1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tình cảm nhân đạo được biểu hiện trong “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

3 429 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 11,41 KB

Nội dung

Không có một bậc vĩ nhân nào lại không có lòng nhân ái. Đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác, tất cả những người có hiểu biết đều nhận đinh thống nhất: Bác là một bậc Đại nhân, là người có lòng thương yêu con người mênh mông. Lòng thương yêu con người của Bác là tinh thần nhân đạo Cộng sản, đó là tinh thần nhân đạo mới mẻ mà Bác mang lại cho dân tộc và nhân loại. Ông Trường Chinh cũng cho rằng: “Một điểm nổi bật nhất trong đạo đức Hồ Chủ Tịch là lòng thương người”. Tình thương người của Hồ Chí Minh không phải là lòng thương người siêu giai cấp mà có quan điểm nội dung và giai cấp cụ thể, đó là tình thương người của giai cấp vô sản, nó rất khác với tinh thần bác ái của tôn giáo, yêu thương an ủi con người và khuyên con người hãy thụ động chờ đợi hạnh phúc ở thế giới xa xôi hoặc kiếp sau. Đó cũng không phải là tình thương có ý nghĩa ban phát của giai cấp quý tộc, của những người sống trên tiền của. Giá trị của “Nhật kí trong tù” phong phú về nhiều mặt. Nhà thơ Hoàng Trung Thông thâu tóm ở hai điểm rất chủ yếu: chât thép và tình người. “Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” Tố Hữu nhận xét: “Bấy lâu người ta chỉ hiểu người chiến sĩ cách mạng là thép ở mũi nhọn chiến đâu. Trong tập thơ này ta hiểu rõ thêm người cộng sản là tình. Tình ở đây là tình yêu thương đất nước, cuộc sống và con người. Chủ yếu ở đây chúng ta tìm hiểu, khai thác tình cảm với con người”. Trong tù Bác cũng chịu khổ ải như bất kì tù nhân nào. Mà Bác thì đã già, bị tù trong hoàn cảnh cô độc, nhưng Người đã quên đi nỗi đâu của riên mình mà đem lòng thương yêu những người bạn tù mà Bác gọi là nạn hữu. Có thể nói trong đám tù nhân ở nhà lao Quảng Tây, Bác là người cô độc hơn ai hết, nhưng chỉ nhìn thấy vợ của một người bạn tù đến thăm chồng là Bác đã xúc động, Bác diễn tả nỗi lòng thương yêu của mình đối với vợ chồng người bạn tù trong một bài thơ đặc sắc: “Anh đứng trong cửa sắt Em đứng ngoài cửa sắt Gần nhau trong tấc gang Mà biển trời cách mặt Miệng nói chẳng nên lời Nói lên bằng khóe mắt Chưa nói lên tuôn đầy Tình cảnh đáng thương thật.” Dù sao thì vợ chồng người bạn tù còn được an ủi, vậy mà con người cô độc này lại đem lòng thương “gần nhau trong tấc gang. Mà biển trời cách mặt” thật ra thì họ đã được gần nhau trong gang tấc. Còn “biển trời cách mặt” là biển của tình yêu thương mênh mông của Bác đối với những con người bất hạnh. Trên con đường giải tù, nhìn thấy người phu làm đường cực khổ dưới nắng mưa, Bác động lòng thương và ghi lại thành thơ: “Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi Phu đường vất vả lắm ai ơi Ngựa xe hành khách thường qua lại Biết cảm ơn anh được mấy người”. Tại sao Bác lại cảm động với người phu làm đường kia. Có lẽ Bác cũng là một người “phu làm đường” cho nên dễ thông cảm với người phu làm đường kia đang vất vả với cong đường hành khách qua lại. “Tôi khổ sở vì đang kiến trúc con đường cho nhân loại, con đường cách mạng”. Đó là sự đồng cảm của hai người “trúc lộ phu” cho nên tình thương càng sâu sắc, thấm thía. Nhiều bài thơ trong “Nhật kí trong tù” cũng biểu hiện sự cảm thông đối với những người nông dân: “Khắp chốn nông dân cười hớn hở Đồng quê vang dậy tiếng ca vui” Vào nhà lao Tân Dương nghe tiếng khóc của một đứa trẻ, Bác vô cùng xúc động tưởng chừng như đứa trẻ muốn nói với Bác qua tiếng khóc trẻ thơ: Oa…! Oa…! Oa…! Cha trốn không đi lính nước nhà Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi, Phải theo mẹ đến ở nhà pha. Âm thanh non nớt đó kể lể với Bác một điều cay đắng trong ngàn điều cay đắng trên đời. Tiếng khóc non tơ đó đã bật ra từ sự dồn nén của tầng tầng phi lí. Nhà thơ đã tự sự trong cái không thể tự sự được. Dường như đứa trẻ biết đây là ông chủ bút tờ báo “Người cùng khổ” nên mới bật ra tiếng khóc kể lể như vậy. Trong những người bất hạnh Bác gặp trong tù, Bác đặc biệt thương mến nhi đồng và phụ nữ. Trên kia ta thấy được niềm thôn cảm của Bác đối với người phụ nữ có chồng mới bị bắt lính và giờ đây chúng ta lại hiểu thêm được tấm lòng yêu thương của Bác trong tiếng khóc của người góa phụ trong bài thơ “Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng”: “Hỡi ôi! Chàng hỡi, hỡi chàng ơi! Cơ sự vì sao vội lánh đời? Để thiếp từ nay đâu thấy được Con người tâm ý hợp mười mươi” Ở trong tù, nửa đêm nghe tiếng khóc của một người thiếu nữ mà biết được đó là tiếng khóc “người bạn đời, tâm đầu ý hợp” thì đấy là cái lỗ tai đặc biệt của ông chủ bút “Người cùng khổ”. Trong tù, Bác còn chứng kiến những cảnh ngộ thương tâm. Một người tù cờ bạc nằm bên Bác vì đói rét bị nhà tù hành hạ chết thảm thương: “Thân anh da bọc lấy xương. Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi, Đêm qua còn ngủ bên tôi Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!”. Đây là một cái chết hai lần oan nên Bác càng thương cảm. (Oan thứ nhất là đánh bạc không đáng vào tù vì trong tù đánh bạc công khai, oan thứ hai là phải chết trong đói rét thê thảm) Có một bài thơ đã kết đọng lại hai dòng tình cảm lớn của Bác là tình thương và lòng yêu nước “Người bạn tù thổi sáo”. Bác thương người bạn tù nhớ quê hương da diết trong âm điệu sầu não. Bác cũng là người cùng hội cùng thuyền, Bác cũng đang có tâm trạng nhớ quê hương đất nước nên tiếng sáo của người bạn tù cũng là tiếng lòng của Bác: “Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu Muôn dặm quan hà khuôn xiết nỗi Lên lầu ai đó ngóng trông nhau”. Qua “Nhật kí trong tù”, ta thây rõ tấm lòng của Bác: nhân hậu, giàu yêu thương và luôn có cách xử thế ân tình. Người luôn tìm cách giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình và tỏ lòng biết ơn ai đó giúp mình. Trong hoàn cảnh lẫn lộn, bề bộn Người vẫn luôn phân biệt sáng tỏ người tốt kẻ xấu, người đáng thương người đáng trọng. Giá trị nhân đạo của “Nhật kí trong tù” góp phần quan trọng tạo nên bền vững của tác phẩm. Xin dẫn ra đây hai nhận xét của các nhà học giả về tinh thần nhân đạo của Hồ Chí Minh trong “Nhật kí trong tù” : “ “Nhật kí trong tù” là tiếng nói vút lên từ chỗ tối tăm mù mịt ấy mà lại là tiếng nói chứa chan tình nhân đạo nên tự nhiên cũng là tiếng nói kết tội những bóng tối dày đặc đang đè nặng lên kiếp sống của người ta. Giữa bao nhiêu tối tăm dày đặc, ánh sáng vẫn ngời lên, ánh sáng của lòng thương người và yêu đời vô hạn” (Hoài Thanh) “Tôi cũng nhận thấy với tấm lòng khâm phục tràn đầy rằng ngay trong nhà tù Người cũng có thể thương xót những người khác và luôn nghĩ đến những nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo”

Không có một bậc vĩ nhân nào lại không có lòng nhân ái. Đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác, tất cả những người có hiểu biết đều nhận đinh thống nhất: Bác là một bậc Đại nhân, là người có lòng thương yêu con người mênh mông. Lòng thương yêu con người của Bác là tinh thần nhân đạo Cộng sản, đó là tinh thần nhân đạo mới mẻ mà Bác mang lại cho dân tộc và nhân loại. Ông Trường Chinh cũng cho rằng: “Một điểm nổi bật nhất trong đạo đức Hồ Chủ Tịch là lòng thương người”. Tình thương người của Hồ Chí Minh không phải là lòng thương người siêu giai cấp mà có quan điểm nội dung và giai cấp cụ thể, đó là tình thương người của giai cấp vô sản, nó rất khác với tinh thần bác ái của tôn giáo, yêu thương an ủi con người và khuyên con người hãy thụ động chờ đợi hạnh phúc ở thế giới xa xôi hoặc kiếp sau. Đó cũng không phải là tình thương có ý nghĩa ban phát của giai cấp quý tộc, của những người sống trên tiền của. Giá trị của “Nhật kí trong tù” phong phú về nhiều mặt. Nhà thơ Hoàng Trung Thông thâu tóm ở hai điểm rất chủ yếu: chât thép và tình người. “Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” Tố Hữu nhận xét: “Bấy lâu người ta chỉ hiểu người chiến sĩ cách mạng là thép ở mũi nhọn chiến đâu. Trong tập thơ này ta hiểu rõ thêm người cộng sản là tình. Tình ở đây là tình yêu thương đất nước, cuộc sống và con người. Chủ yếu ở đây chúng ta tìm hiểu, khai thác tình cảm với con người”. Trong tù Bác cũng chịu khổ ải như bất kì tù nhân nào. Mà Bác thì đã già, bị tù trong hoàn cảnh cô độc, nhưng Người đã quên đi nỗi đâu của riên mình mà đem lòng thương yêu những người bạn tù mà Bác gọi là nạn hữu. Có thể nói trong đám tù nhân ở nhà lao Quảng Tây, Bác là người cô độc hơn ai hết, nhưng chỉ nhìn thấy vợ của một người bạn tù đến thăm chồng là Bác đã xúc động, Bác diễn tả nỗi lòng thương yêu của mình đối với vợ chồng người bạn tù trong một bài thơ đặc sắc: “Anh đứng trong cửa sắt Em đứng ngoài cửa sắt Gần nhau trong tấc gang Mà biển trời cách mặt Miệng nói chẳng nên lời Nói lên bằng khóe mắt Chưa nói lên tuôn đầy Tình cảnh đáng thương thật.” Dù sao thì vợ chồng người bạn tù còn được an ủi, vậy mà con người cô độc này lại đem lòng thương “gần nhau trong tấc gang. Mà biển trời cách mặt” thật ra thì họ đã được gần nhau trong gang tấc. Còn “biển trời cách mặt” là biển của tình yêu thương mênh mông của Bác đối với những con người bất hạnh. Trên con đường giải tù, nhìn thấy người phu làm đường cực khổ dưới nắng mưa, Bác động lòng thương và ghi lại thành thơ: “Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi Phu đường vất vả lắm ai ơi Ngựa xe hành khách thường qua lại Biết cảm ơn anh được mấy người”. Tại sao Bác lại cảm động với người phu làm đường kia. Có lẽ Bác cũng là một người “phu làm đường” cho nên dễ thông cảm với người phu làm đường kia đang vất vả với cong đường hành khách qua lại. “Tôi khổ sở vì đang kiến trúc con đường cho nhân loại, con đường cách mạng”. Đó là sự đồng cảm của hai người “trúc lộ phu” cho nên tình thương càng sâu sắc, thấm thía. Nhiều bài thơ trong “Nhật kí trong tù” cũng biểu hiện sự cảm thông đối với những người nông dân: “Khắp chốn nông dân cười hớn hở Đồng quê vang dậy tiếng ca vui” Vào nhà lao Tân Dương nghe tiếng khóc của một đứa trẻ, Bác vô cùng xúc động tưởng chừng như đứa trẻ muốn nói với Bác qua tiếng khóc trẻ thơ: Oa…! Oa…! Oa…! Cha trốn không đi lính nước nhà Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi, Phải theo mẹ đến ở nhà pha. Âm thanh non nớt đó kể lể với Bác một điều cay đắng trong ngàn điều cay đắng trên đời. Tiếng khóc non tơ đó đã bật ra từ sự dồn nén của tầng tầng phi lí. Nhà thơ đã tự sự trong cái không thể tự sự được. Dường như đứa trẻ biết đây là ông chủ bút tờ báo “Người cùng khổ” nên mới bật ra tiếng khóc kể lể như vậy. Trong những người bất hạnh Bác gặp trong tù, Bác đặc biệt thương mến nhi đồng và phụ nữ. Trên kia ta thấy được niềm thôn cảm của Bác đối với người phụ nữ có chồng mới bị bắt lính và giờ đây chúng ta lại hiểu thêm được tấm lòng yêu thương của Bác trong tiếng khóc của người góa phụ trong bài thơ “Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng”: “Hỡi ôi! Chàng hỡi, hỡi chàng ơi! Cơ sự vì sao vội lánh đời? Để thiếp từ nay đâu thấy được Con người tâm ý hợp mười mươi” Ở trong tù, nửa đêm nghe tiếng khóc của một người thiếu nữ mà biết được đó là tiếng khóc “người bạn đời, tâm đầu ý hợp” thì đấy là cái lỗ tai đặc biệt của ông chủ bút “Người cùng khổ”. Trong tù, Bác còn chứng kiến những cảnh ngộ thương tâm. Một người tù cờ bạc nằm bên Bác vì đói rét bị nhà tù hành hạ chết thảm thương: “Thân anh da bọc lấy xương. Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi, Đêm qua còn ngủ bên tôi Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!”. Đây là một cái chết hai lần oan nên Bác càng thương cảm. (Oan thứ nhất là đánh bạc không đáng vào tù vì trong tù đánh bạc công khai, oan thứ hai là phải chết trong đói rét thê thảm) Có một bài thơ đã kết đọng lại hai dòng tình cảm lớn của Bác là tình thương và lòng yêu nước “Người bạn tù thổi sáo”. Bác thương người bạn tù nhớ quê hương da diết trong âm điệu sầu não. Bác cũng là người cùng hội cùng thuyền, Bác cũng đang có tâm trạng nhớ quê hương đất nước nên tiếng sáo của người bạn tù cũng là tiếng lòng của Bác: “Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu Muôn dặm quan hà khuôn xiết nỗi Lên lầu ai đó ngóng trông nhau”. Qua “Nhật kí trong tù”, ta thây rõ tấm lòng của Bác: nhân hậu, giàu yêu thương và luôn có cách xử thế ân tình. Người luôn tìm cách giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình và tỏ lòng biết ơn ai đó giúp mình. Trong hoàn cảnh lẫn lộn, bề bộn Người vẫn luôn phân biệt sáng tỏ người tốt kẻ xấu, người đáng thương người đáng trọng. Giá trị nhân đạo của “Nhật kí trong tù” góp phần quan trọng tạo nên bền vững của tác phẩm. Xin dẫn ra đây hai nhận xét của các nhà học giả về tinh thần nhân đạo của Hồ Chí Minh trong “Nhật kí trong tù” : “ “Nhật kí trong tù” là tiếng nói vút lên từ chỗ tối tăm mù mịt ấy mà lại là tiếng nói chứa chan tình nhân đạo nên tự nhiên cũng là tiếng nói kết tội những bóng tối dày đặc đang đè nặng lên kiếp sống của người ta. Giữa bao nhiêu tối tăm dày đặc, ánh sáng vẫn ngời lên, ánh sáng của lòng thương người và yêu đời vô hạn” (Hoài Thanh) “Tôi cũng nhận thấy với tấm lòng khâm phục tràn đầy rằng ngay trong nhà tù Người cũng có thể thương xót những người khác và luôn nghĩ đến những nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo” ... nhận xét nhà học giả tinh thần nhân đạo Hồ Chí Minh “Nhật kí tù” : “ “Nhật kí tù” tiếng nói vút lên từ chỗ tối tăm mù mịt mà lại tiếng nói chứa chan tình nhân đạo nên tự nhiên tiếng nói kết tội... lại “Tôi khổ sở kiến trúc đường cho nhân loại, đường cách mạng” Đó đồng cảm hai người “trúc lộ phu” tình thương sâu sắc, thấm thía Nhiều thơ “Nhật kí tù” biểu cảm thông người nông dân: “Khắp chốn... người khả tỏ lòng biết ơn giúp Trong hoàn cảnh lẫn lộn, bề bộn Người phân biệt sáng tỏ người tốt kẻ xấu, người đáng thương người đáng trọng Giá trị nhân đạo “Nhật kí tù” góp phần quan trọng tạo

Ngày đăng: 15/10/2015, 03:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w