Đề tài: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 2
2.1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN 4
2.1.1 Khái niệm: 4
2.1.2 Đặc điểm cơ bản: 4
2.2 HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 5
2.3 CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 8
2.4 VỐN KINH DOANH 8
2.4.1 Vốn 8
2.4.2 Điều chỉnh vốn 9
2.4.3 Điều kiện điều chỉnh vốn 10
2.5 TÍNH LỢI NHUẬN 11
2.5.1 Khái niệm 11
2.5.2 Lợi nhuận 12
2.5.3 Lỗ 12
2.6 CẤU TRÚC NỘI BỘ 15
2.6.1 Bộ máy quản lý 15
2.6.2 Hoạt động của bộ máy 15
2.6.3 Quy trình vận hành của bộ máy 18
PHẦN 3: NHẬN ĐỊNH CHUNG 22
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH 22
3.1.1 Thuận lợi 22
3.1.2 Khó khăn hạn chế 22
3.2 NHỮNG THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ 22
3.2.1 Thực trạng hiện nay 22
3.2.2 Những kiến nghị 27
PHẦN 4: KẾT LUẬN 31
Trang 2PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Như chúng ta đều biết, Pháp luật là một hệ thống các cương lĩnh chủ chốt, tạo đường lối hoạt động trong bộ máy tổ chức điều hành của một quốc gia, có tầm vóc là một đại diện mang tính bản sắc đặc trưng đối với các quốc gia khác trên thế giới trên phương diện giao lưu, trao đổi
và hợp tác quốc tế, nhằm mục đích thúc đẩy quá trình hoàn thiện một xã hội lý tưởng Trong hệ thống này, pháp luật kinh doanh là một lĩnh vực chính yếu, đóng vai trò cực kì quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế vĩ mô nói chung và các hoạt động kinh doanh nói riêng, phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa nước nhà, thực hiện mục tiêu vĩ đại đưa dân tộc Việt Nam ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu
Theo đúng nghĩa của tên gọi, pháp luật kinh doanh bao gồm nhiều luật định, quy định cụ thể đến mọi khía cạnh trong hoạt động kinh tế nói chung, tập hợp tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, làm căn cứ pháp lí để xác định tư cách pháp lí (quyền và nghĩa vụ) của các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường phức tạp của nước ta hiện nay, tạo đường lối phát triển hợp pháp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho các loại hình doanh nghiệp.Hiện nay, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là một trong số các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động rất phổ biến ở phạm vi nước ta nói riêng và trên toàn thương trường thế giới nói chung Đây là một kiểu liên hợp kinh doanh của nhiều cá nhân hay tổ chức, gọi chung là thành viên (giới hạn số lượng từ 2 đến 50 thành viên) cùng nhau góp vốn để kinh doanh, đồng thời có nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm tương ứng trên tỉ lệ số tài sản sở hữu của mình trong đó Mô hình kinh doanh này ra đời từ khoảng thế kỷ XIX, sau thời gian khá lâu hoạt động của các loại doanh nghiệptruyền thống trước đó Tuy nhiên, kiểu mô hình này lại đã và đang chiếm số nhiều trong tổng số các loại hình doanh nghiệp trên thương trường hiện nay, hiệu quả hoạt động cao và đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế thị trường đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện
Vậy, tại sao loại hình kinh doanh này lại nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của giới đầu tư như vậy? Tổ chức hoạt động của nó như thế nào, có những ưu điểm gì để mang lại hiệu quả kinh tế trong quá trình kinh doanh? Tác động tích cực của nó đối với nền kinh tế và xã hội trong phạm vi nước ta ra sao? Và những hạn chế cản trở còn đang tồn tại là những gì, đồng thời, giải pháp nào cần đưa ra để hoàn thiện và phát triển?
Trang 3Để trả lời cho những vấn đề trên, nhóm 4 chúng em đã lựa chọn chủ đề Công ty TNHH
2 thành viên trở lên làm đề tài tham luận cho môn học Pháp luật Kinh Doanh Trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng em đã cố gắng tìm hiểu nhiều tư liệu và đưa ra các kiến thức làm cơ sở với mục đích làm rõ thực tế của chủ đề này, tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình trình bày Vì lí do đó, chúng em rất mong nhận được những lời khuyên bảo và truyền đạt quý báu của thầy … , cũng như các ý kiến đóng góp tích cực của bạn bè và những nhóm khác trong lớp để có thể hoàn thiện tối đa kiến thức về chủ đề đang tìm hiểu Nhóm 4 chúng
em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4PHẦN 2: CÔNG TY TNHH NHIỀU THÀNH VIÊN
2.1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN.
Khác biệt với các loại hình doanh nghiệp, công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) ra đời khôngphải là sản phẩm từ hoạt động của các thương gia mà là sản phẩm của hoạt động lập pháp Ra đờivào khoảng thế kỷ XIX, công ty TNHH được xem là mô hình kinh doanh “sinh sau đẻ muộn”nhưng lại nhanh chóng trở thành loại hình doanh nghiệp được đông đảo các nhà đầu tư ưa thích
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệptrong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và
45 của Luật doanh nghiệp 2005
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh
Được phát hành trái phiếu theo qui định của luật chứng khoán
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần
2.1.2 Đặc điểm cơ bản:
Công ty TNHH có những đặc điểm cơ bản:
Là một pháp nhân độc lập
Có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của các thành viên trong công ty
Phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và rất khó chuyển nhượng ra bên ngoài
Trong quá trình hoạt động, công ty không được phép công khai huy động vốn trong công chúng
Thành viên công ty không nhiều và thường là người quen biết nhau
Trang 5Chuyển nhượng vốn góp phải theo qui định tại Điều 43,44,45.
Phần vốn góp phải được các thành viên đăng ký mua hết vào thời điểm Đăng ký kinh doanh vàphải góp đủ trong thời hạn đã thỏa thuận
2.2 HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN.
(Theo Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu đính kèm dưới)
Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các thành viên sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyềncủa thành viên sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang
Danh sách thành viên (theo mẫu) và các giấy tờ kèm theo sau đây:
+ Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả thành viên góp vốn, người đại diện theopháp luật theo quy định sau:
- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộchiếu) còn hiệu lực
ĐĂNG KÝ
MÃ SỐ XNK
Trang 6- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xácnhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định (một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận có quốctịch Việt Nam; Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận đăng ký công dân; Giấyxác nhận có gốc Việt Nam; Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam và các giấy tờ kháctheo quy định của pháp luật)
- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thườngtrú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
- Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu
Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên sáng lập của công ty:
- Xuất trình Giấy Chứng Minh Nhân Dân (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợppháp khác) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chínhquyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước
- Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ
- Thời hạn hẹn cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh là 10 ngày làm việc kể từ ngày
hồ sơ hợp lệ
Ghi chú:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định, thì kèm theo hồ
sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền (tham khảo danh sách ngành nghề cần có vốn pháp định)
Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn:
- Biên bản góp vốn của các thành viên sáng lập;
- Đối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạtđộng tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn
Trang 7góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đối với số vốn góp bằng tài sản; phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở ViệtNam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngàynộp hồ sơ
Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thìphải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ
- Số bộ hồ sơ phải nộp, lệ phí…
- Thời hạn hẹn cấp Giấy CN ĐKKD là 10 ngày làm việc
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ CẦN CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TRƯỚC KHI ĐĂNG
KÝ KINH DOANH
1/ Kinh doanh dịch vụ pháp lý
2/ Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm
3/ Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y
4/ Kinh doanh thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giámsát thi công xây dựng
5/ Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
6/ Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán
7/ Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật
8/ Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng
9/ Thiết kế phương tiện vận tải
10/ Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
11/ Kinh doanh dịch vụ kế toán
12/ Dịch vụ môi giới bất động sản;
- Dịch vụ định giá bất động sản;
- Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
Trang 8Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phần Một cấu trúc hợp lý,
ổn định và linh hoạt là đòn bẫy về Tài chính mang lại sự thành công trong kinh doanh, cấu trúc tàichính của doanh nghiệp bao gồm cấu trúc nguồn vốn và cấu trúc vốn tài sản kinh doanh
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng
ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn vàphải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễhoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ
Do nhiều thành viên đầu tư và tự nguyện góp vốn
Bằng toàn bộ tài sản mà các cá nhân và các tổ chức thành viên góp vốn chuyển quyền sở hữu sang cho công ty
Được chia thành nhiều phần tương ứng với phần vốn góp của mỗi thành viên
VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CTY TNHH NHIỀU THÀNH VIÊN
Trang 9 Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa gópđược coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốnchưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:
Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;
Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty;
Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốnđiều lệ công ty
Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theocam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nộidung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này
- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới
- Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thànhviên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty Thành viên phản đốiquyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn Trong trường hợp này, số vốn gópthêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trongvốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thoả thuận khác
- Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trícủa các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
Giảm: Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hìnhthức sau đây:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệcủa công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh
Trang 10doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đãhoàn trả cho thành viên;
- Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này;
- Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty
Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên
Theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Doanh nghiệp, theo quyết định của Hội đồng thànhviên, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ bằng cách:Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công tynếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồngthời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả chothành viên;
Do đó, nếu công ty của bạn muốn thực hiện việc hoàn trả phần vốn góp cho thành viên thìcông ty phải đáp ứng các điều kiện:
- Đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh;
- Phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả chothành viên;
Về hồ sơ thực hiện việc giảm vốn trong trường hợp trên:
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ (theo mẫu quy định tại Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư)
- Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Biên bản họp về việc thay đổi vốn điều lệ của Hội đồng thành viên;
- Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ;
- Xuất trình bản chính và nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
2.4.3 Điều kiện điều chỉnh vốn.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công typhải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh Thông báo phải có các nội dungchủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng
ký kinh doanh
Trang 11- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứngthực hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyếtđịnh thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; phần vốn góp của mỗithành viên;
- Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;
- Thời điểm, hình thức tăng hoặc giảm vốn;
- Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của côngty
Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồngthành viên Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hộiđồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất
Cơ quan đăng ký kinh doanh đăng ký việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn mườingày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo
2.5 TÍNH LỢI NHUẬN.
2.5.1 Khái niệm.
Lợi nhuận sau thuế là một thước đo lợi nhuận cơ bản của một doanh nghiệp, nhưng đây lại
là một thước đo kế toán bao gồm các nguồn tài trợ cũng như các chi phí ngoài tiền như khấu hao.Lợi nhuận sau thuế không tính đến những thay đổi về vốn lưu động của doanh nghiệp cũng như
Trang 12mua sắm tài sản cố định mới, cả hai hoạt động này có thể làm giảm mạnh lượng tiền mặt củadoanh nghiệp
2.5.2 Lợi nhuận
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ
suất sinh lời trên tổng tài sản), thường viết tắt là ROA (Return on Assets), là một tỷ số tài chính
dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận trước thuế) của doanh nghiệptrong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trịtài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế đượclấy từ báo cáo kết quả kinh doanh Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán Chính vìlấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp
Công thức hóa, ta sẽ có:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận trước thuế)
Bình quân tổng giá trị tài sản
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia chogiá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn cách tính tỷ số lợinhuận trên tài sản nữa, đó là:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanhnghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãihay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số cho biếthiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh Do
đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp vớibình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ
Công thức tính lợi nhuận:
LỢI NHUẬN = DOANH THU – TỔNG CHI PHÍ
2.5.3 Lỗ.
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản
Trang 13Tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
Trường hợp: Nếu công ty hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ trong thời gian ngắn, trong khảnăng công ty vẫn tiếp tục duy trì hoạt động thì sẽ ghi nợ và bù lỗ khi công ty hoạt động sản xuấtkinh doanh có lãi
Trường hợp: Nếu công ty bị thua lỗ mà sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết màvẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và không có khả năng tiếp tục duy trì hoạt động sản xuấtkinh doanh thì doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục tuyên bố phá sản
Có hai hình thức chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp: Đó là giải thể và phá sản
-Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
-Xóa tên cơ sở kinh doanh trong sổ đăng ký
-Là thủ tục tư pháp
-Doanh nghiệp có thể chấm dứt hoạt động;-Doanh nghiệp thay đổi chủ sở hữu và tiếp tục hoạt động
-Chủ DN bị cấm hành nghề trong một thời gian
Thủ tục tuyên bố phá sản.
1/ Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợppháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp.2/ Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp
Trang 14c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3/ Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7của Luật phá sản
4/ Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đó giải trình nguyên nhân vàhoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán
b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục đượctình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được (có mẫutheo qui định);
d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng
mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợchưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm (theo mẫu qui định);
đ) Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngânhàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợchưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm (theo mẫu qui định);
e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty cócác thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;
g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp theo quy định của phápluật
Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Theo "Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án" là: 1.000.000đ
Thời gian giải quyết:
- Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ
- Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tụcphá sản
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết
- Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ
2.6 CẤU TRÚC NỘI BỘ.
Trang 152.6.1 Bộ máy quản lý.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồngthành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty TNHH có từ mười một thành viên trở lênphải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Bankiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độlàm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo phápluật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty Người đại diện theo pháp luật của công ty phảithường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải uỷ quyềnbằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty
2.6.2 Hoạt động của bộ máy.
Hội đồng thành viên (cơ quan có quyền quyết định cao nhất):
- Các thành viên cùng quản lý, cùng bàn bạc và quyết định bằng biểu quyết (quyền biểuquyết tương ứng với tỷ lệ vốn)
- Thông qua điều lệ, các quyết định tài chính quan trọng như vốn góp, kết nạp thành viênmới…
- Cùng xây dựng chiến lược, phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;
CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY
Trang 16- Bầu một thành viên là chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Chỉ định giám đốc và kế toán trưởng trong số thành viên hoặc ký hợp đồng lao động đểthuê bên ngoài;
Chủ tịch Hội đồng thành viên:
- Là một bộ phận của cơ cấu tổ chức công ty
- Tuy nhiên không có thẩm quyền quyết định về những vấn đề của công ty, mà chỉ có chứcnăng đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng thành viên;
viên sở hữu >25% Vốn điều lệ (hoặc tỷ
lệ nhỏ hơn do Điều lệ quy định;
Trường hợp công ty có 1 Thành viên sở
hữu >75% Vốn điều lệ) yêu cầu Chủ
tịch Hội đồng thành viên triệu tập
Nếu chủ tịch Hội đồng thành
viên không triệu tập: Thành viên, nhóm Thành viên có quyền triệu tập họp trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu