Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
1,45 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
DU TÚ KHANH
TÌM HIỂU NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CHO
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TRONG NUÔI TÔM
TẠI TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THUỶ SẢN
2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
DU TÚ KHANH
TÌM HIỂU NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CHO
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TRONG NUÔI TÔM
TẠI TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THUỶ SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH VĂN HIỀN
2013
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc thầy Huỳnh Văn Hiền đã tận
tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy, Cô Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ đã tận tình hƣớng dẫn
và truyền đạt kiến thức trong các năm học vừa qua.
Các Cô, Chú, Anh, Chị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Cà Mau, chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân địa phƣơng tại các xã
Hòa Thành, Hòa Tân của Thành phố Cà Mau và các xã Tân Duyệt, Trần
Phán, Tân Trung của huyện Đầm Dơi đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong
quá trình đi thu thập thông tin và tiến hành phỏng vấn.
Cảm ơn tất cả các bạn trong nhóm luận văn lớp Kinh tế thủy sản K36
đã hỗ trợ tôi thu thập số liệu, phỏng vấn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận
văn này.
Cuối cùng xin gửi lời biết ơn đến gia đình, ngƣời thân và bạn bè trong và
ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ và hỗ trợ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Trong quá trình viết luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong
nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy, cô và toàn thể các bạn.
Tác giả
Du Tú Khanh
i
TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu nhu cầu và giải pháp cho thị trƣờng bảo hiểm trong nuôi
tôm tại tỉnh Cà Mau” đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu nhu cầu tham gia bảo
hiểm của hộ nuôi tôm từ đó tìm ra những giải pháp phát triển thị trƣờng bảo
hiểm nông nghiệp. Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013,
phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng dựa trên bảng câu
hỏi soạn sẵn.
Kết quả khảo sát cho thấy, mật độ thả giống trung bình của tôm sú là
26,37±7,18 con/m2 và tôm thẻ chân trắng là 84,5±23,35 con/m2. Hệ số tiêu tốn
thức ăn (FCR) của mô hình nuôi tôm sú là 1,33±0,18 và của mô hình nuôi tôm
TCT là 1,19±0,17. Những hộ nuôi tôm sú có tổng lợi nhuận trung bình là
423,18±232,90 triệu đồng/ha/vụ cao hơn lợi nhuận trung bình của tôm thẻ
chân trắng (337,31±293,68 triệu đồng/ha/vụ). Hiệu quả chi phí của hộ nuôi
tôm sú là 2,07±0,59 lần, của TTCT là 1,66±0,54 lần. Tỷ suất lợi nhuận của mô
hình nuôi tôm sú là 1,07±0,59 lần và TTCT là 0,66±0,54 lần. Qua khảo sát 60
hộ nuôi tôm chỉ có 30 hộ tham gia bảo hiểm trong đó có 13 hộ nuôi tôm sú và
17 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Những hộ tham gia bảo hiểm nhằm hạn chế
thiệt hại khi có rủi ro và có vốn để tái đầu tƣ sản xuất khi có rủi ro xảy ra. Khi
tham gia bảo hiểm thì hộ nuôi đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ phí bảo hiểm và mức phí
bảo hiểm phải đóng trung bình của tôm sú 7,91±3,99 triệu đồng/ha/vụ thấp
hơn mức phí bảo hiểm trung bình của TTCT là 17,20±7,09 triệu đồng/ha/vụ.
Những yếu tố ảnh hƣởng đến mức chi phí sẵn lòng chi trả mua bảo hiểm của
ngƣời nuôi là (1) đối tƣợng nuôi; (2) mức phí hỗ trợ của Nhà nƣớc và (3) lợi
nhuận đạt đƣợc của hộ nuôi tôm. Trên thực tế, nhiều hộ nuôi chƣa đƣợc bồi
thƣờng hay bồi thƣờng chậm, không đúng nhƣ trong hợp đồng, thủ tục xác
nhận để thanh toán bồi thƣờng cũng phức tạp. Vì vậy cần có giải pháp để tiếp
tục phát triển thị trƣờng bảo hiểm, Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng triển
khai và khuyến khích ngƣời nuôi tôm tham gia bảo hiểm để đƣợc chia sẻ một
phần rủi ro và có vốn tái đầu tƣ nhằm hƣớng tới sản xuất bền vững khi hài hòa
lợi ích giữa ngƣời kinh doanh và mua bảo hiểm nuôi tôm.
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................... i
TÓM TẮT ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 2
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
2.1 Tổng quan về tình hình nuôi trồng thủy sản ............................................ 3
2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới ..................................................... 3
2.1.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ................................................. 4
2.1.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long .................. 5
2.1.4 Tổng quan về tỉnh Cà Mau ...................................................................... 6
2.1.4.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 6
2.1.4.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội ....................................................... 7
2.1.4.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau ...................... 7
2.2 Tổng quan về bảo hiểm nông nghiệp ..................................................... 10
2.2.1 Khái niệm .................................................................................... 10
2.2.2 Tình hình Bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới ............................. 10
2.2.3 Tình hình Bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam ............................ 13
2.2.4 Tình hình bảo hiểm nông nghiệp ở ĐBSCL ................................. 14
2.2.5 Tình hình bảo hiểm nông nghiệp ở Cà Mau ................................... 15
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 17
3.1 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 17
3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ..................................................................... 17
3.3 Số mẫu phỏng vấn ........................................................................................ 18
3.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................... 18
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................. 21
Thông tin chung về hộ nuôi tôm ............................................................ 21
4.1.1 Tuổi, giới tính của chủ hộ nuôi tôm ............................................... 21
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi tôm .......................................... 21
4.1.3 Kinh nghiệm nuôi tôm ................................................................... 22
4.1.4 Lao động tham gia nuôi tôm .......................................................... 23
4.2
Thông tin chung về kỹ thuật nuôi tôm ở Cà Mau .................................. 24
4.1
iii
4.2.1
4.2.2
Quản lý ao nuôi tôm ...................................................................... 24
Diện tích sử dụng nuôi tôm của các hô nuôi tôm sú và thẻ chân
trắng ............................................................................................... 24
4.2.3 Mật độ thả giống ............................................................................ 25
4.2.4 Thức ăn, hệ số thức ăn và mức độ sử dụng hóa chất trong nuôi tôm
.................................................................................................... 26
4.2.5 Thu hoạch tôm nuôi ....................................................................... 26
4.3
Thông tin về hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm ......................... 27
4.4 Thông tin về bảo hiểm tôm và sẵn lòng chi trả mua bảo hiểm nuôi tôm
tại Cà Mau .............................................................................................. 29
4.4.1
Tình hình tham gia bảo hiểm tôm ................................................ 29
4.4.2
Tình hình tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai .............................. 33
4.4.3 Những yếu tố ảnh hƣởng đến giá sẵn lòng chi trả của những hộ
tham gia bảo hiểm nuôi tôm ....................................................... 35
4.4.3.1 Giá sẵn lòng chi trả mua bảo hiểm nuôi tôm tại Cà Mau
35
4.4.3.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí sẵn lòng chi trả mua bảo
hiểm nuôi tôm tại Cà Mau .................................................... 36
4.4.4
Phân tích ma trận SWOT ............................................................ 39
4.5
Giải pháp phát triển thị trƣờng bảo hiểm ............................................... 40
4.5.1
Giải pháp phía Nhà nƣớc ......................................................... 40
4.5.2
Giải pháp phía công ty bảo hiểm ............................................. 40
4.5.3
Giải pháp phía nông dân ......................................................... 41
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................... 42
5.1
Kết luận .................................................................................................. 42
5.2 Đề nghị ................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 46
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lƣợng tôm một số nƣớc ở châu Á giai đoạn 2007-2012 ............. 3
Bảng 2.2: Diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam giai đoạn
2007 -2012 ......................................................................................... 4
Bảng 2.3: Diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản ĐBSCL giai đoạn 20072012 .................................................................................................... 5
Bảng 2.4: Diện tích và sản lƣợng nuôi tôm công nghiệp của toàn tỉnh, huyện
Đầm Dơi và Thành phố Cà Mau năm 2010 – 2012 ........................... 8
Bảng 3.1: Ma trận SWOT ................................................................................. 20
Bảng 4.1: Tuổi của chủ hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ....................... 21
Bảng 4.2: Kinh nghiệm nuôi của chủ hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ .................... 22
Bảng 4.3: Lao động tham gia vào hoạt động sản xuất ...................................... 23
Bảng 4.4: Diện tích sản xuất của những hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng24
Bảng 4.5: Mật độ thả giống, kích cỡ và giá mua tôm sú và thẻ chân trắng ...... 25
Bảng 4.6: Lƣợng thức ăn và hệ số FCR của mô hinh nuôi tôm sú và tôm thẻ
chân trắng ......................................................................................... 26
Bảng 4.7: Năng suất thu hoạch, giá bán và kích cỡ bình quân ......................... 27
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của những hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng . 28
Bảng 4.9: Tình hình tham gia bảo hiểm của những hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ
chân trắng ......................................................................................... 29
Bảng 4.10: Những lý do tham gia bảo hiểm ..................................................... 30
Bảng 4.11: Những lý do không tham gia bảo hiểm .......................................... 30
Bảng 4.12: Những rủi ro thƣờng xuyên xảy ra trong quá trình nuôi tôm......... 32
Bảng 4.13: Những mặt hỗ trợ những hộ nuôi tôm của Nhà nƣớc ................. 33
Bảng 4.14: Lý do sẽ tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai. ................................. 34
Bảng 4.15: Lý do không tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai. ........................... 35
Bảng 4.16: Chi phí phải chi trả bảo hiểm ......................................................... 36
Bảng 4.17: Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá sẵn lòng chi trả bảo hiểm tôm ....... 37
Bảng 4.18: Phân tích ma trận SWOT ............................................................... 39
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của Cà Mau đoạn
2007-2011 .......................................................................................... 8
Hình 2.2: Doanh thu và bồi thƣờng bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam giai
đoạn 2004-2008 ................................................................................ 14
Hình 3.1: Địa điểm thu thập số liệu tại tỉnh Cà Mau ........................................ 17
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ
chân trắng ở Cà Mau ........................................................................ 22
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện nguồn thông tin tìm hiểu về bảo hiểm tôm của
những hộ nuôi tôm có tham gia bảo hiểm ........................................ 31
Hình 4.3: Tình hình tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai của những hộ đã tham
gia và chƣa tham gia bảo hiểm. ........................................................ 34
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện đánh giá của ngƣời nuôi về phí bảo hiểm hiện .... 36
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BH
BHNN
ĐBSCL
ĐH/CĐ
ĐVT
FCR
NN & PTNT
NSBQ
QCCT
TTCT
Bảo hiểm
Bảo hiểm nông nghiêp
Đồng bằng sông Cửu Long
Đại học/ Cao đẳng
Đơn vị tính
Hệ số tiêu tốn thức ăn
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năng suất bình quân
Quảng canh cải tiến
Tôm thẻ chân trắng
vii
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1
Lý do chọn đề tài
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất phì nhiêu màu mỡ, đóng vai trò rất
quan trọng trong nền kinh tế cả nƣớc. Ngành kinh tế chính ở đồng bằng sông
Cửu Long là nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến. Nhờ có đƣợc vị
trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng phục vụ
nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Vì vậy thủy sản đƣợc
xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó tôm là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực vì vậy diện tích
nuôi tôm cũng ngày càng đƣợc mở rộng, đặc biệt Cà Mau là tỉnh có diện tích
và sản lƣợng tôm sú đứng đầu cả nƣớc. Hiện nay, nghề nuôi tôm đã đem lại
lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho ngƣời dân, giải quyết việc làm,
phát triển kinh tế xã hội.
Cà Mau vùng đất cực Nam của Tổ quốc có điều kiện tự nhiên thuận lợi và
có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Theo báo cáo của
Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau năm 2012, tình hình tôm
nuôi trong toàn tỉnh phát triển khá thuận lợi. Diện tích nuôi tôm công nghiệp
đạt gần 5.000 ha, năng suất tôm sú đạt 5 tấn/ha, tôm thẻ chân trắng đạt 8
tấn/ha. Tuy phát triển khá tốt nhƣng ngƣời nuôi tôm cũng gặp nhiều khó khăn
nhƣ tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, thiếu đầu tƣ về cơ sở hạ
tầng, hệ thống thủy lợi, dịch bệnh trên tôm thƣờng xuyên xảy ra gây thiệt hại
lớn, ảnh hƣởng đến sản lƣợng, năng suất và sự phát triển bền vững của ngành
nuôi tôm.
Vì vậy bảo hiểm đang là giải pháp giúp ngƣời nuôi tôm công nghiệp giảm
bớt gánh nặng rủi ro khi tôm bị thiệt hại. Trong đó, Cà Mau là một trong 21
tỉnh, thành đƣợc chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết
định 315 của Chính phủ. Bảo hiểm nông nghiệp nhƣ nguồn động lực lớn khích
lệ nông dân mạnh dạn đầu tƣ, tăng năng suất, sản lƣợng, bảo đảm tính cạnh
tranh của hàng hoá trên thị trƣờng, giúp nâng cao đời sống ngƣời dân, góp
phần xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện bảo hiểm còn nhiều vấn đề bất cập
nhƣ công tác giải quyết bồi thƣờng còn chậm, nhiều ngƣời nuôi tôm vẫn chƣa
đƣợc bồi thƣờng chi trả sau khi tôm bị thiệt hại.
1
Đề tài “Tìm hiểu nhu cầu và giải pháp cho thị trường bảo hiểm trong
nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau” đƣợc thực hiện nhằm giúp hiểu rõ hơn về những
nhu cầu của ngƣời nuôi đối với việc mua bảo hiểm trong nuôi tôm, tình hình
thực hiện bảo hiểm trên tôm hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp cho thị
trƣờng bảo hiểm.
1.2
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu nhu cầu mua bảo hiểm của ngƣời nuôi tôm hiện tại, từ đó đƣa ra
giải pháp nhằm hài hòa lợi ích giữa ngƣời nuôi và ngƣời kinh doanh bảo hiểm
ở địa bàn tỉnh Cà Mau.
1.3
-
Nội dung nghiên cứu
Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí sẵn lòng chi trả của bảo hiểm
tôm của các hộ nuôi ở Cà Mau.
Đề xuất các giải pháp cho thị trƣờng bảo hiểm tôm tại tỉnh Cà Mau.
2
CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1
Tổng quan về tình hình nuôi trồng thủy sản
2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới
Nuôi trồng thủy sản đƣợc coi là ngành sản xuất có tốc độ phát triển nhanh
nhất và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lƣợng thủy sản toàn cầu.
Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng rãi ở nhiều nƣớc với khoảng 600 loài đƣợc
nuôi bằng nhiều hình thức nuôi khác nhau trong tất cả các môi trƣờng nƣớc
ngọt, nƣớc mặn và nƣớc lợ, đã đóng góp phần lớn vào sản lƣợng thủy sản toàn
cầu. Theo số liệu của Tổng cục thủy sản, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản luôn
tăng qua các năm từ 20,9% năm 1999 lên đến 32,4% năm 2005 và 40,3% năm
2010. Năm 2010, nuôi trồng thủy sản thế giới đạt 59,9 triệu tấn, sản lƣợng
tăng 7,5% so với 55,7 triệu tấn năm 2009.
Năm 2010, mƣời nƣớc sản xuất thủy sản hàng đầu chiếm 87,6% về số
lƣợng và 81,9% về giá trị nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Về mặt số lƣợng, châu
Á chiếm 89% sản lƣợng nuôi trồng thế giới, trong đó, Trung Quốc dẫn đầu về
sản lƣợng, tiếp theo là Ấn Độ, Việt Nam…
Tôm là mặt hàng giá trị cao, chiếm thị phần không nhỏ trong các sản phẩm
thủy sản trên thị trƣờng quốc tế và có vai trò ngày càng quan trọng trong
ngành thủy sản và đời sống kinh tế-xã hội của nhiều nƣớc. Trong đó, tôm sú là
loài tôm có giá trị kinh tế cao và đƣợc nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế
giới.
Bảng 2.1: Sản lƣợng tôm một số nƣớc ở châu Á giai đoạn 2007-2012
Đơn vị tính: Nghìn tấn
2007
2008
1.265,6
1.286,1
1.181,1
899,6
962
1.048
Thái Lan
504,9
507,5
541,994
548,8
553,2
591,5
Việt Nam
376,7
381,3
302,4
357,7
403,6
444,5
Indonesia
330,2
408,3
299,1
333,9
390,6
442,8
Ấn Độ
107,7
86,6
76,3
94,2
107,7
116,1
63,6
67,2
105
110
115
120
Trung Quốc
Bangladesh
2009
(Nguồn: The Global Aquaculture Advocate)
3
2010
2011
2012
Hiện nay, ngành nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức và sản lƣợng
có xu hƣớng giảm dần. Nguyên nhân chính là chi phí nuôi tôm sú cao hơn, khả
năng kháng bệnh kém hơn và nhu cầu tôm sú sụt giảm tại các thị trƣờng lớn
nhƣ Mỹ. Bên cạnh đó dịch bệnh tôm là vấn đề khiến ngƣời nuôi tôm lo ngại
nhất, là nguyên nhân số 1 làm sụt giảm sản lƣợng, nguồn cung thiếu hụt gây
bất ổn thị trƣờng. Cả châu Á và châu Mỹ đều quan tâm đến vấn đề này. Ngoài
các hội chứng thƣờng gặp nhƣ đốm trắng, đầu vàng, hiện nay đang xuất hiện
một số bệnh mới nhƣ hội chứng tôm chết sớm gây thiệt hại nặng nề cho ngành
tôm thế giới, đặc biệt là châu Á nhƣ Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia…
2.1.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Việt Nam với đƣờng bờ biển dài hơn 3200 km, có vùng đặc quyền kinh tế
trên biển rộng hơn một triệu km2 và vùng mặt nƣớc nội địa lớn rộng hơn 1,4
triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi Việt
Nam có nhiều thế mạnh phát triển thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành
quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực cùng với Indonesia
và Thái Lan.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam luôn
gia tăng qua các năm về cả diện tích và sản lƣợng, góp phần cung cấp nguồn
thủy sản cho ngành công nghiệp chế biến, tiêu dùngvà xuất khẩu.
Bảng 2.2: Diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam giai đoạn
2007 -2012
Diện tích (Nghìn ha)
Mặn, lợ
Ngọt
711,1
302,8
2007
713,5
335,1
2008
704,5
336,5
2009
735,2
314,2
2010
2011
734,7
316,7
738,0
297,6
2012
( Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013)
Tổng
1018,8
1052,6
1044,7
1052,6
1040,5
1038,9
Sản lƣợng
(Nghìn Tấn)
2124,6
2465,6
2589,8
2728,3
2933,1
3110,7
Nghề nuôi tôm ở Việt Nam đã đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao
đời sống cho ngƣời dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội…, từ đó
hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển Việt Nam đứng ở vị trí
thứ 3 trong top 5 các quốc gia châu Á dẫn đầu về sản xuất nuôi tôm, Việt Nam
đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có nhiều tiềm năng để phát triển nghề
này.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản, tháng 5/2013, thời tiết thuận lợi cho
cả hai lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản. Tổng sản lƣợng thủy sản
4
tháng 5 ƣớc đạt 531,2 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó,
sản lƣợng nuôi trồng đạt 304 nghìn tấn, giảm 1% so với cùng kỳ nãm trýớc.
Tính đến hết tháng 5/2013, cả nƣớc có 1425 cơ sở sản xuất giống tôm sú và
103 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. So với cùng kỳ năm 2012, số cơ
sở sản xuất giống tôm nƣớc lợ giảm 10%. Sản lƣợng giống ƣớc đạt trên 17 tỷ
con (bao gồm 13,5 tỷ giống tôm sú và 3,5 tỷ giống tôm thẻ chân trắng). Các
tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang cũng là những địa phƣơng sản xuất tôm
giống cung cấp cho thị trƣờng.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, nghề này cũng đang phải đối diện với
nhiều thách thức nhƣ: Quy hoạch vùng nuôi chƣa đồng bộ, nỗi lo dịch bệnh
ngày càng tăng, chất lƣợng tôm giống sạch bệnh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu
của ngƣời nuôi, công tác quản lý thuốc thú y thủy sản, thức ăn thủy sản, công
tác kiểm dịch con giống, vấn nạn bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn còn…
Theo số liệu cập nhật từ 11 địa phƣơng, diện tích đã thả giống 5 tháng đạt
529,2 nghìn ha, bằng 85,8% so với cùng kỳ năm trƣớc (trong đó diện tích nuôi
tôm sú là 517,8 nghìn ha, giảm 8,9%). Diện tích đã thu hoạch khoảng 88,9
nghìn ha với sản lƣợng 48,8 nghìn tấn. Diện tích nuôi tôm bị bệnh 21,7 nghìn
ha, giảm 38,2% so với cùng kỳ năm trƣớc (trong đó, diện tích tôm sú là 19,6
nghìn ha, giảm 40,1%, diện tích tôm thẻ chân trắng là 2,1 nghìn ha, giảm
12,2%). Để giải quyết những khó khăn trong nuôi tôm cần nghiên cứu để tìm
ra nguyên nhân gây nên dịch bệnh trên tôm, tổng kiểm tra chất lƣợng chế
phẩm sinh học trên thị trƣờng, kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng con giống, kiểm
tra điều kiện sản xuất các trại tôm giống.
2.1.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL là vùng đặc trƣng có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển
nghề nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đem lại nhiều
lợi ích cho kinh tế - xã hội. Trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL, con tôm sú là
đối tƣợng nuôi đƣợc nông dân lựa chọn nhiều nhất, đã trở thành nghề sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong vùng, góp
phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho ngƣời dân nông thôn.
Vùng ĐBSCL là vùng nuôi trồng thủy sản chủ yếu với diện tích mặt nƣớc
nuôi và sản lƣợng chiếm khoảng 70% của cả nƣớc. Vì vậy, nuôi trồng thủy sản
ở ĐBSCL đang chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển ngành nuôi thủy
sản của cả nƣớc.
5
Bảng 2.3: Diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản ĐBSCL giai đoạn 20072012
Diện tích (Nghìn ha)
ĐBSCL
Cả
% so với cả
nƣớc
nƣớc
723,8 1018,8
71
2007
752,2 1052,6
71,5
2008
738,8 1044,7
70,7
2009
742,7 1052,6
70,6
2010
729,3
1054,7
70,1
2011
727,2 1038,9
70
2012
( Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013)
Sản lƣợng ( Nghìn tấn)
ĐBSCL
Cả nƣớc
% so với
cả nƣớc
1527,2
2124.6
71,9
1838,6
2465.6
74,6
1894,4
2589.8
73,2
1986.6
2728.3
72,8
2131.9
2933.1
72,8
2221.2
3110.7
71,4
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm nƣớc lợ chủ yếu của
cả nƣớc với tổng diện tích nuôi tôm 595.723 ha, sản lƣợng 358.477 tấn (chiếm
90,61% diện tích, 75,2% sản lƣợng nuôi tôm cả nƣớc); trong đó diện tích nuôi
tôm sú 579.997 ha, sản lƣợng 280.647 tấn (chiếm 93,6 % diện tích, 94% sản
lƣợng tôm sú cả nƣớc), diện tích nuôi tôm chân trắng 15.727 ha, sản lƣợng
77.830 tấn (chiếm 41,2% diện tích, 42% sản lƣợng tôm chân trắng nuôi cả
nƣớc).
Tôm nuôi nƣớc lợ tại các đại phƣơng đang vào vụ thu hoạch chính, ngƣời
nuôi đƣợc hƣớng dẫn phƣơng pháp nuôi đạt hiệu quả cao nhƣ: Tuân thủ lịch
thả nuôi, kiểm soát chất lƣợng con giống, kịp thời xử lý mầm bệnh... nên tôm
phát triển tốt. Một số tỉnh có sản lƣợng tôm tăng cao là: Cà Mau đạt 12,5
nghìn tấn, tăng 4,2%, Sóc Trăng 9,8 nghìn tấn, tăng 79%, Bạc Liêu 9,2 nghìn
tấn, tăng 5,2%, Trà Vinh 3,1 nghìn tấn, tăng 48,5%. Ngoài ra, nuôi tôm cũng
gặp một số khó khăn do dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan, tụy lan rộng trên
phần diện tích nuôi làm sản lƣợng thu hoạch tôm tại một số địa phƣơng giảm
nhƣ: Kiên Giang giảm 2%, Sóc Trăng giảm 18%, Long An giảm 13%, Trà
Vinh giảm 59%.
2.1.4 Tổng quan về tỉnh Cà Mau
2.1.4.1
Điều kiện tự nhiên
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, tỉnh
Kiên Giang, ba hƣớng còn lại đều tiếp giáp với biển. Cà Mau nằm trong khu
vực đồng bằng sông Cửu Long, là một vùng đất trù phú, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế
thủy sản, với chiều dài bờ biển trên 254 km, diện tích ngƣ trƣờng khoảng
70.000 km2. Ngoài thế mạnh về thủy sản, Cà Mau còn có tiềm năng về tài
nguyên rừng, khoáng sản, tiềm năng phát triển nông nghiệp.
6
Vùng biển Cà Mau còn có nhiều đảo, cụm đảo ven bờ nhƣ: cụm đảo Hòn
Khoai, đảo Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, một số bãi cát ven biển Đông của huyện
Ngọc Hiển nhƣ: bãi Khai Long, bãi Giá Lồng Đèn, và ven bờ biển là hệ sinh
thái rừng ngập mặn đa dạng. Đây là những điểm lý tƣởng để tàu thuyền trú ẩn
khi có bão, gió lớn hoặc biển động. Những cụm đảo nầy cũng có thể phát triển
thành những trung tâm hậu cần nghề cá của tỉnh và khu vực.
Ngoài ra, Cà Mau còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt dài trên 7.000 km
và diện tích mặt nƣớc lớn, thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Cà
Mau còn có nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, màu mỡ, diện tích chƣa sử
dụng còn nhiều.
2.1.4.2
Điều kiện Kinh tế - Xã hội
Trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Cà Mau, thủy sản đã đƣợc xác
định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. Tiềm năng về phát triển thủy sản của Cà
Mau rất phong phú: Tỉnh có bờ biển dài 254 km, bao bọc ba mặt từ Đông sang
Tây, có ngƣ trƣờng rộng lớn, có bãi biển rộng, bằng phẳng, nƣớc không sâu lại
có các cửa sông là nơi trú ẩn cho nhiều loài tôm, cá… Ngƣ trƣờng Cà Mau là
một trong bốn ngƣ trƣờng trọng điểm của cả nƣớc, có trữ lƣợng lớn và đa
dạng nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế thủy sản Cà Mau vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, tồn tại nhƣ: chƣa khai thác tốt tiềm năng vùng biển, hải đảo, ven biển và
bên trong nội đồng, sản lƣợng khai thác lớn nhƣng giá trị thấp, việc áp dụng
tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào nuôi trồng, đánh bắt, chế biến còn hạn
chế, sản xuất thủy sản còn mang nặng tính tự phát, tôm bị dịch bệnh trên diện
rộng và kéo dài nhƣng chƣa có khả năng khắc phục đƣợc, năng suất, sản lƣợng
và giá trị không cao, kim ngạch xuất khẩu chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của
tỉnh.
2.1.4.3
Tình hình nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau
Thủy sản đƣợc xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Cà Mau. Tỉnh cũng có
điều kiện thuận lợi khi nuôi trồng tại khu vực mặt nƣớc ven biển nhƣ các loại
nhuyễn thể và các loại hai mảnh vỏ có giá trị cao trong tiêu dùng và xuất khẩu,
đặc biệt là nuôi tôm đang phát triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của
Tỉnh. Tình hình nuôi trồng thủy sản gia tăng qua các năm về cả diện tích và
sản lƣợng với đa dạng các mô hình nuôi nhƣ thâm canh, bán thâm canh, nuôi
kết hợp, quảng canh cải tiến...
7
Nghề nuôi tôm đã xuất hiện ở Cà Mau từ những năm đầu giải phóng, nên
ngƣời nuôi có nhiều kinh nghiệm, hệ thống dịch vụ hậu cần, tiêu thụ, chế biến
phát triển, sản phẩm đã tạo đƣợc thƣơng hiệu và uy tín trên thị trƣờng xuất
khẩu.
Nghìn tấn
300
250
200
150
100
50
Năm
0
2007
2008
2009
2010
2011
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của Cà Mau
Theo báo cáo của Sở Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau
(Bảng 2.4) cho thấy tình hình diện tích nuôi tôm tăng qua các năm, diện tích
nuôi tôm công nghiệp cũng đang có xu hƣớng tăng lên, do nhiều hộ chuyển
sang nuôi tôm công nghiệp có lợi nhuận cao nhƣng cũng có nhiều rủi ro. Tôm
sú là đối tƣợng chủ lực nhƣng do một số nguyên nhân mà ngƣời nuôi đang dần
chuyển sang nuôi nhiều tôm thẻ chân trắng, vì thế diện tích tôm sú đang giảm
dần, bị thu hẹp vì chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng thời gian nuôi ngắn
hơn và nhanh lấy lại vốn hơn và nuôi đƣợc nhiều vụ hơn so với tôm sú.
Bảng 2.4: Diện tích và sản lƣợng nuôi tôm công nghiệp của toàn tỉnh, huyện
Đầm Dơi và Thành phố Cà Mau năm 2010 - 2012
2010
Tổng
cộng
2011
Tổng
cộng
Công
nghiệp
Toàn tỉnh
266.592 1.685,27
DT (ha)
SL (tấn)
Huyện Đầm Dơi
DT (ha)
SL (tấn)
Tp. Cà Mau
DT (ha)
SL (tấn)
(Nguồn: Sở NN &PTNT Cà Mau, 2013)
8
Công
nghiệp
2012
Tổng
Công
cộng
nghiệp
266.429
116,47
3.329
18,31
266.735
125,65
4.995
27,47
65.547
34,91
1.662
9,14
65.584
38,21
2.210
12,16
11.756
7,85
590
3,25
11.871
8,58
782
4,30
Năm 2010, toàn tỉnh có 296.300 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích
nuôi tôm 266.592 ha trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp chiếm 1.685,27
ha, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, tôm lúa, tôm rừng và nuôi thủy sản
nƣớc ngọt 28.092 ha (trong đó cá chình, bống tƣợng khoảng 1.500 ha), còn lại
nuôi các đối tƣợng khác. Sản lƣợng thủy sản thu hoạch đƣợc là 233.346 tấn,
trong đó thu hoạch đƣợc 107.847 tấn tôm. Tình hình bệnh trên tôm nuôi: Xảy
ra bệnh đốm trắng ở một số nơi với diện tích 198,07 ha, đã sử dụng 49.330 kg
chlorine để xử lý; các bệnh khác 38,5 ha (trong đó có loại bệnh mới: teo gan
tuỵ). Nguyên nhân gây bệnh do thời tiết môi trƣờng diễn biến phức tạp, việc
cải tạo đầm nuôi chƣa triệt để, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát
triển.
Năm 2011, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh có 296.300 ha, trong đó
nuôi tôm 266.592 ha, diện tích nuôi tôm công nghiệp là 3.398 ha, tôm QCCT
10.015 ha), nuôi thủy sản nƣớc ngọt 28.092 ha (cá chình, cá bống tƣợng
khoảng 1.560 ha), còn lại nuôi các loài thủy sản khác. NSBQ của tôm sú
5tấn/ha/vụ và tôm chân trắng 10 tấn/ha/vụ. Sản lƣợng 271.650 tấn, trong đó có
125.483 tấn tôm. Công tác quản lý chất lƣợng giống thủy sản và ý thức ngƣời
dân ngày càng đƣợc nâng cao, chất lƣợng giống tăng so với trƣớc, cơ bản đáp
ứng đƣợc nhu cầu. Hiện trong tỉnh có 876 cơ sở sản xuất và 323 cơ sở kinh
doanh giống thủy sản, ngoài ra, còn có một số trại sản xuất cua giống và cá
giống. Dịch bệnh và các vấn đề khác trên thủy sản: Diện tích tôm nuôi công
nghiệp bị bệnh 538,86 ha (hoại tử gan tụy 452,53 ha; đốm trắng 86,33 ha), đã
xuất 19.852 kg chlorine để xử lý dập dịch; tôm nuôi quảng canh chết rải rác
khoảng 21.035,47 ha (chủ yếu bị đỏ thân, đốm trắng do tác động môi trƣờng;
mức độ thiệt hại trung bình 20-80%).
Năm 2012,
dịch bệnh trên tôm quảng canh, QCCT 18.890 ha, thiệt hại năng suất trên diện
tích tôm nuôi bị bệnh khoảng 10-35%; tình hình khai thác nghêu giống diễn ra
ít phức tạp hơn năm trƣớc.
Tuy nhiên, bên cạnh việc nuôi tôm đạt năng suất cao thì ngƣời nông dân
cũng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn nhƣ xuất hiện tình trạng tôm chết
hàng loạt, gây thiệt hại cho 1.000 ha diện tích nuôi công nghiệp và 13.000 ha
nuôi quảng canh cải tiến, mức độ thiệt hại tại các vùng có tôm chết từ 10 40%. Thời gian gần đây, giá tôm sú nguyên liệu giảm mạnh, bình quân mỗi
loại giảm giá 25% so với cùng kỳ năm trƣớc. Ngoài ra, giá nhiều mặt hàng
9
nhƣ xăng dầu, thức ăn cho tôm, chi phí nhân công liên tục tăng nên ngƣời nuôi
tôm gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều biện pháp tích cực đƣợc đề ra để khắc phục tình trạng tôm chết, cử
cán bộ kỹ thuật xuống tận hộ dân hƣớng dẫn cách sử dụng các loại thuốc trị
bệnh cho tôm, khuyến cáo sử dụng tôm giống thông qua kiểm dịch để bảo đảm
chất lƣợng trƣớc khi thả nuôi, vệ sinh, cải tạo ao nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật...
2.2
Tổng quan về bảo hiểm nông nghiệp
2.2.1 Khái niệm
* Khái niệm bảo hiểm
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền đƣợc hƣởng trợ
cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho ngƣời thứ ba trong
trƣờng hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có
trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phƣơng
pháp của thống kê. (Monique Gaultier, 1994).
Hay: Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một ngƣời hay của số ít
ngƣời cho cả cộng đồng những ngƣời có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng
cách mỗi ngƣời trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung
đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do
rủi ro đó gây ra.
* Khái niệm bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm nông nghiệp là một nghiệp vụ phi nhân thọ có đối tƣợng bảo
hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống
nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với cây trồng, vật nuôi, vật tƣ, hàng
hóa, nguyên vật liệu nhà xƣởng.
2.2.2 Tình hình bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới
Bảo hiểm trong nông nghiệp là một sản phẩm bảo hiểm truyền thống nằm
trong số khoảng 550 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trƣờng bảo hiểm
thế giới. Nông nghiệp là ngành luôn chịu tác động của khí hậu, thời tiết, địa
hình, khả năng tiêu thụ của thị trƣờng .... việc tổn thất do thiên tai là điều khó
tránh khỏi. Nếu dịch vụ bảo hiểm trong nông nghiệp đƣợc hình thành và phát
triển tạo điều kiện cho ngƣời nông dân đƣợc tiếp cận đầy đủ thì những thiệt
hại này có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất.
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, BHNN đã xuất hiện ở nhiều nƣớc trên
thế giới và nhanh chóng đƣợc chính phủ các nƣớc ủng hộ. Đến nay, lĩnh vực
10
này đã trở thành một phần không nhỏ trong thị trƣờng bảo hiểm nói chung với
cách thức tổ chức rất linh hoạt và chuyên nghiệp. Hiện nay, lĩnh vực bảo hiểm
nông nghiệp đã có những bƣớc phát triển rất mạnh với nhiều cơ chế tổ chức,
hoạt động khác nhau.
* Việc áp dung BHNN ở một số quốc gia trên thế giới
Mỹ:
Mỹ thực hiện bảo hiểm đa biếm họa (về năng suất và doanh thu trong nông
nghiệp) đƣợc thực hiện thông qua chƣơng trình “Bảo hiểm Cây trồng Liên
bang”, là một chƣơng trình liên kết giữa chính phủ liên bang với các doanh
nghiệp bảo hiểm. chƣơng trình đƣợc áp dụng cho hơn 100 loại cây trồng,
nhƣng chỉ riêng 4 loại cây chính là ngô, đậu tƣơng, lúa mì và bông đã chiếm
tới 79% trong tổng số phí bảo hiểm hằng năm.
Chính phủ cung cấp miễn phí hợp đồng bảo hiểm năng suất thiên tai cơ
bản cho toàn bộ diện tích cây trồng. Mức bồi thƣờng của hợp đồng cơ bản này
là phần tổn thất vƣợt quá 50% năng suất bình quân của 4 năm, đƣợc thực hiện
thông qua phát hành trái phiếu. Ngoài việc hƣởng miễn phí theo hợp đồng bảo
hiểm, nông dân còn có thể mua thêm mức trách nhiệm cao với mức phí có trợ
cấp 38% từ Chính phủ. Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ chi phí quản lý cho
công ty bảo hiểm tham gia vào Chƣơng trình BHNN Liên bang 22% tổng phí
bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm. Tuy đƣợc Chính phủ
hỗ trợ mạnh nhƣng chƣơng trình chỉ thu hút đƣợc 300 - 400.000 trong tổng số
3 triệu nông dân. Đa số những ngƣời tham gia là những nông dân sản xuất với
quy mô lớn, có học thức và có đầu tƣ mạnh, còn nông dân ngheo, sản xuất nhỏ
thì chƣa tham gia. Nhiều ý kiến cho rằng chƣơng trình chƣa thực sự thành
công.
Canada
Canada cũng thực hiện bảo hiểm đa hiểm họa với năng suất và doanh thu
giống Mỹ nhƣng có điểm khác biệt. Điểm đặc biệt về vai trò của nhà nƣớc đối
với bảo hiểm nông nghiệp tại nƣớc này là sự tham gia của nhà nƣớc nhƣng
không chỉ có chính quyền trung ƣơng mà còn có sự đóng góp tích cực của
chính quyền các địa phƣơng. Đa số các chƣơng trình bảo hiểm nông nghiệp ở
Canada đều có sự tham gia của cả bốn thành tố: nhà nông, doanh nghiệp bảo
hiểm, Chính phủ trung ƣơng và chính quyền tỉnh sở tại.
Chính phủ điều tiết hoạt động bảo hiểm nông nghiệp bằng cách quy định
khung pháp lý chung. Trên cơ sở đó, chính quyền mỗi tỉnh sẽ có những điều
chỉnh riêng nhằm tạo ra các chƣơng trình bảo hiểm đặc thù, phù hợp với thực
11
tế của địa phƣơng. Vai trò của Nhà nƣớc đối với bảo hiểm nông nghiệp tại
Canada chủ yếu thể hiện dƣới hình thức tài trợ phí bảo hiểm và chi phí quản
lý. Trung bình phần hỗ trợ của chính quyền là 66% tổng chi phí, trong đó liên
bang chịu 60% và tỉnh chịu 40% phần hỗ trợ.
Tây Ban Nha
BHNN ở Tây Ban Nha đƣợc thực hiện bởi Agroseguro – tập hợp các công
ty bảo hiểm tƣ nhân hoạt động trong lĩnh vực BHNN – dƣới sự bảo trợ của Cơ
quan BHNN và Cơ quan Bồi thƣờng Bảo hiểm Quốc gia.
Các hợp đồng bảo hiểm là bảo hiểm mọi hiểm họa, cho cây trồng, vật nuôi,
nuôi trồng thủy sản, theo đó mọi rủi ro đều tập trung về Agroseguro. Tổng phí
bảo hiểm thu đƣợc trong năm 2003 là 550 triệu USD, trong đó chính phủ hỗ
trợ 225 triệu, gần 50%. Ngoài ra chính phủ còn có nguồn dự phòng để hỗ trợ
khẩn cấp trong trƣờng hợp tổn thất quá lớn. Khi nguồn dự phòng này vẫn
không đủ để hỗ trợ sẽ dùng trực tiếp ngân sách nhà nƣớc. Khi hỗ trợ cho sẽ
giảm bớt đƣợc hỗ trợ khẩn cấp khi thiệt hại xảy ra, Tây Ban Nha không cứu
trợ nông dân khi tổn thất xảy ra do các rủi ro thuộc loại đã có trong chƣơng
trình BH. Rủi ro không có trong chƣơng trình BH, nông dân có thể đƣợc xem
xét hỗ trợ, nhƣng chỉ hỗ trợ khi nông dân đã mua BH cho các rủi ro có trong
chƣơng trình BH.
Nhật Bản
Nhật Bản là nƣớc duy nhất thành công trong việc phát triển chƣơng trình
BHNN rộng khắp trên quy mô toàn quốc, với số lƣợng nông dân tham gia BH
lớn nhất thế giới. Đó là nhờ mô hình tổ chức và hỗ trợ tài chính mạnh từ chính
phủ.
Hệ thống BHNN của Nhật Bản gồm 3 cấp:
- Hội BHNN cấp địa phƣơng
- Liên hiệp các hội BHNN khu vực
- Cơ quan tái BHNN Trung ƣơng
Nhờ tổ chức chặt chẽ nên Nhật là nƣớc hiếm hoi có đƣợc tổng phí BH vừa
đủ để bồi thƣờng. Tuy nhiên để có đƣợc kết quả này chính phủ cũng phải hỗ
trợ rất nhiều: Hỗ trợ về phí BH, hỗ trợ chi phí quản lý.
Philippines
BHNN của Philippines là chƣơng trình của chính phủ, áp dụng với các tổn
thất cây trồng, vật nuôi và các tài sản đầu tƣ trong nông nghiệp, đƣợc thực
hiện bởi Tổng công ty BH Nông nghiệp (PCIC) – một doanh nghiệp BHNN
12
của nhà nƣớc đƣợc thành lập theo quyết định của tổng thống. Chƣơng trình
BHNN này không chỉ nhằm đem lại cơ chế bồi thƣờng sau tổn thất, mà rộng
hơn là ổn định thu nhập và đời sống của nông dân, khuyến khích nông dân đầu
tƣ vào công nghệ để tăng năng suất lao động.
Đối tƣợng tham gia là bất kể hộ nông dân trồng cây nông nghiệp có tính
chất thƣơng mại có giá trị cao, nuôi gia súc hay tổ chức cá nhân đầu tƣ tài sản
vào nông nghiệp mà có vay vốn từ bất kì tổ chức tín dụng nào đó, dù của nhà
nƣớc hay tƣ nhân Chính phủ trợ cấp cho nông dân thông qua phí BH và thông
qua ngân hàng đối với những hộ nông dân có không quá 7 ha diện tích gieo
trồng. Mức tài trợ của chính phủ và ngân hàng cụ thể nhƣ sau: Đối với những
ngƣời vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trợ giúp 2% phí BH
đối với trồng lúa và 3% với trồng ngô. Phần phí BH còn lại sẽ đƣợc chia sẻ
theo tỷ lê 40/60 giữa nông dân và Chính phủ.
2.2.3 Tình hình Bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc sản xuất nông nghiệp lâu đời. Từ xƣa đến nay,
ngƣời dân luôn lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính phục vụ cuộc sống.
Phần lớn dân cƣ tập trung ở khu vực nông thôn, sống dựa vào sản xuất nông
nghiệp.
BHNN cho nông dân ra đời từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ XX,
khi Tập đoàn Bảo Việt thí điểm bảo hiểm trên cây lúa tại tỉnh Nam Định. Năm
1998, mở rộng ra 26 tỉnh, thành khác. Song đến năm 1999, Bảo Việt buộc phải
bỏ cuộc vì thu phí chỉ đƣợc 13 tỷ đồng trong khi bồi thƣờng lên tới 14,4 tỷ
đồng. Groupama - một công ty BH của Pháp triển khai dịch vụ BHNN tại Việt
Nam. Công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp BHNN tại Pháp và
đã chủ động trong việc khởi động BHNN tại các quốc gia khác. Groupama
Việt Nam là đơn vị thứ hai mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực bảo hiểm nông
nghiệp. Groupama Việt Nam quy định chặt chẽ với sản phẩm đƣợc bảo hiểm.
Sau gần 5 năm triển khai tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
Công ty kí đƣợc 2.000 hợp đồng BHNN.
Sản phẩm nông nghiệp bản thân nó đã tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đối tƣợng
trong sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống nên bị ảnh hƣởng bởi thời tiết, sâu
bệnh và dịch bệnh, chế độ chăm sóc, chế độ bảo vệ. Đối tƣợng trong sản xuất
nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng giống. Mặt khác, do điều kiện
thời tiết khí hậu không hoàn toàn thuận lợi cho nông nghiệp (nắng nóng hạn
hán, lũ lụt, ngập úng…). Hàng năm, Việt Nam phải gánh chịu nhiều thảm hoạ
thiên tai, trong đó bị ảnh hƣởng nặng nề nhất là ngƣời nông dân. Những năm
gần đây, tình trạng gà, vịt chết trong dịch cúm gia cầm, lợn chết vì bệnh tai
13
xanh… Nhiều hộ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trắng tay vì tình trạng
tôm chết trắng.
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
2004
2005
2006
Doanh thu
2007
2008
Năm
Bồi thƣờng
Hình 2.2 Doanh thu và bồi thƣờng bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam
Việc triển khai BHNN không hiệu quả, tỷ lệ bồi thƣờng trên doanh thu cao
trên 80%, nếu tính các chi phí khác của doanh nghiệp BH nhƣ chi phí quản lý,
chi bán hàng, trích lập dự phòng nghiệp vụ thì kết quả triển khai BHNN bị lỗ.
Nhƣ vậy, thực tế BHNN ở nƣớc ta còn rất nhiều tiềm năng nhƣng triển khai
không hiệu quả, chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra cũng nhƣ hỗ trợ
nông dân khi xảy ra tổn thất.
Vì vậy, Việt Nam còn không ít thách thức để có thể xây dựng một chƣơng
trình bảo hiểm nông nghiệp thành công. Trong đó, phải kể đến tâm lý ngƣời
nông dân chƣa có thói quen mua bảo hiểm, dẫn đến việc tuyên truyền, vận
động tham gia bảo hiểm gặp khó khăn, sự phân tán của những đối tƣợng đƣợc
bảo hiểm trên toàn quốc cũng gây khó cho việc thu phí và chi trả bồi thƣờng…
Hiện nay là ngƣời dân tham gia bảo hiểm quá ít, một phần cũng do phí bảo
hiểm còn cao. Vậy nên, muốn cải thiện nghiệp vụ này, Việt Nam cần tìm cách
giảm bớt phí, từ đó thu hút thêm ngƣời dân tham gia mua bảo hiểm và khi đó
tăng khả năng phân tán rủi ro, tạo cơ hội giảm phí bảo hiểm.
2.2.4 Tình hình bảo hiểm nông nghiệp ở ĐBSCL
ĐBSCL là một vùng đồng bằng do phù sa bồi đắp, là một vùng đồng bằng
phì nhiêu, màu mỡ, nông nghiệp phát triển. Vì vậy, sự hình thành và phát triển
14
dịch vụ bảo hiểm cung ứng trong nông nghiệp sẽ là rất cần thiết đối với sự ổn
định và phát triển cho toàn ngành nông nghiệp vùng. Các giải pháp đẩy mạnh
hoạt động bảo hiểm trong nông nghiệp góp phần phát triển bền vững ngành
nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long.
Tính đến thời điểm 30/4/2013 có 234.233 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng
bảo hiểm (trong đó có 80,8% là hộ nghèo), với giá trị bảo hiểm cây trồng, vật
nuôi và thủy sản là 5.437.574 triệu đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là
303.295 triệu đồng.
Về thủy sản gồm 5 tỉnh làm thí điểm (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến
Tre, Cà Mau) với tổng diện tích tham gia bảo hiểm là 5.523 ha, tổng số hộ
tham gia bảo hiểm là 15.275 hộ, tổng giá trị đƣợc bảo hiểm là 2.855.013 triệu
đồng, tổng số phí bảo hiểm là 199.421 triệu đồng, đã giải quyết bồi thƣờng
458.145 triệu đồng, còn phải bồi thƣờng 41.197 triệu đồng.
Bảo hiểm trên tôm nuôi đang là giải pháp giúp ngƣời nuôi tôm công nghiệp
giảm bớt gánh nặng rủi ro khi tôm bị thiệt hại. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều
hộ dân vẫn chƣa đƣợc nhận tiền chi trả để tái sản xuất sau hơn 2 tháng tôm
nuôi bị thiệt hại và đƣợc xác minh.
2.2.5 Tình hình bảo hiểm nông nghiệp ở Cà Mau
Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành đƣợc chọn triển khai thí điểm bảo hiểm
nông nghiệp theo Quyết định 315 của Chính phủ. Bảo hiểm nông nghiệp nhƣ
nguồn động lực lớn khích lệ nông dân mạnh dạn đầu tƣ, tăng năng suất, sản
lƣợng, bảo đảm tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trƣờng. Đây là chủ
trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm hỗ trợ cho phát triển lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân nông thôn, góp phần xoá đói
giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện tốt, tỉnh triển khai và có sự
gắn kết giữa các đơn vị: công ty bảo hiểm, chi cục nuôi trồng thuỷ sản, chi cục
thú y, chi cục thuỷ lợi, trung tâm khuyến nông - khuyến ngƣ và chính quyền
địa phƣơng các cấp. Trong đó, ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng.
Áp dụng thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên tôm nuôi theo
Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Chính phủ, Cà Mau tiến hành thử
nghiệm tại 9 xã của 3 huyện, thành phố gồm: TP Cà Mau, Đầm Dơi và Cái
Nƣớc. Cà Mau triển khai thí điểm trên 2 loại hình nuôi là tôm thẻ chân trắng
và tôm sú với 3 hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải
tiến. Quyết định nêu rõ, hộ nghèo đƣợc hỗ trợ 100% phí bảo hiểm, hộ cận
nghèo đƣợc hỗ trợ 80%, hộ không thuộc diện nghèo, cận nghèo hỗ trợ 60%, tổ
liên kết sản xuất đƣợc hỗ trợ 20% phí bảo hiểm.
15
Sau thời gian triển khai các tỉnh, thành đƣợc chọn làm thí điểm đều khẳng
định là việc bảo hiểm nông nghiệp là đúng đắn và rất cần thiết nhằm hỗ trợ
cho ngƣời sản xuất nông nghiệp, chủ động khắc phục và bù đắp những thiệt
hại tài chính do hậu quả của thiên tai dịch bệnh gây ra góp phần bảo đảm ổn
định an sinh xã hộ nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Với
mục tiêu đó nên các tỉnh, thành đã tập trung tổ chức chỉ đạo, huy động cả hệ
thống chính trị vào cuộc và làm tốt công tác tuyên truyền nên bƣớc đầu đã thu
đƣợc kết quả đáng ghi nhận.
Theo báo cáo của Sở NN & PTNT, tình hình triển khai thực hiện thí ðiểm
Bảo hiể
hiểm hợp đồng đã ký là 410,32 tỷ đồng, tổng phí bảo hiểm là 30,43 tỷ đồng
(dân phải nộp 11,91 tỷ đồng, Ngân sách
đồng là 108,45 tỷ đồng, tổng phí bảo hiểm là 8,05 tỷ đồng (dân phải nộp 3,07
tỷ đồng, Ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ 4,98 tỷ đồng). Năm 2013: Ký 1.
đồng, tổng phí bảo hiểm là 22,38 tỷ đồng (dân phải nộp 8,84 tỷ đồng, Ngân
sách Nhà nƣớc hỗ trợ 13,54 tỷ đồng).
Về bồi thƣờng thiệt hại: Công ty Bảo Minh Cà Mau tiếp nhận thông tin
khai báo tôm bị thiệt hại từ năm 2012 đến ngày 05/9/2013 là 1.740 vụ. Số hồ
sơ đã bồi thƣờng: 61 vụ (diện tích 15,5 ha), với số tiền 3,94 tỷ đồng, lũy kế
885 vụ (diện tích bị thiệt hại 285,28 ha), với số tiền 50,24 tỷ đồng. Năm 2012
là 28 vụ (diện tích 9,24 ha), với số tiền 1,48 tỷ đồng; Năm 2013 là 857 vụ
(diện tích 276,04 ha), với số tiền 48,76 tỷ đồng. Số hồ sơ phát sinh thiệt hại
chƣa bồi thƣờng: 855 vụ, ƣớc tính số tiền bồi thƣờng khoảng 73,25 tỷ đồng.
Những khó khăn trong quá trình triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
mà các tỉnh, thành thƣờng gặp phải đó là bảo hiểm nông nghiêp là loại hình
bảo hiểm mới rất phức tạp, lần đầu tiên làm thí điểm nên chƣa có kinh nghiệm.
Phạm vi, đối tƣợng, địa bàn bảo hiểm nông nghiệp là khá rộng, mặt khác do
tính chất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chƣa tập trung. Diễn
biến thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thời gian qua rất phức tạp, tình hình
giá cả thị trƣờng, vật tƣ nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi nhiều biến động làm
ảnh hƣởng không nhỏ đến việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
Nhiều nơi ngƣời dân chƣa mặn mà với việc việc tham gia bảo hiểm cây trồng
vật nuôi hoặc một số hộ dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp còn tham gia mang
tính chất thăm dò, thậm chí có trƣờng hợp lựa chọn đối tƣợng đƣợc bảo hiểm
có rủi ro cao để tham gia.
16
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1
Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện khảo sát trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Địa bàn nghiên cứu là Thành phố Cà Mau và huyện Đầm Dơi.
TP Cà Mau
Địa điểm
khảo sát
Đầm Dơi
Hình 3.1 Địa điểm thu thập số liệu tại tỉnh Cà Mau
Thời gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng
12/2013.
3.2
Phƣơng pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin và số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Cà Mau, các nghiên cứu, báo cáo của các cơ quan địa phƣơng,
sách báo, tạp chí và các trang web có liên quan đến đề tài nghiên cứu …
17
Những thông tin số liệu thứ cấp:
Diện tích nuôi, sản lƣợng, năng suất các năm của tỉnh.
Thuận lợi, khó khăn của nghề nuôi tôm.
Tình hình tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
Những định hƣớng phát triển.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp về kinh tế - kỹ thuật đƣợc thu bằng cách phỏng vấn trực tiếp
60 hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng có tham gia bảo hiểm và không tham
gia bảo hiểm tại Thành phố Cà Mau và huyện Đầm Dơi theo bảng câu hỏi đã
soạn sẵn theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên.
Những thông tin số liệu sơ cấp:
Thông tin chung về hộ nuôi tôm.
Kỹ thuật: thả giống, con giống, mật độ thả, thức ăn và cách cho ăn, quản
lý ao nuôi, thời gian nuôi, thu hoạch, năng suất.
Kinh tế: Tổng chi phí đầu tƣ, thu nhập, lợi nhuận, giá cả và kích cỡ tôm
thƣơng phẩm, hiệu quả đầu tƣ, thuận lợi và khó khăn (thu thập từ nông
hộ).
Bảo hiểm nông nghiệp: tình hình tham gia bảo hiểm, mức phí Nhà nƣớc
hỗ trợ, chi phí sẵn lòng chi trả, bồi thƣờng, thuận lợi và khó khăn.
3.3
Số mẫu phỏng vấn
Do điều kiện thời gian, nhân lực và kinh phí nên đề tài chỉ tiến hành phỏng
vấn 60 hộ nuôi tôm tại 2 huyện của tỉnh Cà Mau.
Phƣơng pháp phân tích số liệu
3.4
Nhập và xử lý số liệu bằng các phần mềm Excel, SPSS for Window. Các
phƣơng pháp đƣợc áp dụng:
Phân tích thống kê mô tả: đƣợc dùng để trình bày các chỉ tiêu về tần
suất (Phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn) cho mô tả hiện trạng. Dùng để
mô tả thông tin chung về chủ hộ nuôi (tuổi, trình độ văn hóa, kinh nghiệm
nuôi,...), mô hình nuôi, diện tích nuôi, nguồn lao động, đặc điểm kinh tế xã hội của hộ nuôi tôm.
i.
Phân tích kết hợp với bảng chéo thể hiện giá trị % và các nhóm biến
định tính có liên quan tới biến định lƣợng nhằm đƣa ra sự khác biệt về mật
độ thả giống, kích cỡ thu hoạch, năng suất, thời gian nuôi đối với hiệu quả
kinh tế và kỹ thuật của hai mô hình nuôi.
ii.
iii.
Các chỉ tiêu tài chính đƣợc tính theo các công thức sau:
Tổng chi phí (TC): TC = TFC + TVC
18
Trong đó: TFC là tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ).
TVC là tổng chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/vụ).
Tổng thu nhập (TR): TR = ∑Qj.Pi j/i = 1,2,3,...n
Trong đó: Qj là sản lƣợng tôm nuôi theo cỡ thu hoạch (kg/ha/vụ).
Pj là giá bán 1 kg tôm theo cỡ thu hoạch (1000đ/kg)
Tổng lợi nhuận (LN): LN = TR -TC
Tỷ lệ số hộ lỗ = Số hộ lỗ/ Tổng số hộ nuôi (số hộ khảo sát).
Hiệu quả chi phí = TR/TC (lần/ha/vụ)
Tỷ suất lợi nhuận = LN/TC (lần/ha/vụ)
iv.
Phƣơng pháp phân tích tƣơng quan (đa biến) đƣợc dùng để phân tích
mối quan hệ cùng một lúc của các biến độc lập đối với biến sẵn lòng chi trả
mua bảo hiểm của ngƣời nuôi tôm. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008).
Theo phƣơng trình:
Y = a + b1X1 + b2X2 + … + biXi ± ε
Trong đó:
Y: Chi phí sẵn lòng chi trả bảo hiểm của nông hộ nuôi tôm.
a: hằng số
Xi: Biến độc lập giả định có ảnh hƣởng tới biến chi phí sẵn lòng chi trả
bảo hiểm của hộ nuôi tôm (biến Y)
bi: Hệ số tƣơng quan tƣơng ứng giữa Xi và Y
ε: Sai số ƣớc lƣợng
Kết quả của mô hình hồi quy đa biến là cơ sở để xem xét sự tƣơng tác đơn
biến giữa các biến độc lập Xi và sự tác động đồng thời cuả các biến độc lập
Xi đối với Y, từ đó có thể rút ra những kết luận và đề xuất thích hợp.
v.
Phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT: Phƣơng pháo phân tích ma trận
SWOT để phân tích các điểm mạnh (Strengths-S), điểm yếu (WeaknessesW) thuộc nội tại của các mô hình nuôi tôm và các cơ hội (Opportunities-O),
thách thức (Threats-T) từ bên ngoài đƣợc nghiên cứu dựa trên phân tích từng
cặp: S-O, S-T, W-O, W-T. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và kết quả
phân tích ma trận SWOT nhằm đề xuất những giải pháp hài hòa lợi ích của
ngƣời nuôi và ngƣời bán bảo hiểm.
19
Bảng 3.1 Ma trận SWOT
SWOT
ĐIỂM MẠNH
(S)
ĐIỂM YẾU
(W)
CƠ HỘI (O)
THÁCH THỨC (T)
(S-O)
(S-T)
Tận dụng các cơ hội để Phát huy thế mạnh để
phát huy các thế mạnh. giảm thiểu nguy cơ.
(W-O)
(W-T)
Nắm bắt cơ hội để khắc Khắc phục những yếu
phục những yếu kém.
kém để ngăn chặn các
nguy cơ.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thúy, 2008)
20
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1
Thông tin chung về hộ nuôi tôm
4.1.1 Tuổi và giới tính của chủ hộ nuôi tôm
Qua kết quả khảo sát 30 hộ nuôi tôm sú và 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
cho thấy hầu hết lao động chính của hộ nuôi tôm là ngƣời trực tiếp tham gia
vào hoạt động sản xuất là chủ hộ nuôi. Chủ các hộ nuôi cả tôm sú và tôm thẻ
đƣợc khảo sát chủ yếu là Nam chiếm khoảng 98,3%, trong đó chỉ có 1 hộ chủ
hộ là Nữ, do tính chất của công việc nuôi tôm khá nặng nề nên đòi hỏi ngƣời
nuôi phải có sức khỏe tốt thì mới đảm bảo công việc trong thời gian dài, vì vậy
Nam giới phù hợp với công việc này hơn.
Bảng 4.1: Tuổi của chủ hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Tuổi chủ hộ nuôi
Trung bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Đối tƣợng nuôi
Tôm sú
Tôm thẻ chân trắng
(n=30)
(n=30)
46,2±9,06
43,37±11,16
61
68
29
27
ĐVT
Năm
Năm
Năm
Bảng 4.1 cho thấy đƣợc độ tuổi trung bình của các chủ hộ nuôi tôm sú
trung bình là 46,2±9,06 tuổi, hộ nuôi tôm thẻ là 43,37±11,16 tuổi. Hầu hết các
chủ hộ nuôi đều có gia đình, nghề nghiệp ổn định, họ nằm trong độ tuổi trung
niên và có sức khỏe tốt đồng thời có nhiều kinh nghiệm để quyết định trong
sản xuất nên thích hợp với nghề nuôi tôm có nhiều rủi ro, nhiều biến động nên
cần sự sáng suốt, nhạy bén và thận trọng để quyết định công việc. Tuổi lớn
nhất của chủ hộ nuôi tôm sú là 61 tuổi nhỏ hơn chủ hộ nuôi tôm thẻ 7 tuổi và
tuổi nhỏ nhất là 29 tuổi lớn hơn chủ hộ nuôi tôm thẻ. Điều đó cho thấy đƣợc
các chủ hộ nuôi tôm thẻ bắt đầu tham gia là đã có nhiều kinh nghiệm nuôi từ
mô hình nuôi tôm sú trýớc ðó. Hiện nay nhiều hộ ðang dần chuyển sang nuôi
tôm thẻ vì thời gian nuôi ngắn hơn, nuôi với mật độ dày hơn, thu hoạch đạt
hiệu quả hơn và giá bán ngày càng cao.
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi tôm
Trình độ học vấn đƣợc coi là môt chỉ tiêu để đánh giá khả năng tiếp cận
những thông tin về kỹ thuật, thị trƣờng đầu vào, đầu ra, những dự báo thị
trƣờng trong thời gian tới… Sau khi tiến hành điều tra 60 hộ tại Thành phố Cà
Mau và huyện Đầm Dơi kết quả cho thấy đƣợc trình độ học vấn của các chủ
21
hộ nuôi tôm tƣơng đối thấp, nên có thể gây khó khăn cho ngƣời nuôi trong quá
trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm và có phần hạn chế về khả
năng quản lý kinh tế hộ trong quá trình hoạt động sản xuất.
Cấp III
20%
ĐH/CĐ
3,4%
Cấp I
13,3%
Cấp II
23,3%
Cấp II
63,3%
ĐH/CĐ
10%
Cấp I
20%
Cấp III
46,7%
Tôm thẻ chân trắng
Tôm sú
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ
chân trắng ở Cà Mau
Các chủ hộ nuôi tôm sú có trình độ học vấn từ cấp II trở xuống chiếm đến
76,6% và của chủ hộ nuôi tôm thẻ là 66,7%. Trong khi đó, trình độ học vấn
các chủ hộ nuôi tôm sú cấp III chiếm 20%, Đại học/Cao đẳng chỉ chiếm 3,4%
thấp hơn so với các chủ hộ nuôi tôm thẻ với trình độ cấp III chiếm 23,3%, Đại
học/Cao đẳng chiếm 10%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu (2009) tại
Long An, trình độ học vấn của ngƣời nuôi tôm sú là cấp I chiếm 52%, cấp II
chiếm 33% và cấp III 15%, còn trình độ hoc vấn của những ngƣời nuôi tôm
thẻ là cấp I chiếm 74%, cấp II chiếm 21% và Đại học chiếm 5%.
4.1.3 Kinh nghiệm nuôi tôm
Trong quá trình nuôi tôm kể cả tôm sú và tôm thẻ, để đạt đƣợc hiệu quả
kinh tế cao ngƣời nuôi thƣờng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi,
bên cạnh đó cũng không thể thiếu cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế, góp
phần vào sự thành công của nghề nuôi tôm là kinh nghiệm nuôi đƣợc tích lũy
trong thời gian nuôi, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè...
Bảng 4.2: Kinh nghiệm nuôi của chủ hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ
Kinh nghiệm nuôi
tôm (năm)
< 5 năm
5- 10 năm
> 10 năm
Tổng
Tôm sú
(n=30)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
19
63,3
10
33,4
1
3,33
30
100
22
Tôm thẻ chân trắng
(n=30)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
18
60
10
33,4
2
6,6
30
100
Qua khảo sát thì kinh nghiệm của ngƣời nuôi tôm sú là 4,63±2,67 năm,
tôm thẻ là 5,18±3,15 năm. Đa số các hộ nuôi tôm sú đƣợc phỏng vấn có kinh
nghiệm nuôi thấp hơn 10 năm chiếm tới 96,7%, nuôi tôm thẻ chiếm 93,4% vì
nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau chỉ mới đƣợc Nhà nƣớc khuyến
khích chuyển đổi khoảng 10 năm trở lại đây. Hầu hết các hộ nuôi tôm cũng đã
có nhiều kinh nghiệm điều đó thuận lợi cho việc chăm sóc, hiểu rõ đối tƣợng
nuôi từ đó có thể dễ dàng áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lƣợng
sản phẩm, phòng chống dịch bệnh đang ngày càng lây lan hiện nay. Bên cạnh
chuyên môn về thủy sản của chủ hộ chủ yếu là từ kinh nghiệm nuôi thì họ còn
tham gia một số lớp tập huấn do địa phƣơng tổ chức nhằm tiếp thu những kỹ
thuật mới, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với nhau, hay tìm hiểu đƣợc những
chủ trƣơng mới nhằm giúp mọi ngƣời phát triển kỹ thuật mới về nuôi thủy sản
theo hƣớng bền vững.
4.1.4 Lao động tham gia nuôi tôm
Lao động là yếu tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất, trong nuôi tôm
cũng vậy lao động là những ngƣời trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào công
việc nuôi tôm, quản lý, chăm sóc… Nhìn chung lao động tham gia vào hoạt
động nuôi tôm cả sú và thẻ đều là lao động gia đình, đa số ngƣời nuôi tôm tận
dụng lao động gia đình để tăng thêm thu nhập cho họ. Bình quân một hộ có
khoảng 2 thành viên tham gia vào nuôi tôm nhƣng tham gia chủ yếu là Nam
giới, chỉ có khoảng 20% lao động Nữ tham gia vào hoạt động nuôi tôm của gia
đình còn lại là tham gia những ngành nghề khác hay nôi trợ.
Bảng 4.3: Lao động tham gia vào hoạt động sản xuất
Chỉ tiêu
Lao động gia đình tham gia nuôi tôm (ngƣời)
Lao động Nam tham gia nuôi tôm (ngƣời)
Lao động Nữ tham gia nuôi tôm (ngƣời)
Lao động thuê (ngƣời)
Lƣơng bình quân thuê (Tr.đ/ngƣời/tháng)
Tôm sú
(n=30)
1,63±0,67
1,37±0,56
0,27±0,45
1,75±0,50
2,88±0,48
Tôm thẻ chân trắng
(n=30)
1,53±0,73
1,33±0,61
0,20±0,41
3,71±4,61
2,40±0,42
Trong số 60 hộ đƣợc điều tra chỉ có 3 hộ có thuê cán bộ quản lý với lƣơng
bình quân là 6 triệu đồng/ngƣời/tháng, còn lại chủ yếu là do chủ hộ nuôi tự
quản lý, tự xem xét và quyết định mọi hoạt động sản xuất của mình. Một số hộ
khác nuôi có quy mô lớn hơn thƣờng thuê thêm nhân công để đảm bảo quản lý
chăm sóc tốt các ao nuôi, trung bình một hộ thuê từ 1 đến 2 ngƣời hầu hết là
lao động Nam, với mức lƣơng trung bình nuôi tôm sú là 2,88
23
triệu/ngƣời/tháng cao hơn lƣơng của ngƣời nuôi tôm thẻ chân trắng là 2,4 triệu
đồng/ngƣời/tháng.
4.2
Thông tin chung về kỹ thuật nuôi tôm
4.2.1 Quản lý và chăm sóc ao nuôi tôm
Cải tạo ao nuôi là khâu quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất và sản lƣợng
của vụ nuôi, cải tạo ao tốt sẽ giúp loại bỏ bớt các chất độc hại nơi đáy ao gây
ảnh hƣởng đến tôm nuôi trong ao. Qua cuộc điều tra ta thấy đƣợc đa số các hộ
nuôi tôm đều chọn cải tạo ao bằng cách bón vôi, sên vét bùn đáy ao. Chỉ có
một số hộ chọn cải tạo ao bằng cách thay nƣớc với tỷ lệ thay trung bình
khoảng trên 20% tỷ lệ nƣớc trong ao nuôi và thay nƣớc bằng cách sử dụng
máy bơm. Thay nƣớc là phƣơng pháp làm giảm các khả năng gây độc và làm
giảm sự phát triển của các phiêu sinh vật có trong nguồn nƣớc nuôi, đồng thời
cung cấp oxy hào tan cho ao nuôi. Ngoài ra một số hộ cải tạo bằng cách cho
phơi ao là quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ tích lũy đáy ao.
Nguồn nƣớc các hộ nuôi sử dụng để nuôi tôm chủ yếu là nƣớc từ các con
sông chính, sông nhánh và cũng có hộ sử dụng nguồn nƣớc từ các con kênh
thủy lợi gần ao nuôi để thuận tiện cho việc bơm nƣớc vào trong ao.
4.2.2 Diện tích nuôi của các hô nuôi tôm sú và thẻ chân trắng
Kết quả khảo sát cho thấy tổng diện tích thả nuôi trung bình của những hộ
nuôi tôm thả chân trắng là 1,1±1,23 ha nhiều hơn hộ nuôi nuôi tôm sú trung
bình là 0,57±0,3 ha, từ đó dẫn đến diện tích ao lắng và diện tích ao xử lý nƣớc
thải của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cũng nhiều hơn so với những hộ nuôi tôm
sú. Đa số những hộ nuôi trên địa bàn khảo sát hiện nay ít sử dụng ao lắng chỉ
có 28,3% sử dụng ao lắng nƣớc trƣớc khi thả nuôi hay một số sử dụng các ao
nuôi luân phiên làm ao lắng.
Bảng 4.4: Diện tích sản xuất của những hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Tôm sú
(n=30)
1,09±1,09
0,57±0,3
0,09±0,08
0
2,1±0,92
2,03±0,18
1,49±0,15
Chỉ tiêu
Tổng diện tích đất của cở sở (ha)
Tổng diện tích mặt nƣớc thả nuôi (ha)
Diện tích ao lắng (ha)
Diện tích ao xử lý nƣớc thải (ha)
Số ao nuôi (ao)
Số vụ nuôi một năm (vụ)
Độ sâu bình quân của mực nƣớc ao (m)
24
Tôm thẻ chân trắng
(n=30)
1,52±1,64
1,1±1,23
0,19±0,18
0,06±0,11
4,03±5,08
2,53±0,57
1,57±0,14
Bên cạnh đó ao xử lý chất thải cũng rất ít hộ sử dụng do diện tích đất sản
xuất ít, họ chủ yếu xử lý các chất thải đó nhƣ lớp bùn đáy bằng cách đắp lên
nền nhà phơi khô hay sử dụng để trồng cây…
Theo tình hình hiện nay, do có nhiều ngƣời nuôi dần thu hẹp diện tích nuôi
tôm sú lại hay cải tạo lại ao nuôi để chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng vì
tôm thẻ chân trắng nuôi thời gian ngắn hơn nên nhanh thu hoạch và nhanh thu
hồi lại vốn hơn so với tôm sú. Vì thế, những hộ nuôi tôm sú có số lƣợng ao
nuôi bình quân khoảng 2 ao, trong khi những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bình
quân khoảng 4 ao nhiều hơn gấp đôi nhũng hộ nuôi tôm sú. Độ sâu của ao
nuôi tôm sú bình quân là 1,49m và độ sâu của ao nuôi tôm thẻ chân trắng sâu
hơn bình quân 1,57m, lý do ao nuôi tôm thẻ chân trắng sâu hơn là vì tôm thẻ
đƣợc thả giống với mật độ cao hơn tôm sú. Ngƣời nuôi tôm sú và tôm thẻ chân
trắng nuôi bình quân một năm 2 vụ.
4.2.3 Mật độ tôm giống thả nuôi
Con giống thả nuôi đƣợc các chủ hộ nuôi chọn mua chủ yếu ở các trại sản
xuất giống có uy tín trong địa bàn để thả nuôi. Chất lƣợng con giống còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: chất lƣợng của tôm bố mẹ, kỹ thuật
ƣơng, sản xuất của các trại sản xuất, có sử dụng nhiều kháng sinh để phòng và
trị bệnh cho tôm khi sản xuất giống, thời gian vận chuyển. Chất lƣợng không
đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến phát sinh dịch bệnh, gây thiệt hại cho ngƣời
nuôi tôm. Vì vậy để chọn đƣợc nguồn tôm giống tốt, khỏe mạnh thì cần kiểm
tra kỹ trƣớc khi mua, chọn những nơi có uy tín, quen biết nhiều năm nhƣ các
trại sản xuất giống ở miền Trung, trong tỉnh hay các tỉnh lân cận.
Bảng 4.5: Mật độ thả giống, kích cỡ và giá mua tôm sú và thẻ chân trắng
Chỉ tiêu
Mật độ thả giống (con/m2)
Kích cỡ con giống (Post)
Giá mua (đồng/con)
Tôm sú
(n=30)
26,37±7,18
13,7±1,9
77,57±14,56
Tôm thẻ chân trắng
(n=30)
84,5±23,,35
12,33±1,58
82,17±6,51
Mật độ thả trung bình của tôm thẻ chân trắng là 84,5±23,35 con/m2 cao
hơn mật độ thả của tôm sú trung bình là 26,37±7,18 con/m2. Mật độ thả nuôi ở
đây thƣa hơn so với kết quả nghiên cứu của Đoàn Trần Đạt (2009) tại Bến Tre
là mật độ thả tôm sú là 31,9±5,8 con/m2 và tôm thẻ là 89,07±14,3 con/m2.
Giống tôm sú đƣợc thả thƣờng có kích cỡ trung bình khoảng post 13 lớn
hơn kích cỡ giống tôm thẻ chân trắng trung bình khoảng post 12 do nuôi thẻ
25
ngắn ngày hơn, nhƣng giá mua giống tôm sú trung bình 77,57 đồng/con còn
giá mua giống tôm thẻ trung bình cao hơn so với tôm sú (82,17 đồng/con).
4.2.4 Thức ăn, hệ số thức ăn và mức độ sử dụng hóa chất trong nuôi tôm
Hiện nay, nghề nuôi tôm ngƣời nuôi chủ yếu sử dụng thức ăn viên có chứa
đầy đủ các chất dinh dƣỡng cần thiết cho tôm. Trung bình một vụ lƣợng thức
ăn cho tôm thẻ chân trắng là 7,71 tấn/ha/vụ cao hơn lƣợng thức ăn trung bình
của tôm sú là 5,93 tấn/ha/vụ. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của tôm sú là
1,33 cao hơn hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ (1,19), do tình hình dịch
bệnh trên tôm hiện nay nên chất lƣợng tôm giống đƣợc ngƣời nuôi đánh giá là
chƣa đáp ứng hết nhu cầu của ngƣời nuôi. Kết quả của Đoàn Trần Đạt (2009)
tại Bến Tre là 1,58±0,19 ở mô hình tôm sú và 1,23±0,10 ở mô hình tôm thẻ
chân trắng, ta thấy đƣợc FCR của cả mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ đều thấp
hơn FCR của nghiên cứu Đoàn Trần Đạt (2009).
Bảng 4.6: Lƣợng thức ăn và hệ số FCR của mô hình nuôi tôm
Tôm sú
(n=30)
5,93±2,36
1,33±0,18
35,70±3,18
Chỉ tiêu
Số lƣợng thức ăn sử dụng (tấn/ha/vụ)
Hệ số tiêu tốn thức ăn FCR
Giá thức ăn (1000đ/kg)
Tôm thẻ chân trắng
(n=30)
7,71±3,60
1,19±0,17
30,34±1,50
Trung bình 1 kg thức ăn tôm sú giá bán khoảng 35.700 đồng và thức băn
tôm thẻ chân trắng giá bán khoảng 30.300 đồng. Vậy có thể thấy đƣợc giá
thức ăn của tôm sú cao hơn tôm thẻ và hầu hết các hộ nuôi đều nhận thấy giá
thức ăn đang có xu hƣớng tăng lên trong thời gian gần đây, điều đó làm ảnh
hƣởng đến chi phí thức ăn chi trả cho mỗi vụ nuôi tôm.
Qua điều tra thì tình hình dich bệnh hiện nay đang diễn biến phức tạp một số
bệnh thƣờng gặp trên tôm nhƣ gan tụy, đốm trắng… xuất hiện, bên canh đó sự
thay đổi thất thƣờng của thời tiết cũng gây ảnh hƣởng tôm nuôi. Để khắc phục
và phòng bệnh trên tôm bằng cách sử dụng một số loại thuốc, hóa chất, chế
phẩm sinh học, kháng sinh... Do bệnh nhiều, thời tiết thay đổi nên những hộ
nuôi tôm sú tăng mức độ sử dụng hóa chất lên đến 53,3% và tôm thẻ cũng
tăng đến 75,9% so với những vụ nuôi trƣớc để hạn chế rủi ro, tôm đạt chất
lƣợng.
4.2.5 Thu hoạch tôm nuôi
Thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng đƣợc thu hoạch sau ba tháng nuôi đạt
kích cỡ trung bình khoảng 83,37±19,58 con/kg, còn tôm sú thời gian nuôi dài
hơn khoảng 4-5 tháng, kích cỡ đạt trung bình của tôm thu hoạch là
26
36,93±13,51 con/kg. Các hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng đều thu hoạch
toàn bộ tôm trong một lần thu hoạch. Qua điều tra tỷ lệ số vụ nuôi thành công
trung bình trong 3 năm gần đây của tôm sú 55,50±17,92% thấp hơn của tôm
thẻ chân trắng 57,50±18,04%. Nguyên nhân nhiều hộ nuôi tôm sú nuôi không
đạt hiệu quả cao do tình hình thời tiết thay đổi, dịch bệnh ngày càng nhiều,
tình hình ô nhiễm môi trƣờng nƣớc cũng ảnh hƣởng đến ao nuôi làm tôm dễ bị
sốc nhiệt, nhiễm bệnh… gây thiệt hại cho ngƣời nuôi.
Bảng 4.7: Năng suất thu hoạch, giá bán và kích cỡ bình quân tôm thu hoạch
Chỉ tiêu
Giá bán trung bình (1000đ/kg)
Kích cỡ bình quân (con/kg)
Năng suất (Tấn/ha/vụ)
Tôm sú
(n=30)
185,83±39,52
36,93±13,51
4,48±1,79
Tôm thẻ chân trắng
(n=30)
121,68±16,59
83,37±19,58
6,58±3,16
Qua kết quả điều tra cho thấy, năng suất trung bình của những hộ nuôi tôm
sú là 4,48±1,79 tấn/ha/vụ thấp hơn so với năng suất trung bình của những hộ
nuôi tôm thẻ chân trắng là 6,58±3,16 tấn/ha/vụ, năng suất cũng gần bằng với
năng suất của Đoàn Trần Đạt (2009) tại tỉnh Bến Tre với năng suất tôm sú là
4,48±1,15 tấn/ha/vụ và tôm thẻ chân trắng là 6,09±1,53 tấn/ha/vụ. Do mật độ
thả của tôm sú thấp hơn tôm thẻ chân trắng dẫn đến sản lƣợng thu hoạch của
tôm sú cũng thấp hơn và diện tích nuôi tôm sú cũng ngày càng bị thu hẹp. Có
100% hộ nuôi đƣợc khảo sát đều bán tôm thƣơng phẩm cho thƣơng lái vì giá
bán cao và quen biết nên tạo đƣợc uy tín đối với nông dân. Giá bán trung bình
khi bán cho thƣơng lái của tôm sú là 185,83±39,52 ngàn đồng/kg cao hơn giá
bán trung bình của tôm thẻ chân trắng là 121,68±16,59 ngàn đồng/kg.
Giá tôm thẻ chân trắng tăng so với nhiều vụ trƣớc do tình hình tôm khan
hiếm tình hình dịch bệnh, thiếu vốn sản xuất và một số hộ nuôi gặp nhiều khó
khăn trong sản xuất dẫn tới diện tích nuôi bị thu hẹp ở nhiều nơi sản xuất.
Ngoài ra, giá thành của sản phẩm trung bình của tôm sú là 94,49±25,62 ngàn
đồng/kg cao hơn giá thành sản xuất ra sản phẩm của tôm thẻ chân trắng trung
bình là 81,32±29,90 ngàn đồng/kg.
4.3
Một số chỉ tiêu về quả tài chính của mô hình nuôi tôm
Qua bảng 4.8 cho thấy tổng chi phí sản xuất trung bình của tôm sú là
406,53±186,38 triệu đồng/ha/vụ thấp hơn so với tổng chi phí của tôm thẻ chân
trắng là 473,57±178,79 triệu đồng/ha/vụ vì tổng chi phí ảnh hƣởng nhiều bởi
chi phí biến đổi nhƣ các yếu tố nhƣ thức ăn, con giống, các chi phí sản xuất,
chi phí nhân công, cải tạo và một số chi phí khác…
27
Chi phí cố định có ảnh hƣởng đến tổng chi phí nhƣng chỉ chiếm tỷ lệ thấp,
mô hình nuôi tôm sú có chi phí cố định trung bình là 19,92±9,40 triệu
đồng/ha/vụ, chiếm tỷ lệ 4,90% tổng chi phí, cao hơn chi phí cố định của mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là 19,45±7,33 triệu đồng/ha/vụ (chiếm
4,10%). Chi phí cố định bao gồm: chi phí khấu hao công trình ao nuôi, máy
móc, thiết bị…
Chi phí biến đổi của mô hình nuôi tôm sú trung bình là 386,61±182,59
triệu đồng/ha/vụ cao hơn chi phí biến đổi của tôm thẻ chân trắng trung bình là
454,11±176,55 triệu đồng/ha/vụ, chiếm khoảng 95% trong tổng chi phí. Từ đó
cho thấy chi phí biến đổi đối với mô hình nuôi tôm đƣợc nông hộ rất quan tâm
và nó ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận. Trong chi phí biến đổi thì chi phí
chiếm tỷ lệ cao là chi phí thức ăn và chi phí thuốc, hóa chất và là khoản mục
chi phí có thể thay đổi trong cơ cấu của tổng chi phí, vì vậy nếu muốn giảm
đƣợc chi phí đầu tƣ vào nuôi tôm thì giảm chi phí thức ăn, chi phí thuốc, hóa
chất nhƣng cần tính toán cẩn thận và đảm bảo chăm sóc tốt ao tôm, đạt hiệu
quả cao.
Bảng 4.8: Hiệu quả tài chính của những hộ nuôi tôm tại Cà Mau
Chỉ tiêu
1. Tổng chi phí (Tr.đ/ha/vụ)
1.1. Chi phí cố định (Tr.đ/ha/vụ)
Tỷ lệ/tổng chi phí (%)
1.2. Chi phí biến đổi (Tr.đ/ha/vụ)
Tỷ lệ/tổng chi phí (%)
2. Tổng doanh thu (Tr.đ/ha/vụ)
3. Lợi nhuận (Tr.đ/ha/vụ)
4. Tỷ lệ hộ lời (%)
5. Tỷ lệ hộ lỗ (%)
6. Mức lời (Tr.đ/ha/vụ)
7. Mức lỗ (Tr.đ/ha/vụ)
8. Tỷ suất lợi nhuận (lần)
9. Hiêu quả chi phí (lần)
Tôm sú
(n=30)
406,53±186,38
19,92±9,40
4,90
386,61±182,59
95,10
829,71±323,78
423,18±232,90
93,3
6,7
454,73±206,78
18,54±21,95
1,07±0,59
2,07±0,59
Tôm thẻ chân trắng
(n=30)
473,57±178,79
19,45±7,33
4,10
454,11±176,55
95,9
810,88±412,24
337,31±293,68
83,3
16,7
422,06±240,40
86,43 ± 95,93
0,66±0,54
1,66±0,54
Những hộ nuôi tôm sú có tổng lợi nhuận trung bình là 423,18±232,90 triệu
đồng/ha/vụ cao hơn lợi nhuận trung bình của tôm thẻ chân trắng
337,31±293,68 triệu đồng/ha/vụ do những hộ nuôi tôm sú thu đƣợc doanh thu
là 829,71±323,78 triệu đồng/ha/vụ cao hơn doanh thu của những hộ nuôi tôm
thẻ chân trắng là 810,88±412,24 triệu đồng/ha/vụ. Giá bán cho thƣơng lái của
tôm sú cũng cao hơn tôm thẻ chân trắng và tổng chi phí đầu tƣ cho vụ nuôi
tôm sú cũng ít hơn tôm thẻ chân trắng, vì tôm thẻ chân trắng có mật độ thả
28
nhiều hơn nên chi phí con giống cũng cao hơn, phải đầu tƣ nhiều máy quạt
nƣớc cung cấp oxy cho tôm và quạt cung cấp oxy cho tôm.
Tỷ lệ số hộ nuôi tôm sú bị lỗ là 6,7% thấp hơn tôm thẻ chân trắng 16,7%
và tổng số hộ lỗ trung bình của cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng chiếm 11,7%.
Mức lỗ trung bình của cả nhƣng hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng là
67,03±85,52 triệu đồng/ha/vụ và có sự chênh lệch về mức lỗ lớn giữa các hộ
nuôi. Tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú 1,07±0,59 lần cũng thấp hơn
của tôm thẻ chân trắng 0,66±0,54 lần. Hiệu quả chi phí của hộ nuôi tôm sú là
2,07±0,59 lần, của tôm thẻ chân trắng là 1,66±0,54 lần và tổng là 1,87±0,60
lần. So sánh về tỷ suât lợi nhuận và hiệu quả chi phí cho thấy kết quả nghiên
cứu này đều cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu (2009) tại Long
An, tỷ suất lợi nhuận là 0,36±0,43 lần và mô hình tôm thẻ chân trắng là
0,27±0,39 lần, hiệu quả chi phí của mô hình tôm sú trung bình là 1,36±0,43
lần và tôm thẻ chân trắng là 1,27±0,39 lần.
4.4
Thông tin về bảo hiểm tôm và chi phí sẵn lòng chi trả mua bảo
hiểm nuôi tôm tại Cà Mau
4.4.1 Tình hình tham gia bảo hiểm tôm tại Cà Mau
Qua khảo sát 30 hộ nuôi tôm sú và 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cho thấy có
30 hộ tham gia bảo hiểm, trong đó, có 13 hộ nuôi tôm sú và 17 hộ nuôi tôm
thẻ chân trắng có tham gia bảo hiểm.
Bảng 4.9: Tình hình tham gia bảo hiểm của những hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ
chân trắng
Tham gia bảo hiểm
Có
Không
Tổng
Tôm sú
(n=30)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
13
43,3
17
56,7
30
100
Tôm thẻ chân trắng
(n=30)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
17
56,7
13
43,3
30
100
Bảng 4.9 cho thấy, tỷ lệ những hộ có tham gia bảo hiểm của tôm thẻ chân
trắng nhiều hơn tôm sú, do hiện nay nhiều hộ giảm đi diện tích, mật độ nuôi
tôm sú cũng thƣa hơn, hay một số hộ có vốn để tái sản xuất nếu xảy ra rủi ro,
thiệt hại nên không cần mua bảo hiểm.
Lý do tham gia bảo hiểm nuôi tôm
Mục đích của bảo hiểm cho lĩnh vực nuôi tôm là chia sẻ gánh nặng với hộ
nuôi khi gặp rủi ro, và hƣớng tới phát triển nghề nuôi tôm theo hƣớng bền
vững. Qua khảo sát có 30 hộ có tham gia bảo hiểm thì khoảng hơn 80% những
29
hộ tham gia với lý do là mong muốn hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong
quá trình nuôi.
Bảng 4.10: Những lý do tham gia bảo hiểm của hộ nuôi tôm
Lý do tham gia
bảo hiểm
Hạn chế rủi ro, an toàn
Nhà nƣớc hỗ trợ
Có vốn tái sản xuất
Khuyến khích
Tổng
Tôm thẻ chân trắng
(n=17)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
16
94,1
3
17,6
3
17,6
2
11,8
17
141,2
Tôm sú
(n=13)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
10
76,9
4
30,8
3
23,1
3
23,1
13
153,8
Tổng
Số hộ
26
7
6
5
30
Tỷ lệ
(%)
86,7
23,3
20,0
16,7
146,7
Một số hộ tham gia do đƣợc chính quyền địa phƣơng, nhân viên bảo hiểm
khuyến khích, thuyết phục tham gia để hạn chế rủi ro và Nhà nƣớc cũng có hỗ
trợ một phần phí bảo hiểm cho ngƣời nuôi tùy theo từng đối tƣợng hỗ trợ. Một
số hộ nuôi cũng mong muốn nếu trong qua trình nuôi có xảy ra rủi ro, thiệt hại
thì sẽ đƣợc công ty bảo hiểm bồi thƣờng để có vốn tái sản xuất ở các vụ nuôi
sau.
Lý do không tham gia bảo hiểm nuôi tôm
Lý do khiến hầu hết các hộ nuôi không tham gia bảo hiểm là do bảo hiểm
hiện nay đã tạm ngƣng bán, ở một số xã ngƣời nuôi tôm cũng muốn mua bảo
hiểm cho tôm nhƣng do không nằm trong các xã đƣợc thực hiện thí điểm nên
bảo hiểm không có bán. Những nơi có bán bảo hiểm nhƣng do vùng sâu vùng
xa nên cũng chƣa phổ biến lắm với ngƣời nuôi tôm.
Bảng 4.11: Những lý do không tham gia bảo hiểm nuôi tôm
Lý do không
tham gia bảo hiểm
Chƣa phổ biến
Thiếu vốn
Thủ tục thanh toán phức tạp
Nuôi ít
Bồi thƣờng không đúng hợp đồng,
bồi thƣờng chậm
Tôm sú
(n=17)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Tôm thẻ chân trắng
(n=13)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1
1
1
4
5,9
33,3
5,9
23,5
2
2
1
3
15,4
66,7
7,7
23,1
8
47,1
3
23,1
Bên cạnh đó, những hộ nuôi với quy mô nhỏ cũng tham gia bảo hiểm do
họ có đủ vốn để sản xuất và có vốn tái sản xuất nếu có rủi ro xảy ra, hay
những hộ thiếu vốn sản xuất cũng không tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, những
hộ không tham gia một phần bị ảnh hƣởng bởi những thông tin từ những
30
ngƣời thân, bạn bè đã tham gia bảo hiểm, báo chí về việc thanh toán bồi
thƣờng của bảo hiểm hiện nay không thực hiện đúng nhƣ trong hợp đồng, bồi
thƣờng chậm khiến nhiều hộ nuôi gặp khó khăn không có vốn để nuôi tiếp, thủ
tục thanh toán cũng phức tạp hơn nhiều.
Nguồn thông tin khi tham gia bảo hiểm
Có rất nhiều nguồn thông tin để ngƣời nuôi có thể biết đến bảo hiểm nhƣ
thông qua việc triển khai của chính quyền địa phƣơng, nhân viên bảo hiểm,
sách báo, tạp chí…
%
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Chính quyền Nhân viên bảo
địa phƣơng
hiểm
Tôm sú
Hộ nuôi tôm
khác
Sách, báo chí
Khác Nguồn
thông tin
Tôm thẻ chân trắng
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện nguồn thông tin tìm hiểu về bảo hiểm tôm của
những hộ nuôi tôm có tham gia bảo hiểm
Qua Hình 4.3 cho thấy, hầu hết những hộ nuôi tôm tham gia bảo hiểm ở
những xã đƣợc thí điểm biết đến bảo hiểm chủ yếu là nhờ vào Chính quyền
địa phƣơng và nhân viên bảo hiểm xuống đến hộ nuôi để triển khai, khuyến
khích mọi ngƣời mua bảo hiểm để có thể yên tâm trong sản xuất, hạn chế đƣợc
rủi ro. Mặt khác tình hình triển khai bảo hiểm tôm cũng đƣợc hộ nuôi biết đến
nhờ vào những ngƣời thân, bạn bè, hộ nuôi tôm khác, họ thƣờng trao đổi thảo
luận về các vấn đề trong quá trình nuôi. Ngoài ra, sách, báo chí, tạp chí, tin tức
trên tivi cũng là những nguồn thông tin mà ngƣời nuôi tôm hay theo dõi và
biết đến bảo hiểm trên tôm.
Những rủi ro thƣờng xuyên xảy ra trong nuôi tôm
Trong nuôi tôm, ngoài những khó khăn về con giống, thức ăn, hóa chất, ao
nuôi, chi phí… thì ngƣời nuôi cũng phải đối mặt với một số rủi ro thƣờng
31
xuyên xảy ra trong quá trình nuôi tôm nhƣ dịch bệnh, thiên tai, giá cả đầu vào,
đầu ra…
Có 100% hộ nuôi tôm đều nhận thấy rủi ro lớn nhất trong qua trình nuôi là
tình hình dịch bệnh diễn ra phức tap, xuất hiện nhiều bệnh ở tôm sú là bệnh
đốm trắng, đầu vàng, teo và hoại tử gan tụy, đối với tôm thẻ chân trắng là bệnh
đốm trắng, đầu vàng, hội chứng Taura, teo và hoại tử gan tụy. Tôm nhiễm
bệnh sẽ gây thiệt hại lớn cho ngƣời nuôi khi tôm chết hàng loạt hay phải sử
dụng thuốc, hóa chất, cải tạo ao lại để khử trùng ao nuôi, ngăn ngừa bệnh.
Bảng 4.12: Những rủi ro thƣờng xuyên xảy ra trong quá trình nuôi tôm
Rủi ro thƣờng xuyên
Xảy ra
Dịch bệnh
Thiên tai
Giá cả đầu vào tăng
Giá đầu ra không ổn định
Khác
Tôm sú
(n=30)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
30
100,0
7
23,3
3
10,0
3
10,0
2
6,7
Tôm thẻ chân trắng
(n=30)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
30
100,0
13
43,3
2
6,7
3
10,0
1
3,3
Ngoài ra rủi ro bất thƣờng có thể xảy ra là tình hình thiên tai, khí hậu luôn
biến đổi nhƣ hiện nay với hơn 30% hộ gặp phải, thời tiết thất thƣờng sẽ làm
cho tôm nuôi dễ bị sốc nhiệt dẫn đến chết hàng loạt, ngƣời nuôi bị thiệt hại
nặng.
Nhiều hộ nuôi cũng gặp phải rủi ro khi giá cả đầu vào không ổn định, luôn
có xu hƣớng tăng trong thời gian qua nhƣ giá con giống, giá thức ăn cũng tăng
ở mức khoảng 35 ngàn đồng/kg, chi phí thuốc, hóa chất cũng tăng theo dẫn
đến chi phí đầu tƣ vào ao nuôi ngày càng tăng, làm giảm lợi nhuận. Giá cả đầu
ra cũng không ổn định nhƣng đang có dấu hiệu tăng giá trong thời gian qua,
do tình hình hiện nay đang khan hiếm tôm nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến xuất khẩu.
Nhà nƣớc hỗ trợ những hộ tham gia bảo hiểm nuôi tôm
Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng khuyến khích ngƣời nuôi tham gia bảo
hiểm nhằm giảm bớt rủi ro, hỗ trợ cho ngƣời dân chủ động khắc phục và bù
đắp thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo ổn
định an sinh xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh kêu gọi, khuyến
khích Nhà nƣớc còn hỗ trợ ngƣời nuôi tôm một số mặt liên quan đến hoạt
động sản xuất.
32
Bảng 4.13: Những mặt hỗ trợ của Nhà nƣớc mà hộ nuôi tôm nhận đƣợc
Những mặt hỗ trợ của Nhà nƣớc
Tôm sú
(n=13)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Vốn
Quy trình kỹ thuật
Gặp gỡ công ty bảo hiểm
Khác
7
2
1
100
28,6
14,3
1
14,3
Tôm thẻ chân trắng
(n=17)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
12
3
3
80,0
20,0
20,0
Qua điều tra những hộ có tham gia bảo hiểm cho thấy, hơn 80% số hộ
đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ về vốn để giúp ngƣời nuôi có thêm số vốn để chi trả chi
phí thức ăn, con giống, hóa chất, ao đầm… trong quá trình nuôi tôm. Khoảng
22% hộ nuôi đƣợc hỗ trợ về quy trình kỹ thuật, cách chọn thả giống đảm bảo
chất lƣợng, thức ăn cho tôm, cách chăm sóc, cải tạo ao nuôi ngăn ngừa dịch
bệnh. Một số hộ đƣợc Nhà nƣớc giới thiệu gặp gỡ công ty bảo hiểm, Nhà nƣớc
và chính quyền địa phƣơng còn tổ chức các buổi tập huấn và triển khai bảo
hiểm với các hộ nuôi tôm nhằm giúp đỡ về thông tin bảo hiểm cũng nhƣ các
kỹ thuật nuôi bền vững và đảm bảo chất lƣợng tôm và triển khai bảo hiểm để
mọi ngƣời biết đến những lợi ích và thuận lợi khi tham gia vào bảo hiểm. Bình
quân các buổi tập huấn và triển khai bảo hiểm đƣợc tổ chức khoảng 2-5
lần/năm. Ngoài chính quyền địa phƣơng thì nhân viên bảo hiểm cũng xuống
đến hộ nuôi kiểm tra trong quá trình nuôi tôm khi hộ có tham gia bảo hiểm.
Běnh quân khoảng 3-4 lần/vụ nhƣ khi thả giống, khi tôm gặp rủi ro nhƣ nhiễm
dịch bệnh, thiên tai xuống để xem xét mức độ thiệt hại của ngƣời nuôi để tính
toán bồi thƣờng.
4.4.2 Tình hình tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai
Qua Hình 4.3 cho thấy, trong số 30 hộ nuôi tôm tham gia bảo hiểm chỉ có
30% hộ tiếp tục tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, những hộ
không tham gia bảo hiểm vụ này nhƣng khi biết đến bảo hiểm tôm có những
thuận lợi, có ích cho họ cũng muốn tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai để đảm
bảo an toàn trong sản xuất và trong 30 hộ không tham gia bảo hiểm chỉ có 11
hộ sẽ tham gia bảo hiểm chiếm 36,7% và có 19 hộ không tham gia bảo hiểm
cũng sẽ không tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai chiếm tới 63,3% hộ. Trong
30 hộ tham gia bảo hiểm vụ trƣớc thì chỉ có 30% hộ sẽ tếp tục tham gia bảo
hiểm trong khi đó có tới 70% hộ sẽ không tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai
do nhiều lý do khác nhau.
33
Có
30%
Có
36,7%
Không
70%
Không
63,3%
Đã tham gia bảo hiểm
Chƣa tham gia bảo hiểm
Hình 4.3 Tình hình tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai của những hộ đã tham
gia và chƣa tham gia bảo hiểm
Bảo hiểm hiện nay đã ngừng bán nhƣng trong tƣơng lai có thể sẽ tiếp tục
triển khai lại nhằm giúp ngƣời nuôi tôm chia sẻ rủi ro, đặc biệt là nông dân
nghèo có vốn tái sản xuất khi gặp phải rủi ro, giúp họ yên tâm đầu tƣ sản xuất.
Tuy ngƣời nuôi tôm đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ phí bảo hiểm khi tham gia bảo
hiểm nhƣng vẫn chƣa cải thiện đƣợc tỷ lệ hộ nuôi tôm tham gia bảo hiểm
trong thời gian tới. Nguyên nhân do việc chậm trễ trong việc bồi thƣờng khi
có rủi ro xảy ra khiến nhiều ngƣời nuôi thiếu vốn tái sản xuất, treo ao nuôi chờ
bồi thƣờng hay thủ tục xác nhận để bồi thƣờng quá phức tạp nên nhiều ngƣời
nuôi không tha thiết lắm với bảo hiểm tôm.
Lý do tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai
Do hiện nay tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp xuất hiện
nhiều bệnh nhƣ đốm trắng, gan tụy, thời tiết, khí hậu biến đổi thất thƣờng nên
ngƣời nuôi phải thƣờng xuyên đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra, khi đó
ngƣời nuôi cần có đủ kiến thức, kỹ thuật, biện pháp để ứng phó kịp thời.
Bảng 4.14: Lý do sẽ tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai
Tôm thẻ chân trắng
Tôm sú
Lý do tƣơng lai
tham gia bảo hiểm
Có vốn tái sản xuất
Hạn chế rủi ro
Dịch bệnh, thiên tai
Số hộ
Tỷ lệ (%)
4
2
2
66,7
33,3
33,3
Số hộ
Tỷ lệ (%)
3
8
5
21,4
57,1
35,7
Vì vậy trong tƣơng lai khi bảo hiểm tôm đƣợc thực hiện trở lại nhiều ngƣời
nuôi cũng muốn tham gia để hạn chế một phần rủi ro và sẽ đƣợc bồi thƣờng
nếu có xảy ra rủi ro, thiệt hại để có thể yên tâm sản xuất. Ngoài ra, những hộ
tham gia bảo hiểm còn đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ một phần phí bảo hiểm khi tham
gia.
34
Lý do không tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai
Hiện nay, nhiều ngƣời nuôi có nhu cầu mua bảo hiểm nhƣng do bảo hiểm
tôm đã ngừng bán nên ngƣời nuôi không thể tham gia đƣợc và hầu hết những
hộ nuôi nhỏ lẻ, manh mún nên họ không có nhu cầu tham gia bảo hiểm. Lý do
khiến nhiều ngƣời nuôi không tham gia bảo hiểm với hơn 60% là do công ty
bảo hiểm bồi thƣờng không đúng hợp đồng, bồi thƣờng chậm hơn so với thời
gian ghi trên hợp đồng, công ty bảo hiểm còn tự ý khấu trừ giá trị hợp đồng
của ngƣời nuôi. Thủ tục để đƣợc bảo hiểm bồi thƣờng cũng khá phức tạp
ngƣời nuôi phải thực hiện đầy đủ quy trình từ cải tạo ao, lựa chọn và thả con
giống và phải tuân thủ lịch thời vụ. Bồi thƣờng chậm khiến ngƣời nuôi lâm
vào hoàn cảnh thiếu vốn để tái sản xuất. Mặt khác một số ngƣời nuôi nhận
thấy phí bảo hiểm ngày càng cao vì thế nhiều hộ cận nghèo và nghèo nên
không có vốn, không đủ điều kiện để đáp ứng nên không tham gia.
Bảng 4.15: Lý do không tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai
Tôm sú (n=30)
Lý do tƣơng lai không
tham gia bảo hiểm
Số hộ
Bồi thƣờng không đúng hợp đồng, chậm
Nuôi ít
Phí bảo hiểm cao
Thiếu vốn
Không tin tƣởng công ty bảo hiểm
12
3
2
1
1
Tỷ lệ (%)
80,0
20,0
13,3
6,7
6,7
Tôm thẻ chân trắng
(n=30)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
5
1
1
3
4
41,7
8,3
8,3
25,0
33,3
Bên cạnh đó nhiều ngƣời nông dân đã tham gia bảo hiểm mấy vụ trƣớc nên
cũng không còn tin tƣởng lắm vào công ty bảo hiểm do qúa trình bồi thƣờng
quá chậm, thái độ của nhân viên bảo hiểm không cũng không tốt khi tiến hành
các thủ tục để bồi thƣờng.
4.4.3 Những yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí sẵn lòng chi trả của những
hộ tham gia bảo hiểm nuôi tôm
4.4.3.1
Chi phí mua bảo hiểm nuôi tôm tại Cà Mau
Cà Mau thực hiên Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tƣớng
Chính phủ về thực hiện thí điểm BHNN giai đoạn 2011-2013, nhằm hỗ trợ cho
ngƣời dân chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại do hậu quả của thiên tai,
dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy sản xuất
phát triển, ra đời. Theo quyêt này những hộ tham gia bảo hiểm sẽ đƣợc Nhà
nƣớc hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cụ thể nhƣ sau: Những h
, h
, h
35
, bình thƣờng
và những t
.
Bảng 4.16: Chi phí phải chi trả bảo hiểm
Tôm thẻ chân trắng
(n=17)
Tôm sú
(n=13)
Số tiền bảo hiểm làm cơ sở
bồi thƣờng (Tr.đ/ha/vụ)
Phí bảo hiểm (Tr.đ/ha/vụ)
311,30±112,67
561,85±151,74
7,91±3,99
17,20±7,09
Tổng số tiền bảo hiểm làm cơ sở bồi thƣờng của tôm sú là 319,21±116,04
triệu đồng/ha/vụ thấp hơn số tiền làm cơ sở bồi thƣờng của tôm thẻ chân trắng
là 579,05±156,45 triệu đồng/ha/vụ, từ đó dẫn đến phí bảo hiểm trên ha trung
bình của tôm sú cũng thấp hơn của tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, hơn 76% hộ
nuôi cho rằng mức phí bảo hiểm là hợp lý, chỉ có khoảng 23% hộ nuôi cho
rằng mức phí khá cao.
Cao
15,4%
Cao
29,4%
Hợp lý
84,6%
Hợp lý
70,6%
Tôm thẻ chân trắng
Tôm sú
Hình 4.4: Thể hiện đánh giá của ngƣời nuôi về phí bảo hiểm tôm
Đa số hộ tham gia bảo hiểm đều phàn nàn về việc bồi thƣờng của công ty
khi xảy ra rủi ro, thủ tục xác nhận phức tạp, bồi thƣờng chậm hơn so với hợp
đồng và bồi thƣờng không đúng với số tiền phải bồi thƣờng nhƣ trong hợp
đồng. Trong hợp đồng quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ khi thiệt hại nếu
đầy đủ hồ sơ, thủ tục thì phải bồi thƣờng cho ngƣời nuôi, nhƣng trên thực tế
bình quân khoảng 82±51,74 ngày ngƣời nuôi mới đƣợc công ty bảo hiểm bồi
thƣờng.
4.4.3.2
Những yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí sẵn lòng chi trả mua bảo
hiểm nuôi tôm tại Cà Mau
Dùng phƣơng pháp phân tích tƣơng quan đa biến đƣợc dùng để phân tích
mối quan hệ cùng một lúc của các biến độc lập giả định có ảnh hƣởng đối với
36
biến phụ thuộc của nghiên cứu, đó là chi phí sẵn lòng chi trả bảo hiểm của
ngƣời nuôi tôm (triệu đồng/ha/vụ) Y.
Qua kết quả phân tích có đến 50% các yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí sẵn
lòng chi trả bảo hiểm trong số đó có bốn yếu tố ảnh hƣởng có ý nghĩa thống
kê, có R = 0,895, R2 = 0,802 và R2 hiệu chỉnh là 0,726. Mức tƣơng quan cho
thấy có thể giải thích đƣợc 80% của các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình có
ảnh hƣởng tới biến phụ thuộc là chi phí sẵn lòng chi trả Y.
Các biến độc lập X1 đối tƣợng nuôi, X2 đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ, X3 % phí hỗ
trợ, X4 lợi nhuận trong mô hình với ý nghĩa p < 0,1 hay mức ý nghĩa α = 10%.
Mô hình hồi quy về chi phí sẵn lòng chi trả bảo hiểm đƣợc viết nhƣ sau:
Y = 25,971+ 8,116X1 + 0,008X2 – 4,655X3 + 0,405X4 ± ε
Trong đó:
Y: Chi phí sẵn lòng chi trả bảo hiểm (Triệu đồng/ha/vụ)
X1: Đối tƣợng đang nuôi (0: Tôm sú, 1: Tôm thẻ chân trắng)
X2: Lợi nhuận (Triệu đồng/ha/vụ)
X3: Đƣợc hỗ trợ từ Nhà nƣớc về BH tôm (0= Không; 1= Có)
X4: % hỗ trợ của Nhà nƣớc (%)
Các biến tác động cùng lúc có ý nghĩa ảnh hƣởng đến chi phí sẵn lòng chi trả
bảo hiểm với mức ý nghĩa 10%.
Bảng 4.17: Các yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí sẵn lòng chi trả bảo hiểm tôm
Hằng số
Đối tƣợng nuôi
(0= Tôm sú, 1= Tôm thẻ chân trắng)
Kinh nghiệm nuôi tôm (năm)
Rủi ro thƣờng xuyên xảy ra
(0: Khác, 1: Dịch bệnh)
Lợi nhuận (Tr.đ/ha/vụ)
Đƣợc hỗ trợ từ Nhà nƣớc về BH tôm
% hỗ trợ của nhà nƣớc (%)
Tập huấn và triển khai BH
Thái độ nhân viên BH
B
25.971
Sai số
chuẩn
8.394
Hệ số
Beta
Giá trị
t
3.094
Ý
nghĩa
0.005
8.166
0.039
1.683
0.271
0.549
0.016
4.852
0.145
0.000
0.886
0.320
0.008
-4.655
-0.405
-2.453
2.921
1.633
0.003
2.417
0.080
2.594
3.194
0.020
0.265
-0.215
-0.592
-0.100
0.099
0.196
2.520
-1.926
-5.083
-0.946
0.914
0.847
0.020
0.068
0.000
0.355
0.371
Giả thích các biến có ý nghĩa trong mô hình tƣơng quan đa biến cụ thể nhƣ
sau:
X1: Hệ số của đối tƣợng nuôi có ảnh hƣởng tới mức chi phí sẵn lòng chi trả
bảo hiểm tôm là tƣơng quan dƣơng. Có nghĩa là khi các yếu tố khác trong mô
37
hình không đổi, nếu đối tƣợng nuôi là tôm sú chuyển sang nuôi tôm thẻ chân
trắng thì chi phí sẵn lòng chi trả bảo hiểm sẽ tăng 8,116 triêu đồng/ha/vụ.
X2: Hệ số của biến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm có tƣơng quan dƣơng
với biến chi phí sẵn lòng trả mua bảo hiểm tôm. Nếu lợi nhuận tăng thêm 1
triệu đồng/ha/vụ thì chi phí sẵn lòng trả mua bảo hiểm sẽ tăng lên 0,008 triêu
đồng/ha/vụ khi các yếu tố khác không thay đổi.
X3: Hệ số của biến đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ về bảo hiểm tôm có tƣơng quan
âm với biến chi phí sẵn lòng chi trả mua bảo hiểm. Khi Nhà nƣớc không hỗ
trợ phí bảo hiểm chuyển sang hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm nuôi tôm thì chi phí
sẵn lòng chi trả mua bảo hiểm của ngƣời nuôi tôm sẽ giảm đi 4,655 triêu
đồng/ha/vụ khi các yếu tố khác không thay đổi.
X4: Hệ số của biến % chi phí của Nhà nƣớc hỗ trợ mua bảo hiểm có tƣơng
quan âm với với biến chi phí sẵn lòng chi trả mua bảo hiểm. Khi % hỗ trợ của
Nhà nƣớc chi hỗ trợ thông qua chính sách cho phí bảo hiểm tôm thì chi phí
sẵn lòng chi trả mua bảo hiểm của ngƣời nuôi tôm sẽ giảm đi 0,405triệu
đồng/ha/vụ khi các yếu tố khác không thay đổi.
38
4.4.4
Phân tích ma trận SWOT
Sau đây là bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó đề
ra một số giải pháp.
Bảng 4.18: Phân tích ma trận SWOT
CƠ HỘI (O)
Giá bán tôm đang có xu
hƣớng tăng.
Tham gia hợp tác xã sẽ
có nhiều cơ hội trao đổi
và giúp đỡ nhau trong
sản xuất.
Tham gia bảo hiểm giúp
giảm thiểu rủi ro, có vốn
tái sản xuất.
THÁCH THỨC (T)
Thời tiết thất thƣờng,
dịch bệnh ngày càng
nhiều và lây lan
Ô nhiễm môi trƣờng
cũng là thách thức lớn đối
với ngƣời nuôi tôm.
Việc bồi thƣờng khi
xảy ra rủi ro.
ĐIỂM MẠNH (S)
Nghề nuôi tôm là nghề
nuôi truyền thống. Có
nhiều kinh nghiệm.
Thuận lợi về vị trí ao
nuôi, chủ yếu là lao
động gia đình.
Sự chỉ đạo, quan tâm
của Nhà nƣớc, chính
quyền địa phƣơng triển
khai về bảo hiểm.
KẾT HỢP SO
Tăng cƣơng mở rộng
thêm diện tích, ao nuôi,
đầu tƣ thêm máy móc
thiết bị.
Thực hiện tham gia liên
kết với các tổ chức, hợp
tác xã.
Nhà nƣớc tiếp tục triển
khai và khuyến khích
những hộ nuôi tham gia
bảo hiểm.
KẾT HỢP ST
Tiếp tục phát triển nghề
nuôi tôm đồng thời khắc
phục phòng ngừa dịch
bệnh.
Nhà nƣớc can thiệp xử
lý tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng, nhắc nhở hay xử
phạt.
Sự quan tâm của Nhà
nƣớc tới bảo hiểm và
công tác bồi thƣờng.
ĐIỂM YẾU (W)
Trình độ học vấn thấp.
Hệ thống thủy lợi chƣa
đảm bảo.
Thiếu vốn sản xuất và
tham gia bảo hiểm.
Chất lƣợng thức ăn,
thuốc và hóa chất.
KẾT HỢP WO
Tổ chức triển khai tập
huấn, xây dựng lại hệ
thống thủy lợi.
Tăng cƣờng công tác
quản lý chất lƣợng con
giống, thức ăn, thuốc và
hóa chất
Tiếp tục hỗ trợ vốn cho
các hộ tham gia bảo
hiểm.
KẾT HỢP WT
Nâng cao trình độ, kinh
nghiêm, phòng ngừa dich
bệnh, thời tiết thất
thƣờng.
Nhà nƣớc hỗ trợ vốn
cho các hộ nuôi và công
tác bồi thƣờng hợp lý
Công ty bảo hiểm cần
đƣa ra mức khấu trừ và tỷ
lệ bồi thƣờng hợp lý.
39
4.5
Giải pháp phát triển thị trƣờng bảo hiểm nuôi tôm tại Cà Mau
4.5.1 Giải pháp đối với Nhà nƣớc về bảo hiểm tôm
Bảo hiểm nông nghiệp chỉ thực sự có thể thực hiện thành công khi nó trở
thành một chính sách của Nhà nƣớc vì nó mang ý nghĩa xã hội, có tính ổn
định, lâu dài. Xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh bảo hiểm và chính sách hỗ
trợ phí bảo hiểm cho các hộ tham gia bảo hiểm. Nhà nƣớc thực hiện chính
sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân tham gia bảo hiểm, đây là một hình thức
giúp ngƣời nông dân chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là nhận thức của ngƣời dân về vấn đề bảo
hiểm, vì những hộ nuôi tôm ở đây chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên cần
có sự tuyên truyền sâu rộng, kêu goi, khuyến khích làm thay đổi nhận thức của
họ về bảo hiểm.
Cần có sự chỉ đạo và chính sách khuyến khích các tổ chức đƣa ra giống có
chất lƣợng tốt, thức ăn có chất lƣợng, kỹ thuật nuôi đạt hiệu quả cao cho ngƣời
nuôi. Thƣờng xuyên chú trọng đến biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh
tránh lây lan trên diện rộng.
4.5.2 Giải pháp đối với công ty bảo hiểm
Công ty bảo hiểm cần đua ra mức khấu trừ và tỷ lệ bồi thƣờng một cách
hợp lý để ngƣời dân cùng chịu trách nhiệm, chủ động hạn chế tổn thất và thực
hiện sự chỉ đạo hƣớng dẫn của công ty bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. Cần tạo
lòng tin của ngƣời tham gia bảo hiểm thì việc kinh doanh bảo hiểm mới thực
sự hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trƣờng.
Công ty bảo hiểm cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn về nông
nghiệp nhƣ các viện nghiên cứu, kinh doanh tôm giống để họ trợ giúp, giám
sát ngƣời dân thực hiện quy trình kỹ thuật nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Huấn luyện đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có năng lực và phẩm chất
đạo đức để chính sách bảo hiểm thực sự có ý nghĩa trong sản xuất. Nghiên
cứu lại cách tính tiền đền bù và điều kiện đền bù hợp lý hơn nhằm hạn chế trục
lợi bảo hiểm.
Với sự trợ giúp của chính phủ để tất cả các cơ quan ban ngành có thể vào
cuộc tuyên truyền cho BHNN thì các công ty cần đặt đại lý để quảng cáo,
tuyên truyền cụ thể hơn về các sản phẩm BHNN để ngƣời dân tin và mua BH.
Các đại lý đó chính là các cán bộ khuyến nông, cán bộ hội nông dân, cán bộ
cơ sở phụ nữ, những ngƣời nông dân làm giàu giỏi đã tham gia BH.
40
4.5.3 Giải pháp đối với nông dân nuôi tôm
Cần nhận thức rõ ràng về bảo hiểm nông nghiệp, làm thế nào để giảm thiểu
thiệt hại khi rủi ro, nông dân cũng phải chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm,
không tiếp tay cho những ngƣời có hành vi trục lợi bảo hiểm.
Tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật qui trình nuôi và tìm hiểu thông tin
trƣớc khi tham gia bảo hiểm.
Tóm lại, để thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp thực sự phát triển đƣợc ở
Việt Nam thì cần có sự kết hợp từ nhiều phía, sự chỉ đạo và hỗ trợ từ các bộ,
ban, ngành của Chính phủ, sự phối hợp thực hiện giữa hiệp hội bảo hiểm,
doanh nghiệp và đặc biệt là sự hƣởng ứng tham gia của ngƣời nông dân. Các
bên phải có sự phối hợp chặt chẽ, có định hƣớng rõ ràng, đƣa ra những quy
trình kỹ thuật đúng đắn và thích hợp dựa trên những nghiên cứu và kinh
nghiệm thành công của nƣớc ngoài, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, rõ ràng
nhằm khuyến khích các doanh nghiệp triển khai rộng rãi và tạo điều kiện cho
ngƣời nông dân tham gia nhằm giảm thiểu thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.
41
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1
Kết luận
Mật độ thả trung bình của tôm thẻ chân trắng là 84,5con/m2 cao hơn mật
độ thả của tôm sú trung bình là 26,37con/m2.
Giá thức ăn trung bình của tôm sú khoảng 35.700 đồng, tôm thẻ chân trắng
khoảng 30.300 đồng.
Năng suất trung bình của mô hình nuôi tôm sú là 4,48 tấn/ha/vụ và năng
suất trung bình của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng là 6,58 tấn/ha/vụ. Lợi
nhuận bình quân của tôm sú là 423,18 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận trung
bình của tôm thẻ chân trắng 337,31 triệu đồng/ha/vụ và tỷ lệ số hộ nuôi tôm sú
bị lỗ là 6,7%, tôm thẻ chân trắng 16,7%.
Ngƣời nuôi tôm tham gia bảo hiểm với lý do là nhằm giảm thiệt hại khi có
rủi ro xảy ra do tình hình dịch bệnh và thời tiết thất thƣờng và đƣợc Nhà nƣớc
hỗ trợ một phần phí tham gia bảo hiểm.
Qua khảo sát 60 hộ nuôi tôm sú ta thấy có 30 hộ tham gia bảo hiểm, trong
đó, có 13 hộ nuôi tôm sú và 17 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng có tham gia bảo
hiểm.
Qua khảo sát tình hình tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai thì trong 30 hộ
không tham gia bảo hiểm chỉ có 36,7% hộ tiếp tục tham gia và có tới 63,3%
hộ cũng sẽ không tham gia bảo hiểm. Trong 30 hộ đã tham gia bảo hiểm thì có
30% hộ sẽ tếp tục tham gia bảo hiểm và 70% hộ sẽ không tham gia. Từ đó,
cho thấy đƣợc nhu cầu tham gia bảo hiểm của ngƣời nuôi giảm đi do khi xảy
ra rủi ro thì ngƣời nuôi nhận đƣợc bồi tƣờng chậm hơn so với hợp đồng, thủ
tục thanh toán bồi thƣờng cũng quá phức tạp.
Mức phí bảo hiểm sẵn lòng chi trả mua bảo hiểm nuôi tôm trung bình là
7,91 triệu đồng/ha/vụ và mức phí bảo hiểm trung bình của tôm thẻ chân trắng
là 17,20 triệu đồng/ha/vụ.
Mô hình hồi quy đa biến giữa biến phụ thuộc là chi phí sẵn lòng trả mua
bảo hiểm với các biến độc lập bao gồm: đối tƣợng nuôi, đƣợc Nhà nƣớc hỗ
trợ, % phí hỗ trợ và lợi nhuận từ nuôi tôm.
5.2
Đề nghị
Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng cần triển khai và khuyến khích ngƣời
nuôi tham gia bảo hiểm tôm nhằm hạn chế thiệt hại khi rủi ro xảy ra.
42
Nhà nƣớc tiếp tục hỗ trợ vốn cho nông dân tham gia bảo hiểm tôm trong
thời gian tới.
Nghiên cứu và quy định chặt chẽ hơn tránh trục lợi bảo hiểm tôm.
Để bảo hiểm nông nghiệp thực sự phát triển và có ích cho nông dân thì cần
phải có sự kêt hợp từ nhiều phía, sự hỗ trợ mang tính bền vững, có định hƣớng
của Nhà nƣớc, sự tham gia của các công ty bảo hiểm và đặc biệt là sự chủ
động tham gia tích cực của ngƣời nuôi tôm. Các bên phải có sự phối hợp chặt
chẽ thông qua các qui định của luật bảo hiểm với những quy định về qui trình
kỹ thuật, mật độ nuôi, điều kiện con giống nuôi và hành lang pháp lý thuận lợi
để khuyến khích các doanh nghiệp triển khai rộng rãi và tạo điều kiện cho
ngƣời nông dân tham gia nhằm giảm thiểu thiệt hại khi có rủi ro.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cao Sơn, 2011. Bảo hiểm nông nghiệp tránh rủi ro cho nông dân.
http://nguoicaotuoi.org.vn/printContent.aspx?ID=6561
nh
nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận
văn cao học 2009, Đại học Cần Thơ.
Đặng Thị Anh Đào, 2009. Phân tích chuỗi giá trị tôm sú xuất khẩu tại tỉnh Cà
Mau và Bến Tre. Luận văn cao học 2009, Đại học Cần Thơ.
Đoàn Trần Đạt, 2009. So sánh một số chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật của các mô
hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dũ liệu nghiên cứu
SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.
Hồng Vân, 2013. Bảo hiểm nông nghiệp: Cần thiết trong hoạt động sản xuất
của nông dân. http://www.baohaiquan.vn/pages/bao-hiem-nong-nghiepcan-thiet-trong-hoat-dong-san-xuat-cua-nong-dan.aspx
Huỳnh Thị Quyền và Lê Xuân Sinh, 2011. Hiệu quả tài chính và khả năng
chấp nhận nuôi chuyên canh tôm sú hay luân canh tôm sú – tôm càng
xanh ở huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Xuân Sinh, 2010. Giáo trình Kinh tế thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần
Thơ.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Nguyễn Thanh Toàn và Nguyễn Thị Kim
Quyên, 2011. Phân tích chuỗi giá trị tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long.
Kỷ yếu Hội nghi khoa học thủy sản lần 4. Trƣờng Đại học Cần Thơ,
trang 524-536.
Lê Xuân Sinh, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Thanh Toàn và Phan Thị Ngọc
Khuyên, 2011. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thủy sản. NXB Đại học
Cần Thơ.
Nuno Meira, 2013. Bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nuôi trồng thủy sản. Tạp
chí Thƣơng mại Thủy sản, số 149,150 , trang 149-151.
Nguyễn Bích, 2013. 10 nét chính của ngành tôm Việt Nam năm 2012. Tạp chí
Thƣơng mại Thủy sản, số159, trang 50-55.
Nguyễn Quốc Nghi, 2013. Nhu cầu tham gia bảo hiểm sản lƣợng của hộ nuôi
tôm sú ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Thƣơng mại Thủy sản,
số 159, trang 88-91.
Nguyễn Quốc Pháp, 2009. So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi tôm
sú thâm canh và quảng canh cải tiến của tỉnh Bạc Liêu. Luận văn đại học
2009, Đại học Cần Thơ.
44
Nguyễn Tiến Hùng, Hồ Thủy Tiên, Nguyễn Tấn Hoàng, Võ Đình Trí và
Nguyễn Thanh Nguyên Vũ, 2007. Nguyên lý và thực hành bảo hiểm.
Nhà xuất bản tài chính.
Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2012. So sánh hiệu quả đầu tƣ nuôi
thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre. Tạp chí Thƣơng mại
Thủy sản, số 155.
Nguyễn Thị Thu, 2009. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô
hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Long An. Luận
văn đại học 2009, Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Trung Chánh, 2008. Phân tích ngành hàng tôm sú sinh thái ở tỉnh Cà
Mau. Luận văn cao học 2009, Đại học Cần Thơ.
Phạm Xuân Hoan, 2009. Bảo hiểm nông nghiệp: Kinh nghiệm nƣớc ngoài và
một số kiến nghị cho Việt Nam. Tài chính Quốc tế & Hội nhập, tháng
4/2009.
Phong Phú, 2013. Bảo hiểm nông nghiệp: Thêm động lực cho ngƣời nuôi tôm.
http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=26857
Trần Duy, 2013. Phân tích chuỗi giá trị ngành thủy sản Việt Nam. Tạp chí
Thƣơng mại Thủy sản, số159, trang 74-77.
Trần Văn Kiên, 2012. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú thâm
canh và bán thâm canh ở Thành phố Bạc Liêu. Luận văn cao học 2012.
Đại học Cần Thơ.
Võ Minh Thế, 2012. Phân tích đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả tài chánh của các
mô hình nuôi sò huyết ở hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Luận văn cao
học 2012, Đại học Cần Thơ.
Vũ Nguyên Ngọc Anh, Mai Tú Anh, Nguyễn Minh Hà, Vũ Hoàng Lan và Hà
Thị Ngọc Mai, 2009. Thị trƣờng Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải
pháp phát triển thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam. Trƣờng
Đại học Ngoại thƣơng.
45
PHỤ LỤC
Phụ lục A: Bảng câu hỏi phỏng vấn
THÔNG TIN TỪ CƠ SỞ NUÔI TÔM
(Thu thập thông tin cho vụ nuôi chính của hộ)
I. Thông tin chung
1- Địa chỉ: Ấp: ……… Xã ………… Huyện/Quận ……….. Tỉnh/TP: ……….…
2- Điện thoại bàn:…………………….; ĐTDĐ: …………………………;
3- Họ và tên chủ cơ sở/Quản lý: …………;3.1. Giới: (0: Nữ; 1: Nam);3.2.Tuổi: …;
4- Dân tộc: 1= Kinh; 2= Khmer; 3= Hoa
5- Loại hình SXKD (1= Hộ cá thể; 2= Công ty; 3= HTX; 4= Hùn hạp/cổ phần; 5=
Khác….)
6- Trình độ học vấn của chủ cơ sở: 1= Cấp I; 2= Cấp II; 3= Cấp III; 4= Trung
cấp; 5= ĐH/CĐ; 6= Khác………
7- Chuyên môn về thủy sản của chủ: 1=Kinh nghiệm; 2= Tập huấn; 3=Trung cấp
TS; 4= ĐH/CĐ TS; 5= Khác……….
8- Kinh nghiệm nuôi tôm (năm): ……..năm.
9- Số nhân khẩu trong gia đình:……………
(ngƣời); Nam:…………
10- Số ngƣời trong độ tuổi lao động:…………… (ngƣời); Nam:……………
11- Số lao động gia đình tham gia nuôi tôm: ….;8.1.Trong đó: Nam:…; 8.2.Nữ: …;
12- Số cán bộ QL và lãnh đạo của trang tại/công ty:….;9.1.Nam:….. .9.2.Lƣơng
bquân: …… (Tr.đ/tháng).
13- Lao động thuê/công nhân: …; 10.1.Nam:…10.2.Lƣơng bquân: …… (Tr.đ/tháng).
14- Đối nuôi hiện tại: 1= Tôm sú; 2= Tôm thẻ; Mô hình đang áp dụng qui trình nuôi
(1= Global GAP, 2= ASC,3=Viet GAP, 4== Khác….); Áp dụng từ năm ………?
Khó khăn khi áp dụng:.............................................................................;
15- Ông/bà có ghi chép thông tin hàng này khi nuôi tôm không? (0=Không; 1= Có)
16- Nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật: (1= Kinh nghiệm; 2= TV/Radio; 3= Tài
liệu/sách/báo; 4= Tập huấn; 5= N.dân khác; 6= Khác….)
II. Thông tin tình nuôi và bán Tôm của cơ sở:
17- Tổng diện tích đất của cơ sở …….(m2); 13.1.Tổng diện tích mặt nƣớc thả
nuôi:……(m2).
18- Số ao nuôi:………….. ao;
15.1. Độ sâu bình quân:………….m.
19- Chi phí đầu tƣ công trình ao nuôi...Tr.đồng;16.1. Số năm dự kiến sử dụng... năm?
20- Chi phí mua máy, thiết bị cho SX...Tr.đồng; 17.1. Số năm dự kiến sử dụng..năm?
21- Ông/Bà có sử dụng ao lắng không? ....(0=không; 1=có),18.1. Diện tích ao lắng
(m2):….............
22- Ông/Bà có ao xử lý nƣớc thải không? ....(0=không; 1=có),19.1. Diện tích ao xử
lý nƣớc thải (m2):………
23- Cách cải tạo ao: 1=bón vôi;2=sên vét hết bùn; 3=khác..………....
24- Mật độ thả giống: …Con/m2/vụ; 21.1 Tăng/giảm? …% so 5 năm trƣớc. 21.2.
Khuyến cáo mật độ thả ….
46
25- Nguồn Tôm giống mua từ ai?
(Hình thức thanh toán: 1= Tiền mặt; 2= Trả chậm; 3= Khác…..)
Nguồn mua
% lƣợng
theo nguồn
Giá mua
(đ/con)
Kích cỡ
con giống
Hình thức
thanh toán
1. Trại SXG
2. Cơ sở ƣơng giống
3. Thƣơng lái
4. Khác.....................
26- Tháng thả giống vụ chính?........(tháng DL); 23.1. Tháng khuyến cáo thả?.......
(tháng DL). Tháng thả giống vụ phụ?.........(tháng DL).
27- Tháng thu hoạch vụ chính?.......... (tháng DL). Tháng thu hoạch vụ
phụ?.........(tháng DL). 27.1. Thời gian nuôi vụ chính:. ….. tháng?; Thời gian nuôi
vụ phụ:. ….. tháng? 27.2.Tháng bán giá cao......(DL).
28- Số vụ nuôi/năm: ….. ……. vụ;
29- Chất lƣợng Tôm giống (1=Rất xấu, 2=Xấu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5= Rất
tốt):...........
30- Nguồn nƣớc sử dụng: 1=sông chánh, 2=sông nhánh, 3=kinh thủy lợi, 4=cây
nước, 5=nước máy, 6=khác…............
31- Tần suất thay nƣớc: …ngày/lần?. 28.1.Tỷ lệ thay (%/lần thay)……; 28.2.Thay
nƣớc: 1=Bơm, 2=Thủy triều;3=Cả 2
32- Tình hình xuất hiện bệnh trên Tôm Tăng/giảm so với 5 năm trƣớc? ………….%?
32.1. Lý do bệnh xuất hiện tăng? ……...…; 29.1a.Giải pháp:…………………
32.2. Lý do bệnh xuất hiện giảm? ..………; 29.2a.Giải pháp:………………....
33- Mức sử dụng HC/thuốc trong thời gian qua là: (1=Giảm; 2=Không đổi; 3=Tăng
thêm):………
33.1 Lý do Tăng sử dụng hóa chất/thuốc: ……………………………….
33.2 Lý do Giảm sử dụng hóa chất/thuốc: ………………………………
34- Chi phí thuốc/hoá chất Tăng/giảm so với 5 năm trƣớc? :………….%?
34.1 Lý do Giảm chi phí hóa chất/thuốc: ……………………………………
34.2 Lý do Tăng chi phí hóa chất/thuốc: ……………………………………
35- Loại thức ăn sử dụng?.........
(1= Thức ăn viên; 2= Thức ăn tự chế; 3= Cả
hai; 4=Không cho ăn)
Chỉ tiêu
Thức ăn viên
1. Số lƣợng (tấn/vụ)
2. Hệ số FCR trung bình
2.1. Tăng/giảm so 3-5 năm trước (%)
2a. Lý do tăng FCR
a1. Giải pháp?
2b. Lý do giảm FCR
b1. Giải pháp
3. Chất lƣợng TA(1=Rất xấu,
2=Xấu; 3=Bình thường; 4= Khá; 5=
Rất tốt)
47
Thức ăn tự chế
4. Giá trung bình (1000đ/kg)
5. Xu hƣớng giá (1=giảm; 2= không
đổi; 3= Tăng; 4= khác)
36- Chi phí sản xuất và chi phí tăng thêm trong năm vừa qua
Các khoản chi phí cơ bản
Lượng sử
dụng
Đơn giá
(1000 đ)
Thành tiền
(1000đ/vụ)
1. Cải tạo ao + Ủi bùn đáy ao khi cải tạo
2. Chi nhiên liệu: dầu, nhớt, điện, than,
củi
3. Chi hóa chất, thuốc TYTS…
4. Chi trả công lao động
5. Chi trả vận chuyển đầu vào, đầu ra
6. Chi trả điện thoại giao dịch
7. Chi trả các loại phí và thuế…
8. Vật dụng mau hƣ
9. Chi phí lặc vặt khác ……………
10. Tổng chi phí sản xuất/vụ
11. Giá thành sản xuất/kg
12. Giá thành Tăng/giảm? % so với 3
năm trước?
37- Tổng s.lƣợng tôm thu hoạch/vụ: ..… Tấn; C.phí thuê thu hoạch:……tr đ/tấn;
C.phí vận chuyển:……..trđ/tấn;
37.1. Giá bán trung bình: ………. (1000 đ/kg); Kích cỡ bq khi bán …… con/kg
37.2. Tỷ lệ tôm cỡ loại loại 1:……… (%); Giá bán cỡ loại 1…… (1000 đ/kg)
38- Trƣớc khi bán tôm ngƣời mua có kiểm tra chất lƣợng thịtTôm không?
(0= Không; 1= Có)
39- Trƣớc khi bán tôm ngƣời mua có kiểm tra các chỉ tiêu về ATVSTP tôm không?
(0= Không; 1= Có)
Nếu có: 38.1.Chỉ tiêu 1:........; 38.2. Chỉ tiêu 2:.............; 38.3. Chỉ tiêu 3:...........
40- Cá có đáp ứng đƣợc các chỉ tiêu về ATVSTP của ngƣời mua không? (0= Không;
1= Có)
40.1. Nếu không, đợi bao lâu mới bán đƣợc:..........ngày?;
40.2. Cách khắc phục: ............................................
41- Nơi bán, hình thức bán và thanh toán (Hình thức thanh toán: 1= Tiền mặt; 2=
Trả chậm; 3= Khác…..)
Nguồn bán
% lƣợng
Giá bán
Thanh toán Hình thức
Ƣu tiên*
theo
(đ/kg)
(ngày)
TT
nguồn
1. Nhà máy CB
2. Vựa thu mua
3. Thƣơng lái
4. Khác...........
* Lý do ƣu tiên 1: ..................................................................................................
* Lý do ƣu tiên 2: ..................................................................................................
42- Hiện tại Ông/Bà có thực hiện các hình thức liên kết nào trong sản xuất không?
48
(0= Không; 1= HTX; 2= Ký HĐ tiêu thụ với NMCB; 3= Ký HĐ với công ty cung
cấp đầu vào; 4=Khác.................)
43- Nếu không thì tại sao? 39.1. Lý do 1: ....................9.1. Lý do 2: .................
44- Tỷ lệ số vụ nuôi tôm thành công trong 3 năm gần đây nhất: .........................
45- Tổng số tiền vay mƣợn phục vụ cho SX/năm:……………. Tr. đồng; % số vốn
vay cho nuôi tôm:............(%)
45.1. Vay ngân hàng: … Tr.đồng; 45.1a.Thời gian vay: …Tháng; 45.1b.Lãi suất:
…….%/tháng.
45.2. Vay tƣ nhân:…. Tr.đồng; 45.2.1.Thời gian vay: … Tháng; 45.2b.Lãi suất:
……%/tháng.
46- Các hoạt động khác ngoài nuôi tôm của hộ: 1=Kthác TS; 2=Mua bán TS;
3=SXG/Ương TS; 4=Nuôi TS; 5=Lúa; 6=Màu; 7=Vườn cây; 8=Chăn nuôi; 9=Làm
thuê; 10=Khác, ………………..…;
Chỉ tiêu
Hoạt động 1…… Hoạt động 2…… Hoạt động 3……
1. Chi phí
(Tr.đồng/năm)
2. Thu nhập
(Tr.đồng/năm)
3. Lợi nhuận
(Tr.đồng/năm)
47- Tổng chi phí sinh hoạt của gia đình bình quân: ………..… tr.đồng/tháng.
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CƠ SỞ NUÔI TÔM
48. Thuận lợi của mô hình nuôi tôm (1)………………; (2)……………………
49. Khó khăn của mô hình nuôi tôm (1)………………; (2)……………………
50. Ông/Bà tiên đoán về ngành hàng tôm trong thời gian tới? 1-Giảm dần; 2=Như
hiện nay; 3-Phát triển hơn nữa;
50.1 Lý do Tăng 1: ……………………….; 2:………………………….;
50.2 Lý do Giảm 1: …..…………………..; 2:………………………….;
51. Ông/Bà có dự định thế nào về nuôi tôm trong tƣơng lai không? (1= Giảm; 2=
Tăng)
Lý do Tăng 1:……………………; Lý do Tăng 2: .........................................
Lý do Giảm 1:……………………; Lý do Giảm 2: ........................................
IV NHU CẦU CHI TRẢ KHI THAM GIA BẢO HIỂM TÔM
1. Hiện tại hộ nuôi tôm của Ông/Bà có tham gia bảo hiểm tôm không ? (0= Không ;
1= Có).
1. 1. Lý do có 1:……………………………………… .
1.2. Lý do có 2:………………………………………......
1.3. Lý do không tham gia 1: ………………………………………......
1.4. Lý do không tham gia 2: ………………………………………......
2. Ông/Bà có tìm hiểu về bảo hiểm tôm ?
1=Không tìm hiểu;
2= Có tìm hiểu chút ít; 3=Rất hiểu biết
3. Nếu có, nguồn cung cấp thông tin từ: 1= Chính quyền địa phương; 2= Nhân viên
bảo hiểm; 3= Hộ nuôi tôm khác; 4= Sách, báo, internet; 5=Khác ................
4. Những rủi ro thƣờng xuyên xảy ra trong quá trình nuôi?
1= Thiên tai, thời tiết ; 2= Dịch bệnh; 3= Giá cả đầu vào tăng; 4= Giá đầu ra
không ổn định; 5= Khác……………
49
5. Tƣơng lai, Ông/Bà có muốn tiếp tục/sẽ tham gia bảo hiểm tôm hay không ? (0=
Không ; 1= Có)
5.1 Lý do có 1:………………………………………
5.2 Lý do có 2:………………………………………
5.1 Lý do không muốn tham gia 1:………………………………………
5.2 Lý do không muốn tham gia 2:………………………………………
6. Ông/Bà có đƣợc hỗ trợ từ Nhà nƣớc và Chính quyền địa phƣơng về BH tôm? (0=
Không ; 1= Có)
Hỗ trợ về mặt nào? 1=Vốn; 2=Qui trình kỹ thuật nuôi;3=Gặp gỡ công ty bảo
hiểm;4=Khác…………..
7. Ông/Bà muốn Nhà nƣớc hỗ trợ về:
1=Vốn ; 2=Tập huấn kỹ thuật; 3= Gặp gỡ công ty bảo hiểm; 4=Khác……….
8. Số tiền Ông/ Bà phải trả khi tham gia bảo hiểm tôm?............... (triệu/ha/vụ).
Theo Ông/Bà phí bảo hiểm tôm hiện nay?1= Cao; 2= Khá cao; 3= Hợp lý; 4=
Thấp; 5= Rất thấp.
9. Theo Ông/Bà phí tham gia BH bao nhiêu là hợp lý để tham gia? ……..triệu/ha.
10. Tiền dùng để mua bảo hiểm tôm từ đâu? 1= Vay ngân hàng; 2= Vay tƣ nhân;
3= Vốn tự có.
10.1 Vay ngân hàng:…Trđồng; thời gian vay:…….tháng; lãi suất:…… %/tháng
10.2 Vay tƣ nhân:…… Trđồng; thời gian vay:…… tháng; lãi suất:…… %/tháng
11. Nhà nƣớc hỗ trợ cho Ông/ Bà bao nhiêu % phí bảo hiểm?.......................%
12. Khi tham gia kí hợp đồng BH thái độ của nhân viên bảo hiểm nhƣ thế
nào?..............
13. Thủ tục kí kết hợp đồng bảo hiểm? 1= Dễ; 2= Bình thường; 3=Phức tạp
14. Khi rủi ro xảy ra thì thời gian nhận đƣợc bồi thƣờng hợp đồng BH?............ngày.
15. Nhân viên BH có xuống kiểm tra, theo dõi tình hình nuôi tôm không? (0=
Không ; 1=Có)
16. Bao nhiêu ……….. lần/vụ
17. Ý kiến của Ông/Bà về quy trình thanh toán tiền bồi thƣờng bảo hiểm?
Ý kiến 1: ……………………………Ý kiến 2: ………………………………
18. Cách tính bồi thƣờng bảo hiểm hiện nay hợp lý chƣa? (0= Chưa hợp lý; 1= Hợp
lý)
19.1 Đề nghị 1: ………………………; 19.2. Đề nghị 2: ……………………
20. Chính quyền địa phƣơng có thƣờng xuyên tập huấn giới thiệu và triển khai bảo
hiểm không? (0= Không ; 1= Có)
21 Nếu có thì bao nhiêu?..................lần/năm
22. Ông/Bà có muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm vào vụ nuôi tiếp theo không? (0=
Không ; 1= Có)
23. Những thuận lợi (1)………………….. (2)………………………
24. Những khó khăn (1)…………………… (2)………………………
25. Ý kiến của hộ nuôi về những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hiểm tôm?
(1)…………………………………………
(2)…………………………………………
V. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐẦU TƢ trong 3-5 tới
1. Ông/Bà có dự định mở rộng diện tích nuôi không? (0= Không; 1= Có; 3= Nnuôi)
2. Diện tích mở rộng thêm: ……………ha; Số ao:…………. ao?.
3. Diện tích giảm: …………. Ha; Số ao giảm:……………….ao?
Lý do tăng 1: ............................................ ; 2: ....................................
Lý do giảm 1: .............................................; 2: ....................................
4. Ông/Bà có dự định tăng mật đô nuôi không? (0= Không; 1= Có).
50
5.1 Mật độ tăng thêm: ………….con/m2; 5.2. Mật độ giảm xuống ………..con/m2.
Lý do tăng 1: ..............................; 2: ....................................
Lý do giảm 1: ............................; 2: .......................................
6. Ông bà có dự kiến thay đổi loài nuôi khác không? (0= Không; 1= Có).
Loài đơn 1 sẽ nuôi: ……………; loài 2: ………………
Loài Kết hợp sẽ nuôi: …………………………. ……………
Lý do thay đổi loài nuôi 1: .............................................................
Lý do thay đổi loài nuôi 2: ……………………………………….
7. Lý do chọn nuôi tôm sú mà không chọn nuôi các loại tôm hoặc cá khác?
Lý do 1: ……………………………………………………………….
Lý do 2: ……………………………………………………
8. Hình thức nuôi sẽ thay đổi không? (0= Không; 1= Có).
Nếu có: 1= Chuyển sang nuôi cá; 2= Chuyển sang nuôi kết hợp nhiều đối tượng
nuôi; 3= Khác: ……
Lý do thay đổi 1: .............................................................
Lý do thay đổi 2: ……………………………………….
9. Nguồn vốn Ông/Bà sẽ sử dụng nuôi tôm trong 3-5 năm tới từ đâu?
(1= Tích lũy từ tiền lời của những vụ nuôi trước;2=Vay ngân hàng,3=Vay tư nhân
4= Vay bà con, 5= Khác….)
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/bà!
Ngày …… tháng …… năm 2013
Ngƣời phỏng vấn
51
Phụ lục B: Bảng thông tin chung
1. Bảng thông tin chung về chủ hộ nuôi và kỹ thuật
Tuổi chủ cơ sở
Kinh nghiệm nuôi tôm (năm)
Diện tích
Tổng diện tích đất của cở sở (ha)
Tổng diện tích mặt nƣớc thả nuôi (ha)
Diện tích ao lắng (ha)
Diện tích ao xử lý nƣớc thải (ha)
Số ao nuôi (ao)
Số vụ nuôi một năm (vụ)
Độ sâu bình quân của mực nƣớc ao (m)
Mật độ
Mật độ thả giống (con/m2)
Giá mua con giống (đồng/con)
Thức ăn
Số lƣợng thức ăn sử dụng (tấn/ha/vụ)
Hệ số tiêu tốn thức ăn FCR
Giá thức ăn (1000đ/kg)
Lao động
Lao động gia đình tham gia nuôi tôm (ngƣời)
Lao động thuê (ngƣời)
Lƣơng bình quân thuê (Tr.đ/ngƣời/tháng)
Lao động gia đình tham gia nuôi tôm (ngƣời)
Cán bộ quản lý và lãnh đạo (ngƣời)
Cán bộ nam (ngƣời)
Lƣơng bình quân cán bộ (Triệu/ngƣời/tháng)
Năng suất
Giá bán trung bình (1000đ/kg)
Kích cỡ bình quân (con/kg)
Năng suất (Tấn/ha/vụ)
Tôm sú
(n=30)
46,2 ± 9,06
4,63 ± 2,67
TTCT
(n=30)
43,37 ± 11,16
5,18 ± 3,15
1,09 ± 1,09
0,57 ± 0,3
0,09 ± 0,08
0
2,1 ± 0,92
2,03 ± 0,18
1,49 ± 0,15
1,52 ± 1,64
1,1 ± 1,23
0,19 ± 0,18
0,06 ± 0,11
4,03 ± 5,08
2,53 ± 0,57
1,57 ± 0,14
26,37 ± 7,18
77,57 ± 14,56
84,5 ± 23,,35
82,17 ± 6,51
5,93 ± 2,36
1,33 ± 0,18
35,70 ± 3,18
7,71 ± 3,60
1,19 ± 0,17
30,34 ± 1,50
1,63 ± 0,67
1,75 ± 0,50
2,88 ± 0,48
1,63 ± 0,67
0
0
0
1,53 ± 0,73
3,71 ± 4,61
2,40 ± 0,42
1,53 ± 0,73
1,00
3,50 ± 3,54
6
185,83 ± 39,52
36,93 ± 13,51
4,48± 1,79
121,68 ± 16,59
83,37 ± 19,58
6,58 ± 3,16
2. Trình độ học vấn
Trình độ
học vấn
Cấp I
Cấp II
Cấp III
ĐH/CĐ
Tổng
Tôm sú
Số hộ
Tỷ lệ (%)
4
13,3
19
63,3
6
20,0
1
3,3
30
100,0
Tôm thẻ chân trắng
Số hộ
Tỷ lệ (%)
6
20,0
14
46,7
7
23,3
3
10,0
30
100,0
Tổng
Số hộ
Tỷ lệ (%)
10
16,7
33
55,0
13
21,7
4
6,7
60
100,0
3. Giới tính
Giới tính
chủ hộ
Nữ
Nam
Tổng
Tôm sú
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1
3,3
29
96,7
30
100
Số hộ
TTCT
Tỷ lệ (%)
30
30
52
100
100
Tổng
Tỷ lệ (%)
1
1,7
59
98,3
60
100
Số hộ
4. Mức độ sử dụng thuốc, hóa chất
Mức độ sử dụng
thuốc, hóa chất
Tôm sú
Số hộ
Giảm
Không đổi
Tăng thêm
TTCT
Tỷ lệ ( %)
20.0
26.7
53.3
6
8
16
Số hộ
3
4
22
Tỷ lệ ( %)
10.3
13.8
75.9
5. Thuận lợi
Thuận lợi
Tôm sú
Tôm thẻ chân
trắng
%
%
Vốn
Tập huấn kỹ thuật
Vị trí, quy mô
Kinh nghiêm
Có hợp tác xã
Đƣợc đầu tƣ thức ăn
Cơ sở hạ tầng
Giá bán cao
Thời tiết
Tổng
17,2
37,9
55,2
10,3
Tổng
%
39,3
14,3
75,0
28,1
26,3
64,9
5,3
7,0
8,8
26,3
8,8
1,8
177,2
14,3
10,7
17,9
3,6
6,9
34,5
13,8
3,4
179,3
175,0
6. Khó khăn
Khó khăn
Dịch bệnh
Thiếu vốn
Ô nhiễm môi trƣờng
Thời tiết
Con giống, thức ăn
Chi phí tăng
Kỹ thuật kém
Khác
Tổng
Tôm sú
Tôm thẻ chân
trắng
Tổng
%
%
%
63,3
33,3
20,0
20,0
20,0
10,0
6,7
6,7
180,0
60,0
13,3
36,7
26,7
10,0
3,3
6,7
6,7
163,3
53
61,7
23,3
28,3
23,3
15,0
6,7
6,7
6,7
171,7
Phụ lục C: Bảng hiệu quả kinh tế
CPCĐ (tr/ha/vu)
Chi phí khấu hao đầu tƣ
(tr/ha/vu)
Chi phí khấu hao máy móc
(tr/ha/vu)
CPBĐ (tr/ha/vu)
Chi phí thức ăn (tr/ha/vu)
Chi phí giống (tr/ha/vu)
Tổng chi phí sản xuất
(tr/ha/vu)
Chi phí lãi vay ngân hàng
(tr/ha/vu)
Chi phí lãi vay tƣ nhân
(tr/ha/vu)
doanh thu (tr/ha/vu)
Tổng chi phí (tr/ha/vu)
Lợi nhuận (tr/ha/vu)
Mức lời (tr/ha/vu)
Mức lỗ (tr/ha/vu)
Tỷ suất lợi nhuận (tr/ha/vu)
Hiệu quả chi phí (tr/ha/vu)
Năng suất (tan/ha/vu)
Tôm sú
19,92±9,40
TTCT
19,45±7,33
8,02±5,32
8,58±4,34
11,90±6,41
10,87±5,41
386,61±182,59
213,04± 89,50
19,76±7,59
454,11 ± 176,55
234,78 ± 110,60
69,18± 22,93
130,26±65,01
130,52±85,18
0,94±5,13
24,27±89,91
12,37±67,77
3,09±16,91
829,71±323,78
406,53±186,38
423,18±232,90
454,73±206,78
18,54±21,95
1,07±0,59
2,07±0,59
4,48±1,79
810,88±412,24
473,57±178,79
337,31±293,68
422,06±240,40
86,43±95,93
0,66±0,54
1,66±0,54
6,58±3,16
Phụ lục D: Bảng tình hình tham gia bảo hiểm
1. Tình hình tham gia bảo hiểm trong tƣơng lai
Tƣơng lai
tham gia
Bảo hiểm
Có
Không
Tổng
Tôm sú
Có tham
Không
gia BH
tham gia
BH
30,8
11,8
69,2
88,2
100
100
TTCT
Có tham
Không
gia BH
tham gia
BH
29,4
69,2
70,6
30,8
100
100
Tổng
Có tham
Không
gia BH
tham gia
BH
30,0
36,7
70,0
63,3
100
100
TTCT
Số hộ
Tỷ lệ ( %)
5
29,4
Tổng
Số hộ
Tỷ lệ ( %)
6
20,0
1
3,3
23
76,7
30
100
2. Phí bảo hiểm hiện nay
Phí bảo hiểm
tôm hiện nay
Cao
Kha cao
Hop Ly
Tôm sú
Số hộ Tỷ lệ ( %)
1
7,7
1
7,7
11
84,6
13
100
12
17
54
70,6
100
3. Bảng % hỗ trợ của Nhà nƣớc cho các hộ tham gia bảo hiểm
% hỗ trợ của
Nhà nƣớc
Số hộ
20.00
60.00
80.00
Tổng
Tôm thẻ chân trắng
Tôm sú
Tỷ lệ (%)
9
4
13
Số hộ
1
15
1
17
69.2%
30.8%
100.0%
Tổng
Tỷ lệ (%)
5.9%
88.2%
5.9%
100.0%
Số hộ
1
24
5
30
Tỷ lệ (%)
3.3%
80.0%
16.7%
100.0%
Phụ lục E: Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến giá sẵn lòng chi trả BH
Model
1
R
.895(a)
R Square
Model Summary
Adjusted Std. Error of
R Square the Estimate
.802
.726
3.92446
a Predictors: (Constant), Tap huan va trien khai BH, rui ro thuong xuyen xay ra, loi nhuan
(tr/ha/vu), Duoc ho tro tu NN ve BH tom, Doi tuong dang nuoi, Kinh nghiem (nam), thai do
nhan vien BH, % ho tro sua
ANOVA(b)
Sum of
Model
Squares
df
Mean Square
F
Sig.
1
Regression 1307.237
8
163.405
10.610
.000(a)
Residual
323.429
21
15.401
Total
1630.666
29
a Predictors: (Constant), Tap huan va trien khai BH, rui ro thuong xuyen xay ra, loi nhuan
(tr/ha/vu), Duoc ho tro tu NN ve BH tom, Doi tuong dang nuoi, Kinh nghiem nuoi tom
(nam), thai do nhan vien BH, % ho tro sua
b Dependent Variable: phi bao hiem tren ha (gia san long chi tra)
Coefficients(a)
Model
1
(Constant)
rui ro thuong xuyen xay
ra
% ho tro
loi nhuan (tr/ha/vu)
Kinh nghiem nuoi tom
(nam)
Doi tuong dang nuoi
Duoc ho tro tu NN ve
BH tom
thai do nhan vien BH
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
B
Std. Error
25.971
8.394
Beta
t
3.094
Sig.
.005
.320
1.633
.020
.196
.847
-.405
.008
.080
.003
-.592
.265
-5.083
2.520
.000
.020
.039
.271
.016
.145
.886
8.166
1.683
.549
4.852
.000
-4.655
2.417
-.215
-1.926
.068
2.921
3.194
.099
.914
.371
-.100
-.946
.355
Tap huan va trien khai
-2.453
2.594
BH
a Dependent Variable: phi bao hiem tren ha (gia san long chi tra)
55
[...]... tài Tìm hiểu nhu cầu và giải pháp cho thị trường bảo hiểm trong nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau đƣợc thực hiện nhằm giúp hiểu rõ hơn về những nhu cầu của ngƣời nuôi đối với việc mua bảo hiểm trong nuôi tôm, tình hình thực hiện bảo hiểm trên tôm hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp cho thị trƣờng bảo hiểm 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu nhu cầu mua bảo hiểm của ngƣời nuôi tôm hiện tại, từ đó đƣa ra giải. .. tại, từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hài hòa lợi ích giữa ngƣời nuôi và ngƣời kinh doanh bảo hiểm ở địa bàn tỉnh Cà Mau 1.3 - Nội dung nghiên cứu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí sẵn lòng chi trả của bảo hiểm tôm của các hộ nuôi ở Cà Mau Đề xuất các giải pháp cho thị trƣờng bảo hiểm tôm tại tỉnh Cà Mau 2 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN... 41.197 triệu đồng Bảo hiểm trên tôm nuôi đang là giải pháp giúp ngƣời nuôi tôm công nghiệp giảm bớt gánh nặng rủi ro khi tôm bị thiệt hại Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều hộ dân vẫn chƣa đƣợc nhận tiền chi trả để tái sản xuất sau hơn 2 tháng tôm nuôi bị thiệt hại và đƣợc xác minh 2.2.5 Tình hình bảo hiểm nông nghiệp ở Cà Mau Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành đƣợc chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp... phí bảo hiểm và chi phí quản lý Trung bình phần hỗ trợ của chính quyền là 66% tổng chi phí, trong đó liên bang chịu 60% và tỉnh chịu 40% phần hỗ trợ Tây Ban Nha BHNN ở Tây Ban Nha đƣợc thực hiện bởi Agroseguro – tập hợp các công ty bảo hiểm tƣ nhân hoạt động trong lĩnh vực BHNN – dƣới sự bảo trợ của Cơ quan BHNN và Cơ quan Bồi thƣờng Bảo hiểm Quốc gia Các hợp đồng bảo hiểm là bảo hiểm mọi hiểm họa, cho. .. sang nuôi tôm thẻ chân trắng thời gian nuôi ngắn hơn và nhanh lấy lại vốn hơn và nuôi đƣợc nhiều vụ hơn so với tôm sú Bảng 2.4: Diện tích và sản lƣợng nuôi tôm công nghiệp của toàn tỉnh, huyện Đầm Dơi và Thành phố Cà Mau năm 2010 - 2012 2010 Tổng cộng 2011 Tổng cộng Công nghiệp Toàn tỉnh 266.592 1.685,27 DT (ha) SL (tấn) Huyện Đầm Dơi DT (ha) SL (tấn) Tp Cà Mau DT (ha) SL (tấn) (Nguồn: Sở NN &PTNT Cà Mau, ... của ao nuôi tôm sú bình quân là 1,49m và độ sâu của ao nuôi tôm thẻ chân trắng sâu hơn bình quân 1,57m, lý do ao nuôi tôm thẻ chân trắng sâu hơn là vì tôm thẻ đƣợc thả giống với mật độ cao hơn tôm sú Ngƣời nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi bình quân một năm 2 vụ 4.2.3 Mật độ tôm giống thả nuôi Con giống thả nuôi đƣợc các chủ hộ nuôi chọn mua chủ yếu ở các trại sản xuất giống có uy tín trong địa... Thu (2009) tại Long An, trình độ học vấn của ngƣời nuôi tôm sú là cấp I chiếm 52%, cấp II chiếm 33% và cấp III 15%, còn trình độ hoc vấn của những ngƣời nuôi tôm thẻ là cấp I chiếm 74%, cấp II chiếm 21% và Đại học chiếm 5% 4.1.3 Kinh nghiệm nuôi tôm Trong quá trình nuôi tôm kể cả tôm sú và tôm thẻ, để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao ngƣời nuôi thƣờng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi, bên... nhiều ngƣời nuôi dần thu hẹp diện tích nuôi tôm sú lại hay cải tạo lại ao nuôi để chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng vì tôm thẻ chân trắng nuôi thời gian ngắn hơn nên nhanh thu hoạch và nhanh thu hồi lại vốn hơn so với tôm sú Vì thế, những hộ nuôi tôm sú có số lƣợng ao nuôi bình quân khoảng 2 ao, trong khi những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bình quân khoảng 4 ao nhiều hơn gấp đôi nhũng hộ nuôi tôm sú Độ... trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và thủy sản là 5.437.574 triệu đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 303.295 triệu đồng Về thủy sản gồm 5 tỉnh làm thí điểm (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau) với tổng diện tích tham gia bảo hiểm là 5.523 ha, tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 15.275 hộ, tổng giá trị đƣợc bảo hiểm là 2.855.013 triệu đồng, tổng số phí bảo hiểm là 199.421 triệu đồng, đã giải. .. trọng trong việc phát triển kinh tế của Cà Mau Tỉnh cũng có điều kiện thuận lợi khi nuôi trồng tại khu vực mặt nƣớc ven biển nhƣ các loại nhuyễn thể và các loại hai mảnh vỏ có giá trị cao trong tiêu dùng và xuất khẩu, đặc biệt là nuôi tôm đang phát triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của Tỉnh Tình hình nuôi trồng thủy sản gia tăng qua các năm về cả diện tích và sản lƣợng với đa dạng các mô hình nuôi ... giúp hiểu rõ nhu cầu ngƣời nuôi việc mua bảo hiểm nuôi tôm, tình hình thực bảo hiểm tôm nay, từ đề xuất số giải pháp cho thị trƣờng bảo hiểm 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu nhu cầu mua bảo hiểm. .. nhƣ công tác giải bồi thƣờng chậm, nhiều ngƣời nuôi tôm chƣa đƣợc bồi thƣờng chi trả sau tôm bị thiệt hại Đề tài Tìm hiểu nhu cầu giải pháp cho thị trường bảo hiểm nuôi tôm tỉnh Cà Mau đƣợc thực...TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN DU TÚ KHANH TÌM HIỂU NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TRONG NUÔI TÔM TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC