BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
------------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC
KINH TẾ VI MÔ
(Đối tượng thi đầu vào cao học)
Bài 1: Khái quát về kinh tế học
Số tiết dự kiến : 1
Mục tiêu yêu cầu : bài này giới thiệu cho sinh viên biết kinh tế học nghiên cứu vấn đề gì
và một số khái niệm căn bản trước khi đi vào nghiên cứu các vấn đề của kinh tế học vi
mô.
Các đề mục của bài :
Sự khan hiếm và lựa chọn
Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Kinh tế học, kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô
Những kiến thức cốt lõi:
- Kinh tế học nghiên cứu vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên.
- Phân biệt các khái niệm kinh tế vĩ mô, vi mô
Phần I: Lý thuyết cung cầu
Bài 2 : Cầu, cung và giá thị trường
Số tiết dự kiến : 1
Mục tiêu yêu cầu : hiểu được hai khái niệm cơ bản là cầu và cung, phân biệt được cầu
và số lượng cầu, cung và số lượng cung, hiểu được quá trình hình thành giá thị trường
Các đề mục của bài :
Cầu thị trường của một hàng hóa
Sự dịch chuyển của đường cầu
Cung thị trường của một hàng hóa
Sự dịch chuyển của đường cung
Cân bằng của thị trường.
Thay đổi giá cân bằng
Những kiến thức cốt lõi:
- Quy luật cầu, cung.
- Những tác động làm dịch chuyển đường cầu, đường cung.
- Giá cân bằng và sự thay đổi giá cân bằng.
Bài 3: Co giãn của cầu và của cung.
Số tiết dự kiến : 2
Mục tiêu yêu cầu : hiểu được khái niệm, cách tính và ứng dụng của từng loại độ co giãn.
Các đề mục của bài :
Co giãn theo giá của cầu
Co giãn theo thu nhập của cầu
Co giãn chéo
Những kiến thức cốt lõi:
- Khái niệm, ý nghĩa, cách tính từng loại độ co giãn.
- Phân tích kết quả tính được.
- Ứng dụng của từng loại độ co giãn.
Bài 4 :Trạng thái thị trường và cCan thiệp của chính phủ vào thị trường.
Số tiết dự kiến : 1
Mục tiêu yêu cầu :
-Nhận biết các trạng thái cân bằng, dư thừa, thiếu hụt của thị trường
-Hiểu được mục đích, ý nghĩa và tác động của ba chính sách cơ bản là thuế, giá tối đa và
giá tối thiểu.
Các đề mục của bài :
Trạng thái thị trường
Tác động của thuế đến giá thị trường.
Giá tối đa
Giá tối thiểu
Những kiến thức cốt lõi:
- Trạng thái thị trường và xu hướng thay đổi giá trị trường
- Thay đổi giá và sản lượng cân bằng do điều chỉnh thuế.
- Tỷ lệ phân chia thuế cho người bán và người mua.
- Nội dung của giá tối đa, giá tối thiểu.
Phần II : Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng
Bài 5 : Thuyết hữu dụng
Số tiết dự kiến : 1
Mục tiêu yêu cầu : hiểu được các khái niệm về tổng hữu dụng, hữu dụng biên, tỷ lệ thay
thế biên, nguyên tắc lựa chọn hợp lý trong mua sắm hàng hóa.
Các đề mục của bài :
Hai khái niệm cơ bản trong lý thuyết lợi ích
Phối hợp tiêu dùng tối ưu
Những kiến thức cốt lõi:
- Quy luật hữu dụng biên giảm dần.
- Nguyên tắc lựa chọn hợp lý hay điều kiện cân bằng của người tiêu dùng.
Bài 6 : Phân tích bằng hình học
Số tiết dự kiến : 1
Mục tiêu yêu cầu : biết cách vẽ các đường đẳng ích, ngân sách, thiết lập được đồ thị
phân tích tình trạng cân bằng của người tiêu dùng
Các đề mục của bài :
Các giả thiết về sở thích của người tiêu dùng trong lý thuyết phân tích bằng hình
học
Đường đẳng ích
Đường ngân sách
Phối hợp tiêu dùng tối ưu
Những kiến thức cốt lõi:
- Dạng của các đường đẳng ích, ngân sách
-Điều kiện cân bằng theo lý thuyết phân tích bằng hình học.
Phần III : Lý thuyết sản xuất và chi phí
Bài 7 : Lý thuyết sản xuất.
Số tiết dự kiến : 2
Mục tiêu yêu cầu : hiểu được các nguyên tắc trong sản xuất như hàm sản xuất, lựa chọn
phối hợp hợp lý về hai yếu tố sản xuất.
Các đề mục của bài :
Hàm sản xuất
Hàm sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi
Phối hợp tối ưu với hai yếu tố đầu vào biến đổi
Những kiến thức cốt lõi:
- Dạng của hàm sản xuất ngắn hạn và dài hạn.
- Quy luật năng suất biên giảm dần.
Bài 8 : Lý thuyết chi phí.
Số tiết dự kiến : 1
Mục tiêu yêu cầu : chi phí ngắn hạn và dài hạn, đặc điểm của từng loại chi phí.
Khái niệm chi phí sản xuất
Các hàm chi phí ngắn hạn
Các hàm chi phí dài hạn
Những kiến thức cốt lõi:
- Đặc điểm của các loại chi phí trong ngắn hạn và trong dài hạn.
Phần IV : Quyết định về giá và sản lượng của doanh nghiệp.
Bài 9 : Thị trường cạnh tranh hoàn toàn.
Số tiết dự kiến : 2
Mục tiêu yêu cầu : hiểu được các khái niệm tổng doanh thu, doanh thu biên, nguyên tắc
lựa chọn mức sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn. Biết cách vận dụng điều
kiện cân bằng để giải thích quy luật cung từ đó suy ra đường cung.
Các đề mục của bài :
Tổng doanh thu và doanh thu biên của doanh nghiệp
Cân bằng ngắn hạn của doanh nghiệp
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp
Nhận xét về thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Những kiến thức cốt lõi:
- Đặc điểm hình thành tổng doanh thu và doanh thu biên của doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn toàn.
- Điều kiện cân bằng ngắn hạn và dài hạn.
- Đường cung ngắn hạn và dài hạn.
Bài 10 : Thị trường độc quyền hoàn toàn.
Số tiết dự kiến : 2
Mục tiêu yêu cầu : nhận ra được những điểm khác biệt giữa thị trường cạnh tranh hoàn
toàn và độc quyền hoàn toàn. Hiểu được cách tính giá bán của hãng độc quyền, cách
phân chia sản lượng của hãng cho các thị trường khác nhau và cho các đơn vị trực thuộc
hãng, các chính sách điều tiết độc quyền của chính phủ.
Các đề mục của bài :
Tổng doanh thu và doanh thu biên của hãng độc quyền hoàn toàn
Cân bằng ngắn hạn
Cân bằng dài hạn
Nhận xét về thị trường độc quyền hoàn toàn
Các chính sách can thiệp của chính phủ đối với thị trường độc quyền hoàn toàn
Những kiến thức cốt lõi:
- Đặc điểm của tổng doanh thu và doanh thu biên của doanh nghiệp.
- Điều kiện cân bằng ngắn hạn và dài hạn.
- Các chính sách giá tối đa, thuế áp dụng đối với hãng độc quyền.
Bài 11 : Thị trường cạnh tranh độc quyền và thiểu số độc quyền.
Số tiết dự kiến : 1
Mục tiêu yêu cầu : biết được đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền và thiểu số
độc quyền, cách lựa chọn mức sản lượng và mức giá của các doanh nghiệp hoạt động
trên hai loại thị trường này.
Các đề mục của bài :
Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền.
Đặc điểm của thị trường thiểu số độc quyền.
Giá và sản lượng của hãng liên minh.
Dẫn đạo giá.
Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong lựa chọn chiến lược cạnh tranh.
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Quyết định về sản lượng và giá bán của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền.
- Quyết định về sản lượng và giá bán của doanh nghiệp của doanh nghiệp thiểu
số độc quyền.
- Thế tiến thoái lưỡng nan của hai hãng thiểu số độc quyền.
Giảng viên biên soạn
ThS. Nguyễn Ngọc Quý