4x20 1x160 1x125 1x1000 122 Các phòng nghỉ từ tầng 6~19 Đèn Đèn down bàn Đèn bàn Đèn dùng dùng down công dimmer(W) light (W) light bóng halogen tắc(W) 1x60 Đèn áp trần (W) Ti vi (W) Tủ lạnh (W) Bình nóng lạnh (W) (W) 2x60 1x18 5x50 2x16 1x200 1x500 1x1000 Nhiệt do chiếu sáng Q31 và máy móc thiết bị Q32 Tầng Tầng hầm Tầng 1 Phòng nt nđ Q31(W) Q32(W) Phòng điều 0.87 0.5 34.5 160 VP buồng 0.87 0.5 282 0 Sảnh chính 0.87 0.5 1057 1600 Văn phòng 0.87 0.5 24.8 160 Phòng họp 0.87 0.5 132.24 1570 Phòng giám 0.87 0.5 82.65 1410 0.87 0.5 34.8 640 0.87 0.5 34.8 514.8 0.87 0.5 43.5 320 Nhà hàng 0.87 0.5 912.2 900 Nhà hàng tiệc 0.87 0.5 912.2 900 0.87 0.5 52.2 480 khiển đốc Tầng 2 Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự Tầng 3 Tầng 4 Tầng 4B cưới Phòng kĩ 123 thuật Phòng nghỉ 0.87 0.5 52.2 0 0.87 0.5 52.2 0 0.87 0.5 469.8 719.8 Phòng GYM 0.87 0.5 198.36 498 Phòng SPA1 0.87 0.5 17.4 6 Phòng SPA2 0.87 0.5 17.4 6 Phòng SPA3 0.87 0.5 17.4 6 Phòng SPA4 0.87 0.5 17.4 6 Phòng SPA5 0.87 0.5 17.4 6 Phòng SPA6 0.87 0.5 17.4 6 Phòng SPA7 0.87 0.5 17.4 6 Phòng y tế 0.87 0.5 17.4 0 Phòng nhân 0.87 0.5 33.06 320 0.87 0.5 124 456 Phòng 6F1 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng 6F2 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng 6F3 0.87 0.5 208.8 1700 Tầng Phòng 6F4 0.87 0.5 208.8 1700 6~19 Phòng 6F5 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng 6F6 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng 6F7 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng 6F8 0.87 0.5 208.8 1700 nhân viên nữ Phòng nghỉ nhân viên nam Nhà ăn nhân viên Tầng 5 Tầng 5B viên Phòng thư giãn 124 Phòng 6F9 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng 6F10 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng 6F11 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng 6F12 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng 6F13 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng 6F14 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng 6F15 0.87 0.5 208.8 1700 Phòng tập 0.87 0.5 124 0 0.87 0.5 124 125 0.87 0.5 124 1445 0.87 0.5 34.8 285 0.87 0.5 34.8 285 0.87 0.5 124 125 0.87 0.5 34.8 285 0.87 0.5 34.8 285 thể Phòng khách Phòng Căn ngủ 1 hộ A Phòng ngủ 2 Tầng 20 Phòng ngủ 3 Phòng khách Căn Phòng hộ B ngủ 1 Phòng ngủ 2 Nhiệt ẩn Q4ẩ và nhiệt hiện Q4h do người tỏa ra Tầng Tầng hầm Phòng Phòng điều khiển VP buồng n nđ qẩ(W) qh(W) Qh(W) Q4ẩ(W) 5 0.8 65 65 260 325 8 0.8 65 65 416 520 125 Sảnh chính 100 0.8 65 65 5200 6500 Văn phòng 5 0.8 65 65 260 325 Phòng họp 16 0.8 65 65 832 1040 10 0.8 65 65 520 650 6 0.8 65 65 312 390 6 0.8 65 65 312 390 6 0.8 65 65 312 390 180 0.8 65 65 9360 11700 200 0.8 65 65 10400 23400 5 0.8 65 65 260 325 7 0.8 65 65 364 455 7 0.8 65 65 364 455 40 0.8 65 65 2080 2600 Tầng 5 Phòng GYM 20 0.8 65 65 1040 1300 Phòng SPA1 1 0.8 65 65 52 65 Tầng Phòng SPA2 1 0.8 65 65 52 65 5B Phòng SPA3 1 0.8 65 65 52 65 Phòng SPA4 1 0.8 65 65 52 65 Tầng 1 Phòng giám đốc Tầng 2 Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự Tầng 3 Tầng 4 Nhà hàng Nhà hàng tiệc cưới Phòng kĩ thuật Phòng nghỉ nhân viên Tầng nữ 4B Phòng nghỉ nhân viên nam Nhà ăn nhân viên 126 Phòng SPA5 4 0.8 65 65 208 260 Phòng SPA6 4 0.8 65 65 208 260 Phòng SPA7 4 0.8 65 65 208 260 Phòng y tế 1 0.8 65 65 52 65 4 0.8 65 65 208 260 18 0.8 65 65 936 1170 Phòng 6F1 4 0.8 65 65 208 260 Phòng 6F2 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F3 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F4 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F5 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F6 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F7 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F8 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F9 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F10 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F11 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F12 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F13 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F14 2 0.8 65 65 104 130 Phòng 6F15 2 0.8 65 65 104 130 6 0.8 65 65 312 390 12 0.8 65 65 624 780 6 0.8 65 65 312 390 Phòng nhân viên Phòng thư giãn Tầng 6~19 Phòng tập thể Tầng 20 Căn hộ A Phòng khách Phòng ngủ 1 127 Phòng ngủ 2 Phòng ngủ 3 Phòng khách Căn Phòng hộ B ngủ 1 Phòng ngủ 2 2 0.8 65 65 104 130 2 0.8 65 65 104 130 15 0.8 65 65 780 975 2 0.8 65 65 104 130 4 0.8 65 65 208 260 Nhiệt ẩn Q5ẩ và nhiệt hiện Q5h do gió lọt mang vào tN-tT dN-dT Q5h (0C) (kg/kgkkk) (W) 0.7 8.7 6.9 137.2 234.3 160.05 0.7 8.7 6.9 380 649.4 Sảnh chính 952.8 0.55 8.7 6.9 1778.1 3037 Văn phòng 29.04 0.7 8.7 6.9 69 117.82 Phòng họp 95.04 0.7 8.7 6.9 225.7 385.6 61.5 0.7 8.7 6.9 146 249.5 39.84 0.7 8.7 6.9 94.6 161.64 42.24 0.7 8.7 6.9 100.3 171.4 52.4 0.7 8.7 6.9 124.5 212.6 1283.7 0.55 8.7 6.9 2395.6 4092.2 Vphòng(m3) ξ 57.75 VP buồng Tầng 1 Tầng Tầng hầm Phòng Phòng điều khiển Phòng giám Tầng 2 đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự Tầng Nhà hàng Q5ẩ (W) 128 3 Tầng Nhà hàng 4 tiệc cưới 1283.7 0.55 8.7 6.9 2395.6 4092.2 85.75 0.7 8.7 6.9 203.7 348 91 0.7 8.7 6.9 216 369.2 91 0.7 8.7 6.9 216 369.2 350 0.7 8.7 6.9 831.3 1420 172.8 0.7 8.7 6.9 410.4 701.1 Phòng SPA1 29.64 0.7 8.7 6.9 70.4 120.3 Phòng SPA2 26.4 0.7 8.7 6.9 62.7 107.1 Phòng SPA3 24.6 0.7 8.7 6.9 58.43 99.81 Phòng SPA4 26.4 0.7 8.7 6.9 62.7 107.1 Phòng SPA5 26.4 0.7 8.7 6.9 62.7 107.1 Tầng Phòng SPA6 22.85 0.7 8.7 6.9 54.3 92.71 Phòng SPA7 21.48 0.7 8.7 6.9 51.02 87.15 Phòng y tế 29.28 0.7 8.7 6.9 69.54 118.8 17.28 0.7 8.7 6.9 41 70.1 123.84 0.7 8.7 6.9 294.1 502.5 Phòng kĩ thuật Phòng nghỉ nhân viên Tầng nữ 4B Phòng nghỉ nhân viên nam Nhà ăn nhân viên Tầng Phòng 5 GYM 5B Phòng nhân viên Phòng thư giãn Tầng Phòng 6F1 75 0.7 8.7 6.9 178 304.3 6~19 Phòng 6F2 57 0.7 8.7 6.9 135.4 231.26 129 Phòng 6F3 57 0.7 8.7 6.9 135.4 231.26 Phòng 6F4 75 0.7 8.7 6.9 178 304.3 Phòng 6F5 57.25 0.7 8.7 6.9 136 233.3 Phòng 6F6 58.75 0.7 8.7 6.9 139.54 238.34 Phòng 6F7 57.25 0.7 8.7 6.9 136 233.3 Phòng 6F8 58.75 0.7 8.7 6.9 139.54 238.34 Phòng 6F9 58.75 0.7 8.7 6.9 139.54 238.34 Phòng 6F10 58.75 0.7 8.7 6.9 139.54 238.34 Phòng 6F11 60 0.7 8.7 6.9 142.5 243.43 Phòng 6F12 60 0.7 8.7 6.9 142.5 243.43 Phòng 6F13 61.75 0.7 8.7 6.9 146.7 250.53 Phòng 6F14 58.75 0.7 8.7 6.9 139.54 238.34 Phòng 6F15 57.25 0.7 8.7 6.9 136 233.3 144.21 0.7 8.7 6.9 342.5 585.1 161.7 0.7 8.7 6.9 384 656 101.31 0.7 8.7 6.9 240.62 411 57.42 0.7 8.7 6.9 136.4 232.96 49.5 0.7 8.7 6.9 117.6 318.43 171.6 0.7 8.7 6.9 407.6 696.2 61.71 0.7 8.7 6.9 146.6 250.4 56.1 0.7 8.7 6.9 133.24 227.6 Phòng tập thể Phòng khách Căn hộ Tầng A 20 Phòng ngủ 1 Phòng ngủ 2 Phòng ngủ 3 Phòng Căn hộ B khách Phòng ngủ 1 Phòng ngủ 2 130 Nhiệt ẩn QNẩ và nhiệt hiện QNh do gió tươi mang vào Lưu lượng n (số tN-tT dN-dT QNh QNẩ người) (0C) (kg/kgkkk) (W) (W) 7.5 5 8.7 6.9 392 776 VP buồng 7.5 8 8.7 6.9 626.4 1242 Tầng Sảnh chính 7.5 100 8.7 6.9 7830 15525 1 Văn phòng 7.5 5 8.7 6.9 391.5 776.25 Phòng họp 7.5 16 8.7 6.9 1252.8 2484 7.5 10 8.7 6.9 783 1552.5 7.5 6 8.7 6.9 469.8 931.5 7.5 6 8.7 6.9 469.8 931.5 7.5 6 8.7 6.9 469.8 931.5 7.5 180 8.7 6.9 14094 27945 7.5 200 8.7 6.9 15660 31050 7.5 5 8.7 6.9 391.5 776.25 7.5 7 8.7 6.9 548.1 1086.75 7.5 7 8.7 6.9 548.1 1086.75 Tầng Phòng không khí/người Tầng hầm Phòng điều khiển Phòng giám Tầng 2 đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự Tầng 3 Nhà hàng Tầng Nhà hàng 4 tiệc cưới Phòng kĩ thuật Tầng 4B Phòng nghỉ nhân viên nữ Phòng nghỉ nhân viên 131 nam Nhà ăn 7.5 40 8.7 6.9 3132 6210 7.5 20 8.7 6.9 1566 3105 Phòng SPA1 7.5 1 8.7 6.9 78.3 155.25 Phòng SPA2 7.5 1 8.7 6.9 78.3 155.25 Phòng SPA3 7.5 1 8.7 6.9 78.3 155.25 Phòng SPA4 7.5 1 8.7 6.9 78.3 155.25 Phòng SPA5 7.5 4 8.7 6.9 313.2 621 Tầng Phòng SPA6 7.5 4 8.7 6.9 313.2 621 Phòng SPA7 7.5 4 8.7 6.9 313.2 621 Phòng y tế 7.5 2 8.7 6.9 78.3 155.25 7.5 4 8.7 6.9 313.2 621 7.5 18 8.7 6.9 1409.4 2794.5 Phòng 6F1 7.5 4 8.7 6.9 313.2 621 Phòng 6F2 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 Phòng 6F3 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 Phòng 6F4 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 Phòng 6F5 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 Tầng Phòng 6F6 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 6~19 Phòng 6F7 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 Phòng 6F8 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 Phòng 6F9 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 Phòng 6F10 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 Phòng 6F11 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 Phòng 6F12 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 nhân viên Tầng Phòng 5 GYM 5B Phòng nhân viên Phòng thư giãn 132 Phòng 6F13 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 Phòng 6F14 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 Phòng 6F15 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 7.5 6 8.7 6.9 469.8 931.5 7.5 12 8.7 6.9 939.6 1863 7.5 6 8.7 6.9 469.8 931.5 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 7.5 14 8.7 6.9 1096.2 2173.25 7.5 2 8.7 6.9 156.6 310.5 7.5 4 8.7 6.9 313.2 621 Phòng tập thể Phòng khách Căn hộ Tầng Phòng ngủ 1 Phòng A ngủ 2 20 Phòng ngủ 3 Phòng Căn hộ B khách Phòng ngủ 1 Phòng ngủ 2 Các hệ số nhiệt hiện εhf εht εhef 0.85 0.64 0.834 VP buồng 0.87 0.65 0.85 Tầng Sảnh chính 0.83 0.63 0.816 1 Văn phòng 0.74 0.53 0.72 Tầng Phòng họp 0.774 0.78 0.75 Tầng Tầng hầm Phòng Phòng điều khiển 133 2 Phòng giám 0.78 0.57 0.76 0.773 0.538 0.75 0.805 0.594 0.787 0.78 0.325 0.76 0.73 0.72 0.7 0.714 0.913 0.69 0.83 0.6 0.81 0.7 0.5 0.68 0.63 0.45 0.6 0.68 0.48 0.66 0.85 0.65 0.83 Phòng SPA1 0.96 0.84 0.96 Phòng SPA2 0.96 0.84 0.95 Phòng SPA3 0.956 0.83 0.95 Phòng SPA4 0.96 0.84 0.95 Phòng SPA5 0.73 0.52 0.71 đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự Tầng 3 Nhà hàng Tầng Nhà hàng 4 tiệc cưới Phòng kĩ thuật Phòng nghỉ nhân viên Tầng nữ 4B Phòng nghỉ nhân viên nam Nhà ăn nhân viên Tầng Phòng 5 GYM Tầng 5B 134 Phòng SPA6 0.65 0.47 0.63 Phòng SPA7 0.62 0.45 0.6 Phòng y tế 0.97 0.86 0.96 0.76 0.55 0.74 0.72 0.51 0.7 Phòng 6F1 0.92 0.74 0.9 Phòng 6F2 0.95 0.81 0.94 Phòng 6F3 0.95 0.81 0.94 Phòng 6F4 0.96 0.81 0.95 Phòng 6F5 0.96 0.84 0.95 Phòng 6F6 0.96 0.83 0.95 Phòng 6F7 0.96 0.83 0.95 Phòng 6F8 0.96 0.83 0.95 Phòng 6F9 0.96 0.83 0.95 Phòng 6F10 0.96 0.83 0.95 Phòng 6F11 0.96 0.84 0.96 Phòng 6F12 0.96 0.83 0.95 Phòng 6F13 0.96 0.82 0.95 Phòng 6F14 0.96 0.82 0.95 Phòng 6F15 0.96 0.82 0.95 0.89 0.68 0.87 0.85 0.64 0.84 0.88 0.67 0.86 Phòng nhân viên Phòng thư giãn Tầng 6~19 Phòng tập thể Tầng 20 Căn hộ A Phòng khách Phòng ngủ 1 135 Phòng ngủ 2 Phòng ngủ 3 Phòng Căn hộ B khách Phòng ngủ 1 Phòng ngủ 2 0.93 0.76 0.92 0.93 0.75 0.92 0.83 0.62 0.82 0.93 0.75 0.92 0.82 0.6 0.8 136 PHỤ LỤC 2 KÍCH THƯỚC VÀ TỔN THẤT ÁP SUẤT ĐƯỜNG ỐNG GIÓ Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió tươi tầng 2 (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 1747 550 7.25 500x500 0.4 2-3 1511 525 7 500x450 3.5 3-4 1275 492 6.6 500x400 3 4-5 1039 457 6.3 500x350 3.5 5-6 661 400 5.7 450x300 2.5 6-7 661 400 5.7 450x300 4.5 T2 1747 550 T3 1511 T4 Ltđ(m) n Pđ(Pa) 7.25 0 29.5 525 7 0 26.2 1275 492 6.6 0 24.7 T5 1039 457 6.3 0 20.3 C6 661 400 5.7 450x300 2-2’ 236 271 4.5 275x225 3-3’ 236 271 4.5 275x225 4-4’ 236 271 4.5 275x225 5-5’ 378 305 4.9 350x225 2.4 ∆P (Pa) 19.8 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió tươi tầng 3 (∆Pl = 1 Pa/m) Gió tươi 1 tầng 3 Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 2644 647 7.92 800x450 2.149 2-3 1983 583 7.5 650x450 2.423 3-4 1322 506.3 7.25 550x400 3.915 4-5 661 400 5.7 450x300 2.423 Ltđ(m) n Pđ(Pa) 137 T2 2644 647 7.92 0 34.8 T3 1983 583 7.5 0 31.2 T4 1322 506.3 7.25 0.1 20.3 C5 661 400 5.7 n Pđ(Pa) 450x300 2.1 ∆P (Pa) 15.04 Gió tươi 2 tầng 3 Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 1983 583 7.5 650x450 5.262 2-3 1322 506.3 7.25 550x400 2.423 3-4 661 400 5.7 450x300 3.915 T2 1983 583 7.5 0 31.2 T3 1322 506.3 7.25 0.1 20.3 C4 661 400 5.7 n Pđ(Pa) 450x300 Ltđ(m) 2.1 ∆P (Pa) 15.73 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió tươi tầng 4 (∆Pl = 1 Pa/m) Gió tươi 1 tầng 4 Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) 1-2 2644 647 7.92 800x450 2.149 2-3 1983 583 7.5 650x450 2.423 3-4 1322 506.3 7.25 550x400 3.915 4-5 661 400 5.7 450x300 2.423 T2 2644 647 7.92 0 34.8 T3 1983 583 7.5 0 31.2 T4 1322 506.3 7.25 0.1 20.3 C5 661 400 5.7 450x300 ∆P (Pa) L(m) Ltđ(m) 2.1 15.04 138 Gió tươi 2 tầng 4 Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 1983 583 7.5 650x450 5.262 2-3 1322 506.3 7.25 550x400 2.423 3-4 661 400 5.7 450x300 3.915 T2 1983 583 T3 1322 C4 661 n Pđ(Pa) 7.5 0 31.2 506.3 7.25 0.1 20.3 400 5.7 450x300 Ltđ(m) 2.1 ∆P (Pa) 15.73 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió tươi tầng 4B (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) n Pđ(Pa) 1-2 2030 587 7.6 650x450 1.3 2-3 1369 500 6.75 550x400 6 3-4 1369 500 6.75 550x400 6.5 4-5 708 412.5 5.83 400x350 2.5 5-6 472 335 5.25 350x275 4 6-7 236 271 4.5 275x225 4 7-8 236 271 4.5 275x225 1.2 T2 2030 587 7.6 0 27.8 T4 1369 200 6.75 0.1 20.3 T5 708 412.5 5.83 0.05 16.3 T6 472 335 5.25 C3 1369 587 7.6 2.8 C7 236 271 4.5 1.575 2-2’ 661 400 5.7 450x300 4-4’ 661 400 5.7 450x300 5-5’ 236 271 4.5 275x225 6-6’ 236 271 4.5 275x225 ∆P (Pa) L(m) Ltđ(m) 32.72 139 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió tươi tầng 5 (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 756 414.3 5.83 400x350 3.3 2-3 378 305 4.9 350x225 4 3-4 378 305 4.9 350x225 0.9 T2 756 414.3 5.83 C3 378 305 4.9 350x225 2-2’ 378 305 4.9 350x225 Ltđ(m) n Pđ(Pa) 0.1 15.1 1.575 ∆P (Pa) 11.285 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió tươi tầng 5B (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 1960 582 7.47 650x450 1.293 2-3 1299 494.7 6.68 600x350 1.5 3-4 1278 493.5 6.65 600x350 3.5 4-5 1278 493.5 6.65 600x350 1.5 5-6 1278 493.5 6.65 600x350 5.3 6-7 852 436 6.1 450x350 4 7-8 568 375 5.58 400x300 3.8 8-9 284 284.5 4.61 300x225 1 T2 1960 582 T3 1299 T6 Ltđ(m) n Pđ(Pa) 7.47 0.05 26.2 494.7 6.68 0 26.2 1278 493.5 6.65 0.3 23.1 T7 852 436 6.1 0 18.9 T8 568 375 5.58 0.1 12.7 T9 284 284.5 4.61 0.3 10.6 C4 1278 493.5 6.65 600x350 2.8 C5 1278 493.5 6.65 600x350 2.8 140 6-6’ 426 320 5.08 350x250 6’-6’’ 284 284.5 4.61 300x225 142 232 4.18 225x200 ∆P (Pa) 40.183 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió tươi tầng 6~19 (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 3634 707.5 8.5 700x600 1.622 2-3 3115 692 8.4 650x600 0.8 3-4 2643 646.8 7.91 650x550 7.1 4-5 2407 625 7.75 600x550 0.8 5-6 2171 597 7.62 600x500 7.2 6-7 1935 580 7.37 550x500 0.9 7-8 1463 521.3 6.86 500x450 7.1 8-9 991 453 6.29 500x350 0.8 9-10 519 342 5.25 400x250 4 10-11 283 284.2 4.6 300x225 0.9 T2 3634 707.5 T3 3115 T4 Ltđ(m) n Pđ(Pa) 8.5 0 42.5 692 8.4 0 38.5 2643 646.8 7.91 0 36.6 T5 2407 625 7.75 0 34.8 T6 2171 597 7.62 0 33 T7 1935 580 7.37 0 27.8 T8 1463 521.3 6.86 0 23.1 T9 991 453 6.29 0.3 16.3 T10 519 342 5.25 0.07 12.7 2-2’ 283 284.2 4.6 300x225 2-2’’ 236 271 4.5 275x225 3-3’ 236 271 4.5 275x225 141 4-4’ 236 271 4.5 275x225 5-5’ 236 271 4.5 275x225 6-6’ 236 271 4.5 275x225 7-7’ 236 271 4.5 275x225 7-7’’ 236 271 4.5 275x225 8-8’ 236 271 4.5 275x225 8-8’’ 236 271 4.5 275x225 9-9’ 472 335 5.2 350x275 9’-9’’ 236 271 4.5 275x225 9’-9’’’ 236 271 4.5 275x225 10-10’ 236 271 4.5 275x225 ∆P (Pa) 37 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió tươi tầng 20 (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 2688 650 8 650x550 2.213 2-3 2338 620 7.75 650x500 4.2 3-4 1606 537.5 7.05 600x400 1.5 4-5 284 284.5 4.61 300x225 4.5 5-6 284 284.5 4.61 300x225 1.5 6-7 142 232.7 4.17 225x200 4 T2 2688 650 T3 2338 T4 Ltđ(m) n Pđ(Pa) 8 0 36.6 620 7.75 0.05 29.5 1606 537.5 7.05 0.3 12.7 T6 284 284.5 4.61 0.05 10.6 C5 284 284.5 4.61 300x225 1.575 C7 142 232.7 4.17 225x200 1.4 4-4’ 1322 506.3 7.25 550x400 4’-4’’ 661 400 5.7 450x300 142 3-3’ 732 409 5.75 400x350 3’-3’’ 662 400.7 5.72 450x300 3’’-3’’’ 284 284.5 4.61 300x225 ∆P (Pa) 26.703 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng hầm (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 6800 914 10 1200x600 1.6 2-3 6800 914 10 1200x600 7.6 3-4 6800 914 10 1200x600 1.9 4-5 5950 875 9.7 1100x600 1.9 5-6 5100 837.5 9.33 1100x550 1.9 6-7 4250 775 9 900x550 1.9 7-8 4250 775 9 900x550 1.9 8-9 3400 705 8.43 750x550 4.1 9-10 2550 640 7.88 700x500 2 10-11 2550 640 7.88 700x500 0.5 11-12 1700 558 7.38 650x400 2.8 12-13 850 435.7 6 400x400 2.8 C2 6800 914 10 1200x600 4.8 C3 6800 914 10 1200x600 4.8 C7 4250 775 9 900x550 3.85 C10 2550 640 7.88 700x500 3.5 ∆P (Pa) Ltđ(m) n Pđ(Pa) n Pđ(Pa) 47.85 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng 1 (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 164 250 4.33 300x175 2.25 2-3 98 165 3.5 150x150 2.7 Ltđ(m) 143 3-4 84 155 3.4 150x125 0.9 4-5 56 130 3 150x100 0.9 5-6 28 119.3 2.6 125x100 0.9 6-7 14 90 2.2 100x100 1.5 T2 164 250 4.33 0.3 11.7 T3 98 165 3.5 0.25 7.8 T4 84 155 3.4 0.25 7 T5 56 130 3 0.25 5.4 T6 28 119.6 2.6 0.25 4.1 2-2’ 66 140 3.13 175x100 2’-3’ 21 105.4 2.55 100x100 4-4’ 14 90 2.2 100x100 5-5’ 14 90 2.2 100x100 ∆P (Pa) 18.735 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng 2 (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 115 172.2 3.63 200x125 0.6 2-3 101 166.7 3.52 200x125 0.45 3-4 94 164 3.5 175x125 1 4-5 66 140 3.13 175x100 3 5-6 66 140 3.13 175x100 1.6 6-7 66 140 3.13 175x100 3.9 7-8 66 140 3.13 175x100 0.8 T2 115 172.2 T3 101 T4 Ltđ(m) n Pđ(Pa) 3.63 0.25 7.8 166.7 3.52 0.3 7.8 94 164 3.5 0.25 7.8 C5 66 140 3.13 175x100 0.8 C6 66 140 3.13 175x100 0.8 144 C7 66 140 3.13 175x100 2-2’ 14 90 2.2 100x100 3-3’ 28 119.6 2.6 125x100 0.8 ∆P (Pa) 19.99 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng 3 (∆Pl = 1 Pa/m) V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) n Pđ(Pa) 1-2 6752 928.6 10 900x800 9.79 2-3 2759 666.7 8.1 900x450 3.7 3-4 115 172.2 3.63 200x125 6.85 4-5 115 172.2 3.63 200x125 2.4 5-6 108 171.7 3.58 200x125 0.6 6-7 87 156.2 3.43 175x125 3.7 7-8 66 140 3.13 175x100 0.55 8-9 66 140 3.13 175x100 1.1 9-10 21 105.4 2.55 100x100 0.8 T2 6725 928.5 10 0.3 57.8 T3 2759 666.7 8.1 0.3 40.5 T5 115 172.2 3.63 0.25 7.8 T6 108 171.1 3.58 0.25 7.8 T7 87 156.2 3.43 0.3 7 T9 66 140 3.13 0.3 6.2 C4 115 172.2 3.63 200x125 0.875 C8 66 140 3.13 175x100 0.8 2-2’ 3966 700 8.9 1000x450 3-3’ 2644 647 7.92 800x450 6-6’ 21 105.4 3.55 100x100 6’-6’’ 14 90 2.2 100x100 6’’-6’’’ 7 78 1.95 100x100 Đoạn Ltđ(m) 145 7-7’ 21 105.4 7’-7’’ 14 90 2.55 100x100 100x100 ∆P (Pa) 68.515 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng 4 (∆Pl = 1 Pa/m) V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) n Pđ(Pa) 1-2 6725 928.6 10 900x800 6.49 2-3 2759 666.7 8.1 900x450 1.5 3-4 115 172.2 3.63 200x125 9.05 4-5 87 156.2 3.43 175x125 3.4 5-6 66 140 3.13 175x100 0.55 6-7 66 140 3.13 175x100 1.1 7-8 21 105.4 2.55 175x100 0.8 T2 6725 928.6 10 0.3 57.8 T3 2759 666.7 8.1 0.3 40.5 T4 115 172.2 3.63 0.3 7.8 T5 87 156.2 3.43 0.3 7 T7 66 140 3.13 0.3 6.2 C6 66 140 3.13 175x100 2-2’ 3966 700 8.9 1000x450 3-3’ 2644 647 7.92 800x450 4-41’ 28 119.6 2.6 125x100 41’-42’ 21 105.4 2.55 100x100 42’-43’ 14 90 2.2 100x100 43’-44’ 7 78 1.95 100x100 5-5’ 21 105.4 2.55 100x100 5’-5’’ 14 90 2.2 100x100 Đoạn ∆P (Pa) Ltđ(m) 0.8 59.48 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng 4B (∆Pl = 1 Pa/m) 146 Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) 1-2 213 268 4.57 275x225 5.95 2-3 143 233 4.2 275x175 0.5 3-4 143 233 4.2 275x175 3 4-5 73 145 3.75 175x100 6.8 5-6 73 145 3.75 175x100 1 6-7 59 133 3.07 150x100 1 7-8 14 90 2.2 100x100 1.5 8-9 14 90 2.2 100x100 2.8 9-10 7 78 1.95 100x100 0.5 T2 213 268 T4 143 T6 L(m) n Pđ(Pa) 4.57 0.3 12.7 233 4.2 0.3 10.6 73 145 3.75 0.3 8.7 T7 59 133 3.07 0.3 5.4 T9 14 90 2.2 0.25 2.9 C3 143 233 4.2 275x175 1.4 C5 73 145 3.75 175x100 0.8 C8 14 90 2.2 100x100 0.7 6-6’ 14 90 2.2 100x100 6’-6’’ 7 78 1.95 100x100 45 117 2.85 125x100 70 144 3.71 175x100 ∆P (Pa) Ltđ(m) 37.895 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng 5 (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 346 291.7 4.83 300x250 4.123 2-3 276 283.3 4.58 300x225 2.814 3-4 276 283.3 4.58 300x225 3.5 4-5 206 266 4.51 300x200 5 Ltđ(m) n Pđ(Pa) 147 5-6 206 266 4.51 300x200 2 6-7 206 266 4.51 300x200 1.2 7-8 140 231.7 4.15 225x200 2.5 8-9 70 144 3.71 175x100 3.7 T2 346 291.7 4.83 0.25 13.9 T4 276 283.3 4.58 0.25 12.7 T7 206 266 4.51 0.3 12.7 T8 140 231.7 4.15 0.3 10.6 C3 276 283.3 4.58 300x225 1.575 C5 206 266 4.51 300x200 1.4 C6 206 266 4.51 300x200 1.4 C9 70 144 3.71 175x100 0.8 7-7’ 66 140 3.13 175x100 7’-7’’ 21 105.4 2.55 100x100 ∆P (Pa) 43.652 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng 5B (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 399 315 5 300x275 3.623 2-3 329 291.7 4.83 275x250 4.1 3-4 329 289.7 4.75 275x250 3.8 4-5 259 276.7 4.58 250x250 5 5-6 189 264.2 4.37 250x225 1.6 6-7 168 252 4.4 225x225 2 7-8 140 231.7 4.15 225x200 1.5 8-9 70 144 3.71 175x100 3 T2 399 315 T4 329 T5 259 Ltđ(m) n Pđ(Pa) 5 0.25 15.1 289.7 4.75 0.25 13.9 276.7 4.58 0.25 12.7 148 T6 189 264.2 4.37 0.25 11.7 T7 168 252 4.4 0.25 11.7 T8 140 231.7 4.15 0.3 10.6 C3 329 289.7 4.75 275x250 5-5’ 70 144 3.71 175x100 6-6’ 21 105.4 2.55 100x100 7-7’ 28 119.6 2.6 125x100 8-8’ 70 144 3.71 175x100 1.75 ∆P (Pa) 45.83 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng 6~19 (∆Pl = 1 Pa/m) Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) L(m) 1-2 1140 471.4 6.5 550x350 2.923 2-3 1070 457.1 6.3 500x350 3.15 3-4 570 376 5.6 400x300 1.2 4-5 525 352 5.4 350x300 0.9 5-6 455 330 5.17 350x275 1 6-7 410 320 5 350x250 4.5 7-8 340 291.7 4.83 300x250 1 8-9 295 283.6 4.67 300x225 0.7 9-10 250 275 4.58 275x225 1.9 10-11 160 250 4.3 225x225 3 11-12 90 161 3.4 175x125 2.2 12-13 45 117 2.85 125x100 1.2 T2 1140 471.4 T3 1070 T4 Ltđ(m) n Pđ(Pa) 6.5 0.25 26.2 457.1 6.3 0.3 24.7 570 376 5.6 0.25 18.9 T5 525 372 5.4 0.25 17.6 T6 455 330 5.17 0.25 16.3 149 T7 410 320 5 0.25 15.1 T8 340 291.7 4.83 0.25 13.9 T9 295 283.6 4.67 0.25 12.7 T10 250 275 4.58 0.25 12.7 T11 160 250 4.3 0.3 11.7 T12 90 161 3.4 0.3 7 4-4’ 45 117 2.85 125x100 6-6’ 45 117 2.85 125x100 8-8’ 45 117 2.85 125x100 9-9’ 45 117 2.85 125x100 10-10’ 45 117 2.85 125x100 3-31 500 340 5.5 600x350 31-32 430 322 5.1 450x350 32-33 340 290 4.77 350x275 33-34 250 275 4.58 275x225 34-35 180 268.3 4.42 175x150 35-36 90 161 3.4 175x125 35-37 90 161 3.4 175x125 32-32’ 45 117 2.85 125x100 33-33’ 45 117 2.85 125x100 36-36’ 45 117 2.85 125x100 36-36’’ 45 117 2.85 125x100 37-37’ 45 117 2.85 125x100 37-37’’ 45 117 2.85 125x100 ∆P (Pa) 70.043 Kích thước và tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng 20 (∆Pl = 1 Pa/m) 150 Đoạn V(l/s) D(mm) W(m/s) axb(mm) 1-2 56 129 3 150x100 5.53 2-3 42 120 2.85 125x100 0.5 3-4 42 120 2.85 125x100 1.2 4-5 28 119.6 2.6 125x100 8 5-6 14 90 2.2 100x100 0.6 6-7 14 90 2.2 100x100 5 T2 56 129 T4 42 T5 n Pđ(Pa) 3 0.25 5.4 120 2.85 0.25 4.7 28 119.6 2.6 0.25 4.1 C3 42 120 2.85 125x100 0.7 C6 14 90 2.2 100x100 0.7 ∆P (Pa) L(m) Ltđ(m) 25.78 151 PHỤ LỤC 3 KÍCH THƯỚC ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC Kích thước đường ống nước tầng hầm Đoạn V (l/s) ∆Pl (Pa/m) D (mm) DN (mm) DT (mm) 1-2 0.475 900 23.3 33.4 26.6 2-3 0.163 900 16.25 26.7 20.9 3-4 0.163 900 16.25 26.7 20.9 4-5 0.163 900 16.25 26.7 20.9 5-6 0.312 900 20.3 26.7 20.9 6-7 0.312 900 20.3 26.7 20.9 7-8 0.312 900 20.3 26.7 20.9 Kích thước đường ống nước tầng 1 Đoạn V (l/s) ∆Pl (Pa/m) D (mm) DN (mm) DT (mm) 1-2 3.6 900 47.6 60.3 52.5 2-3 3.6 900 47.6 60.3 52.5 3-4 3.6 900 47.6 60.3 52.5 4-5 3 900 45.9 60.3 52.5 5-6 2.4 900 42.3 48.2 40.9 6-7 0.6 900 24.4 42.1 35.1 6-8 1.8 900 36.8 33.4 26.6 8-9 1.2 900 30.6 33.4 26.6 9-10 0.6 900 24.4 33.4 26.6 4-4’ 0.6 900 24.4 33.4 26.6 5-5’ 0.6 900 24.4 33.4 26.6 7-7’ 0.6 900 24.4 33.4 26.6 8-8’ 0.6 900 24.4 33.4 26.6 9-9’ 0.6 900 24.4 33.4 26.6 152 Kích thước đường ống nước tầng 2 Đoạn V (l/s) ∆Pl (Pa/m) D (mm) DN (mm) DT (mm) 1-2 0.885 900 28.5 42.1 35.1 2-3 0.885 900 28.5 42.1 35.1 3-4 0.163 900 16.5 21.3 15.8 3-5 0.722 900 26.2 33.4 26.6 5-6 0.571 900 24.5 33.4 26.6 6-7 0.326 900 20.6 26.7 20.9 7-8 0.326 900 20.6 26.7 20.9 8-9 0.163 900 16.5 21.3 15.8 4-4’ 0.163 900 16.5 21.3 15.8 5-5’ 0.151 900 16.25 21.3 15.8 6-6’ 0.245 900 18.75 26.7 20.9 8-8’ 0.163 900 16.5 21.3 15.8 9-9’ 0.163 900 16.5 21.3 15.8 Kích thước đường ống nước tầng 3 Đoạn V (l/s) ∆Pl (Pa/m) D (mm) DN (mm) DT (mm) 1-2 2.45 900 42.5 48.2 40.9 2-3 2.205 900 41.25 48.2 40.9 3-4 1.96 900 38.4 48.2 40.9 4-5 1.715 900 34.4 42.1 35.1 5-6 1.47 900 32 42.1 35.1 6-7 1.225 900 30.9 42.1 35.1 7-8 0.98 900 28.9 42.1 35.1 8-9 0.735 900 27.1 33.4 26.6 9-10 0.49 900 23.6 33.4 26.6 2-2’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 3-3’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 153 4-4’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 5-5’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 6-6’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 7-7’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 8-8’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 9-9’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 10-10’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 10-10’’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 Kích thước đường ống nước tầng 4 Đoạn V (l/s) ∆Pl (Pa/m) D (mm) DN (mm) DT (mm) 1-2 2.45 900 42.5 48.2 40.9 2-3 2.205 900 41.25 48.2 40.9 3-4 1.96 900 38.4 48.2 40.9 4-5 1.715 900 34.4 42.1 35.1 5-6 1.47 900 32 42.1 35.1 6-7 1.225 900 30.9 42.1 35.1 7-8 0.98 900 28.9 42.1 35.1 8-9 0.735 900 27.1 33.4 26.6 9-10 0.49 900 23.6 33.4 26.6 2-2’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 3-3’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 4-4’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 5-5’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 6-6’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 7-7’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 8-8’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 9-9’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 10-10’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 154 10-10’’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 Kích thước đường ống nước tầng 4B Đoạn V (l/s) ∆Pl (Pa/m) D (mm) DN (mm) DT (mm) 1-2 1.205 900 30 42.1 35.1 2-3 0.96 900 28.5 33.4 26.6 3-4 0.489 900 23 33.4 26.6 4-5 0.326 900 20.6 26.7 20.9 2-2’ 0.245 900 18.75 26.7 20.9 3-3’ 0.471 900 22.9 33.4 26.6 4-4’ 0.163 900 16.5 21.3 15.8 5-5’ 0.163 900 16.5 21.3 15.8 5-5’’ 0.163 900 16.5 21.3 15.8 Kích thước đường ống nước tầng 5 Đoạn V (l/s) ∆Pl (Pa/m) D (mm) DN (mm) DT (mm) 1-2 0.624 900 25 33.4 26.6 2-2’ 0.312 900 20.3 26.7 20.9 2-2’’ 0.312 900 20.3 26.7 20.9 Kích thước đường ống nước tầng 5B Đoạn V (l/s) ∆Pl (Pa/m) D (mm) DN (mm) DT (mm) 1-2 0.785 900 26.7 33.4 26.6 2-3 0.54 900 24.2 33.4 26.6 3-4 0.18 900 17.25 26.7 20.9 4-5 0.12 900 13.7 21.3 15.8 3-6 0.36 900 22 33.4 26.6 6-7 0.3 900 20.1 26.7 20.9 7-8 0.24 900 18.72 26.7 20.9 155 8-9 0.18 900 17.25 26.7 20.9 9-10 0.12 900 13.7 21.3 15.8 2-2’ 0.245 900 18.75 26.7 20.9 5-5’ 0.06 900 10 17.1 12.5 5-5’’ 0.06 900 10 17.1 12.5 6-6’ 0.06 900 10 17.1 12.5 7-7’ 0.06 900 10 17.1 12.5 8-8’ 0.06 900 10 17.1 12.5 9-9’ 0.06 900 10 17.1 12.5 10-10’ 0.06 900 10 17.1 12.5 10-10’’ 0.06 900 10 17.1 12.5 Kích thước đường ống nước tầng 6~19 Đoạn V (l/s) ∆Pl (Pa/m) D (mm) DN (mm) DT (mm) 1-2 2.677 900 43.75 60.3 52.5 2-3 0.738 900 27 33.4 26.6 3-4 0.575 900 24.7 33.4 26.6 4-5 0.392 900 22.3 33.4 26.6 2-6 1.939 900 38 48.2 40.9 6-7 1.756 900 35.2 42.1 35.1 7-8 1.573 900 32.5 42.1 35.1 8-9 1.39 900 31.7 42.1 35.1 9-10 1.207 900 30.7 42.1 35.1 10-11 1.044 900 29.5 42.1 35.1 11-12 0.861 900 28 42.1 35.1 12-13 0.698 900 25.7 33.4 26.6 13-14 0.372 900 22.2 33.4 26.6 13-15 0.326 900 20.6 26.7 20.9 3-3’ 0.163 900 16.25 26.7 20.9 156 4-4’ 0.183 900 17.5 26.7 20.9 5-5’ 0.183 900 17.5 26.7 20.9 5-5’’ 0.209 900 17.25 26.7 20.9 6-6’ 0.183 900 17.5 26.7 20.9 7-7’ 0.183 900 17.5 26.7 20.9 8-8’ 0.183 900 17.5 26.7 20.9 9-9’ 0.183 900 17.5 26.7 20.9 10-10’ 0.163 900 16.25 26.7 20.9 11-11’ 0.183 900 17.5 26.7 20.9 12-12’ 0.163 900 16.25 26.7 20.9 14-14’ 0.163 900 16.25 26.7 20.9 14-14’’ 0.209 900 17.25 26.7 20.9 15-15’ 0.163 900 16.25 26.7 20.9 15-15’’ 0.163 900 16.25 26.7 20.9 Kích thước đường ống nước tầng 20 Đoạn V (l/s) ∆Pl (Pa/m) D (mm) DN (mm) DT (mm) 1-2 1.587 900 33 42.1 35.1 2-3 0.24 900 18.57 26.7 20.9 2-4 1.347 900 30.9 42.1 35.1 4-5 1.227 900 29.7 42.1 35.1 5-6 0.756 900 27.2 33.4 26.6 6-7 0.636 900 25.4 33.4 26.6 7-8 0.391 900 22.2 33.4 26.6 8-9 0.271 900 19.25 26.7 20.9 3-3’ 0.12 900 13.7 21.3 15.8 3-3’’ 0.12 900 13.7 21.3 15.8 4-4’ 0.12 900 13.7 21.3 15.8 5-5’ 0.471 900 23.1 33.4 26.2 157 6-6’ 0.12 900 13.7 21.3 15.8 7-7’ 0.245 900 18.8 26.7 20.9 8-8’ 0.12 900 13.7 21.3 15.8 9-9’ 0.151 900 16.25 21.3 15.8 9-9’’ 0.12 900 13.7 21.3 15.8 [...]... tốt về ngành lạnh 1.4.6 Hệ thống điều hòa trung tâm nước - Hệ thống điều hòa trung tâm nước là hệ thống điều hòa sử dụng nước lạnh 7oC để làm lạnh không khí gián tiếp qua các dàn trao đổi nhiệt FCU và AHU Hệ thống điều hòa trung tâm nước chủ yếu gồm: - Máy làm lạnh nước (Warter Chiller) hay máy sản xuất nước lạnh thường từ 120C xuống 7oC - Hệ thống ống dẫn nước lạnh - Hệ thống nước giải nhiệt - Nguồn... với các trang thiết bị hiện đại, có các yêu cầu cao về vi khí hậu nên việc lắp đặt một hệ thống điều hòa không khí là rất cần thiết Trong công nghiệp điều hòa không khí cũng không thể thiếu Các thông số của không khí là điều kiện cần thiết mà cũng có thể là điều kiện quyết định chung đến quá trình sản xuất 1.4 Các hệ thống điều hòa không khí Hệ thống điều hòa không khí là tập hợp các máy móc, thiết bị,... CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CHO CÔNG TRÌNH 3.1 Chọn cấp điều hòa Khi thiết kế hệ thống điều hòa không khí việc đầu tiên ta phải tiến hành lựa chọn cấp điều hòa không khí Cấp điều hòa không khí thể hiện chính xác của trạng thái không khí cần điều hòa (nhiệt độ, độ ẩm,…) Tuỳ theo mức độ quan trọng của công trình điều hòa được chia ra làm 3 cấp như sau: - Hệ thống điều hòa cấp 1 duy trì được các thông số trong nhà... gió thải, thải nước ngưng từ các FCU -Toàn bộ hệ thống thiết kế có sự kết hợp với các hạng mục kỹ thuật khác đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến nội thất và cảnh quan của công trình - Để đảm bảo những tiêu chuẩn trên, hệ thống điều hòa không khí và thông gió được thiết kế trên cơ sở phối hợp đầy đủ các hạng mục sau: a/ Hệ thống điều hòa không khí b/ Hệ thống hút khí thải c/ Hệ thống cấp khí sạch Bảng... động của không khí trong vùng ưu tiên vào khoảng 0,25 m/s (gọi là vùng tiện nghi) Hiện nay hầu hết các công sở, khách sạn, nhà hát đều được trang bị hệ thống điều hòa không khí nhằm đảm bảo cho khí hậu bên trong không gian điều hòa cho phù hợp với điều kiện vệ sinh, phục vụ nhu cầu của con người 1.3.2 Vai trò của điều hòa không khí trong công nghệ sản xuất Trong công nghiệp ngành điều hoà không khí đã... điều hòa này cho độ tin cậy cao nhất nhưng đắt tiền - Hệ thống điều hòa không khí cấp 2 duy trì các thông số trong nhà ở một phạm vi cho phép với độ sai lệch không quá 200h một năm khi có biến thiên nhiệt độ ngoài trời cực đại hoặc cực tiểu - Hệ thống điều hòa không khí cấp 3 duy trì được các thông số trong không gian điều hòa ở một phạm vi cho phép với độ sai lệch không quá 400h một năm Hệ thống điều. .. lý không khí như làm lạnh, sưởi ấm, khử ẩm, gia ẩm điều chỉnh và khống chế và duy trì các thông số của không khí trong không gian điều hòa như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, độ sạch, khí tươi, sự tuần hoàn và phân phối không khí trong phòng nhằm đáp ứng nhu cầu tiện nghi và công nghệ 1.4.1 Điều hòa không khí một khối Điều hòa không khí một khối hay còn gọi là loại máy điều hòa dạng một cục hay là điều hòa. .. sửa chữa, bảo dưỡng máy lạnh và các dàn FCU Qua so sánh trên ta thấy được điều hòa trung tâm nước có nhiều ưu điểm hơn so với điều hòa VRV Đối với công trình này em chọn hệ thống điều hòa trung tâm nước để thiết kế cho khách sạn DENDRO GOLD 13 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH Công trình thiết kế là Khách sạn DENDRO GOLD 4 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế là một tòa nhà lớn có cấu trúc hiện đại gồm... Sơ đồ nguyên lý điều khiển FCU 93 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 1.1 Mục đích và ý nghĩa của điều hòa không khí Từ ngày xưa con người đã biết đốt lửa để sưởi ấm vào mùa đông, dùng quạt hoặc vào các hang động mát mẻ vào mùa hè Trong giới chuyên môn về Điều hòa không khí tồn tại 2 thuật ngữ khác nhau của kỹ thuật là điều hòa không khí toàn phần và Điều hòa không khí không hoàn toàn... điều hòa không khí, tùy từng trường hợp cụ thể mà người ta đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thông điều hoà không khí đang xét Xét tổng quát thì cụm từ Điều Hòa Không Khí được hiểu là các quá trình xử lý không khí cho không gian cần điều hòa, trong đó các thông số như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, sự tuần hoàn, lưu thông phân phối không khí, độ sạch cũng như các điều kiện hóa chất, vi sinh vật của không ... trung tâm nước - Hệ thống điều hòa trung tâm nước hệ thống điều hòa sử dụng nước lạnh 7oC để làm lạnh không khí gián tiếp qua dàn trao đổi nhiệt FCU AHU Hệ thống điều hòa trung tâm nước chủ yếu... ẨM CHO CÔNG TRÌNH 3.1 Chọn cấp điều hòa Khi thiết kế hệ thống điều hòa không khí việc ta phải tiến hành lựa chọn cấp điều hòa không khí Cấp điều hòa không khí thể xác trạng thái không khí cần điều. .. bảo tiêu chuẩn trên, hệ thống điều hòa không khí thông gió thiết kế sở phối hợp đầy đủ hạng mục sau: a/ Hệ thống điều hòa không khí b/ Hệ thống hút khí thải c/ Hệ thống cấp khí Bảng 2.1 Thông số

Ngày đăng: 15/10/2015, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w