Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán đề cập tới việc một nhà đầu tư bắt chước hành động của những nhà đầu tư khác để ra quyết định mua bán chứng khoán. Hành vi bầy đàn là một hiện tượng phổ biến trong thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Hành vi bầy đàn không hợp lý trong một xu hướng thị trường nào đó kéo dài liên tục có thể làm giá chứng khoán đi xa giá trị cơ bản của chúng, gây nên sự bất ổn trong giá và làm mất sự ổn định của thị trường. Từ đó, chúng ta thấy được nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường. Trong quá trình học tập và nghiên cứu môn thị trường chứng khoán, có những khái niệm và hiện tượng mà nhóm chưa hiểu rõ, trong đó có đề tài về hành vi bầy đàn. Do đó, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài Hành vi bầy đàn để đi sâu nghiên cứu và có kiến thức rõ ràng hơn về vấn đề này. Vì muốn hiểu sâu sắc những kiến thức về thị trường chứng khoán nhằm phục vụ tốt nhất cho môn học này, nên trong bài tiểu luận, nhóm chúng tôi chủ yếu đi sâu phân tích Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán.
Trang 1HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I Đặt vấn đề 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
II Cơ sở lý thuyết 4
1 Khái niệm hành vi bầy đàn 4
2 Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán 5
3 Nguyên nhân dẫn đến hành vi bầy đần trên thị trường chứng khoán 7
4 Một vài nghiên cứu thực nghiệm về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam 11
4.1 Bài nghiên cứu “Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam và khuyến nghị chính sách” (Nguyễn Đức Hiển, Trần Thị Lan Hương – Báo Nghiên cứu Kinh tế số 426 tháng 11/2013) 11
4.2 Bài nghiên cứu “Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Nguyên nhân và một số giải pháp” (Thạc sĩ Trần Thị Hải Lý – Báo phát triển và hội nhập số 5 tháng 6/2010) 13
III Thực trạng , ảnh hưởng của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán 15
1 Ưu điểm và nhược điểm của hành vi bầy đàn 15
1.1 Ưu điểm 15
1.2 Nhược điểm 16
2 Thực trạng, ảnh hưởng của Hành vi bầy đàn trên Thị trường chứng khoán 17 2.1 Thực trạng, ảnh hưởng của Hành vi bầy đàn trên Thị trường chứng khoán thế giới 17
2.2 Thực trạng, ảnh hưởng của Hành vi bầy đàn trên Thị trường chứng khoán Việt Nam 19
Trang 2IV Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán 22
1 Tăng cường tính minh bạch của Thị trường Chứng Khoán Việt Nam 22
2 Tăng tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư cá nhân và khuyến khích phát triển các nhà đầu tư tổ chức 23
3 Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm trên Thị trường chứng khoán 23
V Kết luận 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 3HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I Đặt vấn đề
1 Lý do chọn đề tài
Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán đề cập tới việc một nhà đầu tư bắt chước hành động của những nhà đầu tư khác để ra quyết định mua bán chứng khoán Hành vi bầy đàn là một hiện tượng phổ biến trong thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng Hành vi bầy đàn không hợp lý trong một xu hướng thị trường nào
đó kéo dài liên tục có thể làm giá chứng khoán đi xa giá trị cơ bản của chúng, gây nên sự bất ổn trong giá và làm mất sự ổn định của thị trường Từ đó, chúng ta thấy được nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường
Trong quá trình học tập và nghiên cứu môn thị trường chứng khoán, có những khái niệm và hiện tượng mà nhóm chưa hiểu rõ, trong đó có đề tài về hành vi bầy đàn Do đó, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài Hành vi bầy đàn để đi sâu nghiên cứu và có kiến thức rõ ràng hơn về vấn đề này Vì muốn hiểu sâu sắc những kiến thức về thị trường chứng khoán nhằm phục vụ tốt nhất cho môn học này, nên trong bài tiểu luận, nhóm
chúng tôi chủ yếu đi sâu phân tích Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán
2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài tiểu luận nhằm đi sâu phân tích Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán để giúp các thành viên trong nhóm nắm vững kiến thức về chủ đề này, phục vụ cho quá trình học tập môn Thị trường chứng khoán Bài tiểu luận nhằm trả lời cho những câu hỏi như: Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán là gì? Nguyên nhân dẫn đến nó? Những
Trang 4nghiên cứu thực nghiệm về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam như thế nào và qua những nghiên cứu thực nghiệm đó chúng ta rút ra được bài học gì? Thực trạng của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán và những tác động của nó?
Mục đích cuối cùng của bài tiểu luận là đưa ra những giải pháp để hạn chế hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán dựa trên những kiến thức mà nhóm tích lũy được sau quá trình nghiên cứu Đồng thời, thông qua bài nghiên cứu này, các thành viên trong nhóm sẽ có cái nhìn rõ hơn về thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhằm góp phần hỗ trợ kiến thức cho những môn học khác liên quan đến thị trường tài chính
II Cơ sở lý thuyết
1 Khái niệm hành vi bầy đàn
“Bầy đàn” trong ngữ cảnh xã hội học, là một nhóm người chia sẻ một trạng thái, tính chất hoặc một sự mong muốn, và mỗi thành viên trong nhóm nhận thức được sự chia sẻ
Với con người, hành vi của bầy đàn không nhất thiết phản ánh hành vi của mỗi thành viên nếu họ đứng riêng Nói cách khác, khi một cá nhân tham gia bầy đàn, họ thường khoác lên mình cái tâm lý và hành vi của nhóm Các nhà xã hội học đưa ra 3 lý do để giải thích hiện tượng này:
Trang 51) Nhấn chìm nhân cách (personality submergence): một cách vô thức, cá nhân xem
sự tham gia bầy đàn nặc danh của mình là cơ hội để thể hiện quyền lực của nhóm
2) Truyền nhiễm (contagion): mỗi hành động hay tâm trạng nổi bật trong bầy đàn thường được lan truyền rất nhanh như dịch bệnh, và cá nhân trong đó xem sự bắt chước của mình là phù hợp với lợi ích của nhóm
3) Sự nhẹ dạ (suggestibility): HVBĐ có khả năng cuốn hút thành viên của nhóm, làm
họ mất tự chủ và sẳn sàng hành động theo nhóm
2 Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, hành vi bầy đàn là một biểu hiện nổi bật trong thị trường
Sự tham gia “chơi” chứng khoán theo kiểu “mốt” thời thượng
Một bộ phận lớn nhà đầu tư tham gia thị trường với năng lực và hiểu biết hạn chế về thị trường, bỏ qua các yếu tố cơ bản của CP để chạy theo triển vọng lợi nhuận trước mắt khi đầu tư vào TTCK Thành phần nhà đầu tư trên TTCK rất đa dạng, đến từ mọi tầng lớp trong xã hội Một số lượng lớn những nhà đầu tư gia nhập mới thị trường, tranh mua
cổ phiếu với kỳ vọng quá lớn đã đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh, bong bóng thị trường hình thành, cổ phiếu được định giá quá cao Những khoản lợi nhuận lớn đạt được trước đó của những nhà đầu tư hiện hữu trên TTCK Việt Nam đã lôi kéo ngày càng nhiều nhà đầu tư gia nhập mới, góp phần gia tăng bong bóng giá CP Những khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư trước đó đã đạt được có vai trò như một điểm tham chiếu cho những người gia nhập tiếp theo sau, và họ chạy theo một viễn cảnh rằng TTCK Việt Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng không có điểm dừng
Tâm lý “chuộng ngoại” trên thị trường
Trang 6Ví dụ khác về hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam đó là tâm lý “chuộng ngoại” trên thị trường, đặc biệt là những năm trước Với hiểu biết và năng lực hạn chế, trên thị trường nhiều thời điểm đã xảy ra hiện tượng các nhà đầu tư hành xử theo hướng những gì được kiến nghị, dự báo trong các báo cáo phân tích của các tổ chức tài chính trên thế giới
Ví dụ như vào ngày 29 tháng 8, 2007, ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải tại Việt Nam công bố nhận định về TTCK Việt Nam vào thời điểm đó rằng giá của các cổ phiếu tại thị trường Việt Nam đang ở mức thấp sau một đợt điều chỉnh Cùng lúc, ngân hàng Citigroup cũng đưa ra báo cáo phân tích qua đó nhận định rằng Việt Nam có đủ khả năng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang lan rộng lúc đó VN-Index lúc này đang ở mức 900 điểm, sau khi xuất hiện những bình luận lạc quan về thị trường của hai
tổ chức tài chính quốc tế uy tín, thì VN-Index lập tức tăng vọt, từ mức xấp xỉ 900 điểm vào cuối tháng 8, 2007 lên mức 1100 điểm vào giữa tháng 10, 2007 Một vài ví dụ khác
có thể liệt kê là cuối tháng 3-2010, ngân hàng HSBC đưa ra dự báo: NHNN sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 1% trong một vài tuần tới và tỷ lệ lạm phát sẽ lên đến 12% vào cuối quý II/2010 Lập tức, tâm lý bi quan xuất hiện và nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, VN- Index rớt từ 512 xuống còn 503 điểm
Các nhà đầu tư phản ứng một cách quá mức trên quy mô toàn thị trường
Hành vi bầy đàn trên thị trường còn biểu hiện qua nhiều thời điểm các nhà đầu tư phản ứng một cách quá mức trên quy mô toàn thị trường Trong nhiều giai đoạn, toàn bộ thị trường đều tăng (giảm) điểm với biên độ gần như kịch trần (sàn) đồng loạt Bắt đầu từ những cổ phiếu blue chip, tâm lý lạc quan (bi quan) bao trùm toàn thị trường Kết quả là
dù cổ phiếu ở tình hình cơ bản là tốt hay xấu đều đi theo xu hướng thị trường: tăng (giảm) kịch trần (sàn) Một số thời điểm xảy ra hiện tượng này như trong tháng 4, tháng 5/2009, một số ngày thị trường đồng loạt tăng trần (với số mã tăng trần đạt hơn 90%), nhưng sau đó đã nhanh chóng sụt giảm trở lại với các mức sụt giảm khác nhau giữa các
mã
Trang 7Tâm lý ưa hoảng hốt của giới đầu tư
Hành vi bầy đàn do "tai nạn ngoài ý muốn" hay gặp trên thị trường chứng khoán Ví
dụ là vụ “scandal” sữa nhiễm khuẩn trước kia của Tập đoàn sữa Fonterra (New Zealand),
và các nhà đầu tư phải đặt câu hỏi tại Việt Nam sẽ có công ty sản xuất sữa nào dính dáng tới sản phẩm sữa của New Zealand hay không
Trước mắt, dù các công ty tại Việt Nam không dính dáng đến Tập đoàn sữa Fonterra, nhưng chắc chắn rằng cổ phiếu của các công ty sản xuất sữa của Việt Nam, chẳng hạn như như Vinamilk (HOSE: VNM), sẽ sụt giá, mà sụt khá nặng, vì tâm lý ưa hốt hoảng của giới đầu tư Đó là cơ hội cho nhà đầu tư chứng khoán kiếm mối lợi rất lớn Họ lập tức bán nhanh cổ phiếu công ty sữa của các nhà sản xuất tại Việt Nam, dù lúc ấy nó vẫn tăng điểm nhẹ, vì chắc chắn là vài phiên sau nó sẽ sụt rất nặng
3 Nguyên nhân dẫn đến hành vi bầy đần trên thị trường chứng khoán
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường, góp phần tích cực trong việc tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, một kênh đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư, thì thị trường Việt Nam vẫn thể hiện nhiều hạn chế Một trong số đó là tâm lý bầy đàn phổ biến trên thị trường
Bên cạnh những nguồn gốc chung tạo ra hành vi bầy đàn trên thị trường như đã đề cập trong phần cơ sở lý thuyết, TTCK Việt Nam có những đặc điểm – sẽ được đề cập dưới đây – góp phần tạo ra hành vi bầy đàn trên thị trường
Môi trường pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu hiệu lực
Nghiên cứu của Gelos và Wei (2002) chỉ ra rằng các thị trường vốn mới nổi tạo ra môi trường mà bản chất tạo điều kiện cho sự phát triển hành vi bầy đàn Một đặc điểm nổi bật phải đề cập đầu tiên đó là môi trường luật pháp chưa hoàn chỉnh Sự không đầy đủ và hiệu lực thấp của các điều luật đã khiến thị trường dễ bị tác động bởi những hành động
Trang 8bất lợi như tin đồn và hành vi thao túng thị trường Kết quả là điều này dẫn đến sự minh bạch của môi trường thông tin bị tác động, do đó tạo điều kiện cho sự phát triển của các
xu hướng giao dịch bầy đàn xuất hiện trong các nhà đầu tư Trong suốt gần 15 năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000, TTCK Việt Nam hoạt động trong khung pháp lý có giá trị cao nhất về chứng khoán và TTCK đó là Nghị định số 144/2003/NĐ-
CP (Nghị định 144) Như vậy, trong một thời gian dài, TTCK chỉ chịu sự điều chỉnh của một văn bản dưới luật – được đánh giá là có nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và thiếu đầy đủ Một số hạn chế của Nghị định 144 có thể kể đến như không điều chỉnh hoạt động phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hóa, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài; không bao hàm hết các hành vi vi phạm và chưa xác định rõ nguyên tắc xử phạt cũng như thẩm quyền xử phạt trong các hoạt động trên TTCK… Mãi đến tận ngày 12/7/2006 Quốc hội mới ban hành Luật Chứng khoán, và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 Luật Chứng khoán 2006 ra đời đã góp phần giảm thiếu những hạn chế của các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK trước đó Nhưng ngay cả khi Luật chứng khoán 2006 cũng thể hiện những hạn chế và tính hiệu lực trong nhiều trường hợp chưa cao Ví dụ trong một thời gian dài, Luật chưa có những quy định chi tiết về hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch của các doanh nghiệp nước ngoài trên TTCK Việt Nam Hoạt động chào bán chứng khoán ồ ạt ra công chúng mà không có thông tin về mục đích sử dụng vốn huy động cụ thể diễn ra thường xuyên mà không được điều chỉnh Không có các quy định cụ thể về vấn đề công bố thông tin của doanh nghiệp, các đối tượng liên quan, và khi có quy định này thì hiệu lực của nó cũng hạn chế khi thông tin còn mang tính chung chung, gây khó hiểu cho nhà đầu tư Các quy định về hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp còn lỏng lẻo, hiện tượng khi doanh nghiệp niêm yết bị một công ty kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến, hay bị đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, thì các doanh nghiệp này chuyển sang sử dụng dịch vụ kiểm toán của một công ty kiểm toán khác để có được ý kiến kiểm toán thuận lợi hơn xảy ra thường xuyên, theo nhận định của một công ty kiểm toán lớn Các báo cáo của doanh nghiệp niêm yết trước và sau kiểm toán có độ vênh lớn không phải là điều hiếm gặp, như trường hợp của
Trang 9các công ty STB, PPC, BHS, LGC, PIT, ASP, PAC, TMS, VSC trong năm 2008 Quy định về thời hạn nộp và nội dung các báo cáo tài chính cần công bố tỏ ra kém hiệu lực Theo thống kê của Ủy ban chứng khoán nhà nước, trong năm 2007 có tới 26/250 công ty niêm yết trễ hạn nộp BCTC, trong năm 2008 số doanh nghiệp niêm yết chậm nộp BCTC
là 103 doanh nghiệp, con số này của năm 2009 là 203 doanh nghiệp Bên cạnh đó, nhiều BCTC của các doanh nghiệp niêm yết công bố còn mang tính hình thức, không đảm bảo lượng thông tin đầy đủ đối với nhà đầu tư khi nhiều BCTC, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thiếu phần thuyết minh BCTC Hiện tượng này đến nay vẫn chưa được các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK có biện pháp chấn chỉnh mạnh Những điều vừa đề cập cho thấy rằng khung pháp lý về TTCK, nổi bật là vấn đề về công bố thông tin, vẫn còn thiếu, cũng như hiệu lực kém Điều này đã góp phần tạo ra hiện tượng bầy đàn ở TTCK Việt Nam
Quy mô thị trường nhỏ, tạo điều kiện của hành vi thao túng thị trường
Trong điều kiện quy mô thị trường (quy mô niêm yết, khối lượng giao dịch) còn nhỏ, thì khả năng thao túng thị trường có điều kiện thuận lợi để thực hiện Quy mô thị trường càng nhỏ, thì những nhà đầu tư cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính vào loại khá có thể thực hiện hành vi “làm giá” Theo thống kê của Reuters đến hết ngày 26/04/2010, mức vốn hóa thị trường trung bình của các doanh nghiệp niêm yết ở HOSE là 2,484 tỷ đồng, trong đó số doanh nghiệp có mức vốn hóa thị trường nhỏ hơn 500 tỷ đồng chiếm tới hơn 43% tổng số doanh nghiệp niêm yết Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của các
cổ phiếu ở HOSE là 250,000 cổ phiếu, trong đó tỷ trọng cổ phiếu có khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày nhỏ hơn 100,000 cổ phiếu chiếm 38%, số cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhỏ hơn 50,000 cổ phiếu/ngày chiếm 21% Đối với HNX, giá trị vốn hóa thị trường bình quân của các doanh nghiệp niêm yết là 527 tỷ đồng, trong đó số doanh nghiệp có mức vốn hóa thị trường nhỏ hơn 100 tỷ đồng chiếm 40% Khối lượng giao dịch bình quân/ngày của các cổ phiếu niêm yết trên HNX là 190,000 cổ phiếu, trong đó số cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân/ngày nhỏ hơn 50,000 cổ phiếu/ngày chiếm đến
Trang 1039% Với quy mô giao dịch nhỏ như thế này, đây là điều kiện thuận lợi cho hành vi thao túng thị trường của các nhà “làm giá”, một cơ sở cho sự hình thành hành vi bầy đàn trên thị trường
Năng lực nhà đầu tư còn hạn chế
Xét ở khía cạnh nhà đầu tư, năng lực, kiến thức tài chính của những người tham gia thị trường cũng là nhân tố góp phần tạo ra hành vi bầy đàn trên thị trường TTCK Việt Nam
có một lịch sử hình thành và phát triển chỉ mới được chừng 10 năm, mặc dù trình độ của những nhà đầu tư trên thị trường đã có nhiều cải thiện khi các kiến thức tài chính trở nên phổ biến hơn thông qua các phương tiện truyền thông, các khóa đào tạo kiến thức chứng khoán của các trường, các trung tâm, nhưng nhìn chung trình độ, kiến thức tài chính của
đa phần những người tham gia TTCK Việt Nam còn hạn chế Số người có trình độ chuyên môn tài chính, chứng khoán chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng số những người tham gia thị trường Trong khi đó, một lượng lớn những người tham gia thị trường thiếu hiểu biết về chứng khoán, tài chính, họ tham gia vào TTCK như một “trào lưu thời thượng” Những nhà đầu tư trên thị trường là ai? Đó có thể là những bà nội trợ, anh công nhân, anh kỹ sư,… những người có tiền và xem “chơi chứng khoán” là mốt Có những thời điểm, đặc biệt trong giai đoạn thị trường tăng nóng như giai đoạn 2006-2007, đến đâu chúng ta cũng nghe mọi người bàn về chứng khoán Vì sự thiếu hiểu biết mà những nhà đầu tư này dễ bị cuốn theo đám đông, dễ bị ảnh hưởng bởi các tin đồn, các thông tin bên lề
Biên độ giao dịch, chính sách cấm bán khống
Biên độ giao dịch và chính sách cấm bán khống là những chính sách góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho tâm lý bầy đàn Việc thiếu vắng những chính sách này khiến TTCK chậm điều chỉnh về mức giá hợp lý, là nguyên nhân chính làm nảy sinh tình trạng chứng khoán có một chuỗi dài tăng (giảm) điểm kịch trần (sàn) Sự kéo dài chuỗi tăng (giảm) điểm kịch trần (sàn) này thu hút một sự chú ý của đám đông thị trường, và khả
Trang 11năng sự tăng (giảm) điểm sau một thời gian là do “quán tính” bất hợp lý mà đám đông gây ra, mà không phải là quá trình điều chỉnh giá hợp lý Từ những vấn đề vừa đề cập ở trên, có thể thấy TTCK Việt Nam có những điều kiện để hành vi bầy đàn phát triển Trong phần tiếp theo, đề tài sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng kiểm định mức độ hành vi bầy đàn trên thị trường
4 Một vài nghiên cứu thực nghiệm về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam
4.1 Bài nghiên cứu “Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam và
khuyến nghị chính sách” (Nguyễn Đức Hiển, Trần Thị Lan Hương – Báo Nghiên cứu Kinh tế số 426 tháng 11/2013)
Bài viết sử dụng mô hình CCK – mô hình phát triển bởi Chang, Cheng và Khorana (1999) để kiểm nghiệm hành vi bầy đàn trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh của thị trường chứng khoán Việt Nam Từ các bằng chứng về sự xuất hiện lệch lạc tâm lý do hành vi đầu tư theo bầy đàn, bài viết đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới
Một số kết quả nghiên cứu được đưa ra trong bài:
- Theo nghiên cứu thì hành vi bầy đàn là khác nhau trong trường hợp thị trường tăng điểm và giảm điểm Hay cụ thể hơn, các nhà đầu tư theo tâm lý đám đông rõ rệt hơn khi thị trường có xu hướng giảm điểm
- Trong giai đoạn thị trường tăng trưởng 2004 – 2006 và trong giai đoạn thị trường tăng trưởng đột biến 2006 – 2007: Hành vi bầy đàn khá mạnh
- Trong giai đoạn thị trường lao dốc 2007 – 2009 và trong giai đoạn từ 2009 – 2011: Hành vi bầy đàn của nhà đầu tư xuất hiện không rõ nét lắm và không mạnh, nhà
đầu tư có vẻ thận trọng khi xem xét quyết định rút khỏi thị trường
- Hành vi bầy đàn xuất hiện với cả hai nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa lớn và cổ phiếu có mức vốn hóa nhỏ Hành vi bầy đàn của nhà đầu tư có vẻ không phụ thuộc nhiều
Trang 12vào mức vốn hóa của thị trường Hay nói cách khác, hành vi bầy đàn có thể xuất hiện trên bất kỳ cổ phiếu nào
Tâm lý bầy đàn nhìn chung tạo ra hệ lụy xấu cho nhà đầu tư vì họ luôn phụ thuộc vào các quyết định đầu tư của người khác, bỏ qua các nhận định và phân tích của cá nhân Điều này dần theo thời gian làm họ bị mất đi lý trí cũng như khả năng nhanh nhạy phản ứng trước những thay đổi của thị trường Trong điều kiện của thị trường chứng khoán Việt Nam, hệ lụy này càng nguy hiểm hơn khi có sự dẫn dắt, làm giá của các nhà đầu tư lớn, có ý định lũng đoạn thị trường
Một số đề xuất được đưa ra trong bài
1) Tái cấu trúc Sở Giao dịch chứng khoán
Để phát triển bền vững Thị trường Chứng khoán, không nên tạo môi trường cho các lệch lạc về hành vi của nhà đầu tư bằng cách tách biệt giữa 2 Sở Giao dịch chứng khoán như Việt Nam hiện nay Việc sáp nhập 2 Sở Giao dịch chứng khoán là phù hợp với xu hướng chung đang diễn ra tại nhiều quốc gia để tiết kiệm chi phí, nâng cao sức mạnh cạnh tranh và hiệu quả của thị trường
2) Hình thành thị trường chứng khoán phái sinh
Để hạn chết tâm lý bầy đàn, ngoài việc minh bạch hóa thông tin và kiểm soát thông tin, cần cải thiện cơ chế hoạt động của giá cổ phiếu thông qua việc tăng cường sự liên thông
và điều tiết từ Thị trường Chứng khoán với các thị trường khác
3) Phát triển các định chế đầu tư
Để đảm bảo phát triển bền vững Thị trường Chứng khoán Việt Nam, cần tập trung phát triển các nhà đầu tư có tổ chức trong nước, vì các nhà đầu tư có tổ chức có kinh
Trang 13nghiệm và chiến lược đầu tư cũng như triết lý đầu tư rõ ràng sẽ giúp cho thị trường ổn định, hạn chế các cú sốc
4) Thành lập cơ quan bảo vệ nhà đầu tư cá nhân và tăng cường tính minh bạch của Thị trường Chứng Khoán Việt Nam
Để bảo vệ các nhà đầu tư cá nhân, cần tăng tính minh bạch của Thị trường Chứng Khoán Việt Nam
5) Hạn chế cơ chế thúc đẩy hành vi bầy đàn và các lệch lạc do kinh nghiệm (heuristic bias)
Về dài hạn, để đảm bảo phát triển bền vững Thị trường Chứng khoán Việt Nam, cần hạn chế tạo ra môi trường cho hành vi định giá không hợp lý xuất hiện và phát triển, từ
đó hạn chế và triệt tiêu cơ chế thúc đẩy hành vi bầy đàn và các lệch lạc do kinh nghiệm
4.2 Bài nghiên cứu “Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam –
Nguyên nhân và một số giải pháp” (Thạc sĩ Trần Thị Hải Lý – Báo phát triển và hội nhập số 5 tháng 6/2010)
Bài viết sử dụng độ phân tán của tỷ suất sinh lợi để kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua, bài viết cũng phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi bầy đàn trên thị trường, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để hạn chế hành vi này, giúp thị trường phát triển ổn định và hiệu quả hơn
Phương pháp tiếp cận: Dựa trên độ phân tán tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán so với tỷ suất sinh lợi thị trường của Chang, Cheng và Khorana (2000)
Một số kết quả nghiên cứu được đưa ra trong bài: