Cán bộ nhân dân các dân tộc Ea H’leo trong kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 Trong Cách mạng tháng tám, nhân dân các dân tộc Ea H’leo có rất nhiều thanh niên tiêu biểu lên đường theo Đ
Trang 1TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN EA H’LEO TỈNH ĐẮK LẮK
(1945 – 2005)
PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ EA H’LEO TỪ 1945 ĐẾN 1980
I QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THÀNH HUYỆN EA H’LEO
Trong những năm 1945, Ea H’leo thuộc huyện Buôn Hồ, huyện Buôn Hồ lúc bấy giờ chiếm toàn bộ phần phía bắc cao nguyên Đắk Lắk gồm huyện Ea H’leo, Krông Búk, Krông Năng, Cư M’gar, Ea Súp và một phần của huyện Ea Kar ngày nay Ranh giới của huyện Buôn Hồ cực bắc là buôn Shăm (nay là xã Ea H’leo), cực đông giáp huyện M’Drăk, cực nam giáp huyện Ea Kar và cực tây từ Buôn Gia Wầm về Ea Súp Chính quyền Sài Gòn ra Nghị định 1746, ngày 22-12-1959 thay đổi địa giới hành chính thì Ea H’leo là một tổng thuộc quận Cheo Reo của tỉnh Pleiku Sắc lệnh 186, ngày 1-9-1962, tách một phần phía nam của tỉnh Pleiku thuộc địa giới Cheo Reo và một phần phía bắc của tỉnh Đắk Lắk (huyện Thuần Mẫn) thành lập tỉnh Phú Bổn, gồm các quận Phú Túc (nay là huyện Krông Pa), quận Phú Thiện (nay là huyện Ia Pa, huyện Phú Thiện và thị xã Ayun Pa), quận Thuần Mẫn (nay là huyện Ea H’leo) và thị
xã Hậu Bổn (thị trấn Cheo Reo cũ), tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hậu Bổn Địa giới tỉnh Phú Bổn giữ nguyên cho đến năm 1975
Sau giải phóng, tháng 7 năm 1975 sáp nhập thị xã Hậu Bổn và quận Thuần Mẫn (Đông Cheo Reo và Tây Cheo Reo) thành huyện Cheo Reo, tỉnh Đắk Lắk (tức là huyện H2 và huyện H37 của phía ta sáp nhập thành huyện Cheo Reo) Đến tháng 1 năm 1976, theo Quyết định của Chính phủ, huyện Cheo Reo được chuyển giao về tỉnh Gia Lai – Kon Tum, riêng phần huyện Tây cheo Reo (địa phận Ea H’leo) được sáp nhập vào huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk
Ngày 8-4-1980, Hội đồng chính phủ (nay là Chính phủ) ra quyết định số
110/QĐ-CP thành lập huyện Ea H’leo, được tách ra từ huyện Krông Búk; gồm 4 xã là Ea Khal, xã Dliê Yang, xã Ea Sol và xã Ea H’leo Từ đó cái tên huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk đi cùng năm tháng với sự phát triển của địa phương
II ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN EA H’LEO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM
1 Cán bộ nhân dân các dân tộc Ea H’leo trong kháng chiến chống Pháp
(1945 – 1954)
Trong Cách mạng tháng tám, nhân dân các dân tộc Ea H’leo có rất nhiều thanh niên tiêu biểu lên đường theo Đảng, theo cách mạng để vào các tổ chức Mặt trận Việt
Trang 2minh, Hội cứu quốc, tham gia du kích cầm súng đánh giặc Nhiều người con đã dũng cảm xông lên phá đồn địch tại buôn Shăm và các buôn xung quanh tổng Ama Măng
xã Ea H’leo
Khi Cách mạng tháng tám thành công, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, nhân dân Ea H’leo
đã cố gắng vận dụng, thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước
để củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng kinh tế văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng Đảng bộ Đắk Lắk đã tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng nhân sĩ, tri thức, thanh niên, công chức và đặc biệt của các chỉ huy binh lính người dân tộc tại chỗ đã
tổ chức được các cuộc hội nghị tư vấn các dân tộc ở từng vùng để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng Thông qua hội nghị liên hoan các dân tộc tháng 10 năm 1945
để giải quyết các vấn đề về luận điệu xảo quyệt của địch nói xấu Việt Minh Nói xấu cộng sản để chia rẽ người Thượng với người Kinh, chia rẽ các dân tộc Ê Đê, Jarai,
Mơ Nông trên cao nguyên
Song, độc lập tự do chưa được hưởng trọn vẹn thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa Tháng 11 năm 1945 quân Pháp dùng cả máy bay và lực lượng cơ động đánh chiếm Đắk Lắk Ngày 1 tháng 12 năm 1945 chúng dùng lực lượng lớn tấn công từ phía nam ra và theo đường 14 đánh chiếm Buôn Ma Thuột Ngày 26-1-1946, quân Pháp đánh vào phòng tuyến CADA và M’Drăk – Phượng Hoàng Các cơ quan kháng chiến rút về Phú Yê Mặt trận Buôn Ma Thuột và các huyện phía nam chỉ giữ được chính quyền trong 100 ngày kể từ sau Cách mạng Tháng Tám
Tiếp đó địch tấn công ra đường 14 đi Pleiku, lúc này tỉnh Đắk Lắk chưa thành lập phòng quốc dân thiểu số, do vậy việc lãnh đạo kháng chiến ở Buôn Hồ, Cheo Reo do ban vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung Bộ đảm nhận Huyện Buôn Hồ (trong đó có Ea H’leo) thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Ban vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung Bộ, tại đây Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Trung Bộ đã tăng cường một trung đoàn Nam Tiến do đồng chí Hùng Việt chỉ huy, bố trí từ Cư Kty trở
ra đến Ea H’leo
Tại Buôn Hồ, Ủy ban cách mạng huyện do đồng chí Ama Khê làm chủ tịch đã nhanh chóng động viên toàn dân tham gia kháng chiến Quân Pháp nhiều lần tấn công phòng tuyến Buôn Hồ để tiến ra bắc Tây Nguyên nhưng đều bị quân và dân đẩy lùi Nhiều lần tăng viện với vũ khí hiện đại để tấn công nhưng bọn chúng đều thất bại dưới sự kiên cường chống trả của quân dân huyện Buôn Hồ Ngay ngày đầu kháng chiến chống Pháp các buôn Shăm A, B buôn Treng, buôn Dang đều có thanh niên tham gia cùng bộ đội Hùng Việt để đánh địch Tổ chức Cách mạng phát triển khắp các buôn Druh, buôn Tùng Thăng, … phối hợp với nhân dân trong vùng phục vụ chiến đấu gây cho địch rất nhiều khó khăn khi đi lại trên tuyến đường 14 từ Buôn Ma Thuột đi Pleiku
Khi phòng tuyến Buôn Hồ bị phá vỡ, thực dân Pháp đàn áp đồng bào, cướp bóc lương thực, hà hiếp dân lành Một số cán bộ của ta như Ama Khê, Y Yung, Y Linh, Y Sơn lui về tuyến sau bám buôn làng nhằm củng cố tinh thần nhân dân và tuyên truyền vận động đồng bào kháng chiến chống Pháp
Trang
Người viết: Nguyễn Kỹ Thuật2
Trang 3Năm 1947 xây dựng lực lượng và đến tháng 10 năm 1948 Trung ương quyết định nhập Khu 5 và 6 thành Liên khu 5 Đồng thời năm 1949, Ban cán sự Đảng tỉnh thành lập Ban cán sự Đảng hai huyện M’Drăk và Buôn Hồ (đồng chí Y Linh- Ama Wê làm
Bí thư) Trong những năm tiếp theo cách mạng ta vẫn từng bước xây dựng lực lượng,
cơ sở tại địa phương, tham gia cùng các chiến dịch lớn để đánh địch
Đến ngày 30-5-1953, theo Nghị định 477MN/TOC của Ủy ban kháng chiến hành chính nam Trung Bộ đã chia huyện Cheo Reo thành hai huyện là Đông Cheo Reo (H2) và Tây Cheo Reo (H3) thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của tỉnh Đắk Lắk (Ea H’leo thuộc huyện H3)
Ngày 7-5-1954 chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo ra bước ngoặc lớn giúp quân ta thắng lợi liên tiếp ở nhiều mặt trận, như ở An Khê, phá vỡ phòng thủ tuyến đường 7B
từ Thuần Mẫn đi Cheo Reo, tiêu diệt Tiểu đoàn thuộc binh đoàn Triều Tiên (GM100) của địch, xóa sổ Binh đoàn cơ động GM 100 của Pháp tại đèo Cư Dré, Ea H’leo (nay
là xã Ea Ral)
Với những thành tích mà Đảng bộ, nhân dân Ea H’leo đã đóng góp, Ban liên lạc Trung đoàn 108-Anh hùng đã tặng kỹ niệm chương ghi nhận: “Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk đã có công đùm bọc, nuôi dưỡng, xây dựng
và phối hợp chiến đấu Tạo điều kiện thuận lợi cho Trung đoàn 108 đơn vị chủ lực cơ động đầu tiên của Liên khu 5 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Với những chiến công và truyền thống vẻ vang đó, huyện đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1949-1954)”
2 Cán bộ nhân dân các dân tộc Ea H’leo trong kháng chiến chống Mỹ
(1954 – 1975)
Sau khi hiệp định Giơnevơ ký kết, địa bàn Ea H’leo và Buôn Hồ chưa có biến động
gì lớn về chính trị Tuy nhiên, Tỉnh ủy Đắk Lắk phân công một số đồng chí ở lại các địa bàn xung yếu nắm dân và xây dựng lại cơ sở cách mạng trong tỉnh Giữa năm
1955, bộ phận đầu não cuối cùng của tỉnh đã chuyển về vùng Tây Cheo Reo (H3) (buôn Kra, buôn Bir, ) và xây dựng vùng hoạt động gọi là K91 tại Chư Jú – Dliêya Sau khi đồng chí Y Linh được rút đi thì đồng chí Võ Ngọc Châu (Ama Jú) được trên điều về làm Bí thư Ban cán sự vùng Buôn Hồ và Ea H’leo, tiếp tục chỉ đạo và củng cố chính quyền cách mạng đấu tranh chống Mỹ - Diệm Đến năm 1958 đồng chí Đặng Bốn (Ama Huy) được điều về làm Bí thư H3, vùng Ea H’leo và đồng chí Phạm Ngọc Lưu (Ama Thao) làm Phó Bí thư Ban cán sự huyện mãi đến năm 1960 Những năm tiếp đó ta đã xây dựng được các đội du kích vũ trang mạnh để bảo vệ Tỉnh ủy (gọi là B3) đóng trên địa bàn
Sau đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất, ngày 1-10-1960 Huyện đội H3 được thành lập do đồng chí Ama Blô làm Huyện đội trưởng
Đầu năm 1961, Mỹ - Diệm thực hiện “chiến tranh đặc biệt” làm cho các buôn trong vùng Ea H’leo và Buôn Hồ phải chuyển chỗ ở nhiều lần và lúc này Ban cán sự H3 cùng Mặt trận dân tộc giải phóng huyện H3 chủ trương vận động thanh niên thoát ly
đi làm cách mạng Cuối năm 1961 đồng chí Đặng Bốn và Ama Thao được cấp trên rút
Trang 4đi nhận nhiệm vụ khác, điều đồng chí Đào Đãi (Ama Sô) về làm Bí thư H3, đồng chí
Hồ Trọng Tài làm Phó Bí thư, tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng trong huyện Trong những năm 1962-1963, Ea H’leo là địa bàn thuộc huyện Buôn Hồ quản lý và chỉ đạo, toàn huyện có 25 đảng viên với 5 chi bộ và một Ban cán sự huyện, với sự chỉ đạo của Ban cán sự huyện nhân dân Ea H’leo kết hợp với bộ đội chủ lực tấn công tiêu diệt nhiều đội biệt kích của địch ở buôn Briêng, buôn Đung ; phá nhiều ấp chiến lược ở buôn Kai, buôn Yun, dinh điền Huệ An và một số khác trên trục đường 14 đánh địch ở vùng núi Cư M’Dum, suối Ea Len,
Tháng 4 năm 1963, Ban cán sự Buôn Hồ triệu tập Hội nghị lần thứ nhất (có tính chát như Đại hội Đảng bộ huyện) tại buôn Yoh có 22 đồng chí đại diện cho 28 đảng viên tham dự Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 7 đồng chí, bầu đồng chí Võ Ngọc Châu (tức Ama Jú) làm Bí thư Huyện uỷ và đồng chí Bùi Tự (Ama Chứ) Phó Bí thư Tháng 8-1963, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đảng lần thứ II tại Ea Tră Sang năm 1964, dưới sự chỉ đạo của tỉnh, vùng Ea H’leo lại được tách ra và đặt dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự H3 Những ngày đầu Ban cán sự H3 thành lập, đồng chí Huỳnh Năng Thuận làm Bí thư Trong thời điểm này, đồng chí Ama Thương (Siu Pui) được tỉnh phân công về bám trụ vùng Thuần Mẫn cùng với 3 đội công tác tập kết lương thực các loại cho cách mạng
Sau khi đồng chí Ma Nô được điều đi thì đồng chí Ma Lê về làm Bí thư H3, tiếp tục lãnh đạo phong trào trong huyện
Từ năm 1961 đến 1965, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Đăk Lắk, các Ban cán sự huyện Buôn Hồ và huyện H3, phong trào cách mạng ở Ea H’leo – Chư Sê phát triển mạnh mẽ Xây dựng được tổ chức Đảng trong vùng địch và 3 chi bộ vùng giải phóng, đưa tổng số đảng viên lên 48 đồng chí, đánh bại được “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ -Nguỵ
Năm 1965 Mỹ đưa quân lên Tây nguyên với số lượng lớn với tham vọng tìm diệt lực lượng cách mạng và quân chủ lực của ta, dập tắt phong trào cách mạng của đồng bào các dân tộc Tuy vậy, lực lượng du kích xã Ea Khal phối hợp với quân chủ lực nhiều lần tập kích đánh địch đã làm cho chúng hoang mang lo sợ Sau lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 20-7-1965, nhiều địa phương ở Tây Nguyên cùng hiến kế
“Hội nghị Diên Hồng, hội nghị hiến kế”, xây dựng quyết tâm đánh và thắng Mỹ Những năm tiếp theo Mỹ thực hiện chiến lược “tìm diệt và bình định” nhưng với
sự kiên cường của du kích và bộ đội ta đã làm cho chúng phải chuyển sang chiến lươc
“quét và giữ” Quân và dân Ea H’leo cùng với nhân dân vùng Tây Nguyên đã tiến hành cuộc tổng tấn công và nổi dậy vào tết Mậu Thân 1968, góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Nguỵ trên chiến trường Đắk Lắk
Sau thất bại trong xuân 1968, Mỹ triển khai chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, chúng đưa nhiều quân càng quét, đánh phá Tây Nguyên ác liệt Đến năm 1972, trên chiến trường Đắk Lắk nói chung và Cheo Reo nói riêng, quân dân trên khắp địa bàn vùng Ea H’leo đã vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ, liên tục phối hợp tấn công
và nổi dậy cùng với các lực lượng trên địa bàn đã liên tục đánh 620 trận, tiêu diệt trên 2.000 tên địch, phá huỷ 145 xe các loại, đánh mạnh vào kế hoạch “bình định” của Trang
Người viết: Nguyễn Kỹ Thuật4
Trang 5địch trên chiến trường Tây Nguyên góp phần cùng cả nước làm thất bại chiến lược
“Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ - Nguỵ, buộc chúng phải ký Hiệp định Pari rút quân về nước
Nhằm thống nhất công tác lãnh đạo phong trào cách mạng trên địa bàn Tây Cheo Reo, tháng 5-1973, tỉnh uỷ quyết định sáp nhập hai huyện H3 và H7 (vùng thị xã Hậu Bổn và vùng ven thị xã được lập thành huyện 7 - thị xã Cheo Reo - với mật danh H7 vào năm 1962) thành huyện H37 Đồng chí Hoàng Lâm làm Bí thư Ban cán sự, các đồng chí Nay Yêu và Ama H’Lim làm Phó Bí thư
Trong giữa năm 1973, địch mở chiến dịch “tấn công chiêu hồi” rồi kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”, “quân sự hoá, cảnh sát hoá” bộ máy hành chính cơ sở, thúc đẩy các đảng phái tuyên truyền xuyên tạc gây hoang mang trong nhân dân Trước tình hình
đó, Huyện uỷ H37 chủ trương tổ chức lại các chi bộ đảng cơ sở và các đội công tác để bám các buôn, bám tuyến ven đường 14, làm công tác binh vận, tề vận để phát động quần chúng đấu trang chống địch Với sự trắng trợn phá hoại Hiệp định Pari của địch, quyên dân Ea H’leo kiên cường phối hợp tấn công và giải phóng lần lược các khu ấp trên địa bàn, đặc biệt ngày 8-3-19875 lực lượng vũ trang công tác ở phía tây Cheo Reo (thuộc H37) đã phối hợp đột nhập vào buôn Choá, buôn Kmang diệt và làm tan
rã 1 trung đội nghĩa quân, tổ chức tước súng bọn phòng vệ dân sự, giải phóng khu dồn dân Phối hợp các lực lượng của ta phát động quần chúng nhân dân giải phóng các khu ấp còn lại dọc tuyến đường 7B, giải phóng khu dồn thuộc Ea Sol Ngày 8-3-1975 trở thành ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân dân Ea H’leo, ngày giải phóng huyện nhà, kết thúc 30 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống Pháp và chống Mỹ xâm lược
3 Những năm đầu sau giải phóng (1975 – 1980)
Sau giải phóng 1975 Ea H’leo thuộc huyện Cheo Reo, sang 1976 được tách và sáp nhập vào huyện Krông Búk Với chính quyền ta còn non trẻ, bọn phản động có vũ trang cộng với tàn quân của chế độ cũ còn ẩn náu, chưa chịu cải tạo, lợi dụng cơ hội bọn FULRO (một số công chức và binh lính thân Pháp do Pháp xúi dục đứng lên đòi Ngô Đình Diệm cho Tây Nguyên tự trị, lập ra phong trào BAJARAKA, về sau phát triển thành phong trào giải phóng cao nguyên gọi tắt là FLHP Sau này bị đế quốc Mỹ mua chuộc, FLHP ngả về phía Mỹ và biến dạng thành tổ chức Mặt trận giải phóng các dân tộc bị áp bức, gọi tắt là FULRO) ngóc đầu dậy chống phá cách mạng Sau khi ổn định bộ máy chính quyền, thực hiện Chỉ thị 03 và 04 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (2-1976) về giải quyết vấn đề FULRO, tỉnh chỉ đạo các cấp uỷ đảng trên địa bàn từ Krông Búk đến Ea H’leo huy động cán bộ và lực lượng vũ trang tổ chức thành các đội công tác bám chặt các buôn, xã kêu gọi, truy quét FULRO Cùng với đó, động viên mọi lực lượng quần chúng khai hoang, phục hoá, sản xuất lương thực để cứu đói
Đó là hai công tác trọng tâm mà Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân cách mạng huyện Krông Búk cùng các xã cần giải quyết trong thời điểm này Từ năm 1975-1979, truy quét 156 lượt trận, tiêu diệt 54 tên, gọi hàng 14 tên, gọi đầu thú 68 tên, thu 20 súng các loại và 2 tấn lương thực, tiêu diệt bọn đầu sỏ ngoài rừng và bọn ẩn náu trong buôn
Trang 6(Cao su, cà phê tại xã Ea Khal)
Ngày 10-4-1979, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định số 07 cắt 4 xã phía bắc huyện Krông Búk: Ea Khal, Ea H’leo, Ea Sol và Dliê Yang cùng với khu kinh tế mới Thuần Mẫn hợp thành khu vực Thuần Mẫn, thành lập Ban cán sự khu vực Thuần Mẫn gồm 7 đồng chí Đồng chí Bùi Tự (Ama Chứ) – Phó Bí thư Huyện ủy Krông Búk làm
Bí thư Ban cán sự, đồng chí Nguyễn Duy Nhật, Y Dă làm Phó Bí thư Tỉnh điều động một số ngành chủ chốt về khu vực này Tiếp đó ngày 22-5-1979chuyển giao các cơ sở Đảng bộ xã Ea Khal, Ea H’leo, Ea Sol và Dliê Yang thuộc Huyện ủy Krông Búk về ban cán sự đảng Thuần Mẫn
Tháng 7-1979, Đảng ủy, Ban Kiến thiết và Tổng đội Thanh niên xung phong Nghĩa Bình đã đề nghị thành lập 2 xã Ea Wy và Cư Mốt Sau khi được thành lập đã kiện toàn bộ máy và lãnh đạo nhân dân ổn định cuộc sống và an ninh khu vực vùng kinh tế mới
Từ ngày 5-9 đến ngày 7-9-1979, Đại hội Đảng bộ khu vực Thuần Mẫn được tiến hành và đây được xem là Đại hội Đảng bộ huyện Ea H’leo lần thứ nhất Theo Nghị quyết của Đại hội, ngày 17-7-1980 Ban thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định số 09 bổ sung kiện toàn Ban cán sự Đảng huyện Ea H’leo, Ban chấp hành gồm 15 đồng chí, đồng chí Ama Đam, nguyên Tỉnh ủy viên làm Bí thư Ban cán sự Đồng chí Phạm Duy Hưng được bầu làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Bùi Tự làm Phó Bí thư
Xuất phát từ tình hình thực tế, tỉnh đề nghị Hội đồng Chính phủ tách huyện Krông Búk thành lập huyện mới lấy tên là huyện Ea H’leo Ngày 8-4-1980, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 110/CP phê duyệt đề nghị của tỉnh Ngày 8-4-1980, huyện Ea H’leo của chúng ta chính thức được thành lập cho đến giờ
PHẦN II ĐẢNG BỘ HUYỆN EA H’LEO LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TỪ 1980 ĐẾN 2005
I HUYỆN EA H’LEO XƯA VÀ NAY
Ngày 8-4-1980, huyện Ea H’leo chính thức được thành lập với diện tích tự nhiên 135.000 ha, gồm có 4 xã Ea Khal, Ea H’leo, Ea Sol và Dliê Yang, dân số hơn 15.000 người, trong đó có khoảng 1.000 đồng bào người kinh, phần đông chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ Ê Đê, Jarai và một số hộ người dân tộc Thái, Mường ở các tỉnh phía Bắc vào Đời sống của nhân dân Ea H’Leo hết sức khó khăn: đất rộng, người thưa; kết cấu hạ tầng yếu kém; tiềm lực kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phương thức sản xuất lạc hậu; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ và tỷ
lệ hộ đói nghèo cao; trình độ dân trí thấp, trên 50% số người trong độ tuổi đi học mù chữ; đi lại khó khăn, trắc trở
Tuy nhiên, với truyền thống cách mạng kiên cường,
nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết, từng bước
khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, giải quyết
vấn đề FULRO, giữ vững thành quả cách mạng, biến
vùng đất vốn hoang sơ thành quê hương trù phú với
Trang
Người viết: Nguyễn Kỹ Thuật6
Trang 7(Lễ kỷ niệm ngày thành lập huyện)
huyện
(Sân bóng đá cỏ nhân tạo TT Ea D răng)
(Thị trấn Ea Drăng)
những vùng chuyên canh cà-phê, cao-su, hồ tiêu bạt ngàn; đời sống của nhân dân các
dân tộc trong huyện không ngừng được nâng cao
Ea H’leo ngày nay có 12 đơn vị hành chính (11 xã, 1 thị trấn); số dân 123.700 người (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 40,5%); diện tích tự nhiên 132.512 ha, trong
đó đất đỏ ba-zan chiếm 38% và phân bổ đều khắp, mật độ trung bình 83 người/km2
Trang 8(Lễ hội dân tộc Ê-đê) (Nước sạch về buôn làng)
(Quần thể Thủy Tùng tại xã Ea Ral)
ảnh lấy từ nguồn báo An ninh Thủ đô
(Thác Mơ xã Ea Wy)
(Mùa thu Ea H’leo)
Có 26 dân tộc anh em khắp mọi miền của đất nước
về sinh sống lập nghiệp như dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Thái, Dao, Mường…Do đó, văn hóa Ea H’leo đã hòa nhập với văn hóa các dân tộc, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của các văn hóa dân tộc tỉnh Đắk Lắk
Đặc biệt, huyện có quần thể Thủy tùng, loại cây quý hiếm của thế giới cùng nhiều thác nước đẹp và những khu rừng nguyên sinh khá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung
Trang Người viết: Nguyễn Kỹ Thuật8
Trang 9(Thác 7 tầng xã Ea Sol)
(Trục đường qua chợ Ea H’leo )
(Nâng cấp đường tại TT Ea Drăng )
(Hồ đập sinh thái)
Kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng xây dựng, hầu hết các tuyến đường chính trên địa bàn đã thảm nhựa, một số tuyến đường liên xã, thôn buôn được mở rộng, nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại, giao thương của người dân
Lĩnh vực văn hóa - xã hội của huyện có nhiều tiến bộ Cơ sở giáo dục được phủ kín đến các xã, toàn huyện hiện có 63 trường học, trong đó có 7 trường đạt chuẩn quốc
gia, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và 1 Trung tâm dạy nghề, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, đến năm 2008 huyện đã được công nhận hoàn thành phổ cập THCS Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đẩy mạnh, hệ thống y tế được củng cố, kiện toàn, hiện có 6 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
Trang 10(Trường THPT Ea H’leo )
(Trường PTDT Nội Trú )
(Công nhân xưởng gỗ Trường Thành Ea Ral) (Bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn)
Công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo đầu tư và thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án có hiệu quả, tạo điều kiện cho hộ nghèo được vay vốn, tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Các chương trình mục tiêu quốc gia như 132-134 về giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà
ở và nước sinh hoạt cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, Chương trình 135 về phát triển kinh tế xã hội vùng đặc biệt khó khăn…được thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả Nhờ đó, đời sống nhân dân nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn, buôn làng ngày càng khởi sắc, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng trong huyện thu hẹp dần,
tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua từng năm
Trang Người viết: Nguyễn Kỹ Thuật10
(Trường PTDT Nội Trú )