. AÛNH HÖÔÛNG TÖÏ NHIEÂN VAØ XAÕ HOÄI: 1. ÑIAÏ LYÙ: • Naèm giöõa 2 soâng Tigris vaø Euphrates. Ngaøy xöa 2 soâng naøy coù cöûa ra bieån rieâng, sau ñaát boài lieàn thaønh moät cöûa, ñaát ñai phì nhieâu, nhieàu keânh raïch, noâng nghieäp vaø chaên nuoâi phaùt trieån. Hoaøn caûnh thuaän lôïi treân ñaõ taïo ñieàu kieän naûy nôû moät neàn vaên minh röïc rôõ, thuoäc loaïi sôùm nhaát treân theá giôùi. Vuøng ñaát treân coøn goïi laø Mesopotamia, nghóa laø vuøng ñaát naèm giöõa 2 con soâng “Löôõng Haø”, ngaøy nay thuoäc ñòa phaän nöôùc Irak. Hai con soâng naøy coøn laø con ñöôøng giao löu thuaän lôïi giöõa vuøng Haéc Haûi vaø Vònh Ba Tö. • Ñòa hình: ít nuùi non hieåm trôû, khoâng bieân giôùi töï nhieân giao thoâng thuaän lôïi. Caùc boä toäc xung quanh nhoøm ngoù, deã bò xaâm laêng, chieán tranh xaûy ra lieân mieân, ñoàng hoùa vaên minh caùc daân toäc, khieán cho kieán truùc luoân thay ñoåi.
Trang 1Ngày xưa 2 sông này có cửa ra biển riêng, sau đất bồi liền thành một cửa, đất đai phì nhiêu, nhiều kênh rạch, nông nghiệp và chăn nuôi phát triển Hoàn cảnh thuận lợi trên đã tạo điều kiện nảy nở một nền văn minh rực rỡ, thuộc loại sớm nhất trên thế giới
Vùng đất trên còn gọi là Mesopotamia, nghĩa là vùng đất nằm giữa 2 con sông “Lưỡng Hà”, ngày nay thuộc địa phận nước Irak
Hai con sông này còn là con đường giao lưu thuận lợi giữa vùng Hắc Hải và Vịnh Ba Tư
Địa hình: ít núi non hiểm trở, không biên giới tự nhiên giao thông thuận lợi Các bộ tộc xung quanh nhòm ngó, dễ bị xâm lăng, chiến tranh xảy ra liên miên, đồng hóa văn minh các dân tộc, khiến cho kiến trúc luôn thay đổi
2 KHÍ HẬU:
Hè nắng cháy tại phương Nam, mùa Đônglạnh đặc biệt tại phương Bắc
Ít mưa (trừ vùng nhô ra ở phía Bắc), hay hạn hán nhưng do nhiều kênh, sông thủy lợi nên ít
bị thiệt hại
3 ĐỊA CHẤT:
Vùng đồng bằng: chủ yếu là đất sét Thuận lợi cho việc sản xuất gạch, gồm có gạch sống và gạch nung, ngoài ra có gạch men sứ rất tốt Đất sét còn cho hình thức vách đất trộn rơm phát triển mạnh
Vùng núi: cho đá xây dựng, nhưng ở xa nên vận chuyển khó khăn, vì vậy hiếm đá xây dựng.
Vùng sông: cho đá cuội xây dựng
Rừng gỗ: khá hiếm, gỗ tốt phải nhập từ Liban
Trang 2 Vật liệu kết dính: hồ vôi và Bitum.
4 LỊCH SỬ VÀ DÂN CƯ:
Nhìn chung vùng đất Tây Á, Lưỡng Hà, Ai Cập, tức vùng Trung cận Đông ngày nay, xưa là nơi giao lưu của nhiều chủng tộc:
+ Tộc Hamite sinh ra người Ai Cập
+ Tộc Semite có nhiều nhánh:
Người Akkad ở phía Bắc Lưỡng Hà
Người Amorite ở phía Trung
Người Phenecia ở phía Tây
Người Hebrew (Do Thái) ở phía Tây
Người Assyria ở phía Bắc
Người Chaldeé ở phía Nam
Người Elam ở phía Đông.+ Tộc Sumer: từ vùng núi Altai (Trung Á) chuyển xuống, có nguồn gốc Châu Á, không xác định rõ được chủng tộc, giống người Mông Cổ, khác hẳn người Semite nhưng chính tộc này đã đặt nền móng đầu tiên cho nền văn hóa Lưỡng Hà từ khoảng 4000 tr
CN Dân Sumer chăn nuôi, làm ruộng, phát minh sớm đồ đồng, đồ gốm tinh xảo, dệt vải, làm thủy lợi tốt
Dân Sumer cũng xây đắp thành thị vào loại sớm nhất (việc thành thị xuất hiện đánh dấu sự tan rã của chế độ thị tộc) Quan trọng nhất là các thành Ur, Eridu, Lagash, Kish, Surrupak, Uruk, Nippour Lịch sử Luỡng Hà chia làm 4 thời kỳ chính:
a) Thời kỳ Babylon (3000 – 1250 tr CN)
Sargon I thuộc người Akkad ở phía Bắc đã thống nhất quốc gia với vương quốc Uruk của người Sumer phía Nam, dựng vương quốc lớn đầu tiên trong lịch sử, tiếp thu văn hóa Sumer Nhưng qua nhiều thăng trầm, cuối cùng đế quốc Ur của người Sumer trở lại thống trị
Lúc người Sumer suy thì người Amorite xâm nhập, lật đổ đế quốc Ur, khống chế toàn vùng Lưỡng Hà, lấy Babylon làm thủ đô Cư dân gồm: Sumer, Akkad, Elam, Amorite đều gọi là dân Lưỡng Hà Hưng thịnh nhất là thời vua Hammurabi (1782 – 1750 Tr.CN), Babylon thành trung tâm của phương Đông cổ đại 1740 Hammurabi mất, dân Babylon suy vong
b) Thời kỳ Đế quốc Assyria ( 1250 – 612 Tr.CN)
Đế quốc Assyria dựng thành Assur ở phía Bắc, đánh bại Babylon (732 tr.CN), dựng các triều vua Ninurta I và II Đến triều vua Ashurnasipal II dời đô về Nimroud (Calah) xây nhiều cung điện, phát triển kiến trúc và nghệ thuật:
Vua Sargon II hiếu chiến và tàn bạo nhất, đánh thắng Ai Cập, Bắc Ba Tư xây thành Khorsabad nổi tiếng với cung điện của mình
Vua Sennacherib bình định trong nước, xây cung điện tại Nimroud và Niveneh
Năm 612 Tr CN: Người Medes chiếm phía Bắc, người Chaldeé chiếm phía Nam, xây dựng vương quốc Chaldeé tức đế quốc Tân Babylon
c) Thời kỳ Tân Babylon: (Chaldeé) 612 – 539 Tr CN.
Có thể coi vương quốc Babylon trước kia đã phục hồi lại với triều vua đầu tiên là Nabopolassar, nhưng nổi tiếng nhất là Nabuchodonosor, đã đánh chiếm Syria, Palestine, 2 lần công hãm Jerusalem, diệt vương quốc Do Thái, bắt quý tộc tăng lữ, thương nhân về giam tại Babylon:
“Nhà tù Babylon” là sự kiện lịch sử mà người Do Thái thường nhắc đến như một mối hận rất lớn
(597 – 538 Tr.CN), để kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi
Năm 539 Tr.CN vương quốc Tân Babylon với vua Nabonnides bị vua Ba Tư là Cyrus đánh đổ, xã hội Babylon thối nát, không còn ai chống cự quân Ba Tư
d) Thời kỳ Ba Tư (539 – 331 Tr CN).
Trang 3 Babylon cũ và mới (3000 – 1250 Tr.CN và 612 – 539 Tr.CN).
Ba Tư (539 – 331 Tr.CN)
NGHỆ THUẬT LƯỠNG HÀ PHẢN ẢNH XÃ HỘI ĐƯƠNG THỚI DO GIỚI QUÂN PHIỆT THỐNG TRỊ
XÃ HỘI:
Nhìn chung dân cư Lưỡng Hà có nhiều tài năng, dự đoán thời tiết giỏi, kỹ thuật đo đạc tốt, không tin sâu sắc vào tôn giáo như Ai Cập
+ Giai cấp:
Nông dân công xã: là thành phần đông đảo nhất Công xã nông thôn tồn tại do yêu cầu hợp tác lao động để chống chọi với thiên nhiên
Nô lệ: gồm chiến tù, có thể mua được với giả rẻ( bằng thuê 1 con bò)
Quý tộc quân phiệt: do hoàn cảnh chiến tranh liên miên đã cầm quyền trong xã hội
Vua: là chỉ huy tối cao, thay mặt thần để trị dân Một tấm bia cổ tại Susa cho thấy hình Hamurabi đang đón nhận lời phán bảo thiêng liêng từ thần Mặt trời và Công lý là thần Marduk
+ Đặc tính xã hội:
Là đế quốc quân phiệt nhưng chỉ là tổ chức liên minh quân sự hành chánh qui mô lớn của các cấp bộ tộc, không có cơ sở kinh tế vững chắc, dễ hợp thành và dễ tan rã
Trang 4 Khá phồn vinh do của công nạp đầy kho, vua chúa bóc lột hà khắc Thường có các cuộc nổi dậy nhưng bị đàn áp rất tàn bạo Giai cấp cầm quyền xây dựng nhiều thành lũy và cung điện phòng thủ đối nội, đối ngoại Thành lũy kiểu Lưỡng Hà là mẫu mực cho kiến trúc phòng thủ nhiều đời sau, nhất là thời kỳ Trung cổ châu Âu
6 TÔN GIÁO:
Không tin sâu sắc vào tôn giáo như Ai Cập
Phát triển thờ cúng do bị hạn hán nhiều Do các tai họa thường từ trên cao xuống, nên đã quan niệm thần linh là ở trên cao Vì vậy, dân Lưỡng Hà đã xây các đền đài trên vùng đất cao
II ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC:
1 KIẾN TẠO:
Dùng tường dày để chịu lực và cách nhiệt
Xây tường gạch sống, dùng gạch nung ốp bên ngoài
Dùng móng bè nhưng không đào sâu Các công trình lớn thường dùng tấm đan (dalle) đá vôi chôn vào chân tường
Không dùng được nhiều cột (còn có lý do nữa là do thiếu đá)
Đã biết xây vòm, xây bố trụ… để khắc phục nạn thiếu gỗ Tuy nhiên, kỹ thuật xây vòm còn yếu, chủ yếu là vòm nôi
Với các lý do trên, không gian hẹp, dài và không lớn
TRANH ỐP GẠCH MEN MÀU VÒM NÔI XÂY CUỐN LÀM CỐNG NƯỚC
2 NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC:
Loại hình cung điện, đền đài nổi bật hơn lăng mộ (do ít tin vào kiếp sống sau này) Đền đài còn là trung tâm sinh hoạt công cộng
Hay sử dụng những đền tháp: Ziggurat hay những “núi thiêng” trên có đền thờ
Không gian hẹp (đã giải thích ở trên)
Các mảng lớn theo chiều ngang được cắt bởi các rãnh theo chiều đứng tạo bóng đổ, tạo sắc độ, sáng tối
Tận cùng phía trên có gờ kết thúc tạo bóng
Sử dụng sức biểu hiện cả bên trong lẫn bên ngoài (khác Ai Cập)
Bên ngoài nhà: ốp gạch nung tạo bóng ngang dọc, có khi dùng sơn
Bên trong nhà: sơn màu phù điêu (các phù điêu hình người thường cứng đơ trong lớp y phục do chưa nắm vững giải phẫu Tượng tròn chưa thật tốt nhưng cũng khá hay
Sử dụng tượng tròn súc vật, tiêu biểu là tượng sư tử đầu người có 5 chân để có thể cho dáng sinh động khi nhìn từ phía trước cũng như phía bên
+ Cửa sổ ít và trên cao Thường sử dụng cửa sổ cuốn đôi
+ Vị trí xây dựng công trình: thường xây dựng trên nền cao (tự nhiên hay đắp)
Trang 5
CÁCH PHÂN VỊ CỦA MẶT TƯỜNG GẠCH LƯỠNG HÀ CÓ NGUỒN GỐ`C TỨ KẾT CẤU LAU SẬY TRÁT BÙN
III CÁC HÌNH LOẠI KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU:
1 CUNG ĐIỆN LƯỠNG HÀ:
Đặc điểm chung:
Cung điện lớn nhỏ đều xây bằng gạch, đá dành để ốp các bức tường dày
Không gian phòng hẹp và dài
Mái lợp bằng gạch không nung
Mặt bằng gồm các khối nhà hình chữ nhật (vuông cạnh) liên hệ với nhau, xen kẽ là các sân trong
Nền được tôn cao để tránh ẩm ướt
Hướng địa dư nằm về bốn gốc
Cung điện thường xây vắt qua thành để đối phó với bên trong và bên ngoài
Thành phần một cung điện gồm:
+ Phần triều kiến, ngai vua
+ Nơi vua ở và hậu cung
+ Phần phụ thuộc: Nơi ở của người phục vụ, kho tàng và lính ngự lâm
KIẾN TRÚC CUNG ĐIỆN TIÊU BIỂU:
+ Cung điện SARGON II (722 – 705 Tr.CN) xây tại thành Khorsabad, còn gọi là Dur Saroukin do Boha
và Place tìm ra
Diện tích 10 ha Kích thước (303 – 305) x 234m Nền cao 14m, có 300 phòng, 30 sân Có
3 sân trong lớn và một tháp Ziggurat
Mặt chính: cửa vào lớn hùng vĩ với các đặc điểm tiêu biểu trong cách phân vị (xem phần đặc điểm kiến trúc), đỉnh tường kiểu răng cưa để chiến đấu Có tượng sư tử đầu người và nơi cắm cờ
Thành phần gồm:
Tháp Ziggurat
Trang 6CUNG SARGON II TRONG THÀNH KHORSABAD, KHÔNG HẸP VÀ DÀI XEN LẪN LÀ CÁC SÂN TRONG
CUNG SARGON II XÂY VẮT QUA THÀNH ĐỂ CÓ THỂ VỪA CHỐNG THÙ TRONG VỪA CHỐNG GIẶC NGOÀI
+ Cung GOUDEA tại Lagash (Sipourra) 2340 Tr CN
Kích thước 50 x 53m Xây trên nền cao 12 – 13m, có 3 sân nội với sân lớn nhất 357m2, có phòng lớn 3,65 x 12m
+ Thành BABYLON (605 – 563 Tr.CN)
Có nền móng từ trước (2350 – 2150 Tr.CN), thịnh nhất vào thời của Hammurabi Năm 689 bị vua Assyria là Sennacherib đốt trụi Hưng thịnh trở lại vào thời Tân Babylon (652 Tr.CN) và nhất là thời Nabuchodonosor (604 – 501 Tr.CN) Sau khi Alessandros đại đế của Macedon mất năm 323 (Tr CN), Babylon trở lại hoang tàn
Thành Babylon mặt bằng hình chữ nhật Cạnh Bắc có cửa Ishtar trang trí lộng lẫy như thảm Cạnh Tây có 2 cửa Marduk và Ninurta Toàn thành có 9 cửa Đường rước lễ rộng 7,5m chạy thẳng từ Bắc xuống Nam xuyên qua các khu chính quan trọng Bên cạnh sân thứ 3 ở giữa lớn nhất là phòng tiếp đãi của nhà vua khá lớn xây bằng cuốn gạch, trên tường có tranh hoành tráng ốp gạch lưu ly với hình thức động thực vật
Trang 7MẶT BẰNG THÀNH BABYLON CỔNG ISHTAR
Ngoài ra trong thành còn có một tháp Zigourat còn gọi là tháp Babel, các đền thờ Marduk, đền Ishtar, đền Nihurta, đền Goudea, cùng một kỳ quan là vườn treo nổi tiếng
THÀNH BABYLON ĐẠI LỘ TẠI BABYLON
+ Vườn treo tại BABYLON:
Là một trong 7 kỳ quan cổ đại, do Nabuchodonosor tặng vợ là công chúa con vua Medes vốn ở xứ thiên nhiên phong phú để công chúa nguôi nỗi nhớ nhà
Vườn đặt cạnh sông Euphrates, qui mô và hình thức chế ngự toàn thành Theo nhiều giả thuyếtû và một số di tích ta có thể đoán hình thức vườn treo này theo một giải pháp như sau:
Chân đế hình vuông 246m x 246m
Hiên thứ nhất: 243m x 243m có mạng lưới cột 25 x 25 cái
Hiên thứ hai giật cấp vào với mạng lưới cột 21 x 21 cột
Hiên thứ ba: 17 x 17 cột
Hiên trên cùng: 123m x 123m với lưới cột 13 x 13 cột
Nhưng vưòn không giật cấp đối xứng theo kiểu Kim tự tháp mà bố cục giật cấp không đều:
+ 2 cạnh lui vào mỗi bên 2 cột
+ cạnh thẳng đứng
+ 1 cạnh lui vào 4 cột
Nền cao 14,5m, chiều cao vườn là 77m, chia làm 5 bậc bằng nhau, một bậc khoảng 15m Tường đỡ xây vững chắc dày 6,8m bước là 3,08m Sàn lát dalle đá 4,95 x 1,23m, sau đó phủ lên một lớp lau sậy trộn Bitum và gạch nung trám Bitum chống nước thấm, sau là lớp đất đủ dày đểtrồng các cây cổ thụ các loại
Để tưới vườn có hệ thống máy bơm thủy lực, có một giếng hình vuông và 2 giếng hình oval, một số cột rỗng để bơm nước lên Máy bơm hoạt động bằng sức người đặt dọc tầng hiên cao nhất
Trang 8+ Tháp BABEL tại Babylon (xem thêm phần công trình tôn giáo):
Hiện nay vẫn còn dấu tích của tháp: mặt đế khoảng 100m x 100m, gồm 7 tầng, mặt đền trên đỉnh ốp gạch lưu ly xanh Tầng dưới đồ sộ có thang dốc lên, các tầng trên xoắn ốc theo kiểu Assyria
+ Cung Esarshapdon (680 – 669) và Ashurnasipal II (883 – 859B.C) tại Nimroud.
2 THÀNH TRÌ LƯỠNG HÀ:
Thành trì Lưỡng Hà, trong một bối cảnh có chiến tranh liên miên đã phát triển cao và trở nên mẫu mực cho thời Trung cổ tại châu Âu
Tiêu biểu là:
Citadel (thành trì) Sinjerli thế kỷ VIII Tr.CN Bên cạnh các thành trì như Babylon, Khorsabad, thành Sinjerli không phải là một ví dụ Lưỡng Hà chính thống mà thuộc nền kiến trúc Assyria (Tây Á) có những đặc điểm họ hàng tương tự
Thành Sinjerli nằm tại trung tâm một thành phố Tây Á trên một đồi cao Thành có mặt bằng hình oval, được chia ra thành nhiều vùng phòng thủ bởi các bức thành ngăn, bảo vệ các lối dẫn tới cung hạ và cung thượng Về phía Đông Nam là khu nhà doanh trại
Công trình được cấu tạo bởi khung sườn gỗ, tường gạch phơi nắng, móng đá cuội
3 KIẾN TRÚC TÔN GIÁO:
Chủ yếu bao gồm các đền thờ, tiêu biểu nhất là các Ziggurat – tức các “Núi thiêng” phía trên có đặt đền thờ, ngoài ra tại chân “núi” còn có thể có đền Hạ
a) Kiến trúc Ziggurat:
Theo thời gian, Ziggurat có sự tiến hóa của mình:
Trang 9
Thời kỳ đầu (Achaic) 3500 – 3000 Tr.CN: Ziggurat chỉ có 1 bậc nền, phía trên có đền thờ,
vách bậc có phân vị thành sọc đổ bóng
Công trình tiêu biểu của thời kỳ này là đền thờ Trắng tại Warka thuộc nền văn hóa Uruk, thời kỳ Achaic (3500 – 3000 Tr.CN) Ziggurat chỉ gồm 1 bậc cao 14m Mặt bậc nghiêng và có sọc đổ bóng trừ phía Đông Nam Trên cùng là đền thờ có gian thờ kéo dài suốt ngôi đền dài 5m, xung quanh là các phòng nhỏ, giữa là bàn tế bằng gạch Cửa chính vào đền thờ bố trí trên cạnh dài của đền một cách phi đối xứng Công trình được quét vôi trắng
Đã có nhiều đền sớm hơn thuộc loại này, có thể coi như đặt trên một nền chứ chưa hẳn là một Ziggurat
Thời kỳ cuối thiên niên kỷ thứ 3:
Ziggurat đã có 2 hay nhiều bậc, mặt bằng hình chữ nhật Cầu thang đặt tại cạnh dài hơn và có
3 vế, 2 vế dựa theo cạnh, 1 vế thẳng theo trục, gặp nhau tại một chiều
Trang 10Công trình tiêu biểu: Ziggurat Urnammu xây vào thời vương triều thứ 3 (2125 – 2025 Tr.CN) được xây phần ruột bằng gạch phơi khô, bao bọc bằng gạch nung dày khoảng 2,5m Kích thước của đế Ziggurat là 68m x 47m, chiều cao 23m Phía trên là đền thờ, Ziggurat có phương hướng góc về phía bốn phương trời
Thời kỳ niên kỷ thứ 2:
Ziggurat có mặt bằng vuông, vách đã trở nên thẳng đứng, vẫn có sọc nhưng tỷ lệ các bậc cao hơn
Công trình tiêu biểu: Ziggurat tại Tchoga – Zanbil gần Susa – Elam thế kỷ thứ XIII Tr.CN của vua Untash – Cal, mặt bằng hình vuông, cạnh dài 116m, mỗi bậc lại có một đế riêng, bậc cuối cùng thấp nhất
Thời kỳ Assyria (1250 – 612 Tr.CN)
Ziggurat có mặt bằng vuông 7 bậc tỉ lệ cao và chạy vòng quanh xoắn ốc (Spiral) bằng các dốc thoải (Rampe)
ZIGGURAT ASSYRIA CÓ DỐC THOẢI XOẮN ỐC ĐỀN THỜ HÌNH OVAL
Thời kỳ Tân Babylon (612 – 539 Tr.CN)
Ziggurat có 7 bậc dưới đền thờ
b) Đền thờ hình Oval:
Tiêu biểu là đền thờ hình Oval tại Khafaje của thiên niên kỷ thứ Ba Tr.CN Mặt bằng hình oval có 3 bậc, có sân trong và văn phòng, chỗ ở của giáo sĩ, tăng lữ, xưởng, kho tàng Giàn tế được bố trí cạnh cầu thang lên
3 NHÀ Ở DÂN GIAN:
Xây dựng gạch sống, tường rất dày
Mặt bằng giản đơn, các phòng quây quần và liên hệ với nhau
qua sân trong Các phòng chia ra:
Phòng gia chủ
Trang 11Chương 4:
KIẾN TRÚC BA TƯ CỔ ĐẠI
(Persia – Iran) 614 S.CN
I ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
1 ĐỊA LÝ:
Nằm kế bên và ngăn cách Lưỡng Hà bởi dãy núi thấp Zargos, là vùng cao nguyên cằn cỗi, ngày nay thuộc xứ Iran (Hình dưới cho thấy bản đồ vùng lưỡng hà – Ba tư; Hình đòan các nước chư hầu đi cống nạp).
2 ĐỊA CHẤT VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG:
Có đất sét làm các loại gạch, nhất là gạch nung Ít rừng, ít gỗ đá, nhưng chở từ các nơi về do việc xâm chiếm các nước khác
3 KHÍ HẬU:
Nóng và khô, kiến trúc đòi hỏi phải chống được nóng
4 XÃ HỘI:
Giai cấp cầm quyền là bọn phong kiến quân phiệt rất hiếu chiến, thường xuyên xâm lược, thu gom tài nguyên, nhân lực từ các nơi về, bóc lột dân trong nước cực kỳ hà khắc, dã man để xây dựng cung điện rất xa hoa (đặc điểm nổi bật) Ngoài ra, kiến trúc tiêu biểu còn là một số ít lăng mộ Hoàng gia
5 LỊCH SỬ:
Chia ra làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ đầu là vương triều Achaemenian là vương triều Ba Tư thuần túy, nổi tiếng với các đại đế Cyrus, Darius, Xerxes …
Thời kỳ sau, bị Hy Lạp, Macedon đô hộ Sau khi vua Macedonia là Alessandros đại đế mất,
Ba Tư vẫn nằm dưới quyền cai trị của các tướng lĩnh Macedonia và dòng họ của họ theo từng vùng: