1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008

65 535 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 750 KB

Nội dung

Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe điện Hà Nội Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe điện Hà Nội Chương III: Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nghiệp qua ba năm (2006-2008) và một số kiến nghị giải pháp giúp Xí nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất của xí nghiệp xe điện Hà Nội 3

I Khái quát chung về xí nghiệp xe điện Hà Nội: 3

1, Quá trình hình thành phát triển của xí nghiệp: 3

2 Phòng nhân sự: 5

3 Phòng kế hoạch điều độ: 5

4 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế toán 6

5 Phòng đào tạo và kỹ thuật- vật tư 7

5.1- Chức năng nhiệm vụ của bộ phận đào tạo 7

5.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý kỹ thuật- công nghệ 8

5.3 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý vật tư 10

6 Đội kiểm tra giám sát 11

II Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 12

1 Thực hiện các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô: 12

2 Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch các tuyến buýt kế cận: 13

Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 16

I Một số chỉ tiêu nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 16

1 Nhóm chỉ tiêu chi phí: 16

1.1 Lao động: 16

1.2 Vốn sản xuất kinh doanh 17

2 Nhóm chỉ tiêu kết quả: 18

2.1 Giá trị sản xuất (GO) 18

Trang 2

2.3 Doanh thu: 21

3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả 21

3.1 Chỉ tiêu năng suất lao động (W) 21

3.2 Hiệu quả sử dụng vốn 23

II Một số phương pháp thống kê: 27

1 Phương pháp dãy số thời gian 28

2 Phương pháp chỉ số: 29

2.1 Khái niệm: 29

2.2 Phân loại : 29

2.3 Tác dụng của hệ thống chỉ số 30

2.4 Phương pháp xây dựng chỉ số 30

3 Phương pháp dự đoán thống kê 31

Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua ba năm(2006-2008) 35

I Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 36

1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của xí nghiệp 36

2 Dự đoán doanh thu của Xí nghiệp năm 2009 40

2.1 Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 40

2.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 40

2.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế 41

3 Dự đoán lượng khách của Xí nghiệp năm 2007 42

3.1 Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 42

3.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 42

3.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế 42

II Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 44

1 Tổng quan về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: 44

2 Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng vốn cố định 48

Trang 3

3 Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng lao động 50

4 Phân tích ý thức lao động trong Xí nghiệp 53

III Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp: 55

1 Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 55

2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao tình hình sản xuất kinh doanh

của xí nghiệp 57

2.1 Những giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh tại xí nghiệp xe điện Hà Nội 58

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Mô hình tổ chức của công ty 4

Đồ thị 3.1: Doanh thu bán vé bình quân qua các năm 2004-2008 41

Đồ thị 3.2: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm: 43

Bảng 1: Các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô 12

Bảng 2: Số liệu chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch 12

Bảng 3: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008 13

Bảng 4: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008: 14

Bảng 5: Doanh thu của xí nghiệp xe điện Hà Nội qua các năm 29

Bảng 6: Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 2006-2008 36

Bảng 7 : Doanh thu của xí nghiệp qua các năm 40

Bảng 8: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm 42

Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 46

Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 47

Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 47

Bảng 12: Các chỉ tiêu NSLĐ 48

Bảng 13: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 49

Bảng 14: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 51

Bảng 15: Bảng số liệu về năng suất lao động theo doanh thu của công ty .52

Bảng 16: Số liệu thống kê vi phạm của lao động 54

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Giao thông là một trong những vấn đề tối quan trọng đối với mỗi quốcgia Các thành phố lớn luôn phải đối mặt với tình trạng ách tắc giao thông.Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng các phương tiện giaothông công cộng Ở nước ta hệ thống xe buýt đã xuất hiện từ hơn thập kỷ nay,đã phần nào đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và giảm bớt tình hìnhtắc nghẽn giao thông Từ đó đến nay hệ thống xe buýt của tổng công ty vậntải Hà Nội luôn được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển trong đó xí nghiệp

xe điện Hà Nội là 1 trong những công ty thực hiện nhiệm vụ này Với hoạtđộng chính là kinh doanh dịch vụ công cộng nên xí nghiệp luôn đặt mục tiêucông ích xã hội lên hàng đầu

Để đạt mục tiêu đưa nghành kinh doanh vận tải buýt có thể tự hoạt độngkhông cần sự trợ cấp của nhà nước Xí nghiệp đang từng bước hoạt động kinhdoanh có hiệu quả hơn Có được kết quả đó là nhờ vào những phương phápquản trị đứng đắn của bộ máy lãnh đạo Xí nghiệp từ việc phân tích tình hìnhsản xuất kinh doanh Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích này em xinđược tìm hiểu về đề tài:

“Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe

điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008”

Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên để thực tập của em gồm ba chương:

Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất kinh doanh của

Xí nghiệp xe điện Hà Nội Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu

tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe điện

Trang 6

Chương III: Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình

sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nghiệp qua ba năm (2006-2008) và một số kiến nghị giải pháp giúp Xí nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Trong thời gian thực tập vừa qua được sự hướng dẫn của thầy Trần

Ngọc Phác và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế hoạch của

Xí nghiệp đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này Tuy nhiên do kiếnthức có hạn nên em chưa thể phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xínghiệp một cách đầy đủ và tốt nhất Trong chuyên đề thực tập này không thểtránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em xin được thầy sửa bảo để chuyên đề của

em được tốt hơn

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Trần Ngọc Phác, ban lãnh

đạo, phòng kế hoạch của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội

Trang 7

Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất của

xí nghiệp xe điện Hà Nội

I Khái quát chung về xí nghiệp xe điện Hà Nội:

1, Quá trình hình thành phát triển của xí nghiệp:

Ngày 13/12/2008 vừa qua xí nghiêp xe điện Hà Nội kỷ niệm tròn 100năm thành lập Xí nghiệp được thành lập năm 1899 với tên gọi đầu tiên làcông ty Thổ địa Bắc Kỳ, thuộc sự quản lý điều hành của chính phủ bảo hộPháp Trong quá trình tồn tại và phát triển xí nghiệp đã nhiều lần thay đổi têngọi: Sở xe điện Hà Nội(1954), xí nghiệp xe điện Hà Nội(1955), quốc doanh

xe điện Hà Nội(1959), công ty xe điện Hà Nội(1969) và cuối cùng lại trở vềvới tên gọi xí nghiệp xe điện Hà Nội(2001), hiện trực thuộc tổng công ty Vậntải Hà Nội

Ngày 25/12/1985 UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số

5484/QĐ-UB về việc tháo bỏ đường xe điện tuyến Bờ Hồ-Chợ Mơ để thử nghiệm vậnchuyển công cộng bằng xe buýt Ngày 27/4/1993 tuyến buýt bánh hơi Bồ Hồ-Hà Đông chính thức đi vào hoạt động Đó cũng là khởi đầu của nghành xebuýt hiện đại thủ đô hiện nay

Để thích nghi với nền kinh tế thị trường, xí nghiệp đã định hướng kinhdoanh theo dây chuyền khép kín: từ duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đến vậnchuyển hành khách đều nằm trong hệ thống của xí nghiệp Được sự quan tâmđầu tư của nhà nước hiện nay xí nghiệp có khoảng 2000 cán bộ công nhânviên, với 301 xe chạy trên 18 tuyến buýt

Trang 8

Cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Mô hình tổ chức của công ty

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG

NHÂN

SỰ

PHÒNG KINH DOANH

22, 32, 47,

48 Tổ bảo vệ

Tổ rửa xe

DEPOT NAM THĂNG LONG Gara BDSC Các tuyến 07,2,25,27,34 ,35,53,55,56

TUYẾN

XE BUÝT KẾ CẬN 204,206

DỊCH

VỤ TAXI

ĐỘI

QL CSHT BUÝT

DICH VỤ KHÁC Vui chơi Trông giữ bến bãi Dịch vụ khác

TỔ DỰ

ÁN

PHÒNG KH-ĐIỀU ĐỘ

PHÒNG ĐT-KT- VẬT TƯ

ĐỘI KTGS

PHÒNG TC-KẾ

TOÁN

Trang 9

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận

2 Phòng nhân sự:

* Chức năng:

Là phòng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức triển khai thực hiệncác công tác về tổ chức nhân sự và thực hiện chính sách đối với người laođộng

- Quản lý môi trường, tổ chức chăm sóc cho người lao động

3 Phòng kế hoạch điều độ:

* Chức năng

Là phòng tham mưu tổng hợp giúp lãnh đạo công ty trong công tác lậpkế hoạch,đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty Đềxuất các phương án sản xuất kinh doanh va điều phối xe chạy các tuyến

Trang 10

- Lập kế hoạch và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theotừng thời kỳ kế hoạch (dài hạn,trung hạn,ngắn hạn) Cuối kỳ có báo cáo tổngkết rút kinh nghiệm.

- Chủ động phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sản xuấtkinh doanh để xây dựng, hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, áp dụng chocác mô hình sản xuất kinh doanh công ty hiện có

- Tham mưu cho Lãnh đạo công ty giao kế hoạch kinh doanh cho cácđơn vị.Theo dõi, đôn đốc và quyết toán trong từng kỳ kế hoạch

- Điều phối số xe chạy các tuyến

- Nghiên cứu xây dựng và trình Lãnh đạo công ty cac phương án mởrộng sản xuất cho phù hợp trong từng thời kỳ kế hoạch, đảm bảo hiệu quảkinh tế

- Quản lý theo dõi tình trạng thiết bị và phương tiện công ty có Lập kếhoạch và chỉ đạo và thực hiện đối với công tác bảo dưỡng, sủa chữa các thiết

bị và phương tiện này

- Tham mưu cho lãnh đạo công ty ký kết các hợp đồng với các tổ chứccá nhân có nhu cầu Theo dõi việc thực hiện và quyết toán các hợp đồng đã

ký, phù hợp với pháp lệnh hợp đồng kinh tế Nhà nước đã ban hành

4 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế toán

Trang 11

- Tham mưu cho ban Tổng giám đốc về chế độ kế toán và những thayđổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.

- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thong tin quản lý năngđộng, hữu hiệu

* Nhiệm vụ

- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sửdụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh và sử dụng vốn của công ty

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạchthu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tàisản, vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãngphí, vi phạm chế độ, quy định của công ty

- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuấtkinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ côngtác lập và theo dõi kế hoạch Cung cấp số liệu báo cáo cho cơ quan hữu quantheo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Ban giám đốc công ty

5 Phòng đào tạo và kỹ thuật- vật tư

5.1- Chức năng nhiệm vụ của bộ phận đào tạo

* Tham mưu cho Giám đốc xí nghiệp về công tác đào tạo cán bộ, côngnhân viên chức tại đơn vị

- Phối hợp với phòng Nhân sự tham mưu cho Giám đốc về chiến lược vàkế hoạch dài hạn đào tạo phát triển nguồn nhân lực của đơn vị

Trang 12

- Trên cơ sở nhu cầu đào tạo hàng năm của toàn đơn vị do phòng Nhânsự tổng hợp và cung cấp, xây dựng kế hoạch đào tạo theo năm, tháng, quý, vàtrình Giám đốc phê duyệt

* Triển khai tổ chức đào tạo theo kế hoạch được phê duyệt theo quy địnhcủa Tổng công ty, của đơn vị

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị cần thiết để triển khai cáckhóa đào tạo do đơn vị tổ chức

- Đối với các khóa đào tạo do đơn vị trực tiếp giảng dạy: Tổ chức lớphọc, phân công giảng dạy, theo dõi đánh giá việc học tập, tổ chức thi, đánhgiá cấp chứng chỉ

- Phối hợp với phòng Nhân sự đề xuất Giám đốc về đối tượng tham giakhóa đào tạo do Tổng công ty và bên ngoài tổ chức

* Chủ trì và phối hợp với phòng Nhân sự của Xí nghiệp tổ chức các kỳthi tuyển dụng, thi nâng bậc theo phân cấp và các quy trình, quy định củaTổng công ty

- Quản lý bộ đề thi theo các nội dung được phân cấp cho đơn vị

- Chủ trì tổ chức các kỳ thi, chấm thi, báo cáo kết quả thi theo sự phâncấp

* Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo, đề xuất các giảipháp nâng cao chất lượng đào tạo và tổng hợp báo cáo Giám đốc đơn vị, Tổngcông ty qua Trung tâm đào tạo theo quy định

5.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý kỹ thuật- công nghệ

* Quản lý kỹ thuật và đăng kiểm phương tiện

Trang 13

- Quản lý kĩ thuật phương tiện, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa,theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, giám sátchất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.

- Chủ trì phối hợp với gara hoặc bộ phận khác có liên quan.Tiến hànhkiểm tu, chuẩn đoán tình trạng kỹ thuật của phương tiện và lập phương án sửachữa trình lãnh đạo xí nghiệp phê duyệt và giám sát thực hiện

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đăng kiểm phương tiện

- Tham gia xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quy định bảodưỡng sửa chữa, tiêu hao nhiên liệu, đinh ngạch sử dụng vật tư, phụ tùng…cho phương tiện toàn xí nghiệp

- Đề xuất áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và công nghệ mới đểnâng cao chất lượng phương tiện và chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa

- Theo dõi, quản lý cập nhật hồ sơ lý lịch phương tiện

* Quản lý trang thiết bị nhà xưởng, phòng chống cháy nổ

- Quản lý toàn bộ trang thiết bị nhà xưởng và hồ sơ lý lịch trang thiết bị

- Xây dựng kế hoạch, theo dõi, giám sát việc sử dụng, bảo dưỡng sửachữa các thiết bị nhà xưởng và thực hiện kiểm định chất lượng định kỳ theoquy định

- Đề xuất thay thế hoặc bổ sung các trang thiết bị phục vụ công tácphòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai

* Công tác bảo hiểm, an toàn

- Xây dựng kế hoach, theo dõi việc mua bảo hiểm cho phương tiện, đảmbảo phương tiện được bảo dưỡng đúng quy dịnh trong suốt thời gian hoạtđộng

Trang 14

- Phối hợp với lái xe, các tổ chức và cá nhân có liên quan để giải quyếtcác vấn đề an toàn giao thông.

- Tham gia xây dựng và theo dõi việc thực hiện các quy trình, quy định,nội quy liên quan đến các vấn đề an toàn lao động, phòng chống cháy nổ vàvệ sinh công nghiệp

* Quản lý, ứng dụng công nghệ

- Tham mưu, tư vấn và phối hợp triển khai thực hiện đầu tư thiết bị côngnghệ, tin học phục vụ sản xuất và điều hành hoạt động vận tải của đơn vị

- Hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng trang thiết bịcông nghệ, tin học phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị

- Phối hợp thực hiện công tác quản lý thương hiệu trên các phương tiện

5.3 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý vật tư

* Lập kế hoạch và tổ chức mua sắm vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vậtliệu

- Xây dựng và tổ chức kế hoạch mua sắm, đặt hàng vật tư phụ tùng phụcvụ bảo dưỡng sửa chữa theo quy định của Xí nghiệp, Tổng công ty

- Thực hiện mua sắm vật tư phụ tùng theo kế hoach và theo phân côngcủa giám đốc xí nghiệp, đảm bảo tuân thủ đúng các quy trình, quy định củaNhà nước và của tổng công ty có liên quan

- Đề xuất tham mưu lãnh đạo xí nghiệp trong việc ký kết hợp đồng muasắm vật tư, phụ tùng, sửa chữa phương tiện, trang thiết bị theo phân cấp

* Quản lý cấp phát phụ tùng nguyên nhiên vật liệu

Trang 15

- Theo dõi thống kê việc cấp phát sử dụng vật tư nguyên nhiên liệu trongquá trình bảo dưỡng sửa chữa cho từng phương tiện theo quy định Theo dõiviệc thu hồi, phục hồi tái sử dụng vật tư cũ.

- Theo dõi việc cấp phát nhiên liệu cho từng đầu xe và tổng hợp tiêu haonhiên liệu theo định mức và các điều chỉnh nếu có, tiêu hao nhiên liệu thực tếcho từng đầu xe và toàn xí nghiệp

6 Đội kiểm tra giám sát

* Là công cụ của giám đốc xí nghiệp để giám sát toàn bộ các khâu cóliên quan đến chất lượng dịch vụ của đơn vị

- Giúp giám đốc xí nghiệp triển khai thực hiện tốt công tác quản lý điềuhành và hợp đồng trách nhiệm giữa tổng giám đốc với giám đốc xí nghiệp

- Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra chống thất thoát doanh thu; kiểm traviệc thực hiện nội quy, quy chế, các tiêu chí phục vụ của công nhân lái xe vànhân viên bán vé trong quá trình thực hiện trên tuyến

- Kiểm tra chất lượng dịch vụ của đoàn phương tiện (vệ sinh, trang thiết

bị nội ngoại thất trên xe…) và kiểm tra công tác quản trị thương hiệu

* Hỗ trợ công tác điều hành tuyến trong quá trình tác nghiệp theo sự chỉđạo của giám đốc xí nghiệp

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có cơ chế phối hợp thông tin với bộphận điều hành tuyến để đảm bảo công tác điều hành kịp thời

- Kịp thời thông tin đến giám đốc hoặc bộ phận được giám đốc ủy quyềnvề tình hình giao thông trên tuyến

Trang 16

II Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

1 Thực hiện các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô:

Bảng 1: Các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch

năm 2008

Thực hiện

3 Doanh thu vé lượt 1.000đ 86.843.018 87.419.883 100,66

- Tuyến đặt hàng 1.000đ 81.685.130 82.151.055 100,57

- Chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch:

Bảng 2: Số liệu chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch

bỏ

Nguyên nhân bỏ lượt Tắc đường Hỏng xe LX,BV/ĐĐ Khác

* Thực hiện chuyến lượt

- Về chuyến lượt đạt 99,43% so với kế hoạch Tổng công ty giao,nguyênnhân là do:

Trang 17

+ Tổng số chuyến lượt không thực hiện trong năm 2008 là: 4.166 lượt

xe, nguyên nhân do tắc đường là chủ yếu, đặc biệt là những ngày mưa lớn gâyngập úng đầu tháng 11/2008

+ Do lượt xe kế hoạch của tuyến 32: Tổng công ty giao kế hoạch quý IIIbình quân 01 ngày là 370 lượt xe, nhưng triển khai thực hiện là 348 lượt xe,giảm 22 lượt/ngày

* Thực hiện sản lượng vé lượt

- Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng hành khách năm 2008 là:26.757.707 lượt hành khách, đạt 100,83% so với kế hoạch điều chỉnh tăngtrong quý IV và đạt 101,25% so với kế hoạch tổng công thức giao chính thức

2 Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch các tuyến buýt kế cận:

a) Tuyến kế cận 204: Một số chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008:

Bảng 3: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008

Chỉ tiêu năm 2008 KH năm 2008 TH

So với kế hoạch

%TH/KH (%)

Giátrịtăng (+) giảm(-)

+ Thực hiện chuyến lượt

Trang 18

- Về chuyến lượt đạt 84,26% so với kế hoạch

+ Thực hiện sản lượng, doanh thu vé lượt

- Sản lượng thực hiện đạt 74,35%KH, doanh thu vé lượt đạt 92,5% sovới KH năm 2008 Nguyên nhân: Tổng công ty giao kế hoạch 6 tháng cuốinăm 2008 lượng khách tăng 55% trên tuyến 204 so với 6 tháng đầu năm khiđưa xe buýt mới B60 vào thay thế xe Tanda Do tình hình khó khăn về vốnđầu tư nên tạm thời Tổng công ty chưa đầu tư phương tiện mới thay thế

b) Tuyến kế cận 206:

Bảng 4: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008:

năm 2008

TH năm 2008

So với kế hoạch

%TH/

KH (%)

Giátrị tăng(+) giảm(-)

+ Thực hiện chuyến lượt

- Về chuyến lượt đạt 108% so với kế hoạch đã được Tổng công ty duyệt.+ Thực hiện sản lượng, doanh thu vé lượt

- Thực hiện kế hoạch sản lượng hành khách đạt 95,7%KH

Trang 19

- Doanh thu đạt 117,6%KH, nguyên nhân Xí nghiệp đã điều chỉnh tănggiá vé theo giá xăng dầu.

c) Tổng chuyến lượt, sản lượng của 2 tuyến buýt kế cận thực hiện năm

2008:

- Tổng chuyến lượt thực hiện là: 53.846 lượt xe, đạt 95%KH

- Tổng sản lượng vé là: 1.577.139 lượt HK, đạt 86,1%KH

- Doanh thu vé lượt là: 17,93 tỷ đồng, đạt 105,6%KH

Trang 20

Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên

cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

I Một số chỉ tiêu nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

1 Nhóm chỉ tiêu chi phí:

1.1 Lao động:

a Khái niệm:

Số lượng lao động là những người lao động đã được ghi tên vào danhsách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trảlương

b Phân loại:

Theo tác dụng của lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh, ta cóthể phân lao động làm hai bộ phận: lao động trực tiếp sản xuất và lao độnglàm công khác

Lao động trực tiếp sản xuất: là những người lao động mà hoạt động laođộng của họ trực tiếp gắn với quá trình sản xuất, kinh doanh

Ở xí nghiệp thì bộ phận này bao gồm công nhân lái xe và nhân viên banvé

- Lao động làm công khác: bao gồm tất cả những lao động làm công ănlương còn lại ngoài lao động trực tiếp

Ở xí nghiệp thì bộ phận này bao gồm các nhân viên trong bộ phận quản

lý hành chính, nhân viên kỹ thuật, bảo vệ…

Tác dụng: cách phân loại này giúp chúng ta tìm ra cơ cấu hợp lý giữa cácloại lao động, tạo điều kiện tăng năng suất và sử dụng tiết kiệm lao động

Trang 21

Quản lý lao động trong sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầunhư: nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động Muốn vậydoanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch tuyển dụng hợp lý, có sự quan tâm đúngmức đến người lao động, tạo cơ hội thăng tiến, tạo bầu không khí làm việcthoả mái góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 Vốn sản xuất kinh doanh

Về bản chất, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tư liệu sảnxuất được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh Đây là điều kiện đầutiên, điều kiện tiên quyết, quyết định cho sự ra đời, tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp

Yêu cầu của yếu tố vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp là khôngngừng nâng cao hiệu quả đồng vốn được sử dụng trong quá trình sản xuất, tứclà làm thế nào để đồng vốn luân chuyển nhanh tạo ra lợi nhuận cho doanhnghiệp

Vốn kinh doanh được hình thành từ hai loại vốn cơ bản là vốn cố định vàvốn lưu động

+Vốn cố định: "Là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ màđặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sảnxuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng." Như vậy đặc điểm cơ bản nhất của vốn cố định là sự hao mòn hữu hìnhvà vô hình Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào mức sử dụng vốn cố định và cácđiều kiện khác có ảnh hưởng đến độ bền lâu dài như chất lượng chế độ quản

lý, sử dụng, bảo dưỡng, khi đó hao mòn vô hình chủ yếu do tiến bộ của khoahọc công nghệ và năng suất lao động xã hội tăng lên quyết định

Trang 22

Vốn cố định có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp phù hợp để quản lýnguồn vốn này.

+ Vốn lưu động: "Là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưuđộng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiệnthường xuyên và liên tục."

Như vậy vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động được

sử dụng vào quá trình tái sản xuất Vốn lưu động của doanh nghiệp sản xuấtbao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, vốn tiền tệ

Tài sản lưu động khác với tài sản cố định ở tính chất tái sản xuất và mứcđộ chuyển dịch giá trị sản phẩm của chúng vào sản phẩm TSLĐ không thamgia nhiều lần như TSCĐ mà chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất, dođó toàn bộ giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm Mộtđặc điểm khác là TSLĐ phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn ở nhiều bộphận quản lý khác nhau nên việc đảm bảo đầy đủ và cân đối bộ phận rất có ýnghĩa đối với yêu cầu thường xuyên, liên tục của quá trình sản xuất kinhdoanh

2 Nhóm chỉ tiêu kết quả:

2.1 Giá trị sản xuất (GO)

a Khái niệm

Giá trị sản xuất của hoạt động giao thông vận tải là toàn bộ giá trị cácsản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ratrong một thời kỳ nhất định

Trang 23

b Nội dung, ý nghĩa của chỉ tiêu

- Ý nghĩa: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh vận tải của doanhnghiệp

Là cơ sở để tính các chỉ tiêu giá trị gia tăng(VA), giá trị gia tăngthuần(NVA) và các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp

- Nội dung: GO của doanh nghiệp vận tải bao gồm:

Doanh thu vận chuyển, bốc xếp hàng hóa

Doanh thu vận chuyển hành khách hành lý

Doanh thu về cho thuê các phương tiện vận chuyển, bến bãi, khochứa và phương tiện bảo quản hàng hóa

Doanh thu về quản lý cảng vụ, bến bãi

Doanh thu về dịch vụ vận tải, đại lý vận tải, hoa tiêu tín hiệu, dẫndắt tàu thuyền, hướng dẫn đường bay

Doanh thu, tạp thu khác liên quan đến các hoạt động vận tải

Doanh thu phụ không bóc tách đưa vệ nghành phù hợp

c Cách tính GO của doanh nghiệp

GO của doanh nghiệp là doanh thu từ hoạt động vận chuyển hành khách

2.2 Giá trị gia tăng(VA)

a Khái niệm

Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của hoạt động kinh doanh vậntải được lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời gian nhất định

b Ý nghĩa

Trang 24

Là cơ sở để phân chia lợi ích giữa người lao động(V) với doanh nghiệp(M) và Nhà nước(VAT)

c Phương pháp tính

Chỉ tiêu VA được tính theo 2 phương pháp:

- Phương pháp sản xuất:

Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian

(VA) (GO) (IC)

- Phương pháp phân phối:

Giá trị Thu nhập Thu nhập Thu nhập Khấugia tăng lần đầu lần đầu lần đầu hao tàicủa doanh = của người + của doanh + của chính + sản cốnghiệp lao động nghiệp phủ định

Trong đó:

V: Thu nhập lần đầu của người lao động bao gồm:

- Tiền lương hoặc thu nhập theo ngày công của người lao động(có thểnhận bằng tiền mặt hoặc hiện vật)

- Các khoản thu nhập ngoài lương hoặc ngoài thu nhập theo ngày côngcủa người lao động

- Các khoản doanh nghiệp nộp hộ người lao động như: bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế…

- Các phụ cấp: phụ cấp độc hại, phụ cấp công tác…

Trang 25

M: Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp bao gồm:

-Lãi trả tiền vay ngân hàng hoặc các khoản vay mà doanh nghiệpphải trả lãi

-Tiền lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp

G: thu nhập lần đầu của chính phủ bao gồm:

- Các khoản thuế và các khoản phí phải nộp cho nhà nước

C1: khấu hao tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

b Công thức tính:

DT = giá vé x số lượng hành khách

3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả

3.1 Chỉ tiêu năng suất lao động (W)

W=T Q

Trong đó:

- Q là kết quả sản xuất kinh doanh: có thể tính bằng sản phẩm hiện vậthoặc tính bằng tiền tệ (GO,VA,NVA,DT,LN)

Trang 26

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi lao động của doanh nghiệp làm ra bao nhiêuđơn vị tiền tệ trong kỳ kinh doanh

Chỉ tiêu năng suất lao động gồm:

+ Năng suất lao động sống : Là năng suất lao động tính theo GO

Q : Kết quả sản xuất kinh doanh

F : Tổng quỹ lương

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ cứ một đơn vị tiền chi phí tiền lương chi

ra thì thu được bao nhiêu đơn vị tiền kết quả

Trang 27

3.2 Hiệu quả sử dụng vốn

a) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn

-Hiệu năng sử dụng tổng vốn

TV

DTT DT

Đơn vị vòng hoặc lần

Trang 28

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ tổng vốn của doanh nghiệp quay đượcmấy vòng hay chu chuyển được mấy lần.

b) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Hiệu năng vốn cố định (Vcđ)

Hvc =

C

V Q

Trong đó:

C

V là vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ cứ một đơn vị tiền vốn cố định đầu tư vàosản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả

- Mức doanh lợi (hay tỷ suất lợi nhuận ) vốn cố định

Rvc =

V c LN

- Suất tiêu hao vốn cố định ( ,

1

=V Q C

Trang 29

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất kinhdoanh (hay doanh thu ) trong kỳ cần phải tiêu hao mấy đơn vị tiền tệ vốn cốđịnh.

Nếu kết quả so sánh số chênh lệch của Hvc và Rvc > 0, tốc độ phát triểncủa Hvc và Rvc > 1 ; còn số chênh lệch và tốc độ phát triển của H,vc tươngứng < 0 và < 1, phản ánh hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp kỳ nghiêncứu cao hơn so với kỳ gốc và ngược lại

c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Hiệu năng (hay năng suất ) sử dụng vốn lưu động (HVL )

HVL = 

L

V Q

Trong đó :

_

V - vốn lưu động bình quân trong kỳ

Q - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( tổng doanh thu bán hànghay tổng doanh thu thuần )

HVL cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn lưu động đưa vào sản xuất kinhdoanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ doanh thu

- Mức doanh lợi ( hay tỷ suất lợi nhuận ) vốn lưu động (RVL )

RVL =

V L LN

Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn lưu động đưa vào sản xuấtkinh doanh trong kỳ tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận, hoặc cho biết tỷxuất sinh lãi tính trên vốn lưu động là bao nhiêu phần trăm Chỉ tiêu này càng

Trang 30

so sánh giữa các thời kỳ của một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp cócùng quy mô sản xuất trong một thời kỳ.

- Đánh giá tốc độ chu chuyển vốn lưu động:

+Vòng quay vốn lưu động:

LVLD = _

) (

LD V

DTT DT

Đơn vị: vòng hoặc lần

Chỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay đượcmấy vòng hay chu chuyển được mấy lần

Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

+ Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động (thời gian thực hiệnmột vòng quay vốn lưu động)

Đ =

VLD L N

Đơn vị : ngày

Với N : số ngày theo lịch của tháng nghiên cứu

Trên thực tế N được quy ước tính theo số chẵn

Trang 31

Nếu kết quả so sánh vòng quay vốn lưu động >1, độ dài vòng quay vốnlưu động <1 có thể kết luận tốc độ chu chuyển vốn lưu động của doanhnghiệp ở kỳ nghiên cứu nhanh hơn kỳ gốc.

Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt

- Mức đảm nhiệm vốn lưu động (VL)

VL=

HVL

1 =

II Một số phương pháp thống kê:

Để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trongthống kê thường dùng các phương pháp như:

+Phương pháp hồi quy tương quan

+ Phương pháp dãy số thời gian

+Phương pháp chỉ số…

Tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đểáp dụng những phương pháp thống kê phù hợp nhất Trong quá trình thực tậpở xí nghiệp xe điện Hà Nội em nhận thấy xí nghiệp có hoạt động sản xuất

Trang 32

nghiệp còn hoạt động trong những lĩnh vực khác như: trông giữ bến xe, kinhdoanh taxi tải, sửa chữa bảo dưỡng xe buýt…Từ những đặc điểm trên em thấy

sử dụng hai phương pháp dãy số thời gian và chỉ số để phân tích tình hình sảnxuất kinh doanh của xí nghiệp xe điện Hà Nội là phù hợp nhất

1 Phương pháp dãy số thời gian

Đây là một phương pháp dễ dàng áp dụng để phân tích tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Qua báo cáo kết quả sản xuất các năm ta có thểthành lập một dãy số thời gian về doanh thu, lợi nhuận…Dựa vào các mức độcủa dãy số phản ánh quy mô của hiên tượng qua thời gian có thể phân dãy sốthời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm Từ dãy số tuyệt đối banđầu ta lại có thể thành lập các dãy số tương đối

* Đặc điểm vận dụng của dãy số thời gian:

Cho phép xác định mức độ biến động của dãy số DT, LN qua các năm,qua từng năm và bình quân của các năm Để phân tích nhiệm vụ này cần tínhcác chỉ số sau:

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này gồm có lượng tăng (giảm)tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, lượng tăng (giảm)tuyệt đối bình quân Các chỉ tiêu này dùng để so sánh các mức độ của giá trịgia tăng, lợi nhuận của năm sau so với năm trước hay nghiên cứu nó trongmột khoảng thời gian dài để xem các mức độ của dãy số đó tăng hay giảmmột lượng là bao nhiêu và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả chung như thế nào

- Tốc độ phát triển: gồm có tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triểnđịnh gốc, tốc độ phát triển bình quân Chỉ tiêu này để so sánh tốc độ tăng(giảm) của lợi nhuận năm sau so sánh với năm trước hay tốc độ trong mộtthời gian dài là lần hay %

Ngày đăng: 18/04/2013, 22:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng hành khách năm 2008 là: 26.757.707 lượt hành khách, đạt 100,83% so với kế hoạch điều chỉnh tăng  trong quý IV và đạt 101,25% so với kế hoạch tổng công thức giao chính thức. - Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008
nh hình thực hiện kế hoạch sản lượng hành khách năm 2008 là: 26.757.707 lượt hành khách, đạt 100,83% so với kế hoạch điều chỉnh tăng trong quý IV và đạt 101,25% so với kế hoạch tổng công thức giao chính thức (Trang 17)
Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn                      Năm  - Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008
Bảng 9 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Năm (Trang 50)
Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định          Năm - Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008
Bảng 10 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định Năm (Trang 51)
Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định           Năm - Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008
Bảng 10 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định Năm (Trang 51)
2. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008
2. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng vốn cố định (Trang 52)
Bảng 12: Các chỉ tiêu NSLĐ              Năm - Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008
Bảng 12 Các chỉ tiêu NSLĐ Năm (Trang 52)
Bảng 13: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định         Năm - Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008
Bảng 13 Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định Năm (Trang 53)
Bảng 14: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động                          Năm - Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008
Bảng 14 Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Năm (Trang 55)
Bảng 14: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động                           Năm - Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008
Bảng 14 Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Năm (Trang 55)
Bảng 15: Bảng số liệu về năng suất lao động theo doanh thu của công ty Chỉ  - Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008
Bảng 15 Bảng số liệu về năng suất lao động theo doanh thu của công ty Chỉ (Trang 56)
Bảng 15: Bảng số liệu về năng suất lao động theo doanh thu của công ty Chỉ - Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008
Bảng 15 Bảng số liệu về năng suất lao động theo doanh thu của công ty Chỉ (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w