Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán MỤC LỤC 1 ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của hạch toán kế toán TSCĐ.........................................1 1.2 Mục tiêu , đối tượng thực tập.................................................................2 1.2.1 Mục tiêu.............................................................................................2 1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................2 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị.....................................3 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị .....................................................3 2.5 Tình hình lao động và sử dụng lao động của đơn vị..........................7 2.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị.........................................9 2.6.1 Tình hình nguồn vốn của đơn vị...................................................9 2.6.2 Tình hình tài sản của đơn vị...........................................................9 2.7 Kết quả hoạt động kỳ trước của đơn vị............................................10 2.8 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn của công ty..................11 3 TỔNG QUAN VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ ............................13 3.1 Những vấn đề chung về chuyên đề nghiên cứu ................................13 3.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò TSCĐ .......................................13 3.1.2 Phân loại TSCĐ................................................................................15 3.2 Đặc điểm chung về công tác tổ chức kế toán tại cơ sở....................32 3.2.1 Tình hình tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị.............................32 3.2.3 Hình thức ghi sổ kế toán của đơn vị...........................................34 - Đặc điểm của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ............................35 - . Tình hình ghi sổ kế toán.....................................................................35 3.2.4 Kỳ kế toán của đơn vị...................................................................35 3.2.5 Đơn vị tiền tệ sử dụng...................................................................35 3.2.7 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty TNHH Sửa chữa ôtô Bắc Âu hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX). Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc và tính giá trị hàng tồn kho theo đơn giá bình quân gia quyền...............36 3.2.8 Hệ thống tài khoản, chứng từ sổ sách kế toán...........................36 4 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN...................................................................................38 4.1 Thực trạng hạch toán kế toán TSCĐ ..................................................38 4.1.1 Kế toán tăng, giảm TSCĐ.............................................................38 4.1.2 Biện pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ .............................63 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................65 Báo cáo thực tập tốt nghiệp i Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của hạch toán kế toán TSCĐ Trong nền kinh tế phát triển về trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, cùng với sự phát triển về trình độ kỹ thuật thì kế toán không ngừng phát triển và hoàn thiện về nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất xã hội, kế toán là khoa học trong quản lý kinh tế. Kế toán là khoa học ghi nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản nhằm quản lý và bảo vệ tài sản tốt hơn của nhà nứơc và đảm bảo cho sự vận động của tài sản, bảo đảm tốt hơn trong các đơn vị cần kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Nó gắn liền với quá trình tái sản xuất xã hội và phát triển của xã hội loài người. Việc đổi mới không chỉ đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá quan hệ kinh tế, tổ chức lại bộ máy quản lý mà còn đầu tư rất nhiều vào cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, công nghệ và cả chất xám nữa. Hiện nay tất cả mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quốc dân, tốc độ đầu tư đổi mới TSCĐ vận dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra tương đối nhanh. Vì vậy, TSCĐ phải có chế độ quản lý phù hợp với sự tăng giảm TSCĐ về số lượng và chất lượng đến tình hình sử dụng và trích khấu hao. Tổ chức hạch toán TSCĐ sẽ giúp cho các doanh nghiệp sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc sử dụng máy móc, thiết bị nhà xưởng một cách hợp lý trong việc bảo trì, bảo dưỡng, đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ nhằm giành được thắng lợi trong cạnh tranh thị trường, đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại. Qua thời gian thực tập tại Công ty cp màu xanh việt em nhận thấy rằng TSCĐ của công ty có quy mô và giá trị tương đối lớn. Vì vậy việc quản lý chặt, sử dụng có hiệu quả và hạch toán chính xác về số lượng, giá trị TSCĐ hiện có cũng như sự biến động của chúng là một môi trường thuận lợi cho việc tìm hiểu về việc thực hiện công tác kế toán TSCĐ trong thực tế . Vì vậy Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán em quyết định chọn đề tài: “Tổ Chức Công Tác Kế Toán TSCĐ “ Tại công ty CP màu xanh việt làm chuyên đề thực tập. 1.2 Mục tiêu , đối tượng thực tập 1.2.1 Mục tiêu - Mục tiêu chung: Tìm hiểu công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần màu xanh việt - Mục tiêu cụ thể: + Tìm hiểu địa bàn thực tập + Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về kế toán tài sản cố định + Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ tại công ty +Thực hành kỹ năng nghiệp vụ kế toán và tích luỹ kinh nghiệm thực tế công tác kế toán ở doanh nghiệp + Đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty. 1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty CP Màu Xanh Việt 1.2.2.2 Địa điểm: Công tác TSCĐ tại Công ty CP Màu Xanh Việt. 1.2.2.3 Thời gian nghiên cứu : Thời gian lấy số liệu quý I năm 2011 1.2.2.4 Nội dung nghiên cứu: Do thời gian đi thực tập có hạn chế nên nội dung em nghiên cứu là tài sản cố định tại công ty cổ pần màu xanh việt. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán 2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị Công ty CP Màu Xanh Việt được thành lập căn cứ vào luật doanh nghiệp được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X,kì họp thứ 5thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999.Các văn bản hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp.Căn cứ vào sự thống nhấtcủa các thành viên tham gia lập công ty cổ phần màu xanh việt Công ty cổ phần màu xanh việt đuựơc đang ký: Với tên giao dịch:Công ty CP Màu Xanh Việt Tên tiếng anh:GREEN VIET TIONT STOK Trụ sở chính đặt tại: Lô 16.Cụm công nghiệp khắc niệm.TP Bắc Ninh Điện thoại: 02413.500.520 Mã số thuế: 2300532520 Số đăng ký kinh doanh:4800000000 Từ khi thành lập đến nay hoạt động của công ty đã trải qua nhiều thuận lợi và gặp phải không ít kho khăn song công ty vẫn vượt qua được khó khăn và hoạt động tốt cho đến ngày nay. Với vị thế về giao thông vận tải,đi lại khá thuận tiện đay là một địa điểm khá lý tưởng với mật đọ dân số khá đông nên công ty thuận lợi cho việc tìm kiếm lao động,số lượng và chất lượng lao động ngày càng được tăng lên.Công ty đã tạo vịec làm cho hàng ngàn người lao động với mức thu nhập từ 1,2 đến 2,6 triệu đồng/1 lao động/1tháng.Nộp ngân sách nhà nước mỗi năm khoảng trên 500 triệu đồng tiền thuếu thu nhạp doanh nghiệp.Công ty ngày càng cố gắng chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn.Uy tín công ty ngày càng được nâng cao. 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm sát Giám đốc PGĐ Dụu án PGĐ kinh doanh PGĐ nhân sự PGĐ tài chính *Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Đại hội cổ đông: Là những người có vốn góp thành lập công ty, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty. Hội đồng thành viên thường tiến hành họp ít nhất mỗi năm một lần, nhằm quyết định nghững vấn đề có tính chất quan trọng của công ty. Hội đồng quản trị:là một tập thể có từ 5-9 người do đại hội cổ đông bầu ra.Trong đó có một thành viên bắt buộc là người đại diện cho phần vốn góp của ĐHCĐ. *Ban kiểm soát:thực hiện giám sát HĐQT,giám đốc hoặc tổng giám đổctong việc quản lý và điều hành công ty;chịu trách nhiệm trước ĐHCĐ trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao - Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Có quyền nhân danh công ty để quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công ty. .* Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó giám đốc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán - Các phó giám đốc Công ty là những người giúp việc cho Giám đốc Công ty, được Giám đốc giao phụ trách từng lĩnh vực cụ thể. - Có quyền giải quyết, chỉ đạo, điều hành công việc trong phạm vi lĩnh vực mà Giám đốc giao và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trước pháp luật về lĩnh vực mà mình phụ trách. - Có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ được giao và báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện khi Giám đốc yêu cầu. - Các quyền và nghĩa vụ khác theo sụ phân công của Giám đốc công ty. * Các phòng, ban chuyên môn trong Công ty Đây là bộ phận chuyên môn về các lĩnh vực nhất định được Ban giám đốc Công ty giao nhiệm vụ phụ trách một số hoạt động cụ thể chuyên ngành căn cứ vào yêu cầu sản xuất kinh doanh. - Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng kế hoạch Dự án + Xây dựng các kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho từng tháng, từng quý, từng năm trình Giám đốc Công ty xem xét và quyết định.+ Xây dựng các dự án, tham mưu cho Giám đốc Công ty trong các vấn đề mang tính chiến lược căn cứ vào nhu cầu thị trường và kế hoạch phát triển của Công ty. + Căn cứ vào chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty, xúc tiến và phát triển quan hệ đối ngoại với các cơ quan, tổ chức, cá nhân để đạt được mục đích của mình. - Phòng kế toán tài chính + Thống nhất quản lý mọi hoạt động thu chi trong toàn Công ty, tiến hành hạch toán, thống kê theo chế độ kế toán thống kê của Nhà nước, đảm bảo phù hợp với đặc thù hoạt động của Công ty. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 5 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán + Báo cáo tình hình thu – chi tài chính định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Công ty hoặc các sáng lập viên. - Phòng giám sát kỹ thuật thi công + Tổ chức giám sát, kiểm tra các sản phẩm trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất, thi công của đơn vị, Xí nghiệp nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng theo đúng thiết kế và dự toán đã được phê duyệt. 2.3 Quy trình công nghệ sản xuất (Đối với doanh nghiệp sản xuất) - Là một Công ty xây dựng sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng vì vậy nó mang đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng và sản phẩm của ngành xây dựng. - Quy trình xây dựng công trình: việc thi công công trình ở Công ty gần giống nhau cho mọi công trình và nó được thiết kế trước khi giao cho các đội thực thi, hoặc do tự các đội thiết kế rồi Công ty duyệt thông qua. Mô hình tổng quát quy trình thực hiện công trình có thể biểu diễn qua sơ đồ sau: .1.1. Sơ đồ: Quy trình thực hiện công trình xây dựng Khảo sát, thiết Lập dự án khả Tổ chức thi kế công trình thi và lựa chọn công xây lắp Thanh quyết toán Tổ chức nghiệm và bảo hành thu và bàn giao 2.4 Các yếu tố tác động đến sản xuất kinh doanh của đơn vị Báo cáo thực tập tốt nghiệp 6 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán - Điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật + Giao thông vận tải: Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu nằm ngay sát quốc lộ 1A: Hà Nội- Lạng Sơn – Tân Thanh. Đây là trục đường chính nên rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán + Hệ thống cung cấp năng lượng: Công ty CP Màu Xanh Việt cũng nằm trong diện đang được Nhà nước quan tâm đầu tư vì thế hệ thống lưới điện quốc gia cũng được cung cấp đảm bảo. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có hệ thống cung cấp xăng dầu khá đảm bảo cho nhu cầu hiện nay vì thế đây cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đối với công ty. + Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện nay hệ thống thông tin liên lạc đã và đang rất được Nhà nước quan tâm, nước ta đang có 7 nhà cung cấp mạng di động cùng cạnh tranh do đó mà dịch vụ điện thoại cũng ngày một chất lượng hơn. Tốc độ Internet cũng ngày một nhanh hơn. Máy móc kỹ thuật hiện đại hơn do vậy mà thông tin của doanh nghiệp luôn được truyền đi một cách nhanh chóng, đảm bảo về chất lượng, đem lại hiệu quả kinh doanh. + Điều kiện về dân cư và lao động: Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp thu nhập bình quân đầu người vẫn còn tương đối thấp. Vì thế mà người dân luôn muốn nâng cao thu nhập của mình. Thêm vào đó người lao động xuất thân từ nông dân thường có tính cần cù sáng tạo, ham học hỏi, đội ngũ cán bộ đoàn kết nhất trí.Do đó doanh nghiệp mở ra đã tạo việc làm cho rất nhiều con em nông thôn tốt nghiệp phổ thông qua đào tạo nghề. Nhờ đó công ty cũng có được những ưu thế trong việc lựa chọn lao động. 2.5 Tình hình lao động và sử dụng lao động của đơn vị Lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong mỗi Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng lao động phản ánh Báo cáo thực tập tốt nghiệp 7 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán quy mô lơn hay nhỏ và trình độ lao động phản ánh khả năng và hiệu quả công tác của công ty. Vấn đề về lao động có vị trí cực kỳ quan trọng nên việc tổ chức và sử dụng lao động phải khoa học đúng đắn , kịp thời và thống nhất từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo được sự nhịp nhàng hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh và cũng là lọi thế cạnh tranh của Công ty . Hiện nay : Cán bộ có trình độ đại học: 25người. Cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp: 55 người. Cán bộ có trình độ nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật: 20người. Bảng 1: Cơ cấu lao động công ty Lao động hàng năm của công ty đều được đào tạo nâng bậc để nâng cao tay nghề. Với sự sắp xếp bố trí lao động hợp lý hơn nữa đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề vững chắc, chuyên môn giỏi,nên công ty ngày càng nâng cao khẳng định mình Báo cáo thực tập tốt nghiệp 8 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán 2.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị 2.6.1 Tình hình nguồn vốn của đơn vị Đây là điều quan trọng, xem xét để có thể thành lập và tiến hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Vốn là biểu hiện bằng tiền các tài sản hiện có của một doanh nghiệp. Giá trị tài sản và nguồn vốn hiện có đánh giá về quy mô, năng lực sản xuất của công ty. Số vốn hiện có của công ty năm 2011 là: 8.650.000.000 đồng Mặc dù tổng số vốn của công ty không lớn nhưng trong những năm qua công ty đã sử dụng đồng vốn một cách thiết thực để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị có hiệu quả đem lại mức doanh thu ngày càng tăng, đây là điều kiện để đơn vị tồn tại và phát triển bền vững. 2.6.2 Tình hình tài sản của đơn vị Tài sản là điều kiện đầu tiên được xem xét thành lập và tiến hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Tình hình tài sản của Công ty CP Màu Xanh Việt tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011được thể hiện như sau: CHỈ TIÊU THÀNH TIỀN 20.586.261.500 I. Nhà cửa 1. Nhà kho 2. Nhà làm việc (văn phòng) 3. Nhà ăn 4. Nhà ở cho nhân viên 5. Khu phòng bảo vệ 6. Khu nhà y tế 7. Vật kiến trúc II. Máy động lực III. Máy móc thiết bị công tác IV. Máy móc thiết bị truyền dẫn V. Thiết bị và phương tiện vận tải VI. Máy móc thiết bị văn phòng VII. TSCĐ khác VIII. Tài sản không cần dùng Tổng Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.370.666.400 2.619.618.800 1.245.890.400 6.869.356.800 93.700.400 589.345.000 1.224.897.300 883.676.400 18.564.019.500 4.496.929.300 3.495.065.300 1.459.239.300 1.402.001.500 301.407.200 44.732.137.200 9 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Hệ thống nhà xưởng thiết bị của Công ty dần hoàn thiện, đảm bảo ổn định sử dụng lâu dài và hiệu quả phục vụ tốt cho hoạt đông của công ty. Công ty cũng luôn luôn cố gắng hoàn thiện tốt hơn để phục vụ công nhân viên được làm việc trong môi trường tốt nhất. 2.7 Kết quả hoạt động kỳ trước của đơn vị Đơn vị báo cáo: Công ty CP Màu Xanh Việt Mẫu số B 01- DN Địa chỉ: Lô 16.Cum công nghiệp khắc niệm.TP.Bắc Ninh (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/QĐ-BTC) Ngày 20/03/2006/của bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2011 ĐVT:Đồng Chỉ tiêu 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10 =01 – 02) 4. Giá vốn hàng bán Mã Thuyết số 01 minh V.25 02 10 V.26 V.27 11 V.28 Năm nay Năm trước 31.010.483.00 0 29.609.933.912 31.010.483.00 0 28.737.466.00 0 29.609.933.912 2.273.017.000 83.652.450 2.648.983 1.679.677.912 78.592.000 1.953.262 27.930.256.000 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20 = 10 – 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. chi phí tài chính 20 8. Chi phí bán hàng 24 153.065.728 162.135.215 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh{30= 20 + (21 - 22) (24 + 25)} 25 30 340.157.000 315.457.000 1.860.707.739 1.592.228.173 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 21 22 V.29 V.30 10 Trường Đại học Nông Lâm 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận trước thuế (50 = 30 + 40) 15. Chi phí thuế TNDN 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế (60 = 50 - 51 52) 31 32 40 50 51 52 60 V.31 V.32 Khoa Tài chính - Kế toán 1.860.707.739 1.592.228.173 465.176.934,8 445.823.888,4 1.395.530.804 1.146.404.285 Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập biểu ( Ký, họ tên) Đã ký Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Đã ký Giám đốc ( Ký, họ tên) Đã ký Nhận xét: Qua bảng báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước của công ty ta thấy nhìn chung trong năm 2011 công ty đã kinh doanh có hiệu quả hơn. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 của công ty cũng tăng lên đáng kể: 1.400.549.088 đồng tương ứng 4.73%. Chính vì vậy đã làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên từ 1.679.677.912 đồng lên tới 2.273.017.000 đồng. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng được tăng lên trong khi các chi phí cho bán hàng thì lại giảm do doanh nghiệp đã có thêm các mối quan hệ với các nước ngoài nên xuất khẩu sản phẩm là chủ yếu do đó mà không phải bỏ thêm nhiều chi phí cho bán hàng. Mặc dù vậy doanh nghiệp vẫn tăng chi phí quản lý doanh nghiệp lên nhằm khuyến khích nhân viên đầu tư chất xám nhiều hơn cho các sản phẩm của mình, có những chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn. Cũng vì vậy mà lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cũng tăng lên từ 1.592.228.173 đồng lên tới 1.860.707.739 đồng. Thêm vào đó là năm 2010 do Nhà nước đã có chính sách thu thuế TNDN mới chỉ còn ở mức 25% thay vì 28% như những năm trước đây nên lợi nhuận sau thuế của doanh nhiệp cũng được tăng lên từ 1.146.404.285 đồng lên tới 1.395.530.804 đồng, tức tăng 249126519 đồng tương ứng 21,73%. 2.8 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn của công ty * Thuận lợi Báo cáo thực tập tốt nghiệp 11 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán - Công ty có quy mô quản lý bộ máy nói chung và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán nói riêng rất thành thạo, cán bộ công nhân viên nhiệt tình. Công ty đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học dày dạn kinh nghiệm. - Công ty có đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất vững mạnh, tay nghề cao, trung thành với công ty nhiều năm. - Công ty đầu tư nhiều máy móc, thiết bị tiên tiến, đa dạng , hiện đại đảm bảo cho việc sửa chữa đạt kết quả cao. - Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi là xây dựng sát đường quốc lộ nên việc vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị linh kiện dễ dàng trong mọi điều kiện về thời tiết. - Doanh nghiệp tận dụng được nguồn lao động phổ thông nên chi phí nhân công thấp, phần lớn là sinh hoạt nông thôn nên người lao động cũng có cuộc sống ổn định.Do hoạt động theo cơ chế thị trường nên nguồn nguyên liệu khá phong phú.Mặt khác công ty lại tìm được nguồn nguyên liệu phù hợp do vậy chi phí đầu vào khá ổn định. - Doanh nghiệp cũng xử lý tốt các chất thải, có hệ thống cống rãnh kiên cố nên không làm ảnh hưởng dến môi trường sinh thái - đời sống dân cư và công nhân - Mặt bằng của công ty có quỹ đất lớn nên dễ dàng mở rộng được quy mô. Như vậy căn cứ vào năng lực tài chính, năng lực thiết bị máy móc và khả năng tổ chức, thì việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là rất thuận lợi. * Khó khăn - Do công ty nằm trong vùng khí hậu miền Bắc tuy ôn hòa nhưng cũng có những lúc thất thường. Mùa đông có lúc rét đậm, rét hại. Mùa hè có lúc nhiệt độ tăng cao. Nên ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân viên từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 12 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán - Trình độ nhận thức của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng như người lao động không đồng đều. Do vậy trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xã hội cũng như việc tiếp thu về luật Nhà nước có lúc gặp khó khăn, nhiều điều bất cập. - Do công ty chuyên về xây dựng nên cần nhiều công nhân tay nghề giỏi mới có thể cạnh tranh được với nhiêu công ty khác và đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thi trường . - Từ những nhược điểm nhược điểm nêu trên thấy rõ công ty cần tìm những biện pháp hợp lý nhằm khắc phục những vấn đề đó. 3 TỔNG QUAN VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ 3.1 Những vấn đề chung về chuyên đề nghiên cứu 3.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò TSCĐ Lịch sử phát triển của sản xuất – xã hội đã chứng minh rằng muốn sản xuất ra của cải vật chất, nhất thiết phải có 3 yếu tố : sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động chính là các loại nguyên, nhiên, vật liệu. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, đối tượng lao động chịu sự tác động của con người lao động thông qua tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm mới. Qua quá trình sản xuất, đối tượng lao động không còn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu mà nó đã biến dạng, thay đổi hoặc mất đi. Tuy nhiên, khác với đối tượng lao động, các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn) là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 13 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các TSCĐ. Trong quá trình tham gia vào sản xuất, tư liệu lao động này chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng vẫn không thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Thông thường một tư liệu lao động được coi là một TSCĐ phải đồng thời thoả mãn 2 tiêu chuẩn cơ bản sau: - Một là phải có thời gian sử dụng trên 1 năm hoặc một kỳ sản xuất kinh doanh (nếu trên 1 năm) - Hai là phải đạt một giá trị tối thiểu ở một mức quy định. Tuỳ theo điều kiện, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng giai đoạn phát triển kinh tế mà ở mỗi nước, ở mỗi thời kỳ những tiêu chuẩn về giá trị của những tư liệu lao động được xác định là TSCĐ sẽ khác nhau. * Khái niệm TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh. Nó có giá trị lớn, thời gian sử dụng tương đối dài và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh hình thái vật chất tự nhiên không thay đổi nhưng giá trị của nó được chuyển dịch dần một phần vào giá trị sản phẩm * Điều kiện để trở thành 1 TSCĐ - Thời gian sử dụng trên 1 năm - Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh * Đặc điểm Khi tham gia vào quá trình sản xuất TSCĐ có những đặc điểm sau: + Tham gia vào nhiều quá trình sản xuất mà vẫn giữ được hình thái biểu hiện như ban đầu cho đến khi bị hư hỏng phải loại bỏ. + Giá trị của TSCĐ bị hao mòn và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 14 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị của TSCĐ chuyển dịch dần vào gía thành của bản thân sản phẩm làm ra. Khi sản phẩm đựơc tiêu thụ thì hao mòn này của TSCĐ sẽ chuyển thành vốn bằng tiền. Vốn này hàng tháng sẽ được trích lại một phần để lập quỹ khấu hao, bổ sung nguồn vốn sản xuất và dùng để tái sản xuất TSCĐ khi cần thiết. Vì vậy mua sắm TSCĐ là để duy trì để tăng giá tri sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp chứ không phải nhằm mụch đích mua bán đi bán lại. * Vai trò Từ khái niệm, đặc điểm của TSCĐ ta thấy vai trò nổi bật của TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố chủ yếu thể hiện năng lực sản xuất và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, hiện đại hoá và tăng nên nhanh chóng. Nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động và tăng gia sản phẩm cho xã hội. Điều đó cho thấy công tác quản lý TSCĐ có yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. 3.1.2 Phân loại TSCĐ A Phân loại TSCĐ Để quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ người ta phân loại TSCĐ. Việc phân loại TSCĐ được đúng đắn, kịp thời, đầy đủ sẽ tạo tiền đề cho việc hạch toán kế toán, thống kê và kế hoạch hoá biện pháp kỹ thuật sản xuất trong các doanh nghiệp. Muốn phân loại TSCĐ đúng cần căn cứ vào các đặc điểm về công dụng, hình thái biểu hiện... Tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý mà có thể phân loại TSCĐ theo các cách chủ yếu sau đây: * Phân loại theo hình thái biểu hiện Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp chia làm hai loại: TSCĐ mang hình thái vật chất (TSCĐHH) và TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐVH). Báo cáo thực tập tốt nghiệp 15 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán TSCĐHH : Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ thể ( từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận taì sản liên kết với nhau để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định), có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải..... TSCĐVH: Là những tài sản không mang tính vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí lợi thế kinh doanh, chi phí mua bản quyền, phát minh, sáng chế... * Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế. Theo cách phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm 6 loại: - Nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhà kho, tháp nước, hàng rào, sân bay, đường xá, cầu cảng. - Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ... - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các phương tiện vận tải bao gồm các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và các thiết bị truyền dẫn như các hệ thống thông tin, hệ thống điện, hệ thống đường ống dẫn nước, đường điện.... - Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, máy fax, dụng cụ đo lường, các thiết bị điện tử... - Vườn cây lâu năm- súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn chè, vườn cây cao su, vườn cà phê, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa... Báo cáo thực tập tốt nghiệp 16 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán - Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các loại TSCĐ chưa liệt kê vào 5 loại trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh.... Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán KHTSCĐ chính xác. Nó giúp cho viêc tính được tỷ lệ các loại TSCĐ khác nhau với toàn bộ TSCĐ, kiểm tra mức độ đảm bảo của TSCĐ đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, biết được trình độ cơ giới hoá về kỹ thuật sản phẩm của xí nghiệp. Mỗi cách phân loại trên cho phép doanh nghiệp đánh giá, xem xét TSCĐ theo các tiêu thức khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, các doanh nghiệp tự phân loại sao cho phù hợp. * Phân loại TSCĐ thực tế của công ty Xét theo công dụng kinh tế thì toàn bộ TSCĐ của công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình và được phân làm 4 loại sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc. - Máy móc, thiết bị. - Phương tiện vận tải, vật truyền dẫn. - Thiết bị, dụng cụ quản lý. => Do TSCĐ vô hình không thay đổi nhiều trong năm nên em chọn TSCĐ hữu hình để hạch toán. B Đánh giá TSCĐ Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để tiến hành hạch toán TSCĐ, tính khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong DN. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý của TSCĐ trong quá trình sử dụng, TSCĐ trong DN được xác định theo nguyên giá và giá trị còn lại. * Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà DN phải bỏ ra để có tải sản và đưa TSCĐ đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng bao gồm Báo cáo thực tập tốt nghiệp 17 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán các chi phí liên quan đến mua sắm hoặc xây dựng chế tạo TSCĐ, các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử hay các chi phí cần thiết khác. Theo chuẩn mực số 03- TSCĐ hữu hình ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình trong từng trường hợp sau: - TSCĐ hữu hình mua sắm : Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá, các khoản thúê ( không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào việc sẵn sàng sử dụng như : chi phí mặt bằng; chi phí vận chuyển và bốc dỡ ban đầu, chi phí lắp đặt chạy thử (trừ) (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); chi phí chuyên gia và các chi phí trực tiếp khác. Đối với TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm đựơc thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó đựơc phản ánh theo giá mua ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua đựơc trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình ( vốn hoá) theo quy định của chuẩn hoá kế toán “ chi phí đi vay”. - TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp DN dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+) các cho phí trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng . Trong các trường hợp trên mọi khoản lãi nội bộ không đựơc tính vào nguyên giá của TSCĐ đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản Báo cáo thực tập tốt nghiệp 18 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không đựơc tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình đó. - TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình hức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá hợp lý của TSCĐ nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương khoản tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự hoặc có thể được hình thành do đựơc bán để lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự ( tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong các lĩnh vực kinh doanh có giá trị tương đương). Song cả hai trường hợp không có bất kỳ lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. - TSCĐ hữu hình thuê tài chính: Nguyên giá phản ánh ở đơn vị đi thuê như đơn vị chủ sở hữu tài sản bao gồm giá mua thực tế, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa tân trang trứơc khi đưaTSCĐ vào sử dụng, chi phí lắp đặt chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ ( nếu có). - TSCĐ hữu hình nhận do đơn vị khác góp vốn liên doanh : Nguyên giá TSCĐ hữu hình là giá trị thoả thuận giữa các bên ( giá do hội đồng liên doanh xác định ) cộng(+) các chi phí vận chuyển, lắp đặt (nếu có). - TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác : Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, đựơc biếu tặng, đựơc ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý . Trường hợp không ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Theo chuẩn mực số 03- TSCĐ xác định nguyên giá TSCĐ vô hình trong từng trường hợp : - Mua TSCĐ vô hình riêng biệt, bao gồm giá mua ( trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá ), các khoản thúê( không bao gồm các Báo cáo thực tập tốt nghiệp 19 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán khoản thuế đựơc hoàn lại ) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. - Mua TSCĐ vô hình từ việc sát nhập DN Nguyên giá TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sát nhập DN có tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua ( ngày sát nhập DN). - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn khi đựơc giao đất hoặc số tiền trả khi nhận quyền sử dụng đất hợp lý, hợp pháp từ người khác hoặc giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh. - TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổỉ với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác, đựơc xác định theo giá hợp lý của tài sản cố định vô hình nhận về hoặc bằng với giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi , sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Việc ghi giảm TSCĐ theo nguyên giá cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng tài sản năng lực sản xuất, trình độ trang bị có cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô của doanh nghiệp. Trong thực tế, doanh nghiệp thường dùng nguyên giá là cơ sở để tính và trích khấu hao và để ghi trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cũng như để tính chi phí sản xuất và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy không đựơc tự ý thay đổi nguyên giá, TSCĐ mà chỉ đựơc thay đổi trong các trường hợp sau: + Đánh giá lại TSCĐ. + Xây dựng trang bị thêm cho TSCĐ. + Cải tạo nâng cấp làm tăng năng lực và kéo dài hữu dụng của TSCĐ. + Tháo dỡ các bộ phận làm giảm nguyên giá TSCĐ. * Giá trị còn lại của TSCĐ: Giá trị còn lại của TSCĐ được tính bằng nguyên giá trừ giá trị hao mòn ( số giá trị hao mòn) theo sổ kê kế toán hoặc đựơc tính bằng giá trị còn lại Báo cáo thực tập tốt nghiệp 20 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán theo thời gian trên thị trường. Trường hợp nguyên giáTSCĐ được đánh giá lại thì giá trị còn lại được xác định theo công thức sau: Giá trị còn lại của TSCĐ khi đánh giá lại Giá trị còn lại = Giá trị còn lại củaTSCĐ của TSCĐ trước khi đánh giá lại x Nguyên giá cũ TSCĐ Đánh giá TSCĐ cho phép đánh giá đúng năng lực sản xuất, trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô của đơn vị, là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư và xác định hiệu suất sử dụng TSCĐ. 3.1.3 Kế toán chi tiết TSCĐ Do yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp đòi hỏi phải kế toán chi tiết TSCĐ nhằm cung cấp các thông tin, những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ theo địa điểm sử dụng, số lượng và tình hình kỹ thuật, tình trạng huy động và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng. Các chỉ tiêu trên là căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp tiến hành cải tiến trang thiết bị và sử dụng TSCĐ, Phân bổ chính xác khấu hao, nâng cao trách nhiệm vât chất trong sử dụng bảo quản TSCĐ. *Đánh số TSCĐ Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, cần dánh số hiệu cho từng đối tượng TSCĐ. Đó là việc quy định cho mỗi đối tượng TSCĐ một ký hiệu riêng theo nguyên tắc nhất định. Đối tượng TSCĐ hữu hình là từng vật kết nối hoàn chỉnh với tất cả vật giá lắp và phụ tùng kèm theo. Đối với TSCĐ vô hình là một tài sản có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể đem TSCĐ vô hình đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh tế cụ thể từ TSCĐ đó trong kinh doanh. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 21 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Số hiệu TSCĐ là một tập hợp các ký hiệu được sắp xếp theo thứ tự và nguyên tắc nhất định để chỉ loại, nhóm, và các đối tượng TSCĐ. Số hiệu tài sản cố định phải đảm bảo nguyên tắcdễ nhớ, dễ sử dụng, tránh nhầm, trùng lặp giữa các bộ phận sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. * Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện theo từng đối tượng TSCĐ cả ở bộ phận kế toán vá các đơn vị bảo quản sử dụngTSCD theo các chỉ tiêu hiên vật và giá trị. Việc kế toán chi tiết TSCĐ được dựa vào chứng từ về tăng,giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ vad các chứng từ có liên quan. -Kế toán tằn giảm TSCĐ Trên cơ sở thực tế, kế toán TSCĐ cần theo dõi chặt chẽ, phản ánh kịp thời và chính xác tình hình biến động của TSCĐ cả về mặt giá trị lẫn hiện vật trên hệ thống sổ sách kế toán. +Theo QĐ 114/TC/CĐKT ngayd 1/1/1995 của bộ tài chính, kế toán sử dụng các biên bản sau: - Biên bản giao nhân TSCĐ - Biên bản đánh giá TSCĐ -Bảng phân bổ và tính khấu hao -Biên bản thanh lý TSCĐ +Theo quy định này tài khoản kế toán TSCĐ sử dụng để phản ánh tình hình tằn, giảm TSCĐ là: TK211, TK213,.... * TK211:TSCĐ hữu hình − TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo chỉ tiêu nguyên giá. − Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ Báo cáo thực tập tốt nghiệp 22 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do: Được cấp, XDCB hoàn thành đưa vào sử dụng, mua sắm, được nhận biếu tặng, viện trợ... - Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ tăng do xây lắp, cải tạo, trang bị thêm.... Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do: Điều chuyển cho đơn vị khác, thanh lý, nhượng bán, mang đi góp vốn liên doanh, tháo rỡ một số bộ phận. - Điều chỉnh giảm nguyên giá do đáng giá lại. Dư Nợ : - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị. TK 211 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2: TK 2112- Nhà cửa, vật kiến trúc. TK 2113- Máy móc, thiết bị. TK 2114- Phương tiện vận tải truyền dẫn. TK 2115- Thiết bị dụng cụ quản lý. TK 2116- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. TK 2118- TSCĐ hữu hình khác. − TK 213 “TSCĐ vô hình” phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động TSCĐ vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo chỉ tiêu nguyên giá. Bên Nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình tăng trong kỳ. Bên Có: phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ. Dư Nợ : phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có. TK 213 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2: TK 2131: Quyền sử dụng đất. TK 2132: Chi phí thành lập doanh nghiệp. TK 2133: Bằng phát minh sáng chế. TK 2134: Chi phí nghiên cứu, phát triển. TK 2135: Chi phí về lợi thế thương mại. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 23 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán TK 2138: TSCĐ vô hình khác. Phương pháp hạch toán tình hình biến động tài sản cố định Hạch toán biến động TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. TK 111,112,341… TK 411 TK 211,213 Nguyên giá TSCĐ tăng do mua sắm TK 133 Thuế GTGT (phương pháp khấu trừ) Nguyên Trả vốn góp liên doanh bằng TSCĐ giá TSCĐ giảm trong kỳ do TK 241 TSCĐ xây dựng hoặc qua lắp đặt hoàn thành bàn giao TK 411 Nhận góp vốn, được cấp, được tặng biếu TSCĐ TK 128, 222 các TK 338 TK 214 Giá trị hao mòn trong kiểm kê TK128,222 Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ (ghi theo giá trị được đánh giá) TK 1381,1388 TSCĐ thiếu chờ xử lý (ghi thanh theo giá trị còn lại) lý, TK 142,627,641,642 nhượn góp vốn liên do Phát hiện TSCĐ thừa Chênh lệch tăng nhân: doanh, Giá trị còn lại Chênh lệch giảm nguyên g bán, Nhận lại TSCĐ góp vốn liên doanh ngắn và dài hạn TK 412 thiếu Chuyển TSCĐ đã qua sử dụng thành công cụ dụng TK 811 cụ Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý hoặc nhượng bán TK 214 Hao mòn luỹ kế của TSCĐ giảm trong kỳ mất… TK 153 Chuyển TSCĐ chưa sử dụng thành công cụ dụng cụ Sơ đồ 3: Hạch toán biến động TSCĐ (trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) ∗ Ghi chú: trong trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm, đồng thời với bút toán ghi tăng TSCĐ thì kế toán còn phải ghi các bút toán kết chuyển nguồn. − Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trong nguyên giá TSCĐ mua sắm, đầu tư bao gồm của thuế GTGT đầu vào; các khoản thu nhập từ thanh lý, nhượng bán bao gồm cả thuế GTGT phải nộp. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 24 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán 3.1.4 Các phương pháp khấu hao TSCĐ TSCĐ trong quá trình tham gia vào sản xuất, vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng trong thực tế do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau khách quan và chủ quan làm cho TSCĐ của doanh nghiệp bị giảm dần về tính năng, tác dụng, công năng, công suất và do đó giảm dần giá trị của TSCĐ, đó chính là hao mòn TSCĐ. TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn dưới hai hình thức: hao mòn hữu hình (HMHH) và hao mòn vô hình (HMVH) . - Hao mòn hữu hình HMHH của TSCĐ là sự hao mòn về vật chất, về thời gian sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Việc xác định rõ nguyên nhân của những HMHH TSCĐ sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra những biện pháp cần thiết, hữu hiệu để hạn chế nó. - Hao mòn vô hình Đồng thời với sự HMHH của TSCĐ lại có sự hao mòn vô hình (HMVH). HMVH của TSCĐ là hao mòn thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ. HMVH của TSCĐ có thể do nhiều nguyên nhân. Mất giá trị của TSCĐ do việc tái sản xuất TSCĐ cùng loại mới rẻ hơn. Hình thức HMVH này là kết quả của việc tiết kiệm hao phí lao động xã hội hình thành nên khi xây dựng TSCĐ. Mất giá trị của TSCĐ do năng suất thấp hơn và hiệu quả kinh tế lại ít hơn khi sử dụng so với TSCĐ mới sáng tạo hiện đại hơn về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, TSCĐ có thể bị mất giá trị hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để chế tạo cũng bị lạc hậu, mất tác dụng. Như vậy không những HMHH của TSCĐ làm cho mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao có sự thay đổi mà ngay cả HMVH của TSCĐ cũng làm cho mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao có sự thay đổi nữa. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 25 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Do đó biện pháp có hiệu quả nhất để khắc phục HMVH là doanh nghiệp phải coi trọng đổi mới khoa học kỹ thuật công nghệ, sản xuất, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này có ý nghĩa quyết định trong việc tạo ra các lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường. Để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sử dụng. DN phải chuyển dịch dần phần giá trị hao mòn tính vào chi phí xuất kinh doanh trong kỳ gọi là khấu hao TSCĐ. Theo chuẩn mực số 03- TSCĐ hữu hình khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Là một doanh nghiệp, việc nhìn nhận khấu hao TSCĐ trên các phương diện kinh tế khác nhau sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những biện pháp tính khấu hao TSCĐ thích hợp đảm bảo chính xác phần giá trị hao mòn TSCĐ mà không bị lạc hậu. + Về phương diện kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực tế của TSCĐ đồng thời giúp cho các DN giảm được lãi ròng của doanh nghiệp. + Về phương diện tài chính: Khấu hao thực chất là một khoản thu, một phương diện tài trợ giúp doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ. + Về phương diện kế toán: Khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ. A Các phương pháp khấu hao Theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ tài chính thì mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải tính khấu hao, mức tính KHTSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Có rất nhiều phương pháp khác nhau để tính KHTSCĐ trong các doanh nghiệp. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp KHTSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản ý vốn Báo cáo thực tập tốt nghiệp 26 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán cố định trong các doanh nghiệp. Thông thường có các phương pháp khấu hao cơ bản sau: * Phương pháp khấu hao bình quân (còn gọi là phương pháp khấu hao theo đường thẳng) Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Theo phương pháp này, tỷ lệ và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ : NG MKH = T Mkh Tkh = 1 x 100% hay TKH = ng x100% T Các ký hiệu: MKH: Mức tính khấu hao trung bình hàng năm. TKH: Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm. NG: Nguyên giá của TSCĐ. T: Thời gian sử dụng của TSCĐ (năm). Nếu doanh nghiệp trích cho từng tháng thì lấy số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Tuy nhiên trong thực tế phương pháp khấu hao bình quân có thể sử dụng với nhiều sự biến đổi nhất định cho phù hợp với đặc điểm sử dụng của TSCĐ trong từng ngành, từng doanh nghiệp, có thể nêu ra một số trường hợp sau: Tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác định theo công thức trên là trong điều kiện sử dụng bình thường. Trong thực tế nếu được sử dụng trong điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn hơn mức bình thường thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao bình quân hàng năm cho Báo cáo thực tập tốt nghiệp 27 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán phù hợp bằng cách điều chỉnh thời hạn khấu hao từ số năm sử dụng tối đa đến số năm sử dụng tối thiểu đối với từng loại TSCĐ hoặc nhân tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm với hệ số điều chỉnh. Tkđ = Tkh x Hđ * Trong đó: Tkđ: Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh. Tkh: Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm. Hđ: Hệ số điều chỉnh (Hđ > 1 hoặc Hđ < 1). Tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm có thể tính cho từng TSCĐ cá biệt ( khấu hao bình quân cá biệt) hoặc trích cho từng nhóm, từng loại TSCĐ hoặc toàn bộ các nhóm, loại TSCĐ của doanh nghiệp (khấu hao bình quân tổng hợp). Trên thực tế việc tính khấu hao theo từng TSCĐ cá biệt sẽ làm tăng khối lượng công tác tính toán và quản lý chi phí khấu hao. Vì thế doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp khấu hao bình quân tổng hợp trong đó mức khấu hao trung bình hàng năm được tính cho từng nhóm, từng loại TSCĐ. Nhìn chung, phương pháp khấu hao bình quân được sử dụng phổ biến là do ưu điểm của nó. Đây là phương pháp tính toán đơn giản, dễ hiểu. Mức khấu hao được tính vào giá thành sản phẩm sẽ ổn định và như vậy sẽ tạo điều kiện ổn định giá thành sản phẩm. Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao bình quân tổng hợp cho tất cả các loại TSCĐ của doanh nghiệp thì sẽ giảm được khối lượng công tác tính toán, thuận lợi cho việc lập kế hoạch KHTSCĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ và đồng thời giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng TSCĐ sẽ không giống nhau. Hơn nữa, do tính bình quân nên khả Báo cáo thực tập tốt nghiệp 28 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán năng thu hồi vốn đầu tư chậm và như vậy không thể hạn chế ảnh hưởng bất lợi của HMVH đối với TSCĐ trong doanh nghiệp. - Công ty TNHH sửa chữa ô tô Bắc Âu áp dụng phương pháp khấu hao bình quân( phương pháp khấu hao đường thẳng) - Đối với TSCĐ mới đưa vào sử dụng: - Căn cứ vào bản hợp đồng kinh tế ngày10 tháng 2 năm 2010 để tính khấu hao cho các loại tài sản sau Máy mài trục cơ: Mức khấu hao bình quân hàng năm = Thay số ta được: Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng 302.000.000 10 = 30.200.000 (Đồng/ năm) Xe ô tô: Mức khấu hao bình quân hàng năm = Thay số ta được: Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng 505.000.000 20 = 25.250.000 (Đồng/ năm) Xe nâng chuyên dùng: Mức khấu hao bình quân hàng năm = Thay số ta được: Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng 102.000.000 10 = 10.200.000 (Đồng/năm) Hàng tháng căn cứ vào số khấu hao và đã trích tháng trước và tình hình tăng, giảm TSCĐ, xác định khấu hao phải trích theo công thức sau: Số KH phải trích Trong thángnày = Số KH đã trích + Số KH tăng trong tháng này Báo cáo thực tập tốt nghiệp 29 trong tháng này - Số KH giảm trong tháng này Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán * Phương pháp khấu hao giảm dần Người ta thường sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần để khắc phục những nhược điểm của phương pháp khấu hao bình quân. Phương pháp khấu hao này được sử dụng nhằm mục đích đẩy nhanh mức KHTSCĐ trong năm đầu sử dụng và giảm dần mức khấu hao theo thời hạn sử dụng. Đây là phương pháp rất thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập vì những năm đầu họ muốn quay vòng vốn nhanh để thực hiện phát triển sản xuất. Phương pháp khấu hao giảm dần có hai cách tính toán tỷ lệ và mức khấu hao hàng năm, đó là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hoặc khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng: • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần Theo phương pháp này thì số tiền khấu hao hàng năm được tính bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ theo thời gian sử dụng nhân với tỷ lệ khấu hao không đổi. Như vậy, mức và tỷ lệ khấu hao theo thời gian sử dụng sẽ giảm dần. Có thể tính mức khấu hao hàng năm theo thời hạn sử dụng như sau: Mkhi = Gcđi x Tkh Trong đó: Mkhi: Mức khấu hao ở năm thứ i. Gcđi: Giá trị còn lại của TSCĐ vào đầu năm thứ i. Tkh: Tỷ lệ khấu hao hàng năm (theo phương pháp số dư). • Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng Theo phương pháp này số tiền khấu hao được tính bằng cách nhân giá trị ban đầu của TSCĐ với tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm. Tỷ lệ khấu hao này được xác định bằng cách lấy số năm sử dụng còn lại chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng. Công thức tính toán như sau: MKHi = NG x TKHi 2 x ( T- t +1 ) TKH = Báo cáo thực tập tốt nghiệp 30 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán T x ( T+1 ) * Trong đó: MKH: Mức khấu hao hàng năm. NG: Nguyên giá của TSCĐ. TKH: Tỷ lệ khấu hao theo năm sử dụng. T: Thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ. t: Thứ tự năm cần tính tỷ lệ khấu hao. Phương pháp khấu hao giảm dần có những ưu điểm cơ bản đó là phản ánh chính xác hơn mức hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắm TSCĐ trong những năm đầu sử dụng, hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi của HMVH. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm đó là việc tính toán mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm sẽ phức tạp hơn, số tiền trích khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng thời hạn sử dụng TSCĐ cũng chưa đủ bù đắp toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp. * Phương pháp khấu hao giảm dần kết hợp với khấu hao bình quân. Để khắc phục nhược điểm của phương pháp khấu hao bình quân cũng như phương pháp khấu hao giảm dần, người ta thường sử dụng kết hợp hai phương pháp trên. đặc điểm của phương pháp này là trong năm đầu sử dụng người ta sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần, còn những năm cuối thì thực hiện phương pháp khấu hao bình quân. Mức khấu hao bình quân trong những năm cuối của thời gian sử dụng TSCĐ sẽ bằng tổng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại. Theo quy định hiện nay của Nhà nước thì TSCĐ trong các doanh nghiệp (nhà nước) được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, nội dung như sau: - Căn cứ vào các quy định sẽ xác định thời gian sử dụng của TSCĐ. - Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức dưới đây: Báo cáo thực tập tốt nghiệp 31 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Nguyên giá TSCĐ Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = Thời gian sử dụng. Thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức khấu hao TSCĐ trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ sách kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký và thời gian đã sử dụng) của TSCĐ. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và khấu hao luỹ kế đã thực hiện của TSCĐ đó. Như vậy, việc nghiên cứu các phương pháp KHTSCĐ sẽ giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, để đảm bảo cho việc thu hồi vốn, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. B Tài khoản và phương pháp hạch toán khấu hao * Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản 214 "Hao mòn tài sản cố định ". Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ tài sản cố định hiện có tại doanh nghiệp. (Trừ TSCĐ thuê hoạt động.) Bên Nợ: Phản ánh nghiệp vụ làm giảm giá trị hao mòn TSCĐ. Bên Có: Phản ánh nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn TSCĐ. Dư Có: Giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có. Tài khoản 214 có 4 tiểu khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình. 2142 - Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính. 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình. 2147- Hao mòn tài sản cố định 3.2 Đặc điểm chung về công tác tổ chức kế toán tại cơ sở 3.2.1 Tình hình tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị Báo cáo thực tập tốt nghiệp 32 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Sửa chữa ụ tụ Bắc Âu được tổ chức theo hình thức tập trung với nhiệm vụ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết để lập báo cáo quyết toán của toàn Công ty, ngoài ra còn phân tích các hoạt động kế toán và kiểm tra công tác kế toán của toàn Công ty. Các nhân viên kế toán thống kê ở các phân xưởng chỉ làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, xử lý chứng từ rồi gửi về phòng kế toán Công ty theo định kỳ. Phòng kế toán của Công ty gồm có 04 người được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán NVL hàng hoá kiêm thống kê sản xuất Thủ quỹ *Chức năng nhiệm vụ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm về toàn bộ kế toán của công ty, chỉ đạo mọi hoạt động tài chính, trực tiếp trình bày báo cáo tài chính cho giám đốc để vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp, tập hợp tài liệu các phần hành chính khác, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính của công ty vào cuối mỗi quý, năm. Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán công nợ của công ty với nội bộ bên ngoài, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 33 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Kế toán nguyên vật liệu kiêm thống kê sản xuất: có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất nhập, tồn kho nguyên vật liệu lao động phục vụ đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Cung cấp số liệu cho kế toán giá thành. Thủ quỹ: có nhiệm vụ thực hiện việc thu, chi, quản lý tiền mặt, ngoại tệ và ghi vào các hoá đơn chứng từ sổ sách có liên quan. 3.2.2 Chế độ kế toán đơn vị áp dụng Chế độ kế toán đơn vị áp dụng: theo Quyết Định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 3.2.3 Hình thức ghi sổ kế toán của đơn vị Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu với đặc điểm và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty nên để đơn giản hoá và phù hợp với thực trạng của công ty hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ". Sơ đồ chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú: Ghi hàng ngày: Đối chiếu: Định kỳ: Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sổ, thẻ kế toán chi tiết Báo cáo tài chính 34 Bảng tổng hợp chi tiết Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán - Đặc điểm của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ + Các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi vào các sổ kế toán tổng hợp có liên quan. + Tách rời việc ghi sổ theo thời gian và việc ghi sổ theo hệ thống trên hai sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là sổ cái các tài khoản và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Tách rời việc ghi sổ kế toán tổng hợp với các sổ kế toán chi tiết. - . Tình hình ghi sổ kế toán Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ chi tiết hoặc thẻ. Căn cứ vào chứng từ liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó vào sổ cái tài khoản. Cuối kỳ, khoá sổ tính tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính. Trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, số dư cuối kỳ trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối sổ phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên cơ sở va bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. 3.2.4 Kỳ kế toán của đơn vị Công ty áp dụng niên độ kế toán năm từ 01/01/đầu năm đến 31/12 cuối năm. 3.2.5 Đơn vị tiền tệ sử dụng Đồng Việt Nam ký hiệu (VNĐ). Mọi khoản cơ sở vật chất và tiền tệ khác đều được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá ngân hàng Nhà nước . 3.2.6 Phương pháp khấu hao Đơn vị sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 35 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán 3.2.7 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty TNHH Sửa chữa ôtô Bắc Âu hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX). Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc và tính giá trị hàng tồn kho theo đơn giá bình quân gia quyền. 3.2.8 Hệ thống tài khoản, chứng từ sổ sách kế toán * Hệ thống tài khoản Theo quyết định số 15/2006/ QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính ban hành đã sữa đổi bổ sung thì công ty đã sử dụng tài khoản KTDN của Nhà nước phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hệ thống tài khoản kế toán đơn vị sử dụng bao gồm tài khoản. TK 111 - Tiền mặt TK 112 - Tiền gửi TK131 - Phải thu khách hàng TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ TK 136 - Phải thu nội bộ TK 138 - Phải thu khác TK 139 - Dự phòng khó đôi TK 141 - Tạm ứng TK 142 - Chi phí trả trước TK 152 - Nguyên vật liệu TK 153 - Công cụ, dụng cụ TK 156 - Hàng hoá TK 157 - Hàng gửi bán TK 159 - Dự phòng giảm gia hàng tồn kho TK 211 - Tài sản CĐ hữu hình TK 214 - Hao mòn TSCĐ TK 221 - Đầu tư chứng khoán dài hạn TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang TK 311 - Vay ngắn hạn TK 315 - Nợ dài hạn đến trả Báo cáo thực tập tốt nghiệp TK 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm TK 352 – Dự phòng phải trả TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh TK 412 – Chênh lệch đánh giá lãi TS TK 413 – Chênh lệch tỉ giá hối đoái TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối TK 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi TK 511 – Doanh thu bán hàng TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính TK 521 – Chiết khấu thương mại TK 531 – Hàng bán bị trả lại TK 532 – Giảm giá hàng bán TK 632 – Giá vốn hàng bán TK 635 – Chi phí tài chính TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp TK 721 – Các khoản thu nhập bất thường 36 Trường Đại học Nông Lâm TK 331 - Phải trả cho người bán. TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước TK 334 – Phải trả công nhân viên TK 341 - Vay dài hạn TK 342 - Nợ dài hạn Khoa Tài chính - Kế toán TK 711 – Thu nhập khác TK 811 – Chi phí khác TK 821 – Chi phí bối thường TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh * Hệ thống chứng từ bao gồm: - Chứng từ tiền: + Phiếu thu, phiếu chi + Giấy đề nghị thanh toán + Giấy đề nghị tạm ứng + Giấy thanh toán công tác phí - Chứng từ thuế: + Hóa đơn GTGT + Hợp đồng kinh tế + Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra. - Chứng từ bán hàng: + Hóa đơn bán hàng + Hóa đơn giá trị gia tăng + Hợp đồng kinh tế - Chứng từ lương: + Bảng chấm công + Bảng thanh toán tiền lương và BHXH - Chứng từ hàng tồn kho: + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho + Thẻ kho + Phiếu xuất kiêm vận chuyển nội bộ - Chứng từ về TSCĐ - Hợp đồng kinh tế - Hoá đơn GTGT - Biên bản bàn giao TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ * Hệ thống sổ sách kế toán về hạch toán kế toán TSCĐ gồm: - Chứng từ ghi sổ - Sổ ĐKCTGS Báo cáo thực tập tốt nghiệp 37 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 211, 213 - Sổ cái tài khoản 211, 213 - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2010 * Hệ thống báo cáo bao gồm: - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Mẫu sổ B02-DNN - Bảng cân đối kế toán - Mẫu sổ B01-DN - Bảng cân đối số phát sinh - Mẫu sổ S06-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu sổ B03b-DN - Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu sổ B09-DN 4 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 4.1 Thực trạng hạch toán kế toán TSCĐ Trong quý I tình hình TSCĐ của công ty có sự biến đổi với TSCĐ HH còn TSCĐ VH không có sự biến đổi do tính chất của TSCĐ VH ít có sự biến động vì vậy tôi chỉ tập hợp đi vào hạch toán TSCĐ HH 4.1.1 Kế toán tăng, giảm TSCĐ Trong quý I năm 2011 công ty mua một máy mài trục cơ để phục vụ sản xuất 300.000.000, chi phí vận chuyển về công ty là 2.000.000. Một xe ô tô để phục vụ cho công tác chuyên chở hàng hòa 500.000.000 triệu đồng, chi phí vận chuyển về công ty là 5.000.000 đồng. Một xe nâng chuyên dùng 100.000.000, chi phí vận chuyển về công ty là 2.000.000. Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng theo biên lai giao nhận số 14 ngày 15/02/2011. Thuế suất thuế GTGT 10%. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 38 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán • Lập chứng từ kế toán CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------***------HỢP ĐỒNG KINH TẾ - Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 của Nhà nước. - Căn cứ vào nhu cầu và khả năng 2 bên. - Hôm nay ngày 10 tháng 2 năm 2010. Chúng tôi gồm: Bên A : Chi Nhánh Công Ty Thăng Long Địa chỉ: Số 42 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Điện thoại : 8.276.296 – 8.266.297. Mã số thuế : 030040124 – 019. Tài khoản VNĐ : 10201000003302. Sở giao dịch I Ngân hàng công thương VN. Đại diện bởi : Ông. Nguyễn Tuấn Nam. Chức vụ : P. Giám đốc. Bên B :CTCP màu xanh việt Địa chỉ : Lô 16.cụm công nghiệp Khắc Niệm.tp Bắc Ninh Điện thoại : 0241.650.0067 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 39 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Số tài khoản : 102010000445537 Mã số thuế 2300532520 Đại diện bởi : Nguyễn Văn Khanh. Chức Vụ : P.Giám đốc. Sau khi bàn bạc, hai bên nhất trí ký hợp đồng với các điieù khoản sau đây: Điều 1 : Tên hàng là : máy mài trục cơ - Nhật. Nguyên giá 302.000.000, một ô tô - Nhật. Nguyên giá 505.000.000, một xe nâng chuyên dùng - Mỹ. Nguyên giá 102.000.000. Bao gồm dịch vụ vận chuyển về công ty. Bảo hành tuyệt đối 24 tháng kể từ khi bàn giao, lắp đặt. ĐVT : đồng Stt Tên hàng hoá, DV ĐVT Số Đơn giá thành tiền 1. Máy mài trục cơ chiếc lượng 01 300.000.000 300.000.000 2. chiếc 01 500.000.000 500.000.000 chiếc 01 100.000.000 100.000.000 Xe ô tô 3. Xe nâng chuyên dùng Cộng tiền hàng 900.000.000 Thuế suất GTGT 10% 90.000.000 Tổng cộng số tiền thanh toán 990.000.000 Số tiền bằng chữ : chín trăm chín mươi triệu đồng chẵn. Điều 2 : Quy cách, Phẩm chất, Bảo hành. - Xuất xứ : Nhật và Mỹ - Bảo hành : 24 tháng kể từ ngày lắp đặt hoàn chỉnh. - Trong thời gian bảo hành, nếu xảy ra sự cố do chế tạo máy, bên A sẽ sửa chữa cho bên B. Trường hợp máy bị hỏng do bên B thao tác không đúng theo Báo cáo thực tập tốt nghiệp 40 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán yêu cầu kỹ thuật thì bên B phải chịu trách chi phí phụ tùng thay thế khi cần thiết. Điều 3: Giao nhận, vận chuyển, bốc xếp. - Giao nhận hàng hoá tại xưởng của bên. Phương tiện vận chuyển do bên bán chịu. Bốc xếp đầu nào đầu đó chịu. Điều 4 : Thời gian giao hàng. - Hàng được giao ngay sau khi ký ngày kể từ ngày ký hợp đồng. - Bên bán chịu trách nhiệm lắp đặt và hướng dẫn sử dụng. - Bốc xếp đầu nào đầu đó chịu. Điều 5 : Phương thức và thời hạn thanh toán. Bên B thanh toán 100% giá trị hợp đồng trong vòng 10. Thanh toán theo tỷ giá bán ra của ngân hàng ngoại thương tại thời điểm thanh toán. Nếu quá hạn thanh toán bên mua phải chịu phạt 1%/tháng số tiền trả chậm nhưng không được qúa 07 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán được bên B đồng ý cho bên A niêm phong tại chỗ hoặc thu hồi toàn bộ số hàng hoá đã bán để cấn trừ công nợ với sự chứng kiến của hai bên. Điều 6 : Cam kết chung. Trong qúa trình thực hiện hợp đồng, nếu gặp khó khăn 2 bên chủ động gặp nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác XHCN mà không được tự ý đơn phương sửa đổi hợp đồng, nếu một bên phát hiện bên kia cố tình thực hiện không đúng những điều khoản ghi trên hợp đồng thì có quyền nhờ cơ quan pháp luật can thiệp xử lý. Hết hạn hợp đồng, hai bên tiến hành thanh lý, nếu không giải quyết được thì đồng ý đưa ra toà án kinh tế Hà Nội xử lý. Hợp đồng được làm thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau, có hiệu lực kể từ ngày ký đến khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ quy định. Đại diện bên bán Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại diện bên mua 41 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán ( Ngày ký : 10 / 02/2010) HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số : 01GTKT- 3LL Liên 2 : Giao khách hàng Ngày 15 tháng 02 năm 2010 AG/2010 0084131 Đơn vị bán : Chi Nhánh Công Ty Thăng Long. Địa chỉ : Số 42 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Số tài khoản : 10201000003302 Họ tên người mua hàng. Tên đơn vị : Công ty CP Màu Xanh Việt Địa chỉ : Lô 16.cum công nghiệp Khắc Niệm.TP Bắc Ninh Số tài khoản : 102010000445537 Hình thức thanh toán : HĐKT 10/2/2011 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 42 MS : 24002872. Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán BIÊN BẢN NGHIỆM THU THIẾT BỊ MÁY MÓC Số 0603-02 Căn cứ Hợp đồng đã ký ngày 10/2/2011 Hôm nay, ngày 15 tháng 2 năm 2011 Tại Công ty CP Màu Xanh Việt Bên bán(Bên A) Đơn vị: Chi nhánh công ty Thăng Long Địa chỉ: Số 42 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội Điện thoại:8.276.296 - 8.266.297 Đại diện ông :Nguyễn Tuấn Nam– Chức vụ : Phó giám đốc Bên mua(Bên B) Đơn vị : Công ty CP Màu Xanh Việt Địa chỉ : Lô 16.cum công nghiệp Khắc Niệm.TP Bắc Ninh Mã số thuế : 2300532520 Đại diện : Nguyễn văn khanh. Chức vụ : Phó giám đốc Sau khi thử vận hành , hai bên thống nhất ký biên bản nghiệm thu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải như sau: Báo cáo thực tập tốt nghiệp 43 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán TT Tên hàng Nội dung nghiệm thu Kết quả 1. Máy mài Động cơ khoẻ, tốc độ Đạt trục cơ mài nhanh 2. Xe ô tô 3. Xe nâng Máy khoẻ nâng tối đa 10 Đạt chuyên dùng tấn Ghi chú Máy đã được tân trang bảo dưỡng hoàn thiện Máy chạy êm,động cơ tốt Đạt Đại diện bên bán (Đã ký) Đại diện bên mua (Đã ký) BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ Ngày15 tháng 2 năm 2010 Số : 14 - Căn cứ vào biên bản nghiệm thu số:0603-02, Ngày15 tháng 2 năm 2010 về việc bàn giao TSCĐ. Ban giao nhận TSCĐ. - Ông (bà): Nguyễn Tuấn Nam. Chức vụ: P. GĐ. Đại diện bên giao. - Ông (bà): Nguyễn Văn Khanh. Chức vụ :p. GĐ. Đại diện bên nhận. Địa điểm giao nhận TSCĐ : Công ty TNHH TTB Sửa chữa ô tô Bắc Âu Xác nhận việc bàn giao TSCĐ như sau: ĐVT: 1000.000 đồng Stt Tên ký Số Nước Năm Năm Công hiệu hiệu sản sản đưa suất quy TSCĐ xuất xuất vào sử (diện Tính nguyên giá Hao mòn Giá TSCĐ Chi Nguyên TSCĐ. Tỷ lệ Tài mua phí HM V/C giá liệu KT kèm Báo cáo thực tập tốt nghiệp 44 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán theo Máy 1. mài 2530 Nhật 2006 2011 300 2 302 2. trục cơ Xe ô tô Xe 2730 Nhật 2005 2011 500 5 505 2830 Mỹ 2007 2011 100 2 102 3. nâng chuyên dùng Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Ký) (Ký) Công ty TNHH sửa chữa Người nhận (Ký) Người giao (Ký) Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ô tô Bắc Âu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bắc giang, ngày 15 tháng 2 năm 2010 TỜ TRÌNH THANH LÝ TÀI SẢN Kính gửi: Giám đốc công ty CP Màu Xanh Việt Tên tôi là: Nguyễn Trọng Dũng Chức vụ: Tổ trưởng sản xuất Hiện nay tôi có một phương tiện thiết bị máy móc đã quá cũ nát và hoạt động không có hiệu quả. Tôi viết tờ trình này xin thanh lý phương tiện máy móc như sau: TT 1. Tên TSCĐ Máy phay Năm sản xuất 2000 Năm đưa vào sử dụng 2006 Người sử dụng Nguyễn Minh châu Người lập phiếu Báo cáo thực tập tốt nghiệp 45 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán (ký tên) Đơn vị: Công ty CP Màu Xanh Việt Địa chỉ: Lô 16.Cụm công nghiệp Khắc Niệm.TP Mẫu số: S 02c1 – DN (Ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Ngày 20 tháng 2 năm 2010 Số : 20 Căn cứ vào quyết định trong nghị định 59/CP ngày 01/11/2003 của giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu Về việc thanh lý TSCĐ. I. BAN THANH LÝ TSCĐ GỒM Ông ( bà): Nguyễn minh Tuấn.Chức vụ : GĐ. Đại diện bên thanh lý. Ông ( bà) : Nguyễn Tâm Thanh. Chức Vụ: GĐ. Đại diện bên mua. II. TIẾN HÀNH THANH LÝ TSCĐ: - Tên TSCĐ : Máy phay - Năm sản xuất : 2000 - Năm đưa vào sử dụng : 2006 - Giá trị còn lại TSCĐ : 5.000.000 đồng. - Nguyên giá TSCĐ : 25.000.000 đồng. - Giá trị hao mòn đã tính đến thời điểm thanh lý : 21.000.000 đồng. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 46 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán III. KẾT LUẬN CỦA BAN THANH LÝ : TSCĐ này phải thanh lý vì không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để phục vụ sản xuất của công ty. Người lập Bên mua ( Ký) Trưởng ban thanh lý ( Ký) ( Ký) HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số : 01GTKT- 3LL Liên 3: Dùng để thanh toán AG/2010 Ngày 20 tháng 02 năm 2010 0084131 Đơn vị bán : Công ty TNHH sửa chữa ô tô Bắc Âu Địa chỉ : 614-Đường xương giang -Thành phố Bắc giang Số tài khoản : 10201000003302 Họ tên người mua hàng. Tên người mua : Nguyễn Tâm Thanh Địa chỉ : Quảng ninh Hình thức thanh toán : Tiền mặt TT Tên hàng hoá, Đơn vị Số Đơn tính chiếc lượng 01 giá 1. dịch vụ Máy phay Báo cáo thực tập tốt nghiệp 47 Thành tiền 5.000.000 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Thuế VAT 10% Tổng tiền thanh 500.000 5.500.000 toán Số tiền viết bằng chữ: Năm triệu năm trăm nghìn đồng chẵn Người mua Người bán (ký) (ký) * Kế toán chi tiết Căn cứ vào các chứng từ kế toán vào thẻ TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ Đơn vị: Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu Địa chỉ: 614- Đường xương giang- Thành phố Bắc giang THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số : 14 Ngày 15 tháng 2 năm 2010 Căn cứ vào biên bản giao nhận số 14 ngày 15 tháng 2 năm 2010 - Tên,quy cách, ký hiệu TSCĐ : Máy mài trục cơ - Số hiệu TSCĐ : 2530 - Nước sản xuất : Nhật Bản - Năm sản xuất : 2006 - Bộ phận sử dụng : Bộ phận quản lý - Thời gian sử dụng 10 năm - Năm đưa vào sử dụng : 2010 ĐVT : 1000 đồng. SH Ngày, Chứng tháng, Diễn gải Báo cáo thực tập tốt nghiệp 48 Nguyên Năm Giá Cộng Giá tính trị dồn Trường Đại học Nông Lâm từ A 14 năm B 15/2/2010 Khoa Tài chính - Kế toán TSCĐ C 1 Mua TSCĐ bằng tiền gửi 302.000 khấu hao hao mòn 3 4 30.200 30.200 2 2011 ngân hàng Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng ( Ký) (Ký) Thẻ Tài Sản Cố Định Số : 15 Ngày 15 tháng 2 năm 2010 Căn cứ vào biên bản giao nhận số 14 ngày 15 tháng 2 năm 2010 - Tên,quy cách, ký hiệu TSCĐ : Xe ô tô - Số hiệu TSCĐ : 2730. - Nước sản xuất : Nhật Bản. - Năm sản xuất : 2005 - Bộ phận sử dụng : Bộ phận quản lý - Thời gian sử dụng 20 năm - Năm đưa vào sử dụng : 2010 ĐVT : 1000 đồng SH Ngày, Chứng tháng, từ năm A 15 B 15/2/2010 Nguyên Diễn gải Giá TSCĐ C 1 Mua TSCĐ bằng tiền gửi 505.000 ngân hàng Báo cáo thực tập tốt nghiệp 49 Năm Giá tính trị Cộng khấu hao dồn hao 2 2011 mòn 3 4 25.250 25.250 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng ( Ký) (Ký) THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số : 16 Ngày 15 tháng 2 năm 2010 Căn cứ vào biên bản giao nhận số 14 ngày 15 tháng 2 năm 2010. - Tên,quy cách, ký hiệu TSCĐ : Xe nâng chuyên dùng - Năm sản xuất : 2007 - Số hiệu TSCĐ : 2830. - Nước sản xuất : Mỹ - Bộ phận sử dụng : Bộ phận quản lý - Thời gian sử dụng 10 năm - Năm đưa vào sử dụng : 2010 ĐVT : 1000 đồng. SH Ngày, Chứng tháng, từ năm A 16 B 15/2/2010 Nguyên Diễn gải Giá TSCĐ C 1 Mua TSCĐ bằng tiền gửi 102.000 Năm Giá tính trị Cộng khấu hao dồn hao 2 2011 mòn 3 4 10.200 10.200 ngân hàng Thủ trưởng đơn vị Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán trưởng 50 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán ( ký) (ký) SỔ CHI TIẾT Nhóm: phương tiện vận tải Năm 2010 Tên,quy cách, ký hiệu TSCĐ : Xe ô tô - - Số hiệu TSCĐ : 2730. - Nước sản xuất : Nhật Bản. - Năm sản xuất : 2005 - Bộ phận sử dụng : Bộ phận quản lý - Thời gian sử dụng 20 năm - Năm đưa vào sử dụng : 2010 ĐVT : 1000.000 đồng T Ghi tăng TSCĐ Khấu hao T Chứng Tên Nước từ sản năm đưa xuất vào SD TSCĐ NH- Tháng SH Nguyên TSCĐ giá Năm khấu khấu tính từ NH- ghi hao hao đến NT giảm bình giảm quân Xe ôtô Nhật 2/2010 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2730 51 505 Ghi giảm TSCĐ Mức KH đã Chứng Lý do NT 15/2 TSCĐ 2011 năm 25,25 TSCD Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán SỔ CHI TIẾT Nhóm: Máy móc thiết bị Năm 2010 - Tên,quy cách, ký hiệu TSCĐ : Máy mài trục cơ - Số hiệu TSCĐ : 2530. - Nước sản xuất : Nhật Bản. - Năm sản xuất : 2006 - Bộ phận sử dụng : Bộ phận quản lý - Thời gian sử dụng 10 năm - Năm đưa vào sử dụng : 2011 ĐVT : 1000.000 đồng. T Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ T Chứng Tên Nước từ sản năm đưa TSCĐ giá xuất vào SD TSCĐ NH- Tháng SH Mức KH đã TSCĐ Chứng Lý do khấu khấu tính từ NH- ghi hao hao đến NT giảm bình giảm Nguyên Năm NT quân năm Máy 1. 15/2 mài trục Nhật 2/2011 2530 302 cơ Báo cáo thực tập tốt nghiệp 52 Ghi giảm 2011 30,2 TSCD Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán SỔ CHI TIẾT Nhóm: Máy móc thiết bị Năm 2010 Tên,quy cách, ký hiệu TSCĐ : Xe nâng chuyên dùng - - Năm sản xuất : 2007 - Số hiệu TSCĐ : 2830. - Nước sản xuất : Mỹ - Bộ phận sử dụng : Bộ phận quản lý - Thời gian sử dụng 10 năm - Năm đưa vào sử dụng : 2010 ĐVT : 1000.000 đồng. T Ghi tăng TSCĐ Khấu hao T Chứng Tên Nước từ sản năm đưa xuất vào SD TSCĐ NH- Tháng SH Nguyên TSCĐ giá Năm khấu hao tính từ NH- ghi hao bình đến NT giảm quân giảm năm Xe nâng 15/2 chuyên Mỹ 2/2011 2830 dùng Báo cáo thực tập tốt nghiệp 53 102 Ghi giảm TSCĐ khấu KH đã Chứng Lý do NT 2. TSCĐ 2011 10,2 TSCD Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán SỔ CHI TIẾT Nhóm : Máy móc – Thiết bị. Năm 2010 Tên, quy cách, ký hiệu TSCĐ: máy phay Nước sản xuất : Nhật Số hiệu TSCĐ:1100 Năm đưa vào sử dụng : 2006 Nguyên giá : 25.000.000 đồng Lý do hỏng không sửa chữa được ( thanh lý) ĐVT: 1.000.000 đồng. T T Chứng từ SHNT Ghi tăng TSCĐ Thán g năm Số Tên Nứơc đưa hiệu TSCĐ SX vào TSC sử D dụng Máy phay Nhật 2006 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1100 54 Nguyên giá Năm khấu hao 25 2010 Khấu hao TSCĐ Mức Khấu khấu hao đã Chứ hao tính ng từ bình đến SHquân khi NT năm giảm 5 20 Lý do giảm thanh lý Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Công ty TNHH sửa chữa ô tô Bắc Âu số 30 PHIẾU THU Ngày 20 tháng 2 năm 2010 Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Tâm Thanh, chức vụ GĐ Nội dung : Thu tiền bán máy phay Số tiền bằng số : 5.500.000 Đồng Số tiền bằng chữ : Năm triệu năm trăm ngàn đồng Đã nhận đủ số tiền : Năm triệu năm trăm ngàn đồng. Kế toán trưởng (Đã Ký) Người lập phiếu (Đã Ký) Người nộp (Đã Ký) Căn cứ vào HĐKT kế toán ghi tăng TSCĐ như sau: Nợ TK211: 302.000.000(máy mài trục cơ) Nợ TK133: 30.200.000 Có TK112: 332.200.000 Nợ TK211: 505.000.000(xe ô tô) Nợ TK133: 50.500.000 Có TK112: 555.500.000 Nợ TK211: 102.000.000(xe nâng chuyên dùng) Nợ TK133: 10.200.000 Có TK112: 112.200.000 Căn cứ vào biên bản thanh lý kế toán ghi: Báo cáo thực tập tốt nghiệp 55 Thủ quỹ (Đã Ký) Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Nợ TK811: 5.000.000(máy phay) Nợ TK214: 20.000.000 Có TK211: 25.000.000 Căn cứ vào phiếu thu kế toán ghi: Nợ TK111: 5.500.000 Có TK711: 5.000.000 Có TK333: 500.000 * Kế toán tổng hợp TSCĐ Từ các chứng từ trên kế toán tiến hành vào sổ kế toán Đơn vị: Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu Địa chỉ: 614- Đường xương giang- TP Bắc giang Mẫu số: S 02a – DN (Ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 14 Ngày15 tháng2 năm 2010 ĐVT : đồng Chứng từ Số Ngày 14 15/2 15 15/2 16 15/2 SH tài khoản Nợ Có Mua TSCĐ bằng tiền gửi 211 112 NH Mua TSCĐ bằng tiền gửi 211 112 NH Mua TSCĐ bằng tiền gửi 211 112 NH Cộng Diễn giải Số tiền 302.000.000 505.000.000 102.000.000 909.000.000 Kèm theo 3 chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng ( Ký) ( Ký) Đơn vị: Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu Địa chỉ: 614- Đường xương giang- TP Bắc giang Mẫu số: S 02a – DN (Ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 15 Ngày15 tháng2 năm 2010 ĐVT : đồng Chứng từ SH tài khoản Diễn giải Báo cáo thực tập tốt nghiệp Số tiền 56 Trường Đại học Nông Lâm Số Ngày 17 20/2 Khoa Tài chính - Kế toán Nợ Thanh lý TSCĐ thu bằng 111 tiền mặt Cộng Có 211 5.000.000 5.000.000 Kèm theo 3 chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng ( Ký) ( Ký) Đơn vị: Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu Địa chỉ: 614- Đường xương giang- TP Bắcgiang Mẫu số: S 02b – DN (Ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Quyển sổ : 06 Tháng 02 năm 2010 ĐVT : đồng. Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng 14 30/2 302.000.000 15 30/2 505.000.000 16 30/2 102.000.000 Cộng 909.000.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký) Giám đốc ( Ký) ( Ký) Đơn vị: Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu Địa chỉ: 614- Đường xương giang- TP Bắcgiang Mẫu số: S 02b – DN (Ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Quyển sổ : 07 Tháng 02 năm 2010 ĐVT : đồng. Chứng từ ghi sổ Báo cáo thực tập tốt nghiệp 57 Trường Đại học Nông Lâm Số hiệu 17 Khoa Tài chính - Kế toán Ngày, tháng 30/2 5.000.000 Cộng 5.000.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký) ( Ký) ( Ký) Công ty TNHH sửa Chữa ô tô bắc âu Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC) Ngày 20/3/2006 của Bộ trưBTC) BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Năm 2011 ĐVT : Triệu đồng Tỷ lệ KH Nơi sử dụng TK 642 TK 627 (hoặc Toàn DN thời gian Ng. Số giá kháu TSC hao Đ TT Chỉ tiêu 1 I A 1 2 3 4 II A 1 2 3 4 2 Số khấu hao phải trích năm 2010 là Chia theo kết cấu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị công tác Phương tiện vận tải Trang thiết bị văn phòng TSCĐ tăng trong quý 1 năm 2011 Chia theo kết cấu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị công tác Phương tiện vận tải Trang thiết bị văn phòng Số khấu hao giảm trong quý 1 năm 2011 Chia theo kết cấu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị công tác Phương tiện vận tải Trang thiết bị văn phòng III A 1 2 3 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 58 3 10 20 4 1071 5 93,4 6 2,6 7 90,8 273 479 293 26 909 13,6 47,9 29,3 2,6 65.5 0 404 505 0 0 40,4 25,25 0 0 0 40,4 25,25 0 25 20 0 20 0 25 0 0 0 20 0 0 13,6 47,9 29,3 2,6 65,65 0 20 0 0 Trường Đại học Nông Lâm IV A 1 2 3 4 Khoa Tài chính - Kế toán Số khấu hao phải trích trong quý 1 năm 2011 Chia theo kết cấu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị công tác Phương tiện vận tải Trang thiết bị văn phòng Tổng số tiền khấu hao quý 1 năm 2011 Trong đó chia ra: Diễn giải -TSCĐHH 1955 1394 273 858 798 26 13.6 68,3 54,55 2,6 139,05 2.6 136,45 13.6 68,3 54,55 2,6 642 2.6 627 136,45 Người lập (Đã ký) Căn cứ vào các sổ thẻ kế toán vào bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ HH TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TSCĐHH QUÝ I NĂM 2011 ĐVT : đồng NhómTSCĐ Nhà cửa, vật Máy móc Thiết bị DC Chỉ tiêu I.NguyêngiáTSCĐ 1.Số dư đầu kỳ. 2.Số tăng trong kỳ. Trong đó - Mua săm mới. - XD mới. 3. Số giảm trong kỳ. Trong đó - Thanh lý. - Nhượng bán. - Trả lại. 4.Số cuối kỳ. Trong đó - Chưa sử dụng. - Đã khấu hao hết. - Chờ thanh lý. II. Giá trị đã HM. 1. Đầu kỳ. 2. Tăng trong kỳ. 3. Giảm trong kỳ. 4. Số cuối kỳ. III. Giá trị còn lại. 1. Đầu kỳ. 2. Cuối kỳ. kiến trúc Thiết bị quản lý 11.353.404.248 3.804.493.117 18.702.363.789 8.427.217.429 8.427.217.429 TSCĐ khác Tổng cộng 164.481.973 327.930.325 1.491.753.108 146.410.000 31.712.003.871 4.614.950.500 327.930.325 146.410.000 2.295.678.155 4.614.950.500 3.804.493.117 2.295.678.155 1.082.298.155 1.213.380.000 24.833.903.063 1.082.298.155 1.213.380.000 42.122.375.834 3.804.493.117 15.157.897.365 492.412.298 1.638.163.108 31.806.678 33.501.461 385.014.490 224.765.938 1.636.758.953 3.810.220.337 3.123.319.266 19.468.496 6.914.071.108 65.308.139 609.780.428 5.216.197.145 4.029.189.979 19.468.496 9.225.918.628 10.364.248.609 13.521.138.412 14.892.143.452 17.919.831.955 132.675.295 427.104.159 1.106.738.618 1.028.382.680 26.495.805.973 32.896.457.206 989.155.639 647.603.314 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 59 Loại tài sản cố định: Tài Sản Cố Định Hữu Hình – Thiết Bị Văn Phòng TT 1 Ngày tháng năm ghi sổ Ghi Tăng Tài Sản Cố Định Chứng từ Số Ngày tháng năm 451 7/04 Tên,đặc điểm,ký hiệu TSCĐ Số lượng Tháng năm đưa vào sử dụng Máy điều hoà 01 01/07/08 Số hiệu TSCD Nguyên giá TSCĐ 25.890.657 Khấu Hao Tài Sản Cố Định Khấu hao Số KH năm đã trích Năm Năm Năm Tỷ cáctrướ 2009 2010 2011 lệ Mức c chuyển KH KH sang (%) 10 1.618.16 2.589.066 2.589.066 2 461 Máyvi tính 03 01/7/08 17.198.54 10 3 462 Bàn tiếp 01 01/7/08 0 32.080.000 10 4 465 khách Máy photo 01 01/7/08 13.181.81 10 01/9/08 8 18.597.14 10 10 10 5 6 7 8 466 Máy vi tính 03 468 470 VP Máy in Canon Máy in laser 01 01 4/2010 01/2/10 1 3.114.286 2.536.190 472 1210 Điều hoà Niki 02 01/7/10 17.090.91 0 10 2 1.074.91 1.719.85 1.719.854 2 4 2.005.000 3.208.000 3.208.000 823.858 1.318.18 1.318.182 309.954 2 1.859.71 1.859.714 _ _ 4 _ _ 233.571 232.484 _ _ 854.545 Trường Đại học Nông Lâm 9 129 Máy vi tính 06 Khoa Tài chính - Kế toán 01/3/10 36.457.14 ĐNA 3 Celecron Báo cáo thực tập tốt nghiệp 61 10 _ _ 3.032.095 Trêng §¹i häc N«ng L©m Khoa Tµi chÝnh - KÕ to¸n Kế toán tiến hành vào sổ cái TSCĐ để theo dõi tình hình biến động của TSCĐ. Đơn vị: Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu Địa chỉ: 614- Đường xương giang- TP Bắc giang Mẫu số: S 02c1 – DN (Ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) SỔ CÁI Quyển sổ : 06 Năm : 2011 - Sổ này có …trang đánh từ trang 01 đến trang… - Ngày mở sổ : 01/01/2010. Tên tài khoản : Tài sản Cố Định Số hiệu: 211 ĐVT : 1000.000 đồng. Ngày tháng Chứng từ ghi sổ SH NT Diễn giải SH TKĐư Số tiền Nợ có Ghi chú Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong 30/2 14 30/2 kỳ Mua TSCĐ bằng 112 302 112 505 102 30/2 15 30/2 tiền gửi ngân hàng Mua TSCĐ bằng 30/2 16 30/2 tiền gửi ngân hàng Mua TSCĐ bằng 112 03/2 tiền gửi ngân hàng Thanh lý một máy 111 30/2 17 phay Cộng số ps Số dư cuối kỳ Người ghi sổ Phụ trách kế toán ( Ký) ( Ký) x x 5 909 904 5 Giám đốc ( Ký, đóng dấu) Đơn vị: Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu Địa chỉ: 614- Đường xương giang- TP Bắc giang Mẫu số: S 02c1 – DN (Ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) SỔ CÁI Quyển sổ : 06 Năm : 2011 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp 62 NguyÔn ThÞ HuÖ-K9A1 Trêng §¹i häc N«ng L©m Khoa Tµi chÝnh - KÕ to¸n - Sổ này có …trang đánh từ trang 01 đến trang… - Ngày mở sổ : 01/01/2010. Tên tài khoản : Hao mòn Tài sản Cố Định Số hiệu: 214 ĐVT : 1000.000 đồng. Ngày tháng Chứng từ ghi sổ SH NT Diễn giải SH TKĐư Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong 30/2 14 Số tiền Nợ có 0 0 30/2 kỳ Trích khấu hao 627 30,2 627 25,25 10,2 30/2 15 30/2 máy mài trục cơ Trích khấu hao xe 30/2 16 30/2 ô tô Trích khấu hao xe 627 03/2 nâng chuyên dùng Thanh lý một máy 211 20 x x 20 30/2 17 phay Cộng số ps Số dư cuối kỳ Người ghi sổ Phụ trách kế toán ( Ký) Ghi chú 65,65 45,65 Giám đốc ( Ký) ( Ký, đóng dấu) 4.1.2 Biện pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ - Công ty cần năng động đầu tư đổi mới TSCĐ bằng cách tìm hiểu các nguồn vốn đầu tư. - Kế toán chi tiết đơn vị sử dụng : Để hạch toán chi tiết TSCĐ đạt hiệu quả cao hơn nữa, công ty nên mở sổ theo dõi TSCĐ thường xuyên hơn, công ty cần mở thêm một số theo dõi TSCĐ ở đơn vị sử dụng. Sổ này được mở và theo dõi trong nhiều năm và cử người trong đơn vị nắm giữ. Việc mở sổ theo dõi giúp cho kế toán theo dõi được tình hình huy động sử dụng TSCĐ cũng như việc nâng cao trách nhiệm vật chất cho đơn vị và mỗi cá nhân có liên quan. - Cách ghi chép để theo dõi TSCĐ : Tại công ty khi có các nghiệp vụ phát sinh tăngTSCĐ công ty đều lập biên bản, chứng từ đầy đủ, theo em trong B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp 63 NguyÔn ThÞ HuÖ-K9A1 Trêng §¹i häc N«ng L©m Khoa Tµi chÝnh - KÕ to¸n khi phản ánh nguyên giá như giá mua, cước phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử. Có như vậy có hạn chế được nhiều chi phí tiêu cực phát sinh trong quá trình mua sắm TSCĐ góp phần tiết kiệm cho công ty. - Công tác đánh giá lại TSCĐ : Định kỳ công ty cần đánh giá lại TSCĐ để sau mỗi niên độ kế toán có thể biết được giá trị thực tế còn lại của TSCĐ ở đơn vị. Mặt khác việc đánh giá lại TSCĐ giúp cho việc xác định mức trích khấu hao chính xác hơn vì khi đó nguyên giá TSCĐ để tính khấu hao là nguyên giá do đánh giá lại. 5.KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệp không ngừng được đổi mới, hiện đại hoá và tăng lên nhanh chóng, góp phần vào việc tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý TSCĐ những yêu cầu ngày càng B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp 64 NguyÔn ThÞ HuÖ-K9A1 Trêng §¹i häc N«ng L©m Khoa Tµi chÝnh - KÕ to¸n cao. Chính vì vậy mà công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp luôn được quan tâm hàng đầu. Bởi như vậy thì doanh nghiệp mới có thể theo dõi sát sao được sự biến động của tài sản, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu. Do thời gian có hạn, còn nhiều hạn chế về mặt thực tế quản lý và nghiệp vụ chuyên môn. Tuy có những cố gắng trong việc tìm hiểu thực tế, áp dụng những lý luận đã học ở trường, bản báo cáo chuyên đề này mới chỉ đi vào nghiên cứu một số vấn đề của công tác kế toán ở Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Bắc âu Có được kết quả này, sau quá trình học tập ở Trường Đại học nông lâm- Bắc giang khoa kế toán tài chính, kết hợp tiếp xúc thực tế tại Công tyTNHH Sửa chữa ô tô Bắc Âu. Bản chuyên đề thực tập của em dù đã cô gắng nhưng vẫn còn khiếm khuyết, em rất hy vọng được sự chỉ bảo đóng góp của cô giáo hướng dẫn Th.s Phạm Thị Dinh, các ý kiến đóng góp của cán bộ kế toán cơ sở để chuyên đề đạt chất lượng cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo – Khoa Kinh Tế -Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang. Đặc biệt là cô giáo Th.s Phạm Thị Dinh đã hướng dẫn em trong quá trình viết chuyên đề này, đặc biệt xin được cảm ơn các anh các chị trong Ban giám đốc, các phòng ban, phân xưởng - Công ty TNHH sửa chữa ô tô Bắc Âu đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thực tập để hoàn thành chuyên đề này. 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính (2006) Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Các báo cáo kinh tế,thời báo kinh tế,diễn đàn doanh nghiệp và các tài liệu khác về triển khai luật tài sản cố định 3. Đại học kinh tế quốc dân (2006) Kế toán TSCĐ B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp 65 NguyÔn ThÞ HuÖ-K9A1 Trêng §¹i häc N«ng L©m 4. Khoa Tµi chÝnh - KÕ to¸n Quyết định 885/1998/QĐ ngày 16/07/1998 cuả Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ phát hành ,quản lý sử dụng hoá đơn GTGT. 5. Trần Phương Nam (2006) Phương pháp lưu trữ chứng từ sổ sách. NXB Thống kê 6. Bài giảng lý thuyết kế toán: Thạc sĩ Nguyễn Thị Lựu 7. Bài Giảng Kế toán doanh nghiệp : Thạc sĩ Mai Thị Huyền Thạc sĩ Phạm Thị Dinh 8. Website: http://www.Gdt.gov.vn 9. Website: http://www.tailieu.vn B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp 66 NguyÔn ThÞ HuÖ-K9A1 [...]... doanh Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp, tập hợp tài liệu các phần hành chính khác, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính của công ty vào cuối mỗi quý, năm Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán công nợ của công ty với nội bộ bên ngoài, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo thực tập tốt nghiệp 33 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính... của Công ty TNHH Sửa chữa ụ tụ Bắc Âu được tổ chức theo hình thức tập trung với nhiệm vụ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết để lập báo cáo quyết toán của toàn Công ty, ngoài ra còn phân tích các hoạt động kế toán và kiểm tra công tác kế toán của toàn Công ty Các nhân viên kế toán thống kê ở các phân xưởng chỉ làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, xử lý chứng từ rồi gửi về phòng kế toán Công ty theo định. .. Phòng kế toán của Công ty gồm có 04 người được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán NVL hàng hoá kiêm thống kê sản xuất Thủ quỹ *Chức năng nhiệm vụ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm về toàn bộ kế toán của công ty, chỉ đạo mọi hoạt động tài chính, trực tiếp trình bày báo cáo tài chính cho giám đốc để vận hành hoạt động sản. .. thuê tài chính 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình 2147- Hao mòn tài sản cố định 3.2 Đặc điểm chung về công tác tổ chức kế toán tại cơ sở 3.2.1 Tình hình tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị Báo cáo thực tập tốt nghiệp 32 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán Bộ máy kế toán. .. Khoa Tài chính - Kế toán Hệ thống nhà xưởng thiết bị của Công ty dần hoàn thiện, đảm bảo ổn định sử dụng lâu dài và hiệu quả phục vụ tốt cho hoạt đông của công ty Công ty cũng luôn luôn cố gắng hoàn thiện tốt hơn để phục vụ công nhân viên được làm việc trong môi trường tốt nhất 2.7 Kết quả hoạt động kỳ trước của đơn vị Đơn vị báo cáo: Công ty CP Màu Xanh Việt Mẫu số B 01- DN Địa chỉ: Lô 16.Cum công nghiệp. .. khăn của công ty * Thuận lợi Báo cáo thực tập tốt nghiệp 11 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán - Công ty có quy mô quản lý bộ máy nói chung và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán nói riêng rất thành thạo, cán bộ công nhân viên nhiệt tình Công ty đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học dày dạn kinh nghiệm - Công ty có đội ngũ công nhân... biến động tăng giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản 214 "Hao mòn tài sản cố định " Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ tài sản cố định hiện có tại doanh nghiệp (Trừ TSCĐ thuê hoạt động.) Bên Nợ: Phản ánh nghiệp vụ làm giảm giá trị hao mòn TSCĐ Bên Có: Phản ánh nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn TSCĐ Dư Có: Giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có Tài khoản 214 có 4 tiểu khoản... định này tài khoản kế toán TSCĐ sử dụng để phản ánh tình hình tằn, giảm TSCĐ là: TK211, TK213, * TK211:TSCĐ hữu hình − TK 211 Tài sản cố định hữu hình”: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo chỉ tiêu nguyên giá − Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ Báo cáo thực tập tốt nghiệp 22 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán. .. chiếu: Định kỳ: Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sổ, thẻ kế toán chi tiết Báo cáo tài chính 34 Bảng tổng hợp chi tiết Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán - Đặc điểm của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ + Các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi vào các sổ kế toán tổng... tiết thành các tài khoản cấp 2: TK 2131: Quyền sử dụng đất TK 2132: Chi phí thành lập doanh nghiệp TK 2133: Bằng phát minh sáng chế TK 2134: Chi phí nghiên cứu, phát triển TK 2135: Chi phí về lợi thế thương mại Báo cáo thực tập tốt nghiệp 23 Trường Đại học Nông Lâm Khoa Tài chính - Kế toán TK 2138: TSCĐ vô hình khác Phương pháp hạch toán tình hình biến động tài sản cố định Hạch toán biến động ... việc thực cơng tác kế tốn TSCĐ thực tế Vì Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nơng Lâm Khoa Tài - Kế tốn em định chọn đề tài: “Tổ Chức Cơng Tác Kế Tốn TSCĐ “ Tại cơng ty CP màu xanh việt. .. thực tập 1.2 Mục tiêu , đối tượng thực tập 1.2.1 Mục tiêu - Mục tiêu chung: Tìm hiểu cơng tác kế tốn tài sản cố định cơng ty cổ phần màu xanh việt - Mục tiêu cụ thể: + Tìm hiểu địa bàn thực tập. .. lập cơng ty cổ phần màu xanh việt Cơng ty cổ phần màu xanh việt đuựơc ký: Với tên giao dịch:Cơng ty CP Màu Xanh Việt Tên tiếng anh:GREEN VIET TIONT STOK Trụ sở đặt tại: Lơ 16.Cụm cơng nghiệp khắc