Totto chan, cô bé bên cửa sổ

3 3K 3
Totto  chan, cô bé bên cửa sổ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

chan bên cửa sổ cuốn truyện gối đầu giường của nhiều thế hệ trẻ ở Nhật Bản. Cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng cuốn sách có doanh thu cao nhất. Cuốn sách này nói về tuổi ấu thơ của chính tác giả. Một câu chuyện tưởng như rất trẻ con ấy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Nói về một nền giáo dục không có kết quả.

BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ TRUYỆN Tên : Totto-chan bên cửa sổ: Chuyện thực mà như mơ Đối tượng: Sinh viên lớp K6A3 CĐSP Hà Nội Thời gian: Buổi sáng, ca 1, ngày 09/01/2015 Địa điểm: Phòng B104, cơ sở 2 trường Đại học thủ đô Hà Nội Mục đích: Giúp sinh viên K6A3 hiểu được “Tootto chan –bên cửa sổ” là một câu chuyện thật về một ngôi trường Tomoe có thật và thầy hiệu trưởng Kobayashi Sosaku là một con người có thật, thế mà người đọc sách lại có cảm tưởng như bước vào một giấc mơ. Và hơn hết Tôt – tô – chan là bản cáo trạng thầm lặng về một nền giáo dục không có kết quả. Nội dung thuyết trình Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao phụ nữ lại đôi khi khó hiểu đến như thế? Đã bao giờ bạn tò mò không hiểu cách họ sẽ hành động và ứng xử ra sao với những tình huống xảy ra xung quanh cuộc sống hằng ngày? Hay đơn giản hơn chỉ là bạn quan tấm đến nhưng thay đổi dù là nhỏ nhất trong quá trình hình thành về mặt tính cách, tình cảm của một nửa thế giới. Ai trong chúng ta cũng đều trải qua thời thơ ấu của mình. Có thể vui, có thể buồn, tràn ngập tiếng cười nhưng cũng không ít nước mắt, có đôi khi buồn phiền nhưng cũng lắm lúc bình yên hạnh phúc. Không sâu sắc như những phụ nữ trung niên, không mộng mơ như những cô nàng mới lớn, cũng không đầy hoài bão và nội tâm như những cô gái trưởng thành. Những cô bé dưới 12 tuổi là những người rất đỗi hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Nhưng tôi tin, những ai đã đọc qua quyển sách “Totto-chan bên cửa sổ” của nữ văn sĩ Kuroyanagi - thì đều cảm thấy ghen tị với cô bé Totto-chan, ghen tị về một tuổi thơ tràn ngập những cung bậc cảm xúc và về một mái trường nơi mọi trẻ em đều ao ước được một lần học tập tại đó. Totto-chan bên cửa sổ (trước đây dịch là Totto-chan, cô bé ngồi bên cửa sổ) là cuốn hồi kí, kể lại những câu chuyện có thật mà tác giả đã từng trải qua khi còn nhỏ, khi mà chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc. Cuốn sách mang màu sắc tự chuyện của tác giả Tetsuko về tuổi ấu thơ, về những ngày đi học ở trường tiểu học Tomoe, do thầy Kobayashi sáng lập ra, đã sưởi ấm trái tim hàng triệu con người. Ta có thể thấy thấp thoáng bong dáng huyền ảo của những giấc mơ, những xúc cảm ban sơ của chính mình, ngày mới cắp sách tới trường trong lời tự sự của nữ văn sĩ người Nhật Tetsuko. Cuốn sách đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng, chinh phục bạn đọc ở mọi lứa tuổi, xuất bản lần đầu năm 1981, đã gần 30 năm trôi qua, Totto-chan bên cửa sổ vẫn là một trong những cuốn sách Nhật Bản được nhiều người nhắc tới nhất. Bằng những mẩu chuyện nhỏ có thật nhưng Totto – chan đã làm sống lại hình ảnh ngôi trường xưa với dáng thầy hiệu trưởng nhỏ bé nhưng chan chứa tình thương thầy Kobayashi chỉ có một ước nguyện duy nhất là cải tạo nền giáo dục Nhật Bản. Ngôi trường mẫu giáo, tất cả tài sản ông có chỉ là những toa tầu hỏa đã cũ và một mảnh đất nhỏ dung để làm sân chơi. Thế nhưng những gì thầy dành cho nó thật lớn lao, có thể nói là kì diệu không chỉ giảng dạy với chức danh là một nhà giáo, ông còn là một người bạn của trẻ nhỏ, ông dạy dỗ học sinh bằng cả trái tim và bằng lòng nhiệt huyết của mình. Ông hướng các em đến giá trị đích thực của cuộc sống. Khi mới đến trường Totto – chan luôn cảm thấy sợ hãi nhưng chỉ với một câu nói nhẹ nhàng, đầy quan tâm của thầy Kobayashi : “em biết không, em thật là một cô bé ngoan”, câu nói ấy khiến cuộc đời cô thay đổi hoàn toàn cho đến tận ngày nay. Totto – chan, một cô bé 6 tuổi đã có những ngày tháng êm đềm và đầy hạnh phúc với các bạn và ngôi trường Tomoe. Từng trang truyện đã gợi cho người đọc các kí ức và hoài niệm của tác giả, cô bé đã khóc, đã cười, đã tỏ ra mình là người lớn. Cô bé đã chứng kiến cái chết của người bạn mình – một cậu học sinh khuyết tật – người đã cố gắng chinh phục những chiếc cây cho riêng mình như bao người khác. Chưa bao giờ tình bạn ấy được thể hiện một cách sinh động mà thật thơ ngây như thế. Totto – chan luôn tỏ ra mạnh mẽ vì cô nghĩ mình là một đứa bé ngoan. Điều kiện của trường chẳng có gì nhiều nhặt, thậm chí là rất thiếu thốn : một vài toa tầu và cái sân. Thế nhưng Kobayashi lại biến nó thành một nơi kì thú và đầy cuốn hút với các em, nó thật đến nỗi cô bé phải canh giờ đến trường hay cố ở lại thật lâu để chơi các trò của thầy Kobayashi. Có gì đâu, dường như Kobayashi đã đọc được suy nghĩ của các em, đó là thức ăn của đất hay của biển, những chuyến đi thăm quan được thay bằng cuộc dạo chơi ở trường và một cậu bé thiếu tự tin đã được sống những giờ phút hành phúc nhất trong đời mình, và rồi.. ờ…ờ…đó là ngày hội thể thao được diễn ra trong trường với các trò leo cầu thang tìm mẹ, và giải thưởng chỉ là bắp cải hay cà rốt. Đó là chuyến đi thăm thương binh hay kịch nghiệp dư. Đọc những dòng chữ đậm tính hồn nhiên của trẻ nhỏ ta như đắm chìm vào thế giới đấy, thế giới chỉ có Tomoe ấm áp, trong sáng, hài hước và chân thực. Cuốn sách này không chỉ là hồi ức ngọt ngào của một cá nhân mà còn mang tới cho bạn đọc những thong điệp về giáo dục trẻ em, về tình yêu thương, sự chia sẻ, ý thức về sự bình đẳng. Hình ảnh Totto – chan, một cô bé hướng cái nhìn về phía cửa sổ, một hình ảnh gần như quá quen thuộc, đó như biểu tượng của tuổi thơ nhìn về nơi xa xăm với ước muốn đủ điều. Hơn thế nữa, Tomoe đã trở thành ngôi trường trong giấc mơ của mọi đứa trẻ từng đọc Totto – chan. Không hẹn mà gặp, những người bạn khác của tôi khi đọc xong cuốn truyện Tottochan cũng có những suy nghĩ giống tôi. Chúng tôi cảm thấy yêu biết mấy con đường giáo dục mà chúng tôi đang đi, hạnh phúc biết bao khi được gần gũi với trẻ thơ, và chúng tôi cũng phải nhìn nhận, suy tư về chính mình và nỗ lực của mình. Tôi cảm nhận rằng thầy Kô-ba-y-a- si đang truyền lại cho chúng tôi lòng nhiệt huyết với nghề, không chỉ có Totto-chan ước mơ trở thành cô giáo mà chúng tôi cũng mong muốn được đóng góp vào sự nghiệp ấy, muốn gieo những mầm xanh cho cuộc đời. Gặp lại những gì vô tư và trong sáng nơi cuốn sách Totto-chan bên cửa sổ, như một sự thanh lọc tâm hồn để chúng ta thoát khỏi những hẹp hòi, bon chen của người lớn mà nhìn nhận lại những ước mơ tốt đẹp nhất của một thời. Tôi học ở Totto-chan sự dám ước mơ, dám yêu thương chân thành, học cách tin yêu vào những người xung quanh và cuộc sống, học cách sống can đảm trung thực với chính mình. Dùù đã cất truyện đi nhưng tôi vẫn thấy đâu đó hình ảnh của trường Tô-mô-e, của thầy hiệu trưởng, của bà mẹ, của Totto-chan và các bạn, cả của con Rốc-ky nữa. Đôi lần ngồi nhớ lại những trò ngô nghê của Totto-chan, tôi mỉm cười một mình… Đó thật là một cuốn sách hay. ... ngày Totto – chan, cô bé tuổi có ngày tháng êm đềm đầy hạnh phúc với bạn trường Tomoe Từng trang truyện gợi cho người đọc kí ức hoài niệm tác giả, cô bé khóc, cười, tỏ người lớn Cô bé chứng kiến... Tomoe trở thành trường giấc mơ đứa trẻ đọc Totto – chan Không hẹn mà gặp, người bạn khác đọc xong truyện Tottochan có suy nghĩ giống Chúng cảm thấy yêu đường giáo dục mà đi, hạnh phúc gần gũi với... thành, học cách tin yêu vào người xung quanh sống, học cách sống can đảm trung thực với Dùù cất truyện thấy hình ảnh trường Tô-mô-e, thầy hiệu trưởng, bà mẹ, Totto-chan bạn, Rốc-ky Đôi lần ngồi

Ngày đăng: 14/10/2015, 18:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan