Tôi không thể nào quên được những câu chuyện cổ tích đã đến với tôi từ thuở ấu thơ. Năm tháng qua đi, nhiều điều trong kí ức tuổi thơ cũng xa mờ dần, duy chỉ có những ấn tượng từ những câu chuyện cổ tích là vẫn không hề biến mất. Những giấc mơ kì diệu trong mỗi câu chuyện xa xưa đó luôn sống dậy trong tôi với sức hấp dẫn lạ kì.Nghĩ về những truyện cổ tích, trước hết là nghĩ về những giấc mơ đẹp ở đó. Giấc mơ là những tưởng tượng về những điều chưa và không có thực. Giấc mơ đẹp là tưởng tượng về những điều mà con người khao khát có được trong thực tế. Mỗi câu chuyện cổ tích đều xây dựng được một hiện thực hết sức đẹp đẽ, nhưng là một hiện thực không có thật, là hiện thực trong mơ ước. Tất cả những gì không thể có, không thể thực hiện trong thực tế đều đã được thực hiện trọn vẹn và triệt để trong mỗi câu chuyện. Nói cách khác, truyện cổ tích là thế giới của những giấc mơ, trong những giấc mơ ấy nhân dân lao động thực thi lý tưởng, mong ước của mình. Đó là lí tưởng về sự công bằng trong cuộc đời. Người hiền lành, lương thiện được hưởng hạnh phúc sung sướng, kẻ xấu xa ác độc bị trừng trị, xã hội được sắp xếp lại theo trật tự hợp lí. Người lao động làm chủ, kẻ bóc lột bị tước bỏ mọi quyền vị. Một cuộc sống tốt đẹp cho những cuộc đời cùng khổ, đó không còn là viễn cảnh trong tương lai mà đã trở thành một sự thực trong hiện tại ở mỗi câu chuyện cổ tích. Cô Tấm mồ côi trở thành hoàng hậu, anh Khoai nghèo khổ trở thành con rể phú ông, Thạch Sanh côi cút được l_m phò mã, Sọ Dừa xấu xí có được vợ xinh đẹp, nết na và lột xác thành chàng trai tuấn tú, thi đỗ trạng nguyên... Sự đổi thay số phận đó thật sự là những điều kì diệu. Thế nhưng quá trình thực hiện những đổi thay đó còn kỳ diệu hơn. Tiên, Bụt và những phép thần thông biến hoá xuất hiện khiến mỗi câu chuyện cổ tích càng mang sắc màu của những giấc mơ. Yếu tố thần kì trợ giúp nhân vật trong mỗi khó khăn thử thách, khiến tất cả những điều không thể đều trở thành có thể, khiến những gì muốn thực hiện đều được thực hiện một cách nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất. Anh Khoai tìm và đưa được cây tre trăm đốt về nhà, thực hiện một thử thách ngoài khả năng của mình, tiếp đó đọc thần chú trừng phạt tên phú ông lừa lọc, bắt phải thựchiện lời hứa. Cô Tấm được đi trẩy hội, có hài thêu, quần áo đẹp rồi trở thành hoàng hậu; bị giết chết, hoá kiếp thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, cây thị và cuối cùng bước ra từ quả thị, trở lại làm người sau bao hoạn nạn. Chàng Thạch Sanh có niêu cơm thần, cây đàn thần, có khả năng phi thường, cứu được công chúa, lên làm phò mã, đánh tan giặc xâm lấn bờ cõi, bạo vêh hạnh phúc... Sức mạnh của trí tưởng tượng của nhân dân lao động đã tạo dựng nên một thế giới cổ tích đầy mê hoặc, ở đó ho_ trộn đan xen cả những điều có thực và không thực, ai đã một lần bước vào có lẽ đều không thể nào cưỡng nỗi sức hấp dẫn của nó. Nói truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của nhân dân lao động thực chất là sự khẳng định về những mơ ước, khát vọng cháy bỏng trong mỗi câu chuyện. Tác phẩm văn học nào cũng là sự thể hiện của những mơ ước, khát vọng. Chỉ có điều ở truyện cổ tích những mơ ước, khát vọng đã được thực thi một cách triệt để, đã biến thành hiện thực như một hiện thực cần có trong mong mỏi của nhân dân. Và để xây dựng một hiện thực như vậy, người lao động đã dùng trí tưởng tượng của mình ma tạo nên biết bao điều kỳ diệu. Trong thế giới của những mơ ước này, người ta có thể nhận thấy hai điều. Thứ nhất, được đổi thay cuộc đời, được giàu sang, sung sướng, hạnh phúc, được tự do, bình đẳng. Thứ hai, có được sức mạnh, có những điều kiện cần thiết hoặc có những may mắn kì diệu nào đó để thực hiện sự đổi thay số phận. Đó là những ước mơ đẹp và chính đáng. Trong những năm tháng xa xưa của lịch sử, nó luôn là những điều không tưởng trong thực tế nhưng lại rất thực trên mỗi trang cổ tích. Cho thấy khát vọng, mơ ước cuộc sống tốt đẹp của nhân dân cháy bỏng đến nhường nào. Dường như hiện thực khổ đau tăm tối lại chính là mảnh đất màu mỡ ươm mầm và nuôi lớn những giấc mơ của con người. Điều đó khiến chúng ta hôm nay mỗi lần nhìn lại là thêm một lần kinh ngạc trước niềm tin và sức sống bất diệt của tâm hồn nhân dân trong những năm tháng xa xưa của lịch sử. Giấc mơ liệu có mãi là giấc mơ, qua bao nhiêu thế kỷ, đến hôm nay người lao động đã làm chủ cuộc đời và tự tìm được hạnh phúc bằng chính sức mạnh của bản thân. Những giấc mơ đã thành sự thật ngoài đời. Những khổ đau không phải là không còn, nhưng khả năng hoá giải chúng nằm trong tầm tay mỗi con người và xã hội. Và những giấc mơ cổ tích lại tiếp tục gieo mầm cho những giấc mơ mới của hôm nay. Con người cần mơ ước và khát vọng để nâng đỡ tâm hồn. Những câu chuyện cổ tích dạy tuổi thơ ta biết mơ ước, khát vọng. Biết tin vào những mơ ước, khát vọng chân chính để sống trong cuộc đời. Đó phải chăng là điều đã tạo nên giá trị trường tồn của truyện cổ tích.
Tôi không thể nào quên được những câu chuyện cổ tích đã đến với tôi từ thuở ấu thơ. Năm tháng qua đi, nhiều điều trong kí ức tuổi thơ cũng xa mờ dần, duy chỉ có những ấn tượng từ những câu chuyện cổ tích là vẫn không hề biến mất. Những giấc mơ kì diệu trong mỗi câu chuyện xa xưa đó luôn sống dậy trong tôi với sức hấp dẫn lạ kì.Nghĩ về những truyện cổ tích, trước hết là nghĩ về những giấc mơ đẹp ở đó. Giấc mơ là những tưởng tượng về những điều chưa và không có thực. Giấc mơ đẹp là tưởng tượng về những điều mà con người khao khát có được trong thực tế. Mỗi câu chuyện cổ tích đều xây dựng được một hiện thực hết sức đẹp đẽ, nhưng là một hiện thực không có thật, là hiện thực trong mơ ước. Tất cả những gì không thể có, không thể thực hiện trong thực tế đều đã được thực hiện trọn vẹn và triệt để trong mỗi câu chuyện. Nói cách khác, truyện cổ tích là thế giới của những giấc mơ, trong những giấc mơ ấy nhân dân lao động thực thi lý tưởng, mong ước của mình. Đó là lí tưởng về sự công bằng trong cuộc đời. Người hiền lành, lương thiện được hưởng hạnh phúc sung sướng, kẻ xấu xa ác độc bị trừng trị, xã hội được sắp xếp lại theo trật tự hợp lí. Người lao động làm chủ, kẻ bóc lột bị tước bỏ mọi quyền vị. Một cuộc sống tốt đẹp cho những cuộc đời cùng khổ, đó không còn là viễn cảnh trong tương lai mà đã trở thành một sự thực trong hiện tại ở mỗi câu chuyện cổ tích. Cô Tấm mồ côi trở thành hoàng hậu, anh Khoai nghèo khổ trở thành con rể phú ông, Thạch Sanh côi cút được l_m phò mã, Sọ Dừa xấu xí có được vợ xinh đẹp, nết na và lột xác thành chàng trai tuấn tú, thi đỗ trạng nguyên... Sự đổi thay số phận đó thật sự là những điều kì diệu. Thế nhưng quá trình thực hiện những đổi thay đó còn kỳ diệu hơn. Tiên, Bụt và những phép thần thông biến hoá xuất hiện khiến mỗi câu chuyện cổ tích càng mang sắc màu của những giấc mơ. Yếu tố thần kì trợ giúp nhân vật trong mỗi khó khăn thử thách, khiến tất cả những điều không thể đều trở thành có thể, khiến những gì muốn thực hiện đều được thực hiện một cách nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất. Anh Khoai tìm và đưa được cây tre trăm đốt về nhà, thực hiện một thử thách ngoài khả năng của mình, tiếp đó đọc thần chú trừng phạt tên phú ông lừa lọc, bắt phải thựchiện lời hứa. Cô Tấm được đi trẩy hội, có hài thêu, quần áo đẹp rồi trở thành hoàng hậu; bị giết chết, hoá kiếp thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, cây thị và cuối cùng bước ra từ quả thị, trở lại làm người sau bao hoạn nạn. Chàng Thạch Sanh có niêu cơm thần, cây đàn thần, có khả năng phi thường, cứu được công chúa, lên làm phò mã, đánh tan giặc xâm lấn bờ cõi, bạo vêh hạnh phúc... Sức mạnh của trí tưởng tượng của nhân dân lao động đã tạo dựng nên một thế giới cổ tích đầy mê hoặc, ở đó ho_ trộn đan xen cả những điều có thực và không thực, ai đã một lần bước vào có lẽ đều không thể nào cưỡng nỗi sức hấp dẫn của nó. Nói truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của nhân dân lao động thực chất là sự khẳng định về những mơ ước, khát vọng cháy bỏng trong mỗi câu chuyện. Tác phẩm văn học nào cũng là sự thể hiện của những mơ ước, khát vọng. Chỉ có điều ở truyện cổ tích những mơ ước, khát vọng đã được thực thi một cách triệt để, đã biến thành hiện thực như một hiện thực cần có trong mong mỏi của nhân dân. Và để xây dựng một hiện thực như vậy, người lao động đã dùng trí tưởng tượng của mình ma tạo nên biết bao điều kỳ diệu. Trong thế giới của những mơ ước này, người ta có thể nhận thấy hai điều. Thứ nhất, được đổi thay cuộc đời, được giàu sang, sung sướng, hạnh phúc, được tự do, bình đẳng. Thứ hai, có được sức mạnh, có những điều kiện cần thiết hoặc có những may mắn kì diệu nào đó để thực hiện sự đổi thay số phận. Đó là những ước mơ đẹp và chính đáng. Trong những năm tháng xa xưa của lịch sử, nó luôn là những điều không tưởng trong thực tế nhưng lại rất thực trên mỗi trang cổ tích. Cho thấy khát vọng, mơ ước cuộc sống tốt đẹp của nhân dân cháy bỏng đến nhường nào. Dường như hiện thực khổ đau tăm tối lại chính là mảnh đất màu mỡ ươm mầm và nuôi lớn những giấc mơ của con người. Điều đó khiến chúng ta hôm nay mỗi lần nhìn lại là thêm một lần kinh ngạc trước niềm tin và sức sống bất diệt của tâm hồn nhân dân trong những năm tháng xa xưa của lịch sử. Giấc mơ liệu có mãi là giấc mơ, qua bao nhiêu thế kỷ, đến hôm nay người lao động đã làm chủ cuộc đời và tự tìm được hạnh phúc bằng chính sức mạnh của bản thân. Những giấc mơ đã thành sự thật ngoài đời. Những khổ đau không phải là không còn, nhưng khả năng hoá giải chúng nằm trong tầm tay mỗi con người và xã hội. Và những giấc mơ cổ tích lại tiếp tục gieo mầm cho những giấc mơ mới của hôm nay. Con người cần mơ ước và khát vọng để nâng đỡ tâm hồn. Những câu chuyện cổ tích dạy tuổi thơ ta biết mơ ước, khát vọng. Biết tin vào những mơ ước, khát vọng chân chính để sống trong cuộc đời. Đó phải chăng là điều đã tạo nên giá trị trường tồn của truyện cổ tích. ... bất diệt tâm hồn nhân dân năm tháng xa xưa lịch sử Giấc mơ liệu có giấc mơ, qua kỷ, đến hôm người lao động làm chủ đời tự tìm hạnh phúc sức mạnh thân Những giấc mơ thành thật đời Những khổ đau không... hội Và giấc mơ cổ tích lại tiếp tục gieo mầm cho giấc mơ hôm Con người cần mơ ước khát vọng để nâng đỡ tâm hồn Những câu chuyện cổ tích dạy tuổi thơ ta biết mơ ước, khát vọng Biết tin vào mơ ước,...thấy khát vọng, mơ ước sống tốt đẹp nhân dân cháy bỏng đến nhường Dường thực khổ đau tăm tối lại mảnh đất màu mỡ ươm mầm nuôi lớn giấc mơ người Điều khiến hôm lần nhìn lại