Giáo án mĩ thuật tuần 4 tiểu học chuẩn năm học 2015.2016. Soạn đầy đủ, chi tiết theo Hướng dẫn chuân KTKN, HD điều chỉnh nội dung day hoc, tích hợp BVMT. Mọi người không cần phải chỉnh, dùng được ngay. Tuần 4 Từ khối 1 đến khối 5.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 4 – MÔN MĨ THUẬT NĂM HỌC: 2015 - 2016 (Từ ngày 14 tháng 09 năm 2015 đến ngày 18 tháng 09 năm 2015) Thứ ngày Lớp Tiết Tiết PPCT Tên bài Đồ dùng Hai 14/9 3B 1 4 VÏ tranh: §Ò tµi trêng em Tranh minh hoạ 2B 2 4 VÏ tranh: §Ò tµi vên c©y Tranh minh hoạ 1A 3 4 VÏ h×nh tam gi¸c Tranh minh hoạ 3A 4 4 VÏ tranh: §Ò tµi trêng em Tranh minh hoạ 2A 5 4 VÏ tranh: §Ò tµi vên c©y Tranh minh hoạ Năm 1B 17/9 5A 1 4 VÏ h×nh tam gi¸c Tranh minh hoạ 2 4 VÏ theo mÉu: Khèi hép vµ khèi cÇu Vật mẫu 5B 4 4 VÏ theo mÉu: Khèi hép vµ khèi cÇu Vật mẫu 4A 5 4 VÏ trang trÝ: ChÐp häa tiÕt trang trÝ d©n téc Ba 15/9 Tư 16/9 Tranh minh hoạ Sáu 18/9 KHỐI 1 1 Bài 4 VẼ HÌNH TAM GIÁC I. MỤC TIÊU - Học sinh nhận biết được hình tam giác - Biết cách vẽ hình tam giác. - Vẽ được một số đồ vật có dạng hình tam giác - HSNK Từ hình tam giác vẽ được hình tạo thành bức tranh đơn giản. II. CHUẨN BỊ GV : Một số đồ vật, hình, có dạng hình tam giác. Bài vẽ năm học trước. HS : Vở tập vẽ, màu, bút chì... III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. * Giới thiệu bài Các con đã được làm quen với hình tam giác qua các môn học. Vậy cách vẽ hình tam giác như thế nào? Qua bài 4 cô cùng các con tìm hiểu cách vẽ. - Giáo viên ghi đầu bài. - Học sinh nhắc lại đầu bài. HĐ3 Giới thiệu hình tam giác - Giáo viên treo hình vẽ tam giác lên bảng. ?- Đây là hình vẽ gì ? + Hình tam giác. ?- Hình tam giác có mấy nét? Là những nét gì ? - Gồm có 3 nét : + Nét ngang và 2 nét xiên. ? -Tìm những đồ vật có hình dáng giống hình tam giác? + Cái nón, khăn quàng đỏ, cái ê ke... + Cánh buồm, con cá, dãy núi, mái nhà... - Học sinh nhắc lại các nét của hình tam giác. * Tiểu kết: Hình tam giác gồm có ba nét, hai xuyên và một nét dọc HĐ2 Cách vẽ ?- Vẽ hình tam giác như thế nào ? - Giáo viên vẽ mẫu lên bảng. + Vẽ từng nét, nét xiên trái, nét ngang, nét xiên phải. + 2 học sinh lên bảng. 2 HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ năm học truớc. - Học sinh quan sát hình vẽ trong vở. - Học sinh thực hành: Vẽ một bức tranh về biển. - Giáo viên gợi ý : Biển thường có cá, núi, thuyền, nước... - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Học sinh trưng bày bài lên bảng. ?- Những bài vẽ nào đẹp? Những bài vẽ nào chưa đẹp? - Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Tuyên dương những bài vẽ đẹp. * Dăn dò: Chuẩn bị bài 5 : Vẽ nét cong. KHỐI 2 BÀI 4 VẼ TRANH ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY I. MỤC TIÊU - Tập vẽ hai hoặc ba cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích - HS nhận biết được hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của một số loại cây. - HSKG Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. * BVMT: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối,có ý thức giữ gìn môi trường. II. CHUẨN BỊ GV : Tranh, ảnh các loại cây, vườn cây Bài vẽ năm học trước HS : Vở tập vẽ, màu, bút chì... III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh * Giới thiệu bài Trong thiên nhiên có rất nhiều các loại cây, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây làm cảnh...Các loại cây đó có đặc điểm khác nhau. Cách vẽ vườn cây như thế nào? Qua bài 4 cô cùng các con tìm hiểu cách vẽ. - Giáo viên ghi đầu bài - Học sinh nhắc lại đầu bài. HĐ1 Tìm chọn nội dung đề tài ?- Các con có biết cây trong ảnh có tên là cây gì? + Cây dừa ? Cây dừa có đặc điểm như thế nào? về thân, lá... + Thân thẳng, tàu lá dừa có màu xanh đậm ? Các con có biết cây dừa có lợi ích gì? - Cây cho quả ăn và chế biến thực phẩm, thân và vỏ quả dừa còn làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu 3 - Treo tranh 2 ? Các con có biết cây gì đây không? Thường trồng ở đâu? + Cây bàng, trồng ở đường đi , trông ở sân trường ? Hãy kể tên những loại cây mà các con biết. Tiểu kết Trong vườn thường có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây( dừa, na, cam, mít...) loại cây có hoa, cây có quả, cây có tàu lá, cây có tán lá, cây có vòm lá...Các cây đó đều có vẻ đẹp riêng HĐ2 Cách vẽ tranh - Giáo viên nêu các bước vẽ, học sinh nhắc lại các bước vẽ + Tìm chọn hình ảnh chính rõ nội dung. + Vẽ hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động. + Chỉnh và sửa hình. + Vẽ màu có đậm có nhạt. - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ lên bảng. + Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau. + Thêm một số chi tiết như hoa, quả, người hái quả, sọt đựng quả... + Vẽ màu theo ý thích. HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ năm học trước. ?- Các con có nhận xét gì về bài vẽ trên? - Thực hành vẽ một bức tranh về vườn cây. - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Giáo viên thu vở chấm. - Tuyên dương những bài vẽ đẹp. Dặn dò * BVMT: Nhắc HS cần có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối,có ý thức giữ gìn môi trường. - Về nhà hoàn thành bài vẽ - Chuẩn bị bài 5 : Tập nặn tạo dáng tự do Nặn con vật KHỐI 3 BÀI 4 VẼ TRANH 4 ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU - Tập vẽ tranh đề tài Trường em - Hiểu nội dung đề tài trường em. - Biết cách vẽ tranh về đề tài Trường em. - HSNK: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. * BVMT: Yêu mến cảnh đẹp trường em và biết giữ gìn cảnh quan môi trường. II. CHUẨN BỊ GV : Tranh, ảnh về trường học. Hình gợi ý cách vẽ HS : Vở tập vẽ, bút chì, màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. * Giới thiệu bài - Học sinh hát bài Em yêu trường em Trường học là ngôi nhà thứ 2. Nơi đây có thầy cô và bạn bè. Các con được học tập, vui chơi, lao động và được tham gia rất nhiều các hoạt động trong trường. Các hoạt động đó luôn để lại cho các con niềm vui sâu sắc. Qua bài bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con cách vẽ tranh đề tài Trường em. `- Giáo viên ghi đầu bài. - Học sinh nhắc lại đầu bài. HĐ1 Tìm chọn nội dung đề tài - Giáo viên treo tranh, ảnh lên bảng. ?- Tranh, ảnh vẽ về đề tài gì? Vẽ những gì? + Nhà trường. + Quang cảnh trường học, giờ học trên lớp, cảnh vui chơi ở sân trường, giờ sinh hoạt, buổi lao động, hội diễn văn nghệ… ?- Hãy tả lại quang cảnh hay các hoạt động của Trường em ? Tiểu kết Vẽ tranh Trường em cần lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu, không rườm ra, phức tạp HĐ2 Cách vẽ tranh ?- Để vẽ được bức tranh đẹp cần thực hiện mấy bước? + Gồm có bốn bước ?- Là những bước nào? + Bước 1: Tìm chọn nội dung đề tài + Bước 2: Tìm hình ảnh chính + Bước 3: Tìm hình ảnh phụ + Vẽ màu theo ý thích - Giáo viên treo hình vẽ minh hoạ lên bảng 5 - Học sinh quan sát hình gợi ý cách vẽ trên bảng. HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ năm học trước. ?- Các con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao? - Học sinh thực hành vẽ vào vở tập vẽ. - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Giáo viên thu vở chấm bài, nhận xét chung. * Dặn dò : * BVMT: Nhắc HS luôn yêu mến cảnh đẹp trường em và biết giữ gìn cảnh quan môi trường. - Chuẩn bị bài 5 : Tập nặn tạo dáng tự do. Tập nặn các loại quả. KHỐI 4 BÀI 4 VẼ TRANG TRÍ CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I. MỤC TIÊU - Tập chép một họa tiết đơn giản. - Tìm hiểu vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc - Biết chép hoạ tiết dân tộc. - HSNK: Chép được hoạ tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp. II. CHUẨN BỊ GV : Tranh, ảnh vẽ về họa tiết trang trí dân tộc. Hình gợi ý cách vẽ. Bài vẽ của học sinh năm trước. HS : Vở tập vẽ, màu, bút chì... III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh * Giới thiệu bài Trong các di sản văn hóa ông cha ta để lại có nghệ thuật trang trí. Nghệ thuật trang trí đã có mặt ở hầu hết các công trình mĩ thuật cổ và góp phần quan trọng tạo nên giá trị của các công trình đó như: Các họa tiết trên mặt Trống đồng Đông Sơn, Tháp Đồng, các họa tiết chạm khắc ở các công trình kiến trúc, trang trí trên đồ gốm ở các thời Lí – Trần – Lê – Nguyễn ...Các con hãy quan sát và tìm ra vẻ đẹp ở sự cân đối, mềm mại sinh động của các họa tiết qua bài 4. 6 - Giáo viên ghi đầu bài. - Học sinh nhắc lại đầu bài. HĐ1 Quan sát và nhận xét - Học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa. ?- Các họa tiết trang trí là những hình gì? + Hoa, lá, con vật, hình vẽ... ?- Các hình ảnh hoa, lá, con vật ở các họa tiết trang trí có đặc điểm gì ? + Đã được đơn giản và cách điệu. ?- Đường nét, cách sắp xếp họa tiết trang trí như thế nào ? + Đường nét hài hòa, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ... ?- Họa tiết được dùng trang trí ở đâu ? + Đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, áo... Tóm lại Họa tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của cha ông chúng ta để lại, chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản ấy. HĐ2 Cách chép họa tiết trang trí dân tộc - Học sinh quan sát hình gợi ý cách vẽ. + Bước 1 : Tìm và phác hình dáng chung của họa tiết. + Bước 2 : Tìm vẽ trục dọc, ngang tìm các phần chính của họa tiết. + Bước 3 : Đánh dấu các điểm chính, phác hình bằng nét thẳng. + Bước 4 : Hoàn chỉnh hình và vẽ màu. - Học sinh nhắc lại các bước. HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ năm học trước. - Học sinh quan sát hình trong vở tập vẽ. - Học sinh chép một họa tiết vào trong vở. - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Học sinh trưng bày bài lên bảng. - Lớp nhận xét và nêu cảm nghĩ của mình về bài vẽ. 7 ?- Những bài vẽ nào đẹp? Các con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao? - Giáo viên nhận xét chung. Dặn dò : Chuẩn bị bài 5 : Thường thức mĩ thuật Xem tranh phong cảnh KHỐI 5 BÀI 4 VẼ THEO MẪU KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU I. MỤC TIÊU - Hiểu đặc điểm, hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu. - Biết cách vẽ và vẽ được khối hộp và khối cầu. - Vẽ được khối hộp và khối cầu. - HSNK: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu. II. CHUẨN BỊ GV : Khối hộp và khối cầu. Bài vẽ của học sinh năm trước. HS : Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy... III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh * Giới thiệu bài HĐ1 Quan sát và nhận xét - Học sinh quan sát vật mẫu trên bàn. ?- Khối hộp có mấy mặt? Các mặt của khối hộp giống nhau chổ nào? + Có 6 mặt. + Các mặt đều phẳng. ?- Hình dáng khối cầu như thế nào ? + Là hình tròn. ?- Quan sát kỹ hướng ánh sáng chiếu vào 2 vật này như thế nào? + Học sinh quan sát vật trên bàn theo hướng ánh sáng chiếu vào ?- Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối cầu hoặc khối hộp? + Hộp phấn, quả bóng, quả địa cầu, họp bánh... Tóm lại 8 Hình dáng và đặc điểm của khối hộp và khối cầu khác nhau, ánh sáng chiếu vào hai vật mẫu này cũng khác nhau, cần quan sát kỹ đặc điểm của vật mẫu trước khi vẽ. HĐ2 Cách vẽ - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ lên bảng. + Bước 1 : Vẽ khung hình chung của vật mẫu. + Bước 2 : Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu. Tìm tỉ lệ, vị trí của từng vật mẫu vẽ bằng các nét thẳng. + Bước 3 : Chỉnh sửa hình bằng nét cong cho sát vật mẫu. + Bước 4 : Vẽ đậm nhạt bằng chì . - Học sinh nhắc lại các bước vẽ. - Học sinh nhắc lại cách vẽ theo hình gợi ý trên bảng HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát kỹ vật mẫu rồi mới vẽ. - Giáo viên quan sát từng bàn và hướng dẫn những học sinh đang còn lúng túng. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Học sinh trình bày bài lên bảng. - Lớp nhận xét. ?- Những bài vẽ nào đẹp? Chưa đẹp? - Giáo viên nhận xét chung. Dặn dò Chuẩn bị bài 5 : Nặn con vật quen thuộc 9 10 ... - Giáo viên vẽ mẫu lên bảng + Vẽ nét, nét xiên trái, nét ngang, nét xiên phải + học sinh lên bảng HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát nhận xét vẽ năm học truớc - Học sinh quan sát hình vẽ - Học. .. CHUẨN BỊ GV : Khối hộp khối cầu Bài vẽ học sinh năm trước HS : Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy III HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Kiểm tra đồ dùng học tập học sinh * Giới thiệu HĐ1 Quan sát nhận xét - Học. .. phẳng ?- Hình dáng khối cầu ? + Là hình tròn ?- Quan sát kỹ hướng ánh sáng chiếu vào vật nào? + Học sinh quan sát vật bàn theo hướng ánh sáng chiếu vào ?- Nêu tên vài đồ vật có hình dáng giống khối