1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

ẢNH HƯỞNG của n và k đối với NĂNG SUẤT và CHẤT LƯỢNG mía TRÊN đất xám ĐỒNG NAI

4 366 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 196,35 KB

Nội dung

ẢNH HƯỞNG CỦA N VÀ K ĐỐI VỚI NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MÍA TRÊN ĐẤT XÁM ĐỒNG NAI ThS. Nguyễn Thị Rạng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía đã được tiến hành nhưng chưa đồng bộ, một số cơ sở vẫn còn tình trạng sản xuất theo tập quán cũ nên năng suất và hiệu quả của người trồng mía chưa cao. Vì vậy, cùng với việc thường xuyên nghiên cứu đổi mới, xây dựng cơ cấu giống mía, cần phải nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương như chế độ phân bón hợp lý đảm bảo cho cây mía đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, ổn định sản xuất lâu bền, nâng cao hiệu quả kinh tế của người trồng mía. Trên cơ sở đó, từng bước ổn định và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến đường, góp phần đổi mới và nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi bố trí thí nghiệm với 2 yếu tố N và K. Trong đó, N là yếu tố chính với 4 mức N kết hợp với 3 mức K2O như sau: Các mức bón của yếu tố chính Các mức bón của yếu tố phụ N1 = 140 kg N K1 = 180 kg K2O N2 = 180 kg N K2 = 220 kg K2O N3 = 220 kg N K3 = 260 kg K2O N4 = 260 kg N Các nghiệm thức được bố trí theo kiểu lô phụ (split-plot design), 4 lần lặp lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 50 m2. Nền phân bón gồm 15 tấn bùn lọc nhà máy đường + 90 P2O5. Số liệu thu được từ các thí nghiệm xử lý trên các chương trình Excel, MSTATC,... Thí nghiệm tiến hành từ tháng 5/2000 đến tháng 3/2001.Tại Xã Trung Hòa, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Ảnh hưởng của N và K đến năng suất của mía Bảng 1. Ảnh hưởng của N và K đến năng suất thực thu của mía (tấn/ha) Lượng phân bón 140 N 180 K2O 47,91 b 220 K2O 48,51 b 260 K2O 48,92 b Trung bình theo N 48,45 C 180 N 54,64 ab 55,73 ab 55,86 ab 55,42 B 220 N 62,17 a 63,48 a 63,61 a 63,09 A 260 N 58,60 a 59,30 a 59,53 a 59,14 AB Trung bình theo K 55,83 A Ghi chú: CV (%) = 8,32 56,76 A 56,98 A - 178 Năng suất mía ở cả 3 mức K kết hợp với 4 mức N đạt cao nhất ở mức bón kết hợp với 220 N, tăng lượng bón lên 260 N năng suất mía giảm. Năng suất mía ở 4 mức N trung bình tăng từ mức bón 140 N đến 220 N, ở mức bón 260 N năng suất mía giảm 6,26 % so với 220 N. Giữa năng suất mía và 4 mức N trung bình có tương quan chặt theo hàm bậc 2, hệ số tương quan là: y = - 0,0017x2 + 0,7811x – 28,12, với hệ số tương quan R2 = 0,9263. 2. Ảnh hưởng của N và K đến chất lượng mía lúc thu hoạch Bảng 2. Ảnh hưởng của N và K đến độ Brix của nước mía (%) Lượng phân bón 180 K2O 220 K2O 260 K2O Trung bình theo N 140 N 18,90 abc 19,68 ab 20,13 a 19,57 A 180 N 18,52 bc 20,01 ab 19,79 a 19,44 AB 220 N 18,45 bc 19,68 ab 19,85 a 19,33 AB 260 N 17,96 c 19,10 abc 19,54 ab 18,87 B Trung bình theo K 18,46 B 19,62 A 19,83 A Ghi chú: CV (%) = 3,33 Độ Brix của nước mía ở 3 mức K trung bình theo lượng K2O bón từ 180 đến 260 K2O, sự chênh lệch độ Brix của nước mía ở 2 mức bón 220 K2O và 260 K2O không đáng kể. Trái với K, độ Brix của mía ở 4 mức N trung bình giảm theo chiều tăng của lượng N bón, sự giảm Brix thể hiện rõ nhất khi tăng mức bón lên 206 N. Bảng 3. Ảnh hưởng của N và K đến CCS của nước mía (%) Lượng phân bón 180 K2O 220 K2O 260 K2O 140 N 11,59 d 12,79 a 12,79 a 12,39 A 180 N 11,45 d 12,75 ab 12,75 b 12,32 A 220 N 11,22 de 12,74 ab 12,73 ab 12,23 A 260 N 10,78 e 12,23 bc 12,23 c 11,74 B Trung bình theo K 11,26 B 12,63 A 12,63 A Trung bình theo N Ghi chú: CV (%) = 2,23 Ở mức bón 180 K2O và 220 K2O kết hợp với các mức 140 N1, 180 N2, 220 N3 sự sai khác về CCS không đáng kể, khi tăng mức bón lên 260 N CCS nước mía giảm đáng kể. 179 Kết quả so sánh CCS ở 4 mức N trung bình cho thấy sự khác biệt ở các mức 140 N, 180 N, 220 N không có ý nghĩa. Khi tăng lượng bón lên 260 N tỉ lệ CCS giảm có ý nghĩa so với mức bón 220 N. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của N và K đến chất lượng của mía cho thấy cả 2 yếu tố N và K đều có ảnh hưởng đến chất lượng nước mía. Bón K có tác dụng làm tăng chất lượng mía. Ngược lại, việc tăng lượng N bón làm giảm hàm lượng đường trong nước mía, sự giảm xảy ra mạnh khi tăng mức bón lên 260 N. 3. Ảnh hưởng của N và K đến năng suất đường Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của việc trồng mía là năng suất đường. Bảng 4. Ảnh hưởng của N và K đến năng suất đường lý thuyết (tấn/ha) Lượng phân bón 180 K2O 220 K2O 260 K2O 140 N 5,54 d 6,20 cd 6,26 cd 6,00 C 180 N 6,26 cd 7,10 bca 7,12 bc 6,83 B 220 N 6,97 bc 8,09 a 8,09 a 7,72 A 260 N 6,31 cd 7,25 ab 7,27 ab 6,94B Trung bình theo K 6,27 B 7,16 A 7,18 A Trung bình theo N Ghi chú: CV (%) = 7,08 Năng suất đường thấp nhất ở mức bón 140 N + 180 K2O, cao nhất là mức bón kết hợp 220 N + 260 K2O. Ơ cả 3 mức K, năng suất đường đều tăng theo sự tăng các lượng N bón từ 140 N đến 220 N. Năng suất đường ở 4 mức N trung bình tăng từ 140 N đến 220 N, mức 260 N năng suất đường giảm đáng tin cậy so với mức bón 220 N. Ở 3 mức K trung bình năng suất đường tăng từ mức 180 K2O lên 220 K2O, khi tăng mức K bón lên 260 K2O năng suất đường tăng không đáng kể. Giữa năng suất đường lý thuyết và 4 mức N trung bình có tương quan chặt theo hàm bậc 2 và các hệ số tương quan như sau: y = - 0,0003x2 + 0,1099x – 4,5419, với hệ số tương quan R2 = 0,90. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của N và K đến năng suất đường lý thuyết cho thấy: K là yếu tố ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất mía, nhưng có tác dụng làm tăng chất lượng mía nên có ảnh hưởng đến năng suất đường lý thuyết. Đạm là yếu tố có ảnh hưởng rõ ràng đến năng suất mía và năng suất đường lý thuyết. Để thấy được ảnh hưởng của cả 2 yếu tố N và K đến năng suất mía, năng suất đường lý thuyết, chúng tôi đã xác định phương trình hồi quy như sau: Tương tác giữa năng suất mía với N và K: Y = 0,7812N + 0,11075K – 0,0017N2 – 0,00022K2 – 6,2E - 07NK – 41,66 Tương tác giữa năng suất đường lý thuyết với N và K: Y = 0,1025N + 0,12425K - 0,00025N2 - 0,00027K2 + 3,06E - 05NK - 18,4519 180 Mặc dù bón N làm giảm chất lượng mía, song việc bón một lượng N thích hợp để tăng năng suất mía, năng suất đường là rất cần thiết. Vấn đề cơ bản là xác định được lượng phân bón, ở đó mức tăng năng suất mía bắt đầu không bù đắp được mức giảm chữ đường. Từ các hàm bậc 2 trên chúng tôi xác định lượng phân bón tối đa về mặt kỹ thuật (tức là mức bón, ở đó việc bón thêm phân làm giảm năng suất mía và năng suất đường lý thuyết). - Lượng phân bón tối đa về mặt kỹ thuật đối với năng suất mía giới thiệu cho đấtt xám Đồng Nai N = 229,76 kg/ha; K2O = 251,49 kg/ha. - Lượng phân bón tối đa về mặt kỹ thuật đối với năng suất đường lý thuyết giới thiệu cho đất xám Đồng Nai N = 219,85 kg/ha; K2O = 242,64 kg/ha. KẾT LUẬN Trên đất xám Đồng Nai, đạm là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mía, năng suất đường. Kali là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng mía. Trên đất xám Đồng Nai, trên nền phân bón 15 tấn bã bùn, 90 P2O5, lượng phân bón tối đa về kỹ thuật đối với năng suất mía là 230 N + 250 K2O. Lượng phân bón tối đa về kỹ thuật đối với năng suất đường là 220 N + 240 K2O. RESEARCH INTO THE AFECTION OF NITRIGEN AND POTASSIUM ON CANE YIELD AND QUALITY ON GREY SOIL IN DONG NAI PROVINCE (Summary) MSc. Nguyen Thi Rang Sugar and Sugarcane Research and Development Center The subject “research into the affection of nitrogen and potassium on cane yield and quality on grey soil in Dong Nai province” was carried out at Trung Hoa village, Thong Nhat district-Dong Nai province from May 2000 to April 2001. The experiments were designed by split plot design with 4 repeats and fertilized with the base per hectare of 15 tons of organic and 90 kgs of P2O5. The experiment results showed that nitrogen was the crucial factor which influenced to growth progress, yield and quality and sugar yield. Potassium was the factor which decided on cane quality. In the experiment condition, 220 N and 220 K2O of fertilizer level both increased sugarcane farmers’ profit and ensured material cane for sugar factories. 181 ... LU N Tr n đất xám Đồng Nai, đạm yếu tố ảnh hưởng đ n suất, chất lượng mía, suất đường Kali yếu tố ảnh hưởng định đ n chất lượng mía Tr n đất xám Đồng Nai, ph n b n 15 bã b n, 90 P2O5, lượng ph n. .. giảm có ý nghĩa so với mức b n 220 N K t nghi n cứu ảnh hưởng N K đ n chất lượng mía cho thấy yếu tố N K có ảnh hưởng đ n chất lượng n ớc mía B n K có tác dụng làm tăng chất lượng mía Ngược lại,... 4,5419, với hệ số tương quan R2 = 0,90 K t nghi n cứu ảnh hưởng N K đ n suất đường lý thuyết cho thấy: K yếu tố ảnh hưởng không đáng k đ n suất mía, có tác dụng làm tăng chất lượng mía n n có ảnh hưởng

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w