1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cp xây dựng và thương mại vạn phát

119 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THANH VY KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VẠN PHÁT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 Tháng 12 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THANH VY MSSV: LT11376 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VẠN PHÁT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TH.S NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU Tháng 12 năm 2013 LỜI CẢM TẠ  Trải qua một khoảng thời gian dài được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, nay khóa học sắp kết thúc, em xin gửi đến Ban Giám hiệu nhà trường những lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất. Em xin chân thành cảm ơn tập thể Quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy em trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt là cô Nguyễn Thị Hồng Liễu, người đã hướng dẫn em trong cách nghiên cứu, giúp em có hướng đi đúng đắn và hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám đốc cùng các anh chị trong công ty, đặc biệt là các anh chị trong Phòng Kế toán, những người luôn có thái độ niềm nở và tận tình chỉ bảo khi em gặp phải những khó khăn về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế. Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới Ban Giám đốc công ty, các anh, các chị tại Phòng Kế toán cũng như toàn thể nhân viên ty cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát đã giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình trong thời gian qua. Trong qua trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian thực tập nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ quý Thầy, Quý Cô cũng như cô, chú, anh chị trong công ty để kiến thức tôt ngày một hoàn thiện và rút ra những kinh nghiệm bổ ích để áp dụng vào trong thực tiễn trong tương lai. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thanh Vy i LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thanh Vy ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ----- Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Liễu.  Học vị: Thạc sĩ.  Chuyên ngành: …..  Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ.  Tên học viên: Nguyễn Thanh Vy.  Mã số sinh viên: LT11376  Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp.  Tên đề tài: Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Vạn Phát. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:.................................... ............................................................................................................................ 2. Về hình thức: ................................................................................................. ............................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:............................. ............................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ................................... ............................................................................................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt được (Mục tiêu nghiên cứu): ............................ ............................................................................................................................ 6. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa):....................................................................................... ............................................................................................................................ Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi họ tên) iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Giáo viên phản biện v MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu riêng. ....................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian. ............................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi thời gian.................................................................................... 2 1.4 Lược khảo tài liệu...................................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 3 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 3 2.1.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ...................................................... 3 2.1.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh.............................................................. 3 2.1.2.2 Kế toán doanh thu................................................................................ 3 2.1.2.3 kế toán chi phí. ...................................................................................10 2.1.2. Phân tích kết quả kinh doanh. ...............................................................18 2.1.2.1 Khái niệm vai trò và ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động KD …. 18 2.1.2.2 Các chỉ số tài chính.............................................................................20 2.2 Phương pháp nghiên cứu. .........................................................................26 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................26 2.2.2 Phương pháp so sánh. ............................................................................26 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu. ..............................................................27 2.2.4 Phương pháp thay thế liên hoàn. ............................................................27 Chương 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VẠN PHÁT. ..........................................................................................29 3.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 29 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty..........................................29 3.1.2 Mặt hàng kinh doanh. ............................................................................30 3.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật ..........................................................................30 vi 3.1.4 Bộ máy tổ chức quản lý. ........................................................................31 3.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý.............................................................31 3.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban....................................................31 3.1.4.3 Cơ cấu nhân sự ...................................................................................31 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán............................................................................32 3.2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty..........................................................32 3.2.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận ...................................................................32 3.2.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty ...............................................35 3.3 Hình thức kế toán .....................................................................................34 3.3.1 Sơ đồ tổ chức kế toán ............................................................................35 3.3.2 Trình tự ghi sổ .......................................................................................35 3.3.3 Các loại sổ sử dụng trong công ty..........................................................37 3.4 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................................37 3.4.1 Thị trường hoạt động của công ty ..........................................................37 3.4.2 Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013....................................................37 3.5 Một số thuận lợi và khó khăn của công ty trong cơ chế hiện nay ..............40 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................41 4.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ........................................................41 4.1.1 Kế toán doanh thu..................................................................................41 4.1.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. ...........................................41 4.1.1.2 Doanh thu bán hàng nội bộ .................................................................43 4.1.1.3 Doanh thu hoạt động tài chính ............................................................44 4.1.2 Kế toán chi phí. .....................................................................................45 4.1.2.1 Giá vốn hàng bán................................................................................45 4.1.2.2 Chi phí tài chính .................................................................................46 4.1.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp .............................................................47 4.1.2.4 Chi phí khác .......................................................................................49 4.1.3 Xác định kết quả kinh doanh..................................................................50 4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh....................................................53 vii 4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng năm 2013.......................................................53 4.2.1.1 Phân tích doanh thu của công ty 3 năm 2010 - 2012 ...........................53 4.2.1.2 Phân tích doanh thu của công ty 6 tháng đầu năm 2013 .....................60 4.2.1.3 Phân tích chi phí của công ty 3 năm 2010 - 2012 ................................63 4.2.1.4 Phân tích chi phí của công ty 6 tháng đầu năm 2013 ...........................71 4.2.1.5 Phân tích lợi nhuận của công ty 3 năm 2010 – 2012 ...........................74 4.2.1.6 Phân tích lợi nhuận của công ty 6 tháng đầu năm 2013 ......................76 4.2.1.7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế qua 3 năm 2010 -2012. ....................................................................................................77 4.2.1.8 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................................................84 4.2.2 Các chỉ số tài chính................................................................................88 4.2.2.1 Phân tích chỉ tiêu thanh toán. ..............................................................88 4.2.2.2 Phân tích chỉ số chỉ tiêu về hoạt động. ................................................91 4.2.2.3 Phân tích tỷ số khả năng sinh lời.........................................................92 4.3 Tồn tại và nguyên nhân.............................................................................94 4.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ....94 4.4.1 Về nâng cao doanh thu ..........................................................................94 4.4.2 Kiểm soát chi phí...................................................................................97 4.4.3 Nâng cao lợi nhuận................................................................................97 4.4.4 Quản lý hàng tồn kho - dự trữ................................................................98 4.4.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh...........................................98 4.4.6 Nâng cao tính cạnh tranh .......................................................................98 4.4.7 Đổi mới công tác quản lý.......................................................................99 4.4.8 Chính sách tiền lương - đãi ngộ .............................................................99 Chương 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.....................................................100 5.1 Kiến nghị................................................................................................100 5.2 Kết luận..................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 102 PHỤ LỤC............................................................................................ 103 viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của công ty ………………………………………31 Bảng 3.2: Trình độ lao động của công ty .......................................................31 Bảng 3.3: Các loại sổ sách trong công ty ........................................................37 Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2010 -2012) và sáu tháng đầu năm 2013.............................................................................38 Bảng 4.1: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.................41 Bảng 4.2: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng nội bộ......................................43 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính.................................44 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp thu nhập khác .........................................................44 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp chi phí giá vốn hàng bán..........................................45 Bảng 4.6 Bảng tổng hợp chi phí hoạt động tài chính.......................................46 Bảng 4.7 Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp ...................................47 Bảng 4.8 Bảng tổng hợp chi phí khác .............................................................49 Bảng 4.9 Bảng tổng hợp doanh thu theo thành phần của công ty qua 3 năm 2010- 2012 .....................................................................................................54 Bảng 4.10 Bảng tổng hợp doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của công ty năm 2010- 21012 ...................................................................................................57 Bảng 4.11 Tình hình doanh thu hoạt động TC của công ty năm 2010- 21012 .59 Bảng 4.12 Bảng tổng hợp doanh thu theo thành phần của công ty 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................................................60 Bảng 4.13 Bảng tổng hợp doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 ..............................................................................................................62 Bảng 4.14 Bảng tổng hợp chi phí của công ty giai đoạn 2010- 2012...............64 Bảng 4.15 Bảng tổng hợp CP theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2010-2012.65 Bảng 4.16 Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 20102012 ..............................................................................................................69 Bảng 4.17 Bảng tổng hợp doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của công ty năm 2010- 2012 .....................................................................................................70 Bảng 4.18 Bảng tổng hợp chi phí của công ty 6 tháng đầu năm 2013 .............71 ix Bảng 4.19 Bảng tổng hợp doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 ..............................................................................................................72 Bảng 4.20 Bảng tổng hợp chi phí quản lý doah nghiệp 6 tháng đầu năm 2013..74 Bảng 4.21 Bảng tổng hợp lợi nhuận của công ty 3 năm 2010- 2012 ..............75 Bảng 4.22 Bảng tổng hợp lợi nhuận của công ty 6 tháng 2013........................76 Bảng 4.23 Ảnh hưởng các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của công ty năm giai đoạn 2010-2012.......................................................................................78 Bảng 4.24 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 so với năm 2010 ................................................................81 Bảng 4.25 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 so với năm 2011 ................................................................84 Bảng 4.26 Ảnh hưởng các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của công ty năm 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................................85 Bảng 4.27 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của công ty 6 tháng đầu năm 2013 so với sáu tháng đầu năm 2012 .......................87 Bảng 4.28 Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................90 Bảng 4.29 Các tỷ số về chỉ tiêu hoạt của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................................92 Bảng 4.30 Các tỷ số khả năng sinh lời qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................................................95 x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ................. 4 Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ ...................................... 5 Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chiếc khấu thương mại ............................................ 6 Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán ................................................... 7 Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại ................................................... 7 Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoat động tài chính ................................. 8 Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác.......................................................... 9 Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán....................................................10 Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí hoat động tài chính .....................................11 Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng.....................................................12 Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp ...............................15 Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán chi phí khác..........................................................16 Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành ..............................17 Hình 2.13 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh.................................18 Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý ..........................................................30 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty....................................................32 Hình 3.3 đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký Chung .....33 Hình 3.4 Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính............34 Hình 4.1 Doanh thu giai đoan 2010-2012 .......................................................55 Hình 4.2 Cơ cấu chi phí giai đoạn 2010-2012.................................................56 Hình 4.3 Doanh thu giai đoan 6 tháng 2012- 6 tháng 2013 .............................60 Hình 4.4 Cơ cấu doanh thu giai đoan 6 tháng 2012- 6 tháng 2013 ..................61 Hình 4.5 Chi phí giai đoạn 2010 – 2102 .........................................................63 Hình 4.6 Cơ cấu doanh thu giai đoan 2010-2012 ............................................66 Hình 4.7 Chi phí 6t/2012 và 6t/2103...............................................................71 Hình 4.8 Cơ cấu doanh thu giai đoan 6t/2012 và 6t/2013................................72 Hình 4.9 Lợi nhuận năm 2010- 2012 ..............................................................76 Hình 4.10 Lợi nhuận 6t/2012 và 6t/2103 ........................................................77 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng việt ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long HĐKD : Hoạt động kinh doanh TC : Tài chính QL : Quản lý CT : Chỉ thị QĐ : Quyết định DT : Doanh thu LN : Lợi nhuận CP : Cổ phần DTT : Doanh thu thuần DTHĐTC : Doanh thu hoạt động tài chính GVHB : Giá vốn hàng bán LNTT : Lợi nhuận trước thuế LNST : Lợi nhuận sau thuế : Thu nhập doanh nghiệp TNDN TSCĐ : Tài sản cố định TSNH : Tài sản ngắn hạn ROA : Return on Assets ROE : Return on Equity ROS : Return on Sales Tiếng Anh xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Cùng với sự phát triển mạnh mẻ không ngừng của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng từng ngày từng giờ để có thể hòa chung với nhiệp độ phát triển đó. Đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp cũng đồng thời được xác định một cách rỏ ràng – đó là lợi nhuận. Do các công ty, doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường kinh doanh rất đa dạng và nhiều hình thức nhất là trong thời điểm đất nước ta đang đổi mới nền kinh tế, mở cửa hội nhập thì sự cạnh tranh diển ra ngày càng gay gắt. Vì vậy, công ty, doanh nghiệp liên tục thực hiện nhiều hình thức như quảng cáo, tuyên truyền, khuyến mãi, các chiến lược cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi v.v…. mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa một cách liên tục, theo đó doanh thu đựơc đẩy cao lên. Nhưng bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn có lợi nhuận tối đa thì mức doanh thu có được phải hợp lý, chi phí bỏ ra thấp nhưng phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy mà bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều quan tâm đến kết quả kinh doanh cuối cùng. Vì vậy việc hạch toán kế toán đóng vai trò đặt biệt quan trọng trong việc quản lý điều hành mọi hoạt động kinh tế tài chính,phản ánh đầy đủ, rõ ràng, chính xác các hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là căn cứ cơ bản cho việc dự báo dự toán của doanh nghiệp để nhà quản trị đưa ra những quyết định chiếc lược có hiệu quả hơn. Qua ba tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Vạn Phát cùng với những kiến thức đã học tại trường em đã nhận thấy tầm quan trọng của việc xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho nên đề tài “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Xây dựng và Thương mại Vạn Phát” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Khảo sát đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Xây dựng và Thương mại Vạn Phát giai đoạn 2010- 2012, 6 tháng đầu năm 2013 đồng thời phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua đó nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến kết 1 quả hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong tương lai. 1.2.2 Mục tiêu riêng - Phản ánh công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh thông qua việc tập hợp doanh thu và chi phí phát sinh từ các loại hình kinh doanh của công ty. - Phân tích các chỉ số tài chính có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng làm biến động đến tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận tại công ty. - Đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh của công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Xây dựng và Thương mại Vạn Phát, địa chỉ: Khu vực III, Cồn Khương, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ 1.3.2 Phạm vi thời gian - Đề tài được thực hiên trong thời gian thực tập tại công ty 12/08/2013 đến 18/11/2013 - Số liệu được lấy từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Hồng Sương (2013). Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần thơ, lớp Kế toán lien thông 1 khóa 37, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. + Nội dung chính Đề tài phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ qua 3 năm (2010 – 2012). Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai tới. + Nhận xét đề tài Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn. Đề tài có đánh giá tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty qua 3 năm (2010 – 2012), từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn và đưa ra giải pháp. Đề tài phân tích tương đối tốt. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh a) Khái niệm - Kết quả hoạt động kinh doanh: là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Kết quả hoạt động kinh doanh là mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào quy mô và chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác: là chênh lệch giữa các khoản TN khác, CP khác b) Ý nghĩa Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, để tồn tại và phát triển vững chắc, doanh nghiệp cần có một hệ thống công cụ quản lý kinh tế phù hợp để giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn và đầy đủ hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ đưa ra lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp mà nó còn phản ánh được các khoản mục chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Tất cả đều phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm nhất là kết quả kinh doanh và làm thế nào để kết quả đó mang lại lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy, các nhà quản trị hay giám đốc điều hành phải lựa chọn các phương án, chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận. Xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có được một cái nhìn tổng thể về hoạt động của đơn vị mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể định hướng và vạch ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuận. 2.1.1.2 Kế toán doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sỡ hữu. a) Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  Khái niệm Là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ bán sản phẩm hàng hóa, 3 tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán nếu có.  Chứng từ sử dụng - Hoá đơn thuế GTGT - Phiếu thu tiền mặt - Phiếu rút vốn của Kho bạc Nhà nước - Giấy báo có của Ngân hàng  Tài khoản sử dụng - Tài khỏan 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” được sử dụng để phản ánh các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN. - Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. - Tài khoản 511 “DT bán hàng và cung cấp dịch vụ” có 5 tài khoản cấp 2  Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa  Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm  Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ  Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá  Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư  Sơ đồ hạch toán 911 511 Kế chuyển doanh thu thuần 112.131 Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng bị trả lại, bị giảm giá, chiếc khấu thương mại 3331 Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, chiếc khấu thương Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, chiếc khấu thương mại phát sinh trong kỳ Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4 521.531.532 b) Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ  Khái niệm DT tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty.  Tài khoản sử dụng - Tài khỏan 512 “ DT bán hàng nội bộ” tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ DN. - Tài khỏan 512 “ Doanh thu bán hàng nội bộ” có ba tài khoản cấp 2:  5121: Doanh thu bán hàng hóa  5122: Doanh thu bán các thành phẩm  5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ  Sơ đồ hạch toán TK521, 531,532… TK 512 TK111, 112,131… Kết chuyển ghi giảm DT bán hàng theo giá bán doanh thu vào cuối kỳ không chịu thuế GTGT TK33311 Tổng giá Thuế GTGT thanh toán (cả thuế) TK333 TK152, 153,156 Thuế GTGT theo phải nộp Doanh thu thực tế bằng vật tư, hàng hóa (theo phương pháp trực tiếp) TK33311 Thuế GTGT Được khấu trừ (nếu có) TK911 TK334 K/c doanh thu thuần về tiêu thụ Thanh toán tiền lương với hàng hóa, sản phẩm,.. CNV bằng sản phẩm, hàng hóa Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ 5 c) Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu  Chiếc khấu thương mại  Khái niệm Là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc mua hàng hoá với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiếc khấu thương mại đa ghi trên hợp đồng kinh tế .  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 521 “ Chiếc khấu thương mại” được dùng để phản ánh khoản chiếc khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh tóan cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiếc khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán, hoặc các cam kết mua, bán hàng. - Tài khoản 521“Chiếc khấu thương mại” không có số dư cuối kỳ.  Sơ đồ hạch toán 112.131… 511 Doanh thu bán hàng 521 Chiếc khấu thương mại Chiếc khấu thương mại cho người mua 3331 333 1 Thuế GTGT Cuối kỳ kết chuyển chiếc khấu thương mại Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán chiếc khấu thương mại  Giảm giá hàng bán  Khái niệm Là khoản giảm trừ được doanh nghiệp bên bán chấp thuận một cách đặt biệt trên giá đã thoả thuận trong hoá đơn, vì lý do hàng bán kém phẩm chất, không đúng qui cách, không đúng thời hạn trong hợp đồng.  Tài khoản sử dụng - Tài khỏan 532 “ Giảm giá hàng bán” được dùng để phản ánh các khoản giảm giá hàng bán doanh nghiệp chấp thuận giảm cho khách hàng ngoài hóa đơn. - Tài khoản 532 “ Giảm giá hàng bán” không có số dư cuối kỳ. 6  Sơ đồ hạch toán 111,112,131 532 511,512 Thanh tóan cho người mua khoản giảm giá do hàng kém mất phẩm chất Cuối kỳ kết chuyển số giảm giá hàng bán sang tài khỏan doanh thu 333 1 HÌnh 2.4: Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán  Hàng bán bị trả lại  Khái niệm Là những hàng hoá sản phẩm mà doanh nghiệp đã xá định là tiêu thu nhưng bị trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng : DT hàng bán bị trả lại = số lượng hàng bị trả lại *đơn giá bán ghi trên hoá đơn  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 531 “ Hàng bán bị trả lại” được sử dụng để phản ánh trị giá hàng hóa bị trả lại của doanh nghiệp. - Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” không có số dư cuối kỳ.  Sơ đồ hạch toán 531 111,112,131 Trả tiền cho người mua về số hàng bán bị trả lại 511,512 Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại 333 1 Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại d) Kế toán doanh thu hoạt động tài chính  Khái niệm Doanh thu họat động tài chính là những khoản thu nhập do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại.  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 515 “DT hoạt động tài chính” dùng để phản ánh DT tiền lãi 7 tiền bản quyền, cổ tức, LN được chia và DT từ hoạt động TC khác của DN. - Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” không có số dư cuối kỳ  Sơ đồ hạch toán 111,112 515 Thu lãi tiền gửi lãi tiền cho vay, lãi cổ phiếu, trái phiếu 911 Thanh toán chứng khoán đến hạn bán trái phiếu, tín phiếu Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính xác định kết quả kinh doanh 121,221 Dùng lãi cổ phiếu, trái phiếu mua bổ sung cổ phiếu, trái phiếu Giá gốc 111,112,156,… Doanh thu được chia từ hoạt động liên doanh 222 Dùng thu nhập liên doanh bổ sung vào vốn góp liên doanh 331 Chiếc khấu thanh toán mua hàng được hưởng 1111,1121 1112,1122 Bán ngoại tệ (Tỷ giá TSKT) Lãi bán ngoại tệ Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoat động tài chính 8 e) Kế toán thu nhập khác  Khái niệm Thu nhập khác là khoản thu phát sinh không thường xuyên góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật của tổ chức,cá nhân tặng cho DN...  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 711 “Thu nhập khác” được dùng để phản ánh các tài khoản thu nhập khác của DN. - Tài khoản 711 “ Thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ”.  Sơ đồ hạch toán 111,112 711 Thu được phạt, được bồi thường Số nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu được tiền 911 Cuối kỳ kết chuyển số thu nhập để xác định kết quả kinh doanh 111,112,131 Thu tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ 33311 331,338 Khoản nợ phải trả không xác định được chủ xử lý vào thu nhập 112,333 Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp, số thuế được hoàn lại bằng tiền 111,112,152,21 1 Các khoản được tài trợ biếu tặng Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 9 2.1.1.3 Kế toán chi phí a) Kế toán giá vốn hàng bán  Khái niệm Là trị giá vốn hàng bán trong kỳ của doanh nghiệp (Thành phẩm, bán thành phẩm, HH, dịch vụ, bất động sản đầu tư); giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp(đối với doanh nghiệp xây lắp).  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán ” Phản ánh giá vốn của SP, HH,dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành SX của sản phẩm xây lấp… - Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.  Sơ đồ hạch toán TK 154, 155, 156 TK 632 Trị giá vốn của dịch vụ hoàn thành, trị giá thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi đi bán được xác định tiêu thụ trong kỳ TK155,156 Trị giá vốn hàng tồn kho bán ra bị trả lại nhập lại kho TK 241, 154, 623, 627 TK 911 Chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC chi phí sản xuất SP phát sinh trong kỳ cao hơn mức bình thường không được tính vào giá thành SP, DV mà tính vào trị giá vốn hàng bán Chi phí tự xây dựng, tự chế vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐHH TK 152, 153, 156, 138 (1381) Kết chuyển trị giá vốn hàng bán, dịch vụ tiêu thụ để xác định KQKD Trị giá các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho (đã trừ đi khoản bồi thường) tính vào giá vốn hàng bán TK 159 Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kể cả lập dự phòng bổ sung Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán 10 b) Kế toán chi phí tài chính  Khái niệm Chí phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính.  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 635 “Chi phí tài chính” dùng để phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí co vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán..; Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái.  Sơ đồ hạch toán TK 111, 112, 242, 335 TK 635 Trả tiền lãi vay, phân bổ lãi mua hàng trả chậm, trả góp TK 129, 229 Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá đầu tư TK 129, 229 Dự phòng giảm giá đầu tư TK 121, 221, 222, 223, 228 Lỗ về các khoản đầu tư TK 911 TK 111, 112 K/c chi phí tài chính Tiền thu về bán các khoản đầu tư Chi phí HĐ liên doanh, liên kết cuối kỳ TK 111 (1112), 112 (1122) Bán ngoại tệ (Giá ghi sổ ) Lỗ về bán ngoại tệ TK 413 K/c lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán chi phí hoat động tài chính 11 c) Kế toán chi phí bán hàng  Khái niệm Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Loại chi phí nay bao gồm: chi phí quảng cáo tiếp thị, giao dịch, bảo hành sản phẩm hàng hóa, hoa hồng bán hàng, lương nhân viên bán hàng và các chi phí gắn liền với kho bảo quản sản phẩm, hàng hóa…  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng” được dùng để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ. - Tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng” có 7 Tài khoản cấp 2:  Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên  Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì  Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dung  Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ  Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành  Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài  Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác 12  Sơ đồ hạch toán TK 111, 112, 152, 153, … TK 641 Chi phí vật liệu, công cụ TK 111,112 Các khoản thu giảm phí TK 133 TK 334. 338 Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương TK 911 K/c CP bán hàng TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 142, 242, 335 111, 112 Chi phí phân bổ dần Chi phí trích trước Hoàn nhập DP phải trả CP bảo hành SP, HH TK 512 Thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ TK 33311 TK 111, 112, 141, 331, … Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nếu được tính vào CPBH Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng d) Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp  Khái niệm Chi phí quản lý DN là những chi phí có liên quan chung tới toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của DN ao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp(tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp …) ,BHXH, BHYT, KPCĐ, của nhân viên quản lý doanh nghiệp bao gồm:Chi phí vật liệu văn phòng, khấu hao tài sản cố định, các khỏan lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác 13  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” được dùng để phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. - Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” có 8 tài khoản cấp 2:  Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý  Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý  Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng  Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ  Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí  Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng  Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài  Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác 14  Sơ đồ hạch toán 642 334 Tiền lương phải trả nhân viên quản lý doanh nghiệp 911 Cuối kỳ kết chuyển chi phí QLDN xác định kết quả kinh doanh 142(2) 338 Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn 152,153,142 Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho bộ phận quản lý doanh Đơn vị có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý DN sang TK 1422 Kết chuyển khi có sản phẩm tiêu thụ 214 Khấu hao tài sản cố định 111,112,331… Chi phí điện nước, dịch vụ thuê ngoài, mua ngoài, hội nghị, tiếp khách, công tác phí 133 142,242,335 Phân bổ, trích trước chi phí sửa chữa lớn 139 Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi phải lập năm nay nhỏ hơn số trích lập năm trước chưa sử dụng hết 139 Số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập năm nay lớn hơn số trích lập năm trước chưa sử dụng hết hạch tóan vào chi phí Hình 2.11: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 15 e) Kế toán chi phí khác  Khái niệm Là các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp, gồm: Chi phí thanh lý, chượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; bị phạt thuế, truy nộp thuế;các khoản chi khác  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 811“Chi phí khác” dùng để phản ánh các khoản chi phí khác của DN. - Tài khoản 811 “ Chi phí khác” không có số dư cuối kỳ.  Sơ đồ hạch toán 111,112… Các chi phí khác phát sinh bằng tiền 811 335 Số tiền phạt Số tiền phạt tiền bồi thường tiền bồi thường đã nộp phải nộp 211,213 911 Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh Giá trị hao mòn của 335 TSCĐ Chênh Giá trị vốn lệch đánh góp 335 giá lại nhỏ hơn giá trị Chênh lệch đánh còn lại của giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ Hình 2.12: Sơ đồ hạch toán chi phí khác f) Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp  Khái niệm Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành 16  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 8211 “ Chi phí thuế TNDN hiện hành” dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN hiện hành của doanh nghiệp. - Tài khoản 8211 không có số dư cuối kỳ.  Sơ đồ hạch toán 333 (3334) 821 (8211) Số thuế TNDN hiện hành phải nộp trong kỳ do DN tự xác định 911 Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp Hình 2.13: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành g) Kế toán xác định kết quả kinh doanh  Khái niệm Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định và được xác định bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu, thu nhập và một bên là các khoản chi phí của các hoạt động kinh tế đã thực hiện. Nếu doanh thu, thu nhập của các hoạt động lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lời(lợi nhuận), ngược lại doanh thu, thu nhập nhỏ hơn chi phí các hoạt động thì doanh nghiệp bị lỗ.  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” được dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. - Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ 17 Sơ đồ hạch toán 155 911 632 Kết chuyển giá vốn hàng bán 157 641,642 Kết chuyển chi phí kinh doanh 511 Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu  521,531,532 635 515 Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển doanh thu tài chính 811 711 Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển doanh thu khác Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp 8211 8212 Kết chuyển chi phí thuế TNDN Kết chuyển chi phí thuế TNDN hoãn lại 3334 421 Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi sau thuế TNDN Hình 2.14 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.2 Phân tích kết quả kinh doanh 2.1.2.1 Khái niệm vai trò và ý nghĩa của phân tích kết quả HĐKD a) Khái niệm - Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó. 18 - Phân tích HĐKD là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của HĐKD; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở DN, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. - Phân tích kết quả HĐKD là đi sâu và nghiên cứu quá trình kết quả HĐKD theo theo yêu cầu quản lý, căn cứ vào các tài liệu hạch toán, thông tin kinh tế khác, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất kinh doanh, tìm ra nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. b) Vai trò phân tích kết quả HĐKD - Phân tích kết quả HĐKD chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của DN. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra DN phải tiến hành phân tích HĐKD của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp. - Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về vật tư, lao động, tài chính,…Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh,…trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. Bên cạnh đó, có nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng kết quả phân tích hiệu quả kinh doanh của DN. Mỗi đối tượng quan tâm đến các khía cạnh khác nhau về tài chính của DN để phục vụ cho những mục đích của mình:  Đối với nhà quản trị DN: Phân tích tài chính cung cấp các thông tin tài chính về toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình từ đó làm cơ sở cho các báo cáo tài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận.  Đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư quan tâm đến hai mặt: Lợi tức cổ phần họ nhận được hàng năm và giá thị trường của cổ phiếu (hay giá trị của doanh nghiệp). Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, họ sẽ biết được khả năng sinh lợi cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.  Đối với các nhà cho vay như ngân hàng, công ty tài chính, các cổ đông, trái chủ: Mối quan tâm của các nhà cho vay là doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không. Vì thế họ muốn biết khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.  Đối với sở giao dịch chứng khoán hay ủy ban chứng khoán Nhà nước: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước khi cho phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu. 19  Đối với các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, tài chính, chủ quản: Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy thực trạng về tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính toán chính xác mức thuế mà công ty phải nộp, các cơ quan chủ quản, tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn. c) Ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh - Phân tích kết quả HĐKD là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định chiến lược của mình giúp DN phát triển và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng cũng như phát hiện và ngăn chặn những rủi ro của doanh nghiệp trong HĐKD. - Phân tích kết quả HĐKD là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. - Tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với các doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay,… với doanh nghiệp nữa hay không? 2.1.2.2 Các chỉ số tài chính a) Nhóm chỉ tiêu thanh toán trong ngắn hạn  Tỷ số thanh toán hiện hành - Tỷ số thanh toán hiện hành cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty. - Xác định tỷ số thanh toán hiện hành theo công thức sau: Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện hành = (2.1) Nợ ngắn hạn - Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Nếu tỷ lệ là 2: 1 sẽ được coi là hợp lý và chứng tỏ DN có khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn và tình hình tài chính bình thường. Nếu chỉ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra đối với công ty. Nếu chỉ số hiện hành cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nói cách khác là DN khó quản ký được tài sản của mình. 20  Tỷ số thanh toán nhanh - Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn không bao gồm HTK. - Xác định tỷ số thanh toán nhanh theo công thức sau: Tài sản lưu động - HTK Tỷ số thanh toán nhanh = (2.2) Nợ ngắn hạn - Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “tài sản có tính thanh khoản”. - Tỷ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, tỷ số quá lớn lại gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, đầu tư ngắn hạn có thể không hiệu quả.  Hệ số thanh toán tức thời - Tỷ số thanh toán tức thời đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất đó là các khoản tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn. - Xác định tỷ số thanh toán tức thời theo công thức sau: Tiền và tương đương tiền + ĐTTC ngắn hạn Tỷ số thanh toán tức thời = (2.3) Nợ ngắn hạn b) Nhóm chỉ tiêu hoạt đông  Vòng quay hàng tồn kho - Tỷ số này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Nếu hệ số này lớn cho biết tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ vòng quay hàng tồn kho thấp. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều. Nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.Người ta so sánh hệ số vòng quay hàng tồn kho qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. 21 - Xác định vòng quay hàng tồn kho theo công thức sau: Tổng giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = (2.4) Hàng tồn kho bình quân Trong đó: HTK đầu năm + HTK cuối năm Hàng tồn kho bình quân = (2.5) 2  Kỳ thu tiền bình quân - Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp hay phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển những khoản nợ cần phải thu nghĩa là để thi các khoản phải thu trong thời gian bao lâu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thì khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản là các khoản phải thu tốt, doanh nghiệp có nhiều vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, kỳ thu tiền bìnhquân càng cao, càng dài chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp kém doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, vốn bị ứ động không thể đầu tư và khó đem lại lợi nhuận như mong muốn, đồng thời càng làm tăng thêm các khoản dự phòng nợ khó đòi. - Xác định kỳ thu tiền bình quân theo công thức sau: Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = (2.6) DT bình quân mỗi ngày Trong đó: DT hàng năm + DT bình quân mỗi ngày = (2.7) 365 phải thu năm trước + phải thu năm nay + Các khoản phải thu bình quân = (2.8) 2  Vòng quay tổng tài sản - Vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Chỉ tiêu này cho ta thấy được cứ một đồng tài sản nói chung trong một thời gian nhất định thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số 22 này càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. - Xác định kỳ vòng quay tổng tài sản theo công thức sau: Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản = (2.9) Tổng tài sản bình quân c) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn  Vòng quay vốn cố định - Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu và cho biết vốn cố định quay được mấy vòng trong kỳ. Khi số vòng quay vốn cố định tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng, thể hiện khả năng thu hồi vốn cố định của công ty nhanh hơn. Ngược lại, nếu số vòng quay vốn cố định thấp thể hiện khả năng thu hồi vốn cố định chậm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định không cao. - Xác định kỳ vòng quay vốn cố định theo công thức sau: Doanh thu thuần Vòng quay vốn cố định = (2.10) Vốn cố định bình quân  Vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao hay thấp không những phụ thuộc vào vốn bình quân mà còn phụ thuộc vào giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh bình quân. Vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại. - Xác định kỳ vòng quay vốn lưu động theo công thức sau: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = (2.11) Vốn lưu động bình quân d) Nhóm chỉ chỉ số quản trị nợ  Hệ số nợ trên tổng tài sản - Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Song nó cũng có thể hàm ý là 23 doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Hệ số này quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất. - Xác định hệ số nợ trên tổng tài sản theo công thức sau: Tổng nợ phải trả Hệ số nợ trên tổng tài sản = (2.12) Tổng giá trị tài sản  Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu - Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa vốn huy động bằng cho vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này càng lớn cho thấy nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sỡ hữu, khả năng thanh toán nợ gặp khó khăn nhất là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn nếu lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao nguy cơ phá sản càng lớn. Còn ngược lại, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu.Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất. - Xác định hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu theo công thức sau: Tổng nợ phải trả Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = (2.13) Vốn chủ sở hữu e) Nhóm tỷ số khả năng sinh lời  Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) - Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Hay nói cách khác đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau khi đã trừ thuế, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Tỷ số này dương thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. Ngược lại, tỷ số này âm thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. - Xác định ROA theo công thức sau: Lợi nhuận ròng ROA = x 100% Tổng tài sản bình quân 24 (2.14)  Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sờ hữu (ROE) - Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Tỷ số này mang giá trị dương là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của 1 đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty. - Xác định ROE theo công thức sau: Lợi nhuận ròng ROE = x 100% (2.15) Vốn chủ sở hữu bình quân  Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) - Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường, còn lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. - Xác định ROS theo công thức sau: Lợi nhuận ròng ROS = x 100% (2.16) Doanh thu thuần 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp do phòng kế toán của Công ty cổ phần TM và XD Vạn Phát cung cấp từ bảng báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Thu thập các số liệu cần thiết về giá cả các loại hình kinh doanh dịch vụ tại Công ty cổ phần TM và XD Vạn Phát. - Thu thập thêm thông tin từ báo chí và Internet về các số liệu cần thiết liên quan đến đề tài. 25 2.2.2 Phương pháp so sánh - Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Phương pháp so sánh cho phép chúng ta tổng hợp những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh trên cơ sở đó đánh giá được mặt phát triển hay kém phát triển hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong các trường hợp cụ thể. Để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:  Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: + Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. + Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng,... nhằm khẳng định vị trí của các DN và khả năng đáp ứng nhu cầu.  Ðiều kiện so sánh Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế: + Về thời gian: Là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:  Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.  Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.  Phải cùng một đơn vị đo lường. 26 + Về không gian: Yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành…)  Kỹ thuật so sánh Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:  So sánh bằng số tuyệt đối: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc (là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc). Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.  So sánh bằng số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu - Áp dụng nguyên tắc hạch toán và kết chuyển các khoản chi phí và doanh thu hợp lý để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu về các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Từ đó, làm cơ sở để xác định và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần TM và XD Vạn Phát. 2.2.4 Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau:  Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu.  Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó ( kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc). 27  Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích ( là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).  Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước như sau: Bước 1: Xác định đối tượng phân tích Đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nếu Gọi A1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và A0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: A1 - A0 = ΔA Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích A và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: A = a .b.c Kỳ phân tích: A1 = a1.b1.c1 và kỳ gốc là: A0= a0.b0.c0 = a Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2 : - Thế lần 1: a1.b0.c0 - Thế lần 2: a1.b1.c0 - Thế lần 3: a1.b1.c1 Thay thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế. Bước 4 Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó. Ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó ( kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể: - Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = ΔAa - Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 - a1.b0.c0 = ΔAb - Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 - a1.b1.c0 = ΔAc Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: ΔAa + ΔAb + ΔAc = ΔA 28 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VẠN PHÁT 3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VẠN PHÁT 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty - Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát là Công ty cổ phần được thành lập vào tháng 01 năm 2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000074 do phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Cần Thơ cấp. - Công ty được hình thành với nguồn vốn đầu tư ban đầu là 20.000.000.000 đồng (tương đương 20.000 cổ phần) bởi các thành viên sáng lập bao gồm:  Ông Trần Phương Thanh  Ông Nguyễn Văn On  Ông Châu Thành Nhân  Ông Tô Lương Thiện - Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty: NGUYỄN VĂN ON. - Mã Số Thuế : 1800550727 - Tên tiếng việt: Công Ty Cổ Phần Xây Dựng và Thương Mại VẠN PHÁT - Địa chỉ: tại Khu vực III, Cồn Khương, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. - Điện thoại : 07102.243.325 - Website: www.vanphat.com.vn Với những tiến bộ không ngừng Công ty đã được UBND thành phố Cần Thơ tín nhiệm giao đất đầu tư xây dựng dự án “KHU BIỆT THỰ NHÀ VƯỜN CỒN KHƯƠNG” hiện sắp hoàn thành xong phần cơ sở hạ tầng. Đây là dự án thuộc loại lớn nhất TP. Cần Thơ và vùng Miền Tây Nam Bộ, khi dự án hoàn thành sẽ góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt của thành phố. Công ty không chỉ thành công trên lĩnh vực kinh doanh bất động sản, mà công ty còn quyết tâm đầu tư xây dựng khu nhà hàng liên hợp Vạn Phát theo chủ trương “đi tắt đón đầu” nhằm thu hút một lượng khách du lịch đang tăng và tạo công ăn việc làm mới đóng góp vào sự phát triển của thành phố Cần Thơ nói riêng và đất nước nói chung. 29 3.1.2 Mặt hàng kinh doanh - Kinh doanh bất động sản - Xây dựng công trình dân dụng - San lấp mặt bằng - Kinh doanh vật liệu xây dựng - Kinh doanh nhà hàng ăn uống - Sản xuất gạch lót vĩa hè 3.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật - Hai căn nhà 2 tầng: trong đó 1 phòng giám đốc. 1 phòng phó giám đốc, 1 phòng kinh doanh, 1 phòng kế toán, 1 phòng bộ phận kỹ thuật, 2 phòng họp có sức chứa khoản 20 người - Một nhà hàng với sức chứa 200 người phục vụ các món ăn ở đồng bằng sông Cửu Long mang phong cách thuần Việt - Một khách sạn 2 tầng có 45 phòng, một nhà kho chứa vật liệu, hai xe tải chở hàng, một của hàng vật liệu xây dựng. 3.1.4 Bộ máy tổ chức quản lý 3.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Giám đốc Phó giám đốc Kế toán trưởng Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng kỹ thuật Nhân viên Nhân viên Nhân viên Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý 3.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban - Phòng giám đốc: đứng đầu là giám đốc là người có quyền hạn cao nhất chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các trưởng phòng và chịu trách nhiệm về mọi 30 họat động của đơn vị mình trước pháp luật. - Phòng kinh doanh: phụ trách công tác marketing như quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa của công ty, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển của công ty phù hợp với xu hướng phát triển xã hội. - Phòng kế toán: tổ chức công tác hạch toán kế toán của đơn vị theo đúng chế độ và điều lệ kế toán hiện hành của Bộ tài chính quy định, theo dõi ghi chép tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, từ đó đề xuất với ban giám đốc phương hướng khắc phục những khó khăn, khuyết điểm, phát huy và khai thác những khả năng tiềm tàng để có những quyết định đúng đắn. - Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: Quản lý kỹ thuật công nghệ và môi trường, chất lượng sản phẩm, kế hoạch bảo dưỡng,kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất trong công ty; nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường 3.1.4.3 Cơ cấu nhân sự Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của công ty Chỉ tiêu Số lao động (người) Tỷ trọng (%) 10 1 1 6 2 59 34 25 69 14,5 1,5 1,5 8,7 2,9 85,5 49,3 36,2 100 Lao động gián tiếp Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng kinh doanh Lao động trực tiếp Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Tổng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảng 3.2: Trình độ lao động của công ty Trình độ Số lượng lao động (người) Đại học 7 Cao đẳng 12 Trung cấp 19 Phổ thông 31 Tổng số 69 Tỷ trọng (%) 10.1 17,4 27,5 44,9 100 Nguồn: Phòng kế toán của công ty Cơ cấu lao động của công ty như sau: Số lao động gián tiếp là 10 người chiếm tỷ trọng 14,5%, số lao động trực tiếp là 59 người chủ yếu tập trung ở phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh chiếm tỷ trọng 85,5% trong tổng số lao 31 động. Trong đó, lao động có trình độ đại học là 7 người chiếm trọng 10,1%, cao đẳng là 12 người chiếm tỷ trọng 17,4%, trung cấp là 19 người chiếm tỷ trọng 27,5% số còn lại là lao động phổ thông có 31 người chiếm tỷ trọng 44,9%. Số lao động có trình độ cao đẳng đại học chủ yếu tập trung ở bộ phận giám đốc, phó giám đốc, phòng kế toán và lao động có trình độ trung cấp và phổ thông tập trung ở phòng kỹ thuật và phòng kinh doanh 3.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỸ Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Công tác tổ chức bộ máy Kế Toán của Công Ty được tổ chức theo mô hình kế toán phân tán.Như vậy cách tổ chức bộ phận Kế toán của Công ty đảm bảo sự tập trung thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán, giúp công ty kiểm tra, chỉ đạo kinh doanh một cách kịp thời, nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh buôn bán của Công ty một cách nhanh chóng và kịp thời. 3.2.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công ty. Giám sát và thực hiện việc kiểm tra các khoản thu chi tài chính. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản trong doanh nghiệp. Phát hiện và kịp thời ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. Phân tích thông tin, phân tích số liệu kế toán, phân tích tình hình tài chính và các nội dung khác có liên quan nhằm đánh giá đúng tính chất sự việc để tham mưu, đề xuất kịp thời cho lãnh đạo DN những giải pháp phục vụ cho yêu cầu về quản trị doanh nghiệp và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị. Quản lý và điều hành nhân viên thuộc phòng. Giúp Giám đốc trong việc thực hiện các dự án kinh doanh, tìm ra những định hướng phát triển phù hợp cho công ty nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất, lựa chọn hình thức phù hợp với công ty. - Kế toán tổng hợp: Tổng hợp chứng từ kế toán, tổng hợp sổ sách khai báo thuế, theo dõi tình hình tài sản cố định, nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra.Hàng tháng tập hợp tất cả các chứng từ ghi sổ các phần hành kiểm tra đối chiếu số liệu của các bộ phận liên quan, điều chỉnh sai lệch (nếu có), Báo cáo 32 tình hình kết quả hoạt động kinh doanh hàng tháng cho kế toán trưởng.Tham mưu và đề xuất ý kiến với trưởng phòng về hoạt động tài chính chung trong doanh nghiệp. - Kế toán chi tiết: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn hàng hoá, theo dõi công nợ, các khoản phải trả cho người bán.Theo dõi tập hợp chi phí công trình.Theo dõi ghi chép sổ sách chi tiết. - Thủ quỷ: Là người bảo quản tiền mặt thực hiện các khoản chi hàng ngày theo chứng từ hợp lệ của Công ty , kiểm tra đối chiếu tình hình tiền mặt tồn quỹ hàng ngày, thường xuyên đối chiếu sổ quỹ cùng kế toán quỹ tiền mặt, phát tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên.Là người giữ một khoản tiền nhất định trong công ty có nhiệm vụ thu, chi khi có chứng từ xác nhận đầy đủ.Cuối ngày đối chiếu sổ quỷ. 3.2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty - Dựa vào quy mô sản xuất và kinh doanh công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. - Sơ đồ hình thức kế toán  Nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Ghi chú BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Quan hệ đối chiếu. Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 33 - Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung: từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được ghi vào chứng từ kế toán. Các chứng từ này được chuyển về Bộ phận kế toán, sau đó phân loại, kế toán thanh toán kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để lập chứng từ ghi sổ và đồng thời tiến hành nhập số liệu vào máy tính. Cuối kỳ, kế toán xử lý số liệu trên máy tính theo đúng yêu cầu của hệ thống kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng. Sau khi kiểm tra đối chiếu xong, thấy không còn sai sót nữa kế toán sẽ cho máy tính lập ra các bảng cân đối số phát sinh, sổ cái chi tiết các tài khoản, các báo cáo tài chính… 3.3. HÌNH THỨC KẾ TOÁN 3.3.1 Sơ đồ tổ chức sổ kế toán Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị MÁY VI TÍNH NHẬP DỮ LIỆU KHAI BÁO SỐ DƯ - HỆ THỐNG - DỮ LIỆU - VẬT TƯ HÀNG HÓA - CÔNG NỢ - TSCĐ - NHẬP CHỨNG TỪ - KẾ TOÁN CHI TIẾT - KẾ TOÁN TỔNG HỢP  Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày. In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm. Đối chiếu, kiểm tra. Hình 3.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trân máy vi tính 34 3.3.2 Trình tự ghi sổ - Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. - Theo qui trình của phần mềm kế toán các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái hoặc nhật ký sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác phân bổ và lập báo cáo tài chính.Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo TC sau khi đã in ra. - Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo qui định. - Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo qui định về sổ kế toán ghi bằng tay. * Cách sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính. - Trong Cty sử dụng phần mềm Accounting Software Company – 6.0 Giao diện phần mềm được chia thành 2 phần chính: phần dùng để khai báo số dư, một phần dùng để nhập dữ liệu và in sổ. + Phần khai báo số dư gồm: hệ thống, dữ liệu, vật tư hàng hoá, công nợ, tài sản cố định. + Hệ thống gồm có chức năng: kết chuyển số liệu, mở thêm tài khoản chi tiết, kết chuyển dữ liệu, sao chép vào lưu trữ dữ liệu, nhập số dư, thường được sử dụng cho công cụ kết chuyển cuối năm. + Dữ liệu: kết chuyển và khoá sổ cuối tháng. + Vật tư hàng hoá: dùng để khai báo chi tiết số dư của các tài khoản vật tư, hàng hoá. + Công nợ: dùng để khai báo chi tiết số dư các TK công nợ. Tài sản cố định: dùng để khai báo số dư chi tiết tài sản cố định. + Phần nhập dữ liệu và in sổ gồm có 3 phần: nhập chứng từ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. + Phần nhập chứng từ: đây là phần hành cơ bản dùng để định khoản, nhập dữ liệu từ các chứng từ kế toán, khi ta click chọn biểu tượng thì bên trong phần này sẽ xuất hiện từng chức năng nhỏ cho từng loại chứng từ. - Chức năng tổng hợp: dùng để hạch toán các chứng từ không phải là những chứng từ liên quan đến nhập vật tư, xuất vật tư, bán hàng chẳng hạn như các chứng từ: hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng. 35 - Các chứng từ thường được sử dụng trong chức năng tổng hợp này gồm có: chứng từ kế toán tiền lương, chứng từ phân bổ công cụ dụng cụ, trích khấu hao TSCĐ, kết chuyển thuế GTGT… - Chức năng nhập vật tư: dùng để nhập các chứng từ liên quan đến nhập vật tư như hoá đơn mua hàng… - Chức năng xuất vật tư: dùng để xuất các chứng từ liên quan đến xuất vật tư như: hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho… - Chức năng E đến doanh thu bán hàng, chứng từ để hạch toán là hoá đơn bán hàng. - Chức năng kết chuyển: dùng để hạch toán các chứng từ kết chuyển cuối tháng trong công ty phần này không sử dụng, bởi vì trong phần tổng hợp cũng có chức năng này. * Cách nhập chứng từ: Hầu hết phần giao diện cho các chức năng này đều giống nhau cho tất cả các chứng từ. Tháng: tháng chứng từ cần khai báo. Ngày chứng từ: ngày nhập chứng từ. Số hiệu: số hiệu chứng từ, số liệu này được lập thành 07 ký tự, 02 ký tự đầu là ký hiệu cho từng loại chứng từ, 02 ký tự tiếp theo là dấu ngăn cách, 02 ký tự tiếp theo là số thứ tự chứng từ. Ví dụ như số hiệu chứng từ là TC08.02,trong đó: TC: Ký hiệu cho loại chứng từ tổng hợp 08: Ký hiệu tháng chứng từ nhập . : dấu chấm dùng để ngăn cách 02: Số thứ tự chứng từ và được đánh theo số thứ tự tăng dần Diễn giải: diễn giải nội dung chứng từ nhập Phần định khoản: định khoản đúng theo nội dung chứng từ nhập ở đây phần định khoản nhập - xuất ta phải nhập số lượng và đơn giá đối với những vật tư có liên quan, đối với phần xuất ta chỉ cần nhập số lượng không nhập đơn giá vì máy sẽ tự cho giá theo chương trình đã cài đặt sẵn. - Lưu ý đối với những chứng từ mà có thuế GTGT thì khi ta chọn tài khoản thuế thì phần mềm sẽ xuất hiện phần kê khai thuế trong phần kê khai thuế ta cần lưu ý ngày kê khai là ngày trên chứng từ, sau khi nhập xong chúng ta chọn biểu tượng ghi. + Phần kế toán chi tiết: dùng để xem và in sổ chi tiết các TK + Phần kế toán tổng hợp: dùng để xem và in sổ tổng hợp các tài khoản và các báo cáo tổng hợp bất kỳ tại thời điểm nào. - Sau khi nhập dữ liệu và xem sổ hoặc in sổ và báo cáo xong thì ta chọn biểu tượng trở về để thoát khỏi phần hành. 3.3.3. Các loại sổ sử dụng trong Công ty 36 Công ty sử dụng các loại sổ ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Bảng 3.3: Các loại sổ sách trong công ty STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 TÊN SỔ Sổ nhật ký chung Sổ cái Sổ quỹ tiền mặt Sổ chi tiết tiền mặt Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng Sổ chi tiết vật liệu,dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Bảng tổng hợp cho tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, Sổ kho Sổ tài sản cố định Sổ chi tiết công nợ Sổ chi tiết tiền vay Sổ chi tiết bán hàng Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Sổ chi tiết các tài khoản MẪU SỐ S03a-DN S03b-DN S07-DN S07a-DN S08Aa-DN S10-DN S11-DN S12-DN S21-DN S31-DN S34-DN S35-DN S36-DN S38-DN Nguồn: Phòng kế toán của công ty 3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 3.4.1 Thị trường hoạt động của công ty Do đặc thù của ngành nên công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát chỉ tập trung vào thị trường nội địa đặc biệt là thị trường ở đồng bằng sông Cửu Long mà chủ yếu là thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Hậu Giang, An Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Qua nghiên cứu gần đây và thực tế cho thấy đời sống người dân đang dần cải thiện nên nhu cầu nhà ở trở nên bức thiết. Chính vì vậy mà nhu cầu thị trường của ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản tương đối lớn, do đó công ty cần mở rộng hoạt động của mình thông qua một số biện pháp như liên doanh để tăng vốn kinh doanh, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhà cung ứng và các công ty xây dựng trên địa bàn từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín của mình và mở rộng kinh doanh ở thị trường nội địa 3.4.2 Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010,2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Nhìn vào bảng 3.4 cho thấy năm 2011 so với năm 2010, doanh thu giảm 55.577,14 triệu đồng, tỷ lệ giảm 46,70% và chi phí cũng giảm mạnh, giảm 44,39% tương ứng số tiền giảm 43.826,02 triệu đồng làm lợi nhuận sau thuế giảm 58,00% tương ứng số tiền giảm 8.813,31 triệu đồng so với năm 2010. 37 Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2010 -2012) và sáu tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1.Tổng doanh thu 2. Tổng chi phí Năm Năm Năm 2011 2011 2012 6 tháng 6 tháng đầunăm đầu năm 2012 2013 Chênh lệch 2011/2010 Tuyệt đối 119.000 63.422,86 54.901,34 27.450,67 16.722,54 (55.577,14) 98.738,57 54.912,55 36.279,9 19.639,95 8.554,23 (43.826,02) Tương đối Tuyệt (%) đối Chênh lệch Chênh lệch 6t/2013 2012/2011 với 6t/2012 Tương đối Tuyệt đối (%) Tương đối (%) (46,70) (8.521,52) (13,44) (10.728,13) (39,08) (44,39) (18.632,65) (33,93) (11.085,72) (56,44) 3.LN trước thuế 20.261,43 4. Thuế TNDN 5.065,36 5. LN sau thuế 15.196,07 8.510,35 18.621,46 7.810,72 8.168,31 (11.751,08) (58,00) 10.111,11 118,81 357,59 4,58 1.489.31 4.655,37 1.952,68 2.042,08 (2.937,77) (58,00) 2.527,78 118,81 89,40 4,58 7.021,09 13.966,09 5.858,04 6.126.23 (8.813,31) (58,00) 7.583,33 118,81 268,19 4,58 Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ Phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 38 Mức giảm này là do thu nhập chính của công ty chủ yếu là kinh doanh bất động sản nhưng đến năm 2011, tình hình thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn nên số lượng bất động sản bán ra có phần thấp hơn năm 2010. Bên cạnh đó,năm 2010 công ty nhận được nhiều hợp đồng lớn cho các công trình xây dựng nhà ở chung cư trên đường Nam Sông Hậu (ngoại ô thành phố Cần Thơ) và hợp đồng xây dựng khu biệt thự Cồn Khương làm doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận tăng cao, năm 2011 công ty cũng nhận đươc nhiều hợp đồng xây dựng và bán vật liệu xây dựng nhưng số lượng ít cũng như giá trị không lớn như năm 2010. Năm 2012 tổng doanh thu đạt 54.901,34 triệu đồng so với năm 2011 giảm 8.521,52 triệu đồng tỷ lệ tăng 13,44%, chi phí cũng giảm 18.632,65 triệu đồng tỷ lệ 33.93%, do doanh thu giảm ít mà chi phí giảm nhiều làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 118,81% tương ứng số tiền tăng 7.583,33 triệu đồng. Tuy doanh thu năm 2012 có giảm so với năm 2011 nhưng tỷ lệ giảm doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ giảm chi phí dẫn đến lợi nhuận tăng lên một cách đáng kể điều này cho thấy công ty đã áp dụng chính sách tiết kiệm chi phí một cách hợp lý cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động, đầu tư đúng lúc, đúng thời điểm. Qua 6 tháng đầu hoạt động, tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận có sự biến động đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2012, doanh thu giảm 39,08% tương ứng với 10.728,13 triệu đồng, chi phí giảm 11.085,72 triệu đồng tỷ lệ 56,44% do Công ty giảm nhiều chi phí nên làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 268,19 triệu đồng tỷ lệ 4,58% . Nguyên nhân là do đầu năm nay thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đóng băng chưa có dấu hiệu khởi sắc làm cho người dân có tâm lý dè dặt trong mua sắm hàng hóa với khối lượng lớn. Nhưng do Công ty tiết giảm nhiều chi phí liên quan nên làm cho lợi nhuận tăng đây cũng là dấu hiệu đáng mừng vì trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khóc liệt, lạm phát tăng nhanh nhưng công ty vẫn có những chính sách chi tiêu hợp lý góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Từ phân tích trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ổn định, cụ thể doanh thu tăng giảm theo từng năm. Năm 2011, doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều giảm mạnh so với năm 2010 và đến năm 2012, tuy doanh thu có giảm so với năm 2011 với chi phí giảm mạnh làm cho lợi nhuận tăng lên đáng kể. Đầu năm 2013 lợi nhuận vẫn giảm so với đầu năm trước. Trong tình trạng lạm phát kéo theo sự gia tăng về các khoản chi phí ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận hằng năm cho công ty. Từ phân tích trên cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2010 – 2012) có biến động tăng, giảm không điều. Phần này sẻ được phân tích chi tiết hơn trong chương 4 của đề tài. 39 3.5 MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG CƠ CHẾ HIỆN NAY  Thuận lợi - Đồng bằng sông Cửu Long là nơi đông dân, đời sống người dân ngày một cải thiện có nhu cầu xây dựng nhà ở và đầu tư xây dựng các công trình nhằm mục đích kinh doanh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó,cCông ty Cổ Phần XD và TM Vạn Phát nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ, là một trung tâm kinh tế của khu vực ĐBSCL có điều kiện khai thác và phát triển nông nghiệp, công nghiệp cũng như GTVT. - Vật tư xây dựng của công ty được đặt hàng từ nơi có uy tín, chất lượng cao - Được sự ủng hộ, quan tâm của chính quyền địa phương và các chính sách của nhà nước - Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, môi trường thông thoáng, rộng rãi. - Có mối quan hệ lâu dài với khách hàng và nhà cung ứng sản phẩm Ngoài ra công ty còn có đội ngũ cán bộ năng động, nhạy bén và có tinh thần trách nhiệm cao. Điều này chứng tỏ trong suốt thời gian hoạt động đã mang lại lợi nhuận cho công ty.  Khó khăn - Thị trường ngày một khó tính, đòi hỏi nhiều hơn về mặt chất lượng.Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn thử thách cần vượt qua. - Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát trong nước gia tăng dẫn đến giá cả hàng hóa cũng tăng theo, từ đó có nhiều người tiêu dùng có tâm lý cân nhắc, dè dặt trong việc mua sắm. - Sự cạnh tranh gay gắt của nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường. 40 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4.1.1 Kế toán doanh thu, thu nhập 4.1.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chủ yếu của công ty là từ kinh doanh bất động sản, xây dựng công trình dân dụng, san lấp mặt bằng, kinh doanh VLXD… Ngoài ra công ty còn kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ, hóa đơn kế toán sẽ hạch toán và ghi sổ cho từng loại doanh thu. Cuối tháng kế toán tổng hợp dựa vào sổ nhật ký này để ghi vào sổ cái và kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số tài khoản liên quan đến quá trình tiêu thụ: TK 1311- Phải thu của người mua và người giao thầu, TK 1111- Tiền mặt, TK 112- Tiền gửi ngân hàng. Bảng 4.1: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Số hiệu TK Số tiền 1 2 Tiền mặt 1111 413.419.997 Phải thu của khách hàng Tổng cộng 1311 12.234.265 51.673.714.783 Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần XD & TM Vạn Phát Trong năm 2012, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 51.673.714.783 đ, trong đó khách hàng thanh toán bằng tiền mặt là 44.127.999.244 đ, số còn lại chưa thanh toán là 7.545.715.539 đ được hạch toán vào tài khoản các khoản phải thu của người mua và người giao thầu.  Doanh thu nhà hàng - Công suất hoạt động của nhà hàng trong thời điểm bình thường từ tháng trong năm chỉ đạt công suất khoảng 60 -75%. Nhưng khi bước vào mùa cưới, nhất là những tháng cuối năm thì nhu cầu của khách rất cao, lúc này công suất nhà hàng có thể đạt tới 90%. Nhà hàng có sức chứa lớn, có phòng ăn riêng, phục vụ các tiệc chiêu đãi và tiệc cưới, cafê Corner tại khuôn viên khách sạn, cho thuê hội trường với sức chứa hơn 500 người, quầy bán hàng lưu niệm…Tổng doanh thu từ dịch vụ này năm 2012 là 413.419.997 đ tất cả đều được khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. - Căn cứ vào sổ cái TK 51111, kế toán ghi nhận Nợ TK 111 454.761.996 Có TK 51111 413.419.997 Có TK 3331 41.341.999 41  Doanh thu Karaoke & Massage - Hình thức dịch vụ này được bán lẻ theo vé. Khi khách hàng mua được kí nhận vào trong hoá đơn bán hàng trong đó có hóa đơn GTGT. Đặc biệt, loại hình dịch vụ này có tính thuế TTĐB nên cuối kỳ kết chuyển doanh thu vào TK 911 phải trừ thuế TTĐB ra. Tổng doanh thu từ dịch vụ này năm 2012 là 12.234.265 đ tất cả đều được khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. - Căn cứ vào sổ cái TK 51112, kế toán ghi nhận: Nợ TK 1111 13.457.692 Có TK 51112 12.234.265 Có TK 333111 1.223.427 - Khi tính nộp thuế TTĐB, kế toán ghi: Nợ TK 51112 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3332 – Thuế TTĐB - Theo sổ cái, khoản giảm trừ (thuế TTĐB) là 2.947.553đ. Kế toán định khoản: Nợ TK 51112 2.947.553 Có TK 3332 2.947.553 - Khi đã nộp thuế, ghi: Nợ TK 3332 2.947.553 Có TK 1111 2.947.553  Doanh thu bán vật liệu xây dựng Tổng doanh thu từ kinh doanh vật liệu xây dưng năm 2012 là 2.584.433.244 đ tất cả chưa được khách hàng thanh toán. Căn cứ vào sổ cái TK 51112, kế toán ghi nhận: Nợ TK 1131 2.842.866.568 Có TK 51113 2.584.433.244 Có TK 333111 258.443.324  Doanh thu từ chuyển QSD đất Cồn Khương Tổng doanh thu từ hoạt động này năm 2012 là 10.114.800.000 đ được khách hàng thanh toán 9.208.334.982 đ bằng tiền mặt số còn lại là 906.455.081 đ. Căn cứ vào sổ cái TK 51114, kế toán ghi nhận: Nợ TK 1131 997.100.598 Nợ TK 1111 10.129.168.480 Có TK 51113 10.114.800.000 Có TK 333111 1.011.480.000  Doanh thu từ giá trị cơ sở hạ tầng đất Cồn Khương Tổng doanh thu từ hoạt động này năm 2012 là 38.548.827.277 đ được khách hàng thanh toán 37.070.515.640 đ bằng tiền mặt số còn lại là 1.478.311.637 đ khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Căn cứ vào sổ cái TK 51114, kế toán ghi nhận: 42 Nợ TK 1131 1.626.142.801 Nợ TK 1111 40.777.567.204 Có TK 51114 38.548.827.277 Có TK 333111 3.854.882.728  Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 911 TK 511 TK 1111 51.673.714.783 51.673.714.783 44.127.999.244 44.127.999.244 TK 1131 7.545.715.539 7.545.715.539 51.673.714.783 51.673.714.783 4.1.1.2 Doanh thu bán hàng nội bộ - DT tiêu thụ nội bộ của công ty theo thực tế bao gồm các khoản tiền thu được do bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ công ty và các đơn vị trực thuộc tổng công ty. Để phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ kế toán sử dụng TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ Bảng 4.2: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng nội bộ Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Số hiệu TK Số tiền 1111 3.120.337.849 3.120.337.849 Thu bằng tiền măt Tổng cộng Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần XD & TM Vạn Phát  Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ TK 911 TK 512 TK 1111 3.120.337.849 3.120.337.849 3.120.337.849 3.120.337.849 3.120.337.849 3.120.337.849 43 4.1.1.3 Doanh thu hoạt động tài chính - Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu nhập do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại, bao gồm: Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gởi, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá dịch vụ, lãi cho thuê tài chính, thu nhập chyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng. Doanh thu HĐTC của Cty chủ yếu phát sinh từ lãi tiền gởi ngân hàng. Để phản ánh doanh thu hoạt động tài chính của công ty trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán sử dụng tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính”. Bảng 4.3: Bảng tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu doanh thu HDTC 1 Tiền gửi ngân hàng Số hiệu TK Số tiền 112 3.746.822 Tổng cộng 3.746.822 Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần XD & TM Vạn Phát  Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính TK 911 3.746.822 TK 515 TK 1121 3.746.822 3.746.822 3.746.822 3.746.822 3.746.822 3.746.822 3.746.822 4.1.1.5 Thu nhập khác Thu nhập khác của công ty phát sinh trong kỳ chủ yếu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho DN...Tài khoản 711 “Thu nhập khác” được dùng để phản ánh các tài khoản thu nhập khác của công ty. Bảng 4.4: Bảng tổng hợp thu nhập khác Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu thu nhập khác Số hiệu TK Số tiền 1 2 Thu bằng tiền mặt 1111 103.047.150 Phải thu khách hàng Tổng cộng 1311 500.000 103.547.150 Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần XD & TM Vạn Phát 44  Sơ đồ hạch toán thu nhập khác TK 911 103.547.150 TK 711 103.547.150 103.047.150 TK 1111 103.047.150 TK 1311 500.000 103.547.150 500.000 103.547.150 4.1.2 Kế toán chi phí 4.1.2.1 Giá vốn hàng bán Do đặc thù của công ty có nhiều loại hình KD khác nhau, nên việc hạch toán giá vốn của tùy từng loại hình kinh doanh cũng khác nhau. Đối với hàng tự chế (thức ăn) sử dụng phương pháp thực tế đích danh. Còn mặt hàng chuyển bán (Rượu, bia, nước ngọt,…) và các mặt hàng thuộc lĩnh vực KD vật liệu xây dưng sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước. Riêng mặt lĩnh vực bất động sản giá vốn bằng toàn bộ chi phí được tập hợp vào TK 1541 sau đó kết chuyển sang TK 6321 và phản ánh đồng thời với bút toán ghi nhận doanh thu. Nhằm giúp cho việc hạch toán và kiểm tra dể dàng công ty chia tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán ” thành 4 tài khoản cấp 2 để phản ánh giá vốn trong kỳ: TK 6321 – Giá vốn đất Cồn Khương, TK 6322 – Giá vốn nhà hàng, TK 6324 – Giá vốn Karaoke& Massage, TK6325 – Giá vốn hàng bán (VLXD). Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí giá vốn hàng bán Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu chi phí giá vốn Số hiệu TK 1 2 3 15411 15611 15211 Chi phí SX KDDD Hàng hóa nhà hàng Nguyên vật liệu xây dưng Tổng cộng Số tiền 23.337.709.112 719.023.802 5.655.347.397 29.712.080.311 Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần XD & TM Vạn Phát 45  Sơ đồ hạch toán chi phí giá vốn TK 15411 TK 632 TK 911 23.337.709.112 23.337.709.112 29.712.080.311 29.712.080.311 TK 15611 719.023.802 719.023.802 TK 1521 5.655.347.397 5.655.347.397 29.712.080.311 29.712.080.311 4.1.2.2 Chi phí tài chính - Chi phí hoạt động tài chính của công ty chủ yếu bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán..; Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái. Chi phí hoạt động tài chính của Cty chủ yếu phát sinh từ lãi tiền vay của các ngân hàng và tổ chức cá nhân. Nhằm giúp cho việc hạch toán và kiểm tra dể dàng công ty chia tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán ” thành 5 tài khoản cấp 3 để phản ánh giá vốn trong kỳ: TK 63501 – Chi phí lãi vay Ngân hàng Việt Á, Tài khoản 63502 – Chi phí lãi vay Ngân hàng Phương Nam, Tài khoản 63503 – Chi phí lãi vay Ngân hàng ĐT& PT Hậu Giang CN Cần Thơ, Tài khoản 63504 – Chi phí lãi vay TMCP Sài Gòn CT Cần Thơ Bảng 4.6: Bảng tổng hợp chi phí hoạt động tài chính Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu doanh thu HDTC 1 Số hiệu TK Tiền gửi ngân hàng 112 Tổng cộng Số tiền 1.726.040.507 3.246.502.301 Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần XD & TM Vạn Phát 46  Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính TK 112 1.726.040.507 TK 635 TK 911 1.726.040.507 3.246.502.301 3.246.502.301 1.520.461.794 3.246.502.301 3.246.502.301 4.1.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế của công ty là những chi phí có liên quan chung tới toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp …), BHXH, BHYT, KPCĐ, của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, khấu hao tài sản cố định, các khoản lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Nhằm giúp cho việc hạch toán và kiểm tra dể dàng công ty chia tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp ” thành 8 tài khoản cấp 2 để phản ánh chi phí quản lý trong kỳ: Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý, Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng, Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ, Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí, Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng, Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài, Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác. Bảng 4.7: Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu chi phí quản lý DN 1 2 3 4 5 6 7 8 Số hiệu TK Số tiền Tiền mặt 1111 816.215.791 Hao mòn TSCĐ hữu hình Các khoản thuế khác Lương nhân viên Kinh phí công đoàn Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Tổng cộng 2141 3338 3341 3382 3383 3384 3389 382.617.696 4.000.000 954.484.107 19.089.682 162.262.298 28.634.523 9.544.841 2.376.848.938 Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần XD & TM Vạn Phát 47  Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp TK 1111 816.215.791 TK 642 2.376.848.938 2.376.848.938 816.215.791 TK 2141 382.617.696 382.617.696 TK 3338 4.000.000 4.000.000 TK 3341 1.024.939.601 1.024.939.601 TK 3382 112.025.865 112.025.865 TK 3383 26.256.659 26.256.659 TK 3384 10.793.326 10.793.326 TK 3389 10.793.326 TK 911 10.793.326 2.376.848.938 48 2.376.848.938 4.1.2.4 Chi phí khác Chi phí khác của công ty phản ánh những chi phí phát sinh do những sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Các chi phí khác của công ty bao gồm: Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định, chênh lệch lãi lổ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đem gốp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; tiền phạt do vi phạm hợp đồng; bị phạt thuế truy nộp thuế và các khoản chi khác. Bảng 4.8: Bảng tổng hợp chi phí khác Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu chi phí khác 1 2 3 Số hiệu TK Số tiền 1111 201.677.128 1121 3388 885.443.449 142.669.270 944.451.307 Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần XD & TM Vạn Phát  Sơ đồ hạch toán chi phí khác TK 1111 201.677.128 TK 811 944.451.307 201.677.128 TK 112 885.443.449 885.443.449 TK 3388 142.669.270 142.669.270 944.451.307 49 944.451.307 TK 911 944.451.307 4.1.3 Xác định kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong một kỳ hạch toán, nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh trong kỳ thể hiện qua lãi ròng. Kết quả kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng hoá tiêu thụ, chi phí bán hàng và CP quản lý DN.Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” được dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.  Phương pháp kế toán xác định kết quả kinh doanh Tại công ty, công tác xác định kết quả kinh doanh sẽ do kết toán tổng hợp đảm trách. Vào cuối kỳ, kế toán tổng hợp tiến hành khóa sổ các tài khoản và kết chuyển các khoản doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí thuế TNDN sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.  Kết quả kinh doanh của công ty năm 2012 được thể hiện trong Sổ cái TK 911. LN Doanh từ thu BH hoạt = và cung động cấp dịch SXKD vụ Giá Doanh Chi vốn Chi phí Chi phí + thu - phí tài hàng bán hàng QLDN HĐTC chính bán  Kết chuyển doanh thu: - Tổng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2012 51.673.714.783 đ - Tổng doanh thu bán hàng nội bộ trong năm 2012: 3.120.337.849 đ - Tổng doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2012: 3.746.822 đ - Tổng thu nhập khác trong năm 2012: 103.547.150 đ => Cuối kì, kết chuyển các khoản doanh thu tiêu thụ và doanh thu họat động tài chính vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong năm 2012 của công ty: Tổng DT = 51.673.714.783 +3.746.822 +3.120.337.849 +103.547.150 = 54.901.346.604 đ  Kết chuyển các khoản chi phí và giá vốn hàng bán: - Tổng giá vốn hàng bán trong năm 2012: 29.712.080.311đ - Tổng chi phí hoạt động tài chính trong năm 2012: 3.246.502.301đ - Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2012: 2.376.848.938đ - Tổng chi phí khác trong năm 2012: 944.451.307đ 50 => Cuối kì, kết chuyển giá vốn, chi phí quản lý DN và chi phí khác vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong năm 2012 của công ty: Tổng chi phí = 29.712.080.311+ 3.246.502.301+ 2.376.848.938+ 944.451.307 = 36.279.882.857 đ Lợi nhuận trước thuế trong kì Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí 54.901.346.604 đ – 36.279.882.857 đ = 18.621.463.747 đ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận trước thuế * Thuế suất thuế TNDN (25%) 18.621.463.747 đ x 25% = 4.655.365.937 đ Thu nhập sau thuế của doanh nghiệp Thu nhập sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN phải nộp 18.621.463.747 đ – 4.655.365.937 đ = 13.966.097.810 đ 51  Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp TK 632 TK 911 29.712.080.311 TK 511 51.673.714.783 29.712.080.31129.712.080.311 51.673.714.783 51.673.714.783 TK 635 TK 512 3.246.502.301 3.120.337.849 3.246.502.301 3.246.502.301 3.120.337.849 3.120.337.849 TK 642 TK 515 2.376.848.938 3.746.822 3.746.822 2.376.848.938 2.376.848.938 TK 811 3.746.822 TK 711 944.451.307 103.547.150 944.451.307 944.451.307 103.547.150 103.547.150 TK 421 13.966.097.810 13.966.097.810 13.966.097.810 54.901.346.604 52 54.901.346.604 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.2.1.1 Phân tích doanh thu của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 Phân tích tình hình doanh thu là so sánh biến động doanh thu qua các kỳ và xác định nhân tố ảnh hưởng đến biến động đó. Dưới đây, ta sẽ xem xét biến động doanh thu của công ty qua ba năm 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013 để thấy rỏ hơn kết quả kinh doanh của công ty qua chỉ tiêu doanh thu. Việc này giúp công ty có cái nhìn toàn diện hơn, xác định xu hướng và tốc độ tăng giảm của doanh thu cũng như biết được lĩnh vực kinh doanh nào có lợi nhất trong hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó có kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Nhìn vào bảng phân tích bảng 4.9 và hình 4.1 tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng, giảm qua các năm, đặc biệt là năm 2010 tổng doanh thu tăng trưởng rất cao đạt mức 119.000 triệu đồng so với năm 2011 tăng 46,70% tương ứng với số tiền 55.577,14 triệu đồng. Nhưng năm đến 2012 tổng doanh thu giảm chỉ còn 54.901,34 triệu đồng, giảm 8.521,52 triệu đồng, tương ứng giảm 13,44% so với năm 2011. Đến giai đoạn đầu năm 2013 doanh thu tiếp tục giảm mạnh so với năm 2012. Như đã nêu ở phần trước, công ty có nhiều hình thức kinh doanh, nhưng lĩnh vực chính vẫn là kinh doanh bất động sản và các dự án của công ty đang thực hiện đều tập trung ở khu vực Cồn Khương. Nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay nhất là đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, một lĩnh vực kinh doanh biến động thất thường thì trình trạng giảm doanh thu này là điều không thể tránh khỏi. Do đó, đòi hỏi sự nổ lực không ngừng của toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo công ty trong thời gian tới, để hiểu rỏ hơn về sự biến động doanh thu này ta tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành tổng doanh thu của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động doanh thu qua ba năm từ 2010– 2012, ta tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành tổng doanh thu của doanh nghiệp. 53 Bảng 4.9 Bảng tổng hợp doanh thu theo thành phần của công ty qua 3 năm 2010- 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1. DT bán hàng và cung cấp DV 2. Doanh thu bán hàng nội bộ 3. DT hoạt động tài chính 4. Thu nhập khác Tổng cộng Năm Năm Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền 118.940 63.380,88 51.673,71 (55.559,12) Tỷ lệ (%) Chênh lệch2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) (46,71) (11.707,17) (18,47) - - 3.120,33 - - 3.120,33 - 58,1 41,38 3,75 (16,72) (28,78) (37,63) (90,94) 1,9 0,63 103,55 (1,27) (66,84) 102,92 16.336,51 (46,70) (8.521,52) (13,44) 119.000 63.422,86 54.901,34 (55.577,14) Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 54 Đơn vị tính: triệu đồng 120000 100000 80000 60000 Doanh thu 40000 20000 0 2010 2011 2012 Hình 4.1 Doanh thu giai đoan 2010-2012 a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nhìn vào bảng số liệu bảng 4.9 trang 54 ta thấy tình hình về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ biến động mạnh qua các năm 2010, 2011, 2012. Cụ thể năm 2010 là một năm thành công đối với công ty doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 118.940 triệu đồng đến năm 2011 giảm 46,71% tương đương 55.559,12. Năm 2010 sau khi cầu Cồn Khương được đưa vào sử dụng, cơ sở hạ tầng nơi đây cũng hoàn thiện về mọi mặt bên cạnh đó khu vực Cồn Khương có không gian thoáng đãng, không khí trong sạch, những rặng dương xanh xào xạc ven sông thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư với những ưu thế này làm cho doanh số đất bán ra năm 2010 tăng nhanh dù giá cả có cao hơn so với những năm trước. Qua năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục giảm nhưng không nhiều, từ 63.380,88 triệu đồng năm 2011 giảm xuống 51.673,71 triệu đồng tương đương giảm 18,47% số tiền 11.707,17 triệu đồng. Sở dĩ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục giảm mạnh như vậy là do phần doanh thu này chủ yếu có được từ kinh doanh mua bán nhà đất mà trong những năm gần đây thị trường kinh doanh bất động sản bị đóng băng, lạm phát ngày càng tăng cao, giá cả đền bù cho người dân tăng cùng với giá vật liệu để san lắp mặt bằng tăng nên giá nền tăng cao so với thu nhập của người dân nên số lượng người đến giao dịch có xu hướng giảm số lượng bán ra có đôi chút giảm xuống. Một nguyên nhân đáng chú ý hơn nữa là các ngân hàng rất thận trọng trong việc cho vay đối với công ty kinh doanh bất động sản vì đây là lĩnh vực có rủi ro rất cao, làm cho công ty có lúc phải rơi vào tình trạng thiếu vốn ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành cơ sở hạ tầng cũng như các công trình phụ như hệ thống cấp nước, giao thông, chiếu sáng… chưa hoàn thành đúng tiến độ đưa vào sử dụng. Để hiểu rỏ hơn tình hình biến 55 động doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ của công ty, ta sẻ tiến hành phân tích doanh thu theo hình thức kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011 và 2012. Phân tích doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được mặt lĩnh vực nào được thị trường ưa chuộng và cần mở rộng lĩnh vực nào, mặt hàng nào không bán được. Qua phân tích doanh nghiệp sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp đẩy mạnh từng lĩnh vực để doanh nghiệp có thể phát triển được tất cả các loại hình kinh doanh của mình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Lĩnh vực kinh doanh của công ty là bất động sản, nhà hàng khách sạn, vật liệu xây dựng…Công ty đã tận dụng hết nguồn lực sẳn có và thế mạnh của mình để góp phần làm tăng doanh thu. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản mang lại cho công ty doanh thu nhiều nhất và hiện nay nhu cầu của lĩnh vực này còn rất cao do chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa về đi lại và nhà ở cho người dân ngày càng cao. Cho nên ngành này hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho công ty trong thời gian tới. Để thấy rỏ hơn ta quan sát hình sau: Năm 2011 Năm 2011 Năm 2012 Bất động sản VLVD Khác Hình 4.2 Cơ cấu chi phí giai đoạn 2010-2012 56 Bảng 4.10 Bảng tổng hợp doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của công ty năm 2010- 21012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Chỉ tiêu Số tiền 1. Bất động sản Tỷ lệ Số tiền (%) 113.943,58 95,79 45.757,35 Tỷ lệ (%) Số tiền 72,19 48.663,63 Tỷ lệ (%) 94.17 2. Vật liệu xây dựng 1.864,3 1,58 13.659,71 21,55 2.584,43 5 6,26 425,65 0,83 100 51.673,71 100 3.Các hình thức kinh doanh khác Tổng cộng 3.132,13 118.940 2,63 3.963,82 100 63.380,88 Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát Qua bảng số 4.10 và hình trên cho thấy đầu tư vào kinh doanh bất động sản của công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong khi đó doanh thu của bất động sản và ngành khác chiếm tỷ trong nhỏ hơn. Cụ thể là, năm 2010 doanh thu từ kinh doanh bất động chiếm 95,97% tương đương 113.943,58 triệu đồng, còn kinh doanh vật liệu xây dựng chiếm 1.58% với số tiền là 1.864,3 triệu đồng, các ngành khác là 3.132,13 triệu đồng chiếm 2,63% tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tại sao có sự chênh lệch lớn về các loại hình kinh doanh như vậy ? Đó là do kinh doanh bất động sản là hoạt động chính của công ty nên mới có sự chênh lệch như vây. Bên cạnh đó, những loại hình kinh doanh khác mới được công ty đưa vào hoạt động nên doanh thu chưa cao so với loại hình kinh doanh chính. Sang năm 2011 có sự thay đổi tỷ lệ giửa các khoản doanh thu, các khoản doanh thu không thuộc hoạt động chính của công ty đã cải thiện và từng bước tăng lên. Tỷ lệ doanh thu lĩnh vực xây dựng chiếm 21,55% số tiền là 13.659,77 tăng cao hơn so với năm 2010, còn tỷ lệ các ngành khác cũng tăng lên 6,26% trên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tương ứng với 3.963 triệu đồng. Còn doanh thu hoạt động chính chiếm 72,19% tương ứng với 45.757,35 triệu đồng. Đến năm 2012, doanh thu lĩnh vực bất động sản cao hơn so với năm 2011, cụ thể là 94,17% trên tổng doanh thu tương đương 48.663,63 triệu đồng, doanh thu từ vật liệu xây dựng đạt 2.584,43 tỷ lệ 5% còn doanh thu hoạt động khác giảm so với năm 2011 chỉ còn 0,83% tương đương 425,65 triệu đồng. Nhìn chung qua phân tích ta thấy doanh thu bất động sản 57 chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhưng qua các năm doanh thu do hoạt động kinh doanh này mang lại càng giảm xuống, năm 2010 doanh thu bất động sản là 113.943,58 triệu đồng sang năm 2011 chỉ còn 45.757,35 triệu đồng đến năm 2012 thì con số này tăng nhẹ lên 48.663,63 triệu đồng. Đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là thế mạnh của công ty như qua các năm doanh thu đều giảm mạnh. Nguyên nhân là do năm 2010 là năm bùng nổ cơn sốt nhà đất, năm 2010 giá vàng và giá đô la Mỹ tăng mạnh, thay vì đầu tư vào vàng và ngoại tệ với nhiều rủi ro thì nhiều người đổ xô vào kinh doanh bất động sản. Ở một khía cạnh khác, một trong những nguyên nhân chính khiến giá đất tăng mạnh nhưng vẫn có nhiều người đầu tư là do các chính sách của nhà nước năm 2010 có lợi cho lĩnh vực này được đưa vào sử dụng. Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý việc sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở và ngày 15/10/2010 Thông tư 16 hướng dẫn Nghị định 71 có hiệu lực với nội dung cho phép uỷ quyền công chứng tài sản nhà ở hình thành trong tương lai, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm nên cơn sốt nhà đất năm 2010 và có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2010. Sang năm 2011 và năm 2012, doanh thu do lĩnh vực kinh doanh bất động sản giảm mạnh so với năm 2010 nguyên nhân là do cơn sốt nhà đất của những năm trước để lại làm cho giá đất tăng cao và nhiều người đầu tư vào bất động sản làm cho cung vượt cầu, cùng với lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng tăng cao làm cho người dân càng thắt chặt chi tiêu, những điều này ảnh hưởng không nhỏ vào tình hình kinh doanh bất động sản của công ty. Kinh doanh lĩnh vực chính ngày càng gặp khó khăn, công ty đã đẩy mạnh doanh thu những lĩnh vực không chuyên của công ty. Nhưng hiệu quả mang lại chưa khả quan, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch cụ vẫn ở mức thấp so với năm 2010 vì doanh thu do các ngành khác mang lại tỷ lệ quá thấp so với lĩnh vực chính của công ty. Lĩnh vực xây dưng năm 2011 là 13.659,71 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 1.864,3 triệu đồng và năm 2012 là 2.584,43 triệu đồng, điều này cho thấy công ty không chú trọng đầu tư vào lĩnh vực khác bên cạnh đó do có nhiều đối thủ cạnh trạnh đòi hỏi công ty cần cố gắng hơn nữa trong thởi gian tới. b) Doanh thu bán hàng nội bộ Năm 2010, 2011 không phát sinh khoản doanh thu bán hàng nội bộ. Đến năm 2012 doanh thu bán hàng nội bộ là 3.120,33 triệu đồng đều này chứng tỏ công ty đã quan tâm hơn với những sản phẩm của mình kinh doanh và thêm vào đó sử dụng hàng nội bộ cũng tiết kiệm được phần nào chi phí. 58 c) Doanh thu hoạt động tài chính Nhìn vào bảng số liệu trang 4.9 trang 54 ta thấy tình hình về doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2010 doanh thu tài chính của công ty là 58,1 triệu đồng và năm 2011 là 41,38 giảm 28,78% tương đương 16.72 triệu đồng .Sang năm 2012 doanh thu này giảm xuống còn 3,75 triệu đồng giảm 90,94% so với năm 2011. Bảng 4.11 Tình hình doanh thu hoạt động TC của công ty năm 2010- 21012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1. Lãi TGNH Năm Năm Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 9,16 7,77 3,75 (1,39) (15,17) (4,02) (51,74) 48,94 33,61 - (15,33) (31,32) (33,61) (100) 58,1 41,38 3,75 2. Cổ tức, lợi nhuận được chia Tổng cộng (16,72) (28,78) (37,63) (90,94) Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là do tiền lãi gửi ngân hàng khác nhằm phục vụ cho việc thanh toán của đơn vị và lợi nhuận cổ tức khi đầu tư vào các công ty. Mặc dù năm 2011 lãi suất tiền gửi tăng khá cao gần 14% nhưng không thu hút được doanh nghiệp gửi tiền với số lượng lớn nên làm doanh thu hoạt động tài chính năm này giảm mạnh so với năm 2010. Cụ thể năm 2010 là 9,16 triệu đồng giảm xuống 7,77 triệu đồng và năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 3,75 triệu đồng. Bên cạnh đó, năm 2011 phần doanh thu do góp vốn và đầu tư cũng giảm 33,32% so với năm 2010 và năm 2012 công ty không tham gia đầu tư. Tình hình kinh doanh của công ty năm 2011 và năm 2012 không tốt nên công ty giảm tiền gửi và đầu tư để tập trung tiền vào thanh toán và đầu tư vào các lĩnh vực khác của công ty. - Thu nhập khác Trong tổng doanh thu của công ty thì thu nhập khác chỉ chiếm một phần nhỏ, năm 2010 là 1,9 triệu đồng sang năm 2011 giảm xuống còn 0,63 triệu đồng và đến năm 2012 tăng nhanh lên đến 103,55 triệu đồng. Đa số những khoản thu nhập này phát sinh một cách bất thường rất khó có thể kiểm soát được, chủ yếu thu từ vi phạm hợp đồng. Tuy vậy việc tăng khoản thu nhập này cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng khoản lợi nhuận trước thuế của công ty. 59 4.2.1.2 Phân tích tình hình doanh thu của công ty 6 tháng năm 2013 Nhìn vào bảng 4.12 và hình 4.3 bên dưới ta có thể dể dàng nhận thấy doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 giảm 39,08% tương đương 10.728,13 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Do tình hình chung của thị trường kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn nên đầu năm 2013 công ty vẫn chưa dấu hiệu thay đổi, nhưng bù vào đó công ty đã biết tiết kiệm chi phí làm lợi nhuận tăng lên, điều này sẽ được phân tích rỏ hơn trong phần sau. Còn bây giờ, để hiểu rõ hơn tình hình biến động doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 ta tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành nên DT. Bảng 4.12: Bảng tổng hợp doanh thu theo thành phần của công ty 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng Chỉ tiêu 6 tháng Chênh lệch 6t 2013/6t 2012 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) 25.836,86 16.693,09 (9.143,77) (38,36) 2.560,17 23,4 (1.536,77) (98,46) 1,86 6,05 4,19 225,27 (51,78) - (51,78) (100) 27.450,67 16.772,54 (10.728,13) (39,08) 1. DT bán hàng và cung cấp DV 2. Doanh thu bán hàng nội bộ 3. Doanh thu HĐTC 4. Thu nhập khác Tổng cộng Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát Đơn vị tính: triệu đồng 30000 25000 20000 15000 Doanh thu 10000 5000 0 6t/2012 6t/2013 Hình 4.3 Doanh thu giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 60 a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tình hình doanh thu không mấy khả quan với doanh thu là 16.693,09 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 thì con số này là 25.836,86 triệu đồng tức là giảm 38,36% tương ứng với số tiền là 9.143,77 triệu đồng. Nguyên nhân chính làm cho doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhiều như vậy là do tình hình kinh tế khó khăn, bất động sản vẫn đóng băng, công ty nhận ít đơn đặt hàng cũng như các hợp đồng mua bán đất cũng giảm xuống. Để hiểu rỏ hơn tình hình biến động doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ của công ty, ta sẽ tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty 6 tháng đầu năm 2013. 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Bất động sản VLVD Khác Hình 4.4 Doanh thu giai đoan 6 tháng 2012- 6 tháng 2013 Qua bảng số liệu 4.11 và hình 4.4 cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu có giảm so với năm 2012 về doanh số. Năm 2012 kinh doanh bất động sản là 24.632,88 triệu đồng chiếm 95,34% tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn lĩnh vục kinh doanh xây dựng chiếm 4% số tiền là 1.033,77 triệu đồng, riêng các lĩnh vực khác chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0,66% tương đương 170,26 triệu đồng. Sang năm 2013 có sự thay đổi tỷ lệ giửa các khoản doanh thu, doanh thu thuộc lĩnh vực bất động sản chiếm 92.87% với số tiền là 15.503,19 triệu đồng, lĩnh vực xây dưng đạt 1.024,53 triệu đồng tỷ lệ 6,14%, còn tỷ lệ các ngành khác là 0,99% trên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tương ứng với 165,37 triệu đồng. Nhìn chung thì doanh thu vẫn giảm so với năm 2012 và cơ cấu từng loại doanh thu cũng thay đổi qua các năm. Tình trạng công ty vẫn đang trên đà khó khăn do doanh thu hoạt động chính không được cải thiện mà ngược lại còn giảm mạnh so với năm 2012 từ 24.632,83 triệu đồng giảm xuống 15.503,19 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2013 tình hình bất động sản vẫn chưa được cải thiện đây cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, các khoản thu nhâp do lĩnh vực xây dưng và nhà hàng khách sạn có tăng nhẹ nhưng vẫn còn rất thấp so với tình hình giảm chung của doanh thu. Trong thời gian tới, 61 công ty cần có nhiều chính sách để tăng doanh thu hơn nửa nhất là đối với lĩnh vực xây dưng và các lĩnh vực khác . Bảng 4.13 Bảng tổng hợp doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1. Bất động sản 2. Vật liệu xây dựng 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 24.632,83 95,34 15,503.19 92.87 1.033,77 4 1.024.53 6.14 170.26 0,66 165.37 0.99 25.836,86 100 16.693,09 100 3.Các hình thức kinh doanh khác Tổng cộng Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát Doanh thu bán hàng nội bộ Năm 2013 do không có nhu cầu nhiều về những mặt hàng kinh doanh của công ty nên tiêu thụ nội bộ có phần giảm xuống 1.536,77 triệu đồng tương đương 98,46% so với năm 2012. Doanh thu hoạt động tài chính Quan bảng số liệu 4.10 ta dể dàng nhận thấy rằng doanh thu hoạt động tài chính của công ty cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Từ 1,86 triệu đồng của sáu tháng đầu năm 2012 tăng lên 6,05 triệu đồng, tỷ lệ 225,27%. Doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2013 đều do lãi tiền gửi ngân hàng, công ty vẫn tiếp tục giữ vốn mà không đầu vào công ty khác. Tuy tăng với tỷ lệ cao nhưng số tiền chênh lệch không đáng kể. Có thể lý giải đều này là do công ty ít chú trọng vào hoạt động tài chính và phần tiền gửi tại các ngân hàng chỉ phục vụ cho việc thanh toán.  Kết luận: Trong tổng doanh thu của công ty, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm phần lớn. Nhưng tình hình chung là các khoản doanh thu của công ty vẫn đang trên đà giảm xuống. Có thể nói, sự sụt giảm này là tình hình chung của nhiều công ty. Tình hình kinh tế Việt nam hiện nay không mấy khả quan như lạm phát tăng cao, thị trường kinh doanh bất động sản bị đóng băng, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả và “đầu tàu” của nền kinh tế đầu tư ồ ạt ra ngoài ngành …Những sự kiện kinh tế vĩ mô tồi tệ này cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây. Doanh thu giảm nhưng lợi nhuận có thể không giảm nếu công ty biết tiết kiệm chi phí, để tìm hiểu rỏ hơn về tình hình kinh doanh của công ty chúng ta tiếp tục phân tích đến các yếu tố chi phí. 62 4.2.1.3 Phân tích tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010- 2012 Bên cạnh doanh thu thì chi phí cũng là một phần rất quan trong để quyết định hiệu quả kinh doanh của công ty nên việc quản lý tốt chi phí là việc làm hết sức quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đang cố gắng phấn đấu để thực hiện. Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát cũng không ngoại lệ, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty đã có nhiều biện pháp kiểm soát các khoản chi phí hoạt động cũng như hạn chế đếm mức thấp nhất các khoản chi phí không cần thiết phát sinh. Nhìn chung tình hình sử dụng phí của công ty qua 3 năm giảm mạnh. Căn cứ vào bảng 4.14 trang 64 và hình 4.3 ta nhận thấy tổng chi phí năm 2010 là 98.738,57 triệu đồng năm 2011 là 54.912,55 triệu đồng giảm 43.826,02 triệu đồng tỷ lệ giảm 44,39% so với năm 2010. Đến năm 2012 tổng chi phí lại giảm mạnh so với năm 2011, cụ thể giảm 18.632,65 triệu đồng tỷ lệ giảm 33,93%. Trong đó, sự ảnh hưởng chủ yếu đến tổng chi phí là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp, còn chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng không đáng kể. Đơn vị tính: triệu đồng 100000 80000 60000 Chi phí 40000 20000 0 2010 2011 2012 Hình 4.5 Chi phí giai đoạn 2010- 2102 63 Bảng 4.14 Bảng tổng hợp chi phí của công ty giai đoạn 2010- 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền 1. Giá vốn 90.876,66 51.604,31 2. Chi phí HĐTC 6.381,92 3. Chi phí quản lý 4. Chi phí khác Tổng cộng Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 29.712,1 (39.272,35) (43,22) (21.892,21) (42,42) 801,55 3.246,5 (5.580,37) (87,44) 2.444,95 305,03 1.437,36 2.067,88 2.376,85 630,52 43,87 308,97 14,94 42,63 438,81 944,45 396,18 (928,43) 505,64 115,23 98.738,57 54.912,55 36.279,90 (43.826,02) (44,39) (18.632,65) Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 64 (33,93) - Giá vốn hàng Theo số liệu bảng 4.14 cho thấy đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất cụ thể: năm 2010 là 90.876,66 triệu đồng giảm 39.272,35 triệu đồng so với năm 2010 là 51.604,31 triệu đồng tỷ lệ 43,22%. Do đó sự biến động của nó ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí của công ty. Trên thực tế Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát là công ty kinh doanh không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên chỉ có nhiệm vụ đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm nên giá vốn hàng bán tùy thuộc vào số lượng hàng hóa tiêu thụ. Giá vốn hàng bán năm 2012 là 29.712,1 triệu đồng so với năm 2011 tiếp tục giảm 21.892,21 triệu đồng tỷ lệ 42,42%. Trong giá vốn hàng bán, chi phí bồi hoàn luôn chiếm tỷ trọng cao và đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác giải phóng mặt bằng của công ty gặp nhiều khó khăn, chi phí bồi hoàn càng cao làm cho giá vốn càng tăng thêm, nhưng đến năm 2011 và 2012 giá vốn của công ty giảm mạnh là do công ty đã áp dụng nhiều chính sách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý. Thêm vào đó, tình hình lạm phát tăng cao làm cho chi phí để hoàn thiện chi phí hạ tầng tăng, chi phí bồi hoàn cũng tăng nhưng do công ty đã hoàn thành phần đền bù cũng như cơ sở hạ tầng trong những năm trước nên chi phí giá vốn không chịu ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát làm cho giảm mạnh trong năm 2011, 2012. Trong giá vốn hàng bán của công ty bao gồm chi phí của 3 lĩnh vực: Bất động sản, vật liệu xây dựng và lĩnh vực khác như nhà hàng khách sạn…Để phân tích rỏ hơn chi phí giá vốn hàng bán thì ta phân tích kết cầu của 3 lĩnh vực này qua bảng sau: Bảng 4.15 Bảng tổng hợp CP theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 Chỉ tiêu Số tiền 1. Bất động sản Tỷ lệ (%) Năm 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) 85890.12 94.51 34,079.57 66.04 23,337.72 78.55 1846.74 2.03 13,205.19 25.59 4,502.02 15.15 3139.8 3.46 4,319.55 8.37 1,872.36 2.42 90876.66 100 51,604.31 100 29,712.10 100 2. Vật liệu xây dựng 3.Các hình thức KD khác Tổng cộng Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương 65 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Bất động sản VLVD Khác Hình 4.6 Cơ cấu doanh thu giai đoan 2010-2012 Dựa vào bảng số liệu 4.15 và hình 4.6 cho thấy chi phí của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 có sự biến động tăng giảm không đồng đều giửa tỷ trọng các loại chi phí trong tổng chi phí giá vốn hàng bán nhưng có một điều chung là chi phí lĩnh vực kinh doanh bất động sản là cao nhất, trong khi đó chi phí của ngành VLXD và ngành khác chiếm tỷ trong nhỏ hơn. Cụ thể là, năm 2010 doanh thu từ kinh doanh bất động chiếm 94,51% tương đương 85.890,12 triệu đồng, còn kinh doanh vật liệu xây dựng chiếm 2,03% với số tiền là 1.846,74 triệu đồng, các ngành khác là 3.139,8 triệu đồng chiếm 3,46% tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sang năm 2011 có sự thay đổi tỷ lệ giữa các khoản chi phí. Tỷ lệ chi phí lĩnh vực xây dựng chiếm 25,59% số tiền là 13.205,19 triệu đồng tăng cao hơn so với năm 2010, còn tỷ lệ các ngành khác cũng tăng lên 8,37% trên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tương ứng với 4.319,55 triệu đồng. Còn doanh thu hoạt động chính chiếm 66,04% tương ứng với 34,079.57 triệu đồng. Đến năm 2012, chi phí lĩnh vực bất động sản cao hơn so với năm 2011, cụ thể là 78,55% trên tổng doanh thu tương đương 23.337,72 triệu đồng, doanh thu từ vật liệu xây dựng đạt 4.502,02 triệu đồng tỷ lệ 15,15% còn doanh thu hoạt động khác giảm so với năm 2011 chỉ còn 2,42% tương đương 1.872,36 triệu đồng. Qua phân tích các khoản chi phí giá vốn của lĩnh vực kinh doanh của công ty chi phí cho hoạt 66 động bất động sản là lớn nhất. Vì đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải đầu tư về nhiều mặt như đền bù cho hộ các hộ dân, chi phí san lắp, chi phí cho cơ sở hạ tầng…Nhưng nhìn chung các khoản chi phí này giảm mạnh qua các năm cho thấy công ty đã sử dụng hợp lý và tiết kiệm được nhiều khoản chi phí không cần thiết. Bên cạnh đó tiết kiệm chi phí nhưng phải đảm bảo chất lượng công trình là một điều rất khó, đòi hỏi công ty phải đấu tranh rất nhiều để đạt được hiểu quả như mong muốn. Ở đây chúng ta muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của chi phí giá vốn vì đây là khoản chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí, nhưng không vì thế mà có thể quên các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…tuy các chi phí này chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng cũng góp phần tạo nên lợi nhuận của công ty. - Chi phí hoạt động tài chính Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của công ty, chi phí tài chính cũng chính là chi phí chi trả lãi vay cho ngân hàng của công ty. Ta thấy chi phí tài chính có xu hướng giảm qua ba năm. Năm 2010 chi phí hoạt động tài chính tức chi phí lãi vay của công ty là 6.381,92 triệu đồng. Qua năm 2011, chi phí này giảm xuống còn 801,55 triệu đồng, tương ứng với giảm 87,44% so với năm 2010 là do năm 2011 công ty đã trả bớt một số khoản vay ngắn hạn, dài hạn và công ty cũng không có vay thêm một khoản vay nào khác. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy công ty đã tự chủ được nguồn vốn, giảm được chi phí tăng lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên sang năm 2012 chi phí tài chính tăng lên 3.246,5 triệu đồng tỷ lệ 305,03% cao hơn 2.444,95 triệu đồng so với năm 2011. Chi phí tài chính giảm qua các năm chứng tỏ công ty đã trả được một số khoản nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó chi phí này vẫn ở mức khá cao, nguyên nhân là do vòng quay vốn của công ty còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời để thanh toán các khoản nợ cho người bán nên phải vay ngân hàng lám chi phí tăng cao. - Chi phí quản lý doanh nghiệp Bao gồm tất cả chi phí phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp không chiếm tỷ trọng lớn như chi phí giá vốn hàng bán nhưng sự thay đổi của nó ảnh hưởng không nhỏ đến tổng chi phí. Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm cũng không ổn định. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Từ bảng 4.11 ta thấy năm 2010 chi phí quản lý doanh nghiệp 1.437,36 triệu đồng năm 2011 chi phí này lên đến 2.067,88 triệu đồng tỷ lệ tăng 43,87% với số tiền là 630,52 triệu đồng so với năm 2011. Sở dĩ chi phí tăng cao như vậy là do chi phí đồ dung văn phòng tăng cao, đây là khoản mục chi phí 67 chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể tăng 379,55 % so với năm 2010 là do là do giá cả các loại văn phòng phẩm tăng nhiều,thêm vào đó nhu cầu sử dụng tăng cao nên đẩy mức chi phí này tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó chi phí tiền lương cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng thêm 294,16 triệu đồng, tương ứng tăng 84,19% là do ngày 1/5/2011 căn cứ vào NĐ 22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011 của thủ tướng chính phủ về việc tăng lương tối thiểu từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng theo đó công ty cũng nâng lương của cán bộ công nhân viên lên sao cho phù hợp với sự gia tăng của mặt bằng giá cả chung. Trong năm 2011 doanh nghiệp mua thêm một số tài sản cố định sử dụng cho văn phòng nên chi phí khấu hao củng tăng thêm cụ thể tăng 18,68 triệu đồng tương ứng 5,17% so với năm 2010.Mặt khác, chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện thoại, điện thắp sáng đều tăng là do từ 1/3/2011 giá bán lẻ điện đã áp dụng mức bình quân mới 1.242 đồng mỗi kWh, tăng 165 đồng mỗi kWh so với năm 2010 đã đẩy chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên 29,61% so với năm 2010. Đi cùng với sự tăng lên của các khoản mục chi phí trên thì các khoản chi phi khác bằng tiền cũng không là ngoại lệ, do trong năm 2011 công ty thực hiện nhiều hợp đồng nên chi phí tiếp khách, hội nghị, các khoản công tác phí, tàu xe cũng tăng lên củng chính vì điều này làm cho chi phí khác bằng tiền tăng 2,84%. Chi phí cho các khoản thuế, phí và lệ phí tăng 3 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục tăng nhẹ lên 308,97 triệu đồng tỷ lệ tăng 14,94% so với năm 2011.Ngoại trừ chi phí tiền lương tăng 530,44triệu đồng tương ứng 82,42 thì các khoản khác đều tăng giảm hoặc tăng nhẹ. Cụ thể khoản chi phí đồ dùng văn phòng công ty giảm mạnh tương ứng giảm 78,63% so với năm 2011 và chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 40,39 % so với năm 2011 là do công ty đã chủ động tiết kiệm khoản chi này và nhất là chi phí điện thoại, điện thắp sáng công ty đã tiết kiệm một cách tối đa nhằm hạn chế tối thiểu chi phí phát sinh nhằm làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí khấu hao tài sản và các khoản thuế tăng không đáng kể, cụ thể chi phí khấu hao tăng 0.65% và các khoản thuế, phí và lệ phí tăng từ 3 triệu năm 2011 lên 4 triệu năm 2012. Không dừng lại ở đó chi phí dịch vụ mua ngoài cũng giảm do chi phí điện thoại, điện thắp sáng công ty đã tiết kiệm một cách tối đa nhằm hạn chế tối thiểu chi phí phát sinh. Như so với năm 2011 thì các khoản chi phí khác lại tăng mạnh 131,66 triệu đồng là do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải quan hệ và giao tiếp nhiều nên chi phí tiếp khách, hội nghị, các khoản công tác phí, tàu xe cũng tăng. 68 Bảng 4.16 Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2010- 21012 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2012/2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Chi phí nhân viên quản lý 349,42 643,58 1.174,02 294,16 84,19 530,44 82,42 2. Chi phí đồ dùng văn phòng 40,09 192,25 41,09 152,16 379,55 (151,16) (78,63) 3. Chi phí khấu hao TSCĐ 361,48 380,16 382,62 18,68 5,17 2,46 0,65 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 534,30 692,48 412,80 158,18 29,61 (279,68) (40,39) 5. Chi phí bằng tiền khác 152,08 156,40 362,32 4,32 2,84 205,92 131,66 - 3,00 4,00 3,00 - 1,00 33,33 1.437,37 2.067,87 2.376,85 630,50 43,86 308,98 14,94 6. Thuế, phí, lệ phí Tổng cộng Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 69 - Chi phí khác Chi phí khác chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí của công ty và có ảnh hưởng không nhiều đến sự biến động của tổng chi phí. Chi phí này phát sinh chủ yếu là vi phạm hợp đồng, và tiền phạt do chậm trả lãi tại các ngân hàng. Quan sát bảng số liệu trang 74 ta thấy chi phí khác qua 3 năm đều tăng. Chi phí khác phát sinh trong năm 2011 là 438,81 triệu đồng tăng 396,18 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí này lại tăng cao lên đến 944,45 triệu đồng tăng 505,64 triệu đồng so với năm 2011. Sở dĩ chi phí này tăng là do trong năm 2011 và năm 2012 công ty phát sinh thêm khoảng vi phạm hợp đồng cụ thể là năm 2011 khoản vi phạm hợp đồng là 300 triệu và năm 2012 là 700 triệu đồng. Công ty cần sản xuất đúng tiến độ theo hợp đồng, sản phẩm đảm bảo chất lượng cũng như lĩnh vực nhà hang khách sạn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không để vi phạm vì nếu vi phạm không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Các khoản chi phí khác cũng tăng, cụ thể năm 2011 chi phí khác tăng 242,55% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 74,16% so với năm 2011.Bên cạnh đó tiền phạt do chậm trả lãi năm 2011 giảm từ 2,58 triệu đồng xuống còn 1,62 triệu đồng so với năm 2010, sang năm 2012 chi phí này lại tăng lên 5,52 triệu đồng. Do năm 2012 công ty vay nợ nhiều và còn nhiều khoản nợ chưa thanh toán đúng hạn cho ngân hàng nên khoản chi phí này tăng lên đáng kể. Bảng 4.17 Bảng tổng hợp doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của công ty năm 2010- 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Vi phạm hợp đồng - 300 2,58 1,62 700 300 100 400 133,33 5.52 (0,96) (37,21) 3,9 240,74 40,05 137,19 238,93 97,14 242,55 101,74 74,16 42,63 438,81 944,45 505,64 115,23 2. Phạt chậm trả lãi 3. Các khoảng chi phí khác Tổng cộng 396,18 (928,43) Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 70 4.1.2.4 Phân tích tình hình chi phí 6 tháng đầu năm 2013 Sang năm đầu 2013 chi phí giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012 trong đó khoản mục giá vốn là giảm nhiều nhất, để hiểu rỏ thêm về sự biến động của từng khoản mục chi phí ta đi sâu vào phân tích tình hình sử dụng phí của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.18 Bảng tổng hợp chi phí của công ty 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng Chỉ tiêu 1. Giá vốn 2. Chi phí HĐTC 6 tháng Chênh lệch 6t 2012/6t 2013 2012 2013 15.708,96 Số tiền Tỷ lệ (%) 5.858,71 (9.850,25) (62,70) 3.190,96 1.245,96 (1.945,00) (60,95) 718,68 1.307,49 588,81 81,93 21,35 142,07 120,72 565,43 19.639,95 8.554,23 (11.085,72) (56,44) 3. Chi phí quản lý DN 4. Chi phí khác Tổng cộng Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát Đơn vị tính triệu đồng 20000 15000 10000 Chi phí 5000 0 6t/2012 6t/2013 Hình 4.7 Chi phí 6t/2012 và 6t/2103 Giá vốn hàng Giá vốn hàng bán là nhân tố có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty, 6 tháng đầu năm giá vốn lại giảm so với năm 2012. Nhìn vào bảng số liệu 4.12, ta thấy giá vốn hàng bán của công ty đầu năm 2013 là 5.858,71 triệu đồng trong khi cùng thời điểm này giá vốn đạt 15.708,96 triệu đồng tỷ lệ giảm là 62,70% số tiền 9.850,25 triệu đồng. Đầu năm nay tình hình kinh doanh vẫn 71 chưa được cải thiện. Vì là công ty thương mại dịch vụ nên giá vốn tỷ lệ thuận với doanh thu. Doanh thu giảm thì giá vốn cũng một phần giảm và ngược lại. Tuy nhiên giá vốn không tăng cũng là điều đáng lo ngại vì điều này chứng tỏ công ty ngày càng tiêu thụ ít hơn ảnh hưởng đến hoạt động cũng như sự phát triển của công ty. Nếu vậy thì công ty cần phải có những biện pháp thu hút khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới để tăng doanh số tiêu thụ nhằm đem lại doanh thu, thu nhập và lợi nhuận cuối cùng cho công ty. Bảng 4.19 Bảng tổng hợp doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng 2012 Chỉ tiêu Số tiền 1. Bất động sản 2. Vật liệu xây dựng 14.884,83 Tỷ lệ (%) 6 tháng 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) 94,75 4.959,03 84,64 690,81 4,40 789,23 13,47 133,32 0,85 110,45 1,89 100 5.858,71 100 3.Các hình thức kinh doanh khác Tổng cộng 15.708,96 Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn phát 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Bất động sản VLVD Khác Hình 4.8 Cơ cấu daonh thu giai đoan 2010-2012 Dựa vào bảng số liệu và hình trên cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 chi phí giảm mạnh so với năm 2012. Năm 2012 kinh doanh bất động sản là 14.884,83 triệu đồng chiếm 94,75% tổng giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn lĩnh vục kinh doanh xây dựng chiếm 4,4% với số tiền là 690,81 triệu đồng, riêng các lĩnh vực khác chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0,85% tương đương 133,32 triệu đồng. Sang năm 2013 có sự thay đổi tỷ lệ giữa các khoản chi phí, chi phí thuộc lĩnh vực bất động sản chiếm 84,64% với số tiền là 4.959,03 triệu đồng, 72 lĩnh vực xây dưng đạt 789,23 triệu đồng tỷ lệ 13,47%, còn tỷ lệ các ngành khác là 1,89% trên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tương ứng với 110,45 triệu đồng. Nhìn chung thì chi phí giảm mạnh so với năm 2012. - Chi phí hoạt động tài chính Sang năm 2013 chi phí tài chính có phần giảm xuống nhưng vẫn ở trong mức khá cao 1.245,96 triệu đồng giảm 1.945,0 triệu đồng tương ứng 60,95% so với cùng kỳ năm 2012. Chi phí tài chính là chi phí lãi vay, chi phí này tăng nhanh là do công ty đang trong tình trạng khó khăn, qua năm 2013 công ty vẫn chưa cải thiện được tình hình tải chính và vay nợ ngày càng tăng cao. - Chi phí quản lý doanh nghiệp Nhìn bảng 4.18 ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2012 từ 21,35 triệu đồng tăng lên 142,07 triệu đồng tỷ lệ 565,43% tương ứng với 120,72 triệu đồng. Cụ thể chi phí nhân viên quản lý tăng từ 212,50 triệu đồng lên 771,73 triệu đồng là do công áp dụng chính sách khen thưởng và tuyển thêm nhân viên có trình độ để có thể giải quyết một số vấn đề khó khăn trước mắt của công ty. Bêm cạnh đó, khoản chi phí đồ dùng văn phòng công ty giảm mạnh tương ứng giảm 70,0% so với năm 2011 và chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 33,91 % so với năm 2011 là do công ty đã duy trì được chính sách tiết kiệm chi phí nhất là chi phí điện thoại, điện thắp sáng công ty đã tiết kiệm một cách tối đa và có hiệu quả. Chi phí khấu hao tài sản và các khoản thuế tăng 114,87% do công ty có đầu tư thêm một số trang thiết bị máy móc phục vụ cho lĩnh vực xây dưng nên làm chhi phí này tăng thêm,và các khoản thuế, phí và lệ phí tăng từ 3 triệu năm 2011 lên 4 triệu năm 2012. Nhìn chung các khoản chi phí có tăng, nhưng công ty cũng tiết kiệm được một số khoản mục chi phí tương đối lớn. 73 Bảng 4.20 Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1. Chi phí nhân viên quản lý 2. Chi phí đồ dùng văn phòng 3. Chi phí khấu hao TSCĐ 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 5. Chi phí bằng tiền khác 6. Thuế, phí, lệ phí Tổng cộng 6 t năm 2012 6 t năm 2013 Chênh lệch 6 t năm 2012/ 6 t năm 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) 212,50 771,73 559,23 263,17 30,00 9,0 (21,0) (70,0) 109,18 234,60 125,42 114,87 256,00 169,20 (86,80) (33,91) 108,00 118,95 10,95 10,14 3,00 4,0 1,00 33,33 718,68 1.307,48 588,80 81,93 Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn phát - Chi phí khác Chi phí khác cũng có phần tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012. Tăng từ 21,35 triệu đồng lên 142,07 triệu đồng tương ứng với 565,43%, tuy tỷ lệ có cao nhưng số tiền vẫn ở mức thấp, nhưng chi phí này tăng cho thấy công ty quản lý nợ chưa tốt, trả lãi không đúng kỳ hạn quy định của ngân hàng. 4.2.1.5 Phân tích tình hình lợi nhuận chung của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 74 Bảng 4.21 Bảng tổng hợp lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010- 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Lợi nhuận kế toán trước thuế 20.261,43 8.510,35 18.621,46 (11.751,08) (58,00) 10.111,11 118,81 5.065,36 2.127,59 4.655,37 (2.937,77) (58,00) 2.527,78 118,81 15.196,07 6.382,76 13.966,09 (58,00) 7.583,33 118,81 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.Lợi nhuận kế toán sau thuế (8.813,31) Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 75 Đơn vị tính triệu đồng 45000 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 Lợi nhuận 2010 2011 2012 Hình 4.9 Lợi nhuận năm 2010- 2012 Dựa vào bảng 4.21 và hình 4.9 cho thấy năm 2011, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 6.382,76 triệu đồng, năm 2010 tổng lợi nhuận là 15.196,07 triệu đồng, như vậy so với năm 2010 lợi nhuận giảm 8.813,31 triệu đồng tỷ lệ giảm 58% so với năm 2011. So với những năm trước năm 2010 là mức tăng trưởng quan trọng đánh dấu sự phát triển mới và đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đến năm 2012 tổng lợi nhuận đạt 13.966,09 triệu đồng giảm 7.583,33 triệu đồng tỷ lê 118,81% so với năm 2011. Lợi nhuận tăng giảm không đồng đều qua các năm, năm 2012 lơi nhuận tăng cao hơn 2011 chủ yếu là do giá vốn gảm rất mạnh. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng nhiều biện pháp tiết kiệm hợp lý để làm giảm giá vốn làm lợi nhuận tăng cao. Bên cạnh đó công ty phải cố gắng hơn nữa trong việc thu hút khách hàng tăng doanh thu cho lĩnh vực bất động sản cũng như các lĩnh vực khác. 4.2.1.6 Phân tích tình hình LN chung của công ty 6 tháng đầu 2013 Bảng 4.22 Bảng tổng hợp lợi nhuận của công ty 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 6t 2012/6t 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. LNTT 7.810,72 8.168,31 357,59 4,58 2. Thuế TNDN 1.952,68 2.042,08 89,40 4,58 3.LNST 5.858,04 6.126,23 268,19 4,58 Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 76 Tuy doanh thu giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng lợi nhuận đầu năm 2013 vẫn tăng . Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 là 5.858,04 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 6.126,23 triệu đồng đạt tỷ lệ 4,58% tương đương 715,18 triệu đồng . Nguyên nhân là do công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn từ hoạt động tải chính cũng như các khoản chi phí khác. Tuy tăng lợi nhuận không nhiều nhưng cũng mở ra một hướng phát triển mới và cũng là động lực để công ty phát triển hơn trong những năm tới. Đơn vị tính triệu đồng 16600 16400 16200 16000 15800 Lợi nhuận 15600 15400 15200 15000 2010 2011 Hình 4.10 Lợi nhuận 6t/2012 và 6t/2103 4.2.2.7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế qua 3 năm 2010 – 2012. Lợi nhuận là vấn đề đặt lên hàng đầu của hầu hết các công ty và công ty Cổ phần thương mại và Xây dựng Vạn Phát cũng không ngoại lệ. Thông thường thì lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như : khối lượng sản phẩm, giá bán của hàng hóa, chi phí lưu thông, thuế xuất. Tuy nhiên do hoạt động trong lĩnh vực thương mại cho nên lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố: doanh thu và chi phí. Ta có lợi nhuận = doanh thu trừ chi phí. 77 Bảng 4.23 Ảnh hưởng các nhân tố đếm lợi nhuận trước thuế của công ty giai đoạn 2010- 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1. Doanh thu thuần 2. DT hoạt động tài chính 3. Thu nhập khác Tổng doanh thu 2. Chi phí HĐTC Tổng chi phí Năm Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền 118.940,0 63.380,88 54.794,04 (55.559,12) Chênh lệch2012/2011 Tỷ lệ (%) (46,71) Số tiền Tỷ lệ (%) (8586.84) (13.55) 58,1 41,38 3,75 (16,72) (28,78) (37,63) (90,94) 1,9 0,63 103,55 (1,27) (66,84) 102,92 16.336,51 (46,70) (8.521,52) (13,44) (41,86) (21.583,24) (40,21) (5.580,37) (87,44) 2.444,95 305,03 396,18 (928,43) 505,64 115,23 119.000 63.422,86 1. Chi phí kinh doanh 3. Chi phí khác Năm 54.901,34 (55.577,14) 92.314,02 53.672,19 32.088,95 6.381,92 801,55 3.246,5 42,63 438,81 98.738,57 54.912,55 944,45 (38.641,83) 36.279,90 (43.826,02) (44,39) (18.632,65) Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 78 (33,93)  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Chi phí hoạt động kinh doanh Gọi LKD là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh a: Doanh thu thuần b: Chi phí hoạt động kinh doanh Ta có lợi nhuận hoạt động kinh doanh là: LKD = a – b Khi đó: - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2011 là: + LKD11 = a11 – b 11 = 63.422,86 - 54.912,55 = 8.510,35 triệu đồng - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2010 là: + LKD10 = a10 – b10 = 119.000 - 98.738,57 = -20.261,43 triệu đồng - Đối tượng phân tích: + LLD = LKD11 – LKD10 = 8.510,35 - 20.261,43 = -11.751,08 triệu đồng Vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 giảm 11.751,08 triệu đồng so với năm 2010. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn - Ảnh hưởng của nhân tố a (doanh thu thuần) + a = (a11 – b10) – (a10 - b10) = 63.380,88 - 118.940 = -55.559,12 triệu đồng - Ảnh hưởng bời nhân tô b (Chi phí hoạt động kinh doanh) + b = (a11 – b11) – (a11 - b10) = - 53.672,19 + 92.314,02 = 38.641,83 triệu đồng - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: + Nhân tố làm tăng lợi nhuận (Chi phí hoạt động kinh doanh) : 38.641,83 triệu đồng + Nhân tố làm giảm lợi nhuận (Doanh thu thuần) : 55.559,12 triệu đồng Như vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 giảm so với năm 2010 là: a + b = (- 55.559,12) + 38.641,83 = -11.751,08 triệu đồng => Đúng bằng đối tượng phân tích LLD  Tương tự như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Nếu gọi: + LTC: Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2011 là: + c: Doanh thu tài chính + d: Chi phí hoạt động tài chính Thì LTC = c – d Khi đó: 79 - Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2011 là: + LTC11 = c11 – d11 = 58,1 - 63.380,88 = - 6.323,82 triệu đồng - Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2010 là: + LTC10 = c10 – d10 = 41.83 - 801,55 = -760,17 triệu đồng - Đối tượng phân tích: + LTC = LTC11 – LTC10 = ( -6.323,82)- (-760,17) = -5563,65 triệu đồng Vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2011 giảm 5563,65 triệu đồng so với năm 2010. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có: - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (Doanh thu hoạt động tài chính): + c = (c11 – d10) – (c10 – d10) = 41,38 - 58,1= -16.72 triệu đồng - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d (Chi phí hoạt động tài chính): + d = (c11 – d 11) – (c11 – d10) = - 801,55 + 6.381,92 = 5.580,37 triệu đồng - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng + Nhân tố làm tăng lợi nhuận (Chi phí hoạt động tài chính): 5.580,37 triệu đồng + Nhân tố làm giảm lợi nhuận (Doanh thu hoạt động tài chính): 16.72 triệu đồng Như vậy lợi nhuận hoạt động tài chính c + d = (-16.72) + (=5.580,37) = -5563.65 triệu đồng => Đúng bằng đối tượng phân tích.  Tương tự như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi khác Nếu gọi: + LK: Lợi nhuận khác năm 2011 là: + e: Thu nhập khác + f: Chi phí khác Thì LK = e – f Khi đó: - Lợi nhuận khác năm 2011 là: + LK11 = e11 – f11 = 0,63 - 438,81 = -438,18 triệu đồng - Lợi nhuận khác năm 2010 là: + LK10 = e10 – f10 = 1,9 - 42,63 = -40,73 triệu đồng - Đối tượng phân tích: + LK = LK11 – LK10 = (-438,18) - (-40,73) = -397,45 triệu đồng Vậy lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2011 giảm 397, 45 triệu đồng so với năm 2010. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có: - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố e (Doanh thu hoạt động tài chính): + e = (e11 – f10) – (e10 – f10) = 0,63 - 1,9 = -1.27 triệu đồng 80 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố f (Chi phí hoạt động tài chính): + f = (e11 – f11) – (e11 – f10) = - 438,81+42,63 = - 396,18 triệu đồng - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng + Nhân tố làm giảm lợi nhuận thu nhập khác và chi phí khác: 397.45 triệu đồng Như vậy lợi nhuận khác e+ f = (-1.27) + (-396,18) = -397.45 triệu đồng => Đúng bằng đối tượng phân tích. Bảng 4.24 : Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 so với năm 2010 Đơn vị tính: triệu đồng Các nhân tố ảnh hưởng 1.Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp DV 2. Doanh thu hoạt động tài chính 3. Thu nhập khác 4. Chi phí hoạt động kinh doanh 5. Chi phí tài chính 6. Chi phí khác Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng +(55.559,12) + (16,72) +(1,27) -(38.641,83) -(5.580,37) -396,18 -11.751,08 Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát Quan sát bảng số liệu hình 4.24 ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2012 giảm 11.751,08 triệu đồng so với năm 2011 nguyên nhân là do ảnh hưởng của ác nhân tố sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 55.559,12 triệu đồng so với năm 2011 nguyên nhân là do tình hình lạm phát tăng nhanh, thị trường bất động sản đóng băng, tiêu thụ ngày càng giảm. Bên cạnh đó doanh thu tài chính cũng giảm do các khoản thu từ đầu tư tài chính giảm, doanh nghiệp tập trung vốn vào các hoạt động chính của doanh nghiệp. Cùng với sự tụt giảm của các khoản doanh thu trên thì thu nhập khác cũng giảm theo cụ thể giảm 1,27 triệu đồng. Sự giảm sút của các khoản doanh thu trên đã làm cho lợi nhuận trước thuế giảm 11.751,08 triệu đồng. Đây là sự suy giảm cao nhất từ 2010 – 2012, sẽ thật sự đáng lo ngại nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra. Do doanh thu giảm nên chi phí kinh doanh cụ thể là giá vốn cũng giảm theo làm 38.641,83 triệu đồng. Bên cạnh đó chi phí tài chính cũng giảm do doanh nghiệp đã thanh toán các khoản vay nợ làm chi phí tài chính giảm xuống mạnh. Các chi phí còn lại như: Chi phí khác tăng nhưng tỷ lệ không đáng kể, đều này cũng góp một phần làm thu nhập sau thuế giảm hơn so với năm 2010. Tổng hợp các nhân tố trên cho thấy tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí nên đã dẫn tới lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 40.688 triệu đồng so với năm 2011. Do đó, trong thời 81 gian tới công ty cần mở rộng thêm mạng lưới tiêu thụ, từ đó làm tăng doanh thu thuần góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế năm 2012 so với năm 2011 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Chi phí hoạt động KD Gọi LKD là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh a: Doanh thu thuần b: Chi phí hoạt động kinh doanh Ta có lợi nhuận hoạt động kinh doanh là: LKD = a – b Khi đó: - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2012 là: + LKD12 = a12 – b 12 = 54.794,04 - 32.088,95 = 22.705,09 triệu đồng - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2011 là: + LKD11 = a11 – b11 = 63.380,88 - 53.672,19 = 9.708,69 triệu đồng - Đối tượng phân tích: + LLD = LKD12 – LKD11 = 22.705,09 - 9.708,69 = 12.996,4 triệu đồng Vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2012 tăng 12.996,4 triệu đồng so với năm 2011. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn - Ảnh hưởng của nhân tố a (doanh thu thuần) + a = (a12 – b11) – (a11 - b11) = 54.794,04 - 63.380,88 = -8.586,84 triệu đồng - Ảnh hưởng bời nhân tố b (Chi phí hoạt động kinh doanh) + b = (a12 – b12) – (a12 - b11) = - 32.088,95 + 53.672,19 = 21.583,24 triệu đồng - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: + Nhân tố làm tăng lợi nhuận (Chi phí hoạt động kinh doanh ) : 21.583,24 + Nhân tố làm giảm lợi nhuận (Doanh thu thuần): -8.586,84 triệu đồng a + b = (8.586,84)+ 21.583,24= 12.996,4 triệu đồng => Đúng bằng đối tượng phân tích LLD  Tương tự như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Nếu gọi: + LTC: Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2012 là: + c: Doanh thu hoạt động tài chính + d: Chi phí hoạt động tài chính Thì LTC = c – d Khi đó: - Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2012 là: + LTC12 = c12 – d12 = 3,75 - 3.246,5 = - 3.242,75 triệu đồng 82 - Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2011 là: + LTC11 = c11 – d11 = 41,38 - 801,55 = -760.17 triệu đồng - Đối tượng phân tích: + LTC = LTC12 – LTC11 = - 2.482,58 triệu đồng Vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2012 giảm 2.482,58 triệu đồng so với năm 2011. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có: - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (Doanh thu hoạt động tài chính): + c = (c12 – d11) – (c11 – d11) = 3,75 - 41,38 = -37,63 triệu đồng - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d (Chi phí hoạt động tài chính): + d = (c12 – d 12) – (c12 – d11) = - 3.246,5 + 801,55 = -2444,94 triệu đồng - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng + Nhân tố làm tăng lợi nhuận + Nhân tố làm giảm lợi nhuận doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính: 2.482,58 triệu đồng Như vậy lợi nhuận hoạt động tài chính c + d = (- 37,63) +(- 2444,94) = -2.482,58 triệu đồng => Đúng bằng đối tượng phân tích.  Tương tự như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi khác Nếu gọi: + LK: Lợi nhuận khác năm 2012 là: + e: Thu nhập khác + f: Chi phí khác Thì LK = e – f Khi đó: - Lợi nhuận khác năm 2012 là: + LK12 = e12 – f12 = 103,55- 944,45 = -840,9 triệu đồng - Lợi nhuận khác năm 2011 là: + LK11 = e11 – f11 = 0,63 - 438,81 = -438,18 triệu đồng - Đối tượng phân tích: + LK = LK12 – LK11 = (-840,9) - (-438,18) = -402,72 triệu đồng Vậy lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2012 giảm 402,72 triệu đồng so với năm 2011. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có: - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố e (Doanh thu hoạt động tài chính): + e = (e12 – f11) – (e11 – f11) = 103,55 - 0,63 = 102,92 triệu đồng - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố f (Chi phí hoạt động tài chính): + f = (e12 – f12) – (e12 – f11) = - 944,45 + 438,81 = - 505,64 triệu đồng - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng 83 + Nhân tố làm tăng lợi nhuận (thu nhập khác): 102,92 triệu đồng + Nhân tố làm giảm lợi nhuận (chi phí khác): 505,64 triệu đồng Như vậy lợi nhuận khác e+ f = 102,92 + (-505,64 )= -402,72 triệu đồng => Đúng bằng đối tượng phân tích. Bảng 4.25 : Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 so với năm 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Các nhân tố ảnh hưởng 1.Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp DV 2. Doanh thu hoạt động tài chính 3. Thu nhập khác 4. Chi phí hoạt động kinh doanh 5. Chi phí tài chính 6. Chi phí khác Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng +(8586.84) +(37,63) +102,92 -(21.583,24 ) -2.444,95 -505,64 10.111,11 Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát Qua bảng số liệu 4.25 ta nhận thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm ít hơn năm 2010 so với năm 2011 làm lợi nhuận trước thuế giảm 11.707,17 triệu đồng. Doanh thu bán hàng nội bộ tăng 3.120,33 triệu đồng làm lợi nhuận trước thuế tăng thêm một khoản là 3.120,33 triệu đồng. Trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính giảm do doanh nghiệp không gửi tiền vào ngân hàng và tập trung vào các khoản kinh doanh khác làm cho lợi nhuận trước thuế giảm 37,63 triệu đồng. Bên cạnh đó, thu nhập khác lại tăng 102,92 triệu đồng làm lợi nhuận tăng thêm 102,92 triệu đồng. Các khoản chi phí nhìn chung giảm mạnh làm cho lợi nhuận tăng lên đáng kể. Cụ thể là giá vốn giảm 21.892,21 triệu đồng làm cho lợi nhuận tăng 21.892,21 triệu đồng. Ngược lại, các khoản chi phí khác lại tăng, chi phí tài chính tăng làm lợi nhuận giảm 2.444,95 triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm lợi nhuận giảm 308,97 triệu đồng, chi phí khác tăng làm lợi nhuận giảm 505,64 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố trên làm cho lợi nhuận tăng 10.111,11 triệu đồng. Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của công ty qua các năm có tăng có giảm và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận của công ty. Chủ yếu lợi nhuân có được là do công ty tiết kiệm chi phí giá vốn còn doanh thu thì giảm mạnh. Đây là một điều đáng lo ngại, trong kỳ sau công ty phải chú trọng đến việc tăng doanh thu bên cạnh đó tiết kiệm là một điều đáng mừng nhưng cũng phải chú ý đến chất lượng của các công trình. 41.2.8 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2013 84 Bảng 4.26 : Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của công ty 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 6 tháng 2012 2013 Chênh lệch 6t 2012/6t 2013 Số tiền 1. DTT 2. DT HĐTC 16.716,49 27.397,03 (55.559,12) Tỷ lệ (%) (46,71) 1,86 6,05 4,19 225,27 3. Thu nhập khác (51,78) - (51,78) (100) Tổng doanh thu 27.450,67 16.772,54 (10.728,13) (39,08) 1. Chi phí kinh doanh 16427,64 7166,2 (9261,44) (56,38) 2. CP HĐTC 3.190,96 1.245,96 (1.945,00) (60,95) 21,35 142,07 120,72 565,43 8.554,23 (11.085,72) (56,44) 3. Chi phí khác Tổng chi phí 19.639,95 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Chi phí hoạt động kinh doanh Gọi LKD là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh a: Doanh thu thuần b: Chi phí hoạt động kinh doanh Ta có lợi nhuận hoạt động kinh doanh là: LKD = a – b Khi đó: - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 6 tháng năm 2013 là: + LKD6t13 = a6t13 – b6t13 = 27.397,03 – 7.166,2 = 20.230,83 triệu đồng - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 6 tháng năm 2012 là: + LKD6t12 = a6t12 – b 6t12 = 16.716,49 – 16.427,64 = 288,85 triệu đồng - Đối tượng phân tích: + LLD6t = LKD6t13 – LKD6t12 = 20.230,83 - 288,85 = 19.941,98 triệu đồng Vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 giảm 19.941,98 triệu đồng so với năm 2012. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn - Ảnh hưởng của nhân tố a (doanh thu thuần) + a6t = (a6t13 – b6t12) – (a6t12 – b 6t12) = 27.397,03 - 16.716,49 = 10.680,54 triệu đồng 85 - Ảnh hưởng bời nhân tố b (Chi phí hoạt động kinh doanh) + b6t = (a6t13 – b6t13) – (a6t13 – b 6t12) = - 7.166,2 + 16.427,64 = 9.261,44 triệu đồng - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: + Nhân tố làm tăng lợi nhuận (Doanh thu thuần) + Nhân tố làm giảm lợi nhuận (Chi phí hoạt động kinh doanh) a6t + b6t = 10.680,54 + 9.216,44 = 19.941,98 triệu đồng Đúng bằng đối tượng phân tích LLD  Tương tự như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Nếu gọi: + LTC6t: Lợi nhuận hoạt động tài chính 6 tháng năm 2013 là: + c6t: Doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng + d6t: Chi phí hoạt động tài chính 6 tháng Thì LTC6t = c6t – d 6t Khi đó: - Lợi nhuận hoạt động tài chính 6 tháng năm 2013 là: + LTC6t13 = c6t13 – d6t13 = 6,05 - 1.245,96 = (1.239,91) - Lợi nhuận hoạt động tài chính 6 tháng năm 2012 là: + LTC6t12 = c6t12 – d6t12 = 1,86 - 3.190,96 = ( 3.189,1) - Đối tượng phân tích: + LTC6t = LTC6t13 – LTC6t12 = - 1.239,91 – (- 3.189,1) = 1.949,19 triệu đồng Vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính sáu tháng đầu năm 2013 giảm 11.751,08 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có: - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c6t (Doanh thu hoạt động tài chính): + c6t = (c6t13 – d 6t12) – (c6t12 – d6t12) = 6,05 - 1,86 = 4,19 triệu đồng - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d 6t (Chi phí hoạt động tài chính): + d6t = (c6t13 – d6t13) – (c6t13 – d6t12) = - 1.245,96 + 3.190,96 = 1.945 triệu đồng - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng + Nhân tố làm tăng lợi nhuận (Doanh thu hoạt động tài chính): + Nhân tố làm giảm lợi nhuận (Chi phí hoạt động tài chính): Như vậy lợi nhuận hoạt động tài chính c6t + d6t = 4,19 + 1.945 = 1.949,19 triệu đồng => Đúng bằng đối tượng phân tích.  Tương tự như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi khác Nếu gọi: + LK6t13: Lợi nhuận khác + e: Thu nhập khác + f: Chi phí khác 86 Thì LK = e – f Khi đó: - Lợi nhuận khác 6 tháng đầu năm 2013 là: + LK6t13 = e6t13 – f6t13 = 0 - 142,07 = -142,07 triệu đồng - Lợi nhuận khác 6 tháng đầu năm 2012 là: + LK6t12 = e6t12 – f6t12 = -51,78 - 21,35 = -73,13 triệu đồng - Đối tượng phân tích: + LK = LK6t13 – LK6t12 = -142,07 - (-73,13) = - 68,94 triệu đồng Vậy lợi nhuận từ hoạt động khác 6 tháng đầu năm 2013 giảm 11.751,08 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có: - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố e (Doanh thu hoạt động tài chính): + e = (e6t13 – f6t12) – (e6t12 – f6t12) = 0 – (-51,78 ) = 51,78 triệu đồng - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố f (Chi phí hoạt động tài chính): + f = (e6t13 – f6t13) – (e6t13 – f6t12) = -142,07 + 21,35 = - 120,72 triệu đồng - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng + Nhân tố làm tăng lợi nhuận (thu nhập khác): 51,78 triệu đồng + Nhân tố làm giảm lợi nhuận (chi phí khác): 505,64 triệu đồng Như vậy lợi nhuận khác e+ f = 51,78 + (- 120,72)= - 68,94 triệu đồng => Đúng bằng đối tượng phân tích. Bảng 4.27: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của công ty 6 tháng đầu năm 2013 so với sáu tháng đầu năm 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Các nhân tố ảnh hưởng 1.Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp DV 2. Doanh thu hoạt động tài chính 3. Thu nhập khác 4. Chi phí hoạt động kinh doanh 5. Chi phí tài chính 6. Chi phí khác Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng +(10.680,54 ) +4,19 +(51.78) -(9.261,44) -(1.945,00) -120,72 +357.59 Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát Từ bảng số liệu 4.27 ta thấy lợi nhuận trước thuế đầu năm 2013 tăng 357,59 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 là do ảnh hưởng của các nhân tố: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu tài chính, thu nhập nhập khác, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác. Cụ thể: 87 Đầu năm 2013 doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 10.680,54 triệu đồng, và thu nhập khác cũng giảm 51,78 triệu đồng trong khi đó doanh thu tài chính lại tăng là 4,19 triệu đồng. Còn các nhân tố chi phí như: Chi phí kinh doanh, chi phí tài chính, và chi phí khác giảm mạnh là những nhân tố làm tăng lợi nhuận. Sáu tháng đầu năm 2013, chi phí kinh doanh giảm 9.850,25 triệu đồng và giảm theo xu hướng giảm của doanh thu. Bên cạnh đó chi phí tài chính cũng giảm 1.945 triệu đồng. Ta thấy chi phí và lợi nhuận có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, chi phí giảm thì lợi nhuận tăng và ngược lại, hai khoản chi phí nói trên giảm đã làm cho lợi nhuận trước thuế tăng 357,59 triệu đồng. Ngược lại với các khoản chi phí trên chi phí khác tăng là 120,72 triệu đồng. Tuy hai khoản chi phí này tăng nhẹ nhưng cũng góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty. Nhìn chung lợi nhuận trước thuế của công ty được quyết định bởi hai nhân tố chính là doanh thu thuần và chi phí kinh doanh, còn các chi phí và doanh thu còn lại có mức độ ảnh hưởng không cao lắm, nói như vậy không phải các chi phí còn lại không quan trọng. Vì thế công ty cũng cần phải quan tâm, quản lý các chi phí này một cách chặt chẻ để lợi nhuận tăng cao hơn, mang lại hiệu quả hơn trong kinh doanh. 4.2.2 Các chỉ số tài chính 4.2.2.1 Phân tích chỉ tiêu thanh toán Các tỷ số thanh toán thể hiện khả năng thanh toán của công ty trong một kỳ kinh doanh. Nghĩa là, chúng ta đang xem xét lượng tài sản hiện hành của doanh nghiệp có đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà doanh nhiệp đang nợ hay không. Hay nói cách khác, mỗi đồng nợ ngắn hạn mà công ty sử dụng được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Thông qua việc phân tích các tỷ số thanh toán ta có thể biết được tình hình thanh toán hay khả năng trả nợ của công ty. - Tỷ số thanh toán hiện thời: Từ bảng số liệu 4.28 trên ta thấy được khả năng thanh toán hiện thời của công ty biến động qua các năm. Năm 2010 tỷ số thanh toán hiện thời là 2.28 lần, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo đủ khả năng thanh toán bằng 2.28 đồng tài sản ngắn hạn. Sang năm 2011 tỷ số này giảm xuống còn 0.87 lần giảm 0,41 lần so với năm 2010. Năm 2012 tỷ số này tiếp tục giảm nhẹ xuống 1,048 lần giảm 0,0002 lần so với năm 2011. Tỷ số này của 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 tỷ số này đạt 1,02 lần sang năm 2013 tỷ số này tăng lên 1,075 lần tăng 0,055 lần. Ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty qua 3 năm và sáu tháng đầu năm 2013 đều giảm nhẹ và khả năng thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1. Có nghĩa là trong thời gian ngắn tài sản ngắn hạn của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn từ góc độ của tỷ số thanh khoản hiện thời thì khả năng thanh toán nợ của công ty là khá tốt. 88 Công ty luôn đảm bảo có dư tài sản lưu động để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chỉ nhìn vào tỷ số thanh khoản hiện thời để khẳng định khả năng thanh toán nợ của công ty là chưa chính xác vì trong tài sản ngắn hạn bao gồn hàng tồn kho, mà một khi hàng tồn kho cao thì khả năng chuyển đổi thành tiền trong ngắn hạn là rất chậm vì thế mà ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. - Tỷ số thanh toán nhanh Nếu như tỷ số thanh toán hiện thời không phản ánh chính xác khả năng thanh toán nợ của công ty thì tỷ số thanh toán nhanh có thể làm được điều đó. Bởi vì tỷ số này được tính dựa trên tỷ số giữa tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh qua 3 năm và sáu tháng đầu năm 2013 của công ty có tăng, có giảm. Năm 2010 tỷ số này là 0,11 lần tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,11 lần đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao được đảm bảo thanh toán. Đến năm 2011 chỉ số này chỉ còn 0,03 lần. Sang năm 2012 chỉ số này tiếp tục giảm xuống 0,016 lần. Khi qua năm 2013 tỷ số này có chút cải thiện so với cùng kỳ 2012 đạt 0,076 lần tăng 0,061 lần. Như vậy tỷ số này qua ba năm đều nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là khả năng thanh toán nhanh của công ty chưa tốt. Nguyên nhân là do công ty đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho. Công ty cần cải thiện tình trạng này để lượng tồn kho luôn ở mức hợp lý nhằm đảm bảo khả năng thanh toán tại đơn vị. - Tỷ số thanh toán tức thời Tỷ số thanh toán tức thời 2010 là 0.01 lần tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0.01 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất được đảm bảo thanh toán. Tỷ số này rất thấp do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền rất nhỏ so với khoản nợ ngắn hạn của công ty. Năm 2011 tỷ số này giảm xuống 0,001 nhưng sang năm 2012 tỷ số này tăng nhẹ lên 0,014 lần do nợ ngắn hạn trong năm của công ty giảm và tiền thì tăng lên. Qua năm 2013 tỷ số này là 0,056 tăng 0,046 lần so với đầu năm 2012. Tỷ số này qua 3 năm và sáu tháng đầu năm 2013 của công ty đều có giá trị rất thấp tuy có xu hướng tăng nhưng rất ít, cho thấy công ty thiếu hụt tài sản ngắn hạn (tiền và tương đương tiền) để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời. Qua phân tích các chỉ tiêu thanh toán ta thấy khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời là không cao, đặc biệt là thanh toán tức thời. Còn khả năng thanh toán hiện thời tương đối ổn định. Nhưng nhìn chung công ty vẫn có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn. 89 Bảng 4.28 Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2010 –2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Tài sản lưu động Trđ 137.372,76 212.601,98 2. Tiền & các khoản tương đương tiền Trđ 871,59 3. Giá trị hàng tồn kho Trđ 4. Nợ ngắn hạn 6t/2012 6t/2013 216.945,25 203.726,2 219.096,96 247,89 2.868,99 2.012,32 11.412,48 130.856 205.888 213.670,33 200.797,0 203.590,05 Trđ 60.237.5 244.975.23 207.046,39 199.793,0 203.795,33 Tỷ số thanh toán hiện thời (1/4) Lần 2.28 0.87 1,048 1,020 1,075 Tỷ số thanh toán nhanh (1-3)/4 Lần 0.11 0.03 0,016 0,015 0,076 Tỷ số thanh toán tức thời (2/4) Lần 0.01 0.001 0,014 0,010 0,056 Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 90 4.2.2.2 Phân tích chỉ số về chỉ tiêu hoạt động Nhóm tỷ số hoạt động đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Các tỷ số hiệu quả hoạt động đuôc phân tích dưới đây gồm: vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tổng tài sản. - Vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng hóa tồn kho là chỉ tiêu phản ánh hàng hóa được luân chuyển bao nhiêu lần trong kỳ hoặc một năm. Năm 2010, số hàng hóa tồn kho của công ty quay 0,53 vòng, số ngày cần thiết để thực hiện 1 vòng quay là 365/0,53= 694 ngày và hàng tồn kho năm 2011 quay 0.31 vòng, số ngày cần thiết để thực hiện 1 vòng quay là 1.190 ngày tăng 496 ngày so với năm 2011. Qua năm 2012, số vòng quay hàng hóa tồn kho là 0.14 vòng, số ngày thực hiện 1 vòng quay là 2.577 ngày, tăng 1387 ngày so với năm 2011. Điều này thể hiện vốn ở hàng hóa tồn kho nhiều và vòng quay hàng hóa chậm. Nguyên do chủ yếu khiến số ngày thực hiện cho 1 vòng quay ở công ty lớn là do công ty không dự đoán được tình hình thị trường nên đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho. Do lĩnh vực kinh doanh bất động sản là chủ yếu nên hàng tồn kho của công ty luân chuyển chậm hơn so với những hàng hóa khác. - Kỳ thu tiền bình quân Nhìn vào bảng 4.29 ta thấy khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu qua 3 năm không ổn định. Năm 2010 kỳ thu tiền bình quân là 8 ngày, nghĩa là phải mất 8 ngày để thu hồi một khoản nợ. Đến năm 2011 giảm tăng lên 28 ngày. Năm 2012 là 28 ngày, sáu tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 19 ngày. Nhưng nhìn chung kỳ thu tiền bình quân tăng chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty chậm lại, thời gian công ty bị chiếm dụng vốn tăng lên. Với mức tăng này không đáng lo ngại, công ty vẫn thu được tiền của người mua một cách nhanh chóng và có lợi cho việc thu mua cũng như thanh toán cho nhà cung cấp. Tóm lại, khả năng quản lý các khoản phải thu của công ty là tương đối tốt. Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân qua các năm là tương đối thấp và ổn định. 91 Bảng 4.29 Các tỷ số về chỉ tiêu hoạt của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu 1. Doanh thu thuần ĐVT Trđ Năm 2010 118.940 Năm 2011 63.380,9 Năm 2012 54,794,04 6t/2012 16.716,49 6t/2013 27.397,03 2. Doanh thu bình quan mỗi ngày Trđ 326,03 173,76 150,41 91,77 150,41 3. Giá vốn hàng bán 4. Tổng tài sản bình quân 5. Các khoản phải thu bình quân 6. Hàng tồn kho bình quân Vòng quay tổng tài sản (1/4) Trđ Trđ Trđ Trđ Vòng 90.876,66 211.457,1 2.641,13 172.835.71 0.56 51.604,3 245.263 4.834,50 168206 0.26 29.712,1 319.927,31 4.276,5 209.779 0.17 15.708,96 309.198,0 3.590,79 182.900,5 0,054 5.858,71 333.978,63 2.928,65 182.900,53 0,082 Vòng quay hàng tồn kho (3/6) Vòng 0.53 0.31 0.14 0,086 0,032 Kỳ thu tiền bình quân (5/2) Ngày 8 28 28 39 19 Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 92 - Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tài sản lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty hay nói cách khác mỗi đồng tài sản lưu động mà công ty bỏ ra sẽ mang về bao nhiêu đồng doanh thu cho đơn vị mình. Quan sát bảng số liệu 4.16 trang 67 ta thấy số vòng quay tổng tài sản qua 3 năm biến đổi không ổn định. Năm 2010 số vòng quay tổng tài sản là 0.56 vòng, có nghĩa là 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 0.56 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2011 số vòng quay này giảm 0,26 đồng. Năm 2012 số vòng lại giảm xuống 0,17 cho thấy công ty sử dụng tài sản không có hiệu quả, tài sản thì vẫn tăng mà doanh thu thuần thì lại giảm mạnh. Điều đó cho thấy công ty vẫn chưa sử dụng hết công suất của tổng tài sản hiện có. Chính vì vậy công ty cần tập trung hơn nữa công tác quản lý, sử dụng hợp lý tổng tài sản để đạt được doanh thu cao hơn trong tương lai. 4.2.2.3 Phân tích các tỷ số khả năng sinh lời - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Quan sát bảng số liệu trang 95 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty năm 2010 là 7,19 % hay nói cách khác cứ 100 đồng tài sản sử dụng cho hoạt động kinh doanh thì công ty tạo ra 7,19 đồng lợi nhuận. Tương tự năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 2,60 % giảm 4,59% so với năm 2010, có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản năm 2010 tạo ra 2,60 đồng lợi nhuận. Qua năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 4,37 % tăng 1,63% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số này là 23,29 % giảm 2,38% so với sáu tháng đầu năm 2012. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản biến động mạnh qua từng năm, nhưng nhìn chung tỷ số nay đang trên đà giảm xuống. Điều này cho thấy công ty sử dụng tài sản chưa thật hiệu quả. Nguyên nhân là do cơ cấu tài sản của công ty chưa hợp lý, công ty không đầu tư vào tài sản cố định mà chỉ tập trung vào hàng tồn kho. - Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sờ hữu (ROE) Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, vì nó liên quan tới quyết định có nên đầu tư vào một công ty nào đó hay không, tỷ số này càng cao càng thu hút các nhà đầu tư. Còn đối với các chủ đầu tư đã là thành viên của công ty thì tỷ số này gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 62,46% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty sử dụng cho hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 62,46 đồng lợi nhuận, tỷ suất này sang năm 2011 là 22,11 % giảm 40,35% so với năm 2010. Qua năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 57,16%, tăng 35,05% so với năm 2011. Tuy tỷ số này có sự biến động không đồng đều qua các năm nhưng nhìn chung thì công ty sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả. Nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng cao là do tốc độ tăng của lơi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. 93 - Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 12,8%, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu đạt được sẽ tạo ra 12,8 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 10,1 % giảm 2,7% so với năm 2010. Qua năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 25,5% tăng 15,40% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ doanh thu giảm nhanh trong khi lợi nhuận lại chịu ảnh hưởng của chi phí mà tốc độ giảm của chi phí nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu nên tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn doanh thu dẫn đến tình hình trên, từ đó ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2012 tốt hơn năm 2011. Sang năm 2013 tốc độ này giảm so với sáu tháng đầu năm 2012 điều này cho thấy công ty không có cải tiến tình hình kinh doanh làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm hơn nhiều so với năm trước 94 Bảng 4.30 Các tỷ số khả năng sinh lời qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu 1. Lợi nhuận ròng 2.Tổng tài sản bình quân 3.Vốn chủ sở hữu bình quân 4.Doanh thu thuần Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) (1/2) Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (1/3) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) (1/4) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 15.196,07 6.382,76 13.966,09 211.457,1 24.330,73 118.940 245.263,15 28.868 63.380,88 % 7,19 % % ĐVT Trđ Trđ Trđ Trđ 319.927,31 24.434 54.794,04 6t/2012 5.858,04 309.198 26.731,65 16.716,49 6t/2013 6.126,23 333.978,63 26301 27.397,03 2,60 4,37 1,89 1,83 62,46 22,11 57,16 21,91 23,29 12,8 10,1 25,5 35 22,4 Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát 95 4.3 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Trong thời kỳ kinh doanh khó khăn như hiện nay, nhất là đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhưng Công ty cổ phần xây dựng và Thương mại Vạn phát đã đạt được những thành công nhất định và có uy tín trong các lĩnh vực kinh doanh. Suốt những năm hoạt động công ty đã cố gắng không ngừng để đạt được mục tiêu đề ra. Nhưng trong quá trình kinh doanh của công ty chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong đợi của mình. Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cơ bản sau: - Doanh thu của công ty liên tục giảm qua các năm. Công ty có quy mô không lớn lắm chủ yếu hoạt động ở thị trường Cần Thơ nhưng công ty cũng tạo được uy tín trong giới kinh doanh và khách hàng qua đó công ty được thành phố giao cho những dự án quan trọng trong đó có khu biệt thư Cồn Khương đang được khai thác và đưa vào sử dụng nhưng vì công tác maketting của công ty còn yếu, việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm còn nhiều hạn chế, chủ yếu là những khách hàng cá nhân tìm đến công ty để thương lượng và mua bán nền, chính sách khuyến khích kích cầu không có, phương thức kinh doanh thiếu da dạng thiếu chủ động nên việc tiêu thụ sản phẩm còn chậm. - Khả năng tự chủ tài chính của công ty chưa cao. Nguyên nhân là do công ty sử dụng nợ cao trong khi các khoản mục có tính thang khoản cao như tiền mặt và tiền gửi ngân hàng rất thấp. - Khả năng thanh toán còn thấp có thể thấy được qua các tỷ số tài chính như tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời điều này cho thấy tình hình trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty còn rất hạn chế. - Lượng hàng tồn kho cao. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do sức tiêu thụ của công ty giảm mạnh và một nguyên nhân nửa là do tốc độ thi công các công trình còn chậm, chỉ có một số hạn mục hoàn thành làm cho lượng tồn kho qua các năm ngày càng tăng nhanh ảnh hưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty chưa tốt do công ty đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho và các khoản phải thu. 4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 4.4.1. Về nâng cao doanh thu Việc tăng doanh thu và lợi nhuận là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp mong muốn đạt được. Để tăng doanh thu cho công ty cách trực tiếp nhất là tăng sản lượng tiêu thụ. - Số lượng nền bán ra có dấu hiệu giảm mạnh là do một số dự án của công ty hoàn thành nhưng phần cơ sở hạ tầng chưa kịp hoàn thành, nguyên nhân là do thiếu vốn và công tác giải phóng mặt bằng ngày càng gặp nhiều khó khăn 96 từ đó là tốc độ tăng của doanh thu giảm hàng tồn kho lại tăng qua các năm. Để giải quyết các vấn đề trên công ty cần hoạch định rỏ ràng cụ thể hổ trợ những người dân tái định cư để công tác bồi thường giải tỏ sớm hoàn tất để đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án, sớm hoàn tất phần cơ sở hạ tầng. Khi đó, công ty có thể tranh thủ được cơ hội kinh doanh cũng như có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác làm tăng số lượng tiêu thụ. - Các lĩnh vực khác, tuy mới đưa vào hoạt động nhưng cũng cần có những biện pháp cụ thể để tăng doanh thu. Đối với lĩnh vực xây dựng công ty cần phát triển hệ thống kênh phân phối, mở rộng đại lý tiêu thụ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mở rộng các hình thức bán hàng như bán buôn, bán lẻ, bán qua kho, cửa hàng, qua mạng và các hình thức thuê mướn các thiết bị xây dựng. Đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn công ty nên đào tạo đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, thái độ phục vụ được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm thu hút và tạo lòng tin đối với khách hàng để góp phần tăng doanh thu. - Áp dụng các biện pháp Marketing để nắm bắt nhu cầu thị trường, khai thác triệt để nhu cầu thị trường. 4.4.2. Kiển soát chi phí - Tăng cường chương trình đào tạo cho nhân viên, khích lệ chương trình tiết kiệm chi phí bằng các phần thưởng xứng đáng khi các phòng ban, các bộ phận tiết kiệm được các khoản mục chi phí không cần thiết. - Tiếp tục duy trì và phát huy chính sách tiết kiệm chi phí trong chi tiêu.Đối với chi phí văn phòng như chi phí điện thoại, fax, email… để giảm chi phí này, cần giáo dục nhân viên sử dụng chi phí này đúng mục đích không sử dụng trong việc cá nhân - Đối với chi phí lãi vay: đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí quản lý kinh doanh.Công ty nên sử dụng vốn một cách hiệu quả và tiết kiệm cũng góp phần giảm bớt sự thiếu hụt vốn để không phát sinh thêm các khoản vay khác. Ngoài ra,công ty nên nghiên cứu và đề ra kế hoạch để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn để giảm bớt khoản chi phí lãi vay. 4.4.3.Về nâng cao lợi nhuận - Lợi nhuận chủ yếu của công ty là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, đây là nhân tố chủ yếu có thể thay đổi bằng cách tăng sản lượng tiêu thụ và cắt giảm chi phí như đã nêu trên - Biết lựa chọn các mặt hàng kinh doanh trong từng thời điểm để đáp ứng nhu cầu thị trường, tính toán và hoàn thiện các đơn đặt hàng nhằm khai thác tối đa hoạt động kinh doanh 97 - Tận dụng tối đa ưu đãi của công ty cung cấp hàng hóa để có điều kiện mở rộng kinh doanh 4.4.4 Quản lý hàng tồn kho – dự trữ Quản lý tốt hàng tồn kho – dự trữ là một trong những bước làm giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích có thể dể dàng nhận ra rằng giá trị hàng tồn kho tại đơn vị khá cao trong khi tiền mặt quá ít.Công ty nên xây dưng kế hoạch tiêu thụ trong tương lai giúp hạn chế hàng tồn kho.Ngoài ra, đối với những mặt hàng không thuộc lĩnh vực bất động sản nên bố trí mặt bằng hợp lý cũng là một cách giảm chi phí tồn kho, giảm chi phí vận chuyển và không gian cho kho, giúp cho việc kiểm kê hàng hóa được dể dàng, tổ chức tốt công tác bốc dở, vận chuyển, sắp xếp hàng hóa một cách khoa học để tiết kiệm thời gian và chi phí, bảo quản tốt hàng hóa, vệ sinh thường xuyên, tránh hoa hụt, mất hàng hóa 4.4.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu về vốn kinh doanh là rất lớn, thế nên việc sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả trở thành vấn đề bức xúc mà mỗi doanh nghiệp cần phải giải quyết. Vì thế, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty nên áp dụng một số hình thức sau: - Tiến hành đổi mới và nâng cấp tài sản cố định trong thời gian tới, điều này đi đúng hướng sẽ giúp doanh nghiệp tính khấu hao chính xác và giảm hao mòn vô hình. Nếu công ty không chủ động đổi mới và nâng cấp tài sản cố định sẽ giảm tính cạnh tranh, đây là chiến lược lâu dài cần đi đúng hướng. - Tiến hành quản lý chặt chẽ tài sản cố định, thanh lý nhượng bán những tài sản đã hết giá trị sử dụng nhằm thu hồi đầu tư cho các hoạt động khác hiệu quả hơn - Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn kinh doanh. Đây là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn là hoạt động hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của công ty và tổ chức sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả cao - Quản lý chặt chẽ các khoản thu: Các khoản thu có tác dụng tăng doanh thu bán hàng, giảm chi phí tồn kho, tài sản cố định sử dụng có hiệu quả nhưng nó làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả các nguồn nợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỷ. Chính vì vậy quản lý chặt chẽ các khoản thu để công ty phát triển doanh thu, tận dụng tối đa năng lực kinh doanh hiện có đảm bảo tính hiệu quả là quan trọng nhất 4.4.6. Nâng cao tính cạnh tranh - Nâng cao tính cạnh tranh là phương pháp hiệu quả nhất để nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh doanh bằng những cách như giảm chi phí kinh doanh, 98 nâng cao chất lượng hàng hóa và hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối như đã trình bày ở trên. - Ngoài ra, ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ thông tin là một trong những giải pháp nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời điểm kinh tế suy thoái và cạnh tranh khóc liệt như hiện nay - Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cần có để đáp ứng nhu cầu kế hoạch đề ra. Đẩy mạnh công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty - Mở rộng phạm vi kinh doanh đến những nơi mà khách hàng có nhu cầu. 4.4.7. Đổi mới công tác quản lý - Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì đổi mới công tác quản lý và nâng cao năng lực của nhà quản lý là rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và có hiệu quả - Để đổi mới công tác quản lý cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ với các phòng ban, xác định rõ những cơ chế đã không phù hợp với thị trường hiện nay để tiến hành thay đổi bộ máy - Xây dựng lại bộ máy quản trị phải gọn, nhẹ, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường và phù hợp kế hoạch chiến lược của công ty - Bộ máy quản trị đưa các hoạt động kinh doanh đi vào nề nếp, tránh chồng chéo giữa các phòng ban và nhiệm vụ. Cấp dưới chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh cấp trên, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời cấp trên cũng cần tiếp nhận phản hồi từ cấp dưới 4.4.8. Chính sách tiền thưởng – đãi ngộ Ban lảnh đạo cần sử dụng các biện pháp, hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần để động viên toàn bộ nhân viên như: - Thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp, có chính sách đãi ngộ người lao động, đảm bảo họ tham gia đầy đủ các dịch vụ xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp - Duy trì hoạt động vui chơi giải trí như: hằng năm công ty tổ chức cho nhân viên đi du lịch tại một số địa điểm du lịch trong nước, tổ chức thể thao để nhân viên làm việc có hiệu quả hơn - Mỗi phòng ban có thể đề ra các quỷ khen thưởng riêng, tổ chức tham gia thi đấu giữa các phòng ban với nhau. Điều này giúp cho cán bộ nhân viên lấy lại tinh thần, say mê công việc, cũng như tái tạo sức lao động đã bỏ ra. 99 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát, vận dụng những kiến thức học ở trường tôi đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra những phân tích về tình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ tiêu tài chính của công ty, để qua đó biết được hiệu quả kinh doanh của công ty trong 3 năm và sáu tháng đầu năm 2013. Là một công ty Cổ phần, Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát đã vượt qua bao khó khăn, thử thách để tồn tại và phát triển. Đây là một thành công lớn của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó công ty luôn chấp hành chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, chấp hành đúng pháp luật trong kinh doanh, nhưng bên cạnh những thành tựu trong thời gian qua, công ty cũng gặp phải những khó khăn xuất phát từ bản thân công ty cũng như từ phía khách quan mang lại. Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát chấp nhận cạnh tranh và thu được lợi nhuận tuy không lớn nhưng cũng đứng vững trên thị trường. Những năm gần đây lợi nhuận giảm hơn so với những năm trước, nguyên nhân là do trong những năm gần đây nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, lạm phát lãi suất tăng cao, huy đông vốn luôn gặp khó khăn, chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ, công tác đền bù gặp khó khăn làm giảm tiến độ hoàn thành công trình là nguyên nhân dẫn đến số lượng bán ra ngày càng giảm, bên cạnh đó giá cả của một nền nhà tăng qua các năm làm cho người dân cũng e dè khi chi một số tiền lớn để sở hữu một nền nhà trong thời buổi lạm phát như hiện nay. Bên cạnh đó chính sách marketing chưa rỏ ràng, công ty không chủ động tìm kiếm khách hàng nên tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn. Thêm nửa công ty luôn tăng diện tích quy hoạch nhưng tiến độ hoàn thành chậm dẫn đến tồ kho quá cao cùng với đó công tác thu hồi nợ của công ty còn chậm dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng công ty đã có nhiều cố gắng nổ lực không ngừng trong việc tiết kiệm chi phí, làm chi phí giảm qua các năm góp phần tăng lợi nhuận của công ty. 5.2. KIẾN NGHỊ Xuất phát từ thực tế Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Vạn Phát, tôi xin đề xuất một số ý kiến có tính chất tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới như sau: 100 - Đối với công ty Công ty cần quan tâm đến công tác khuyến mãi, quảng cáo dịch vụ hậu mãi, cải tiến mẫu mã sản phẩm, khen thưởng khách hàng để giữ chân khách hàng truyền thống và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm của thị trường để quyết định mức tồn kho sản phẩm, nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn và khó khăn cho việc tiêu thụ bởi mức tồn kho quá nhiều. Công ty nên có một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường để đánh giá khách hàng tiềm ẩn và đối thủ cạnh tranh để đưa ra quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt dộng kinh doanh. Công ty cần tiếp tục tham gia các triển lãm hội chợ để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của công ty, tiếp tục nâng cao các biện pháp chiêu thị để tiềm kiếm khách hàng tiềm năng. Công ty nên nghiên cứu và đề ra kế hoạch để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn.Từ đó công ty sẽ tạo được uy tín cũng như vị thế trên thị trường giúp cho việc kinh doanh cũng thuận lợi hơn. - Đối với nhà nước Nhà nước phải có những chính sách rỏ rang minh bạch, thêm nửa trong lúc nền kinh tế đang gặp khó khăn và suy thoái, nhà nước nên có những chính sách hổ trợ kiệp thời điều này giúp cho các công ty có thể hoạt động hiệu quả và vượt qua khó khăn. Đề ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như: giảm thuế, hạ lãi suất vay để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo lưu thông, hoàn thiện hệ thống luật kinh doanh giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất – kinh doanh … Tăng cương công tác quản lý, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh trong lành và bình đẳng giúp các doanh nghiệp yên tâm mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thường xuyên mở các hội thảo, hội chợ, diễn đàn,… nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản phẩm, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dung. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO …..….. 1. Bộ môn Kế toán tài chính (2006) – NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. 2. Báo cáo tài chính Chứng từ và sổ kế toán (Quyển 1 và Quyển 2 năm 2006) – NXB Tài Chính 3. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB thống kê, TP.HCM.. 4. PGS.TS. Phan Văn Dược (2005). Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, Tp Hồ Chí Minh. 5. Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí, doanh thu va kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp – Biên soạn: PGS. TS. Võ Văn Nhị. 6. Tài liệu của phòng tài chính – Kế toán của Công ty CP Thương Mại và xây dựng Vạn Phát. 7. Trương Đông Lộc (2010),“Phương pháp Phân tích và Nghiên cứu Khoa học”. 102 PHỤ LỤC 01 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN QUA BA NĂM 2010, 2011,2012 VÀ QUÝ I, II NĂM 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng giảm giá phải thu dài hạn khó đòi TÀI SẢN II.Tài sản cố định 212 - - - - 213 218 - - - - 219 Mã 220 số - - - - Năm 2010 36.243 Năm 2011 97.400 Năm 2012 Qúy I,II 130.166 năm 2013 3.243 4.210 137.372 (967) 871 ---5.699 30.000 4.461 5.927 212.601 (1.466) 247 ---3.970 72.074 4.860 6.715 216.945 (1.854) 2.868 --2.854 92.539 4.652 219.096 6.785 (2.132) 11.412 ---2.266 125.513 251 139 5.269 -430 --- 3.000 549 430 --- (3.645) 6.500 --- (4.233) 6.500 --- 252 140 258 141 259 149 150 260 151 261 262 152 268 130.856 130.856 --- 205.888 205.888 -30.000 30.000 2.469 - 154 270 170.615 319.905 213.670 213.670 -2.144 29.700 29.700 1.212 344.046 - 203.590 203.590 -1.827 29.700 29.700 875 358.759 - 932 324.046 127.101 952 350.795 159.866 203.795 - 1. Tài sản cố định hữu hình SẢN -A-TÀI Nguyên giá NGẮN HẠN (100= 110+120+130+140+150) - Giá trị hao mòn lũy kế I. Tiền và các khoản đương 2. Tài sản cố định thuêtương tài chính tiền - Nguyên giá Đầu chính -II.Giá trị tư haotài mòn lũy ngắn kế hạn 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Tài sản cố định vô hình 2.Dự phòng - Nguyên giágiảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn(*) - Giá trị hao mòn lũy kế 221 222 100 223 224 110 225 120 226 121 227 III.Các khoản phải cơ thubản ngắn hạn 4. Chi phí xây dựng dở dang 1.Phải khách III.Bấtthu động sảnhàng đầu tư 2. Trả trước cho người bán 1.Nguyên giá 3. Phảitrịthu bộ lũy ngắnkế(*) hạn 2.Giá haonội mòn 4.Phải theo đầu tiến độ KHchính HĐXD IV.Cácthu khoản tư tài dài 5.Các khoản phải thu khác hạn 6.Các 1. Đầukhoản tư vàophải côngthu ty ngắn con hạn khó dòi 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên 130 230 131 240 132 221 133 222 134 250 135 doanh IV.Hàng tồn kho 3.Đầu tư dài hạn khác 1.Hàng tồn kho 2.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính 2.Dự phòng dài hạn(*) giảm giá hàng tồn kho(*) V.Tài hạnkhác khác V. Tàisản sảnngắn dài hạn 1.Chi hạn 1. Chiphí phítrả trảtrước trướcngắn dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoản lại 1.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 3. Tài sản dài hạn khác 2.Thuế cácSẢN khoản phải thu nhà TỔNG và TÀI nước = 100+200) (270 3.Tài sản ngắn NGUỒN VỐNhạn khác 228 129 229 107.304 158 B-TÀI HẠN ANỢ SẢN PHỈADÀI TRẢ (300=310+320) (200 = 210+220+230+240) 300 200 141.187 36.243 289.597 107.304 I.Nợ hạnphải thu dài hạn khác I. Cácngắn khoản 310 210 60.237 - 244.957 - 103 207.046 - 76.627 147.399 (27.359) (41.404) 1.272 722 723 - - - 316 - - 157.057 7.Phải trả nội bộ 8. Phải trả theo tiền độ HĐXD 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn khác 317 318 - - - 319 163 83.700 - 320 - - II.Nợ dài hạn 320 80.950 64.640 117.000 117.000 1. Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ 3. Phải trả dài hạn khác 321 322 323 - - 4. Vay và nợ dài hạn 324 80.950 64.640 117.800 117.000 5. Thuế TNDN hoãn lại phải trả 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7. Dự phòng phải trả dài hạn B- VỐN CHỦ SỞ HỮU (400= 410+430) 325 326 327 - - 400 29.428 28.308 20.000 28.168 I.Vốn chủ sở hữu 410 29.428 28.308 20.000 28.168 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.Thặng dư vốn cổ phần 3.Vốn khác của chủ sở hữu 4.Cổ phiếu quỹ(*) 5.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 411 421 413 414 415 20.000 - 20.000 - 20.000 - 20.000 8.168 6.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 9.428 8.308 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430 = 300+400) 430 - - 440 170.615 319.905 344.046 378.963 1.Vay ngắn hạn 311 58.840 139.988 2.Phải trả người bán 312 1.133 - 3.Người mua trả tiền trước 313 - - 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 101 5.Phải trả người lao động 315 6.Các khoản phải trả phải nộp khác 104 (2,37) 127.079 - PHỤ LỤC 02 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2010, 2011,2012 VÀ QUÝ I, II NĂM 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý I,II Năm 2013 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 118.940 63.380,88 54.794,04 16.716,94 0 0 0 0 118.940 63.380,88 54.794,04 16.716,94 90.876,66 51.604.31 29.712,08 5.858,74 28.063,34 11.776.57 25.081,96 10.857,78 58,1 41.38 3,75 6,05 7. Chi phí tài chính 6.381,92 801.55 3.246,5 1.245,96 Trong đó: chi phí lãi vay 6.381,92 801.55 3.246,5 1.245,96 - - - - 1.437,36 2.067,88 2.376,85 1.307,49 20.302,16 1,9 8.948,52 0,63 20.894,76 8.310,38 103,55 0 42,63 (40.73) 438,81 (438.18) 944,45 142,07 (840,9) (142,07) 20.261,43 8.510,53 18.621,46 8.168,31 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 5065.36 1489.31 4.655,37 2.042,08 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - - - 15.196,07 7.021,09 13.966,09 6.126,23 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 105 [...]... Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Xây dựng và Thương mại Vạn Phát được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Khảo sát đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Xây dựng và Thương mại Vạn Phát giai đoạn 2010- 2012, 6 tháng đầu năm 2013 đồng thời phân tích kết. .. của công ty Bên cạnh đó, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là căn cứ cơ bản cho việc dự báo dự toán của doanh nghiệp để nhà quản trị đưa ra những quyết định chiếc lược có hiệu quả hơn Qua ba tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Vạn Phát cùng với những kiến thức đã học tại trường em đã nhận thấy tầm quan trọng của việc xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho... phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua đó nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến kết 1 quả hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong tương lai 1.2.2 Mục tiêu riêng - Phản ánh công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh thông qua việc tập hợp doanh thu và chi phí phát sinh từ các loại hình kinh doanh của công ty - Phân tích các chỉ... và khó khăn và đưa ra giải pháp Đề tài phân tích tương đối tốt 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh a) Khái niệm - Kết quả hoạt động kinh doanh: là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí Kết quả hoạt động kinh doanh là mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào... hoạt động kinh tế đã thực hiện Nếu doanh thu, thu nhập của các hoạt động lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lời(lợi nhuận), ngược lại doanh thu, thu nhập nhỏ hơn chi phí các hoạt động thì doanh nghiệp bị lỗ  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 911 Xác định kết quả hoạt động kinh doanh được dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. .. DN tự xác định 911 Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp Hình 2.13: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành g) Kế toán xác định kết quả kinh doanh  Khái niệm Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định và được xác định bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu, thu nhập và một... có biện pháp quản lý hiệu quả hơn c) Ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh - Phân tích kết quả HĐKD là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định chiến lược của mình giúp DN phát triển và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng cũng như phát hiện và ngăn chặn những rủi ro của doanh nghiệp... vào quy mô và chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính - Kết quả hoạt động khác: là chênh lệch giữa các khoản TN khác, CP khác b) Ý... tập tại công ty 12/08/2013 đến 18/11/2013 - Số liệu được lấy từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Hồng Sương (2013) Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần thơ, lớp Kế toán lien thông 1 khóa 37, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ + Nội dung chính Đề tài phân tích và đánh giá kết quả hoạt động. .. hoãn lại 3334 421 Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi sau thuế TNDN Hình 2.14 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.2 Phân tích kết quả kinh doanh 2.1.2.1 Khái niệm vai trò và ý nghĩa của phân tích kết quả HĐKD a) Khái niệm - Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó 18 - Phân tích HĐKD là quá trình

Ngày đăng: 09/10/2015, 13:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN