Phân tích cái hay của hai từ “ chín dạn” trong câu thơ “ Đòn gánh tre chín dạn vai” ( Văn chiêu hồn – Nguyễn Du) Bài làm: Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời nghìn thu Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày. ( Tố Hữu) Nguyễn Du – một nhà thơ lớn của dân tộc, một trái tim nhân đạo cao cả. Đến với thơ ông, bao giờ người đọc cũng cảm nhận tất cả những tình cảm sâu nặng dành cho mọi kiếp người. Trái tim ông đã từng rỉ máu trước một cô Kiều tài hoa bạc mệnh. Đôi mắt ông bao lần rướm lệ vì xót xa cho số phận đau khổ của một nàng Tiểu Thanh bất hạnh. Trong văn chiêu hồn, ông thương cả những người đã chết, đều muốn cho họ siêu thoát mặc cho họ nghèo hay sang hèn. Đến với tác phẩm, người đọc không chỉ bắt gặp ở Nguyễn Du một trái tim luôn nhịp với cuộc đời mà còn nhận thấy ở ông một bút pháp tinh tế về sử dụng ngôn ngữ thơ. Từng lời, từng câu đều gợi lên trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai mờ. Trong đó phải kể đến câu: “ Đòn gánh tre chín dạn hai vai”. Xuân Diệu cho rằng đây là một câu thơ hiếm có trong cổ điển. Câu thơ cô đọng chỉ với hai từ “ chín vạn” vậy mà toát lên những nhọc nhằn, khổ cực của người buôn bán. Trong xã hội phong kiến xưa, cái xã hội mà những người “ thấp cổ bé họng” luôn bị chà đạp, rẻ khinh, những người buôn thúng bán bưng nghèo khổ phải sống vất vả. Cái nghèo cứ đeo đẳng, quấn chặt lấy họ. Cái khổ như ăn sâu, thấm sâu vào da thịt họ. Cuộc sống đòn gánh trên vai là những chuỗi ngày nhọc nhằn, gian khó, là những ngày rong ruổi trên mọi nẻo đường, là những đêm thui thủi, lặng lẽ trên đường về. Bao nhiêu đắng cay tủi nhục, vất vả như đổ ập vào đầu họ, trút xuống đôi vai vốn đã nhỏ bé của họ làm cho nó chai sần, đầy sao. Chín dạn, chỉ hai chữ thôi mà gợi cho người đọc bao nhiêu suy nghĩ. Đó là một từ rất hay. Chín dạn là nát da chín thịt, đôi vai bé nhỏ của người buôn bán phải gồng gánh suốt cả cuộc đời. Đòn gánh tre đã hằn lên trên da thịt họ đến chín da nát thịt. “ Đòn gánh tre” hay những nhọc nhằn, vất vả cứ đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của họ. Chỉ với hai từ “ Chín dạn” mà Nguyễn Du như lột tả được nỗi đau của kiếp người buôn bán nghèo khổ. Tại sao nhà thơ không sử dụng một từ ngữ nào khác. Tại sao nhà thơ không sử dụng một từ ngữ nào khác như: Đòn gánh tre trĩu nặng hai vai Hay Đòn gánh tre đè nặng hai vai. Cả hai cách viết đều diễn tả nỗi vất vả, nỗi đau nhưng nỗi đau ấy, vất vả ấy cũng chỉ bên ngoài, làm sao có thể tả nổi nỗi đau vừa nhức nhối vừa âm ỉ như từ “ chín dạn”. Quả thật, nếu như không có một trái tim đồng cảm với người nghèo, một đôi mắt nhìn thấu tất cả những nỗi đau trong nhân gian và một tài năng bậc thầy thì làm sao Nguyễn Du có thể viết được những câu thơ hay, rung động lòng người đến vậy. Trái tim Nguyễn Du đã ngừng đập nhưng ông đã để lại cho đời bao nhiêu áng văn chương kiệt tác với những ngôn từ sắc sảo tinh tế. Thơ ông bao giờ cũng tràn đầy tình cảm, đôi khi thấm đẫm cả máu mà nước mắt. Thời gian cứ vô tình trôi qua, bụi thời gian sẽ xóa nhòa, phủ lấp tất cả, nhưng những gì là đẹp nhất, tinh hoa nhất sẽ mãi mãi trường tồn, bất biến cùng năm tháng. Rồi “ Đòn gánh tre” sẽ không còn nữa nhưng câu thơ “ Đòn gánh tre chín dạn hai vai” sẽ mãi mãi còn nhức nhối lòng người.
Phân tích cái hay của hai từ “ chín dạn” trong câu thơ “ Đòn gánh tre chín dạn vai” ( Văn chiêu hồn – Nguyễn Du) Bài làm: Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời nghìn thu Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày. ( Tố Hữu) Nguyễn Du – một nhà thơ lớn của dân tộc, một trái tim nhân đạo cao cả. Đến với thơ ông, bao giờ người đọc cũng cảm nhận tất cả những tình cảm sâu nặng dành cho mọi kiếp người. Trái tim ông đã từng rỉ máu trước một cô Kiều tài hoa bạc mệnh. Đôi mắt ông bao lần rướm lệ vì xót xa cho số phận đau khổ của một nàng Tiểu Thanh bất hạnh. Trong văn chiêu hồn, ông thương cả những người đã chết, đều muốn cho họ siêu thoát mặc cho họ nghèo hay sang hèn. Đến với tác phẩm, người đọc không chỉ bắt gặp ở Nguyễn Du một trái tim luôn nhịp với cuộc đời mà còn nhận thấy ở ông một bút pháp tinh tế về sử dụng ngôn ngữ thơ. Từng lời, từng câu đều gợi lên trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai mờ. Trong đó phải kể đến câu: “ Đòn gánh tre chín dạn hai vai”. Xuân Diệu cho rằng đây là một câu thơ hiếm có trong cổ điển. Câu thơ cô đọng chỉ với hai từ “ chín vạn” vậy mà toát lên những nhọc nhằn, khổ cực của người buôn bán. Trong xã hội phong kiến xưa, cái xã hội mà những người “ thấp cổ bé họng” luôn bị chà đạp, rẻ khinh, những người buôn thúng bán bưng nghèo khổ phải sống vất vả. Cái nghèo cứ đeo đẳng, quấn chặt lấy họ. Cái khổ như ăn sâu, thấm sâu vào da thịt họ. Cuộc sống đòn gánh trên vai là những chuỗi ngày nhọc nhằn, gian khó, là những ngày rong ruổi trên mọi nẻo đường, là những đêm thui thủi, lặng lẽ trên đường về. Bao nhiêu đắng cay tủi nhục, vất vả như đổ ập vào đầu họ, trút xuống đôi vai vốn đã nhỏ bé của họ làm cho nó chai sần, đầy sao. Chín dạn, chỉ hai chữ thôi mà gợi cho người đọc bao nhiêu suy nghĩ. Đó là một từ rất hay. Chín dạn là nát da chín thịt, đôi vai bé nhỏ của người buôn bán phải gồng gánh suốt cả cuộc đời. Đòn gánh tre đã hằn lên trên da thịt họ đến chín da nát thịt. “ Đòn gánh tre” hay những nhọc nhằn, vất vả cứ đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của họ. Chỉ với hai từ “ Chín dạn” mà Nguyễn Du như lột tả được nỗi đau của kiếp người buôn bán nghèo khổ. Tại sao nhà thơ không sử dụng một từ ngữ nào khác. Tại sao nhà thơ không sử dụng một từ ngữ nào khác như: Đòn gánh tre trĩu nặng hai vai Hay Đòn gánh tre đè nặng hai vai. Cả hai cách viết đều diễn tả nỗi vất vả, nỗi đau nhưng nỗi đau ấy, vất vả ấy cũng chỉ bên ngoài, làm sao có thể tả nổi nỗi đau vừa nhức nhối vừa âm ỉ như từ “ chín dạn”. Quả thật, nếu như không có một trái tim đồng cảm với người nghèo, một đôi mắt nhìn thấu tất cả những nỗi đau trong nhân gian và một tài năng bậc thầy thì làm sao Nguyễn Du có thể viết được những câu thơ hay, rung động lòng người đến vậy. Trái tim Nguyễn Du đã ngừng đập nhưng ông đã để lại cho đời bao nhiêu áng văn chương kiệt tác với những ngôn từ sắc sảo tinh tế. Thơ ông bao giờ cũng tràn đầy tình cảm, đôi khi thấm đẫm cả máu mà nước mắt. Thời gian cứ vô tình trôi qua, bụi thời gian sẽ xóa nhòa, phủ lấp tất cả, nhưng những gì là đẹp nhất, tinh hoa nhất sẽ mãi mãi trường tồn, bất biến cùng năm tháng. Rồi “ Đòn gánh tre” sẽ không còn nữa nhưng câu thơ “ Đòn gánh tre chín dạn hai vai” sẽ mãi mãi còn nhức nhối lòng người.