1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án mĩ thuật tiểu học tuần 10 chuẩn năm học 2015.2016

10 501 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 676 KB

Nội dung

Giáo án mĩ thuật tuần 10 tiểu học chuẩn năm học 2015.2016. Soạn đầy đủ, chi tiết theo Hướng dẫn chuân KTKN, HD điều chỉnh nội dung day hoc, tích hợp BVMT. Mọi người không cần phải chỉnh, dùng được ngay. Tuần 10 Từ khối 1 đến khối 5.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 10 – MÔN MĨ THUẬT NĂM HỌC: 2015 - 2016 (Từ ngày 28 tháng 10 năm 2015 đến ngày 01 tháng 11 năm 2015) Thứ ngày Lớp Tiết Tiết PPCT Tên bài Đồ dùng Hai 28/10 3B 1 10 TTMT: Xem tranh tĩnh vật Tranh minh hoạ 2B 2 10 Vẽ tranh: đề tài tranh chân dung Tranh minh hoạ 1A 3 10 Vẽ quả: (quả dạng tròn) 3A 4 10 TTMT: Xem tranh tĩnh vật Tranh minh hoạ 2A 5 10 Vẽ tranh: đề tài tranh chân dung Tranh minh hoạ 1B 1 10 Vẽ quả: (quả dạng tròn) Năm 5A 31/10 5B 2 10 VTT:vẽ hoạ tiết TT đối xứng qua trục Tranh minh hoạ 4 10 VTT:vẽ hoạ tiết TT đối xứng qua trục Tranh minh hoạ 4A 5 10 Vẽ theo mẫu :Đồ vật có dạng hình trụ Vật mẫu Ba 29/10 Vật mẫu Tư 30/10 Vật mẫu Sáu 01/11 1 KHỐI 1 BÀI 10 VẼ QUẢ: (QUẢ DẠNG TRÒN) I/MỤC TIÊU - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc vẽ đẹp của một vài loại quả. - Tập vẽ quả dạng tròn và tập tô màu theo ý thích. - HSNK: Vẽ được hình một loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích. * BVMT: Giáo dục HS biết yêu thích và chăm sóc, bảo vệ cây ăn quả. II/CHUẨN BỊ 1/Giáo viên: Một số quả: bưởi, cam, táo, xoài; Hình ảnh một số quả dạng tròn; Hình minh hoạ cách vẽ. 2/Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì màu, sáp màu. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh * Giới thiệu bài Các con đã thấy một số quả có hình dáng và màu sắc khác nhau. Các loại quả đó được vẽ như thế nào ? Bài học hôm nay cô cùng các con tìm hiểu cách vẽ quả dạng hình tròn. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. - Lớp nhắc lại đầu bài. HĐ1 Quan sát và nhận xét - Giáo viên bày các loại quả lên bàn - Học sinh quan sát và nhận xét một số quả trên bàn. ? Các con hãy kể tên các loại quả trên bàn? Hình dáng của quả trên như thế nào? + Quả táo, quả na, qủa xoài, quả cam... + Các loại quả đặt trên bàn đều là hình tròn và dạng tròn. ? Màu sắc như thế nào? + Màu đỏ, màu xanh, màu vàng, màu tím, màu vàng cam... ? Các con có biết tên các qủa trong tranh ảnh không ? + Quả măng cụt, quả vải, quả cà tím, quả chuối, quả mướp, quả dưa chuột... ? Theo con những quả nào không phải dạng hình tròn? Vì sao? + Quả chuối, quả mướp, quả dưa chuột, quả ớt... + Vì chúng hơi dài. Tóm lại Quả dạng hình tròn được tạo bởi nét cong tròn. Các loại quả đó có rất nhiều trong thiên nhiên. ?- Hãy kể tên một số quả mà em biết? - Học sinh nêu tên những loại quả mà các con thích HĐ2 Cách vẽ ? Các con thích vẽ quả gì ? Vì sao ? - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ quả đó lên bảng. + Trước hết quan sát thật kỹ đặc điểm hình dáng của quả mà mình định vẽ. - Sắp xếp bố cục trong tờ giấy. 2 + + + - Vẽ bằng chì đen rồi mới vẽ màu. Vẽ một quả hình tròn vừa phải trong trang giấy Vẽ hình dáng của quả trên bàn bằng nét cong Vẽ chi tiết và vẽ màu. Học sinh nhắc lại cách vẽ quả dạng hình tròn. HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát nhận xét bài vẽ của năm học trước. ? Các con thích bài vẽ nào nhất? - Học sinh thực hành trong vở tập vẽ. - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng. - Chọn quả vẽ theo nhóm. + Nhóm 1 Quả cam + Nhóm 2 Quả táo + Nhóm 3 Quả cà tím - Học sinh vẽ màu theo ý thích. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Học sinh trưng bày bài lên bảng - Lớp và giáo viên nhận xét và chấm từng mẫu quả + Vẽ hình vẽ vừa phải, cân đối trong tờ giấy + Màu sắc vẽ kín hình có đậm, nhạt Dặn dò * BVMT: Nhắc HS cần phải biết yêu thích và chăm sóc, bảo vệ cây ăn quả. - Chuẩn bị bài 11 Vẽ màu vào hình vẽ có sẵn KHỐI 2 BÀI 10 : VẼ TRANH 3 ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG I/MỤC TIÊU - Học sinh tập quan sát, nhận xét hình dánh, đặc điểm của khuôn mặt người, - Tập vẽ tranh chân dung theo ý thích. - HSNK: Vẽ khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp II/CHUẨN BỊ 1/Giáo viên: Một số tranh ảnh chân dung khác nhau. Một số bài chân dung của học sinh. 2/Học sinh: Giấy vẽ, bút chì., màu vẽ các loại. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh * Giới thiệu bài Các con thường được ngắm nhìn những khuôn mặt thật đáng yêu. Khuôn mặt tròn, dài, vuông, bạn trai, bạn gái, ông, bà hay bố, mẹ, anh hay chị …Thế nào là vẽ chân dung. Qua bài 8 cô cùng các con tìm hiểu cách chân dung. - Giáo viên ghi đầu bài - Học sinh nhắc lại đầu bài HĐ1 Tìm hiểu về cách vẽ chân dung - Giáo viên treo tranh, ảnh chân dung lên bảng ? - Tranh, ảnh trên vẽ gì? + Vẽ nửa người ?- Vậy tranh chân dung là vẽ như thế nào? + Vẽ nửa người. Có cổ, đầu, vai…. + Diễn đạt khuôn mặt là chính Tóm lại Tranh chân dung là vẽ nửa người, diễn đạt khuôn mặt là chính như vui, buồn, già, trẻ, gái, trai, mắt to, nhỏ, miệng rộng hay hẹp, tóc dài hay ngắn.. ? - Hãy tả lại khuôn mặt người mà em yêu quý nhất? - Học sinh giới thiệu khuôn mặt của người yêu thích thật chi tiết HĐ2 Cách vẽ - Giáo viên treo hình gợi ý cách vẽ lên bảng - Học sinh theo dõi các bước vẽ trong hình gợi ý cách vẽ + Vẽ khuôn mặt + Vẽ cổ và vẽ vai + Vẽ chi tiết như tóc, tai, mắt mũi, miệng .. + Vẽ màu khuôn mặt, vai, tóc, mắt, mũi… - Học sinh nhắc lại cách vẽ HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát nhận xét bài vẽ của năm học trước ? Các con có nhận xét gì về bài vẽ trên? - Học sinh quan sát tham khảo bài vẽ trong vở. - Học sinh thực hành trong vở tập vẽ. - Vẽ một khuôn mặt người thân của mình. - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng. HĐ 4 Nhận xét - Đánh giá ơ 4 - Học sinh trưng bày bài lên bảng. Đặt câu hỏi ? Các con thích bài vẽ nào nhất ? Vì sao ? - Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung, tuyên dương những bài vẽ đẹp, những bài vẽ chưa song về nhà vẽ tiếp. Trò chơi Thi ghép hình nhanh - Giáo viên phổ biến luật chơi - Học sinh biết ghép các hình màu rời, thành một bức tranh chân dung - Chia làm bốn nhóm, cử đại diện lên bảng thực hành - Các nhóm cổ động viên những bạn đang vẽ trên bảng - Giáo viên tuyên dương những bạn vẽ đẹp và nhanh Dặn dò Chuẩn bị bài 11 Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu. KHỐI 3: BÀI 10 : THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT XEM TRANH TĨNH VẬT I/MỤC TIÊU - Tập mô tả các hình ảnh, và màu sắc trên tranh. - HSNK: Chỉ ra các hình ảnh, màu sắc trên tranh mà em yêu thích. II/CHUẨN BỊ 1/Giáo viên: Một số tranh tĩnh vật của hoạ sĩ. Tranh tĩnh vật của học sinh năm cũ. 2/Học sinh: Vở tập vẽ; Sưu tầm tranh của hoạ sĩ. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Giới thiệu bài Thiên nhiên tươi đẹp là nguồn cảm hứng sáng tác của các hoạ sĩ. Qua vẻ đẹp hình dáng, màu sắc phong phú của hoa quả. Các hoạ sĩ muốn gửi gắm vào tranh một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Các con sẽ được thưởng thức các vẻ đẹp đó qua một số tác phẩm trên. - Giáo viên đầu bài lên bảng - Học sinh nhắc lại đầu bài HĐ1 Xem tranh - Giáo viên treo tranh lên bảng - Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi theo nhóm * Tranh 1: Hoa và quả Tranh khắc gỗ của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh Nhóm 1: Ai vẽ tranh này? Em biết gì về tác giả? + Tranh của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh + Ông là hoạ sĩ và là giảng viên trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp. Ông rất thành công trong sáng tác tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, ông có nhiều sáng tác đạt giải trong nước và quốc tế. Nhóm 2 Tranh vẽ những gì? Hình dáng như thế nào? + Tranh vẽ về hoa quả: có quả sầu riêng, quả măng cụt.. + Vẽ quả ở nhiều tư thế khác nhau, quả màu vàng, màu đỏ, màu xanh. 5 Nhóm 3 Hình ảnh chính trong tranh đặt ở đâu? Hình ảnh chính phụ như thế nào? + Hình ảnh chính đặt ở giữa bức tranh + Hình ảnh chính to hơn hình ảnh phụ rất nhiều - Các nhóm trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, giáo viên bổ xung Tóm lại Đây là tranh chụp từ bức phù điêu, hoạ sĩ đã khắc từ thạch cao, với đường nét điêu luyện qua hình dáng, vẻ đẹp của hoa quả có trong tự nhiên. Tranh 2 Tĩnh vật Tranh màu nước của hoạ sĩ Đỗ Chiến Công - Giáo viên treo tranh lên bảng, học sinh quan sát và trả lời ?- Tranh vẽ những gì? + Vẽ lọ hoa, có hoa cúc và các loại quả. ?- Màu sắc như thế nào? + Màu sắc có đậm nhạt, tươi vui rất hài hoà ? -Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? Của ai ? + Tranh vẽ bằng màu nước của hoạ sĩ Đỗ Chiến Công Tóm lại Tranh tĩnh vật được vẽ một bình hoa cúc trắng cùng với một số quả khác nhau, tạo nên một bức tranh sinh động và hấp dẫn. Tạo nên vẻ đẹp đầm ấm yên tĩnh của tranh. ?- Các con thích tranh nào nhất? Vì sao? - Học sinh nêu lên cảm nghĩ của mình qua từng bức tranh treo trên bảng HĐ2 Nhận xét - Đánh giá - Giáo viên tuyên dương những học sinh hăng hái phát biểu ý kiến. * Trò chơi : Vẽ tiếp sức Tranh tĩnh vật - Giáo viên chia lớp theo 3 nhóm, giáo viên phổ biến luật chơi. - Chơi trong thời gian 5 phút. - Giáo viên tuyên những nhóm vẽ bài nhanh, đẹp, có ý tưởng. Dặn dò : Chuẩn bị bài 11 Vẽ cành cây KHỐI 4: BÀI 10: VẼ THEO MẪU ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ I/MỤC TIÊU - Hiểu đặc điểm, hình dáng của của các đồ vật dạng hình trụ. - Biết cách vẽ và vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu. - HSNK: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II/CHUẨN BỊ 1/Giáo viên: Sách giáo khoa; Sách giáo viên; Một số đồ vật dạng hình trụ 2/Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 6 * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh * Giới thiệu bài - Giáo viên bày vật mẫu lên bàn ? - Hãy kể tên các đồ vật đặt trên bàn? + Cái chai, cái cốc, ca, hộp sữa, cái cặp lồng, cái phích....Những đồ vật trên là dạng hình trụ. Cách vẽ như thế nào? Bài học hôm nay cô cùng các con tìm hiểu cách vẽ qua bài 10 vẽ đồ vật có dạng hình trụ. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh mở sách giáo khoa trang 25 tham khảo hình vẽ trong vở HĐ1 Quan sát và nhận xét - Giáo viên bày cái ca lên bảng. Học sinh quan sát cái ca. - Giáo viên giới thiệu sơ qua về cái ca + Hình dáng của cái ca: Chiều cao gấp đôi chiều rộng. + Gồm có miệng, thân, đáy và quai. - Học sinh tả hình dáng của các đồ vật hình trong sách giáo khoa - Tìm sự giống và khác nhau của chúng. HĐ2 Cách vẽ - Giáo viên bày cái chai lên bảng, học sinh quan sát. - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ lên bảng - Học sinh theo dõi cách vẽ + Sắp xếp hình vẽ cân đối trong tờ giấy. + Phác đường trục, xác định vị trí của miệng, cổ, đáy, thân và chai. + Vẽ chi tiết và chỉnh sữa hình cho sát với mẫu + Vẽ đậm nhạt bằng bút chì. - Học sinh nhắc lại cách vẽ cái chai. HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ của năm học trước - Học sinh thực hành trong vở tập vẽ. Vẽ cái chai - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Lớp trưng bày bài lên bảng, - Trả lời câu hỏi giáo viên yêu cầu. ?- Những bài nào vẽ đẹp ? những bài nào chưa đẹp? Vì sao? + Bố cục : Sắp xếp hình vẽ cân đối hợp lý. + Hình dáng của vật mẫu được vẽ. - Tuyên những bài vẽ đep. Nhắc nhở những bài vẽ chưa đẹp cần cố giắng thêm Dặn dò Chuẩn bị bài 11 Thường thức mĩ thuật: Xem tranh của các hoạ sĩ KHỐI 5: BÀI 10: VẼ TRANG TRÍ VẼ HOẠ TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC 7 I/MỤC TIÊU - Hiểu cách trang trí đối xứng qua trục. - Tập vẽ một hoạ tiết đối xứng đơn giản. - HSNK: Vẽ bài TT cơ bản có hoạ tiết đối xứng cân đối, tô màu đều phù hợp. * BVMT: Có ý thức bảo vệ và yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên. II/ CHUẨN BỊ 1/Giáo viên: Hình minh hoạ trong sách giáo khoa; Bài vẽ của học sinh; Hình hướng dẫn cách vẽ. 2/Học sinh: Giấy vẽ; Màu vẽ, buý chì, tẩy, thước. III/CÁC HĐ DẠY- HỌC CHỦ YẾU * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh * Giới thiệu bài : Ở tiết 6 các con đã học vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục. Vậy bài vẽ hôm các con tập trang trí đối xứng qua trục. Vậy vẽ trang trí đối xứng qua trục là vẽ qua một trục hay nhiều trục, cân đối về hình, giống nhau về màu. Cách vẽ như thế nào cô cùng các con tìm hiểu cách vẽ. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng - Học sinh mở sách giáo khoa HĐ1 Quan sát và nhận xét - Học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa ?- Hình 1,2,3 vẽ hoạ tiết gì ? Vẽ như thế nào ? + Hình 1 Con bướm qua trục dọc + Hình 2 Trang trí hình vuông qua trục dọc và ngang + Hình 3 Trang trí hình vuông và hình tròn qua nhiều trục - Học sinh quan sát hình vẽ trên bảng và nhận xét Tóm lại Trang trí đối xứng qua trục là luôn có hình mảng và họa tiết đối xứng với nhau qua đường trục, có thể một trục hai trục hay nhiều trục. Những hoạ tiết đối xứng qua trục luôn bằng nhau, giống nhau về hình và về màu. HĐ2 Cách trang trí - Giáo viên hướng dẫn cách trang trí + Tìm khuôn khổ và hình định trang trí + Kẻ các trục đối xứng + Vẽ các mảng chính phụ + Vẽ hoạ tiết phù hợp với các hình mảng + Vẽ màu theo ý thích ( các hình mảng, hoạ tiết đối xứng nhau cần được vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt ) - Học sinh nhắc lại cách trang trí. - Ví dụ hình minh họa: 8 HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát và tham khảo bài vẽ của học năm học trước - Học sinh trang trí một hình vuông - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh còn lúng túng HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Học sinh trưng bày bài lên bảng - Lớp nhận xét. Giáo viên bổ xung Trò chơi : Ghép hình ( Dùng hình cắt sẵn ) - Chia làm 4 nhóm - Yêu cầu học sinh ghép nhanh ghép đúng - Giáo viên phổ biến luật chơi - Giáo viên nhận xét tuyên dương nhữn nhóm nhanh, đúng. Dặn dò * BVMT: Nhắc HS những họa tiết đẹp, có nhữn họa tiết bắt nguồn từ thiên nhiên vì vậy cần có ý thức bảo vệ và yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên. - Chuẩn bị bài 11 Vẽ tranh Đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 9 10 ... - Học sinh nhắc lại cách vẽ chai HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát nhận xét vẽ năm học trước - Học sinh thực hành tập vẽ Vẽ chai - Giáo viên quan sát gợi ý học sinh lúng túng HĐ4 Nhận xét - Đánh... nhạt ) - Học sinh nhắc lại cách trang trí - Ví dụ hình minh họa: HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát tham khảo vẽ học năm học trước - Học sinh trang trí hình vuông - Giáo viên quan sát gợi ý học sinh... dáng bàn nét cong Vẽ chi tiết vẽ màu Học sinh nhắc lại cách vẽ dạng hình tròn HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát nhận xét vẽ năm học trước ? Các thích vẽ nhất? - Học sinh thực hành tập vẽ - Giáo

Ngày đăng: 14/10/2015, 22:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w