Bãi đỗ xe: Với những công trường lớn, cần bố trí bãi đỗ xe Vị trí bãi đỗ xe thường bố trí ở gần cổng ra của công trường, ở xa khu vực đang thi công, để không

Một phần của tài liệu Quy hoạch công trình trên mặt đất (Trang 25 - 30)

thường bố trí ở gần cổng ra của công trường, ở xa khu vực đang thi công, để không làm ảnh hưởng tới quá trình xây dựng và an toàn. Khoảng cách bãi đỗ xe cũng cần cách các công trình tạm có khả năng dễ cháy như: xưởng gỗ, xưởng cơ khí sửa chữa, trạm động lực một khoảng cách an toàn theo quy phạm phòng cháy. Ở những công trường bị hạn hẹp về mặt bằng, có thể bố trí bãi đỗ xe ngoài hàng rào công trường, nơi thuận lợi và gần nhất đối với công trường.

b) Thiết kế cấu tạo đường

Hay còn gọi là thiết kế kết cấu đường, bao gồm việc lựa chọn kích thước bề rộng đường, mặt cắt ngang đường thể hiện rõ phần móng, phần mặt đường.

Để có kết cấu đường hợp lý cần phải có các thông số sau: - Số lượng và loại xe vận chuyển,

- Cấu tạo địa chất của nền đường,

- Các tài liệu về thủy văn, lưu lượng mưa, mực nước cao nhất trong mùa mưa lũ …

- Tình hình khai thác vật liệu địa phương: đá, đất, sỏi, sạn, đất đồi phong hoá…

Tuỳ theo các điều kiện cụ thể của công trường, để thiết kế được kết cấu đường hợp lý, đảm bảo các yêu cầu theo quy phạm và kinh tế.

4.4. Thiết kế kho bãi công trường

Trong xây dựng, kho bãi có rất nhiều loại khác nhau, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp các loại vật tư, nhằm thi công đúng tiến độ.

Vì vậy việc phân loại kho bãi một cách toàn diện, giúp ta rất nhiều trong nghiên cứu và thiết kế phục vụ sản xuất, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhiều chức năng của kho bãi cũng cần thay đổi cho phù hợp.

4.4.1. Phân loại theo cơ cấu quản lý ta có:

- Kho công trường - Kho công trình

- Kho thuộc các xưởng sản xuất và phụ trợ.

Kho trung chuyển

- Là loại kho bãi, được bố trí ở những nơi cần bốc dỡ hàng, từ phương tiện vận chuyển này, sang phương tiện vận chuyển khác, hàng chỉ nằm tạm ở kho này trong một thời gian ngắn chờ để vận chuyển tiếp. Kho này thường do các công ty hoặc tổng công ty quản lý.

Ví dụ: kho tại các cảng sông, để chuyển hàng từ các xà lan, ca nô, lên kho chờ chuyển tiếp bằng ô tô, hoặc kho nằm ở các ga đường sắt, chờ chuyển tiếp.

Kho công trường

Là loại kho được thiết kế trên tổng mặt bằng xây dựng để chứa tất cả các loại vật tư cần thiết cho xây dựng, loại kho này do ban chỉ huy công trường quản lý.

Kho công trình

Là loại kho được bố trí tại công trình, để tiết kiệm khâu vận chuyển trung gian từ công trường tới công trình.

Kho này do ban chỉ huy công trình hoặc chủ nhiệm công trình quản lý. Ở các tổng mặt bằng xây dựng công trình, thì loại kho này đồng nhất với kho công

trường.

Kho thuộc các xưởng sản xuất và phụ trợ

Vì lý do công nghệ nên các xưởng sản xuất và phụ trợ bố trí hợp khối với các kho, để chứa vật tư thiết bị phục vụ cho các xưởng sản xuất, và cất chứa các bán thành phẩm.

Loại kho này do các xưởng trực tiếp quản lý. Ví dụ kho sắt thuộc xưởng gia công cốt thép, kho gỗ thuộc xưởng mộc.

- Bãi (kho lộ thiên)

- Kho hở (kho có mái che) - Kho kín

- Kho đặc biệt

Việc phân loại thành kho và bãi nhằm đi sâu vào góc độ kết cấu, để có thiết kế hợp lý.

Bãi (kho lộ thiên)

Các bãi để cất chứa vật liệu còn được gọi là các “kho lộ thiên”. Kết cấu chủ yếu của bãi là diện tích mặt nền được gia cố để chịu được trọng lượng các loại vật liệu và thoát nước mưa.

Các bãi có thể có mái che, thường thì không có mái che.

Kho hở (kho có mái che)

Là loại kho mà kết cấu chủ yếu của nó là bộ khung có mái lợp chống được mưa nắng , thường được lợp bằng tôn hoặc các tấm fibroximăng, phần tường, cửa bao che chủ yếu để bảo vệ.

Ví dụ: các kho sắt, thép, gỗ và các bán thành phẩm.

Kho kín

Là loại kho mà kết cấu phần mái và tường cửa bao che phải kín, chống được các tác động của thiên nhiên như: mưa, nắng, bức xạ, gió, ẩm ướt, mối …

Ví dụ: các kho xi măng, sơn, thiết bị máy móc …

Kho đặc biệt

Đây là loại kho có kết cấu đặc biệt, để chứa các loại vật tư đặc biệt phục vụ xây dựng trên công trường như: thuốc nổ, xăng dầu.

4.4.3. Chức năng và quản lý kho bãi công trườngChức năng chung của kho bãi công trường là: Chức năng chung của kho bãi công trường là:

- Tiếp nhận nguyên vật liệu xây dựng - Cất chứa và bảo quản

- Cấp phát cho các đơn vị theo kế hoạch

Để quản lý kho bãi được tốt cần có sự phân cấp quản lý cụ thể cho từng bộ phận.

- Bộ máy quản lý chung về kho bãi toàn công trường do phòng hoặc tổ cung ứng vật tư quản lý, có thể thành lập một phòng cung ứng vật tư riêng chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, hoặc chỉ là một tổ cung ứng vật tư nằm trong phòng kế hoạch-kỹ thuật.

- Ở các kho công trình thì phân cấp cho chủ nhiệm công trình hoặc đội trưởng phụ trách thi công quản lý.

- Ở các xưởng sản xuất và phụ trợ, thì các xưởng phụ trách xưởng quản lý các kho thuộc xưởng.

4.4.4 Tính diện tích kho bãi

Để tính diện tích kho bãi một cách hợp lý và tiết kiệm, cần phải xác định được lượng vật liệu dự trữ mà kho bãi cần phải cất chứa trên công trường. Lượng dự trữ này đảm bảo cung cấp liên tục cho thi công không để xảy ra thiếu vật liệu hoặc cung cấp không đồng bộ không đúng kỳ hạn làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Nhưng cũng không được quá lớn đòi hỏi quá nhiều kho bãi, mặt khác dự trữ quá lớn sẽ làm cho vốn lưu động bị ứ đọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của công trường.

a. Xác định lượng vật liệu dự trữ

Để xác định được lượng dự trữ hợp lý cho từng loại vật liệu, cần dựa vào các yếu tố sau:

- Lượng vật liệu sử dụng hàng ngày lớn nhất rmax. - Khoảng thời gian giữa những lần nhận vật liệu t1.

- Thời gian vận chuyển vật liệu từ nơi nhận đến công trường t2. - Thời gian bốc dỡ và tiếp nhận vật liệu tại công trường t3.

- Thời gian thí nghiệm, phân loại và chuẩn bị vật liệu để cấp phát t4.

- Số ngày dự trữ tối thiểu để đề phòng những bất trắc làm cho việc cung cấp bị gián đoạn t5.

Số ngày dự trữ vật liệu là: Tdt = t1+t2+t3+t4+t5

Bảng 4. Số ngày dự trữ cho một số nguyên vật liệu chính trên công trường

Tên vật liệu

Phương tiện vận chuyển

đường sắt sắt Ô tô <50km >50km Thép tấm, cốt thép, tôn, ống ngang, ống thép, gỗ tròn, gỗ xẻ, nhựa đường, vật liệu điện, thiết bị vệ sinh

25-30 12 25-30

Ximăng, vôi, sơn, kính, giấy dầu,

Gạch, sỏi, đá, cát, xỉ, các kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép, các tấm bê tông cốt thép lắp ghép, các tấm bê tông cốt thép, các tấm tường

15-20 5-10 10-20

b.Tính diện tích kho bãi

Diện tích kho bãi có ích, tức là diện tích chứa vật liệu không kể đường đi lại, được tính bằng công thức:

F = d

Dmax

(m2) Trong đó:

Dmax - Lượng vật liệu dự trữ tối đa ở công trường;

d - Lượng vật liệu định mức chứa trên 1m2 diện tích kho bãi có ích. Diện tích kho bãi kể cả đường đi lại được tính như sau:

S = αF, (m2), Trong đó:

α - Hệ số sử dụng mặt bằng;

α = 1.5÷1,7 đối với các kho tổng hợp; α = 1,4÷1,6 với các kho kín

α = 1,2÷1,3 với các kho bãi lộ thiên, chứa thùng, hòm, cấu kiện; α = 1,1÷1,2 với các bãi lộ thiên chứa vật liệu thành đống.

Một phần của tài liệu Quy hoạch công trình trên mặt đất (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w