K.TE VUNG chuong 2

11 536 1
K.TE VUNG chuong 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh tế vùng

CHƯƠNG II MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KẾ HOẠCH HÓA Ở CẤP VÙNG LÃNH THỔ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ LOẠI VỪA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG I. Tỉnh là một cấp vùng lãnh thổ hành chính - kinh tế loại vừa : 1. Lãnh thổ theo nghĩa rộng : - Đó là một vùng đất đai của một quốc gia trọn vẹn - Có thể đó là một vùng đất đai của nhiều nước - Đó là một vùng đất đai bên trong một quốc gia 2. Lãnh thổ được phân chia như thế nào : + Nếu lãnh thổ được phân chia theo phạm vi thì có : - Lãnh thổ toàn vẹn - Lãnh thổ đơn vị ( nằm bên trong một quốc gia ) + Nếu chia theo tính chất thì có các loại : - Lãnh thổ hành chính - Lãnh thổ kinh tế 3. Lãnh thổ hành chính được hình thành trên cơ sở các điều kiện : - Quy mô dân cư, Dân tộc, Điều kiện để phát triển giao thông vận tải, Vấn đề phòng thủ. Dựa trên những điều kiện đó, ở nước ta đã phân chia đơn vị lãnh thổ hành chính như sau : 4. Lãnh thổ kinh tế được hình thành dựa trên các điều kiện : - Tận dụng những điều kiện hình thành ra đơn vị lãnh thổ hành chính - Đặc biệt là các điều kiện : - Điều kiện tài nguyên khí hậu, vị trí địa lý - Quy mô dân cư, cơ cấu dân cư - Quy mô lao động, cơ cấu và chất lượng lao động 5. Vùng kinh tế : Đơn vị lãnh thổ kinh tế có tên chung là vùng kinh tế. Vùng kinh tế có nhiều loại, song các nhà kinh tế quan tâm đến 2 loại vùng chủ yếu là : - Vùng kinh tế chuyên môn hóa ( vùng kinh tế mỏ, vùng công nghiệp ) - Vùng kinh tế tổng hợp. Vùng kinh tế tổng hợp lại được chia ra thành các cấp vùng khác nhau tùy thuộc vào quy mô của nó : + Vùng kinh tế cơ bản ( vùng kinh tế lớn ) + Vùng kinh tế loại vừa. Ở Việt Nam vùng kinh tế loại vừa là vùng lãnh thổ hành chính kinh tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương + Vùng kinh tế loại nhỏ : đó là các tiểu vùng, kinh tế thường trùng hợp với cấp huyện Từ những phân tích trên đây, ở nước ta, tỉnh và huyện, quận và thành phố không chỉ có ý nghĩa, chức năng về hành chính mà còn có ý nghĩa về kinh tế của một cấp vùng lãnh thổ kinh tế Việt Nam Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh, thành phố Xã, phường, thị trấn II. Ý nghĩa và nhiệm vụ về mặt quản lý kinh tế, kế hoạch hóa của cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. 1. Với tư cách là một cấp chính quyền địa phương ( lãnh thổ hành chính ) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ - Thực hiện quá trình quản lý nhà nước một cách toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội trên lãnh thổ - Triển khai thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước, giáo dục, theo dõi nhân dân chấp hành luật pháp - Chăm lo đời sống của dân cư trên lãnh thổ 2. Nếu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tư cách là một cấp vùng lãnh thổ kinh tế thì có nhiệm vụ : - Xây dựng và thực hiện các cân đối lãnh thổ. Đó là những cân đối có liên quan đến sản xuất và tiêu dùng trên lãnh thổ. - Điều hòa các hoạt động kinh tế trong vùng - Tổ chức tổng thể kinh tế trong vùng. Việc xây dựng tổ chức các tổng thể trong vùng chỉ có vùng lãnh thổ mới làm được 3. Qua phân tích nhiệm vụ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hai tư cách trên, có thể rút ra nhiệm vụ của kế hoạch hóa cấp tỉnh, thành phố như sau : - Khai thác sử dụng có hiệu quả mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ đáp ứng nhu cầu của địa phương, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế cả nước. Để thực hiện được nhiệm vụ này, đòi hỏi, tỉnh thành phố phải hiểu, nắm đầy đủ những tiềm năng của mình - Thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội bằng cách : Phát triển kinh tế trên lãnh thổ địa phương Coi trọng phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế đô thị, kinh tế vùng ven biển, kinh tế vùng núi Thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung trong kinh tế Thực hiện chuyên môn hóa theo ngành - Tạo điều kiện về mặt lãnh thổ cho hoạt động sản xuất của các ngành bằng cách : Quy hoạch ngành trong vùng Thực hiện tốt các cân đối lãnh thổ Bảo đảm đời sống của dân cư nhằm bảo đảm tái sản xuất sức lao động trên lãnh thổ - Ap dụng một số biện pháp nhằm thực hiện hợp lý hóa lãnh thổ để tăng năng suất lao động, giảm chi phí lao động xã hội trong sản xuất. 4. Về phương diện nghiệp vụ, cơ quan kế hoạch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ : - Chuyển hóa chiến lược kinh tế - xã hội, các phương án phân vùng, phân bố lực lượng sản xuất của cả nước thành các chiến lược, các phương án của địa phương phù hợp với điều kiện của địa phương, đồng thời tham gia nghiên cứu các chuyên đề về kinh tế - xã hội chung của cả nước ( xây dựng chiến lược, quy hoạch ) - Tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố, xây dựng các cân đối hiện vật và giá trị trên địa bàn địa phương, làm tham mưu giúp ủy ban nhân dân tỉnh điều hành quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn - Nghiên cứu nhằm cụ thể hóa các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước cho phù hợp với điều kiện địa phương - Cơ quan kế hoạch đầu tư cấp tỉnh, thành phố còn chủ trì trong việc tổ chức xét duyệt dự án đầu tư các công trình kinh tế của địa phương, tham gia xét duyệt các công trình của trung ương và của các địa phương khác trên lãnh thổ, xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật để chính quyền địa phương ban hành trên lãnh thổ Như vậy : Cơ quan kế hoạch đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải giải quyết những công việc nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của một cấp vùng lãnh thổ hành chính kinh tế loại vừa 5. Ý nghĩa chiến lược của quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương * Nếu xét về phương diện lý luận và thực tiễn thì Việt Nam chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên : Cùng một lúc phải giải quyết hai loại vấn đề : Một loại vấn đề của cách mạng xã hội chủ nghĩa đặt ra khi xây dựng quan hệ sản xuất mới, cải tạo xã hội theo định hướng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Loại vấn đề thứ hai mà lẻ ra chủ nghĩa tư bản đã làm như : phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa hiện đại hóa, tích lũy vốn . Cùng một lúc phải kết hợp hai quá trình : Quá trình phát triển phân tán ở bên dưới (kinh tế địa phương) và phát triển tập trung quy mô lớn (kinh tế trung ương) Từ đó đặt ra cho nước ta phải : - Kết hợp phát triển tập trung và phân tán - Kết hợp phát triển tuần tự và nhảy vọt - Kết hợp quy mô vừa, nhỏ với quy mô lớn * Ý nghĩa cụ thể của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Nếu kinh tế địa phương được phát triển nhanh chóng thì sẽ góp phần thu hút tận dụng hết lao động phân tán tại địa phương, Tận dụng hết tài nguyên đa dạng của địa phương, huy động được vốn trong nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội - Phát triển kinh tế địa phương sẽ tạo điều kiện gắn sản xuất với đời sống, sản xuất với tiêu dùng ngay trên mỗi vùng lãnh thổ. Vì khi sản xuất phát triển thì nhu cầu tiêu dùng tăng và đa dạng hơn. Kinh tế trung ương chỉ lo những nhu cầu lớn, còn địa phương lo những nhu cầu đa dạng đó, lo những nhu cầu có tính chất bộ phận tùy theo đặc điểm của địa phương - Phát triển kinh tế địa phương là một cách làm tốt để kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, bảo đảm hậu cần tại chổ cho nền quốc phòng toàn dân - Phát triển kinh tế địa phương sẽ thúc đẩy quá trình hình thành các đô thị nhỏ, vừa. Thúc đẩy quá trình phát triển nông thôn mới, gắn thành thị với nông thôn III. Nội dung của kế hoạch hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tư cách là một cấp vùng lãnh thổ hành chính kinh tế loại vừa : 1. Xác lập căn cứ để xây dựng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương : Muốn vậy phải: Tiến hành công tác điều tra cơ bản để nắm được tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Thực trạng về dân cư và lao động trên địa bàn. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của địa phương. Khả năng về vốn của các thành phần kinh tế Nắm được yêu cầu và nội dung về kinh tế - xã hội mà trung ương phân cấp cho tỉnh, thành phố. Nắm yêu cầu liên doanh liên kết, nhận đầu tư từ bên ngoài 2. Xây dựng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm cho địa phương Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội rất đa dạng do lợi thế so sánh, thực trạng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng về các nguồn lực như vốn, nhân lực, tài nguyên, khoa học công nghệ, thị trường khác nhau. Từ đó phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương cũng khác nhau. 3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trên vùng lãnh thổ. Vì sao phải kết hợp công nghiệp với nông nghiệp ? Vì thông qua quá trình kết hợp đó sẽ tạo ra những tác động to lớn như : - Công nghiệp sẽ tạo điều kiện vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp đi vào thâm canh tăng vụ, tăng nhanh năng suất cây trồng vật nuôi. Ví dụ Công nghiệp cung cấp máy móc thiết bị nông cụ bảo đảm các điều kiện cải tạo đất - Thúc đẩy quá trình phân công lao động ngay trong nông nghiệp : vì khi ngành nghề được phát triển sẽ thu hút thêm lao động nông thôn, lao động sẽ di chuyển từ trồng cây lương thực sang trồng cây công nghiệp, lao động dịch vụ tăng lên rõ rệt. Qua kết hợp không chỉ làm cho nông thôn không chỉ đơn thuần là nông nghiệp mà kinh tế nông thôn phát triển đa dạng, tổng hợp, gắn nông thôn với thành thị, tạo điều kiện để xây dựng nông thôn mới - Những hình thức để kết hợp nông nghiệp với công nghiệp : + Sử dụng hợp đồng kinh tế giữa công nghiệp với nông nghiệp để kết hợp + Kết hợp giữa sản xuất công nghiệp chế biến nông sản với sản xuất nông nghiệp + Hình thành các tổ hợp công nghiệp, nông nghiệp hay liên hiệp công nông nghiệp 4. Cải thiện điều kiện lao động, điều kiện đời sống của dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố. Điều kiện lao động đó là toàn bộ những điều kiện khách quan tác động hàng ngày đến lao động sản xuất và đời sống dân cư Điều kiện lao động, điều kiện sống của mỗi vùng lãnh thổ cao hay thấp lệ thuộc vào các yếu tố : - Mức độ phát triển của lực lượng sản xuất của mỗi vùng lãnh thổ - Quan hệ sản xuất, đặc biệt là cơ chế quản lý kinh tế, chế độ phân phối thu nhập - Trình độ phân bố lực lượng sản xuất trên lãnh thổ - Khả năng về tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ - Cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế của địa phương Song để cho các yếu tố trên phát huy tác dụng trong việc tạo ra điều kiện lao động, điều kiện sống thì phải tổ chức, quản lý tốt quá trình tái sản xuất mở rộng trên lãnh thổ Điều kiện lao động bao gồm những yếu tố gì ? - Trình độ tổ chức lao động sản xuất tren hai phạm vi : Bố trí sản xuất trong vùng lãnh thổ Tổ chức lao động bên trong mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh - Mức độ bảo đảm an toàn lao động và điều kiện nghĩ ngơi trong lao động sản xuất - Điều kiện vệ sinh môi trường của vùng, mỗi doanh nghiệp Điều kiện sống của dân cư đó là mức độ bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vật chất văn hóa tinh thần cho dân cư Nội dung điều kiện sống có thể khác nhau ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Với điều kiện của Việt Nam thì những yếu tố chi phối điều kiện sống là : - Mức độ bảo đảm lương thực thực phẩm - Mức độ bảo đảm hàng tiêu dùng công nghiệp, dịch vụ - Điều kiện về nhà ở, học tập, vui chơi giải trí, bảo vệ sức khỏe Để cải thiện điều kiện lao động, điều kiện sống cần áp dụng một số biện pháp như : - Giảm lao động nặng nhọc bằng cách trang bị đầy đủ công cụ lao động, thực hiện cơ giới hóa quá trình sản xuất - Mở rộng sản xuất với sự tham gia của các thành phần kinh tế nhằm tăng thu nhập và tăng mức cung cấp sản phẩm - Thực hiện tốt những quy định về bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường sống, môi trường sản xuất - Phát triển kết cấu hạ tầng - Xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, chống các tệ nạn xã hội trong dân cư 5. Tổ chức ra những tổng hợp thể kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương : Tổng hợp thể kinh tế đó là mối liên hệ kinh tế nhiều ngành trong vùng, các ngành, các đơn vị phát triển nhờ sự tác động tổng hợp, hổ trợ lẫn nhau, tạo ra khả năng phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả cao Vì sao phải tổ chức tổng hợp thể kinh tế : - Để cho quá trình sản xuất diễn ra trên lãnh thổ thì phải có quá trình kết hợp giữa các yếu tố sản xuất : tư liệu lao động, đối tượng lao động, và sức lao động. Sự kết hợp đó càng tốt, càng chặt chẽ thì hiệu quả sản xuất càng cao. Điều đó đòi hỏi phải tổ chức ra các tổng hợp thể kinh tế - Sự phát triển chuyên môn hóa sản xuất luôn luôn gắn liền với sự phát triển tổng hợp của vùng. Đây là một vấn đề có tính chất quy luật. Trong thực tế để cho tính quy luật đó trở thành hiện thực cần có tác động của lãnh thổ tức là phải tổ chức cho được tổng hợp thể kinh tế trên lãnh thổ Để tổ chức tổng hợp thể kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần giải quyết một số vấn đề sau : - Vạch cho được chương trình phát triển của vùng. Chương trình này phải dựa trên cơ sở kết quả phân vùng quy hoạch của cả nước. Khi vùng đã có chương trình phát triển thì tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí sản xuất, chủ động phát triển vùng, tạo ra được sự ăn khớp giữa cái sau với cái trước, tránh được lãng phí. Muốn vậy phải - Điều tra cơ bản về vùng. - Nắm được mặt mạnh mặt yếu của vùng. - Nắm được nội dung phân công của trung ương cho vùng - Cấp tỉnh phải trực tiếp điều hòa các hoạt động của vùng lãnh thổ Muốn điều hòa các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ thì vùng phải : - Nắm được đặc điểm của từng loại xí nghiệp - Nắm yêu cầu về các mặt của xí nghiệp Từ đó vùng lãnh thổ mới có điều kiện tham gia vào việc dự báo quy mô, tốc độ phát triển của xí nghiệp, của mỗi ngành trên địa phương, tham gia vòa việc chọn địa điểm, vào việc thực hiện kế hoạch phân bố vốn, thực hiện vốn đầu tư Từ đó tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có thêm điều kiện, tư liệu để xây dựng tổng hợp thể kinh tế - Xúc tiến quá trình tổ chức các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc các trung tâm kinh tế và các điểm dân cư IV. Cơ cấu lãnh thổ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội , trong kế hoạch dài hạn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1. Cơ cấu lãnh thổ : đó là sự bố trí không gian của các yếu tố sản xuất, bố trí các lĩnh vực, các ngành trên toàn bộ lãnh thổ hay trong từng đơn vị lãnh thổ, bảo đảm mối liên hệ về chất lượng và tỷ lệ về mặt số lượng, tạo ra mối liên hệ hợp lý nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống * Mối liên hệ về chất lượng đó là sự tác động qua lại giữa các doanh nghiệp. Ơ đây vừa xét về mặt bố trí hợp lý vị trí, phát triển hợp lý số lượng doanh nghiệp mỗi loại, vừa xét đến yêu cầu các doanh nghiệp phát triển đến mức độ nào, hoạt động ra sao Chẳng hạn như khi xây dựng một xí nghiệp cơ khí phải xác định : - Vị trí địa lý - Quy mô xí nghiệp - Xí nghiệp cơ khí đó sản xuất loại sản phẩm cơ khí nào là phù hợp - Trình độ của xí nghiệp cơ khí ( sửa chữa, chế tạo ) * Mối liên hệ tỷ lệ về số lượng đó là sự cân đối giữa các nhóm ngành Chẳng hạn như trong một vùng lãnh thổ phải đảm bảo cân đối giữa các ngành sản xuất vật chất, giữa các ngành sản xuất phục vụ, giữa sản xuất và đời sống Như vậy thực chất của mối liên hệ tỷ lệ về số lượng là muốn đề cập đến vấn đề cân đối giữa yêu cầu của ngành với điều kiện cho phép của lãnh thổ 2. Cơ cấu lãnh thổ bao gồm những bộ phận nào : 1. Cơ cấu sản xuất của lãnh thổ : Cơ cấu sản xuất của lãnh thổ đó là cơ cấu sản xuất đã được lựa chọn và việc bố trí cơ cấu đó trong vùng lãnh thổ với mục đích hình thành cho được các tổng hợp thể kinh tế Trong điều kiện hiện nay bố trí cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp trên lãnh thổ cần bảo đảm những yêu cầu sau : - Chuyển mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo kiểu tự túc tự cấp sang cơ cấu sản xuất với tỷ suất hàng hóa cao, tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp hòa nhập với nền kinh tế thị trường - Khi bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng phải theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp với công nghiệp chế biến, với phát triển tiểu thủ công nghiệp - Phải gắn vấn đề xã hội vào trong cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tức là không tách rời việc giải quyết vấn đề sản xuất với vấn đề xã hội trong nông thôn. - Gắn yêu cầu xuất khẩu vào trong quá trình xây dựng cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trên lãnh thổ. Vì yêu cầu xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng và có vị trí quan trọng. Hơn nữa có tham gia xuất khẩu thì nông nghiệp mới có điều kiện tăng cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, từ đó nông nghiệp có điều kiện đi nhanh vào sản xuất hàng hóa, có điều kiện tiếp nhận quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn -Tổng hợp thể sản xuất đó chính là một khối liên kết trên phạm vi lãnh thổ nhờ vào việc lựa chọn đúng vị trí địa lý, vị trí kinh tế của các xí nghiệp, các ngành Ở nhiều địa phương hiện nay đang hình thành các cụm kinh tế kinh tế - xã hội để đưa công nghiệp, thương mại, vận tải, xây dựng, đưa hệ thống các trường học phổ thông . về nông thôn.Khi hình thành đươc các cụm kinh tế kỹ thuật đó cũng có thể xem là các tổng hợp thể sản xuất Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất của lãnh thổ : - Sự phân công, phân bố lực lượng sản xuất của trung ương vào lãnh thổ. Chẳng hạn như Bộ Công nghiệp dự kiến đưa một nhà máy sản xuất xi măng vào một địa phương sẽ tác động đến cơ cấu lãnh thổ - Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, tập quán, truyền thống sản xuất của vùng trên lãnh thổ - Điều kiện vật chất kỹ thuật, vốn, lao động của vùng Xu hướng biến động cơ cấu sản xuất của lãnh thổ : cơ cấu sản xuất luôn luôn biến động do tác động của các yếu tố bên trong, bên ngoài nhất là yêu cầu của thị trường. Chẳng hạn như cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp biến động theo hướng tỷ trọng cây công nghiệp tăng, tỷ trọng chăn nuôi tăng, tỷ trọng ngành nghề dịch vụ tăng. Những cân đối cần chú ý khi xây dựng cơ cấu sản xuất lãnh thổ - Cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp - Cân đối giữa khoa học kỹ thuật với các ngành sản xuất - Cân đối giữa công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp - Cân đối giữa sản xuất và vận tải - Cân đối giữa công nghiệp chế biến với công nghiệp khai thác của lãnh thổ cần nhằm thu hút thêm lao động vào sản xuất dịch vụ, tạo được những ngành mới có điều kiện ứng dụng kỹ thuật hiện đại, xây dựng cơ cấu sản xuất theo kiểu hướng ngoại, tăng nhanh tỷ suất hàng hóa 2. Cơ cấu dân cư, lao động trong cơ cấu lãnh thổ : Ý nghĩa : nếu tạo ra được một cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động hợp lý mang tính chất sản xuất sẽ là một điều kiện để cân đối được sản xuất với tiêu dùng. Tận dụng được tiềm năng của địa phương do kết hợp tốt giữa lao động và tài nguyên Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải kế hoạch hóa phát triển điểm dan cư và lao động trên vùng lãnh thổ phù hợp với điều kiện của vùng. Vấn đề dân số ở Việt Nam nói chung và trên các vùng lãnh thổ nói riêng : - Tăng nhanh ( năm 1945 : 25 triệu người, năm 1976 : 49 triệu người, 1989 : 64 triệu người, năm 1999 : 76,5 triệu người ) - Năng suất lao động trong công nghiệp, nông nghiệp đều thấp - Chưa thực sự tạo được khả năng thích ứng giữa gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế * Yêu cầu đặt ra trong xây dựng cơ cấu dân cư trên lãnh thổ là : - Bảo đảm tỷ lệ hợp lý về độ tuổi, về trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật phù hợp với cơ cấu sản xuất. Chẳng hạn như về độ tuổi phải đảm bảo 40-45% ở độ tuổi từ 15-55 (nữ) , 15-60 (nam). Về trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ phải xuất phát từ cơ cấu sản xuất từ yêu cầu sản xuất mà đào tạo và tiếp nhận cán bộ. Chẳng hạn như cơ cấu cán bộ khoa học kỹ thuật của thành phố khác với nông thôn - Bảo đảm tỷ lệ hợp lý về các loại nhân khẩu trên lãnh thổ : Tỷ lệ nhân khẩu cơ bản : là bộ phận lao động chính, thuộc các ngành nghề chủ yếu chiếm từ 25- 35% và xu hướng là loại nhân khẩu này tăng Tỷ lệ nhân khẩu phục vụ : quản lý, giáo dục, y tế , văn hóa . Loại nhân khẩu này chiếm 15-20% và có xu hướng tăng Tỷ lệ nhân khẩu phụ thuộc : từ 0 đến 14 tuổi và trên 60 ( nam ), 55 ( nữ ). Loại này thường chiếm 45-60% và có xu hướng giảm Chẳng hạn như tỷ lệ nhân khẩu từ 0 đến 14 tuổi ở một số nước như sau : Nga : 29,55. Việt Nam : 42,5%. Mỹ : 30,1%. Ba Lan : 27,5%. Anh : 23,7%. Nhật : 24,8%. Yêu cầu phân bố hợp lý dân cư giữa các vùng trong cả nước, giữa các vùng trong một địa phương. Ở Việt Nam mỗi vùng lãnh thổ đều tồn tại những vấn đề sau : - Ở đồng bằng : dân số chiếm 2/3 dân số cả nước, mật độ cao ( chẳng hạn như tỉnh Thái Bình 1.028 người/km2 ) nhưng tài nguyên, nhất là đất đai thì bị hạn chế, chỉ chiếm 1/3 tài nguyên cả nước - Trung du miền núi thì ngược lại : dân số chỉ chiếm 1/3 dân số cả nước, trong khi tài nguyên đất lại chiếm 2/3 của cả nước, mật độ dân cư thấp ( Tây nguyên đạt 53 người /km2) Từ thực tế đó, đặt ra yêu cầu điều chỉnh lại dân cư và lao động giữa các vùng lãnh thổ của nước ta. Hướng điều chỉnh là tăng dân cư, lao động ở Tây nguyên, tăng dân cư lao động ở các tỉnh biên giới phía Bắc, tăng dân cư lao động ở đồng bằng sông Cửu Long Quá trình điều chỉnh này phải gắn với việc xây dựng các khu vực kinh tế mới, gắn với dự án định canh, định cư của đồng bào các dân tộc Riêng đối với các tỉnh Duyên hải miền Trung hướng điều chỉnh trong các vùng lãnh thổ như sau : tiếp tục di chuyển dân cư lao động lên phía Tây, Tăng mật độ dân cư ở phía Đông vùng ven biển. Quá trình điều chỉnh này phải gắn với chủ trương phát triển toàn diện kinh tế nông thôn, kinh tế vùng núi, kinh tế vùng ven biển - Tạo ra sự phát triển dân cư phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với mục tiêu xây dựng cơ cấu kinh tế của mỗi vùng. Chẳng hạn như trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhà nước chủ trương xây dựng vùng kinh tế Đông Nam bộ thành một trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật mạnh ở miền Nam. Từ đó cơ cấu dân cư ở đây phải bảo đảm yêu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tức là phải có một cơ cấu tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ thích hợp. - Khi xem xét một cơ cấu dân cư hợp lý hay không thì dựa trên những tiêu thức : Tỷ lệ các loại nhân khẩu Mức độ bảo đảm yêu cầu ( số lượng, cơ cấu, chất lượng ) nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong vùng Mức độ ăn khớp giữa yêu cầu đời sống của dân cư và khả năng bảo đảm của vùng lãnh thổ. - Quá trình kế hoạch hóa cơ cấu dân cư trên lãnh thổ được thông qua những giải pháp sau : Thông qua quá trình phân bố lực lượng sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ phân bố lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội mà tăng khả năng thu hút lao động của vùng, tạo ra cơ cấu dân cư phù hợp với sản xuất của vùng lãnh thổ. Thông qua hệ thống chính sách và biện pháp nhằm di chuyển lao động, dân cư vào vùng có mật độ thấp. Chẳng hạn như ở Việt Nam trong thời kỳ 1976-1980 di chuyển được 2 triệu người đi xây dựng vùng kinh tế mới, thời kỳ 1981-1990 di chuyển trên 2 triệu và thời kỳ 1990-1995 di chuyển 1,5 triệu người góp phần quan trọng điều chỉnh lao động và dân cư các vùng trong cả nước. Chính quyền các cấp ( nhất là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ) phải quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển cơ cấu dân cư của vùng lãnh thổ. Theo sát tương quan giữa quy mô, chất lượng dân cư, lao động với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Quan tâm đến việc tạo ra những điều kiện ( giáo dục, y tế, văn hóa ) để nâng cao chất lượng của dân cư và lao động ( thực hiện chủ trương về sinh đẻ có kế hoạch, vùng nào cũng phải giảm tỷ lệ tăng dân số, nơi có mật độ dân số thấp cũng phải giảm mức sinh đẻ tạo điều kiện cho dân cư nơi khác đến ) 3. Tài nguyên và kết cấu hạ tầng trong cơ cấu lãnh thổ : - Tài nguyên thiên nhiên môi trường là điều kiện vật chất rất quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng lãnh thổ. Chẳng hạn như nơi có rừng có biển thì cơ cấu kinh tế khác với vùng chỉ có ruộng lúa. Vùng có nhiều khoáng sản thì cơ cấu kinh tế của vùng còn chịu tác động của bên ngoài như ngoại thương - Kết cấu hạ tầng vừa là phương tiện, công cụ vừa là khả năng để khai thác tài nguyên và vừa có liên quan đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng. Có trường hợp kết cấu hạ tầng tác động vào cơ cấu kinh tế của vùng 4. Nhu cầu tiêu dùng trong cơ cấu lãnh thổ : Trong thực tế cơ cấu nhu cầu tiêu dùng, xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng có ảnh hưởng đến cơ cấu lãnh thổ. Những nhu cầu tiêu dùng mới sẽ làm nảy sinh yêu cầu mới về sản xuất. Khi xác định nhu cầu tiêu dùng phải xuất phát từ yêu cầu : - Tái sản xuất sức lao động của vùng : mức độ tiêu dùng phải đủ để người lao động tồn tại, phát triển cả thể lực, trí tuệ - Yêu cầu nâng cao mức sống của dân cư trong vùng lãnh thổ. Nhu cầu tiêu dùng với tư cách là một bộ phận cấu thành của cơ cấu lãnh thổ gồm : - Nhu cầu tiêu dùng hàng công nghiệp : có xu hướng chung là nhu cầu ngày càng tăng, từ đó làm cho tỷ trọng của công nghiệp tăng lên trong cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ. Mặt khác nhu cầu hàng tiêu dùng công nghiệp lại phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại - Nhu cầu lương thực thực phẩm : Xu hướng biến động của loại nhu cầu này là nhu cầu thực phẩm tăng nhanh hơn nhu cầu về lương thực. Nhu cầu này được bảo đảm đến đâu là tùy thuộc vào trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp và cơ cấu sản xuất của nông nghiệp trên vùng lãnh thổ đó. - Nhu cầu về các loại dịch vụ, phục vụ : trong điều kiện ngày nay, nhu cầu này ngày càng tăng nhanh, từ đó làm cho kinh tế dịch vụ tăng lên trong cơ cấu kinh tế vùng. Dịch vụ phục vụ được phát triển rất đa dạng : dịch vụ đời sống, dịch vụ pháp lý, dịch vụ hành chính, dịch vụ giải quyết việc làm, dịch vụ môi giới nhà cửa Theo quy luật thì sản xuất tăng sẽ làm tăng thu nhập và từ đó làm tăng nhu cầu về dịch vụ. - Nhu cầu về văn hóa xã hội : liên quan đến mạng lưới trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, rạp chiếu bóng, nhà ở Ngày nay nhu cầu này tăng nhanh nên tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế của lãnh thổ. - Kế hoạch hóa nhu cầu tiêu dùng trên lãnh thổ hiện nay nhằm vào : Bảo đảm nhu cầu tiêu dùng theo quan điểm của vùng : mỗi vùng có nhu cầu trọng điểm khác nhau. Nhu cầu trọng điểm được hiểu là trọng điểm về đối tượng phục vụ. Chẳng hạn như vùng miền núi thì quan tâm đến đồng bào các dân tộc, ở nông thôn cần quan tâm đến nông dân, ở đô thị cần quan tâm đến người nghèo, công nhân, công chức, trí thức. Trọng điểm về chủng loại sản phẩm : loại sản phẩm thứ yếu, sản phẩm cao cấp Tạo khả năng để giảm bớt sự chênh lệch về mức độ cung cấp hàng hóa, về thu nhập giữa các vùng. Bảo đảm khả năng cân đối thu và chi của dân cư trong vùng. 5. Điểm dân cư : Thực trạng và quá trình hình thành các điểm dân cư hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ cấu kinh tế vùng có hiệu quả. Chẳng hạn như khi xây dựng các điểm dân cư mới trong điều kiện Việt Nam thì nên xây dựng tiếp cận với các trục đường giao thông, tiếp cận với nơi có nhiều đối tượng lao động, không nên xây dựng trên đất nông nghiệp. Nhu cầu trọng điểm được hiểu là trọng điểm về đối tượng phục vụ. Chẳng hạn như vùng miền núi thì quan tâm đến đồng bào các dân tộc, ở nông thôn cần quan tâm đến nông dân, ở đô thị cần quan tâm đến người nghèo, công nhân, công chức, trí thức. Trọng điểm về chủng loại sản phẩm : loại sản phẩm thứ yếu, sản phẩm cao cấp Tạo khả năng để giảm bớt sự chênh lệch về mức độ cung cấp hàng hóa, về thu nhập giữa các vùng. Bảo đảm khả năng cân đối thu và chi của dân cư trong vùng. 5. Điểm dân cư : Thực trạng và quá trình hình thành các điểm dân cư hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ cấu kinh tế vùng có hiệu quả. Chẳng hạn như khi xây dựng các điểm dân cư mới trong điều kiện Việt Nam thì nên xây dựng tiếp cận với các trục đường giao thông, tiếp cận với nơi có nhiều đối tượng lao động, không nên xây dựng trên đất nông nghiệp. Để tạo được tác động tích cực của điểm dân cư đến cơ cấu lãnh thổ, khi xây dựng các điểm dân cư phải xuất phát từ : yêu cầu của sản xuất, yêu cầu của đời sống SƠ ĐỒ CƠ CẤU LÃNH THỔ V. Vấn đề phân vùng, quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố, quận, huyện : 1. Phân vùng kinh tế : Phân vùng kinh tế là phân chia lãnh thổ toàn quốc ra thành hệ thống các vùng kinh tế các cấp. Trên phạm vi tỉnh, thành phố, quận, huyện cũng vậy phân vùng kinh tế ở đây chính là phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng kinh tế, thành các cụm kinh tế kỹ thuật. Mục đích của phân vùng kinh tế nhằm phát hiện, đề xuất xây dựng những tổng hợ thể sản xuất của lãnh thổ đã và đang hình thành, đề xuất những giải pháp để cải tạo, xây dựng những vùng kinh tế đã có thành những vùng kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh hơn. Phân vùng kinh tế là cơ sở để giải quyết những vấn đề sau đây : - Phân bố lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội - Kết hợp được ngành và lãnh thổ trong kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, trong quản lý kinh tế Cơ cấu sản xuất Tài nguyên Kết cấu hạ tầng Tư liệu lao động Đối tượng lao động Sức lao động Tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế Cơ cấu dân cư Điểm dân cư Không gian lãnh thổ - Quy hoạch vùng lãnh thổ Căn cứ để tiến hành phân vùng kinh tế : - Những nhiệm vụ cơ bản của địa phương, của cả nước về kinh tế - xã hội - Các yếu tố tác động đến vùng lãnh thổ : điều kiện tự nhiên, tài nguyên, tình tạng phân bố dân cư, điều kiện kinh tế, điều kiện khoa học kỹ thuật, lịch sử văn hóa dân tộc . - Kết quả phân vùng địa lý của cả nước, của vùng lãnh thổ. Các nguyên tắc phân vùng kinh tế : - Phản ánh trung thực tính khách quan của sự hình thành vùng kinh tế đồng thời phải phục tùng những nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương cũng như của cả nước - Phác họa được viễn cảnh tương lai của vùng kinh tế, kết hợp được tính triển vọng đó với tính lịch sử - Xác định rõ chức năng cơ bản của vùng ( chuyên môn hóa hay tổng hợp để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của địa phương ) - Bảo đảm cho các mối liên hệ kinh tế nội tại của vùng phát sinh, hình thành một cách hợp lý, làm cho vùng phát triển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân - Trong phân vùng kinh tế cần thống nhất phân vùng kinh tế với việc thiết lập, phân chia địa giới hành chính, góp phần giảm tính chất phức tạp giữa quản lý hành chính và quản lý kinh tế. - Bảo đảm quyền lợi của cộng đồng trên lãnh thổ Đến nay các vùng các địa phương đã tiến hành phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng ngành 2. Nội dung vấn đề lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội - Mục đích : Xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch không gian dài hạn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và của các vùng Cụ thể hóa chiến lược nhằm cung cấp thông tin, tạo lập căn cứ khoa học phục vụ cho quản lý kinh tế vĩ mô. Xây dựng các kế hoạch 5 năm, hàng năm của nhà nước, xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch 5 năm, hàng năm của địa phương - Yêu cầu: Phải đề cập toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội đồng thời chú trọng những vấn đề then chốt Kết hợp chặt chẽ định tính và định lượng trong quy hoạch, xác định được khâu đột phá, đưa ra được các chương trình trọng điểm, các danh mục, các chương trình ưu tiên đầu tư - Phân tích, đánh giá các nguồn lực, các lợi thế và các hạn chế của vùng - Đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội thời kỳ qua - Nêu luận chứng cho phương hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới trong thời kỳ quy hoạch - Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện phương án quy hoạch - Hệ thống bản đồ, biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ được sử dụng để thể hiện nội dung quy hoạch. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội Kế hoạch hàng năm Xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Kế hoạch 5 năm - Chương trình - Dự án . thổ : điều kiện tự nhiên, tài nguyên, tình tạng phân bố dân cư, điều kiện kinh tế, điều kiện khoa học k thuật, lịch sử văn hóa dân tộc... - K t quả phân. Nam trong thời k 1976-1980 di chuyển được 2 triệu người đi xây dựng vùng kinh tế mới, thời k 1981-1990 di chuyển trên 2 triệu và thời k 1990-1995 di

Ngày đăng: 18/04/2013, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan