1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quy hoạch công trình trên mặt đất

30 357 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

1.1 Cơ sở thiết kế tổng đồ 1.1.1 Nhà và các công trình trên mặt mỏ - Toàn bộ các công trình của một xí nghiệp công nghiệp có thể bố trí trên một hoặc vài sân công nghiệp. Ngoài ra, có thể có một số công trình không nằm trên sân công nghiệp. - Các sân công nghiệp liên hệ với nhau và với các công trình bố trí ngoài sân công nghiệp bằng hệ thống giao thông và điện nước kỹ thuật. - Bản đồ xí nghiệp hoặc một phân khu, trên đó bố trí toàn bộ công trình của xí nghiệp hay của một sân công nghiệp với mạng lưới giao thông của chúng gọi là “Bản đồ tổng quát sân công nghiệp”. - Nếu là sân công nghiệp của xí nghiệp mỏ, thì bản đồ đó được gọi là “Bản đồ tổng quát sân công nghiệp của xí nghiệp mỏ” hay gọi tắt là “Tổng đồ mặt mỏ”. Trên tổng đồ có đường đặc trưng của địa hình và cao độ của các công trình chính. Toàn bộ các công trình của xí nghiệp mỏ gồm các nhóm sau: - Phân xưởng sản xuất chính làm nhiệm vụ tiếp nhận khoáng sản có ích. - Phân xưởng sản xuất phụ phục vụ quá trình thải đất đá, cung cấp vật liệu cho mỏ và sửa chữa thiết bị. - Kho bãi gồm các kho thành phẩm, kho vật liệu chống lò, kho thiết bị, bãi thải và các kho khác. Các kho nên bố trí cạnh đường sắt. - Nhóm vận tải gồm có đường sắt, đường ô tô, đường băng tải - Nhóm năng lượng đảm bảo cung cấp cho xí nghiệp điện, nhiệt, khí nén và không khí để thông gió - Hệ thống điện nước kỹ thuật là mạng lưới cung cấp điện, mạng lưới điện thoại, phát thanh và hệ thống cấp thoát nước - Khu hành chính - quản trị. - Nhóm các công trình phúc lợi nhằm phục vụ đời sống tinh thần cho công nhân và gồm có nhà điều dưỡng, nhà nghỉ mát, câu lạc bộ, khu vui chơi giải trí, sân vận động…vv * CÂU 1 * 1.1.1.2 Phương hướng thiết kế tổng đồ mặt mỏ Thiết kế mặt mỏ phải tuân theo các phương hướng sau: - Các công trình công nghiệp và dân dụng cần bố trí tập trung hợp lý để tổng đồ được gọn, rút ngắn được các đường giao thông vận tải và đơn giản hệ thống điện nước kỹ thuật. - Quy khối các công trình có cùng đặc tính sản xuất. Việc quy khối các công trình có tác dụng: + Bảo đảm quy trình công nghệ hợp lí; + Giảm diện tích xây dựng trên sân công nghiệp tới mức tối thiểu; + Tạo điều kiện công nghiệp hóa và cơ giới hóa cho việc xây dựng các công trình. - Những mỏ có sản lượng nhỏ, nên dùng một phương tiện vận tải. - Tăng cường áp dụng công nghiệp hóa và cơ giới hóa trong việc xây dựng các công trình. - Phải thiết kế theo phương pháp sản xuất dây truyền, đảm bảo nhịp điệu sản xuất cao và nâng cao năng suất lao động - Phải phối hợp chặt chẽ công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị 1.1.2 Nguyên tắc thiết kế tổng đồ mặt mỏ Thiết kế tổng đồ cần xét tới những yếu tố có ảnh hưởng đến việc bố trí các công trình cho gọn và hợp lý trên tổng đồ. Những yếu tố đó là: - Quy trình sản xuất của xí nghiệp; - Dạng vận tải giữa các phân xưởng; - Điều kiện cung cấp năng lượng; - Yêu cầu về kiến trúc; - Điều kiện tự nhiên; - Trình tự phát triển xí nghiệp. Thiết kế tổng đồ cần đảm bảo những nguyên tắc sau: - Giảm diện tích sân công nghiệp tới mức tối thiểu. - Đối với các xí nghiệp lớn, cần quy khối các công trình có cùng một đặc tính sản xuất. - Bố trí các phân xưởng và các thiết bị phải phù hợp với quy trình sản xuất, đảm bảo hướng dòng vận tải đã định. - Những phân xưởng phụ phục vụ những phân xưởng chính phải bố trí chúng gần nhau. - Các đường xe phải thẳng và hệ thống điện nước kỹ thuật phải bố trí tập trung dọc theo đường xe. - Thiết bị năng lượng bố trí ở trung tâm tiêu thụ của chúng. - Khi bố trí các công trình cần chú ý tới độ sâu và tính chất của nước ngầm, hiện tượng lún, hiện tượng bùn loãng, các tơ. - Đảm bảo khoảng cách an toàn và đường đi giữa các công trình hợp lý. - Đảm bảo những yêu cầu về an toàn chống cháy và vệ sinh công nghiệp. - Chú ý giảm bớt khối lượng công việc làm đất. - Đối với những xí nghiệp lớn, cần xét tới việc đưa xí nghiệp vào sản xuất theo trình tự. * CÂU 4 *1.1.4 Chọn vị trí mặt mỏ 1.1.4.1 Nguyên tắc chung chọn vị trí sân công nghiệp Mỏ là một xí nghiệp công nghiệp, do đó khi chọn vị trí mỏ cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung về lựa chọn vị trí sân công nghiệp: - Kích thước và hình dạng của sân công nghiệp phải đảm bảo bố trí hết các công trình của xí nghiệp và phải có khả năng mở rộng xí nghiệp. - Sân công nghiệp phải gần đường giao thông, nguồn điện, nguồn nước, kho chất nổ. - Địa hình sân công nghiệp tương đối bằng phẳng và có độ dốc về biên giới không quá 1% để giảm khối lượng làm đất và dễ thoát nước. - Sân công nghiệp không nên bố trí ở khu vực nằm trên vỉa khoáng sản có ích, trường hợp không tránh được sân công nghiệp phải có hình dạng sao cho trụ khoáng sản có ích bảo vệ nhỏ nhất. - Sân công nghiệp phải bố trí ở địa điểm có mặt đất cao hơn mực nước ngầm trên 7m. - Mặt sân công nghiệp phải cao hơn mực nước lũ trong lich sử 0,5m để khỏi bị ngập khi lũ. - Sân công nghiệp phải bố trí sao cho khói và bụi từ xí nghiệp tỏa ra không bay vào khu dân cư. - Đường giao thông của sân công nghiệp nối với đường giao thông chính một cách dễ dàng. - Đất phải ổn định và đảm bảo cho việc xây dựng các công trình bằng nền móng bình thường. 1.1.4.2 Những điểm đặc biệt khi chọn vị trí mặt mỏ hầm lò Ngoài những nguyên tắc chọn sân công nghiệp đã nêu ở trên, khi chọn mặt mỏ hầm lò cần chú ý thêm các điểm sau: - Vị trí của giếng chính phải đảm bảo: + Chiều dài vận chuyển ngắn nhất để giảm chi phí về vận tải; + Giếng và các đường lò cơ bản nằm trong đất đá ổn định nhưng dễ đào; + Xung quanh miệng giếng phải có một sân công nghiệp thuận lợi về mặt địa hình và địa chất; + Chi phí về truyền năng lượng nhỏ nhất; + Giá thành xây dựng và sử dụng giếng trên một tấn than khai thác là nhỏ nhất; - Vị trí của giếng phụ xác định sau khi đã xác định vị trí giếng chính. - Bãi thải đặt ở nơi có địa hình thuận lợi và đủ kích thước để chứa đất đá thải; - Vị trí các kho chất nổ phải đảm bảo khoảng cách an toàn tới các công trình và khu dân cư. 1.1.4.3 Những điểm đặc biệt khi chọn vị trí mặt mỏ lộ thiên - Khi chọn vị trí mặt mỏ lộ thiên phải đảm bảo độ dốc chỉ đạo và kích thước của các bến bãi: - Vận tải bằng đường sắt, phải chú ý tới độ dốc chỉ đạo của đường sắt và kích thước của ga; - Vận tải bằng ô tô, phải chú ý tới độ dốc chỉ đạo của đường ô tô và bán kính quay của xe ở bến; - Vận tải bằng băng tải, phải chú ý tới độ dốc chỉ đạo của tuyến băng tải và kích thước trạm đập xay. 1.1.6 Quy hoạch độ cao sân công nghiệp Nhiệm vụ của công tác quy hoạch độ cao sân công nghiệp là thay đổi địa hình tự nhiên của khu vực bố trí sân công nghiệp cho phù hợp với yêu cầu xây dựng, từ đó tạo ra địa hình mới gọi là địa hình thiết kế. + Cơ sở quy hoạch độ cao sân công nghiệp dựa trên cao độ thiết kế. cao độ thiết kế phải thỏa mãn điều kiện: - Cao hơn mực nước úng 0,5m; - Cao hơn mực nước ngầm 7m; - Đảm bảo khối lượng công việc làm đất là nhỏ nhất; - Đảm bảo độ dốc chỉ đạo của các phương tiện vận tải. + Quy hoạch độ cao sân công nghiệp cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Sự liên hệ giữa các phân xưởng, giữa các công trình và giữa các khu vực trong xí nghiệp thuận lợi nhất. - Đặt được hệ thống điện nước kỹ thuật trên và dưới mặt đất. - Đặt móng bình thường cho các công trình. - Khối lượng công việc làm đất là nhỏ nhất. 1.1.6.1 Các loại công trình và công tác đất a. Các loại công trình bằng đất - Theo mục đích sử dụng Theo mục đích sử dụng, công trình bằng đất được chia thành 2 loại: công trình bằng đất và công tác đất phục vụ các công tác khác. + Công trình bằng đất: Mặt mỏ nền đường...(thường có khối lượng lớn). + Công tác đất phục vụ các công tác khác: Hố móng, rãnh đặt đường ống... - Theo thời gian sử dụng Theo thời gian sử dụng, công trình bằng đất được chia thành 2 loại: công trình sử dụng lâu dài và công trình sử dụng ngắn hạn. + Công trình sử dụng lâu dài: Nền mặt mỏ, mặt khu công nghiệp, nền đường ô tô, nền đường sắt... + Công trình sử dụng ngắn hạn: hố móng, rãnh đặt đường ống... - Theo hình dạng công trình Theo hình dạng, công trình bằng đất được chia thành 2 loại: công trình đất chạy dài và công trình đất tập trung. + Loại công trình đất chạy dài: Các công trình chạy dài như nền đường... + Loại công trình đất tập trung: Các công trình đất dạng tập trung như hố móng trụ, hố móng bè, san mặt bằng... b. Các loại công tác đất Trong thi công đất có các loại công tác đất như sau: - Đào + Đào là hạ cao trình mặt đất tự nhiên xuống đến cao trình thiết kế. + Để thi công đào đất ta có thể dùng biện pháp đào đất bằng thủ công, đào bằng máy hay kết hợp cả hai... + Thể tích đất đào thường được qui ước dấu dương (V+) - Đắp + Đắp là nâng cao trình mặt đất tự nhiên đến cao trình thiết kế. Ví dụ đắp đất nền đường... + Tương tự như đào, đắp ta cũng có thể áp dụng biện pháp đắp bằng thủ công hay đắp bằng cơ giới. + Công tác đắp đất cần phải được thực hiện xen kẽ với công tác đầm đất. + Thể tích đất đắp thường được qui ước mang dấu âm (V-) - San + San là làm phẳng một diện tích mặt đất, bao gồm cả đào đất và đắp đất. Ví dụ san mặt bằng của mặt mỏ hay một khu vui chơi, thể thao... + Dựa vào tổng khối lượng đất đào và đất đắp cần cho quá trình san ta có các dạng san mặt bằng như sau: - San mặt bằng theo điều kiện cân bằng đào đắp. Trường hợp này tổng khối lượng đất đào bằng tổng khối lượng đất đắp ΣV+ = ΣV-. - San mặt bằng theo cao trình sau khi san (Ho) cho trước. Trường hợp này có thể phải lấy bớt đất đi nơi khác (ΣV+ > ΣV-) hay phải đổ thêm đất vào (ΣV+ < ΣV-). - San mặt bằng sau khi đổ thêm vào công trình hoặc lấy bớt từ công trình một khối lượng đất cho trước. - Bóc + Bóc là lấy một lớp đất (không sử dụng ) trên mặt đất tự nhiên như lớp đất mùn, đất ô nhiễm... đi nơi khác. Bóc là đào đất nhưng không theo một độ cao nhất định mà phụ thuộc vào độ dày của lớp đất lấy đi. - Đầm + Đầm là truyền xuống đất những tải trọng có chu kỳ nhằm ép đẩy không khí, nước trong đất ra ngoài, làm tăng độ chặt, tăng mật độ hạt trong 1 đơn vị thể tích, tạo ra một kết cấu mới cho đất . * CÂU 6 * 1.1.6.5 Phương pháp quy hoạch độ cao a. Phương pháp mặt cắt thiết kế - Theo phương pháp này, địa hình xí nghiệp được chia thành những ô vuông bằng các đường lưới. - Mỗi đường lưới là một mặt cắt và được ký hiệu bằng hai chữ in hoặc hai số la mã cùng loại. - Những đường lưới chính song song với trục chính của sân công nghiệp, những đường lưới kia vuông góc với những đường lưới chính. - Phụ thuộc vào mức độ phức tạp của địa hình và yêu cầu chính xác, mà khoảng cách giữa các đường lưới lấy bằng 20, 40 và 50m. Ở góc mỗi ô vuông ghi 3 cao độ: độ cao tự nhiên, độ cao thiết kế và độ cao thi công (độ cao phải thi công) Trong đó: htc = htk – htn htc > 0 : Đắp; htc < 0 : Đào htc = 0 : Không đắp, không đào - Dựa vào các độ cao đó có thể lập các mặt cắt dọc và ngang. Làm cơ sở cho việc tính khối lượng công việc làm đất. b. Phương pháp đường đẳng cao thiết kế - Theo phương pháp này, vẽ trên cùng một bản vẽ các đường đẳng cao tự nhiên và các đường đẳng cao thiết kế, rồi mới chia ô vuông. - Đường đẳng cao thiết kế là đường đẳng cao mô tả địa hình tương lai sau khi đã quy hoạch độ cao. Khoảng cách giữa các đường lưới cũng lấy bằng 20, 40 và 50m. 1.1.6.6 Xác định khối lượng công việc làm đất - Mục đích + Việc tính toán khối lượng công tác đất có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế và thi công các công trình liên quan đến công tác đất. + Về mặt thiết kế, tính được khối lượng công tác đất mới tính được dự toán các công trình liên quan đến công tác đất, tính được số công hoặc số ca máy cần thiết để hoàn thành công việc và tính được giá thành thi công. * CÂU 2 *4.1 Thiết kế nhà tạm công trường 4.1.1. Khái niệm chung về nhà tạm Các nhà tạm trên công trường được xây dựng để phục vụ cho quá trình xây dựng các công trình. Khi các công trình được hoàn thành thì các nhà tạm phải phá dỡ hoặc di chuyển đến địa điểm khác. Vì vậy cần phải nghiên cứu và thiết kế các nhà tạm trên công trường sao cho có lợi nhất về kinh tế-kỹ thuật, đồng thời phải phục vụ tốt nhất các điều kiện làm việc và sinh hoạt của con người trên công trường. Theo tính chất phục vụ ở công trường, có thể phân ra làm hai loại nhà tạm: nhà phục vụ sản xuất và nhà phục vụ đời sống sinh hoạt. a) Nhà phục vụ sản xuất - Nhà hành chính: Trụ sở làm việc của công trường, nhà làm việc của các phòng ban, phòng họp, nhà điều hành … - Các phòng chức năng: Trạm y tế, nhà ăn trưa, nhà nghỉ trưa. Loại nhà này được bố trí trong khu vực xây dựng công trình, hoặc là ở rất gần đó, nhưng hiện nay có khuynh hướng ở công trường chỉ bố trí nhà điều hành, còn các loại nhà khác xây dựng ở khu riêng biệt ngoài hàng rào công trường để tiện bảo vệ và kiểm tra. b) Nhà phục vụ đời sống và sinh hoạt - Nhà ở của gia đình những người xây dựng. - Nhà ở tập thể cho những người xây dựng. - Các loại nhà phục vụ công cộng: hội trường, bệnh xá, nhà ăn, nhà trẻ. Loại nhà này được xây dựng trong khu vực ở của những người xây dựng. Ngoài hai loại nhà tạm đã trình bày ở trên, trong công trường có một vài loại nhà tạm như phòng thường trực, cổng ra vào, nhà vệ sinh, lán tránh mưa nắng 4.1.2. Tính dân số công trường và diện tích xây dựng nhà tạm. Diện tích xây dựng nhà tạm phụ thuộc vào dân số công trường, bao gồm số lượng những người lao động trên công trường và gia đình họ nếu có. Dân số công trường phụ thuộc vào quy mô công trường, vào thời gian xây dựng và địa điểm xây dựng. Hình 4.1. Một dạng biểu đồ nhân lực Số người lao động trên công trường có thể chia ra làm 5 nhóm sau: Nhóm A: Số lượng công nhân làm việc trực tiếp ở công trường. Nhóm B: Số lượng công nhân làm việc ở các xưởng phụ trợ. Nhóm C: Số cán bộ kỹ thuật. Nhóm D: Số nhân viên hành chính. Nhóm E: Số nhân viên phục vụ. Dựa vào biểu đồ nhân lực có thể xác định được nhân lực có thể xác định được số công nhân làm việc trực tiếp ở công trường: A = Ntb (người) Trong đó Ntb là quân số làm việc trực tiếp trung bình ở hiện trường được tính theo công thức: Ntb phản ánh đúng số công nhân lao động trực tiếp có mặt suốt trong thời gian xây dựng, có thể làm cơ sở để tính toán các nhóm khác. Nhóm B là số công nhân làm việc ở các xưởng sản xuất và phụ trợ được tính theo kinh nghiệm. b = k%A, (người). k = 20 – 30% Khi công trường xây dựng các công trình dân dụng hoặc công trình công nghiệp ở trong thành phố. k = 50 – 60% Khi công trường xây dựng các công trình công nghiệp ở ngoài thành phố. - Nhóm C: Số cán bộ kỹ thuật ở công trường, chỉ tính trung cấp và kỹ sư C = (4 ÷ 8%) (A + B) Nhóm D: Số nhân viên hành chính. D = 5%(A + B + C). - Nhóm E được gọi là nhóm nhân viên phục vụ: làm việc ở nhà ăn, căng tin, các cửa hàng dịch vụ. E = S%(A + B + C +D) S = (3 ÷ 5%) với công trường nhỏ; S = (5 ÷ 7%) với công trường trung bình; S = (7 ÷ 10%) với công trường lớn. Theo số liệu thống kê ở công trường, tỷ lệ đau ốm hàng năm là 2%, số người nghỉ phép năm là 4%. Số người làm việc ở công trường được tính là: G = 1,06 (A + B + C + D + E). Dân số công trường bao gồm gia đình của những người xây dựng. Số người có gia đình đi theo tạm tính là: N = G nếu công trường xây dựng ở trong hoặc gần thành phố N = (1,1 ÷1,2)G nếu công trường xây dựng các nhà máy hoặc khu công nghiệp ở xa thành phố. Bảng 4.1. Tiêu chuẩn về nhà tạm trên công trường xây dựng Tiêu TT Loại nhà Chỉ tiêu để tính Đơn vị 1 2 3 Nhà ở tập thể Nhà ở gia đình Nhà làm việc Nhà làm việc cho Tính cho một người Tính cho một người Tính cho một người m2 m2 m2 chuẩn 4 6 4 Tính cho một người m2 16 người 5 4 giám đốc Số khách tính cho 5 Nhà khách 1000 dân Tiêu chuẩn cho một người khách Số trẻ tính cho 1000 6 Nhà trẻ dân Tiêu chuẩn cho 1 trẻ em 15 người 20-100 m2 4.1.3. Nguyên tắc và cấu tạo nhà tạm công trường Mục tiêu thiết kế và xây dựng các loại nhà tạm trên công trường là hợp lý về kỹ thuật và kinh tế, vì vậy cần tuân theo một số nguyên tắc sau: - Thiết kế nhà dạng tháo lắp được, kết cấu đơn giản chủ yếu bằng lắp ghép, liên kết bu lông để có thể dựng lắp bằng thủ công. - Kết cấu điển hình để có thể lắp dẫn được. - Tận dụng nguyên liệu địa phương. - Có hình dáng đẹp, kích thước hợp lý để đảm bảo sự tiện lợi cho người sử dụng, tránh tư tưởng lán trại tạm, xây những khu nhà ở chật chội, gây tâm lý tạm bợ cho người xây dựng. Về mặt xã hội học, những khu nhà ở xây dựng đúng tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ góp phần đảm bảo sức khoẻ cho người xây dựng làm tăng năng suất lao động, an toàn. Về cấu tạo có thể chia nhà tạm thành các loại: nhà tháo lắp được, nhà không tháo lắp được, nhà di động. Nhà tháo lắp được Loại nhà này có kết cấu khung chịu lực và các tấm bao che. Nếu khung bằng thép hình có thể xây dựng được nhà hai tầng với tấm sàn panen bằng bê tông cốt thép, các tấm tường bao che bằng các tấm vật liệu nhẹ hoặc xây gạch, lợp mái fibroximăng hoặc tôn. Với nhà một tầng có thể làm khung bằng gỗ lợp 20 fibroximăng hoặc tôn, tường bằng các tấm gỗ ép mùn cưa, hoặc các tấm vật liệu nhẹ khác, cũng có loại nhà tháo lắp được bằng panen tấm nhỏ có trọng lượng một tấm dưới 100 kg, để có thể tháo lắp bằng thủ công, mái bằng tấm ximăng lưới thép hoặc các loại tấm lợp nhẹ khác. Nhà không tháo lắp được Loại nhà này chủ yếu tận dụng nguyên liệu địa phương, như xây gạch, đá ong, tre, gỗ … Nhà di động Thường là các xe ô tô hỏng, tận dụng thùng xe nếu là xe buýt, hoặc chế tạo một nhà nhỏ khung bằng sắt hình hộp và quây bằng tôn đặt trên bệ xe … loại nhà này trong xây dựng ít dùng, chủ yếu phục vụ cho những đội khảo sát, những đội xây dựng đầu tiên đến mở công trường. Ưu điểm của loại nhà này là có thể di chuyển được nhờ ô tô hoặc đầu máy kéo. 6.1. Nhà công nghiệp 6.1. 1. Khái niệm 6.1.1.1. Đặc điểm - Nhà công nghiệp là loại nhà được sử dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất ra sản phẩm phục vụ con người. - Nhà và các công trình trên mặt mỏ dùng để đặt các thiết bị thực hiện quy trình công nghệ của mỏ. Kích thước, kết cấu và vị trí của nó phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất, những thông số của thiết bị đã chọn, định mức xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật về xây dựng và sử dụng công trình. - Trong các nhà công nghiệp, quá trình sản xuất thường có những đặc điểm: + Thiết bị, máy móc đa dạng, nặng cồng kềnh; + Phát sinh tải trọng động do thiết bị, máy móc vận hành; + Có sử dụng thiết bị vận chuyển nâng (cần trục) có sức trục lớn đến trăm tấn; + Phát sinh nhiều nhiệt thừa, bụi và chất độc hại như CO2, Cl2, HCl và H2SO4, xăng và CS2, phốt pho, thủy ngân và thạch tín; + Có những công nghệ đòi hỏi chế độ vi khí hậu sản xuất đặc biệt hoặc vệ sinh cao. *CÂU 5 *6.1.1.2. Yêu cầu về giải pháp cấu tạo và kiến trúc nhà công nghiệp. Các đặc điểm của nhà công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến các giải pháp cấu tạo kiến trúc của nhà. Giải pháp cấu tạo nhà công nghiệp hợp lý cần đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Phải phù hợp với yêu cầu chức năng của nhà như: đặc điểm của dây chuyền sản xuất, bố trí thiết bị, tổ chức giao thông vận chuyển trong nhà; + Phù hợp với địa hình của khu vực về mặt vận tải; + Đáp ứng được quan hệ về sản xuất, tiêu thụ của mỏ với các đơn vị bên ngoài; + Bền vững dưới tác động của tải trọng động, tĩnh lâu dài hay tạm thời; + Bảo đảm khả năng chịu lửa, độ bền của kết cấu, có khả năng chống ăn mòn xâm thực; + Phù hợp với các yêu cầu tổ chức, điều kiện vi khí hậu cần thiết trong phòng; + Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng để đơn giản cho thiết kế, chế tạo, xây lắp và sử chữa; + Phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ kiến trúc của tòa nhà; + Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và tiêu chuẩn môi trường; + Có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hợp lý. 6.1.1.3. Phân loại nhà công nghiệp Nhà công nghiệp có nhiều loại, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau ta có cách phân loại khác nhau: * Theo mục đích sử dụng: - Nhà một mục đích: thường xuyên gắn bó mật thiết với một dây chuyền sản xuất nhất định; - Nhà linh hoạt: dễ dàng thỏa mãn yêu cầu thay đổi dây chuyền công nghệ sản xuất; - Nhà vạn năng: dễ dàng đáp ứng nhiều loại sản xuất và yêu cầu thay đổi công nghệ sản xuất. * Theo kết cấu chịu lực: khung chịu lực, tường chịu lực, tường và khung chịu lực, kết cấu không gian. * Theo vật liệu: nhà công nghiệp bằng gỗ, nhà công nghiệp bằng thép, bêtông cốt thép, nhà hỗn hợp. * Theo tầng: nhà 1 tầng; nhà nhiều tầng. * Theo số nhịp: nhà 1 nhịp; nhà nhiều nhịp. * Theo dạng mái: nhà mái bằng; nhà mái dốc; răng cưa. * Theo bình đồ: nhà hình chữ nhật, nhà chữ U, nhà chữ L. 6.1.1.4. Các tham số cơ bản của nhà công nghiệp + Nhà công nghiệp một tầng có các tham số sau: - Nhịp hay khẩu độ (l): là khoảng cách giữa 2 trục phần dọc của nhà và được xác định: l = lct+2e , mm Ở đây: lct - Khoảng cách giữa hai trục ray của cầu trục (mm); e - Khoảng cách từ trục ray đến trục phân dọc của nhà; khoảng cách này phụ thuộc vào trọng tải Q của cầu trục (nếu Q≤ 30T thì e = 750mm; nếu Q > 30T thì e = 1000mm hay 1250mm). - Bước cột (b): Là khoảng cách giữa 2 trục phân ngang của nhà, b = 6÷ 12m. - Chiều cao bên trong nhà công nghiệp (h): Là khoảng cách từ mặt nền tới mép dưới của kết cấu mang lực mái: h = h1 + h2 ; mm Ở đây: h1- Khoảng cách từ mặt nền tới đỉnh ray cầu trục, mm; h2- Khoảng cách từ đỉnh ray cầu trục tới mép dưới của kết cấu mang lực mái, mm. + Đối với công nghiệp nhiều tầng, ngoài các tham số trên, còn có: - Chiều cao tầng (ht): Là khoảng cách từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên liền kề. - Chiều cao thông thủy (htt): Là khoảng cách từ mặt trên của sàn tầng dưới đến mép dưới dầm sàn hoặc mặt dưới của sàn tầng trên: htt = ht - hb hoặc htt= ht - (hd+hb), mm Trong đó: hd - Chiều cao dầm sàn; hb - Chiều dày bản hay sàn, mm. Hình 6.1. Các tham số cơ bản của nhà công nghiệp 1 tầng 1- Móng; 2- Cột; 3- Vai cột; 4- Dầm cầu trục; 5- Kết cấu mang lực mái; 6- Khung cửa mái; 7- Cửa mái; 8- Tấm mái. * CÂU 3 *6.1.1.5. Các bộ phận của nhà công nghiệp a. Nhà công nghiệp một tầng thường gồm có: Khung, kết cấu bao che, kết cấu ngăn cách, sàn, nền và các bộ phận phụ. - Khung: Là phần chịu lực của nhà gồm có các bộ phận chính và các bộ phận phụ + Các bộ phận chính gồm có: móng, cột, kết cấu mang lực mái. + Các bộ phận phụ gồm có: giằng móng, dầm giằng, dầm cầu trục, kết cấu đỡ kèo (nếu có), khung chống gió (sườn tường), hệ giằng. Kết cấu bao che: + Tường: Trên tường có cửa sổ, cửa đi, cổng, ô văng, tấm che. + Mái: Tuỳ theo cấu tạo mái có thể có xà gồ hay không có xà gồ. Trên mái có lớp mái, có thể có cửa mái (cửa trời) và các tấm lấy ánh sáng dọc theo chiều dài của nhà. 3.2 Thiết kế hệ thống giao thông công trường Hệ thống giao thông công trường được xây dựng dùng cho việc thi công các công trình bao đường ngoài công trường và trong công trường. - Đường ngoài công trường: Là đường nối công trường với mạng lưới đường công cộng hiện có. - Đường trong công trường: Là mạng đường giao thông trong phạm vi công trường hay còn gọi là đường nội bộ. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường, mặt bằng, mặt cắt, các loại kết cấu mặt đường và nền đường, các công trình thoát nước, các kiểu nút giao cắt phải được xác định trên cơ sở so sánh các phương án, theo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn xe chạy. * CÂU 7 *3.2.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế quy hoạch mạng lưới đường công trường: - Triệt để sử dụng các tuyến đường hiện có ở địa phương và kết hợp sử dụng các tuyến đường vĩnh cửu sẽ xây dựng, thuộc quy hoạch của công trình, bằng cách xây dựng trước một phần các tuyến đường này, để phục vụ cho việc xây dựng. - Căn cứ vào các sơ đồ luồng vận chuyển hàng để thiết kế hợp lý mạng lưới đường, đảm bảo thuận tiện việc vận chuyển các loại vật liệu, thiết bị và giảm tối đa số lần bốc xếp. - Để đảm bảo an toàn xe chạy và tăng năng suất vận chuyển, trong điều kiện thuận lợi nên thiết kế đường công trường là một chiều. - Tránh làm đường đi qua khu đông dân cư, tránh xâm phạm và giao cắt với các công trình khác như kênh, mương, đường điện, ống nước … tránh đi qua vùng địa chất xấu. 3.2.2. Công tác điều tra khảo sát Để phục vụ cho việc thiết kế hệ thống giao thông công trường, cần phải tiến hành các công việc sau: Xác định khu vực cần kiểm tra, bao gồm tất cả các khu vực có liên quan tới công việc vận chuyển đến công trường: mạng lưới đường giao thông công cộng ở địa phương, sông và các bến sông có thể vận chuyển bằng đường thuỷ, đường sắt và các ga gần nhất. Xác định sự phân bố những điểm tạo nên nguồn hàng cần vận chuyển đến và đi nằm trong khu vực cần điều tra, còn gọi là các điểm lập hàng: mỏ vật liệu đá, bãi cát, sỏi, nhà ga, bến cảng, kho tàng, các điểm xây dựng. Xác định khối lượng hàng cần vận chuyển, có sự phân loại theo đặc điểm của từng loại hàng, phương tiện vận chuyển. Điều tra khảo sát các điều kiện thiên nhiên và điều kiện xây dựng đường: bản đồ địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, địa mạo, thực vật, vật liệu xây dựng … các tài liệu này sẽ phục vụ cho việc thiết kế quy hoạch mạng lưới đường và quyết định các tiêu chuẩn kỹ thuật, khối lượng công việc, giá thành công trình. Điều tra khả năng vận chuyển trong khu vực: bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Mục đích là để nắm được mối liên hệ tương hỗ giữa các phương tiện giao thông, vai trò của mỗi thành phần đối với công tác vận chuyển, nắm được vị trí các ga, đầu mối, bến cảng … nắm được hiện trạng của hệ thống đường hiện có. Khả năng sử dụng để vận chuyển hàng cho công trường. 3.2.3. Thiết kế quy quy hoạch mạng lưới đường - Thiết kế quy hoạch mạng lưới đường trong công trường. - Thiết kế cấu tạo đường. Mạng lưới đường trong công trường bao gồm các cổng ra vào và các tuyến đường, bãi quay đầu xe (nếu cần), bãi đỗ xe. - Cổng ra vào: Tuỳ theo địa hình của công trường mà thiết kế từ một cổng đến nhiều cổng ra vào, nếu có điều kiện thì nên thiết kế ít nhất hai cổng: một dành cho người, xe con, xe chở khách; một dành riêng cho ôtô, xe máy chuyên chở nguyên vật liệu. Ở những công trường lớn có thể có nhiều cổng ra vào để đảm bảo cho luồng xe vào ra theo một chiều nhanh chóng và tiện lợi. - Tuyến đường: Các tuyến đường sẽ tạo thành mạng lưới đường, thường được quy hoạch theo ba sơ đồ: sơ đồ vòng kín, sơ đồ nhánh cụt có bãi quay đầu xe và sơ đồ phối hợp. Hình 3.1. Các dạng sơ đồ quy hoạch mạng lưới đường công trường a) Sơ đồ vòng kín; b) Sơ đồ nhánh cụt; c) Sơ đồ phối hợp - Sơ đồ vòng kín được thiết kế cho những công trường có mặt bằng rộng, thoải mái, lưu lượng vận chuyển lớn. Sơ đồ này có ưu điểm là giao thông tốt, xe có thể vào một cổng, ra một cổng, có thể chạy một chiều không cần quay đầu xe, nhưng có nhược điểm là chiếm nhiều diện tích và giá thành xây dựng cao. - Sơ đồ nhánh cụt thì ngược lại với sơ đồ vòng kín, mạng lưới đường ngắn nhất, giá thành xây dựng thấp nhất nhưng giao thông kém nhất, các nhánh cụt đều phải có bãi quay đầu xe, hoặc xe phải chạy lùi. Sơ đồ này thiết kế cho những công trường nhỏ, ở trong thành phố, bị giới hạn bởi mặt bằng. - Sơ đồ phối hợp thường là hợp lý hơn cả, nó kết hợp được ưu điểm của hai sơ đồ trên, ở khu vực chính trọng tâm của công trường, cần chuyên chở nhiều, được thiết kế theo sơ đồ vòng kín, những khu vực khác, lưu lượng vận chuyển ít, được thiết kế theo sơ đồ nhánh cụt. - Bãi quay đầu xe: Khi mạng lưới đường được quy hoạch theo sơ đồ nhánh cụt, cần phải thiết kế các bãi quay đầu xe với diện tích S ≥ 12 x 12m. - Bãi đỗ xe: Với những công trường lớn, cần bố trí bãi đỗ xe. Vị trí bãi đỗ xe thường bố trí ở gần cổng ra của công trường, ở xa khu vực đang thi công, để không làm ảnh hưởng tới quá trình xây dựng và an toàn. Khoảng cách bãi đỗ xe cũng cần cách các công trình tạm có khả năng dễ cháy như: xưởng gỗ, xưởng cơ khí sửa chữa, trạm động lực một khoảng cách an toàn theo quy phạm phòng cháy. Ở những công trường bị hạn hẹp về mặt bằng, có thể bố trí bãi đỗ xe ngoài hàng rào công trường, nơi thuận lợi và gần nhất đối với công trường. b) Thiết kế cấu tạo đường Hay còn gọi là thiết kế kết cấu đường, bao gồm việc lựa chọn kích thước bề rộng đường, mặt cắt ngang đường thể hiện rõ phần móng, phần mặt đường. Để có kết cấu đường hợp lý cần phải có các thông số sau: - Số lượng và loại xe vận chuyển, - Cấu tạo địa chất của nền đường, - Các tài liệu về thủy văn, lưu lượng mưa, mực nước cao nhất trong mùa mưa lũ … - Tình hình khai thác vật liệu địa phương: đá, đất, sỏi, sạn, đất đồi phong hoá… Tuỳ theo các điều kiện cụ thể của công trường, để thiết kế được kết cấu đường hợp lý, đảm bảo các yêu cầu theo quy phạm và kinh tế. 4.4. Thiết kế kho bãi công trường Trong xây dựng, kho bãi có rất nhiều loại khác nhau, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp các loại vật tư, nhằm thi công đúng tiến độ. Vì vậy việc phân loại kho bãi một cách toàn diện, giúp ta rất nhiều trong nghiên cứu và thiết kế phục vụ sản xuất, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhiều chức năng của kho bãi cũng cần thay đổi cho phù hợp. 4.4.1. Phân loại theo cơ cấu quản lý ta có: - Kho trung chuyển - Kho công trường - Kho công trình - Kho thuộc các xưởng sản xuất và phụ trợ. Kho trung chuyển - Là loại kho bãi, được bố trí ở những nơi cần bốc dỡ hàng, từ phương tiện vận chuyển này, sang phương tiện vận chuyển khác, hàng chỉ nằm tạm ở kho này trong một thời gian ngắn chờ để vận chuyển tiếp. Kho này thường do các công ty hoặc tổng công ty quản lý. Ví dụ: kho tại các cảng sông, để chuyển hàng từ các xà lan, ca nô, lên kho chờ chuyển tiếp bằng ô tô, hoặc kho nằm ở các ga đường sắt, chờ chuyển tiếp. Kho công trường Là loại kho được thiết kế trên tổng mặt bằng xây dựng để chứa tất cả các loại vật tư cần thiết cho xây dựng, loại kho này do ban chỉ huy công trường quản lý. Kho công trình Là loại kho được bố trí tại công trình, để tiết kiệm khâu vận chuyển trung gian từ công trường tới công trình. Kho này do ban chỉ huy công trình hoặc chủ nhiệm công trình quản lý. Ở các tổng mặt bằng xây dựng công trình, thì loại kho này đồng nhất với kho công trường. Kho thuộc các xưởng sản xuất và phụ trợ Vì lý do công nghệ nên các xưởng sản xuất và phụ trợ bố trí hợp khối với các kho, để chứa vật tư thiết bị phục vụ cho các xưởng sản xuất, và cất chứa các bán thành phẩm. Loại kho này do các xưởng trực tiếp quản lý. Ví dụ kho sắt thuộc xưởng gia công cốt thép, kho gỗ thuộc xưởng mộc. * CÂU 8 *4.4.2. Phân loại theo kết cấu kho bãi - Bãi (kho lộ thiên) - Kho hở (kho có mái che) - Kho kín - Kho đặc biệt Việc phân loại thành kho và bãi nhằm đi sâu vào góc độ kết cấu, để có thiết kế hợp lý. Bãi (kho lộ thiên) Các bãi để cất chứa vật liệu còn được gọi là các “kho lộ thiên”. Kết cấu chủ yếu của bãi là diện tích mặt nền được gia cố để chịu được trọng lượng các loại vật liệu và thoát nước mưa. Các bãi có thể có mái che, thường thì không có mái che. Kho hở (kho có mái che) Là loại kho mà kết cấu chủ yếu của nó là bộ khung có mái lợp chống được mưa nắng , thường được lợp bằng tôn hoặc các tấm fibroximăng, phần tường, cửa bao che chủ yếu để bảo vệ. Ví dụ: các kho sắt, thép, gỗ và các bán thành phẩm. Kho kín Là loại kho mà kết cấu phần mái và tường cửa bao che phải kín, chống được các tác động của thiên nhiên như: mưa, nắng, bức xạ, gió, ẩm ướt, mối … Ví dụ: các kho xi măng, sơn, thiết bị máy móc … Kho đặc biệt Đây là loại kho có kết cấu đặc biệt, để chứa các loại vật tư đặc biệt phục vụ xây dựng trên công trường như: thuốc nổ, xăng dầu. 4.4.3. Chức năng và quản lý kho bãi công trường Chức năng chung của kho bãi công trường là: - Tiếp nhận nguyên vật liệu xây dựng - Cất chứa và bảo quản - Cấp phát cho các đơn vị theo kế hoạch Để quản lý kho bãi được tốt cần có sự phân cấp quản lý cụ thể cho từng bộ phận. - Bộ máy quản lý chung về kho bãi toàn công trường do phòng hoặc tổ cung ứng vật tư quản lý, có thể thành lập một phòng cung ứng vật tư riêng chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, hoặc chỉ là một tổ cung ứng vật tư nằm trong phòng kế hoạch-kỹ thuật. - Ở các kho công trình thì phân cấp cho chủ nhiệm công trình hoặc đội trưởng phụ trách thi công quản lý. - Ở các xưởng sản xuất và phụ trợ, thì các xưởng phụ trách xưởng quản lý các kho thuộc xưởng. 4.4.4 Tính diện tích kho bãi Để tính diện tích kho bãi một cách hợp lý và tiết kiệm, cần phải xác định được lượng vật liệu dự trữ mà kho bãi cần phải cất chứa trên công trường. Lượng dự trữ này đảm bảo cung cấp liên tục cho thi công không để xảy ra thiếu vật liệu hoặc cung cấp không đồng bộ không đúng kỳ hạn làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Nhưng cũng không được quá lớn đòi hỏi quá nhiều kho bãi, mặt khác dự trữ quá lớn sẽ làm cho vốn lưu động bị ứ đọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của công trường. a. Xác định lượng vật liệu dự trữ Để xác định được lượng dự trữ hợp lý cho từng loại vật liệu, cần dựa vào các yếu tố sau: - Lượng vật liệu sử dụng hàng ngày lớn nhất rmax. - Khoảng thời gian giữa những lần nhận vật liệu t1. - Thời gian vận chuyển vật liệu từ nơi nhận đến công trường t2. - Thời gian bốc dỡ và tiếp nhận vật liệu tại công trường t3. - Thời gian thí nghiệm, phân loại và chuẩn bị vật liệu để cấp phát t4. - Số ngày dự trữ tối thiểu để đề phòng những bất trắc làm cho việc cung cấp bị gián đoạn t5. Số ngày dự trữ vật liệu là: Tdt = t1+t2+t3+t4+t5 Bảng 4. Số ngày dự trữ cho một số nguyên vật liệu chính trên công trường Phương tiện vận chuyển Tên vật liệu Ô tô đường sắt 50km 25-30 12 25-30 20-25 8-12 12-15 Thép tấm, cốt thép, tôn, ống ngang, ống thép, gỗ tròn, gỗ xẻ, nhựa đường, vật liệu điện, thiết bị vệ sinh Ximăng, vôi, sơn, kính, giấy dầu, fibroximăng Gạch, sỏi, đá, cát, xỉ, các kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép, các tấm 15-20 bê tông cốt thép, các tấm tường 5-10 10-20 b.Tính diện tích kho bãi Diện tích kho bãi có ích, tức là diện tích chứa vật liệu không kể đường đi lại, được tính bằng công thức: F= Dmax d (m2) Trong đó: Dmax - Lượng vật liệu dự trữ tối đa ở công trường; d - Lượng vật liệu định mức chứa trên 1m2 diện tích kho bãi có ích. Diện tích kho bãi kể cả đường đi lại được tính như sau: S = αF, (m2), Trong đó: α - Hệ số sử dụng mặt bằng; α = 1.5÷1,7 đối với các kho tổng hợp; α = 1,4÷1,6 với các kho kín α = 1,2÷1,3 với các kho bãi lộ thiên, chứa thùng, hòm, cấu kiện; α = 1,1÷1,2 với các bãi lộ thiên chứa vật liệu thành đống. [...]... sau khi đã quy hoạch độ cao Khoảng cách giữa các đường lưới cũng lấy bằng 20, 40 và 50m 1.1.6.6 Xác định khối lượng công việc làm đất - Mục đích + Việc tính toán khối lượng công tác đất có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế và thi công các công trình liên quan đến công tác đất + Về mặt thiết kế, tính được khối lượng công tác đất mới tính được dự toán các công trình liên quan đến công tác đất, tính... Kho công trường Là loại kho được thiết kế trên tổng mặt bằng xây dựng để chứa tất cả các loại vật tư cần thiết cho xây dựng, loại kho này do ban chỉ huy công trường quản lý Kho công trình Là loại kho được bố trí tại công trình, để tiết kiệm khâu vận chuyển trung gian từ công trường tới công trình Kho này do ban chỉ huy công trình hoặc chủ nhiệm công trình quản lý Ở các tổng mặt bằng xây dựng công trình, ... mở công trường Ưu điểm của loại nhà này là có thể di chuyển được nhờ ô tô hoặc đầu máy kéo 6.1 Nhà công nghiệp 6.1 1 Khái niệm 6.1.1.1 Đặc điểm - Nhà công nghiệp là loại nhà được sử dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất ra sản phẩm phục vụ con người - Nhà và các công trình trên mặt mỏ dùng để đặt các thiết bị thực hiện quy trình công nghệ của mỏ Kích thước, kết cấu và vị trí của nó phụ thuộc vào quy trình. .. có xà gồ Trên mái có lớp mái, có thể có cửa mái (cửa trời) và các tấm lấy ánh sáng dọc theo chiều dài của nhà 3.2 Thiết kế hệ thống giao thông công trường Hệ thống giao thông công trường được xây dựng dùng cho việc thi công các công trình bao đường ngoài công trường và trong công trường - Đường ngoài công trường: Là đường nối công trường với mạng lưới đường công cộng hiện có - Đường trong công trường:... công hoặc số ca máy cần thiết để hoàn thành công việc và tính được giá thành thi công * CÂU 2 *4.1 Thiết kế nhà tạm công trường 4.1.1 Khái niệm chung về nhà tạm Các nhà tạm trên công trường được xây dựng để phục vụ cho quá trình xây dựng các công trình Khi các công trình được hoàn thành thì các nhà tạm phải phá dỡ hoặc di chuyển đến địa điểm khác Vì vậy cần phải nghiên cứu và thiết kế các nhà tạm trên. .. được tính theo công thức: Ntb phản ánh đúng số công nhân lao động trực tiếp có mặt suốt trong thời gian xây dựng, có thể làm cơ sở để tính toán các nhóm khác Nhóm B là số công nhân làm việc ở các xưởng sản xuất và phụ trợ được tính theo kinh nghiệm b = k%A, (người) k = 20 – 30% Khi công trường xây dựng các công trình dân dụng hoặc công trình công nghiệp ở trong thành phố k = 50 – 60% Khi công trường xây... thông trong phạm vi công trường hay còn gọi là đường nội bộ Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường, mặt bằng, mặt cắt, các loại kết cấu mặt đường và nền đường, các công trình thoát nước, các kiểu nút giao cắt phải được xác định trên cơ sở so sánh các phương án, theo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn xe chạy * CÂU 7 *3.2.1 Nguyên tắc chung khi thiết kế quy hoạch mạng lưới đường công trường: - Triệt... hai loại nhà tạm đã trình bày ở trên, trong công trường có một vài loại nhà tạm như phòng thường trực, cổng ra vào, nhà vệ sinh, lán tránh mưa nắng 4.1.2 Tính dân số công trường và diện tích xây dựng nhà tạm Diện tích xây dựng nhà tạm phụ thuộc vào dân số công trường, bao gồm số lượng những người lao động trên công trường và gia đình họ nếu có Dân số công trường phụ thuộc vào quy mô công trường, vào thời... những công trường lớn, cần bố trí bãi đỗ xe Vị trí bãi đỗ xe thường bố trí ở gần cổng ra của công trường, ở xa khu vực đang thi công, để không làm ảnh hưởng tới quá trình xây dựng và an toàn Khoảng cách bãi đỗ xe cũng cần cách các công trình tạm có khả năng dễ cháy như: xưởng gỗ, xưởng cơ khí sửa chữa, trạm động lực một khoảng cách an toàn theo quy phạm phòng cháy Ở những công trường bị hạn hẹp về mặt. .. thống đường hiện có Khả năng sử dụng để vận chuyển hàng cho công trường 3.2.3 Thiết kế quy quy hoạch mạng lưới đường - Thiết kế quy hoạch mạng lưới đường trong công trường - Thiết kế cấu tạo đường Mạng lưới đường trong công trường bao gồm các cổng ra vào và các tuyến đường, bãi quay đầu xe (nếu cần), bãi đỗ xe - Cổng ra vào: Tuỳ theo địa hình của công trường mà thiết kế từ một cổng đến nhiều cổng ra vào, ... dạng công trình Theo hình dạng, công trình đất chia thành loại: công trình đất chạy dài công trình đất tập trung + Loại công trình đất chạy dài: Các công trình chạy dài đường + Loại công trình đất. .. dụng, công trình đất chia thành loại: công trình sử dụng lâu dài công trình sử dụng ngắn hạn + Công trình sử dụng lâu dài: Nền mặt mỏ, mặt khu công nghiệp, đường ô tô, đường sắt + Công trình. .. thường cho công trình - Khối lượng công việc làm đất nhỏ 1.1.6.1 Các loại công trình công tác đất a Các loại công trình đất - Theo mục đích sử dụng Theo mục đích sử dụng, công trình đất chia thành

Ngày đăng: 12/10/2015, 03:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w