1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Chuẩn kiến thức sinh học 9

13 758 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 118 KB
File đính kèm Chuẩn Kiến thức Sinh học 9.rar (21 KB)

Nội dung

Tài liệu do tôi tự soạn thảo văn bản và chỉnh sửa định dạng cho phù hợp với việc soạn giáo án của giáo viên môn Sinh học. Đặc biệt là soạn giáo án theo chủ đề dạy học cho năm học 20152016. Chuẩn bị đón chương trình sách giáo khoa mới vào năm học 20182019 theo đúng lộ trình thay sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo.

Trang 1

CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG SINH HỌC 9

PHẦN I – DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chủ đề 1: Các thí nghiệm của Menđen

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Kiến thức:

Nêu được nhiệm vụ, nội

dung và vai trò của Di

truyền học

Giới thiệu Menđen là

người đặt nền móng cho

Di truyền học

Nêu được phương pháp

nghiên cứu di truyền của

Menđen

Nêu được các thí nghiệm

của Menđen và rút ra nhận

xét

Phát biểu được nội dung

quy luật phân li và phân li

độc lập

Nêu ý nghĩa của quy luật

phân li và quy luật phân li

độc lập

Nhận biết được biến dị tổ

hợp xuất hiện trong phép

lai hai cặp tính trạng của

Menđen

Nêu được ứng dụng của

quy luật phân li trong sản

xuất và đời sống

Kĩ năng:

Phát triển kĩ năng quan sát

và phân tích kênh hình để

giải thích được các kết

quả thí nghiệm theo quan

HS làm quen với khái niệm "Di truyền học" Cần làm

rõ ý: Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản

Cần giới thiệu các khái niệm: tính trạng, cặp tính trạng tương phản, nhân tố di truyền, (nêu định nghĩa và cho ví dụ)

Nêu được phương pháp nghiên cứu của Menđen (Phương pháp phân tích các thế hệ lai: Chú ý phân tích tới F3)

Làm rõ tính sáng tạo, độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen (Tách riêng từng cặp tính trạng để nghiên cứu – làm đơn giản tính di truyền phức tạp của sinh vật cho dễ nghiên cứu; Tạo dòng thuần chủng; Dùng toán thống kê phân tích để rút ra quy luật)

Chỉ nêu hiện tượng và kết quả thí nghiệm, không giải thích cơ chế di truyền Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu

Nêu được quy luật di truyền và giải thích hiện tượng thực tế

Nêu được các khái niệm: kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp, cho ví dụ minh họa với mỗi khái niệm Viết các sơ đồ lai một hay hai cặp tính trạng

Vận dụng được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập để giải quyết các bài tập

Khái niệm lai phân tích: cho ví dụ, nêu ý nghĩa

Phân biệt di truyền trung gian với di truyền trội hoàn toàn

Khái niệm biến dị tổ hợp: cho ví dụ, nêu ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa, giải thích một số hiện tượng thực tế

Nội dung tiến hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

 Phương tiện

 Cách tiến hành

Lưu ý: nên lấy hai đồng tiền khác nhau cho dễ phân

Trang 2

điểm của Menđen.

Biết vận dụng kết quả

tung đồng kim loại để giải

thích kết quả Menđen

Viết được sơ đồ lai

biệt (ví dụ đồng 1000 và đồng 2000); số lần gieo càng nhiều thì tỉ lệ càng chính xác với quy luật

Ý nghĩa: Xác định được xác suất của một hay hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua gieo các đồng kim loại

Vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ giao tử và tỉ lệ kiểu gen trong lai một cặp tính trạng

Khả năng xuất hiện mỗi mặt của đồng kim loại là ½, liên hệ với lai một cặp tính trạng

Khả năng xuất hiện mỗi mặt của đồng kim loại là ½, liên hệ với lai một cặp tính trạng thấy cơ thể có kiểu gen Aa khi giảm phân cho hai loại giao tử A và a với xác suất ngang nhau là 1A và 1a

Với trường hợp xác định tỉ lệ giao tử của cơ thể có kiểu gen là AaBb

Bài tập: Không cần giải bài tập tính toán phức tạp Điều quan trọng là thông qua bài tập HS giải thích được quy luật di truyền Menđen HS phải được tập dượt để viết thành thạo 6 sơ đồ lai từ P đến F2:

 P: AA x AA

 P: AA x Aa

 P: AA x aa

 P: Aa x Aa

 P: Aa x aa

 P: aa x aa

Chủ đề 2: Nhiễm sắc thể

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Kiến thức:

Nêu được tính chất đặc

trưng của bộ nhiễm sắc

thể (NST) của mỗi loài

Trình bày được sự biến

đổi hình thái NST trong

chu kì tế bào

Mô tả được cấu trúc hiển

vi của NST và nêu được

chức năng của NST

Trình bày được ý nghĩa sự

thay đổi trạng thái (đơn,

kép), biến đổi số lượng (ở

Nêu được tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài:

 Số lượng

 Hình dạng

 Cấu trúc

Ví dụ: bộ NST ở ruồi giấm

Trình bày và giải thích được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào

Mô tả được cấu trúc hiển vi NST:

Cromatit: ADN và protein (histon)

Tâm động

Eo thứ nhất và eo thứ hai (một số NST)

Nêu được chức năng của NST: là cấu trúc mang gen Trình bày được sự thay đổi trạng thái (đơn, kép) và sự vận động của NST qua 4 kì của nguyên phân

Giải thích được nguyên phân thực chất là phân bào

Trang 3

tế bào mẹ và tế bào con)

và sự vận động của NST

qua các kì của nguyên

phân và giảm phân

Nêu được ý nghĩa của

nguyên phân, giảm phân

và thụ tinh

Nêu được một số đặc

điểm của NST giới tính và

vai trò của nó đối với sự

xác định giới tính

Giải thích được cơ chế xác

định NST giới tính và tỉ lệ

đực : cái ở mỗi loài là 1:1

Nêu được các yếu tố của

môi trường trong và ngoài

ảnh hưởng đến sự phân

hóa giới tính

Nêu được thí nghiệm của

Moocgan và nhận xét kết

quả thí nghiệm đó

Nêu được ý nghĩa thực

tiễn của di truyền liên kết

Kĩ năng:

Tiếp tục rèn kĩ năng sử

dụng kính hiển vi

Biết cách quan sát tiêu bản

hiển vi hình thái NST

nguyên nhiễm và ý nghĩa của nó đối với sự duy trì bộ NST trong sự sinh trưởng của cơ thể Không cần nhớ các sự kiện liên quan mà chỉ cần chú ý tới NST

Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân

Nêu ý nghĩa của giảm phân

Mô tả và so sánh các quá trình phát sinh giao tử đực

và cái

Nêu được bản chất của thụ tinh cũng như ý nghĩa của

nó và giảm phân đối với sự di truyền và biến dị

Nêu ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh:

di truyền, biến dị và thực tiễn

Một số đặc điểm của NST giới tính: chỉ có một cặp (tương động XX hoặc không tương đồng XY) mang gen quy định tính trạng giới tính hay tính trạng liên quan đến giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính

Biết giải thích cơ chế NST xác định giới tính và tỉ lệ đực:cái là 1:1

Nêu được các yếu tố ở môi trường trong và ngoài cơ thể ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

 Tỉ lệ 1:1 được nghiệm đúng trong một số điều kiện và có thể thay đổi theo lứa tuổi

 Ứng dụng thực tế trong chăn nuôi

Phân tích và giải thích thí nghiệm của Moocgan trên

cơ sở nhiều gen nằm trên một NST phân li cùng nhau

Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết

Không giải thích sâu cơ chế của sự di truyền liên kết Cách tiến hành:

 Cách chọn tiêu bản

 Chọn vị trí quan sát

 Cách vẽ hình

Chủ đề 3: ADN và Gen

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Kiến thức:

Nêu được thành phần hóa

học, tính đặc thù và đa

dạng của ADN

Không đề cập tới các thành phàn hóa học của nucleotit

Không đi sâu vào diễn biến cơ chế tự nhân đôi

Không đi sâu vào diễn biến cơ chế tổng hợp ARN Nêu được thành phần hóa học của ADN:

 Nguyên tố cấu tạo

 Kích thước, khối lượng

Trang 4

Mô tả được cấu trúc

không gian của ADN và

chú ý tới nguyên tắc bổ

sung của các cặp nucleotit

Nêu được cơ chế tự nhân

đôi của ADN diễn ra theo

nguyên tắc: bổ sung, bán

bảo toàn

Nêu được chức năng của

gen

Kể được các loại ARN

Biết được sự tạo thành

ARN dựa trên mạch

khuôn của gen và diễn ra

theo nguyên tắc bổ sung

Nêu được thành phần hóa

học và chức năng của

protein (biểu hiện thành

tính trạng)

Nêu được mối quan hệ

giữa gen và tính trạng

thông qua sơ đồ:

Gen  ARN  Protein

 Tính trạng

Kĩ năng:

Biết quan sát mô hình cấu

trúc không gian của phân

tử ADN để nhận biết

thành phần cấu tạo

 Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bổ sung

Nêu được tính đặc thù và đa dạng của ADN do yếu tố nào quy định

Mô tả được cấu trúc không gian của ADN

Nêu được nguyên tắc bổ sung

Nêu được ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi của ADN Giải thích được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung, bán bảo toàn Nêu được bản chất hóa học của gen là ADN và chức năng của nó: mang và truyền đạt thông tin di truyền

Mô tả sơ lược cấu tạo ARN:

 Nguyên tố cấu tạo

 Kích thước, khối lượng

 Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

Nêu các loại ARN và chức năng của chúng

Phân biệt được ADN và ARN

Trình bày được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung

Nêu được thành phần hóa học, cấu trúc không gian và chức năng của Protein Không đề cập tới cấu trúc hóa học của axit amin

Thành phần:

 Nguyên tố cấu tạo

 Kích thước, khối lượng

Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

Nêu được bốn bậc cấu trúc của protein

Nêu được ba chức năng chính của protein:

 Chức năng cấu trúc

 Chức năng xúc tác

 Chức năng điều hòa

Trình bày được mối quan hệ giữa ARN và protein thông qua sự hình thành chuỗi axiamin

Phân tích được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ:

Gen  ARN  Protein  Tính trạng

HS biết cách quan sát và tháo lắp được mô hình ADN

Chủ đề 4: Biến dị

Trang 5

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Kiến thức:

Nêu được khái niệm biến

dị

Phát biểu được khái niệm

đột biến gen và kể được

các dạng đột biết gen

Kể được các dạng đột biến

cấu trúc và số lượng NST

(thể dị bội, thể đa bội)

Nêu được nguyên nhân

phát sinh và một số biểu

hiện của đột biến gen và

đột biến NST

Định nghĩa được thường

biến và mức phản ứng

Nêu được mối quan hệ

kiểu gen, kiểu hình và

ngoại cảnh; nêu được một

số ứng dụng của mối quan

hệ đó

Kĩ năng:

Thu thập tranh ảnh, mẫu

vật liên quan đến đột biết

và thường biến

Không đi sâu vào cơ chết phát sinh đột biến số lượng NST

Không đề cập đến cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST

Phân biệt được 2 loại biến dị: Biến dị di truyền và thường biến

Viết được sơ đồ các loại biến dị

Trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen

Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người

Nêu được các dạng đột biến gen; cho ví dụ

HS trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc NST

HS nêu được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST

HS trình bày được những biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST

Cơ chế hình thành thể ba và thể một

Nêu được hiệu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST

Nhận biết được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội Nhận biết được sự hình thành thể đa bội do: nguyên phân, giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên

Nhận biết được 1 số thể đa bội qua tranh ảnh

Trình bày được khái niệm thường biến

Phân biệt thường biến và đột biến về các phương diện:

 Khái niệm

 Khả năng di truyền

 Sự biểu hiện trên kiểu hình

 Ý nghĩa

Nêu được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt

Nêu được mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình; phân tích ví dụ cụ thể

Nêu được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng

số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng

Nhận biết được một số dạng đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt phấn giữa thể lưỡng bội và thể

đa bội trên tranh và ảnh

Trang 6

Nhận biết được một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp do phản ứng kiểu hình khác nhau của cơ thể hoặc sự tác động của những môi trường khác nhau lên kiểu gen giống nhau qua tranh ảnh và vật mẫu sống

Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến qua tranh ảnh

Qua tranh ảnh rút ra được: Tính trạng chất lượng phụ thuộc nhiều vào kiểu gen, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường

Chủ đề 5: Di truyền học người

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Phần này không bắt buộc

phải dạy – Tùy theo điều

kiện HS và địa phương có

thể dạy theo SGk Sinh học

9.

Nêu được hai khó khăn khi nghiên cứu di truyền học người

Phương pháp nghiên cứu phả hệ sử dụng để phân tích

sự di truyền một vài tính trạng ở người:

 Biết cách viết phả hệ

 Biết cách đọc phả hệ

Nêu được phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa:

 Sự khác nhau giữa sinh đôi cùng trứng và khác trứng

 Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp

Phân biệt được bệnh và tật di truyền:

 Bệnh di truyền là các rối loạn sinh lí bẩm sinh

 Tật di truyền là các khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh

HS nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái

HS trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật sáu ngón tay

HS nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền

và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng

Hiểu được di truyền y học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này

Giải thích cơ sở khoa học của việc kết hôn "1 vợ, 1 chồng" và cấm kết hôn gần trong vòng 3 đời

Giải thích được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35

Thấy được tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ

sở vật chất của tính di truyền con người

Trang 7

Chủ đề 6: Ứng dụng di truyền học

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Kiến thức:

Định nghĩa được hiện

tượng thoái hóa giống, ưu

thế lai; nêu được nguyên

nhan thoái hóa giống và

ưu thế lai; nêu được

phương pháp tạo ưu thế lai

và khắc phục thoái hóa

giống được ứng dụng

trong sản xuất

Hiểu được công nghệ tế bào là gì?

Nêu được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu gì và hiểu được tại sao cần thực hiện công đoạn đó

Nêu được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô trong chọn giống

HS hiểu được kĩ thuật gen là gì và nắm được kĩ thuật gen bao gồm những phương pháp nào?

HS nêu được những ứng dụng kĩ thuật gen trong sản xuất và đời sống

HS hiểu được công nghệ sinh học là gì và các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học hiện đại, vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống

Hiểu và trình bày được tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến

Nêu được điểm giống và khác nhau về phương pháp

sử dụng các cá thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật, giải thích được tại sao có sự sai khác đó

Nêu được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn (cây ngô)

Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật Vai trò của chúng trong chọn giống

HS hiểu và trình bày được khái niệm ưu thế lai, cơ sở

di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng con lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai

HS nêu được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai

HS hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo con lai kinh tế ở nước ta

HS thấy rõ chọn giống không chỉ có ý nghĩa chọn lọc đơn thuần mà là một hoạt động rất sáng tạo

HS nêu được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần

và nhiều lần thích hợp đối với những đối tượng nào và

ưu điểm của phương pháp chọn lọc này

HS nêu được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu điểm và nhược điểm so với chọn lọc hàng loạt và thích hợp đối với những đối tượng nào

Trang 8

Kĩ năng:

Thu thập được tư liệu về

thành tựu chọn giống

HS phân biệt được các phương pháp chọn lọc về cách tiến hành, phạm vi ứng dụng và ưu nhược điểm của mỗi phương pháp

HS nêu được các phương pháp thường được sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng

Các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi

HS các biết cách sưu tầm tư liệu và trưng bày tư liệu theo chủ đề

HS biết cách phân tích, so sánh và báo cáo những điều rút ra từ tư liệu

PHẦN II – SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chủ đề 7: Sinh vật và môi trường

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Kiến thức:

Nêu được các khái niệm:

môi trường, nhân tố sinh

thái, giới hạn sinh thái

Nêu được ảnh hưởng của

một số nhân tố sinh thái

vô sinh (nhiệt độ, ánh

sáng, độ ẩm) đến sinh vật

Nêu được một số nhóm

sinh vật dựa vào giới hạn

sinh thái của một số nhân

tố sinh thái (ánh sáng,

nhiệt độ, độ ẩm) Nêu

được một số ví dụ về sự

thích nghi của sinh vật với

môi trường

Không giải thích cơ chế sinh lí, các đặc điểm hình thái, tập tính biểu hiện sự thích nghi của sinh vật với môi trường

Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nêu các loại môi trường sống của sinh vật, cho ví dụ sinh vật sống ở môi trường đó

Phân biệt được các nhân tố sinh thái Nêu các nhóm nhân tố sinh thái:

 Vô sinh

 Hữu sinh

 Con người

Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái

Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái Cho ví dụ Nêu được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật

Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường

Liên hệ vận dụng giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lí và tập tính của sinh vật

HS mô tả được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt

độ môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật một cách sơ lược Phân tích, tổng hợp rút ra sự thích nghi của sinh vật

Nêu được các nhóm sinh vật và đặc điểm của các nhóm: ưa sáng, ưa bóng, ưa ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt

và biến nhiệt,

HS trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật

Trang 9

Kể được một số mối quan

hệ cùng loài và khác loài

Kĩ năng:

Nhận biết một số nhân tố

sinh thái trong môi

trường

HS trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài

HS nêu được các mối quan hệ cùng loài, khác loài giữa các sinh vật: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác

Quan hệ cùng loài:

 Đặc điểm

 Phân loại

 Ví dụ

 Ý nghĩa

Quan hệ khác loài:

 Đặc điểm

 Phân loại

 Ví dụ

 Ý nghĩa

HS nhận biết được các môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiên các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật

HS biết cách thu thập mẫu

Xây dựng tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên

Chủ đề 8: Hệ sinh thái

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Kiến thức:

Nêu được định nghĩa quần

thể

Nêu được một số đặc

trưng của quần thể: mật

độ, tỉ lệ giới tính, thành

phần nhóm tuổi

Nêu được đặc điểm quần

thể người Từ đó thấy

được ý nghĩa của việc

thực hiện pháp lệnh về

dân số

Nêu được định nghĩa quần

Trình bày được các tính

chất cơ bản của quần xã,

các mối quan hệ giữa

ngoại cảnh và quần xã,

giữa các loài trong quần

xã và sự cân bằng sinh

Khái niệm quần thể (chủ yếu đề cập đến quần thể giao phối)

Cần phải phân biệt quần thể với tập hợp cá thể ngẫu nhiên

HS trình bày được khái niệm quần thể và lấy được ví

dụ minh họa về một quần thể sinh vật

HS lấy được ví dụ để minh họa cho các đặc trưng cơ bản của quần thể

HS trình bày được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người, liên quan tới vấn đề dân số

HS thay đổi nhận thức về dân số và phát triển xã hội Đặc điểm của quần thể người giống quần thể sinh vật: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong, ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật

Đặc điểm chỉ có ở quần thể người: pháp luật, kinh tế, hôn hân, giáo dục, văn hóa do con người có tư duy phát triển và khả năng làm chủ thiên nhiên

HS trình bày được khái niệm quần xã; phân biệt được quần xã và quần thể

Nêu được các tính chất cơ bản của quần xã và cho ví

Trang 10

Nêu được các khái niệm:

hệ sinh thái, chuỗi và lưới

thức ăn

Kĩ năng:

Biết đọc sơ đồ 1 chuỗi

thức ăn cho trước

dụ:

 Số lượng các loài trong quần xã

 Thành phần loài trong quần xã

HS lấy được ví dụ minh họa các mối quan hệ sinh thái trong quần xã

HS mô tả được một số dạng biến đổi có hại do tác động của con người gây nên

Nhân tố môi trường (vô sinh + hữu sinh) luôn thay đổi

 tác động đến sinh vật làm sinh vật biến đổi về số lượng được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã

Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy được ví

dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh) Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường, tạo thành một

hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định

Thành phần của hệ sinh thái gồm:

 Thành phần không sống: đất, đá, nước, thảm mục,

 Thành phần sống: động vật, thực vật, vi sinh vật,

Sinh vật sản xuất trên cạn phổ biến là thực vật

Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, (phân giải xác sinh vật)

Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, tạo khí hậu ôn hòa cho động vật sống

Động vật ăn thực vật nhưng cũng góp phần thụ phấn, phát tán và cung cấp phân bón cho thực vật

Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng hiện nay

Mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã khá phức tạp và đa dạng, nhưng trọng tâm về mối quan hệ về dinh dưỡng thông qua lưới và chuỗi thức ăn

HS nhận biết được các thành phần của hệ sinh thái ngoài thiên nhiên và xây dựng được những chuỗi thức

ăn đơn giản

Chủ đề 9: Con người, dân số và môi trường

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Kiến thức:

Ngày đăng: 09/10/2015, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w