NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG KHOAI LANG CHẤT LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT CAO CHO CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

13 637 1
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG KHOAI LANG CHẤT LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT CAO CHO CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu đánh giá tập đoàn các dòng giống khoai lang thu thập, các dòng lai triển vọng đã được chọn lọc ổn định từ trước, chọn ra giống triển vọng về năng suất và chất lượng đáp ứng mục tiêu đề ra; Nghiên cứu so sánh chọn ra dòng giống triển vọng nhất; Nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất đối với các giống triển vọng. Qua đó nghiên cứu đặc điểm sinh lý và đặc điểm nông sinh học của các giống, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, đánh giá mẫu mã củ và phẩm chất cảm quan (ăn nếm) và khả năng chống chịu sâu bệnh

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG KHOAI LANG CHẤT LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT CAO CHO CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ Phạm Hùng Cương (1), Nguyễn Tất Hóa (2) và Cs I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ở những vùng sản xuất lúa khó khăn, vùng đất bạc màu, đất cát ven biển...như vùng Bắc Trung bộ khoai lang đã chiếm vị trí ngang hoặc cao hơn sản xuất lúa, đặc biệt khoai lang là cây trồng có hiệu quả nhất khi mùa màng bị rủi ro do thiên tai, bão lụt góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Riêng vùng Bắc Trung Bộ khoai lang là cây trồng chính trên đất cát ven biển và là cây trồng không thể thiếu trong cơ cấu cây trồng của vùng đất bãi, đất phù sa bồi đắp, ở những vùng ven biển khoai lang còn là cây có tác dụng khai hoang và làm thức ăn gia súc quan trọng. Trước đây có những năm diện tích khoai lang cả nước đã đạt tới 450 nghìn ha. Cho đến nay khoai lang đã được trồng ở 7 vùng kinh tế sinh thái của nước ta với diện tích khoảng 150 nghìn ha. Năng suất khoai lang bình quân cả nước là 82,5 tạ /ha (năm 2009) trong khi năng suất bình quân chung của thế giới là 152,3 tạ/ha. Như vậy năng suất khoai lang của nước ta nhìn chung còn thấp hơn nhiều so với thế giới. Theo số liệu thống kê 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, vùng Bắc Trung Bộ có tổng diện tích khoai lang là 36,8 nghìn ha chiếm 26% của cả nước, năng suất chỉ đạt khoảng 60 tạ/ha, thấp sau vùng Nam Trung bộ. Giống khoai lang hiện nay phổ biến ở Bắc Trung bộ là: Chiêm dâu, Hoàng long, Khoai bông, Sộp.. năng suất thấp khoảng 50- 60 tạ/ ha, nhiều giống khác có diện tích nhỏ, chủ yếu để giải quyết thức ăn chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp. Năng suất khoai lang thấp ở vùng BTB có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do chưa có giống tốt phù hợp cho từng vùng sinh thái và cơ cấu mùa vụ của từng địa phương, các biện pháp thâm canh chưa được chú trọng đúng mức. Do việc nhân giống khoai dễ dàng, nông dân thiếu nhận thức về chất lượng dây giống, các giống khoai bị thoái hóa nhanh, nhiễm vi rút nhiều cũng là nguyên nhân chính giảm năng suất khoai lang ở Bắc Trung bộ. Cùng với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để đẩy mạnh thâm canh khoai lang, việc chọn tạo ra các giống khoai mới phù hợp với điều kiện đất đai và tự nhiên của các tỉnh vùng BTB là khâu đột phá để tăng năng suất bình quân toàn vùng, tăng thu nhập cho nông dân sản xuất khoai lang. Ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa rất lớn về an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, an ninh chính trị xã hội sâu sắc. Từ những vấn đề cấp bách trên của cây khoai lang được coi là quan trọng, là đặc thù của vùng Bắc Trung bộ, việc Nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang chất lượng, năng suất cao cho các tỉnh Bắc Trung bộ là rất cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Về tổng thể: Chọn tạo các giống khoai lang có năng suất và chất lượng cao phục vụ sản xuất tại các tỉnh Bắc Trung bộ, góp phần tăng cao thu nhập của nông dân và phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường. (1) Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2) Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 1 Cụ thể là Chọn tạo giống khoai lang theo hướng cho chất lượng củ cao có năng suất trên 18 tấn/ha, giống khoai lang theo hướng năng suất cho năng suất trên 22 tấn/ha, hàm lượng chất khô lớn hơn hoặc bằng 30% và phù hợp điều kiện vùng Bắc Trung bộ. II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu Một số dòng giống khoai lang triển vọng được thu thập từ trong nước, từ các tác giả, cơ quan nghiên cứu, các giống khoai lang đang phổ biến trong sản xuất làm đối chứng và các giống nhập nội. Địa điểm nghiên cứu: Các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, chọn một số điểm đại diện. Thời gian nghiên cứu từ 2012 – 2013. 2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá tập đoàn các dòng giống khoai lang thu thập, các dòng lai triển vọng đã được chọn lọc ổn định từ trước, chọn ra giống triển vọng về năng suất và chất lượng đáp ứng mục tiêu đề ra; Nghiên cứu so sánh chọn ra dòng giống triển vọng nhất; Nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất đối với các giống triển vọng. Qua đó nghiên cứu đặc điểm sinh lý và đặc điểm nông sinh học của các giống, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, đánh giá mẫu mã củ và phẩm chất cảm quan (ăn nếm) và khả năng chống chịu sâu bệnh. 3. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp bố trí thí nghiệm: Áp dụng phương pháp thí nghiệm đồng ruộng do Phạm Chí Thành biên soạn để bố trí các thí nghiệm so sánh giống, mật độ và phân bón. + Phương pháp theo dõi thí nghiệm - Các chỉ tiêu theo dõi áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai lang (QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT) ban hành kèm theo thông tư Số: 48/2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT. - Chọn mẫu đo đếm theo các phương pháp lấy mẫu thông dụng với 3 - 4 lần nhắc, số liệu tinh của từng chỉ tiêu được tổng hợp từ các số liệu thô của các lần đo đếm trên đồng ruộng. - Xác định hàm lượng chất khô theo phương pháp nhiệt sấy 65 800C/72 giờ đến khi khối lượng không đổi (Annual Report CIP,1990). - Hàm lượng tinh bột được xác định bằng phương pháp Bectrand. - Phẩm chất cảm quan được đánh giá các chỉ tiêu (với khoai): độ bở, ngọt, xơ, thơm, vị, màu sắc vỏ và ruột củ..... + Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý thống kê sinh học sử dụng các chương trình mẫu thống kê thông dụng như STATICA, IRRISTART, Excel,... III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả so sánh tuyển chọn các giống khoai lang triển vọng tại Bắc Trung bộ. Từ vụ Xuân 2012 sau khi thu thập và đánh giá tập đoàn gồm 100 dòng giống khoai lang, đã chọn được 24 dòng giống khoai lang có các đặc điểm về hình thái, 2 nông học và năng suất nổi trội. Vụ Thu Đông 2012 tiến hành các thí nghiệm so sánh 24 dòng, giống khoai lang. 3.1.1. Một số đặc điểm nông học của các giống khoai lang thí nghiệm. Đặc điểm hình thái của giống rất quan trọng, dựa vào những chỉ tiêu này để có thể nhận biết các giống khoai lang, cũng như đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của giống có phù hợp với định hướng nghiên cứu hay không. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các giống khoai lang thí nghiệm thu được kết quả ở Bảng 1. Qua bảng 1 cho thấy màu sắc thân, lá của các giống tham gia thí nghiệm biến đổi từ xanh nhạt, xanh, xanh tím, tím xanh và tím. Hình dạng lá tập trung 3 loại, chủ yếu là hình tim, tiếp đến là hình tam giác và sau cùng là dạng thùy. Màu sắc vỏ và ruột củ biến động rất đa dạng, màu vỏ biến động xung quanh các màu chính: trắng – vàng – hồng - đỏ - tím. Màu ruột củ có đến 12 loại khác nhau biến động xung quanh các màu trắng – vàng - tím. 3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống khoai lang Qua theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm thu được kết quả ở Bảng 2. Thời gian từ trồng đến bén rễ hồi xanh: Các giống khoai lang thí nghiệm bén rễ hồi xanh khoảng 5 – 8 ngày sau trồng, giống bén rễ sớm nhất là HL20-29 và HL15 (5 ngày sau trồng). Thời gian từ trồng đến phân cành cấp 1: các giống khoai lang trong thí nghiệm phân cành cấp 1 sau trồng khoảng 14 – 22 ngày. Giống khoai lang TQ7 phân cành cấp 1 sớm nhất (14 ngày sau trồng); còn giống khoai lang K2010OP-3 phân cành cấp 1 muộn nhất (22 ngày sau trồng). Thời gian từ trồng đến phủ kín luống: Đây là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất. Giống phủ kín luống muộn nhất là giống KTY1 (50 ngày sau trồng), còn phủ kín luống sớm nhất là giống HL20-29 (40 ngày sau trồng). Các giống còn lại trong thí nghiệm sau trồng 42 – 56 ngày là phủ kín luống. Thời gian từ trồng đến thu hoạch: Đây là thời gian khoai lang ngưng tích luỹ chất khô về củ, lá ngả màu vàng và lá ở cội rụng nhiều (còn gọi là thời kỳ xuống mã). Thời gian xuống mã của các giống dao động từ 110 – 130 ngày. 3.1.3. Các chỉ tiêu phát triển thân lá Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển thân lá qua các thời kỳ cho thấy: Trong vụ Đông 2012 thời tiết thuận lợi, đất ẩm nên các giống khoai lang trong thí nghiệm sinh trưởng thân lá mạnh đến trung bình (điểm 1-3), không có giống nào sinh trưởng thân lá kém (điểm 5). 3.1.4. Sâu bệnh hại khoai lang Quan sát trên đồng ruộng về tình hình sâu bệnh trên các giống khoai lang tham gia thí nghiệm. Bảng 4 thể hiện tính chống chịu sâu bệnh của các giống. Mỗi loại sâu bệnh khác nhau thì sự phản ứng giữa các giống là không giống nhau. Sâu đục dây và sâu bọ hà: Các giống KTY3, HL20-29, KTB1, HL15 và Chiêm dâu trong thí nghiệm bị hại bởi sâu này, nhưng tỷ lệ bị hại chưa ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng cuối cùng. Các giống còn lại trong thí nghiệm hầu như không bị hại. Bệnh xoắn lá và bệnh thối đen: Chỉ có giống KTY2, TQ16 và K2010 OP-3 bị hại bởi bệnh xoăn lá. Các giống còn lại trong thí nghiệm hầu như không bị hại. 3 3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai lang trong vụ đông 2012 la tương đương hoặc cao hơn giống đối chứng (Chiêm dâu). Đặc biệt có giống KTB4 (24,87 tấn/ha), KTB3 (22,31 tấn/ha), HL20-29, K2010 OP-3, HL15, IV-16, có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao hơn hẳn đối chứng một cách chắc chắn (bảng 5). Đã chọn ra được một số giống triển vọng và đưa đi khảo nghiệm tại các các vùng sinh thái: Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. 3.2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản các giống khoai lang triển vọng tại các địa phương vùng Bắc Trung bộ. Qua nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu về năng suất của các giống thí nghiệm cho thấy năng suất cũng như các chỉ tiêu khác là không đồng đều giữa các giống thể hiện ở bảng 6 và 7. Các yếu tố cấu thành năng suất (các bảng 5, 6 và 7): Nhìn chung các thí nghiệm thì các giống KTB4, HL20-29, KTY4 và KTB3 đều có các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn các giống còn lại trong thí nghiệm. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu: Tổng hợp kết quả các thí nghiệm so sánh giống ở các điểm qua các vụ khác nhau thì giống KTB3 và KTB4 đều cho năng suất cao hơn các giống khác và cao hơn đối chứng một cách chắc chắn. Giống KTB3 có năng suất lý thuyết từ 20,02 – 26,57 tấn/ha, năng suất thực thu từ 18,21 – 20,44 tấn/ha. Giống khoai lang KTB4 năng suất lý thuyết từ 21,53 – 31,5 tấn/ha. Năng suất thực thu từ 18,7 – 23,7 tấn/ha. 3.3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất các giống khoai lang triển vọng Qua nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu về năng suất của các giống thí nghiệm tại 3 điểm khảo nghiệm cho thấy năng suất cũng như các yếu tố cấu thành năng suất có sự biến động khác nhau giữa các giống thể hiện ở bảng 8, 9 và 10. Kết quả khảo nghiệm tại ba điểm (bảng 8, 9 và 10) cho thấy các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống KTB3 và KTB4 đều cao hơn giống đối chứng và các giống khác trong cùng điều kiện canh tác. Ở cả 3 điểm khảo nghiệm, năng suất của 2 giống khoai lang KTB3 và KTB4 đều cao hơn đối chứng một cách chắc chắn, cụ thể là KTB4 cao nhất (18,5 – 21,47 tấn/ha), tiếp đến là giống khoai lang KTB3 (18,12 – 18,8 tấn/ha). Giống khoai lang đối chứng Chiêm dâu có năng suất từ 9,8 – 12,37 tấn/ha thấp hơn nhiều so với hai giống triển vọng KTB3 và KTB4. 3.4. Chất lượng ăn nếm củ khoai luộc Sau khi thu hoạch 7 ngày đem củ khoai lang luộc để thử chất lượng ăn nếm, thu được kết quả ở Bảng 11. Qua bảng 11 cho thấy chất lượng khẩu vị ăn nếm của các giống khoai lang khác nhau thì không giống nhau. Độ bở: trong 6 giống thí nghiệm thì KTB3 và C.dâu bở (điểm 3), Các giống KTY1, KTY3, KTB4 nhão (điểm 7). Giống KTB4 không bở (điểm 5). Độ ngọt: Các giống KTB3 và KTB4 có độ ngọt cao hơn các giống còn lại, 3 giống khoai lang KTY1, KTY3, KTY4 không ngọt (điểm 5). 4 Kết cấu thịt củ khoai luộc: Giống khoai lang KTY4, KTB3, KTB4 và C.dâu củ khoai nứt nhẹ sau khi luộc (điểm 5); các giống còn lại sau khi luộc củ không nứt (điểm 7). Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng cảm quan bằng ăn thử cho thấy: Giống khoai lang có chất lượng tốt nhất là KTB3 có độ bở và độ ngọt cao hơn các giống còn lại, tiếp đến là giống KTB4 và Chiêm dâu. 3.5. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lương của các giống khoai lang triển vọng Theo kết quả xác định hàm lượng chất khô theo phương pháp nhiệt sấy 65 0 80 C/72 giờ đến khi khối lượng không đổi (Annual Report CIP,1990) và hàm lượng tinh bột được xác định bằng phương pháp Bectrand củ phòng Thí Nghiệm Tổng Hợp – Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ. Kết quả như ở bảng 12 cho thấy. Hàm lượng chất khô củ các giống trong thí nghiệm từ 30,45 – 36,23%. Trong đó giống Chiêm dâu có hàm lượng chất khô cao nhất (36,23%), tiếp đến là giống KTB3 (35,68%), giống KTB4 hàm lượng chất khô thấp nhất 30,45%. Hàm lượng đường tổng số của các giống dao động từ 9,73 – 10,57% và giống khoai lang KTB3 có hàm lượng đường tổng số cao nhất 10,57%, tiếp đến là Chiêm dâu (10,13%), Các giống còn lại trong thí nghiệm có hàm lương đường tổng số từ 9,73 – 9,95%. Hàm lương tinh bột/% chất khô của giống KTY4 là thấp nhất (68,14%) tiếp đến là KTB4 (69,34%). Giống khoai lang KTB3 có hàm lương tinh bột/% chất khô cao nhất (77,32%). IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu đã chọn được hai giống khoai lang triển vong nhất là KTB3 và KTB4. Hai giống khoai lang này sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất cao KTB3 (18 – 20 tấn/ha) và KTB4 (22 – 24 tấn/ha). Giống KTB3 chất lượng tốt (chất khô 35,68%, tinh bột 77,32%, đường tổng số 10,57%); giống KTB4 (chất khô 30,45, tinh bột 69,34%, đường tổng số 9,73%). 4.2. Đề Nghị Tiếp tục khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của 2 giống KTB3 và KTB4. Nghiên cứu các thí nghiệm về mật độ, phân bón phù hợp để xây dựng quy trình sản xuất co hai giống khoai lang này và giới thiệu cho sản xuất. 5 PHỤ LỤC Bảng 1. Một số đặc điểm hình thái của các giống khoai lang thí nghiệm vụ Đông 2012 tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ C.tiêu Lá Củ Màu sắc TT Hình Màu sắc lá Màu sắc Màu sắc Màu sắc thân Giống dạng trưởng thành lá ngọn vỏ ruột Xanh tím Tim Xanh tím Xanh tím Tím Tím 1 KTY4 Xanh Tim Xanh Xanh Hồng nhạt Vàng đậm 2 KTY3 Xanh Tam giác Xanh Xanh Đỏ hồng Vàng 3 KTY1 Xanh Tim Xanh Xanh nhạt Hồng nhạt Trắng ngà 4 HL20-29 Tím xanh Tim Xanh tím Xanh Tím Hồng nhạt Trắng vàng 5 S.đăng Xanh Tim Xanh Xanh Ngà Trắng 6 KTB4 Tím xanh Tim Xanh Xanh Hồng tím Vàng 7 KTB1 Xanh Tam giác Xanh Xanh Vàng cà rốt Vàng cà rốt 8 KTY5 Xanh Tim Xanh Xanh Vàng ngà Vàng đậm 9 KTY2 Xanh Tim Xanh Xanh Hồng Trắng 10 HL15 Xanh Tim Xanh Xanh nhạt Trắng Trắng vàng 11 C.dâu 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 TQ3 TQ7 TQ15 TQ16 N5 K2010OP-3 K2010OP-6 IV-16 IV-19 IV-25 KTB3 IV-33 IV-34 Xanh nhạt Xanh Xanh Tím Tím Tím Xanh nhạt Xanh Tím Xanh nhạt Xanh nhạt Tím nhạt Xanh nhạt Dạng thùy Tam giác Tam giác Tim Dạng thùy Tim Dạng thùy Tam giác Dạng thùy Tam giác Tam giác Tam giác Tam giác Xanh Xanh tím Xanh nhạt Xanh tím Xanh tím Xanh tím Xanh tím Xanh tím Xanh tím Xanh tím Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh Tím xanh Xanh nhạt Tím xanh Tím xanh Tím xanh Tím xanh Tím xanh Tím xanh Tím xanh Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh nhạt Đỏ Tím Đỏ Đỏ Trắng Đỏ Đỏ Trắng Đỏ hồng Tím Trắng Tím Đỏ Trắng Tím Trắng Trắng vàng Trắng tím Trắng Vàng nhạt Trắng Trắng vàng Tím Trắng Tím Tím (Nguồn: Thí nghiệm so sánh nhỏ các giống khoai lang triển vọng năm 2012) 6 Bảng 2. Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 tại Nghệ An Chỉ tiêu Trồng đến bén Trồng đến phân Trồng đến phủ Trồng đến thu TT rễ hồi xanh cành cấp 1 kín luống hoạch (ngày) Giống (ngày) (ngày) (ngày) 1 KTY4 7 17 42 110 2 KTY3 6 16 43 110 3 KTY1 7 17 50 120 4 HL20-29 5 15 40 110 5 S.đăng 6 18 45 115 6 KTB4 6 16 44 115 7 KTB1 7 17 45 110 8 KTY5 6 16 47 114 9 KTY2 6 16 46 115 10 HL15 5 15 43 110 11 C.dâu 6 16 43 120 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 TQ3 TQ7 TQ15 TQ16 N5 K2010 OP-3 K2010 OP-6 IV-16 IV-19 IV-25 KTB3 IV-33 IV-34 9 7 8 8 7 7 6 6 8 6 6 7 7 18 14 21 21 20 22 18 18 21 17 15 21 18 51 48 51 48 56 48 51 46 56 48 46 48 46 126 130 128 128 130 130 128 126 130 130 126 130 130 (Nguồn: Thí nghiệm so sánh nhỏ các giống khoai lang triển vọng năm 2012 tại Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ) Bảng 3. Động thái phát triển thân lá của các giống thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 tại Nghệ An (Quan sát trên ô thí nghiệm và cho điểm từ 1 - 5, ô thí nghiệm nào phát triển thân lá tốt nhất cho điểm 1, kém nhất cho điểm 5) TT Giống 30 ngày sau trồng 60 ngày sau trồng 90 ngày sau trồng 1 KTY4 1 1-3 3 2 KTY3 1 3 1 3 KTY1 3 3 3 4 HL20-29 1 1 1 5 S.đăng 3 3 3 6 KTB4 1 1 3 7 KTB1 3 1 3 8 KTY5 3 3 3 7 TT 9 10 11 Giống KTY2 HL15 C.dâu 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 TQ3 TQ7 TQ15 TQ16 N5 K2010 OP-3 K2010 OP-6 IV-16 IV-19 IV-25 KTB3 IV-33 IV-34 30 ngày sau trồng 3 1 3 3 1 1 3 3 1 1 3 1-3 1 1-3 3 3 60 ngày sau trồng 1-3 1 1-3 3 1 3 3 3 1 1 1 3 1 1 3 3 90 ngày sau trồng 1 3 1-3 1 1 3 1 3 1 1 1 3 1 1 1 1 (Nguồn: Thí nghiệm so sánh nhỏ các giống khoai lang triển vọng năm 2012, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ) Bảng 4. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống tham gia thí nghiệm vụ Đông năm 2012 tại Nghệ An (Mỗi ô thí nghiệm lấy bất kỳ 5 cây để kiểm tra) Sâu đục Bệnh xoắn lá Bệnh thôi đen TT Tên giống Bọ hà (%) dây (%) (%) (%) 1 KTY4 0 0 0 0 2 KTY3 13,3 15,3 0 0 3 KTY1 0 0 0 0 4 HL20-29 13,3 13,3 0 0 5 S.đăng 0 13,3 0 0 6 KTB4 0 0 0 0 7 KTB1 13,3 13,3 0 0 8 KTY5 0 0 0 0 9 KTY2 0 0 13,3 0 10 HL15 13,3 15,3 0 0 11 C.dâu 13,3 13,3 0 0 12 TQ3 0 0 0 0 13 TQ7 0 0 0 0 14 TQ15 0 0 0 0 15 TQ16 0 0 20 0 16 N5 0 0 0 0 17 K2010 OP-3 0 0 40 0 18 K2010 OP-6 0 0 0 0 19 IV-16 0 0 0 0 8 TT 20 21 22 23 24 Tên giống IV-19 IV-25 KTB3 IV-33 IV-34 Sâu đục dây (%) 0 0 0 0 0 Bọ hà (%) 0 0 0 0 0 Bệnh xoắn lá (%) 0 0 0 0 0 Bệnh thôi đen (%) 0 0 0 0 0 (Nguồn: Thí nghiệm so sánh nhỏ các giống khoai lang triển vọng năm 2012) Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vụ Đông 2012 tại Nghệ An TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Chỉ tiêu Giống KTY4 KTY3 KTY1 HL20-29 S.đăng KTB4 KTB1 KTY5 KTY2 HL15 C.dâu (đ/c) TQ3 TQ7 TQ15 TQ16 N5 K2010 OP-3 K2010 OP-6 IV-16 IV-19 IV-25 KTB3 IV-33 IV-34 Tổng số củ/gốc (củ) Số củ TP/gốc (củ) 2,12 3,34 2,34 3,94 2,45 3,54 3,35 5,67 2,17 3,23 3,89 5,34 2,98 4,94 2,12 3,67 2,98 3,83 4,11 5,43 2,75 4,75 2,13 3,56 2,15 3,54 2,87 3,36 2,98 3,56 2,75 4,34 3,21 4,94 2,13 3,54 3,98 5,67 2,32 3,23 3,12 4,34 2,86 4,94 2,93 4,67 2,89 3,23 LSD0,05 Cv% 9 Khối lượng củ/gốc (g) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 410,5 389,3 449,8 594,8 428,1 662,9 474,5 426,9 386,0 481,9 409,8 433,6 378,6 455,2 406,9 389,3 517,4 479,3 505,2 411,4 433,6 579,0 404,5 428,1 17,24 16,35 18,89 24,98 17,98 27,84 19,93 17,93 16,21 20,24 17,21 18,21 15,90 19,12 17,09 16,35 21,73 20,13 21,22 17,28 18,21 24,32 16,99 17,98 15,24 15,11 16,86 22,24 15,23 24,87 17,23 15,99 14,26 18,21 15,09 15,98 13,94 17,32 15,93 14,98 19,34 17,83 19,03 15,99 15,93 22,31 14,83 15,74 2,83 10,8 Bảng 6. Năng suất các giống khoai lang thí nghiệm vụ Xuân Hè 2013 Viện BTB TT Giống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 KTY4 KTY3 KTY1 HL20-29 S.đăng KTB3 KTB4 KTB1 KTY5 KTY2 HL15 C.dâu ND15 LSD 0.05 CV% KL củ/gốc (g) 577,9 532,1 387,6 616,1 368,2 563,0 656,2 482,9 391,7 349,2 557,5 442,3 Nghi Xuân - Hà Tĩnh KL NSLT NSTT củ/gốc (tấn/ha) (tấn/ha) (g) 24,08 21,12 390 22,17 18,23 420 16,15 13,35 440 25,67 22,25 630 15,34 12,22 250 23,65 20,15 542 27,34 23,12 597 20,12 17,56 100 16,32 13,33 270 14,55 12,12 100 23,23 19,54 290 18,43 16,78 550 240 1,93 6,6 Tĩnh Gia - Thanh Hóa KL NSLT NSTT củ/gốc (tấn/ha) (tấn/ha) (g) 16,52 12,54 680 17,64 12,43 610 18,48 13,13 420 26,60 19,08 630 10,36 6,38 380 22,76 19,13 637 25,07 22,13 750 4,20 3,11 230 11,48 7,56 150 4,20 2,96 170 12,04 7,29 23,24 16,52 290 10,08 7,22 1,8 11,0 NSLT NSTT (tấn/ha) (tấn/ha) 28,56 25,62 17,64 26,46 15,96 26,75 31,5 9,66 6,3 7,14 21,37 19,30 13,27 19,73 11,97 20,44 23,70 7,17 4,80 5,40 12,18 9,20 2,25 9,7 (Nguồn: Thí nghiệm so sánh nhỏ các giống khoai lang triển vọng, vụ Xuân Hè 2013) Bảng 7. Năng suất các giống khoai lang thí nghiệm vụ Thu Đông 2013 Viện BTB T T Giống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 IV28 IV33 IV16 KTB3 KTB4 TQ3 TQ1 IV39 IV34 KTB2 KTB1 TQ7 K2010OP6 K2010OP3 CD (đ/c) IV 25 IV 36 KL củ/gốc (g) 534,0 478,1 536,9 560,0 489,0 355,0 408,8 416,0 478,1 491,9 478,8 376,0 Can Lộc - Hà Tĩnh Tĩnh Gia - Thanh Hóa KL KL NSLT NSTT NSLT NSTT NSLT NSTT củ/gốc củ/gốc (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (g) (g) 22,43 17,668 323,1 13,57 8,15 20,08 15,624 71,9 3,02 02,52 h 338,8 14,23 8,76 a 492,6 20,69 18,76 357,9 15,03 8,87 487,4 20,47 18,69 22,55 19,712 476,7 20,02 18,76 a 530,2 22,27 20,04 23,52 18,704 512,6 21,53 19,60 a a 20,54 16,744 524,0 22,01 19,04 497,6 20,90 13,15 14,91 10,136 286,7 12,04 10,64 c 420,7 17,67 10,85 d 243,3 10,22 08,96 334,0 14,03 6,83 178,1 7,48 04,76 f 237,4 9,97 6,50 430,2 18,07 11,00 17,17 12,936 220,0 9,24 07,28 e 100,0 4,20 2,50 e 17,47 14,616 206,7 8,68 07,00 293,6 12,33 7,91 cd 20,08 14,756 268,6 11,28 09,80 303,1 12,73 7,85 130,7 5,49 03,36 gh 170,7 7,17 4,54 b 20,66 16,940 335,2 14,08 12,32 437,4 18,37 14,55 20,11 14,868 180,0 7,56 04,48 fg 15,79 10,752 154,0 6,47 03,92 fg 10 Viện BTB T T Giống 18 IV 14 19 N5 20 TQ 15 LSD 0.05 CV% KL củ/gốc (g) 343,1 264,0 365,0 Can Lộc - Hà Tĩnh KL NSLT NSTT củ/gốc (tấn/ha) (tấn/ha) (g) 14,41 9,156 222,6 11,09 8,372 15,33 13,664 3,29 13,8 Tĩnh Gia - Thanh Hóa KL NSLT NSTT củ/gốc (tấn/ha) (tấn/ha) (g) 9,35 05,04 f 1,31 8,36 NSLT NSTT (tấn/ha) (tấn/ha) 3,58 18,1 (Nguồn: Thí nghiệm so sánh nhỏ các giống khoai lang triển vọng, vụ Thu Đông 2013) Bảng 8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thí nghiệm khảo nghiệm vụ Thu Đông tại Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ Số Số củ P P củ P 1 củ NSLT NSTT TT Giống củ/gốc TP/gốc củ/gốc TP/gốc (g) (tấn/ha) (tấn/ha) (củ) (củ) (g) (g) 1 KTY1 10,83 9,93 3,67 0,73 216,7 91,3 59,09 2 KTY3 11,90 10,87 4,87 0,60 238,0 61,3 48,90 3 KTY4 12,03 11,45 4,33 1,00 240,7 104,7 55,54 4 KTB3 20,17 18,16 5,00 1,87 403,3 228,7 80,67 5 KTB4 23,93 21,74 5,67 3,13 478,7 392,0 84,47 6 C.dâu 14,25 12,02 4,33 0,53 285,0 69,3 65,77 LSD 0.05 2,86 CV% 10,5 (Nguồn: thí nghiệm khảo nghiệm giống khoai lang, vụ Thu Đông 2013 tại Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ) Bảng 9: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thí nghiệm khảo nghiệm tại Vượng Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh: Số Số củ P P củ P 1 củ NSLT NSTT TT Giống củ/gốc TP/gốc củ/gốc TP/gốc (g) (tấn/ha) (tấn/ha) (củ) (củ) (g) (g) 1 KTY1 3,73 0,93 232,0 127,5 62,14 9,74 8,47 2 KTY3 4,80 0,67 249,0 86,7 53,36 10,46 9,00 3 KTY4 5,20 1,53 366,3 201,3 70,45 15,39 12,34 4 KTB3 5,33 2,47 476,7 317,3 91,67 20,02 18,12 5 KTB4 5,60 3,73 528,0 452,7 95,42 22,18 19,75 6 C,dâu 4,13 1,93 340,0 242,0 82,26 14,28 12,37 LSD 0,05 2,68 CV% 11,3 (Nguồn: thí nghiệm khảo nghiệm giống khoai lang, vụ Thu Đông 2013 tại Vượng Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh) 11 Bảng 10: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thí nghiệm khảo nghiệm tai Phú Lâm – Tĩnh Gia – Thanh Hóa Số Số củ P P củ % P củ NSLT NSTT TT Giống củ/gốc TP/gốc củ/gốc TP/gốc TP/gốc (tấn/ha) (tấn/ha) (củ) (củ) (g) (g) (%) 1 KTY4 4,7 3,5 510 460 89,9 21,39 18,9 2 KTY3 3,2 2,7 390 370 93,2 16,46 13,3 3 KTY1 2,9 2,4 360 330 92,5 14,95 11,2 4 KTB3 4,5 3,3 530 470 88,3 18,8 22,32 5 KTB4 3,7 2,9 520 480 93,2 18,5 21,76 6 CD(đ/c) 2,5 2,1 330 310 94,9 9,8 13,75 LSD 0.05 2,3 CV% 8,5 (Nguồn: thiw nghiệm khảo nghiệm giống khoai lang, vụ Thu Đông 2013 tại Phú Lâm – Tĩnh Gia – Thanh Hóa) TT 1 2 3 4 5 6 TT 1 2 3 4 5 6 Bảng 11. Chất lượng ăn nếm củ khoai luộc (Sau khi thu hoạch khoảng một tuần đem luộc củ và ăn nếm) Giống Độ bở Độ ngọt Kết cấu thịt củ KTY1 7 5 7 KTY3 7 5 7 KTY4 7 5 5 KTB3 3 3 5 KTB4 5 3 5 C.dâu 3 5 5 Bảng 12. Phân tích chất lượng một số giống khoai triển vọng Hàm lượng Hàm lượng chất Hàm lượng tinh Tên mẫu giống đường tổng số khô (%) bột (% chất khô) (% chất tươi) KTY1 31,73 9,85 73,81 KTY3 31,83 10,04 71,73 KTY4 31,55 9,95 68,14 KTB3 35,68 10,57 77,32 KTB4 30,45 9,73 69,34 Chiêm dâu (đ/c) 36,23 10,13 76,43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Cổng thông tin điện tử, http://www.agroviet.gov.vn/Pages/statistic_csdl.aspx?TabId=thongke 2. Phạm Hùng Cương, Mai Thạch Hoành (2012), Thực trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển sản xuất khoai lang bền vững ở vùng Bắc Trung bộ, Tạp chí Khoa học 12 và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, số 9(39)/2012, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 43-49. 3. Phạm Hùng Cương (2011). Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm phát triển sản xuất khoai lang cho vùng Bắc Trung bộ (2008-2010), Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Phê duyệt kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ kết thúc 2010 thuộc lĩnh vực trồng trọt-bảo vệ thực vật, Hội đồng nghiệm thu theo Quyết định số 629/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/3/2011. 4. Vũ Tuyên Hoàng và CS(1990), Kết quả chọn tạo giống khoai lang theo phương pháp mới để nâng cao hiệu quả chọn lọc các dòng có năng suất và chất lượng tốt. Thông tin KHKT 1998 - 1990, NXB Nông Nghiệp. 5. Mai Thạch Hoành, Nguyễn Thị Lan (2003), Kết quả nghiên cứu một số giống khoai lang trên vùng đất cát biển Thanh Hóa vụ Đông, vụ Xuân 2000 – 2001. Tuyển tập các công trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2003. 6. Ngô Xuân Mạnh (1996). Nghiên cứu các chỉ tiêu phẩm chất và một số biện pháp chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng khoai lang. Luận án PTS khoa học NN. Hà Nội. 7. Niên giám thống kê 2009. Nhà xuất bản thống kê 2009. 8. Truong Van Ho, Nguyen Ba Lieu, Nguyen Ngoc Hue (1996), Sweetpotato Genetic Resources in Vietnam. In: Proceedings of the Workshop on the Formation of a Network for the Conversation (sic) of Sweetpotato Biodiversity in Asia held in Bogor, Indonesia, 1-5 May 1996. International Plant Genetic Resources Institute (IPGRI). Rome, Italy.. 9. Hoa V.D, Loc D.T., Ho T.V., H. Kim (2000), Sweet potato in the Post-rice Areas of Vietnam, In: Sweet Potato in Tropical Asia. Philippine Council for Agriculture, Forestry, and Natural Resources Research and Development (PCARRD), Los Baños, Laguna, The Philippines. 13 [...]... Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ Phê duyệt kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ kết thúc 2010 thuộc lĩnh vực trồng trọt-bảo vệ thực vật, Hội đồng nghiệm thu theo Quyết định số 629/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/3/2011 4 Vũ Tuyên Hoàng và CS(1990), Kết quả chọn tạo giống khoai lang theo phương pháp mới để nâng cao hiệu quả chọn lọc các dòng có năng suất và chất lượng tốt Thông tin KHKT 1998... tiềm năng và giải pháp phát triển sản xuất khoai lang bền vững ở vùng Bắc Trung bộ, Tạp chí Khoa học 12 và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, số 9(39)/2012, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 43-49 3 Phạm Hùng Cương (2011) Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm phát triển sản xuất khoai lang cho vùng Bắc Trung bộ (2008-2010),... nghiệm giống khoai lang, vụ Thu Đông 2013 tại Phú Lâm – Tĩnh Gia – Thanh Hóa) TT 1 2 3 4 5 6 TT 1 2 3 4 5 6 Bảng 11 Chất lượng ăn nếm củ khoai luộc (Sau khi thu hoạch khoảng một tuần đem luộc củ và ăn nếm) Giống Độ bở Độ ngọt Kết cấu thịt củ KTY1 7 5 7 KTY3 7 5 7 KTY4 7 5 5 KTB3 3 3 5 KTB4 5 3 5 C.dâu 3 5 5 Bảng 12 Phân tích chất lượng một số giống khoai triển vọng Hàm lượng Hàm lượng chất Hàm lượng. .. Hoành, Nguyễn Thị Lan (2003), Kết quả nghiên cứu một số giống khoai lang trên vùng đất cát biển Thanh Hóa vụ Đông, vụ Xuân 2000 – 2001 Tuyển tập các công trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2003 6 Ngô Xuân Mạnh (1996) Nghiên cứu các chỉ tiêu phẩm chất và một số biện pháp chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng khoai lang Luận án PTS khoa học NN Hà Nội 7... C.dâu 14,25 12,02 4,33 0,53 285,0 69,3 65,77 LSD 0.05 2,86 CV% 10,5 (Nguồn: thí nghiệm khảo nghiệm giống khoai lang, vụ Thu Đông 2013 tại Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ) Bảng 9: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thí nghiệm khảo nghiệm tại Vượng Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh: Số Số củ P P củ P 1 củ NSLT NSTT TT Giống củ/gốc TP/gốc củ/gốc TP/gốc (g) (tấn/ha) (tấn/ha) (củ) (củ) (g) (g) 1 KTY1 3,73 0,93 232,0... 8,36 NSLT NSTT (tấn/ha) (tấn/ha) 3,58 18,1 (Nguồn: Thí nghiệm so sánh nhỏ các giống khoai lang triển vọng, vụ Thu Đông 2013) Bảng 8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thí nghiệm khảo nghiệm vụ Thu Đông tại Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ Số Số củ P P củ P 1 củ NSLT NSTT TT Giống củ/gốc TP/gốc củ/gốc TP/gốc (g) (tấn/ha) (tấn/ha) (củ) (củ) (g) (g) 1 KTY1 10,83 9,93 3,67 0,73 216,7 91,3 59,09 2 KTY3 11,90... 4,13 1,93 340,0 242,0 82,26 14,28 12,37 LSD 0,05 2,68 CV% 11,3 (Nguồn: thí nghiệm khảo nghiệm giống khoai lang, vụ Thu Đông 2013 tại Vượng Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh) 11 Bảng 10: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thí nghiệm khảo nghiệm tai Phú Lâm – Tĩnh Gia – Thanh Hóa Số Số củ P P củ % P củ NSLT NSTT TT Giống củ/gốc TP/gốc củ/gốc TP/gốc TP/gốc (tấn/ha) (tấn/ha) (củ) (củ) (g) (g) (%) 1 KTY4 4,7... lượng một số giống khoai triển vọng Hàm lượng Hàm lượng chất Hàm lượng tinh Tên mẫu giống đường tổng số khô (%) bột (% chất khô) (% chất tươi) KTY1 31,73 9,85 73,81 KTY3 31,83 10,04 71,73 KTY4 31,55 9,95 68,14 KTB3 35,68 10,57 77,32 KTB4 30,45 9,73 69,34 Chiêm dâu (đ/c) 36,23 10,13 76,43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Cổng thông tin điện tử, http://www.agroviet.gov.vn/Pages/statistic_csdl.aspx?TabId=thongke...Viện BTB T T Giống 18 IV 14 19 N5 20 TQ 15 LSD 0.05 CV% KL củ/gốc (g) 343,1 264,0 365,0 Can Lộc - Hà Tĩnh KL NSLT NSTT củ/gốc (tấn/ha) (tấn/ha) (g) 14,41 9,156 222,6 11,09 8,372 15,33 13,664 3,29 13,8 Tĩnh Gia - Thanh Hóa KL NSLT NSTT củ/gốc (tấn/ha) (tấn/ha) (g) 9,35 05,04 f 1,31 8,36 NSLT NSTT (tấn/ha) (tấn/ha) 3,58 18,1 (Nguồn: Thí nghiệm so sánh nhỏ các giống khoai lang triển vọng, vụ Thu ... thể Chọn tạo giống khoai lang theo hướng cho chất lượng củ cao có suất 18 tấn/ha, giống khoai lang theo hướng suất cho suất 22 tấn/ha, hàm lượng chất khô lớn 30% phù hợp điều kiện vùng Bắc Trung. .. nội Địa điểm nghiên cứu: Các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, chọn số điểm đại diện Thời gian nghiên cứu từ 2012 – 2013 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá tập đoàn dòng giống khoai lang thu thập,... (69,34%) Giống khoai lang KTB3 có hàm lương tinh bột/% chất khô cao (77,32%) IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận Kết nghiên cứu chọn hai giống khoai lang triển vong KTB3 KTB4 Hai giống khoai lang sinh

Ngày đăng: 09/10/2015, 08:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 1. Vật liệu nghiên cứu

  • 2. Nội dung nghiên cứu

  • III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

  • 3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

  • 3.2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản các giống khoai lang triển vọng tại các địa phương vùng Bắc Trung bộ.

  • 3.3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất các giống khoai lang triển vọng

  • 3.4. Chất lượng ăn nếm củ khoai luộc

  • Độ ngọt: Các giống KTB3 và KTB4 có độ ngọt cao hơn các giống còn lại, 3 giống khoai lang KTY1, KTY3, KTY4 không ngọt (điểm 5).

  • 3.5. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lương của các giống khoai lang triển vọng

    • IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

    • 4.1. Kết luận

    • 4.2. Đề Nghị

    • Bảng 11. Chất lượng ăn nếm củ khoai luộc

    • (Sau khi thu hoạch khoảng một tuần đem luộc củ và ăn nếm)

    • Bảng 12. Phân tích chất lượng một số giống khoai triển vọng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan