Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
5,14 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC
ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CÁC LOÀI THỰC VẬT VÀ CHIM NƯỚC
TẠI VƯỜN CÒ BẰNG LĂNG, THUẬN AN, THỐT NỐT,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƯ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Cán bộ hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
ThS. PHÙNG THỊ HẰNG
LƯ KIM HUỆ
Lớp: SP Sinh – KTNN
MSSV: 3102594
NĂM 2014
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, Bộ môn Sư
phạm Sinh học, cùng quý thầy cô đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian
học tập.
Tôi xin gởi lời tri ân chân thành đến cô Phùng Thị Hằng đã hết lòng hướng
dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian
học tập và quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cám ơn thầy Nguyễn Thanh Tùng và cô Trần Thị Anh Thư, chị Ngô Thảo
Nguyên (Khoa Môi Trường) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về mặt phương tiện dụng cụ
hỗ trợ quá trình làm luận văn.
Cám ơn anh Lý Hoàng Phi và bạn Lý Minh Đàng đã hỗ trợ tôi về mặt sử dụng
và vẽ bản đồ bằng máy GPS.
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến gia đình Bác Bảy vườn cò và gia đình anh
Lo đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian tôi đến vườn cò.
Cám ơn bạn Nguyễn Phạm Quế Tuyết đã đồng hành cũng tôi trong thời gian
làm luận văn.
Ngoài ra tôi xin gởi lời cám ơn đến cô Trương Trúc Phương và tất cả các bạn
cùng lớp – Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp K36 đã chia sẽ cùng tôi những
vấn đề phát sinh trong quá trình học tập cũng như đã hỗ trợ hết lòng và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2014
Người thực hiện
Lư Kim Huệ
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
i
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra, xác định một số mối quan hệ gữa các loài thực vật và
chim nước tại vườn cò Bằng Lăng, Thuận An, Thốt Nốt, TP. Cần Thơ” được
thực hiện từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014, đã tiến hành ghi nhận và
phân loại được:
Có 60 loài thực vật thuộc 32 họ của 21 bộ. Trong đó họ Poaceae chiếm ưu
thế với 12 loài. Quan sát thực tế ghi nhận được 5 loài chim nước: Cồng cộc
(Phalacrocorax niger), Cò trắng (Egretta gaetta), Cò ngàng nhỏ (Egretta
intermedia), Cò ruồi (Bubulcus ibis), Cò nhạn (Anastomus oscitans) thuộc họ Diệc
(Ardeidae), họ Cốc (Phalacrocoracidae) và họ Hạc (Ciconiidae) tại vườn cò Bằng
Lăng. Phỏng vấn được 16 loài chim nước thuộc 5 họ, trong đó có 5 loài có trong
Sách đỏ Việt Nam: Cò nhạn (Anastomus oscitans), Cốc đế (Phalacrocorax carbo),
Điêng điểng (Anhiga melanogaster), Vạc hoa (Botaurus stellaris), Cò thìa
(Platalea minor). Thực vật trong vườn cò chia thành 3 tầng. Tầng thứ 2 là đa dạng
nhất, là nơi tập trung chim nước đậu và làm tổ nhiều nhất.
Chim nước làm tổ trên 12 loài thực vật . Những nơi cạnh các ao, rạch, nơi có
thành phần cây đa dạng được chim làm tổ nhiều hơn. Chim nước thường làm tổ ở
nơi ít người lui tới, nơi cây cối rậm rạp, những nơi có vị trí cao; tổ ở những vị trí
khác nhau trên các loại cây khác nhau. Vật liệu làm tổ là các nhánh cây khô trong
vườn.
Thực hiện được 42 mẫu ép thực vật.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
ii
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận
văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Lư Kim Huệ
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
iii
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................i
TÓM LƯỢC ....................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC......................................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................................vii
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 2
1. Giới thiệu về vườn cò Bằng Lăng .......................................................................... 2
1.1. Vị trí địa lí, diện tích ................................................................................. 2
1.2. Lịch sử hình thành ..................................................................................... 3
2. Sơ lược về các nghiên cứu thực vật và sân chim, vườn chim ở Việt Nam ............ 4
3. Sơ lược về nghiên cứu tại vườn cò Bằng Lăng. ..................................................... 6
CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 8
1. Phương tiện ............................................................................................................ 8
2. Phương pháp ........................................................................................................... 8
2.1. Kế thừa, phỏng vấn ................................................................................... 8
2.2. Thực địa..................................................................................................... 8
2.3. Thu mẫu..................................................................................................... 9
2.4. Phòng thí nghiệm ...................................................................................... 9
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 11
1. Thành phần loài thực vật và chim nước ............................................................... 11
1.1. Thực vật................................................................................................... 11
1.2. Chim nước ............................................................................................... 15
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
iv
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
2. Mối liên hệ giữa thảm thực vật và sự phân bố chim nước ................................... 20
2.1. Ảnh hưởng của thực vật đến một số hoạt động của chim nước............... 20
2.2. Hoạt động của chim nước ....................................................................... 27
3. Định hướng phát triển bền vững tại vườn cò ....................................................... 33
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 35
1. Kết luận…………. ............................................................................................... 35
2. Đề nghị…. ............................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 37
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ I
1. Mô tả Thực vật ....................................................................................................... I
2. Mô tả Chim nước............................................................................................. XXII
3. Phiếu theo dõi 4 đợt quan sát .......................................................................... XXX
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
v
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Kết quả thực vật ghi nhận được tại vườn cò Bằng Lăng ................................. 11
Bảng 2. Danh sách thực vật không còn ở vườn cò Bằng Lăng so với Võ Mộng Thu
(2010) ............................................................................................................... 15
Bảng 3. Ghi nhận chim nước tại vườn cò Bằng Lăng và một số vườn cò khác. .......... 16
Bảng 4. Kết quả 4 đợt quan sát chim nước ................................................................... 28
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
vi
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Vị trí vườn cò Bằng Lăng .................................................................................. 2
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc các bờ đất bên trong vườn cò ..................................................... 3
Hình 3. Sơ đồ đường đi ghi nhận thực vật ...................................................................... 8
Hình 4. Cồng cộc - Phalacrocorax niger ...................................................................... 19
Hình 5. Cò trắng - Egretta garzetta .............................................................................. 19
Hình 6. Cò ngàng nhỏ - Egretta intermedia ................................................................. 20
Hình 7. Cò ruồi - Bubulcus ibis..................................................................................... 20
Hình 8. Cò nhạn - Anastomus oscitans ......................................................................... 20
Hình 9. Cây bị trơ cành ................................................................................................. 21
Hình 10. Cò đậu phía trên các tán cây .......................................................................... 22
Hình 11. Chim phân bố khắp vườn ............................................................................... 23
Hình 12. Cồng cộc đậu ở nhánh cây khô ...................................................................... 23
Hình 13. Cò làm tổ trên cây Bình bát ........................................................................... 24
Hình 14. Chim làm tổ trên cây cao ............................................................................... 25
Hình 15. Tổ được làm ở nơi rậm rạp ............................................................................ 26
Hình 16. Cò kiếm ăn ở ruộng xung quanh .................................................................... 27
Hình 17. Cò kiếm ăn trong vườn .................................................................................. 27
Hình 18. Chim bay một vòng trước khi rời vườn ......................................................... 30
Hình 19. Cho cò con ăn ................................................................................................. 31
Hình 20. Một con tha nhánh cây, một con làm tổ ......................................................... 32
Hình 21. Tổ được làm từ nhánh cây khô ...................................................................... 32
Hình 22. Chim non bị rơi khỏi tổ .................................................................................. 33
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
vii
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.
Đặt vấn đề
Trong quá trình tồn tại và phát triển, sinh vật luôn chịu tác động bởi môi
trường. Môi trường là nhân tố quan trọng quyết định đến số lượng cũng như độ đa
dạng của loài. Trong một hệ sinh thái, thực vật và động vật có những mối quan hệ
đặc biệt, thực vật là nguồn cung cấp thức ăn, là nơi ở, là nơi sinh đẻ của động vật.
Chúng tạo thành một hệ sinh thái với sự đa dạng sinh học nhất định.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch gắn với cảnh quan thiên nhiên. Tại Thành
phố Cần Thơ hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cảnh quan thiên nhiên mang tính
tự phát. Theo thời gian các điểm du lịch sinh thái đã dần nâng cao chất lượng phục
vụ với việc khai thác lợi thế sẵn có từ cảnh quan thiên nhiên. Vườn cò Bằng Lăng
là một điểm hẹn của du lịch sinh thái tự nhiên hiếm hoi, đây là vườn chim duy nhất
có ở Thành phố Cần Thơ. Mặc dù có sự can thiệp của con người (mở rộng diện
tích, trồng cây, thay đổi cơ cấu cây trồng vốn có của vườn) nhưng vườn cò Bằng
Lăng phát triển theo hướng tự nhiên, chim nước tự động về đây cư ngụ và làm tổ,
ban đầu từ vài trăm con, đến nay thì số lượng chim nước tại đây đã lên đến hơn vài
chục ngàn con tạo nên sinh cảnh rất đặc sắc.
Đề tài “Điều tra, xác định một số mối quan hệ giữa các loài thực vật và
chim nước tại vườn cò Bằng Lăng, Thuận An, Thốt Nốt, TP. Cần Thơ” được
đề xuất thực hiện nhằm khảo sát hệ thực vật, chim nước và tìm hiểu một số mối
quan hệ giữa hệ thực vật và chim nước tại đây, nhằm đưa ra một số đề xuất thiết
thực giúp duy trì và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn cò Bằng Lăng.
2.
Mục tiêu đề tài
- Điều tra thành phần loài thực vật, chim nước trong vườn cò.
- Thực hiện một số mẫu ép thực vật.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa thực vật và chim nước tại vườn cò.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
1
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.
Giới thiệu về vườn cò Bằng Lăng
1.1. Vị trí địa lí, diện tích
Vườn cò Bằng Lăng ngụ tại Khu vực Thới Bình 1, Phường Thuận An, Quận
Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Cách cầu Bằng Lăng khoảng 1,5 km.
So với các vườn cò, vườn chim khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long thì vườn cò Bằng Lăng có diện tích tương đối nhỏ. Diện tích 17000m2,
Nguyễn Ngọc Thuyền (Bác Bảy – chủ vườn cò).
Hình 1. Vị trí vườn cò Bằng Lăng
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
2
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc các bờ đất bên trong vườn cò
1.2. Lịch sử hình thành
Theo ông Nguyễn Ngọc Thuyền (Bác Bảy – chủ vườn cò), vườn cò Bằng
Lăng được thành lập một cách tự nhiên năm 1983, ban đầu chim nước về đây
kiếm ăn rất đông, nhưng chúng bắt đầu tập trung làm tổ và đẻ trứng năm 1993.
Vườn cò bắt đầu cho khách tham quan năm 1996. Ban đầu vườn cò có diện tích
khoảng 3000m2, sau một thời gian cho khách tham quan và mở rộng thì hiện nay
vườn cò có diện tích khoảng 17000m2. Diện tích vườn cò Bằng Lăng nhỏ, nhưng
có số lượng chim nước sinh sống tại đây khá nhiều. Điều đó cho thấy môi trường
nơi này có điều đặc biệt hơn so với những nơi khác và có ảnh hưởng nhất định
đến đời sống, khả năng làm tổ của các loài chim nước tại đây. Mặc dù chim nước
tự động về vườn kiếm ăn và làm tổ, nhưng do được mở rộng diện tích và được
thay đổi cơ cấu cây trồng nên vườn cò Bằng Lăng mang tính nhân tạo. Tuy nhiên,
khác với khu du lịch sinh thái nhân tạo là hệ động vật ở đây không hề bị nuôi
nhốt mà chúng được sống trong môi trường tự nhiên.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
3
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Ban đầu khi chim nước bắt đầu về làm tổ thì đây là một vườn cây ăn trái, tuy
nhiên sau một thời gian chim nước về đậu và làm tổ thì đa số cây ăn trái bị chết, chỉ
còn lại các loài Tre, Trúc,… còn sống. Số lượng cây ít lại làm cho một số loài chim
nước bị mất nơi trú ngụ như: Vạc (Nycticorax nycticorax Linnaeus, 1758)và Diệc
xám (Ardea cinerea), … do bị cạnh tranh về nơi đậu và làm tổ. Hiện nay chúng chỉ
thỉnh thoảng về vườn chứ không làm tổ như trước kia. Do đó, Bác Bảy đã đốn bỏ
cây ăn trái và trồng thêm các loại Tre, Trúc, Tầm vông (Thysostachys siamensis),
Me keo (Pithecellobium dulce),… nhằm duy trì và thu hút thêm số lượng chim
nước về vườn. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi này đã làm số lượng chim nước
giảm đi không ít.
2.
Sơ lược về các nghiên cứu thực vật và sân chim, vườn chim ở Việt Nam
Việt Nam là nước có hệ thống sông ngòi dày đặc. Là nơi kiếm ăn, dừng chân,
trú ngụ và sinh sản của nhiều loài chim nước cũng như nhiều loài chim khác nhau
tạo thành các vườn chim lớn nhỏ khác nhau. Ở Đồng bằng sông Cửu Long có
khoảng 30 sân chim, vườn chim.
(Nguồn:http://www.vietnamtourism.com.vn/news/vn/detail/75/13586/)
Các công trình nghiên cứu tại các sân chim, vườn chim đã góp phần làm sáng
tỏ về đặc điểm sinh học, hình thái của các loài chim ở đây, đặc biệt là các loài chim
nước làm tổ theo tập đoàn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều sân chim và vườn chim chưa
được nghiên cứu hoặc là nghiên cứu với từng mục đích riêng lẻ, chưa toàn diện.
Nguyễn Anh Huy (2010) đã thống kê về thành phần và số lượng chim nước,
thành phần loài và mật độ thực vật ở Vườn cò Hậu Bối. Mùa sinh sản của Cò và
Vạc ở vườn cò Hậu Bối, vườn cò Trung Hòa và vườn cò Tân Long. Vườn cò Hậu
Bối: diện tích 35000m2, trong đó trồng lúa 14 000m2, xây dựng nhà ở và chăn nuôi
2000m2, còn lại: 9000m2. Vườn cò nằm trong vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái.
Kiểu thực vật chính và vườn cây tạp lâu năm phân làm 3 tầng. Tầng cao gồm:
Còng, Tre, Dừa, Gừa,… Tầng giữa gồm: Đủng đỉnh, Bình bát, Khế, Mít,… và lớp
thực vật sát đất thưa thớt do độ che phủ rất cao vào mùa mưa. Ghi nhận được 5 loài
chim nước: Cò ngàng nhỏ, Cò ruồi, Vạc, Cốc đen, Cò bợ. Chủ yếu là Cò ngàng
nhỏ, Cò ruồi, Vạc. Vườn cò Trung Hòa: diện tích 40000m2, ban đầu chỉ có Diệc về,
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
4
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
sau đó là Cò. Kiểu thực vật chính của vườn là vườn cây ăn tạp gồm thực vật nước
ngọt: Tre, Dừa, Bình bát, … thực vật nước mặn: Mắm, Bần, Vẹt, … xung quanh là
các ao nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa một vụ vào mùa mưa. Ghi nhận được sự
hiện diện của 9 loài chim nước, trong đó Cò ngàng nhỏ, Cò ruồi, Vạc, Cốc đen là
những loài có số lượng nhiều, một số loài có số lượng ít như: Diệc xám, Diệc lửa,
Quắm đen, Quắm đầu đen, Cốc đế nhỏ. Đặc biệt năm 2008 có một đàn Giang sen
khoảng 30 con bay đến đậu nhưng do bị người dân săn bắn, đàn Giang sen đã bỏ đi
và không thấy quay trở lại. Vườn cò Tân Long: có diện tích 10000m2, trong đó
khai thác du lịch khoảng 3000m2 còn lại 7000m2. Vườn cò nằm trong vùng sinh
cảnh cánh đồng, ngập lũ. Thực vật tại đây là cây tạp giống vườn cò Hậu Bối, phổ
biến là: Tre, Còng, Gừa. Chim nước ghi nhận được: Cò trắng, Cò ruồi, Vạc. Đặc
biệt có khoảng 20 cá thể Cò ngàng nhỏ. Do đặc tính sinh sống và kiếm ăn của các
loài chim nước ở tỉnh Sóc Trăng gắn liền với cánh đồng lúa, ao nuôi thủy sản và
kênh rạch. Mặc dù các loài chim nước hằng ngày có thể bay xa kiếm ăn hàng trăm
km nhưng kiếm ăn gần nơi sinh sống vẫn là chủ yếu vì thời gian kiếm ăn được dài
hơn và ít tiêu tốn năng lượng đặc biệt là trong thời gian sinh sản thì có thể vừa
kiếm ăn vừa chăm sóc và bảo vệ con. Do đó lịch thời vụ và cơ cấu mùa vụ canh tác
nông nghiệp ở địa phương, tức là sự biến động về nguồn thức ăn, phần nào cũng có
ảnh hưởng đến thời điểm sinh sản của chim.
Ngô Minh Hằng (2010), đến năm 1996, diện tích vườn chim được xác định
chính thức là 130ha. Nhờ có bờ bao cao nên vườn chim cách ly hẳn với khu vực
trồng trọt ở ngoài vườn chim. Tác giả đã ghi nhận tổng cộng có 154 loài thực vật
bậc cao thuộc 68 họ. Có 12 loài thân gỗ chiếm ưu thế và cấu thành 11 loại quần xã
thực vật đặc trưng tại Vườn chim. Trong đó, Chà là (Phoenix paludosa) là loài
chiếm ưu thế tuyệt đối, lấn át tất cả các loài và là loài tạo nên sinh cảnh ưa thích
cho các loài chim sinh sống và làm tổ. Ngược lại, Tràm bông vàng (Acacia
auriculiformis) là loài ngoại lai, chiếm diện tích lớn (1/4 tổng diện tích Vườn chim)
nhưng không phải là sinh cảnh thích hợp để các loài chim sinh sống và làm tổ. Ghi
nhận được 100 loài chim, trong đó có: 21 loài chim nước thuộc 6 họ. Chim nước
được ghi nhận bao gồm: Le nâu, Điêng điểng, Cồng cộc, Cốc đế nhỏ, Bồ nông
chân xám, Cò trắng, Diệc xám, Diệc lửa, Cò ngàng lớn, Cò ngàng nhỡ, Cò ruồi, Cò
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
5
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
bợ, Cò bợ Java, Vạc, Cò lửa, Cò xanh, Cò đen, Cò lửa lùn, Quắm đen, Cò quắm
đầu đen, Giang sen. Có sự khác biệt rõ rệt giữa số lượng chim mùa mưa và mùa
khô. Số lượng cá thể của 3 loài/nhóm loài ưu thế trên (Vạc, nhóm Cò, nhóm Cồng
cộc) có xu hướng mùa mưa cao hơn so với mùa khô. Khu vực chim làm tổ cách xa
đường chính của Sân chim, do vậy hạn chế các tác động từ bên ngoài. Các loài
chim có thể làm tổ trên các loài cây khác nhau. Tuy nhiên tùy theo kích thước cơ
thể nên có sự phân tầng trong việc làm tổ. Cò ruồi (Bubulcus ibis) và Cò bợ
(Ardeola spp.) bắt đầu làm tổ và sinh sản vào cuối tháng 5. Các loài Cồng cộc, Cò
trắng, vạc, Điêng điểng làm tổ vào cuối tháng 7 (đầu mùa mưa). Việc làm tổ vào
đầu mùa mưa nên con non nở ra và được nuôi lớn trong thời gian giữa mùa mưa,
thời điểm thuận lợi khi nguồn thức ăn dồi dào từ các kênh rạch, bãi bồi, ruộng lúa.
Vào mùa mưa, hầu hết diện tích rừng của Vườn chim đều ngập nước. Mùa khô,
hầu hết các kênh nội bộ đều cạn nước. Cũng do tình trạng nước khô cạn và tù động,
vào mùa khô, xác bã thực vật phân hủy và phân chim đã làm chất lượng nước ở
vườn chim bị ô nhiễm nghiêm trọng.
3.
Sơ lược về nghiên cứu tại vườn cò Bằng Lăng.
Lê Mộng Thu (2010) đã tìm hiểu được điều kiện cũng như tập tính làm tổ,
khả năng sinh sản theo khu vực và theo mùa của một số loài chim nước tại vườn cò
Bằng Lăng. Đồng thời trong báo cáo của mình tác giả cũng đã giới thiệu về cấu
trúc vườn cò với thành phần loài thực vật, động vật trong vườn cò và tập tính sinh
sản của một số loài chim nước. Giới thiệu hình thái phân biệt Cò trắng, Vạc và
Diệc xám. Tác giả đã ghi nhận được 42 loài thực vật và 5 loài chim nước. Chim
nước ghi nhận được là: Cò trắng, Cò ruồi, Vạc, Diệc xám và Cốc đen. Cò không
làm tổ trên các loài cây như: Bình bát, Mít, Xoài, Mận, Vú sữa, Sung, Bằng lăng,
Bạch đàn và Vông nem. Những nơi cạnh các ao, rạch, mật độ cây dày đặc như khu
trung tâm được các loài chim làm tổ nhiều hơn. Ngược lại, ở khu có nhiều người
qua lại (khu dành cho khách tham quan) các loài chim nước chỉ làm tổ trên những
cây cao, to, nhiều cành nhánh, tán lá dày. Những nơi trong khu vực có thành phần
loài cây đa dạng thì được nhiều loài chim làm tổ hơn ở những khu vực có thành
phần loài cây đơn giản, thưa thớt. Các loài chim nước ở vườn cò Bằng Lăng vào
lúc cao điểm mùa sinh sản hầu như làm tổ khắp nơi trong vườn kể cả những cây
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
6
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
trước khu nhà ở. Vào đầu mùa hoặc cuối mùa sinh sản, trên những cây cao to hoặc
thấp bé, bất kể ở khu vực nào, nếu ít cành nhánh, tán lá thưa thì thấy Cò trắng ít khi
làm tổ và thường chỉ dành để làm nơi nghỉ đậu cho chúng. Quan sát khắp nơi trong
vườn cò vào nhiều thời điểm khác nhau và dù cố gắng tìm tòi thật kỹ cũng không
bao giờ tìm thấy Cò trắng làm tổ riêng lẽ. Một tập tính dễ thấy của các loài chim
nước tại vườn cò Bằng Lăng là chúng đều làm tổ tập đoàn. Không có cá thể nào
của riêng một loài nào chiếm cứ một khu vực riêng biệt, tách rời khỏi một loài
khác. Cò trắng làm tổ trên nhiều loài cây. Trên từng loài cây khác nhau, vị trí mỗi
tổ khác nhau, ở cùng một cây hay cùng một loài cây vị trí mỗi tổ cũng khác nhau,
chúng làm tổ trên những cành nhánh phụ đan xen nhau hoặc ở những nách thân
nằm ngang, trên những đốt thân nằm ngang hoặc trên những đọt gãy ngọn và trên
cành nhánh đan xen, cành lá rậm rạp
Dương Ngọc Lan (2013) hiện tại vườn cò có gần 20 loài chim, với hơn 10
giống cò. “Đất có lành, chim mới đậu. Bảo vệ loài cò tức là tôi đã góp phần bảo vệ
thiên nhiên, bảo tồn linh khí đất trời để vùng này không xảy ra chiến tranh, thiên tai
địch họa. Ngoài ra, tôi muốn mọi người biết đến xứ sở quê tôi vẫn còn có thắng cảnh
vườn cò Bằng Lăng, nơi vui chơi, giải trí lành mạnh.” (Nguyễn Ngọc Thuyền). Năm
1994, số lượng cò về nhiều, ông đào ao thả cá làm thức ăn cho cò, trồng thêm cây
cho chúng trú ngụ. Lượng cò rủ nhau về và sinh sản trên phần đất của ông ngày càng
nhiều. Hệ sinh thái tại Vườn cò Bằng Lăng là một nguồn tài nguyên quý giá. Mỗi
năm có hàng vạn cò, chim chết do bị thuốc, bị câu, đánh bẫy. Nhất là mùa nước lên,
ruộng lúa đã thu hoạch xong. Bảo vệ được hệ sinh thái tại đây là góp phần ổn định,
cân bằng hệ sinh thái tại vườn cò Bằng Lăng nói riêng và của Thành phố Cần Thơ
nói chung mà còn góp phần vào quá trình phát triển bền vững tại khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long hiện nay.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
7
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG III
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.
Phương tiện
Máy ảnh kỹ thuật số: Canon Ixus 132
Máy vi tính
Thu và ép mẫu: túi ni lon, kéo cắt cây, cặp ép cây, giấy báo, dây buộc, nhãn,
bút chì 2B …
Tập, bút
Ống nhòm Vortex 10x50 Diamondback Binocular
2.
Phương pháp
2.1. Kế thừa, phỏng vấn
Sử dụng số liệu thống kê của Lê Mộng Thu (2010) về thành phần loài thực
vật, chim nước để so sánh với kết quả thực tế ghi nhận được.
Các thông tin ghi nhận dưới hình thức phỏng vấn: Lập các câu hỏi điều tra từ
chủ vườn cò nhằm thu thập thông tin về hiện trạng vườn cò Bằng Lăng và những
nguồn thông tin khác như: thành phần loài chim nước, mùa sinh sản, …
2.2. Thực địa
Dùng ống nhòm Vortex 10x50 Diamondback Binocular để quan sát ghi nhận
các đặc điểm của chim nước. Máy ảnh kỹ thuật số: Canon Ixus 132 chụp lại hình
ảnh, đặc điểm nhận dạng thực vật và chim nước.
Đường đi
thu mẫu
Hình 3. Sơ đồ đường đi ghi nhận thực vật
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
8
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Điều tra thành phần loài thực vật bằng cách đi dọc theo các bờ đất bên trong và
vòng bờ bao quanh vườn cò để ghi nhận sự xuất hiện của thực vật và tiến hành thu
mẫu. (Do diện tích vườn cò không lớn và bên trong vườn cò được chia thành các bờ
đất xen kẽ với các rãnh mương nhỏ). Điều tra và thu mẫu thực vật trong vườn cò
được tiến hành trong một đợt (24/ 01/ 2014). (Vì chủ vườn chỉ cho phép vào vườn cò
Bằng Lăng thời gian này, thời gian này sẽ hạn chế ảnh hưởng đến cò trong vườn)
Quan sát chim được tiến hành: buổi sáng bắt đầu từ 5h30, buổi chiều bắt đầu
từ 16h. Đây là khoảng thời gian chim hoạt động cao nhất tại vườn cò. Chụp ảnh
màu lông, màu mỏ và chân đối với chim nước, đồng thời ghi nhận đặc điểm khác
như mắt (nếu quan sát được), đặc điểm bộ lông,… Quan sát cò được tiến hành
trong 4 đợt:
Đợt 1: ngày 17 – 18/11/2013
Đợt 2: ngày 15 – 16/12/2013
Đợt 3: ngày 31/12/2013 – 01/01/2014
Đợt 4: ngày 23-24/01/2014
2.3. Thu mẫu
Sử dụng máy ảnh để chụp lại hình ảnh loài quan sát được. Chụp đầy đủ cả cây
đối với cỏ dại hoặc hình ảnh dễ nhận diện đối với các cây lớn như: hoa, quả, tán, …
bên cạnh đó ghi nhận tên thường gọi để tiến hành phân loại và tra tên khoa học.
Các phương pháp nghiên cứu thực vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), cách
thu mẫu cụ thể:
- Mỗi mẫu thu được phải đầy đủ các bộ phận đối với cây thân thảo.
- Đối với cây thân gỗ: có thể sử dụng kéo cắt cành để thu mẫu.
- Cây thân thảo: dùng kéo cắt cành cắt đoạn cành có đủ hoa, quả, lá.
- Ghi nhận các đặc điểm nhận dạng: hình dạng, màu sắc thân,…
2.4. Phòng thí nghiệm
Tiến hành ép mẫu và làm khô trong phòng thí nghiệm
- Sau khi thu mẫu, cần ép phẳng và làm khô mẫu ngay càng nhanh càng tốt để
các thành phần như lá, hoa không bị thâm đen hay rụng khỏi cành.
- Đặt 1 miếng khung bằng sắt của cặp ép cây trên mặt đất, để một tấm bìa
carton lên, sau đó trãi tờ giấy báo (khổ 35 cm x 45 cm) lên.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
9
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Đặt mẫu cây lên trên tờ giấy báo, sửa mẫu cho phẳng và giữ mẫu cho giống
với dạng tự nhiên nhất. Có thể tỉa bớt một số lá nhưng vẫn giữ lại cuống lá để cho
thấy sự sắp xếp của lá trên thân. Có thể gấp lá/thân theo hình chữ V hay chữ Z khi
lá/thân dài. Nên lật ngược vài lá để có thể quan sát cả hai mặt lá.
- Đặt tờ giấy báo khác lên đậy mẫu ép lại và cứ tiếp tục. Thỉnh thoảng chêm
thêm bìa carton vào cho mẫu ép được phẳng và ép chặt. Khi mẫu ép dày khoảng 15
– 20 cm thì dừng lại.
- Đặt khung sắt thứ hai lên, dùng dây cột chặt lại.
- Sau khoảng 8 – 12 giờ, có thể thay giấy nếu giấy bị ướt nhiều. Nên để cặp
ép cây chỗ thoáng gió hay có thể đem phơi nắng. Thỉnh thoảng, nên đem các mẫu
phía trong ra ngoài (thay đổi vị trí mẫu ép) cho mẫu khô nhanh.
Tiến hành tra tên khoa học và phân loại thực vật dựa vào các tài liệu: “Cây
cỏ Việt Nam”, Quyển I, II, III của Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000); “Tài nguyên
cây gỗ Việt Nam” của Trần Hợp (2002), “Thực vật thông dụng”, tập 1, 2 của Võ
Văn Chi (2004). “Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam” của Dương Văn Chín, Hoàng Anh
Cung.
Tiến hành tra tên khoa học và phân loại chim nước dựa vào các tài liệu:
“Chim Việt Nam, hình thái và phân loại”, tập 1 của Võ Quý (1975); “ Chim Việt
Nam, cuốn sách hướng dẫn về các loài chim Việt Nam” của Nguyễn Cử và ctv.,
(2000).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
10
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1.
Thành phần loài thực vật và chim nước
1.1. Thực vật
Kết quả điều tra thành phần loài thực vật tại vườn cò thu được 60 loài thuộc
32 họ của 21 bộ. Trong số 60 loài thực vật thu được tại vườn cò thì họ Poaceae
chiếm ưu thế nhất với 12 loài. Kế đến là Asteraceae với 6 loài, họ Moraceae có 4
loài, họ Amaranthaceae, Arecaceae, Euphorbiaceae, và Myrtaceae có 2 loài. Các họ
còn lại đều ghi nhận được chỉ có 1 loài. Một số cây được chủ vườn trồng bổ sung.
Đa số cỏ dại được tìm thấy theo mùa.
Trong 60 loài thực vật ghi nhận được thì có 23 loài được chủ vườn trồng. Do
ban đầu vườn chủ yếu là cây ăn trái, khi chim về với số lượng lớn đã ảnh hưởng
đến vườn cây, làm đa số các cây trong vườn bị chết. Các loài được trồng là: Cần
thăng (Limonia acidissima L.), Còng (Samanea saman), Dừa (Cocos nucifera L.),
Gáo vàng (Nacluea orientalis L.), Gừa (Ficus microcacpa L.f.), Lộc vừng
(Barringtonia acutangula), Lùn nước (Donax cannaeformis), Mai vàng (Ochna
integerrima), Mận (Syzygium samarangense), Me keo (Pithecellobium dulce), Mít
(Artocarpus heterophyllus Lamk.), Sơ ri (Malpighia glabra L.), Sộp (Ficus pumila
L.), Tầm vông (Thysostachys siamensis), Tre nhà (Bambusa arundinacea Retz.),
Tre gai (Bambusa stenostachya L.), Tre mỡ (Bambusa vulgaris Schrad. in.
Wendl.), Tre tàu (Gigantochloa levis (Bleo) Merr.), Tre xiêm (Bambusa tulda
Roxb), Trúc lục bình (Bambusua pallida Munro.), Trúc thường (Bambusaceae
tuldoides Munro), Vú sữa (Chrysophyllum cainito L.). Được trồng nhiều nhất là
các loài Tre, Trúc. Vì đây là những loài được chim nước làm tổ nhiều nhất.
Bảng 1. Kết quả thực vật ghi nhận được tại vườn cò Bằng Lăng
Stt
Lớp
Họ
1
2
3
Magnoliopsid
(Dicotyledonae)
Loài
Tên thường gọi
Tên khoa học
Bạch đầu ông *
Vernonia cinerea (L.) Les
Cỏ bọ xít *
Asteraceae
4
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
11
Synedrella nodiflora (L.)
Gearth
Cỏ cứt lợn *
Ageratum conyzoides L.
Cỏ lá xoài *
Struchium
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Stt
Lớp
Trường Đại học Cần Thơ
Họ
Loài
Tên thường gọi
Tên khoa học
sparganophorum (L.) O.
Ktze
5
Cỏ mực
6
Rau mui *
Eclipta alba (L.) Hassk.
Wedelia biflora (L.) DC
in wight.
7
Boranginaceae
Vòi voi *
Heliotropium indicum L.
8
Capparaceae
Màn màn tím *
Cleome chelidonil L.
9
Aizoaceae
Rau đắng đẩt
Rau dền (Dền
10
Amaranthaceae
Glinus opppsitifolius (L.)
D. C
Amaranthus viridis L.
xanh, Dền cơm)
11
Rau dệu
Alternanthera sessilis (L.)
A. DC.
Gymnopetalum
12
Cucurbitaceae
Dây cứt quạ *
cochinchinensis (Lour.)
Kurz.
13
Sapotaceae
Vú sữa
14
Caesalpiniaceae
Phượng vĩ
15
Bình linh *
16
Còng
17
Fabaceae
Đậu ma *
(Leguminosae)
Chrysophyllum cainito L.
Delonix regia (Bojer ex
Hook.) Raf.
Leucaena leucocephala
(Lamk.) de Wit.
Samanea saman (Jacq)
Pueraria peduncularis
Benth
18
Điền ma ấn *
Aeschynomene indica L.
19
Mai dương *
Mimosa pigra L.
20
Me keo
Pithecellobium dulce
(Roxb.) Benth.
21
Rubiaceae
Gáo vàng
Nacluea orientalis L.
22
Annonaceae
Bình bát
Annona glabra L.
Clusiaceae,
23
Guttiferae
Mù u *
(Calophyllaceae)
Calophyllim inophyllum
L.
Bộ Theales
24
25
Euphorbiaceae
Phèn đen *
(Bộ
Euphorbiaceae)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
Chùm ruột
12
Phyllanthus reticulata
Poir,
Phyllanthus acidus (L.)
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Stt
Lớp
Trường Đại học Cần Thơ
Họ
Loài
Tên thường gọi
Tên khoa học
Skeels.
26
Malpighiaceae
Sơ ri *
27
Phyllanthcaceae
Chòi mòi *
28
Combretaceae
29
Lecythidaceae
Malpighia glabra L.
Antidesma ghaesembilla
Gaerth
Chưng bầu, trâm
Combretum
bầu
quadrangulare
Lộc vừng *
Barringtonia acutangula
(L.) Gaertn.
Syzygium samarangense
30
Mận
Myrtaceae
(Blume) Merr. & L. M.
Perry
31
Trâm *
Rau mương đứng
Syzygium cumini (L.)
32
Onagraceae
33
Anacardiaceae
Xoài
Mangifera indica L.
34
Rutaceae
Cần thăng *
Limonia acidissima L.
35
Convolvulaceae
Bìm bìm dại *
36
Ochnaceae
Mai vàng *
*
37
Gừa *
38
Mít
Moraceae
Ludwigia hissopifolia
Operculina turpethum
(L.) S. Manso
Ochna integerrima
(Lour.) Merr.
Ficus microcacpa L.f.
Artocarpus heterophyllus
Lamk.
39
Ngái *
Ficus hispida L.f
40
Sộp
Ficus pumila L.
Pouzolzia zeylancia (L.)
41
Urticaceae
Thuốc dòi *
42
Vitaceae
Dây giác *
43
Lemnaceae
Bèo cám
Lemna minor L.
44
Araceae
Môn ngứa, Môn
Colocasia esculenta (L.)
nước *
Schott.
Dừa *
Cocos nucifera L.
Đủng đỉnh
Caryota mitis Lour.
Lục bình, Bèo
Eichhornia crassipes
Nhật Bản
(Mart) Solms.
Cỏ lông tây
Panicum repens L.
45
Liliopsida hoặc
46
Monocotyledones
47
48
Arecaceae
Pontederiaceae
Poaceae
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
13
Benn.
Cayratia trifolia (L.)
Domin
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Stt
Lớp
Trường Đại học Cần Thơ
Họ
Loài
Tên thường gọi
49
Cỏ lồng vực
Cỏ mảnh hòa
50
Trung Quốc, Cỏ
đuôi phụng
Tên khoa học
Echinochloa crus – galli
(L.) Beauv.
Leptochloa chinensis (L.)
Nees.
51
Cỏ mần trầu *
Eleusine india (L.) Gaertn
52
Tầm vông
Thysostachys siamensis
53
Tre nhà *
54
Tre gai
55
Tre mỡ *
56
Tre tàu *
57
Tre xiêm *
58
Trúc lục bình
59
Trúc thường *
60
Lùn nước *
Marantaceae
Bambusa arundinacea
Retz.
Bambusa stenostachya L.
Bambusa vulgaris
Schrad. in. Wendl.
Gigantochloa levis (Bleo)
Merr.
Bambusa tulda Roxb
Bambusua pallida
Munro.
Bambusaceae tuldoides
Munro
Donax cannaeformis
Chú thích: * là các cây được bổ sung thêm so với Lê Mộng Thu
Theo Lê Mộng Thu (2010), khảo sát thực vật trong vườn cò ghi nhận được có
42 loài. Theo ghi nhận hiện nay so với Lê Mộng Thu (2010) thì vườn cò đã mất đi
18 loài và được bổ sung thêm 36 loài. Trong đó họ Poaceae có số lượng loài chiếm
ưu thế, nguyên nhân là sự tác động chủ yếu của con người là do chủ vườn cò chủ
động chuyển đổi từ các cây ăn trái sang trồng các loài Tre, Trúc để tạo điều kiện
cho chim nước trú ngụ và làm tổ.
Bên cạnh đó, cũng có những họ có duy nhất một loài. Đó là các loài có vai trò
thứ yếu trong vườn cò. Tuy nhiên, sự có mặt của chúng góp phần làm hệ thực vật ở
vườn cò Bằng Lăng thêm đa dạng.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
14
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Bảng 2. Danh sách thực vật không còn ở vườn cò Bằng Lăng so với Võ Mộng Thu
(2010)
STT
Tên thường
gọi
1
Bằng lăng
2
Bạch đàn
3
Tên khoa học
Lagerstroemia
STT
Tên thường
10
Me chua
Ancalyptus
11
Tràm
Sung
Ficus glomerata
12
Rau bợ
4
Gòn
Ceiba pentandre
13
Nhãn lồng
5
Vông nem
Erythrina indica
14
Rau má
6
Chuối
7
Ổi
8
Cóc
9
Trúc lùn
speciosa
Musa
paradisiacal
Psidium
guajava
Spondias
cytherea
Sasa humilis
15
Tên khoa học
gọi
Rau muống
đồng
16
Ngò
17
Rau trai
18
Lúa nước
Tamarindus
indica
Melaleuca
cajeptuti
Marsilea
quadrifolia
Passiflora
foetida
Centella asiatica
Ipomoea aquatic
Enhydra
fluctuans
Commelina
diffusa
Oryza sativa
1.2. Chim nước
Vào mùa nước nổi (tháng 9, 10 âm lịch) sẽ quan sát được sự đa dạng về thành
phần loài và nhiều về số lượng của chim nước tại vườn cò Bằng Lăng. Các tháng
còn lại thì thưa thớt. Trong quan sát thực tế ghi nhận được sự xuất hiện của 5 loài
thuộc 3 họ trong tổng số 16 loài (thuộc 5 họ) được phỏng vấn. Đặc biệt, Cò nhạn
(Anastomus oscitans) chỉ quan sát được 2 cá thể vào buổi sáng của lần quan sát đầu
tiên (18/11/2013), không được ghi nhận trong các lần quan sát sau.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
15
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Bảng 3. Ghi nhận chim nước tại vườn cò Bằng Lăng và một số vườn cò khác.
Vườn cò Bằng Lăng
STT
Họ
Tên thường gọi
17000m2
(tên khoa học)
Kết
Tháng
quả
làm tổ
phỏng
(âm
vấn
lịch)
Vườn
Vườn cò
cò Hậu
Trung
Bối
Hòa
9000m2
40000m2
Vườn
Sân
cò
chim
Tân
Bạc
Long
Liêu
7000m2
130
ha
Ghi
nhận
thực
tế
Cổ rắn, Điêng
1
Anhingidae
điểng
Anhiga
X
X
melanogaster
Cò bợ
2
Ardeola
X
3
X
X
bacchus
Cò bợ Java
3
Ardeola
X
speciosa
Cò đen
4
Dupetor
X
flavicollis
Cò lửa
5
Ixobrychus
X
9 – 10
X
cinnamomeus
Ardeidae
6
Cò lửa lùn
Ixobrychus
X
sinensis
Cò ngàng lớn
7
Casmerodius
X
albus
Cò ngàng nhỏ
8
Egretta
X
X
X
X
intermedia
9
10
Cò ruồi
Bubulcus ibis
Cò trắng
Egretta gaetta
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
X
1–6
X
X
X
X
X
X
8 – 11
X
X
X
X
X
16
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Vườn cò Bằng Lăng
STT
Họ
Tên thường gọi
17000m2
(tên khoa học)
Kết
Tháng
quả
làm tổ
phỏng
(âm
vấn
lịch)
X
9 – 10
Vườn
Vườn cò
cò Hậu
Trung
Bối
Hòa
9000m2
40000m2
Vườn
Sân
cò
chim
Tân
Bạc
Long
Liêu
7000m2
130
ha
Ghi
nhận
thực
tế
Cò xanh
11
Butorides
X
striatus
Diệc lửa
12
Ardea purpurea
Diệc xám
13
Ardea cinerea
X
X
X
X
X
X
Vạc
14
Nycticorax
X
X
X
X
Nycticorax
Vạc hoa
15
Botaurus
X
10
stellaris
Vạc rạ
16
Gorsachius
X
magifica
Cò nhạn, cò ốc
17
Anastomus
Ciconiidae
18
X
6
X
oscitans
Giang sen
Mycteria
X
leucocephala
Le nâu
19
Anatidae
Dendrocygna
X
javannica
Cốc đế
20
Phalacrocorax
Phalacrocoracidae
21
X
4-6
X
carbo
Cốc đế nhỏ
X
Phalacrocorax
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
17
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Vườn cò Bằng Lăng
STT
Họ
Tên thường gọi
17000m2
(tên khoa học)
Kết
Tháng
quả
làm tổ
phỏng
(âm
vấn
lịch)
X
4–6
Vườn
Sân
cò
chim
Tân
Bạc
Long
Liêu
Vườn
Vườn cò
cò Hậu
Trung
Bối
Hòa
9000m2
40000m2
X
X
X
X
X
X
X
7000m2
130
ha
Ghi
nhận
thực
tế
fuscicollist
Cồng cộc
22
Phalacrocorax
X
niger
Cò thìa
23
Platalea minor
X
Quắm đen
24
Plegadis
Threskiormithidae
X
falcinellus
Quắm đầu đen
Denthreskimrnis
25
melanocephalus
Sau 4 lần quan sát thì có sự khác biệt về số lượng loài chim nước giữa phỏng
vấn và quan sát thực tế. Có nhiều nguyên nhân có thể lí giải cho kết quả này. Nguyên
nhân thứ nhất: khi phỏng vấn thu được kết quả số lượng loài chim nước xuất hiện
trong thời gian cả năm, trong khi thời gian quan sát thực tế được tiến hành vào tháng
11, tháng 12 năm 2013 và tháng 1 năm 2014. Nguyên nhân thứ hai: đây là khoảng
thời gian các vùng xung quanh đã xuống giống vụ Đông – Xuân, nguồn cung cấp
thức ăn cho chim nước không còn dồi dào nên số lượng loài chim nước về đây
không được đa dạng. Và cũng không loại trừ trường hợp có một số loài chim nước
lúc trước có hiện diện tại vườn nhưng hiện nay chúng không về vườn cư ngụ hoặc
làm tổ nữa.
Tại vườn cò Bằng Lăng có một số cò chỉ về vườn trú ngụ nhưng chưa thấy làm
tổ như: Điêng điểng (Anhiga melanogaster), Cò thìa (Platalea minor), Quắm đen
(Plegadis falcinellus), Cò ngàng nhỏ (Egretta intermedia), Diệc lửa (Ardea
purpurea), Vạc rạ (Botaurus stellaris), Diệc xám (Ardea cinerea). Có hai khoảng
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
18
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
thời gian chim nước về làm tổ nhiều nhất là tháng 4 – 6 âm lịch và tháng 9 – 10 âm
lịch. Thời gian này trùng với mùa mưa, là thời gian mà các loài thủy sinh vật là
nguồn thức ăn chủ yếu của chim nước khá dồi dào, đảm bảo đủ thức ăn cho cả chim
non và chim bố mẹ nên thu hút số lượng lớn chim về tìm thức ăn và làm tổ.
Tại vườn cò Bằng Lăng có 5 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam: Cò nhạn
(Anastomus oscitans), Điêng điểng (Anhiga melanogaster) với tình trạng VU (sẽ
nguy cấp), Cốc đế (Phalacrocorax carbo) và Cò thìa (Platalea minor) là là nguy
cấp, Vạc hoa (Botaurus stellaris) là cực kỳ nguy cấp. Có 3 loài không tìm thấy ở
vườn cò Hậu bối, Trung Hòa, Tân Long và Sân chim Bạc Liêu là: Cò thìa (Platalea
minor), Cò nhạn (Anastomus oscitans), Vạc rạ (Gorsachius magifica), Vạc hoa
(Botaurus stellaris). Do đó cần có những biện pháp bảo vệ tích cực và thích hợp để
bảo tồn và phát triển các giống chim nước sẽ nguy cấp.
Hình ảnh chim nước ghi nhận được tại vườn cò Bằng Lăng
Hình 5. Cò trắng - Egretta garzetta
Hình 4. Cồng cộc - Phalacrocorax
niger
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
19
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 6. Cò ngàng nhỏ - Egretta
intermedia
Hình 7. Cò ruồi - Bubulcus ibis
Hình 8. Cò nhạn - Anastomus oscitans
(http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Asian_Openbill_%28Anastomus_oscitans%29_in
_Kolkata_I_IMG_0495.jpg)
2.
Mối liên hệ giữa thảm thực vật và sự phân bố chim nước
2.1. Ảnh hưởng của thực vật đến một số hoạt động của chim nước
Thực vật trong vườn cò Bằng Lăng phân bố không đồng nhất. Me keo
(Pithecellobium dulce), Còng (Samanea saman), Gáo vàng (Nacluea orientalis L.)
phân bổ chủ yếu theo ranh đất quanh vườn, đây là 3 loài có kích thước cũng như
tuổi lâu năm nhất trong vườn. Từ ghi nhận thực tế, chim nước đậu tập trung phía
trên các tán cây. Giữa 3 loại Me keo (Pithecellobium dulce), Gáo vàng (Nacluea
orientalis L.), Còng (Samanea saman) thì chim nước đậu trên tán cây Gáo
(Nacluea orientalis L.) nhiều hơn do Me keo (Pithecellobium dulce) có nhiều gai,
lá Còng (Samanea saman) nhiều, bùm sùm nhưng nhỏ và dễ rụng bên cạnh đó
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
20
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Còng (Samanea saman) và Me keo (Pithecellobium dulce) có nhánh, chạc rộng, vì
vậy không thu hút chim cò đậu và làm tổ, nên số lượng tổ quan sát được trên Me
keo (Pithecellobium dulce) và Còng (Samanea saman) rất ít, điều đó giải thích tại
sao Còng (Samanea saman) và Me keo (Pithecellobium dulce) là 2 loài cây có kích
thước to cũng như có tuổi lâu năm nhất trong vườn. Bên cạnh đó Gáo (Nacluea
orientalis L.) là cây thường xuyên bị trơ lá trong vườn do chim nước chọn cây Gáo
(Nacluea orientalis L.) để làm nơi trú ngụ và làm tổ, đồng thời chịu ảnh hưởng
không nhỏ từ lượng phân chim tích lũy hằng ngày trong thời gian tương đối dài.
Chịu ảnh hưởng không kém là các loài Tre, Trúc. Mặc dù các loài Tre, Trúc là loài
thực vật được chim nước chọn làm nơi nghỉ đậu và làm tổ nhiều nhất nhưng chúng
không bị ảnh hưởng nghiêm trọng như Gáo (Nacluea orientalis L.) mà chỉ chậm
phát triển, còi cọc. Có thể do nhánh, tán của các loài Tre, Trúc dẻo hơn so với Gáo
(Nacluea orientalis L). Qua đó, chủ vườn cần trồng bổ sung thêm Gáo (Nacluea
orientalis L.), các loài Tre, Trúc, … để tăng thêm nơi đậu và làm tổ của chim nước
cũng như thay thế cho các cây bị chết. Tuy nhiên, việc trồng thêm các loài cây đã
nêu trên gặp phải những khó khăn nhất định. Vì việc trồng cây sẽ gây động, ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động của chim nước trong vườn cò Bằng Lăng, có thể sẽ
dẫn đến hậu quả là chim nước bỏ đi nơi khác làm tổ và cư ngụ mà không quay trở
lại vườn. Do đó việc trồng bổ sung thêm cây tại vườn cò Bằng Lăng phải có những
kế hoạch cụ thể và thời gian thực hiện nhất định nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng
đến chim nước.
Hình 9. Cây bị trơ cành
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
21
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 10. Cò đậu phía trên các tán cây
Thực vật ở vườn cò Bằng Lăng được phân theo 3 tầng. Tầng cao chủ yếu là
các cây lâu năm trong vườn như: Me keo (Pithecellobium dulce), Còng (Samanea
saman), Gáo (Nacluea orientalis L), các loại Tre, Trúc. Các cây này phân bố chủ
yếu ở vòng bao bên ngoài của vườn. Tầng giữa chủ yếu là các loài Tre, Trúc, Bình
bát (Annona glabra L.), Chưng bầu, (Combretum quadrangulare) … tầng này phân
bố rải rác khắp vườn, chủ yếu là các bờ đất trong vườn. Tầng còn lại chủ yếu là
thực vật sát đất, phân bố thưa thớt do bị che phủ. Điều này giống với kết quả của
Lê Anh Huy (2010), điều đó chứng tỏ cấu trúc vườn chim có nét tương đồng về sự
phân tầng thực vật, tùy vào từng địa phương mà có những loài cây ưu thế khác
nhau.
Điều đặc biệt vườn cò có rất ít cỏ dại. Chúng chỉ phân bố 1 vài điểm trong
vườn cò với số lượng không nhiều lắm. Chúng mọc chủ yếu trên nền đáy mương
đã bị cạn nước. Đây là loài thứ yếu, góp phần làm cho hệ thực vật tại vườn cò thêm
đa dạng. Nguyên nhân các mương bị cạn nước một phần là do các mương không
được thông với rạch bên ngoài vườn cò, một phần do lượng phân chim tích lũy lâu
ngày.
Theo quan sát, ghi nhận được chim nước trong vườn cò có một số phân bố
theo nhóm và phân bố rải rác khắp vườn.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
22
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 11. Chim phân bố khắp vườn
Chim nước đậu ở hầu hết các cây. Tập trung nhiều ở tầng giữa của vườn cò
Bằng Lăng. Gần đài quan sát chỉ quan sát thấy Cò trắng (Egretta gaetta), Cò ruồi
(Bubulcus ibis) còn Cồng cộc (Phalacrocorax niger) phân bố xa đài quan sát. Cồng
cộc (Phalacrocorax niger) thường đậu thành từng nhóm và đa số chúng đậu tập
trung ở các cây có độ cao nhất nhì trong vườn. Quan sát thực tế đa số chúng tập
trung thành 3 nhóm lớn đậu ở phía Đông, Tây – Nam và ở trung tâm vườn. Trong
đó đậu ở phía Tây – Nam là nhiều nhất. Đặc biệt đa số cồng cộc (Phalacrocorax
niger) đậu ở các cây khô trong vườn.
Hình 12. Cồng cộc đậu ở nhánh cây khô
Do thời gian quan sát tương đối ngắn nên chỉ ghi nhận được 1 số tổ của loài
Cò trắng (Egretta gaetta) và Cò ruồi (Bubulcus ibis). Tổ tập trung chủ yếu ở các
cây có cành, nhánh cao và có chạc, độ rộng của chạc không quá lớn. Chim nước
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
23
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
làm tổ trên 12 loại thực vât: Còng (Samanea saman), Gừa (Ficus microcacpa L.f.),
Me keo (Pithecellobium dulce), Gáo (Nacluea orientalis L.), Bình bát (Annona
glabra L.), Tầm vông (Thysostachys siamensis), Tre nhà (Bambusa arundinacea
Retz.), Tre gai (Bambusa stenostachya L.), Tre tàu (Gigantochloa levis), Tre xiêm
(Bambusa tulda Roxb), Trúc lục bình (Bambusua pallida Munro.), Trúc thường
(Bambusaceae tuldoides Munro). Quan sát được chim nước có làm tổ trên cây
Bình bát (Annona glabra L.), nhưng theo Lê Mộng Thu (2010) thì không tìm thấy
tổ trên cây Bình bát (Annona glabra L). Điều này có thể được giải thích là vào lúc
Lê Mộng Thu tiến hành quan sát, ghi nhận thì Bình bát (Annona glabra L.) còn nhỏ
nên chim nước chưa làm tổ.
Các bụi Tre, Trúc phân bố ở phần ranh đất phía giáp với bờ sông thì có số
lượng tổ nhiều hơn các cây Trúc, Tre bên trong vườn. Điều này có thể được lí giải:
phần ranh đất có mặc dù kế con rạch thủy lợi nhưng lại ít bị tác động, và độ cao
của cây lại cao hơn các cây bên trong vườn.
Hình 13. Cò làm tổ trên cây Bình bát
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
24
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 14. Chim làm tổ trên cây cao
Quan sát thực tế ghi nhận được đa số Cò trắng (Egretta gaetta), Cò ruồi
(Bubulcus ibis) làm tổ ở các cây cạnh bờ mương và cách xa đài quan sát. Chủ yếu
tập trung ở phía Đông của vườn. Tổ được tìm thấy ở vị trí khác nhau ở các loài cây
khác nhau. Chúng làm tổ cách xa các lối đi trong vườn, nếu có tổ ở gần lối đi thì tổ
ở vị trí khá cao hoặc ở nơi rậm rạp, có nhiều cành lá che đậy. Nguyên nhân là do
Cò trắng (Egretta gaetta) có kích thước tương đối nhỏ so với các loài chim nước
khác, dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu hơn, nhưng ngược lại Cò trắng (Egretta
gaetta) có mắt rất tinh và khả năng phản xạ rất nhanh, dáng mảnh khảnh sẽ giúp
chúng len lỏi tốt hơn các loài chim nước khác, do vậy làm tổ ở khu vực cao ráo hay
rậm rạp sẽ giúp chúng bảo vệ trứng và chim non tốt hơn.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
25
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 15. Tổ được làm ở nơi rậm rạp
Chim non ở những tổ cạnh nhau đôi khi cắn nhau khi chim non từ tổ này sang
tổ khác, có khi bị rơi xuống đất.
Từ ghi nhận thực tế có một số ít chim nước kiếm ăn tại vườn, có thể do yếu tố
khách quan là lượng nước trong các mương không đáng kể, nên không có nhiều cá,
dẫn đến không cung cấp được thức ăn cho chúng. Quan sát thực tế thì đa phần
chim nước bay về từ khá xa, tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò quan trọng của
hệ sinh thái xung quanh vườn cò. Bằng chứng là một số chim nước tìm thức ăn từ
các ruộng xung quanh vườn cò, đa số đó là những con ở lại giữ tổ. Xung quanh
vườn cò có những ao nuôi cá, cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái, rẫy trồng các loại
rau nước nên đa số là có nước quanh năm, nên thu hút một lượng chim cò về khu
vực này tìm thức ăn. Tại đây chúng kiếm ăn theo từng cá thể riêng lẽ hoặc theo
từng nhóm, nhưng với số lượng không đáng kể. Theo quan sát và lời chủ vườn cò
thì chúng chỉ tìm thức ăn mà không làm tổ tại các khu vực này.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
26
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 16. Cò kiếm ăn ở ruộng xung quanh
Hình 17. Cò kiếm ăn trong vườn
2.2.
Hoạt động của chim nước
2.2.1. Theo dõi thời gian bay đi, bay về
Hoạt động của chim nước được theo dõi chủ yếu vào buổi chiều và vào lúc
sáng sớm. Vì đây là thời gian chim nước hoạt động tại vườn cò mạnh nhất.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
27
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Bảng 4. Kết quả 4 đợt quan sát chim nước
Thời gian bay
Thời gian bay
về
đi
Bắt
đầu
Loài
quan sát
Bắt
Về rộ
đầu
được
Đi rộ
Hoạt động ghi
nhận được
Ghi chú
đi
về
- Cò bay về nhiều
từ hướng tây.
17/ 11/ 2013
16h 50
17h
Cò trắng,
Cò
ngàng
Đợt
nhỏ, Cò
1
nhạn,
Cồng
18/ 11/ 2013
5h30
cộc
5h45
- Số lượng chim
bay về bắt đầu
- Cò trắng bay
giảm hẳn khi trời
trước.
sập tối
- Cồng cộc tập
- Cò bay thành
trung chủ yếu ở
vòng tròn quanh
các cây trung
vườn 1 vòng rồi
tâm vườn cò.
mới bay đi.
- Bay đi theo
nhiều hướng
15/ 12/ 2013
16h
17h45
- Khi bay về
- Cồng cộc quan
chúng bay quan
sát được nhiều
vườn cò một
hơn lần 1.
vòng.
- Sáng sớm trời
có sương.
- Khi cò về 15 –
Cò trắng,
Cò
ngàng
Đợt
nhỏ,
2
Cồng
16/12/ 2013
5h40
cộc, Cò
6h
ruồi
- Cò bay đi trước,
Cồng cộc bay đi
trước thì chỉ bay
theo nhóm 2 –
3con.
- 7h40: Một số cò
quay về cho con
ăn.
25 phút mới “ợ”
thức ăn ra cho cò
con ăn.
- Ruộng quan
vườn cò đã được
xuống giống.
- Một số mương
trong vườn có
mực nước thấp
hơn lần 1, một
số gần như sắp
cạn.
Đợt
3
31/ 12/ 2013
16h5
18h
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
28
Cò trắng,
- Cồng cộc và cò
- Các mương
Cò
bay về theo từng
nước trong vườn
ngàng
nhóm
có mương có
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Thời gian bay
Thời gian bay
về
đi
Bắt
đầu
Loài
quan sát
Bắt
Về rộ
đầu
được
Đi rộ
Hoạt động ghi
nhận được
Ghi chú
đi
về
nhỏ,
- Đa số cồng cộc
nước nhiều,
Cồng
đậu ở các nhánh
mương ít nước.
cộc, Cò
khô.
ruồi
- Khi trời tắt nắng
thì số lượng cò
bay về giảm hẳn
- Cò kêu rộ trước
khi bay.
- Một nhóm lớn
01/ 01/ 2014
5h56
bay về hướng
6h10
Tây
- 7h10: một số cò
bắt đầu bay về
cho cò con ăn.
- Cò về khi trời
bắt đầu bớt
nắng.
23/ 01/ 2014
16h30
17h48
Đợt
4
24/ 01/ 2014
5h56
6h6 –
- Cồng cộc bay
- Số lượng cò về
về theo từng đợt
nhiêu khi mặt
Cò trắng,
trời bắt đầu lặn,
Cò
khi trời sập tối
ngàng
thì cò về rải rác.
nhỏ,
- Cò bay đi trước
Cồng
và không bay
cộc, Cò
theo đàn.
ruồi
- 7h: Cồng cộc
bay đi với số
6h10
lượng rất nhiều.
Bay một vòng lớn
quanh vườn trước
khi bay đi.
Qua bảng số liệu 4 đợt quan sát, nhận thấy chim nước về vườn lúc khoảng từ
16h – 18h50. Tuy thời gian bay đi kiếm ăn và quay về vườn khác nhau trong từng
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
29
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
đợt quan sát, nhưng có điểm chung là lúc mặt trời bắt đầu giảm cường độ chiếu
sáng cũng là lúc chim nước bắt đầu bay về vườn và buổi sáng khi mặt trời bắt đầu
chiếu sáng thì chim nước bắt đầu bay đi. Điều đặc biệt quan sát được là đa số chim
nước sẽ bay thành vòng tròn trước khi bay đi khỏi vườn, đôi khi khi chúng về vườn
cũng bay thành vòng trước khi đậu. Điều đó có thể là biểu hiện của sự quan sát về
nơi đậu của chúng. Thường khoảng nửa tiếng trước khi bắt đầu bay đi kiếm ăn
chúng sẽ bắt đầu kêu rộ (thường là lúc Mặt trời sắp lên ở đường chân trời). Điều đó
cho thấy nhịp sống trong ngày của các loài chim, dù là những loài có tập tính hoạt
động ngày hay là loài hoạt động đêm đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của độ chiếu
sáng của Mặt Trời. Điều này phù hợp với Võ Quý (1978) cho rằng các loài chim
hoạt động ngày đều thức dậy lúc Mặt Trời mọc và nghỉ đêm lúc hoàng hôn, nhưng
sớm hay muộn là tùy vào mức độ phản ứng với độ chiếu sáng của mỗi loài.
Hình 18. Chim bay một vòng trước khi rời vườn
Thời gian chim nước bay về thường từ 16h – 18h, khi mặt trời bắt đầu giảm
nắng. Rời khỏi vườn từ 5h30 – 6h10, khi trời bắt đầu hửng nắng. Vào buổi sáng
một số chim nước quay về vườn cho chim non ăn tầm khoảng 7h10. Do đó muốn
quan sát hoạt động của chim nước, du khách nên đến vườn trong khoảng thời gian
này là tốt nhất, vào thời gian này khách tham quan có thể quan sát được nhiều hoạt
động của chúng như tìm thức ăn tại các ao trong vườn, chim mẹ mớm mồi cho
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
30
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
chim non, hoạt động xây tổ của chim nước và số lượng chim nước khá đông nhất
trong ngày.
Hình 19. Cho cò con ăn
2.2.2. Một số hoạt động khác
Theo ghi nhận được thì đa số Cò trắng (Egretta gaetta), Cò ngàng nhỏ
(Egretta intermedia), Cò ruồi (Bubulcus ibis) sẽ bay về vườn trước Cồng cộc
(Phalacrocorax niger), vào buổi sáng thì chúng lại bay đi kiếm thức ăn trước Cồng
cộc (Phalacrocorax niger). Đa số Cồng cộc (Phalacrocorax niger) đậu ở các cây
có vị trí tương đối cao trong vườn và chúng thường đậu xa khu vực đài quan sát,
các cây ở vị trí này có đặc điểm đa phần là các nhánh khô. Qua các lần quan sát thì
hầu như vị trí đậu của các nhóm Cồng cộc (Phalacrocorax niger) không thay đổi.
Quan sát được quá trình làm tổ của Cò trắng (Egretta gaetta). Ban đầu chúng
chọn vị trí tại các cành, nhánh có chạc, dùng mỏ để bẻ cong các cành nhỏ quanh vị
trí đó, chúng tha các nhánh cây khô (lấy từ vườn) về gác lại với nhau và dùng mỏ
“định hình” lại tổ. Trong quá trình làm tổ luôn có sự hợp tác cùng làm của 2 cá thể.
Một con đi tha các nhánh cây mang về, một con làm tổ.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
31
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 20. Một con tha nhánh cây, một con làm tổ
Hình 21. Tổ được làm từ nhánh cây khô
Bên cạnh những cạnh tranh khác loài thì vẫn có những cạnh tranh cùng loài
diễn ra tại vườn cò. Sự cạnh tranh đó được thể hiện qua kết quả ghi nhận được khi
quan sát chúng tìm thức ăn, đặc biệt là khi tìm thức ăn trong các mương trong
vườn. Bên cạnh đó là cạnh tranh về tìm vật liệu làm tổ, nơi nghỉ đậu. Có thể nói
cạnh tranh gay gắt nhất là việc chọn bạn tình và nơi làm tổ. Kết quả là các con yếu
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
32
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
thế có khi bị rơi xuống đất, thậm chí có khi rơi vướng vào các nhánh cây mà chết
khô. Trứng bị bể, chim non bị rơi khỏi tổ.
Hình 22. Chim non bị rơi khỏi tổ
3.
Định hướng phát triển bền vững tại vườn cò Bằng Lăng
Từ những ghi nhận thực tế thì hiện nay vườn cò đang bị xuống dốc và nguy
cơ số lượng chim nước giảm rất cao, do có nhiều thực vật (loại cây chim nước hay
đậu và làm tổ) đang bị chết dần, ảnh hưởng đễn nơi sự phân bố nơi cư ngụ và làm
tổ của chim nước; nguồn nước tại các ao mương trong vườn cò bắt đầu bị ô nhiễm,
việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ các hệ sinh thái xung quanh ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng nguồn thức ăn của chim nước tại vườn cò Bằng Lăng. Từ
những nguyên nhân thực tế đó muốn phát triển bền vững và ổn định vườn cò Bằng
Lăng phải có những biện pháp cải tạo cụ thể và hợp lí. Việc đầu tiên là phải cải tạo
hệ thực vật và các ao mương tại vườn. Cụ thể là trồng thêm các loài cây mà chim
nước cư ngụ và làm tổ nhiều nhất như: Gáo (Nacluea orientalis L.), Bình bát
(Annona glabra L.), các loài Tre, Trúc, … Khai thông các ao, mương trong vườn
để tăng nguồn thức ăn tự nhiên tại vườn cò. Tuy nhiên việc này đòi hỏi phải có sự
tính toán và thực hiện hợp lí, vì đây là công việc tác động trực tiếp đến hoạt động
của chim nước, nếu không có kế hoạch cụ thể chim nước có thể do bị động và tìm
nơi ở mới không quay trở lại vườn cò. Do vậy trước khi cải tạo vườn cò cần phải
mở rộng diện tích, trồng các loài cây mà chim nước hay đậu và làm tổ để khu này
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
33
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
như là khu dự trữ của vườn cò trong thời gian vườn cò được cải tạo. Vì vậy khu
này phải được hoàn thành trước khi bắt đầu công việc cải tạo vườn cò. Thời gian
thích hợp cho việc cải tạo vườn cũ là tháng Chạp và tháng Giêng âm lịch, vì đây là
thời gian số lượng chim nước tại đây ít nhất trong năm. Đồng thời cùng người dân
xung quanh bảo vệ hệ sinh thái vốn có, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật để đảm bảo chất lượng nguồn thức ăn tự nhiên cho chim nước.
Dựa vào thời gian quan sát thực tế thì vườn cò nên mở cửa cho khách tham
quan sớm hơn, có thể bắt đầu từ 5h30. (Thường vườn có bắt đầu hoạt động 6h30 7h). Vì đây là thời gian chim nước trong vườn hoạt động mạnh nhất. Vào những
tháng chim nước về vườn ít có thể cho khách tham quan vào vườn, với khu vực
nhất định để thu thu hút sự tò mò của khách tham quan.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
34
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.
Kết luận
Thực hiện được bộ mẫu ép thực vật gồm 42 loài.
Qua kết quả khảo sát và theo dõi tập tính của chim nước trong 4 đợt khảo sát
tại vườn cò Bằng Lăng, rút ra một số kết luận như sau:
- Hiện trạng về thực vật:
Thu được 60 loài thực vật thuộc 32 họ. Trong đó có 23 loài được chủ vườn
trồng. Ghi nhận được chim nước làm tổ trên 12 loài thực vật.
- Hiện trạng về chim nước:
Theo phỏng vấn thì vườn có có 16 loài thuộc 5 họ, ghi nhận thực tế trong thời
gian quan sát thì ghi nhận được 5 loài thuộc 2 họ. Trong đó có 3 loài được ghi
trong Sách đỏ Việt Nam là Cò nhạn (Anastomus oscitans), Cốc đế (Phalacrocorax
carbo), Điêng điểng (Anhiga melanogaster) với mức độ sẽ nguy cấp.
- Mối quan hệ giữ thảm thực vật và chim nước:
Thực vật là nơi làm giá thể và cung cấp vật liệu cho chim nước làm tổ. Chim
nước làm tổ trên 12 loài thực vật: Còng (Samanea saman), Gừa (Ficus microcacpa
L.f.), Me keo (Pithecellobium dulce), Gáo (Nacluea orientalis L.), Bình bát
(Annona glabra L.), Tầm vông (Thysostachys siamensis), Tre nhà (Bambusa
arundinacea Retz.), Tre gai (Bambusa stenostachya L.), Tre tàu (Gigantochloa
levis), Tre xiêm (Bambusa tulda Roxb), Trúc lục bình (Bambusua pallida Munro.),
Trúc thường (Bambusaceae tuldoides Munro).
Đặc điểm của thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố nơi đậu và làm tổ của chim
nước. Chim nước làm tổ nơi có tán lá bùm sùm, các chạc có vị trí cao, ít người qua
lại.
Chim nước cạnh tranh chủ yếu với nhau về chỗ đậu và nơi làm tổ.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
35
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
2.
Trường Đại học Cần Thơ
Đề nghị
Qua thời gian khảo sát và theo dõi tai vườn cò Bằng Lăng – Thuận An - Thốt
Nốt – TP. Cần thơ. Kiến nghị một số đều như sau:
Mở rộng các nội dung nghiên cứu khác tại vườn cò như: điều tra về thành
phần, số lượng loài chim nước tại vườn cò trong thời gian dài hơn để có những kết
luận chính xác, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của
vườn cò để nâng cấp và phát triền vườn cò lâu dài.
Trồng thêm các loại cây mà chim nước hay làm tổ như: Gáo, Tre, Tầm
vông,… Mở rộng diện tích vườn cò để chuẩn bị bước đầu cho việc sửa san lại vườn
cò. Cải tạo hệ thống ao mương trong vườn để tăng lượng cá tự nhiên, thu hút thêm
số lượng chim cò về vườn.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
36
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ KH&CN, Viện KHCNVN. 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần Động vật. NSB
KHTN&CN, Hà Nội.
Dương Ngọc Lan. 2013. Bản tin khoa học và giáo dục. “Báo động sinh thái tại
vườn cò Bằng Lăng – Cần Thơ”, 19 - 23.
Dương Văn Chính, Hoàng Anh Cung. Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam.
Đặng Minh Quân. 2011. Bài giảng phân loại họ thực vật bậc cao, tập II. Đại Học
Cần Thơ.
Nguyễn Nghĩa Thìn. 2008. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB ĐH Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ. 1999. Cây cỏ Việt Nam, quyển I. NXB Trẻ, TPHCM.
Phạm Hoàng Hộ. 2000. Cây cỏ Việt Nam, quyển II. NXB Trẻ, TPHCM.
Phạm Hoàng Hộ. 2000. Cây cỏ Việt Nam, quyển III. NXB Trẻ. TPHCM.
Trần Hợp. 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp, TPHCM.
Võ Văn Chi. 2004. Từ điển thực vật thông dụng, tập 1. NXB KHKT, HN.
Võ Văn Chi. 2004. Từ điển thực vật thông dụng, tập 2. NXb KHKT, HN.
Võ Quý. 1975. Chim Việt Nam – hình thái và phân loại, tập 1. NXB KHKT, HN.
Võ Quý. 1978. Đời sống các loài chim. NXB KHKT, HN.
Nguyễn Cữ, Lê Trọng Khải, K. Phillipps. 2000. Chim Việt Nam – Cuốn sách hướng
dẫn về các loài chim ở Việt Nam. NXB Lao Động – Xã Hội.
Lê Mộng Thu. 2010. Luận văn thạc sĩ Cách làm tổ của một số loài chim nước tại
vườn cò bằng Lăng – Thuận An, Thốt Nốt – Cần Thơ. Trường Đại Học Cần
Thơ.
Ngô Minh Hằng. 2010. Luận văn thạc sĩ Phát triển các chỉ thị tự nhiên, Sinh học và
các công cụ phục vụ cho việc quản lý bền vững vườn chim Bạc Liêu. Trường
Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Anh Huy. 2010. Luận văn thạc sĩ Khảo sát một số đặc điểm tại ba vườn cò
ở tỉnh Sóc Trăng. Trường Đại Học Cần Thơ.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
37
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Web
http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Asian_Openbill_%28Anastomus_oscitans
%29_in_Kolkata_I_IMG_0495.jpg
http://www.vietnamtourism.com.vn/news/vn/detail/75/13586/
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
38
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
PHỤ LỤC
1.
Stt
Mô tả Thực vật
Hình
Mô tả
- Tên địa phương: Bạch đầu ông
- Tên khoa học: Vernonia cinerea (L.) Les
- Họ: Asteraceae
Cỏ hàng năm, cao đến 40, thân đứng, có khía, có
lông mềm rạp xuống, lá hình dài. Phiến lá nguyên
1
hay có răng rõ. Cụm hoa ở ngọn, lá đài có lông, hoa
hình ống dài khi hé nụ, đầu hoa màu trắng hồng. Bế
quả có lông màu trắng.
- Nơi sống: Mọc phổ biến vùng đồng bằng, trên đất
hoang, ven lộ.
- Công dụng: Trị ho, đau bụng
- Tên địa phương: Bèo cám
- Tên khoa học: Lemna minor L.
- Họ: Araceae
Thực vật nổi. Thường kết thành từng đám trên mặt
2
nước. Hoa gồm 2 hoa đực, 2 tiểu nhụy và một bầu
noãn.
- Nơi sống: Ở vùng nhiệt đới, trong các ao, đầm, tích
tụ nước mưa.
- Công dụng: Thức ăn nuôi thủy sản.
- Tên địa phương: Bìm bìm dại
- Tên khoa học: Operculina turpethum (L.) S. Manso
- Họ: Convolvulaceae
Cây thân thảo mọc bò và leo. Có cành hình trụ có
3
góc nhiều hay ít. Lá xoan hay thuôn, thường hình
tam giác, hình tim hay cụt ở gốc, nhọn hoặc tù. Hoa
lớn màu trắng hay vàng nhạt, ở nách lá. Quả nang, có
4 góc, mở ở đỉnh theo một lằn ngang thành một nắp
tròn. Hạt hình lăng kính, màu đen.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
I
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Nơi sống: vườn, lùm, phân bố rộng khắp
- Công dụng: lợi tiểu, rễ trị đau khớp, tê thấp.
- Tên địa phương: Bình bát
- Tên khoa học: Annona glabra L.
- Họ: Annonaceae
Cây bụi, có thể cao đến 5m, vỏ thân màu nâu đen. Lá
đơn, mọc cách, phiến nguyên. Hoa màu vàng nhạt,
4
hai vòng cánh. Quả hình tim, quả kép
- Nơi sống: Mọc hoang ven bờ nước, nơi đất ẩm, có
thể chịu được sự ngập nước.
- Công dụng: Làm củi, làm gốc tháp cho mãng cầu.
Rễ sao vàng trị đau nhức. Trái ăn được. Hạt có tính
sát khuẩn.
- Tên địa phương: Bình linh
- Tên khoa học: Leucaena leucocephala (Lamk.) de
Wit.
- Họ: Fabaceae
Cây gỗ nhỏ. Lá kép 2 lần, phiến có lông ở bìa. Hoa
5
đầu trạng, màu trắng, 5 lá đài, 5 cánh hoa rời nhau,
10 tiểu nhụy. Trái dẹp, mỏng, kích thước. Mỗi trái có
15 – 20hột màu nâu.
- Nơi sống: mọc khắp nơi ở bình nguyên, đồng bằng.
- Công dụng: làm phân xanh, hạt làm thuốc xổ sán
lãi.
- Tên địa phương: Cần thăng
- Tên khoa học: Limonia acidissima L.
- Họ: Rutaceae
Thân gỗ, có gai nhọn, cành cứng, dài, non có lông.
6
Lá kép lông chim 1 lần lẻ, màu xanh đậm, bóng,
nhẵn. Cụm hoa dày đặc ở nách lá. Hoa nhỏ, màu
trắng hay xanh lục, thơm. Quả mọng to, hình cầu
màu xanh hơi xám.
- Nơi sống: chủ yếu được trồng.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
II
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Công dụng: trồng chủ yếu làm cảnh, bonsai. Gỗ
bền dùng đóng đồ dùng gia đình, làm đồ mỹ nghệ.
- Tên địa phương: Chòi mòi
- Tên khoa học: Antidesma ghaesembilla Gaerth
- Họ: Phyllanthcaceae
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m. Thân ngắn, phân nhiều
nhánh. Lá đơn, mọc cách, phiến nguyên, hình bầu
7
dục. Bông tạo thành gié ở nách lá. Trái nhỏ, hình bầu
dục, màu đỏ bầm.
- Nơi sống: ven rạch, ở vùng nước ngọt đến lợ, từ
đồng bằng Nam bộ đến vùng đồi núi cao 600m.
- Công dụng: trái chín và lá non ăn được, thân làm
củi.
- Tên địa phương: Chùm ruột
- Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels.
- Họ: Euphorbiaceae
Cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, có khi cao
đến 9 m. Tán cây rậm rạp, thân có nhiều cành chín
cứng và dày. Nhánh cây sần sùi vì những vét sẹo của
8
cuống lá cũ. Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành
nhỏ màu xanh, mọc thành chùm dày đặc. Lá chùm
ruột so le, hình trứng dài. Hoa chùm ruột sắc hồng,
nở từng chùm. Trái hình tròn, chia thành 6 múi.
- Nơi sống: rộng khắp
- Công dụng: trái thường dùng làm mứt, ngâm rượu,
lá được nấu ăn như rau.
- Tên địa phương: Chưng bầu
- Tên khoa học: Combretum quadrangulare
- Họ: Combretaceae
9
Cây gỗ nhỏ hay cây nhỡ, cao 5 – 9m; cành non có 4
cạnh và có 4 gờ dọc dạng cánh, có lông rải rác, cành
già lác đác có gai. Lá mọc đối; phiến lá hình trứng
ngược, đầu nhọn hoặc có khi tròn, gốc thuôn, nhẵn
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
III
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
và sần sùi ở mặt trên, sần sùi và rải rác có lông ở mặt
dưới. Cụm hoa thành bông ở nách lá và ở ngọn, có
nhiều hoa, hoa lưỡng tính. Quả khô có cánh.
- Nơi sống: cây mọc hoang
- Công dụng: hạt dùng làm thuốc tẩy giun
- Tên địa phương: Cỏ bọ xít
- Tên khoa học: Synedrella nodiflora (L.) Gearth
- Họ: Asteraceae
Cây thân thảo, mọc đứng. Thân và cành nhẵn, tròn.
Lá mọc đối, phiến nguyên, thon. Có lông nằm 2 mặt,
10
rìa lá có răng, 3 gân chính, cuống lá ngắn. Hoa năm
cánh hình môi, màu vàng, nhị hoa hình ống, lưỡng
tính. bế quả dẹp, không cánh.
- Nơi sống: Rừng, đất hoang.
- Công dụng: Có tính hàn, trị mát gan, giải độc.
- Tên địa phương: Cỏ cứt lợn
- Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.
- Họ: Asteraceae
Cây thân thảo hàng năm, có thể cao đến 25 cm. Thân
11
và lá có lông. Lá mọc đối, phiến mềm, đáy lá tà hay
tròn, bìa lá có răng. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh
trắng, phát hoa ở chót thân, cành. Quả bế có 3 sống
dọc, màu đen.
- Nơi sống: Cỏ dại, mọc khắp nơi.
- Công dụng: Trị ghẻ, thanh nhiệt, giải độc,…
- Tên địa phương: Cỏ lá xoài
- Tên khoa học: Struchium sparganophorum (L.) O.
12
Ktze
- Họ: Asteraceae
Cây thân thảo mọc hằng năm. Lá mọc so le, phiến
thon, mép có răng. Hoa đầu đơn độc ở nách lá, bao
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
IV
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
chung màu lục. Hoa trắng, toàn hoa ống, vòi nhụy
đỏ. Quả bế trắng mang 5 vẩy dính nhau thành chén ở
đầu.
- Nơi sống: vườn, ruộng
- Công dụng: sát trùng vết thương, chữa băng huyết
và sưng tấy.
- Tên địa phương: Cỏ lông tây (cỏ ống)
- Tên khoa học: Panicum repens L.
- Họ: Poaceae
Cỏ lâu năm. Thân bọng, màu vàng nhạt, có vẩy, đầu
13
thân ngầm nhọn như cựa gà lúc còn non, căn hành bò
giống như củ gừng. Lá đơn mọc cách, hình mũi mác
hẹp. Hoa hợp thành chùm tụ tán thẳng đứng ở ngọn.
Gié hoa xanh rồi trắng.
- Nơi sống: phân bố rộng khắp
- Công dụng: làm thức ăn cho gia súc.
- Tên địa phương: Cỏ lồng vực
- Tên khoa học: Echinochloa crus – galli (L.) Beauv.
- Họ: Poaceae
Thân thảo hằng năm. Mọc thành bụi, đứng thẳng với
nhiều dạng hình. Lá hẹp hình ngọn giáo, không có lá
14
thìa. Bông màu xanh tới đỏ tía ở ngọn. Hạt hình elip,
trổ hoa quanh năm, sinh sản bằng hạt.
- Nơi sống: Đất ẩm, nhiều ánh sáng, giàu đạm,
thường mọc trong ruộng lúa, mương nước và đầm
lầy
- Công dụng: là loại cỏ nguy hại nhất cho lúa và một
số cây trồng cạn khác.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
V
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên địa phương: Cỏ mảnh hòa Trung Quốc (cỏ
đuôi phụng, cỏ lông công)
- Tên khoa học: Leptochloa chinensis (L.) Nees.
- Họ: Poaceae
Thân thảo hằng năm, mọc thành bụi. Thân thon
thẳng đứng hoặc nhô lên từ gốc. Lá thẳng và láng,
15
dẹt, nhọn, mỏng, mặt trên nhám. Phát hoa có lông
hình trứng hẹp, cành đơn. Gié phụ không có cuốn
phụ. Sinh sản bằng hạt hoặc các đoạn đứt của thân
rễ.
- Nơi sống: Nơi ẩm ướt
- Công dụng: gây hại cho lúa và một số loại cây
trồng
- Tên địa phương: Cỏ mần trầu
- Tên khoa học: Eleusine india (L.) Gaertn
- Họ: Poaceae
Cỏ nhất niên hay đa niên, mọc thành bụi nhỏ. Thân
16
chắc, đứng. Lá có phiến không lông, mép có hàng
lông mỏng dài.
- Nơi sống: Đất ráo, hoang hóa, vệ đường
- Công dụng: trị bệnh đái tháo đường
- Tên địa phương: Cỏ mực
- Tên khoa học: Eclipta alba (L.) Hassk.
- Họ: Asteraceae
Cây thân thảo, mọc đứng. Thân màu lục hoặc đỏ tía,
phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá đơn, mọc
17
đối, gần như không cuống, hình xoan dài, nhọn hai
đầu. Hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân,
gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa, trổ
bông quanh năm. Bế quả.
- Nơi sống: Mọc hoang nơi ẩm.
- Công dụng: Làm thuốc cầm máu, trị dời ăn, làm
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
VI
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
đen tóc.
- Tên địa phương: Còng
- Tên khoa học: Samanea saman (Jacq)
- Họ: Fabaceae
Cây gỗ lớn, tán rộng, hình dù. Lá kép. Hoa màu
18
hường, một hoa, ở giữa là bầu noãn có cọng, vành
hoa dính. Trái dẹp, màu nâu đen, có nạc màu nâu, vị
hơi chua.
- Nơi sống: mọc trên đất ẩm ven lộ hay ven ruộng.
- Công dụng: trồng lấy bóng mát, thân làm gỗ.
- Tên địa phương: Đậu ma
- Tên khoa học: Pueraria peduncularis Benth
- Họ: Fabaceae
Dây leo, nhánh không lông. Lá kép, 3 lá phụ hình
xoan thon, chót nhọn, mặt dưới có lông thưa, gân
19
phụ 6 cặp, cuống dài đến 20 cm. Lá bẹ hình tam giác,
mau rụng. Hoa tự chùm, phát hoa dài 15 – 18 cm.
Trái dẹp, to, gần như không lông, 5 – 7 hột trong 1
trái, hột màu nâu sẫm.
- Nơi sống: đất hoang, rừng thưa.
- Công dụng: làm phân xanh.
- Tên địa phương: Dây cứt quạ
- Tên khoa học: Gymnopetalum cochinchinensis
(Lour.) Kurz.
- Họ: Cucurbitaceae
20
Thân thảo bò, có thân mảnh, vòi đơn. Lá có phiến
chia thành nhiều thùy, nhám. Hoa đơn tính đồng chu,
hoa đực gắn thành chùm, hoa cái đơn độc. Phì quả
hình bầu dục, khi chín màu đỏ.
- Nơi sống: Rừng thưa, đất hoang, bờ ruộng.
- Công dụng: Gải khát, tiêu độc,…
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
VII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên địa phương: Dây giác
- Tên khoa học: Cayratia trifolia (L.) Domin
- Họ: Vitaceae
Dây leo nhờ vòi cuốn, nhánh non có màu đo đỏ. Lá
kép 1 lần, bìa có răng nhọn, thưa. Hoa 4 cánh màu
21
xanh nhạt. Hoa tự chùm, tụ tán kép, mọc ở nách lá.
Trái mập tròn, màu xanh, khi chín chuyển thành
xanh đen.
- Nơi sống: đất ẩm, chua phèn, chịu độ mặn thấp
- Công dụng: trái dùng nấu canh chua. Dây, lá, đọt
giã với muối đắp trị sưng quai bị.
- Tên địa phương: Điền ma Ấn
- Tên khoa học: Aeschynomene indica L.
- Họ: Fabaceae
22
Cây thân thảo, nhất niên. Thân đứng, phân cành. Lá
thon, hẹp, lá phụ rất nhiều, không lông. Phát hoa là
chùm từ nách lá. Hạt hình thận
- Nơi sống: Nơi ẩm, dọc kênh mương, ao hồ
- Công dụng: cỏ dại.
- Tên địa phương: Dừa
- Tên khoa học: Cocos nucifera L.
- Họ: Arecaceae
Cây gỗ lớn, thân đơn độc, có thể cao đến 30m. Lá
đơn xẻ thùy tận gân, có bẹ. Có hoa đực, hoa cái
23
riêng, cùng một cây. Cụm hoa dạng chùy mập, trong
một mo lớn. Quả hạch, cứng, lớn, gồm 3 lớp vỏ. Vỏ
quả trong cứng.
- Nơi sống: Hầu hết các nơi.
- Công dụng: Trái cho nước giải khát, nhân chứa
nhiều dầu, thân làm củi, xây dựng. Thân và vỏ có thể
làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
VIII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên địa phương: Đủng đỉnh
- Tên khoa học: Caryota mitis Lour.
- Họ: Arecaceae
Đại mộc, mọc thành bụi vì đâm chồi từ gốc. Lá hai
lần kép, mang phiến hình thoi hay tam giác, bìa phần
24
trên có răng nhỏ, không đều. Buồng dài 50 – 70 cm,
dọc theo thân, buồng trên già hơn buồng dưới, mang
nhiều manh thòng. Hoa tim tím, một hoa cái giữa hai
hoa đực. Quả nhân cứng, màu đen.
- Nơi sống: mọc phổ biến trong rừng, dưới tán cây
gỗ.
- Công dụng: trang trí, trái gây ngứa
- Tên địa phương: Gáo vàng
- Tên khoa học: Nacluea orientalis L.
- Họ: Rubiaceae
Cây gỗ to, nhiều nhánh. Gỗ vàng, cứng. Lá đơn, mọc
đối. Phiến lá hình bầu dục, đáy lá tù hay hơi nhọn.
25
Lá non màu nâu đỏ chuyển dần sang xanh, lá có màu
xanh đậm ở trên, nhạt ở dưới. Cụm hoa mang rất
nhiều hoa màu vàng nhạt xếp dày đặc trên đế hoa
phình to tạo thành đầu tròn. Quả kép mọng.
- Nơi sống: hay gặp ở các trảng, rừng phục hồi, chỗ
ẩm mát ven sông
- Công dụng: làm gỗ
- Tên địa phương: Gừa
- Tên khoa học: Ficus microcacpa L.f.
- Họ: Moraceae
Thân gỗ lớn, có khi cao đế 25 m, có nhiều rễ treo từ
26
nhánh. Lá hình trứng, bìa nguyên, hai mặt nhẵn
bóng. Phiến lá màu lục đầm. Quả dạng quả sung, khi
chín có màu vàng sọc đỏ.
- Nơi sống: mọc hoang hoặc được trồng.
- Công dụng: Làm cảnh, gố cây có thể xé ván đóng
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
IX
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
đồ.
- Tên địa phương: Lộc vừng
- Tên khoa học: Barringtonia acutangula (L.)
Gaertn.
- Họ: Lecythidaceae
Cây thường xanh, cao 5 – 15m ,đường kính 40 – 80
cm. vỏ ngoài màu nâu xám hay màu hồng nhạt,
27
nhiều sợi dai, cành non mảnh, màu đỏ nhạt. Lá hình
trái xoan hay mác ngược, dài 8 – 12 cm, rộng 4 -5
cm, đỉnh tù hay nhọn, gốc thon dài, mép có răng nhỏ.
Cụm hoa chùm, dài 30 – 50 cm, mang nhiều hoa.
Hoa lưỡng tính. Nhị nhiều, bao phấn hình vuông.
Quả bầu dục, có 4 cạnh gần như cánh.
- Nơi sống: cây mọc rộng khắp.
- Công dụng: trồng làm cảnh.
- Tên địa phương: Lục bình
- Tên khoa học: Eichhornia crassipes (Mart) Solms.
- Họ: Pontederiaceae
Cây thủy sinh nhiều năm. Lá mọc thành hình hoa thị,
28
cuống phù sốp, phiến lá hình tim. Hoa mọc thành
chùm đứng, xanh tím, cánh hoa giữa có đốm vàng.
- Nơi sống: môi trường nước, ven sông nơi nước
ngập
- Công dụng: làm rau ăn, đồ mỹ nghệ, thức ăn cho
gia súc.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
X
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên địa phương: Lùn nước
- Tên khoa học: Donax cannaeformis
- Họ: Marantaceae
Cây thân thảo, có thân củ. Lá có phiến to có đốt, hệ
29
gân lông chim với các gân bên song song, cụm hoa
chùy ở đỉnh hay nách lá gồm nhiều lá hoa khô xác.
Hoa không đều, lưỡng tính. Hạt có phôi cong hình
móng ngựa.
- Nơi sống: Cạnh bờ nước
- Công dụng: Dùng làm dây chầm lá
- Tên địa phương: Mai dương
- Tên khoa học: Mimosa pigra L.
- Họ: Fabaceae
Cây bụi, phân nhiều cành, có gai hình móc. Lá kép
30
lông chim 2 lần. Quả có nhiều lông. Có khả năng
xâm lấn rất mạnh
- Nơi sống: đất hoang
- Công dụng: hủy hoại các hệ sinh thái cây bụi.
- Tên địa phương: Mai vàng
- Tên khoa học: Ochna integerrima (Lour.) Merr.
- Họ: Ochnaceae
Cây gỗ, có khi cao đến 14 m. Thân tròn màu nâu
31
xám, cành nhánh nhiều. Lá đơn, mọc gần chụm đầu
cành, hình trứng hay hình móc. Hoa lưỡng tính, cánh
tràng 5, màu vàng hoặc trắng. Quả kép.
- Nơi sống: Chủ yếu được trồng.
- Công dụng: Làm cảnh, vỏ thân làm thuốc giúp tiêu
hóa, lá non làm rau ăn.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XI
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên địa phương: Mận
- Tên khoa học: Syzygium samarangense (Blume)
Merr. & L. M. Perry
- Họ: Myrtaceae
32
Thân gỗ, có khi cao đến 8m. Lá có phiến to, hình bầu
dục tới bầu dục thuôn. Hoa có đường kính 3 – 4cm,
màu vàng trắng, nhị nhiều. Quả mọng, màu đỏ tới
trắng. Hạt màu nâu.
- Nơi sống: chủ yếu được trồng.
- Công dụng: ăn trái, làm cảnh, lấy bóng mát …
- Tên địa phương: Màn màn tím
- Tên khoa học: Cleome chelidonil L.
- Họ: Capparaceae
Cây thân thảo hàng năm. Thân ít lông, 5 cạnh màu
xanh nhạt hay đỏ. Phiến lá xẻ thùy với 3 lá phụ, lá
33
phụ giữa to, có lông thưa. Hoa cô độc ở nách lá, có
cuống dài, 4 cánh hoa tím thường vềnh ra, cây ra hoa
quah năm. Quả dài, có nhiều hột.
- Nơi sống: Mọc hoang nơi đất ẩm.
- Công dụng: chữa cảm cúm, nóng lạnh, nhức dầu,
chữa rắn cắn, lá chữa viêm đau thận
- Tên địa phương: Me keo
- Tên khoa học: Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.
- Họ: Fabaceae
Cây gỗ lớn. Nhánh có gai dài đến 13 mm, vỏ cây
34
màu nâu khi non, màu xám khi già. Lá kép 2 lần có
cuống dài 2 cm, hoa có đài 2 mm. Trái cong, dài đến
20 cm, rộng 2cm, gãy thành đốt, mỗi đốt một hột
nâu.
- Nơi sống: phân bố rộng khắp.
- Công dụng: làm hàng rào, củi đun.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên địa phương: Mít
- Tên khoa học: Artocarpus heterophyllus Lamk.
- Họ: Moraceae
Cây gỗ lớn, có khi cao đến 15 m, vỏ dày màu xám
sẫm. Lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan
35
rộng hay trứng ngược. Cụm hoa đực dài gồm rất
nhiều hoa. Cụm hoa cái hình bầu dục ở ngay trên
thân hoặc cành già. Quả phức rất lớn, vỏ ngoài có
nhiều gai nhọn.
- Nơi sống: Chủ yếu được trồng.
- Công dụng: Lấy quả. Gỗ dùng làm nhà hoặc đồ mỹ
nghệ.
- Tên địa phương: Môn ngứa (môn nước)
- Tên khoa học: Colocasia esculenta (L.) Schott.
- Họ: Araceae
Cây thảo mọc hoang, có khi được trồng. Có củ ở gốc
thân hình khối tròn. Lá có cuốn cao đến 0,8 m, phiến
36
dạng tim dài 75cm, rộng 65 cm, gân nổi rõ. Mo vàng
có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang
hoa đực và hoa cái.
- Nơi sống: Mọc hoang ở vườn, đầm lầy, ven sông
rạch.
- Công dụng: Dùng làm thức ăn gia súc. Có thể làm
dưa.
- Tên địa phương: Mù u
- Tên khoa học: Calophyllim inophyllum L.
- Họ: Clusiaceae
Cây to, cành non nhẵn. Lá đơn mọc đối, phiến lá
37
cứng, nhẵn, bóng, hình thon dài 6 – 12 cm, mặt trên
gân giữa nổi rõ, có rất nhiều gai phụ chạy ngang
song song sít nhau như mặt chiếu, mép nguyên. Hoa
to, màu trắng, thơm, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả
hình cầu, hạt có vỏ cứng, nhân có dầu.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XIII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Nơi sống: nhiều nơi khác nhau, có khả năng chịu
được nhiều loài đất khác nhau.
- Công dụng: lấy gỗ, dầu dùng làm mỹ phẩm, trị
bỏng
- Tên địa phương: Ngái
- Tên khoa học: Ficus hispida L.f
- Họ: Moraceae
Cây có kích thước trung bình. Cành non có nhiều
lông cứng màu nâu xám, cành già nhẵn. Lá mọc đối,
38
hình bầu dục hoặc trái xoan, mép khía răng, hai mặt
có lông nhám. Cụm hoa mọc ở gốc thân và cành già.
Quả phức có lông nhám.
- Nơi sống: Mọc hoang khắp nơi.
- Công dụng: Lá chữa sốt rét, rễ chữa đau lưng, nhức
xương. Quả ngái đốt thành than, ngâm rượu, dùng
ngậm hằng ngày chữa sâu răng.
- Tên địa phương: Phèn đen
- Tên khoa học: Phyllanthus reticulata Poir,
- Họ: Euphorbiaceae
Cây bụi. Cành nhánh màu đen. Nhánh ngắn mang lá
39
nhỏ trông như lá kép. Lá có phiến bầu dục, mỏng,
màu lục tươi, có lông ở gân chính mặt dưới. Hoa ở
nách lá, hoa đực có 5 lá đài. Quả đen to.
- Nơi sống: Dưới bóng mát lùm bụi, ven bờ nước.
- Công dụng:
- Tên địa phương: Phượng vĩ
- Tên khoa học: Delonix regia (Bojer ex Hook.) Raf.
-Họ: Caesalpiniaceae
40
Cây gỗ lớn. Lá kép lông chim 2 lần với 20 đôi lá
phụ, rụng thưa vào mùa khô, màu xanh bóng, xếp
thưa, xòe rộng. Hoa lớn, màu đỏ tươi với cánh tràng
có cuốn dài, phiến rộng răn reo, trong đó có cánh lớn
màu cam đỏ và các vạch đốm màu trắng. Quả rất lơn,
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XIV
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
dẹt, vỏ hóa rỗng. Hạt rất cứng.
- Nơi sống: phân bố rộng khắp
- Công dụng: làm cảnh, thân có thể sử dụng.
- Tên địa phương: Rau đắng đất
- Tên khoa học: Glinus opppsitifolius (L.) D. C
- Họ: Aizoaceae
Cỏ nằm, phân nhiều nhánh, thân không lông. Lá đơn
mọc chụm 2 – 5 lá, phiến nguyên hình xoan hẹp, dài
41
2 – 2,5 cm, 1 gân chính. Hoa xanh nhạt, nhỏ, có
cuống dài, 5 tiểu nhụy và 3 vòi nhụy. Trái nang, hột
rất nhỏ.
- Nơi sống: Mọc hoang ở ruộng nước, trảng khô,
khắp nơi.
- Công dụng: ăn như rau xanh, có tác dụng hạ nhiệt,
trị gan ử nước, toàn cây có vị rất đắng.
- Tên địa phương: Rau dền (Dền xanh, Dền cơm)
- Tên khoa học: Amaranthus viridis L.
- Họ: Amaranthaceae
Cây thảo, mọc đứng, cao 10 – 80cm. Thân hình trụ
hoặc có cạnh, nhẵn. Lá có phiến hình trứng hoặc
42
bành bò, dài 3 – 6 cm, rộng 2 – 4 cm, chót lá có khi
hơi lõm. Hoa chùm tụ tán hay gié ở ngọn hay nách
lá. Bế quả, hột nâu đen, láng, to 1mm.
- Nơi sống: Mọc hoang ven lộ.
- Công dụng: Cây dùng làm rau ăn. Làm thuốc (trị
kiết, sán lãi).
- Tên địa phương: Rau dệu
- Tên khoa học: Alternanthera sessilis (L.) A. DC.
- Họ: Amaranthaceae
43
Cây thảo moch bò, có thân phân nhánh nhiều,
thường có màu hồng, tím. Những cành sát mặt đất có
rễ ở các đốt. Lá mọc đối, mũi mác, nhọn hai đầu.
Hoa nhỏ màu trắng, không cuống, tập hợp rất nhiều
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XV
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
bông gần hình tròn hay hình trứng ở nách lá
- Nơi sống: Nơi đất ẩm, dọc theo mương, đất bỏ
hoang.
- Công dụng: Có tác dụng tiêu viêm, lọc máu, lợi
tiểu, chống ngứa, tiêu sưng.
- Tên địa phương: Rau mui
- Tên khoa học: Wedelia biflora (L.) DC in wight.
- Họ: Asteraceae
Cỏ lâu năm, thân đứng, cao 2 – 2,5 m. Thân có lông
cứng, nhánh non có cạnh. Lá đơn, mọc đối, phiến
44
nguyên, hình tam giác hay xoan, đầu nhọn, bìa có
răng cưa. Hoa vàng tươi, tạo thành cặp ở đầu ngọn.
Quả bế, dài 4 mm, không lông.
- Nơi sống: mọc hoang, chỗ đất ẩm và rậm
- Công dụng: lá có tính lợi tiểu, bông làm thuốc xổ,
đọt lá làm thuốc trị nổi mề đay.
- Tên địa phương: Rau mương đứng
- Tên khoa học: Ludwigia hissopifolia
- Họ: Onagraceae
Cỏ hằng năm. Thân đứng, thân phân nhiều nhánh. Lá
đơn mọc cahs, phiến lá hình mác dẹp. Hoa trắng nhỏ,
45
đơn độc ở nách lá. Hột có 2 thứ: hột trần và hột có
hai mảnh.
- Nơi sống: Mọc hoang nơi ẩm, thường gặp ven bờ
nước, ruộng.
- Công dụng: làm thức ăn cho heo, trị tiêu chảy, kiết
lỵ, viêm ruột.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XVI
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên địa phương: Sơ ri
- Tên khoa học: Malpighia glabra L.
- Họ: Malpighiaceae
Cây thân bụi hay cây thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 3m.
Lá dạng đơn hình trứng – hình mác, dài 5 – 10 cm,
46
mép lá nhẵn. Các hoa mọc thành tán với 2 – 5 hoa,
hoa 5 cánh màu hồng hay đỏ.
Quả mọng, quả chín có màu đỏ tươi, có 3 múi. Vỏ
nhẵn bóng, mỏng
- Nơi sống: chủ yếu được trồng.
- Công dụng: Làm cảnh, trái chứa nhiều vitamin C.
- Tên địa phương: Sộp
- Tên khoa học: Ficus pumila L.
- Họ: Moraceae
47
Thân gỗ nhỏ, nhẵn, xù xì, có nhiều rễ khí sinh. Lá
dạng trái xoan, màu xanh lục đậm ở lá già, lá non có
màu hồng nhạt. Quả dạng quả sung.
- Nơi sống: khá phổ biến
- Công dụng: Làm cảnh, lấy bóng mát.
- Tên địa phương: Tầm vông
- Tên khoa học: Thysostachys siamensis
- Họ: Poaceae
Thường mọc thành bụi. Cây trưởng thành có thể coa
đến 14 m, gần như đặc ruột và cứng, không gai. Lá
48
có phiến hẹp hình đường, màu lục nhạt, thường nhẵn,
bẹ lá có cá sọc lông trắng nằm dọc theo mép. Cụm
hoa mọc trên đỉnh, trên cành có lá hay không.
- Nơi sống: phân bố rộng khắp
- Công dụng: vật liệu xây dựng, đan lát, làm đũa, cần
câu, nguyên liệu làm giấy, ..
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XVII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên địa phương: Thuốc dòi
- Tên khoa học: Pouzolzia zeylancia (L.) Benn.
- Họ: Urticaceae
49
Thân thảo hằng năm. Thân nhám. Lá đơn mọc xen,
dáng thon, bìa nguyên, màu xanh hay đỏ, có ba gân
chính. Hoa trần đơn tính. Quả bế, có lông thưa.
- Nơi sống: Nơi ẩm thấp.
- Công dụng: Thân, lá trị bệnh phổi.
- Tên địa phương: Trâm
- Tên khoa học: Syzygium cumini (L.)
- Họ: Myrtaceae
Cây gỗ lớn, có thể cao đến 20 m, nhánh cây có màu
50
trắng mốc. Lá đơn, mọc đối, phiến nguyên hình bầu
dục, đầu tù, gân phụ nhiều. Hoa tạo thành chùm. Quả
mọng, khi chín có màu tím đỏ hoặc đen.
- Nơi sống: mọc hoang trong rừng, rẫy, bờ ao, …
- Công dụng: Cây lấy gỗ, trái ăn ngon.
- Tên địa phương: Tre nhà
- Tên khoa học: Bambusa arundinacea Retz.
- Họ: Poaceae
Tre không có gai, thân ngầm hợp trục, thân tre mọc
51
thành cụm khá dày. Thân và cành màu vàng tươi, có
những sọc màu lục rộng 1 – 7 mm trông rất đẹp. Lá
thuôn ngọn giáo, đầu nhọn, gốc tròn, cuống ngắn, có
lông trắng.
- Nơi sống: rộng khắp.
- Công dụng: xây dựng, đồ dùng gia đình.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XVIII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên địa phương: Tre gai
- Tên khoa học: Bambusa stenostachya L.
- Họ: Poaceae
Cây thân trụ, mọc thành bụi dày, gai dài ở nách
nhánh, gai cong hay thẳng, thân có đốt. Lá có phiến
52
2 mặt một màu. Chu kỳ trổ hoa có thể xảy ra sau 50
năm, sau trổ hoa cả rặng tre đều chết.
- Nơi sống: rộng khắp
- Công dụng: xây dựng, làm hàng rào, làm hàng thủ
công, vật dụng sinh hoạt trong gia đình, măng tre
lám thực phẩm.
- Tên địa phương: Tre mỡ
- Tên khoa học: Bambusa vulgaris Schrad. in.
Wendl.
- Họ: Poaceae
Cây mọc thành bụi cao 6 – 15 m, lóng xanh, rỗng,
53
thắt hơi phình. Lá có phiến không lông, mép ngắn có
rìa lông. Chùy hoa có lá, bông nhỏ dẹp, nhọn, xếp 2
dãy, chứa 4 – 12 hoa.
- Nơi sống: rộng khắp
- Công dụng: làm cảnh. Rễ và măng được xem như
có tính làm dịu, lợi tiểu và làm ra mồ hôi.
- Tên địa phương: Tre tàu (bương)
- Tên khoa học: Gigantochloa levis (Bleo) Merr.
- Họ: Poaceae
Cây gỗ thân cột, mọc thành bụi, có thể cao đến 15 m.
Thân tròn thuôn đều, chia lóng đều đặn. Lá bẹ ở thân
54
có mép cao 0,1 – 0,3 cm, có tai, phiến lá nhỏ hẹp
thon nhọn, lật ra. Lá thuôn hẹp, dài 25 – 40 cm, rộng
3 – 6 cm, gân phụ mảnh 6 – 12 đôi, cách xa nhau 0,3
– 0,4 cm, gốc lá bẹ có mép cắt ngang, ngắn. Cụm
hoa chùy lớn, cuống chung dài, cứng.
- Nơi sống: phân bố rộng khắp.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XIX
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Công dụng: dùng trong xây dựng, làm đồ dùng gi
đình, đan lác. Cây cho măng non.
- Tên địa phương: Tre xiêm
- Tên khoa học: Bambusa tulda Roxb
- Họ: Poaceae
Tre thường cao 10 – 15 m, không có gai, lóng to 5 18 cm, dài 30 -40 cm, ngăn ở mắt mỏng, lá măng có
55
lông tai và phiến tam giác. Lá có phiến có lông mặt
dưới, mép ngắn. Hoa chùm tụ tán không lá, gié hoa
hình trụ. Dĩnh quả, đầy lông ở đầu. Thân mọt không
ăn.
- Nơi sống: rộng khắp
- Công dụng: chế tạo bột giấy
- Tên địa phương: Trúc lục bình, tre tái
- Tên khoa học: Bambusua pallida Munro.
- Họ: Poaceae
Khá to, có khi cao đến 20 m, lóng dài 50 – 80 cm,
rộng 5 – 7 cm, dạng giữa trúc và tre. Bẹ ở thân có
56
mép cao 2 – 3 mm, có răng và rìa lông, tai có tơ cao,
phiến tam giác cao. Lá có phiến có 7 -8 gân mỗi bên,
bẹ có tai cao, vàng, dễ gảy. Gié hoa tái, bất thụ.
- Nơi sống: phân bố rộng khắp.
- Công dụng: Làm đồ thủ công mỹ nghệ, vật dụng
gia đình.
- Tên địa phương: Trúc thường
- Tên khoa học: Bambusaceae tuldoides Munro
- Họ: Poaceae
Thân suông cao 5 – 10 m. Lóng to 2 -3 cm, dài 20 –
57
30 cm. Cơm không dày. Lá có mép dợn, rìa lông,
phiến thon. Hoa chùm tụ tán, nhánh chụm, hoa láng.
Quả bế.
- Nơi sống: phân bố rộng khắp, chủ yếu là trồng
- Công dụng:đan vỏ, mê bồ, làm cần câu…
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XX
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên địa phương: Vòi voi
- Tên khoa học: Heliotropium indicum L.
- Họ: Boranginaceae
Cây thân thảo hằng năm, mọc đứng. Lá mọc đói hay
58
mọc xen kẽ, không lá bẹ, hình bầu dục thuôn dài, hơi
có lông, có mũi nhọn. Phát hoa tụ tán hình đuôi mèo,
mọc từ nách lá, hoa nhỏ trắng, hoa đều, lá đài xanh.
- Nơi sống: mọc trên đất cát, đất bùn, dọc theo bờ
đường, ven mương.
- Công dụng: hạ sốt, giảm đau,..
- Tên thường gọi: Vú sữa
- Tên khoa học: Chrysophyllum cainito L.
- Họ: Sapotaceae
Đại mộc to, có mủ trắng. Lá có phiến bầu dục, mặt
dưới nâu và có lông dày. Chụm ở nách lá. Hoa nhỏ, 5
59
– 6 phân, có lông hoe, tiểu nhụy 5 – 6, gắn trên ống
vành. Phì quả tròn, trắng hay tía, láng, nạc quanh hột
trong, ngọt, có mủ trắng ngọt như sữa. Hột dẹp, có
chót nhọn, láng, nâu đậm, thẹo trắng, dài.
- Nơi sống: được trồng ở nhiều nơi.
- Công dụng: trái ăn ngon, các bộ phận như lá, vỏ
thân dùng để trị bệnh.
- Tên thường gọi: Xoài
- Tên khoa học: Mangifera indica L.
- Họ: Anacardiaceae
Cây to, có thể cao đến 20 m. Lá hình thuôn mũi mác,
dài 15 – 30 cm, rộng 5 -7 cm, lá đơn, mọc cách,
60
phiến lá nhẵn, bóng, mép nguyên. Hoa nhỏ, màu
vàng nhạt, hợp thành chùm kép ở ngọn cành. Quả
hạch, hình thận, khá to mẫm, vỏ ngoài dai, khi chín
màu vàng xanh, trong lớp có vỏ có thịt mọng nước,
thơm. Hạt có những lớp vỏ mỏng màu nâu.
- Nơi sống: phân bố rộng khắp.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXI
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Công dụng: cây ăn trái
2.
St
t
Mô tả Chim nước
Hình
Mô tả
- Tên thường gọi: Cò bợ, Cò ma
- Tên khoa học: Ardeola bacchus.
- Họ: Ardeidae
Bộ lông khi bay màu trắng loáng. Trong
mùa sinh sản: bộ lông pha trộn giữa màu
đỏ thẫm, màu đá xanh da trời và màu
trắng. Ngoài mùa sinh sản: Tương đối
khó mô tả, lông màu nâu, đầu, cổ và ngực
1
có viền sọc. Chỉ thấy được đôi cánh trắng
khi bay. Chim non: giống chim trưởng
http://www.panoramio.com/ph
oto/58638250
thành ngoài mùa sinh sản.
- Phân bố: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam bộ.
- Tình trạng: Loài định cư
- Nơi ở: Ao, hồ, đầm lầy và cánh đồng
lúa.
- Tên thường gọi: Cò cá, Cò trắng
- Tên khoa học: Egretta garzetta
- Họ: Ardeidae
Bộ lông màu trắng, mỏ đen, thon mảnh và
2
các ngón chân màu vàng nổi bật. Trong
mùa sinh sản: Đầu có hai lông gáy hẹp
kéo dài ra từ chùm lông gáy. Thời kỳ sinh
sản có da mặt màu xanh vàng trở nên
sáng hơn (thậm chí hơi đỏ). Chim non có
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
mỏ và chân màu nâu nhạt.
- Phân bố: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ.
- Tình trạng: Loài định cư. Rất phổ biến.
- Nơi ở: Đầm lầy, hồ, bãi lầy ngập triều,
rừng tràm, rừng tràm ngập mặn, cánh
đồng lúa.
- Tên thường gọi: Cò lửa, Cò ráng, Cò lùn
hung
- Tên khoa học: Ixobrychus cinnamomeus
- Họ: Ardeidae
Bộ lông khi bay có màu hung nâu rất đặc
trưng. Chim đực: toàn bộ phần trên cơ thể
phủ đều màu nâu vàng sáng. Mỏ màu đỏ
khi mùa sinh sản bắt đầu. Chim cái: như
chim đực nhưng phần lưng tối, phần dưới
3
cơ thể xám xịt hơn, có nhiều viền sọc
http://www.planetofbirds.com/
ciconiiformes-ardeidae-cinnamonbittern-ixobrychus-cinnamomeus
hơn. Chim non: màu nâu hơn, ở phần trên
cơ thể có nhiều và điểm nâu sẫm.
- Phân bố: Bắc Bộ, Trung Bộ, tây Nguyên
và Nam Bộ.
- Tình trạng: Loài định cư.
- Nơi ở: vùng đầm lầy, rừng và cỏ cây
vùng đất ngập nước và cánh đồng lúa.
- Tên thường: Cò ngàn nhỏ, Cò ngà
- Tên khoa học: Egretta intermedia
4
- Họ: Ardeidae
Mùa hè: bộ lông hoàn toàn trắng, ở vai và
ở lưng có những lông dài và thưa. Ở dưới
cổ và ngực trên cũng có nhưng ngắn hơn.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXIII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Mỏ và chân đen. Mùa đông: mỏ vàng,
chân đen nhạt.
- Phân bố:
- Tên thường gọi: Cò nhạn, Cò ốc
- Tên khoa học: Anastomus oscitans
- Họ: Ciconiidae
Ngoài mùa sinh sản: Mỏ hở, bộ lông có
màu trắng bẩn, lông vai, cánh và đuôi
5
màu đen.
- Phân bố: Nam bộ.
http://commons.wikimedia.org
/wiki/File:Asian_Openbill_%28Ana
stomus_oscitans%29_in_Kolkata_I_
IMG_0495.jpg
- Tình trạng: Loài định cư, không nhiều.
- Nơi ở: vùng rừng tràm và đồng cỏ ngập
nước ngọt
- Tên thường gọi: Cò ruồi, Cò trâu
- Tên khoa học: Bubulcus ibis
- Họ: Ardeidae
Chim ở thời kỳ sinh sản có bộ lông màu
vàng và màu trắng dễ phân biệt. Chân
thường màu đen nhạt có thể trờ thành
xanh vàng, và chân, mỏ, da mặt đôi khi
hơi đỏ. Chim không vào thời kỳ sinh sản
6
và chim non có bộ lông màu trắng và
khác với cò trắng cùng lứa bởi mỏ màu
vàng ngắn và thường cúi mình khi đứng
yên. Thường gặp ở vùng khô ráo với đàn
gia súc.
- Phân bố: Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam
bộ.
- Tình trạng: loài định cư, tương đố phổ
biến
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXIV
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Nơi ở: rừng và đầm lầy ngập nước, cánh
đồng lúa.
- Tên thường gọi: Cò thìa
- Tên khoa học: Platalea minor
- Họ: Threskiornithidae
Kích thước nhỏ hơn cò thìa châu Âu, da
mặt đen và đỉnh đầu có bờm lông tạo
thành mào ngắn. Trong thời kỳ sinh sản:
mào và ngực màu vàng. Chim non: Đầu
mút lông cánh màu đen. Mỏ màu nâu
7
hồng nhạt và da mặt đen nhạt. Khi kiếm
ăn chúng thường thận trọng hơn cò thìa
http://ibc.lynxeds.com/photo/b
lack-faced-spoonbill-plataleaminor/taken-i-lan-county
châu Âu.
- Phân bố: Vùng đồng bằng sông Hồng và
Nam Bộ.
- Tình trạng: Loài trú đông, hiếm.
- Phân Bố: Bãi bồi ngập triều ven biển và
cửa sông
- Tên thường gọi: Cò xanh
- Tên khoa học: Butorides striatus
- Họ: Ardeidae
Kích thước cơ thể nhỏ, màu sẫm. Khi bay,
phía trên có màu xám lục, phía dưới màu
xanh nhạt hơn và thường lộ rõ lòng bàn
8
chân màu da cam. Khi đậu mào thường
giương lên. Thường gặp một con. Hay
http://ibc.lynxeds.com/photo/g
reen-backed-heron-butoridesstriatus/green-heron
hoạt động vào lúc hoàng hôn. Chim non:
Màu xám nâu nhạt với nhiều vết đốm
trắng trên cánh và phía dưới có viền sọc
lớn.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXV
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Phân bố: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ.
- Tình trạng: Loài định cư và di cư.
- Nơi ở: suối, hồ, rừng tràm, rừng ngập
mặn, bãi lầy ngập triều.
- Tên thường gọi: Cốc đế, Bạc má
-
Tên
khoa
học:
Phalacrocorax
carbo.Great Cormorant
- Họ: Phalacrocoracidae
Là loài chim nước lớn, bộ lông màu đen,
mỏ dài, chóp mỏ quặm. Họng và vùng tai
luôn có màu trắng, da mặt màu vàng nhẵn
nhụi. Bay nặng nề, thân và cổ duỗi thẳng,
thông thường bay thành hàng hay từng
cụm. Sống thành đàn. Trong mùa sinh
sản: Phần lớn chim trưởng thành có lông
trắng ánh bạc trên đầu, cổ và nhiều đốm
9
trắng ở hai bên sườn. Bề mặt cánh bóng
và vai ánh đồng. Chim non: Màu nâu xám
xịt, phần dưới cơ thể có màu trắng thay
http://en.wikipedia.org/wiki/G
reat_cormorant
đổi khác nhau và bộ lông có màu nâu vào
mùa đông thứ hai.
- Phân bố: Hiện nay chỉ gặp ở vùng Tây
Nam bộ
- Tình trạng: Loài định cư làm tổ, không
phổ biến.
- Nơi ở: Vùng đầm lầy, sông hồ, bờ biển,
các vườn chim ở ĐBSCL
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXVI
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên thường gọi: Cốc đen, Cồng cộc
- Tên khoa học: Phalacrocorax niger
(Vieillot)
- Họ: Phalacrocoracidae
Chim trưởng thành: Bộ lông mùa hè, nhìn
chung toàn bộ lông màu đen ánh xanh.
Lưng các lông cánh thứ cấp cuối cùng và
các lông bao cánh đen xám thẫm viền
đen. Một vài bông lông xoăn màu trắng
rải rác ở trước, hai bên đầu và cổ. Bộ lông
10
mùa đông, Các lông xoăn trắng ở đầu và
cổ biến mất, các lông ở gốc mỏ dưới
trắng, đôi khi các lông này lan đến họng.
Chim non: màu nâu, các lông ở lưng
thường viền màu nhạt hơn. Vai và các
lông cánh thứ cấp cuối cùng xám, viền
trắng nhạt,… Chân đen nhạt
- Phân bố: Đông Nam Á
- Nơi ở: gặp ở các vùng đồng bằng từ Bắc
tới Nam
- Tên thường gọi: Diệc lửa
-
Tên
khoa
học:
Ardea
purpurea.
Linnaeus, 1758
- Họ: Ardeidae
Dễ phân biệt nhưng có thể nhầm với Diệc
xám. Luôn có màu tối hơn và gầy hơn
11
Diệc xám. Khi bay cổ vặn quá mức đến
http://www.pbase.com/image/12449
nổi bị cong lại, bàn chân duỗi dài hơn. Bộ
7063
lông phổ biến có màu nâu hung nhạt, cổ
nhỏ như con rắn. Đi ăn một mình. Chim
non toàn thân nâu sẫm hơn, không có mào
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXVII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
lông và sọc trên cổ.
- Phân bố: Đông Bắc, Bắc Trung Bộ,
Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam
Bộ
- Tình trạng: loài di cư, phổ biến
- Nơi ở: Vùng đầm lầy, hồ, rừng tràm,
rừng ngập mặn và cánh đồng lúa. Gặp
làm tổ ở rừng tràm U Minh Thượng, Kiên
Giang và rừng tràm Trà Sư, An Giang
- Tên thường gọi: Diệc xám
- Tên khoa học: Aedea cinerea Linnaeus,
1758
- Họ: Ardeidae
Bộ lông màu xám nhạt dễ nhận biết. Khi
bay phần trên của cánh tương phản với
mảng khớp với mút cánh có màu trắng ở
trước cánh. Chim non có màu xám hơn và
12
ít họa tiết hơn chim trưởng thành và
không có mào lông.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Di
%E1%BB%87c_x%C3%A1m
- Phân bố: Đông Bắc, Bắc Trung Bộ,
Trung Trung Bộ và NamB Bộ.
- Tình trạng: loài định cư phổ biến.
- Nơi ở: hồ, đầm lầy, rừng ngập mặn,
rừng tràm, cánh đồng lúa
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXVIII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên thường gọi: Điêng điểng, Cổ rắn
-
Tên
khoa
học:
Anhinga
rufa
melanogaster Pennant
- Họ: Anhingidae
Chim trưởng thành. Một dải trắn bắt đầu
từ mắt và kéo dài suốt bên cổ; cằm và
họng trắng có lấm tấm chấm nâu. Phần
đầu và cổ còn lại màu nâu, từng lông có
13
vạch nhỏ nhạt hơn. Mặt lưng có ánh xanh.
Chim non: đầu và cổ nâu nhạt hơn, dải
trắng ở cổ không rõ, dưới lưng và trên
http://www.turtletrack.org/Issu đuôi nâu thẫm.
es09/CO080109/CO_080109_Anhin
- Phân bố: Ấn Độ, Miến Điện, Đông
ga.htm
Dương, quần đảo Mã Lai,…
- Nơi ở: Nam Bộ, thỉnh thoảng ở miền
Bắc, miền Trung
- Tên thường gọi: Quắm đen
- Tên khoa học: Plegadis falcinellus
- Họ: Threskiornithidae
Bộ lông có màu đen nếu nhìn từ xa. Chim
khi không ở thời kỳ sinh sản đầu và cổ
viền trắng. Có tư thế thẳng đứng, có dáng
đứng giống loài Diệc và có cánh tròn.
14
- Phân bố: ĐBSCL
http://ibc.lynxeds.com/photo/g
lossy-ibis-plegadis-falcinellus/birdfeeding-paddy-field
- Tình trạng: Loài định cư. Tương đối phổ
biến
- Nơi ở: Rừng tràm, các vùng đồng cỏ và
cây ngập nước, đầm lầy và hồ, vùng cây
gỗ ở đồng bằng.
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXIX
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Tên thường gọi: Vạc hoa
- Tên khoa học: Gorsachius magnifica
- Họ: Ardeidae
Bộ lông cúa nó có màu nâu tối ở phía
lưng và nâu nhạt có đốm trắng ở mặt
bụng. Nhìn từ phía bên đầu có nhiều màu
sắc xen kẽ: các dãi lông đen, trắng ở đầu,
má và đám lông màu hung nâu nhạt ở sau
15
gáy. Chim cái và chim non có màu nhạt
hơn chim đực. Con non thường không có
http://www.taenos.com/en/itis/
màu đen, thay vào đó là màu nâu nhạt.
white-eared-nightheron/Gorsachius%20magnificus/
- Phân bố: Hòa Bình, Bắc Cạn
- Tình trạng:
- Nơi ở: sống ở rừng ẩ m và các vùng đât
ngập nước gần rừng
- Tên thường gọi: Vạc rạ
- Tên khoa học: Botaurus stellaris
- Họ: Ardeidae
Có bộ lông màu hung vàng với nhiều vệt
và vằn đen nâu. Trán và đỉnh đầu đen.
Các lông dài ở gáy có mút hung vàng nhạt
16
lẫn với vằn đen nhạt. Cánh nâu đen với
vằn hung nâu. Đùi hung vàng. Chim non:
http://www.birdskorea.org/Bir
ds/Birdnews/BK-BN-birdnews2008-11.shtml
màu hung vàng sáng hơn
- Phân bố: vùng ôn đới châu Âu và châu
Á, mùa đông di cư xuống miền Nam.
3.
Phiếu theo dõi 4 đợt quan sát
Đợt 1: (ngày 17,18/ 11/ 2013)
Thời gian
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
Nội dung
XXX
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Ngày 17/ 11/ 2013
17h
Cò bay về nhiều, chủ yếu từ hướng tây.
17h 45
Số lượng chim bay về giảm.
17h 50
Không thấy Cò bay về.
Ngày 18/ 11/ 2013
Cò bắt đầu bay đi.
5h 30
5h 45
Bắt đầu bay đi nhiều, bay 1 vòng rồi mới bay đi. Bay đi theo
nhiều hướng.
* Ghi chú:
- Cò trắng bay trước.
- Cồng cộc tập trung chủ yếu ở các cây trung tâm vườn cò.
Đợt 2: (ngày 15, 16/ 12/ 2013)
Thời gian
Nội dung
Ngày 15/ 12/ 2013
16h
Cò bắt đầu bay về.
17h 45
Cò về nhiều.
* Ghi chú:
- Cồng cộc quan sát được nhiều hơn lần quan sát 1.
- Chúng bay quanh vườn cò một vòng.
Ngày 16/ 12/ 2013
5h 40
Cò bắt đầu bay đi, bay rất ít. Trời có sương.
6h
Cò bắt đầu bay đi rộ.
6h 15
Cồng cộc bắt đầu bay đi, rất ít. Các con bay trước không bay
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXXI
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
theo đàn.
6h 50
Cồng cộc bay đi theo đàn.
7h 20
Cốc đế bay xung quanh ruộng và quanh vườn.
7h 40
Một số cò bay về cho cò con ăn.
* Ghi chú:
- Khi cò về từ 15 – 25 phút cò mới “ợ” ra để cho cò con ăn.
- Đợt 2 quan sát các ruộng xung quanh đã sạ lúa.
- Các mương trong vườn có bèo cám, 1 số gần cạn nước, nước trong các mương trong
vườn có mực nước thấp hơn lần 1.
Đợt 3: (ngày 31/ 12/2013 và 01/ 01/ 2014)
Thời gian
Nội dung
Ngày 31/ 12/ 2014
16h5
Cò bắt đầu về.
16h25
Cò bay về theo từng nhóm.
16h30
Cồng cộc về.
16h40
Cồng cộc về theo nhóm.
18h
Cò về theo đàn.
18h15
Cò bắt đầu về ít lại.
* Ghi chú:
- Cồng cộc đậu đa số ở các nhánh khô.
- Nước trong các mương trong vườn có mương nhiều nước, mương ít nước. Các mương
nhiều nước có bèo
Ngày 01/ 01/ 2014
Cò bắt đầu kêu.
5h25
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXXII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
5h49
Cò kêu rộ.
5h56
Một số Cò bay về hướng Tây.
6h10
Cò bay nhiều.
6h25
Còng cộc bắt đầu bay, chỉ một vài con.
7h7
Cồng cộc bắt đầu bay nhiều.
7h10
Một số cò bay về
Đợt 4: (ngày 23, 24/ 01/ 2014)
Thời gian
Nội dung
Ngày 23/ 01/ 2014
16h 30
Cồng cộc bay về.
16h 56
Cồng cộc về đợt 2.
16h 59
Cồng cộc về đợt 3.
17h 9 – 17h 18
Cồng cộc bay về nhiều.
17h 30
Cò bắt đầu về.
17h30 – 17h35
Cồng cộc và Cò về rải rác.
17h48 – 17h
Cò về với số lượng rất lớn.
53
18h5 – 18h15
Cò về theo từng nhóm.
18h30 – 18h37
Cò về rải rác.
* Ghi chú:
- Cò về lúc trời bớt nắng.
- Khi mặt trời lặn thì số lượng cò về nhiều hơn trời sập tối.
Ngày 24/ 01/2014
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
XXXIII
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
5h56
Cò bắt đầu bay đi, không bay theo đàn.
6h
Bay nhiều nhưng số lượng cò ít, chủ yếu là cồng cộc.
6h6 – 6h10
Cò bay rộ.
6h20 – 6h30
Cò và Cồng cộc bay đi rải rác theo từng nhóm.
6h56
Một số cò bay về cho con ăn.
7h
Cồng cộc bay đi với số lượng rất nhiều. Chúng bay một vòng lớn
Chyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
quanh vườn cò
XXXIV
Bộ môn Sư phạm Sinh học
[...]... cứu tại vườn cò Bằng Lăng Lê Mộng Thu (2010) đã tìm hiểu được điều kiện cũng như tập tính làm tổ, khả năng sinh sản theo khu vực và theo mùa của một số loài chim nước tại vườn cò Bằng Lăng Đồng thời trong báo cáo của mình tác giả cũng đã giới thiệu về cấu trúc vườn cò với thành phần loài thực vật, động vật trong vườn cò và tập tính sinh sản của một số loài chim nước Giới thiệu hình thái phân biệt Cò. .. về các loài chim Việt Nam” của Nguyễn Cử và ctv., (2000) Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 10 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014 Trường Đại học Cần Thơ CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1 Thành phần loài thực vật và chim nước 1.1 Thực vật Kết quả điều tra thành phần loài thực vật tại vườn cò thu được 60 loài thuộc 32 họ của 21 bộ Trong số 60 loài thực vật. .. nước làm tổ theo tập đoàn Tuy nhiên vẫn còn nhiều sân chim và vườn chim chưa được nghiên cứu hoặc là nghiên cứu với từng mục đích riêng lẻ, chưa toàn diện Nguyễn Anh Huy (2010) đã thống kê về thành phần và số lượng chim nước, thành phần loài và mật độ thực vật ở Vườn cò Hậu Bối Mùa sinh sản của Cò và Vạc ở vườn cò Hậu Bối, vườn cò Trung Hòa và vườn cò Tân Long Vườn cò Hậu Bối: diện tích 35000m2, trong... không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hệ sinh thái xung quanh vườn cò Bằng chứng là một số chim nước tìm thức ăn từ các ruộng xung quanh vườn cò, đa số đó là những con ở lại giữ tổ Xung quanh vườn cò có những ao nuôi cá, cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái, rẫy trồng các loại rau nước nên đa số là có nước quanh năm, nên thu hút một lượng chim cò về khu vực này tìm thức ăn Tại đây chúng kiếm ăn theo... sản của nhiều loài chim nước cũng như nhiều loài chim khác nhau tạo thành các vườn chim lớn nhỏ khác nhau Ở Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 30 sân chim, vườn chim (Nguồn:http://www.vietnamtourism.com.vn/news/vn/detail/75/13586/) Các công trình nghiên cứu tại các sân chim, vườn chim đã góp phần làm sáng tỏ về đặc điểm sinh học, hình thái của các loài chim ở đây, đặc biệt là các loài chim nước làm tổ... ghi nhận thực vật Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 8 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2014 Trường Đại học Cần Thơ Điều tra thành phần loài thực vật bằng cách đi dọc theo các bờ đất bên trong và vòng bờ bao quanh vườn cò để ghi nhận sự xuất hiện của thực vật và tiến hành thu mẫu (Do diện tích vườn cò không lớn và bên trong vườn cò được chia thành các bờ đất... gian cho khách tham quan và mở rộng thì hiện nay vườn cò có diện tích khoảng 17000m2 Diện tích vườn cò Bằng Lăng nhỏ, nhưng có số lượng chim nước sinh sống tại đây khá nhiều Điều đó cho thấy môi trường nơi này có điều đặc biệt hơn so với những nơi khác và có ảnh hưởng nhất định đến đời sống, khả năng làm tổ của các loài chim nước tại đây Mặc dù chim nước tự động về vườn kiếm ăn và làm tổ, nhưng do... hai: đây là khoảng thời gian các vùng xung quanh đã xuống giống vụ Đông – Xuân, nguồn cung cấp thức ăn cho chim nước không còn dồi dào nên số lượng loài chim nước về đây không được đa dạng Và cũng không loại trừ trường hợp có một số loài chim nước lúc trước có hiện diện tại vườn nhưng hiện nay chúng không về vườn cư ngụ hoặc làm tổ nữa Tại vườn cò Bằng Lăng có một số cò chỉ về vườn trú ngụ nhưng chưa thấy... cao nên vườn chim cách ly hẳn với khu vực trồng trọt ở ngoài vườn chim Tác giả đã ghi nhận tổng cộng có 154 loài thực vật bậc cao thuộc 68 họ Có 12 loài thân gỗ chiếm ưu thế và cấu thành 11 loại quần xã thực vật đặc trưng tại Vườn chim Trong đó, Chà là (Phoenix paludosa) là loài chiếm ưu thế tuyệt đối, lấn át tất cả các loài và là loài tạo nên sinh cảnh ưa thích cho các loài chim sinh sống và làm tổ... 3000m2 còn lại 7000m2 Vườn cò nằm trong vùng sinh cảnh cánh đồng, ngập lũ Thực vật tại đây là cây tạp giống vườn cò Hậu Bối, phổ biến là: Tre, Còng, Gừa Chim nước ghi nhận được: Cò trắng, Cò ruồi, Vạc Đặc biệt có khoảng 20 cá thể Cò ngàng nhỏ Do đặc tính sinh sống và kiếm ăn của các loài chim nước ở tỉnh Sóc Trăng gắn liền với cánh đồng lúa, ao nuôi thủy sản và kênh rạch Mặc dù các loài chim nước hằng ... tra, xác định số mối quan hệ loài thực vật chim nước vườn cò Bằng Lăng, Thuận An, Thốt Nốt, TP Cần Thơ đề xuất thực nhằm khảo sát hệ thực vật, chim nước tìm hiểu số mối quan hệ hệ thực vật chim. .. khóa 36 - 2014 Trường Đại học Cần Thơ TÓM LƯỢC Đề tài Điều tra, xác định số mối quan hệ gữa loài thực vật chim nước vườn cò Bằng Lăng, Thuận An, Thốt Nốt, TP Cần Thơ thực từ tháng năm 2013 đến... Cần Thơ CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thành phần loài thực vật chim nước 1.1 Thực vật Kết điều tra thành phần loài thực vật vườn cò thu 60 loài thuộc 32 họ 21 Trong số 60 loài thực vật thu vườn