1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài báo cáo chuẩn của khóa 10

41 254 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 285,39 KB
File đính kèm bài báo cáo chuẩn.rar (195 KB)

Nội dung

Trong thời gian thực tế ở UBND xã Huống thượng thời gian có hạn kiến thức cũng không được như mong muốn. Nên bài báo cáo của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định vì vậy em rất mong nhận được những phê bình và đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn nữa.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LUẬT- QUẢN LÝ Xà HỘI ---------- BÁO CÁO THỰC TẾ CHUYÊN MÔN 2 Đề tài: Chính sách người có công Sinh viên thực hiện: Vũ Thế Quang Giáo viên hướng dẫn: Bế Hồng Cúc Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Hường Mã Sinh viên: DTZ 1253404010073 Lớp: Khoa học quản lý k10 Chuyên ngành: Quản lý nhân lực Địa điểm thực tế: UBND xã Huống Thượng Thời gian: 6/7/2015- 31/7/2015 Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015 MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................. LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN THỰC TẾ - ỦY BAN NHÂN DÂN Xà HUỐNG THƯỢNG..........................................................1 1. Khái quát về địa bàn thực tế .........................................................................1 1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................1 1.2 Điều kiện tự nhiên.........................................................................................1 1.3 Điều kiện kinh tế - Xã hội.............................................................................3 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CƠ QUAN THỰC TẾ.............. 5 2.1 Mục tiêu của cơ quan, tổ chức.....................................................................5 2.1.1 Mục tiêu định tính.....................................................................................5 2.1.2 Mục tiêu định lượng..................................................................................9 2.1.3 Vai trò của các chủ thể hoạch định mục tiêu.........................................10 2.2 Cơ cấu tổ chức.............................................................................................11 2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Huống Thượng.............................12 2.2.2 Mối quan hệ của các bộ phận trong tổ chức..........................................13 2.3 Hiện trạng nhân lực của tổ chức...............................................................14 2.3.1 Bảng tổng hợp số lượng, chất lượng nhân lực xã Huống Thượng năm 2015...........................................................................14 2.3.2 Đánh giá nhân lực xã Huống Thượng ...................................................17 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG. .18 3.1 Cơ sở lý luận................................................................................................18 LỜI CẢM ƠN Trong những ngày đi thực tế đã cho em rất nhiều kinh nghiệm cũng như các bài học bổ ích, để từ đó em có những kiến thức để viết bài báo cáo một cách hoàn chỉnh. Để làm được điều đó em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Khoa Học, cùng các thầy cô trong khoa Luật-Quản lý xã hội đã truyền đạt những kiến thức quý giá cho em qua những bài học trên giảng đường đại học và đặc biệt hơn nữa là khoa đã tạo điều kiện và tổ chức cho chúng em đi thực tế tại các cơ quan để học tập rèn luyện thêm khả năng làm việc với những phong cách khác nhau để giúp cho chúng em vững chắc về kiến thức và kiên định về tinh thần để vững bước trước khi ra trường để thực hiện ước mơ của mình một cách tốt nhất. Và em xin chân thành cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong UBND xã Huống Thượng đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tế chuyên môn 2 được hoàn thành một cách tốt đẹp, giúp cho em thêm nhiều kiến thức bổ ích, tiếp cận với thực tế trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Hường cán bộ Văn hóa xã hội tại UBND xã Huống Thượng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tế ở xã đã hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc trong quá trình làm bài báo cáo của em. Trong thời gian thực tế ở UBND xã Huống thượng thời gian có hạn kiến thức cũng không được như mong muốn. Nên bài báo cáo của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định vì vậy em rất mong nhận được những phê bình nhận xét và đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn./. Sinh viên thực hiện Vũ Thế Quang CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN THỰC TẾ - ỦY BAN NHÂN DÂN Xà HUỐNG THƯỢNG 1. Khái quát về địa bàn thực tế 1.1 Vị trí địa lý Xã Huống Thượng nằm ở phía Tây Nam Huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 2 km về phía Đông, tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 819,9 ha bao gồm 10 xóm. Có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ. - Phía Nam giáp xã Đồng Liên huyện Phú Bình và phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên. - Phía Đông giáp xã Nam Hoà, huyện Đồng Hỷ. - Phía Tây giáp phường Túc Duyên và phường Gia Sàng TPTN Xã có tuyến đường liên xã chạy qua dài 3,5 km, nối từ phường Túc Duyên qua xã Huống Thượng đến xã Nam Hoà Huyện Đồng Hỷ tạo cho xã Huống Thượng nằm trong huyết mạch kinh tế.Với vị trí xã nằm kề thành phố Thái Nguyên là một trong những trung tâm lớn về đào tạo khoa học giáo dục của cả nước. Vì vậy có nhiều thuận lợi trong tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật, giao lưu kinh tế - văn hóa. 1.2. Điều kiện tự nhiên Tài nguyên đất : Theo địa hình và cấu tạo tự nhiên thì đất đai của xã Huống Thượng chia làm 2 loại chính: 5 Đất đồi, gò chiếm 26% tổng diện tích tự nhiên, tầng đất tương đối dày, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này chủ yếu được nhân dân sử dụng để trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả và xây dựng nhà ở. Đất ruộng có tầng dày, màu xám đen, hàm lượng mùn và Nitơ ở mức khá cao, hàm lượng lân và kali ở mức trung bình đến khá. Loại đất này rất thích hợp đối với các loại cây lương thực và các loại cây hoa màu. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 819,9 ha; hiện trạng sử dụng đất đai được phân bổ như sau : * Đất nông nghiệp: 576,8 ha: chiếm 70,3 %, gồm: Đất trồng cây hàng năm: 399,27 ha, trong đó: Đất trồng lúa 1 vụ 35,83 ha; Đất Trồng lúa 2 vụ 378,7 ha; Đất trồng cây hàng năm khác 14,84 ha; Đất trồng cây lâu năm 125,96 ha. Đất Nuôi trồng thuỷ sản: 15,7 ha Đất Lâm Nghiệp 36,4 ha *Đất phi nông nghiệp: 166,4 ha, chiếm 20,3 %. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,24 ha Đất quốc phòng: 0.28 ha Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 2,2 ha Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 3,8 ha Đất có mặt nước chuyên dùng: 25,5 ha Đất sông suối: 24,6 ha Đât phát triển hạ tầng: 109,26 ha 6 * Đất chưa sử dụng 25,57 ha, chiếm 3,12 %: Đất bằng chưa sử dụng 23,97 ha. Đất đồi núi chưa sử dụng 1,6 ha. Tài nguyên rừng: Diện tích rừng của xã Huống Thượng là 36,3 ha. Trong đó 34,3 ha rừng sản xuất và 2,0 ha rừng trồng phòng hộ. Diện tích rừng sản xuất không tập trung, quy mô nhỏ, cơ cấu cây trồng chủ yếu là bạch đàn tái sinh chồi, keo, xoan, … chưa phát huy được hiệu quả kinh tế. Tài nguyên nước: Toàn xã có diện tích mặt nước là 57,97 ha, trong đó gồm: 42,8 ha sông suối và 15,17 ha đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Xã có con sông Cầu chạy dọc theo địa bàn các xóm Huống Trung, Xóm Trám, Xóm Cậy, Xóm Sộp. Về khí hậu : Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên, xã Huống Thượng mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Miền núi phía Bắc chia ra làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 20oC, nhiệt độ tối đa 37oC. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 8000oC. Tổng số giờ nắng trong năm đạt 1628 giờ. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp. Đặc điểm địa hình: Huống Thượng là xã trung du của huyện Đồng Hỷ. Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình 20 mét so với mặt nước biển. Địa hình xã nghiêng dần từ Bắc đến Nam. Xã có con sông Cầu và Sông Đào chảy qua địa bàn với chiều dài 6 km tại các xóm: Huống Trung, Trám, Cậy, Sộp; cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên một số khu vực thuộc các xóm Huống 7 Trung, Xóm Cậy, Xóm Già thường bị ngập úng vào mùa mưa do nước sông Cầu dâng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất và sinh hoạt của người dân. 1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Dân số – lao động: Xã Huống thượng có 1.489 hộ được phân bố tại 10 xóm. Tổng số nhân khẩu: 6.003 người, trong đó nữ: 3.181người chiếm 53%. Nam 2.822 người chiếm 47 %. Số hộ làm nông nghiệp là 1.140 hộ, chiếm 76,5% so với tổng số hộ trong toàn xã; số hộ phi nông nghiệp: 349 hộ, chiếm 23,5%. Mật độ dân số: 790 người/km 2; quy mô hộ bình quân 4 - 5 người/hộ. Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên 1,4%. Thành phần dân tộc: Dân tộc Kinh: 5.866 người chiếm 97,7% dân số. Dân tộc khác: 137 người chiếm 2,3% dân số. Tổng số lao động trong độ tuổi là 3.662 người, chiếm 61% so với tổng dân số trong toàn xã, trong đó lao động nữ: 1.574 người. Toàn xã có 3.662 lao động. Lao động chủ yếu là trong các ngành sản xuất Nông lâm nghiệp, với 1.941 lao động (chiếm đến 54,80% lao động toàn xã). Số lao động qua đào tạo của xã là 1.123 lao động, chiếm 30,67%. Công tác giáo dục: Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở đạt 91 %. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên trung học phổ thông, bổ túc hoặc học nghề là 192/ 21 đạt 91%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 575 người/ 3.662 người = 15,7 %. 8 Trên địa bàn xã có 3 trường học: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Các trường đều đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Các trường không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Trường mầm non: Ðã được công nhận đạt chuẩn nãm 2011 Cơ sở vật chất của trường: Ðã có 7 phòng học, 8 phòng chức nãng, diện tích sân chơi bãi tập 2.116,9 m2. Trường tiểu học: Ðã được công nhận đạt chuẩn năm 2008 Cơ sở vật chất của trường: Ðã có 15 phòng học, 4 phòng chức năng, diện tích sân chơi bãi tập 23.143 m2. Trường Trung học cơ sở: Ðã được công nhận đạt chuẩn năm 2010. Cơ sở vật chất của trường: Đã có 8 phòng học, 4 phòng chức năng, diện tích sân chơi bãi tập 5.132 m2. Công tác Y tế: Trạm y tế xã được xây dựng tại khu vực trung tâm xã, có diện tích khuôn viên 1.700 m2; Gồm các công trình: Nhà 2 tầng diện tích 200m2 gồm 5 phòng điều trị và 3 phòng làm việc. Ðội ngũ nhân viên y tế hiện có 1 bác sỹ, 1 y sỹ và 5 y tá. Cơ sở vật chất, thiết bị đã được đầu tư đạt chuẩn quốc gia và có đủ thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Các chương trình y tế dự phòng được quan tâm triển khai tốt phục vụ nhân dân, hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản ngày càng hiệu quả. Y tế xã đã được công nhận đạt chuẩn năm 2010. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 71%. Kinh tế: Tổng giá trị sản xuất năm 2011 là 59.065 triệu đồng trong đó tỷ trọng của các ngành như sau: 9 Ngành nông nghiệp: 43.845 triệu đồng, chiếm 74,23 % Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 9.960 triệu đồng. chiếm 16,86 % Dịch vụ, thương mại: 5.260 triệu đồng chiếm 8,91 % Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người đạt 14.367.000 đồng/ người/ năm. Bình quân lương thực 448 kg/ người/năm. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CƠ QUAN THỰC TẾ 2.1 Mục tiêu của cơ quan, tổ chức 2.1.1 Mục tiêu định tính Công tác xây dựng nông thôn mới : Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự nỗ lực của toàn thể người dân trong xã và sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo, ban quản lý xây dựng nông thôn mới với mục tiêu đạt được một cách nhanh nhất và hiệu quả cao. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch : Thực hiện và quản lý tốt quy hoạch đã được UBND huyện phê duyêt. Quy hoạch đất và các hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, các khu tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, phát triển kinh tế hạ tầng xã hội, môi trường, quy hoạch các khu dân cư, chỉnh trang theo hướng văn minh, thực hiện công bố quy hoạch và thực hiện quy định quản lý quy hoạch. Đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giao thông : 10 Thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu của tiêu chí giao thông. Đường trục liên xã được bê tông hóa. Đường trục chính của thôn,xóm đã được cứng hóa sạch sẽ và không lầy lội vào mùa mưa đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Đường trục chính nội đồng đã được cứng hóa phục vụ cho việc phát triển kinh tế sản xuất Thủy lợi: Xây dựng đầy đủ kênh mương theo tiêu chuẩn kiên cố hóa, đảm bảo đầy đủ nước tưới cho cây trồng, lúa nước, hoa mầu. Điện: Xây dựng hệ thống điện đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn. Trạm biến áp, đường điện cao thế và hạ thế đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia. Hệ thống lưới điện đã bàn giao cho Điện lực Đồng Hỷ quản lý đã được nâng cấp sửa chữa và nâng cấp: Như lắp mới trạm điện phục vụ xóm Già, xóm Gò Chè. Xã tiếp tục đề nghị Điện lực Đồng Hỷ lắp mới thêm bốn trạm giai đoạn 2014 – 2015 trong đó có hai trạm chống quá tải. Đảm bảo cho các hộ nhân dân được sử dụng diện an toàn, thường xuyên. Trường học: Trường Mầm non,Trường Tiểu học, Trường Trung học cơ sở: đạt chuẩn Quốc gia, các trường thường xuyên mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dậy để đạt chuẩn theo quy định. Cơ sở vật chất văn hóa: Xây dựng nhà văn hóa, và khu thể thao ở xã và ở các thôn xóm phục vụ cho mọi người dân có điều kiện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Xây dựng nhà văn hóa và khu thể thao của xã và xóm đạt chuẩn của Bộ văn hóa - Thể thao và Du lịch. 10/10 xóm có quy hoạch nhà văn hóa và khu thể thao xóm theo quy định. 11 Bưu điện: Tiếp tục duy trì bưu điện văn hóa xã đã đạt chuẩn, nâng cấp chất lượng các dịch vụ bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Từng bước hoàn thành lắp đặt, quản lý và khai thác tốt mạng Internet đến các xóm trên địa bàn xã. Có bưu chính viễn thông ở trung tâm xã. Có Internet đến các xóm. Nhà ở dân cư: Từng bước nâng cấp số nhà ở dân cư chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng. Nhằm nâng tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng đặt ra. Phối hợp với UBMTTQ xã, Hội chữ thập đỏ xã, Ban chính sách xã đề nghị cấp trên hỗ trợ xây mới 1 nhà thuộc hộ nghèo. Trợ cấp cho những hộ khó khăn xây nhà để thực hiện chương trình xóa nhà tranh dột nát trên toàn xã. Y tế : Duy trì Trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia; nâng cao chất lượng chuyên môn và tinh thần y đức phục vụ người bệnh của thầy thuốc. Thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia. Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong xã. Làm tốt công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Tu sửa cơ sở vật chất. Tuyên truyền vận động mọi người dân tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ kịp thời bảo đảm quyền lợi. Giáo dục- đào tạo: Giữ vững danh hiệu chuẩn quốc gia của các trường theo qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, phấn đấu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên theo mỗi năm. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh : 12 Giữ vững tiêu chí đã đạt đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể xã; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”; phát huy quy chế dân chủ cơ sở. Mục tiêu cán bộ xã đạt chuẩn. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định của nhà nước. các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; an ninh trật tự xã hội được giữ vững.Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Môi trường : Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, thêm vào đó là thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc, có hệ thống sử lý rác thải hợp lý. Đảm bảo mọi người dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của nhà nước. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Nghĩa trang xây dựng theo quy hoạch. An ninh – quốc phòng : Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tăng cường giáo dục tuyên truyền về pháp luật cho công dân, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tuyên truyền cho nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, tố giác tội phạm, quản lý giáo dục các đối tượng vi phạm pháp luật trên địa bàn dân cư. Thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và kỹ chiến thuật. An ninh, trật tự xã hội luôn được giữ vững và ổn định. Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại các mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện kéo dài. 13 Không có các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người nghiện ma túy , tệ nạn xã hội. Phấn đấu các xóm đạt tiêu chuẩn an toàn, an ninh trật tự. Hàng năm công an xã đạt danh hiệu tiên tiến. Chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu, con người đảm bảo phục vụ tốt cho công tác huấn luyện dân quân tự vệ của xã. Tổ chức khám tuyển nghĩa vụ quân sự đảm bảo số lượng và chất lượng. Lập kế hoạch chi tiết về kinh phí huấn luyện dân quân theo kế hoạch tránh làm phung phí ngân sách. 2.1.2 Mục tiêu định lượng UBND xã Huống Thượng đã đề ra mục tiêu định lượng về công tác phát triển kinh tế- xã hội, và Quốc phòng- An ninh như sau: Lĩnh vực phát triển kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng/người/năm vào năm 2015. Bình quân lương thực 513 kg/ người/năm. Về sản xuất nông nghiệp: Đối với cây lúa giữ ổn định diện tích canh tác lúa của xã đến năm 2015 là 363,4 ha. Đối với cây rau xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, chất lượng cao với diện tích 43,8 ha, tại các xóm: Xóm Cậy 18,8 ha, xóm Trám 6,0 ha, xóm Huống Trung 9,0 ha, xóm Bầu 5,0 ha, xóm Sộp 5,0 ha. Chăn nuôi - Thủy sản, đối với chăn nuôi lợn dự kiến đến năm 2015 phát triển đàn lợn của xã đạt 18.000con, ước tính sản phẩm lợn hơi đạt 1.080 tấn. Đàn gia cầm của xã đạt 80.000 con, sản lượng ước tính đạt 120 tấn vào năm 2015 Đàn trâu bò: Giữ ổn định đàn trâu với 800 con, đàn bò 200con. Sản phẩm thịt hơi đạt 138 tấn. 14 Thủy sản: Cải tạo diện tích các ao của các hộ gia đình tại các xóm: Già, Huống Trung, xóm Thông để phát triển chăn nuôi thủy đặc sản, nuôi thâm canh; tận dụng diện tích mặt nước các hồ, để chăn nuôi thủy sản với diện tích 15,3 ha. Sản lượng ước đạt 30 tấn. Văn hóa- xã hội Tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 9,8 % hiện nay xuống còn dưới 6% vào năm 2015. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 30,66 % hiện nay lên 40 % vào năm 2015. Phấn đấu 90 % hộ gia đình đạt gia đình văn hóa. Quốc phòng - An ninh: Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tăng cường giáo dục tuyên truyền về pháp luật cho công dân, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tuyên truyền cho nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, tố giác tội phạm, quản lý giáo dục các đối tượng vi phạm pháp luật trên địa bàn dân cư. 2.1.3 Vai trò của các chủ thể hoạch định mục tiêu UBND xã Huống Thượng luôn có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với hệ thống các mục tiêu của UBND huyện Đồng Hỷ, đồng thời cũng liên quan chặt chẽ với HĐND xã. Vì vậy vai trò của các chủ thể trong việc hoạch định mục tiêu được thể hiện như sau: Đảng ủy – HĐND huyện Đồng Hỷ: là chủ thể hoạch định, bàn bạc đề ra các phương hướng và nhiêm vụ và các chỉ tiêu rồi chuyển xuống cho UBND xã Huống Thượng thực hiện UBND huyện Đồng Hỷ: đưa ra Quyết định và chỉ tiêu về phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục, Quốc phòng- An ninh,… cho UBND xã thực hiện. 15 HĐND xã Huống Thượng: Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đồng thời là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương. Hội đồng nhân dân xã quyết định các biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội tại địa phương; quyết định các biện pháp phát triển hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế; quyết định các biện pháp thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo, quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật ở địa phương, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân xã trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính. UBND xã trình HĐND xã hệ thống các mục tiêu đã được hoạch định sẵn , trên cơ sở tiến hành họp bàn các mục tiêu phát triển cụ thể cho từng lĩnh vực trên địa bàn xã, cũng như quyết định các biện pháp thực hiện mục tiêu đó, HĐND xã đi đến thống nhất, đưa ra quyết định và giao cho UBND xã thực hiện hệ thống các mục tiêu đặt ra đã được phê duyệt. UBND xã Huống Thượng: Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã, là cơ quan hành chính ở địa phương, có nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước một cách toàn diện trên địa bàn xã, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. UBND xã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hàng năm tại địa phương mình; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh trật tự; thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn giáo và bảo đảm thi hành pháp luật ở địa phương Tiếp nhận các chỉ tiêu được giao từ cấp trên xuống, trực tiếp hoạch định hệ thống mục tiêu phát triển cụ thể trên địa bàn xã, cũng như các biện pháp thực hiện mục tiêu đã được đề ra cho từng giai đoạn, sau đó UBND xã căn cứ vào khả năng thực hiện mục tiêu của địa phương mình thuộc từng lĩnh vực cụ thể, rồi trình lên HĐND xã xem xét và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu. 16 2.2 Cơ cấu tổ chức Theo Thomas J. Peter và Rober H. Waterman : Cơ cấu tổ chức là biểu hiện mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau trong một chỉnh thể. Phải thiết kế các loại hình cơ cấu tổ chức phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và thuận lợi cho việc phối hợp giữa các bộ phận với nhau để thực hiện mục tiêu chung, đồng thời ứng phó với những nhiệm vụ phát sinh. Từ định nghĩa của Thomas J. Peter và Rober H. Waterman ta rút ra khái niệm sau: Cơ cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra sự hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng mục tiêu của tổ chức. 17 2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Huống Thượng CT.UBND Công an xã Tư pháp hộ tịch P.CT P.CT UBND UBND Văn phòng thông kê Địa chính xây dựng Tài chính -kế toán Văn hóa xã hội BCH Quân sự * Ghi chú: Chỉ đạo Báo cáo Phối hợp CT.UBND: Chủ tịch Ủy ban nhân dân P.CT UBND: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân 18 2.2.2 Mối quan hệ của các bộ phận trong tổ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân và hoạt động quản lý Nhà. Nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đã được phân công trên địa bàn xã Huống Thượng. Lãnh đạo phân công công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên Uỷ ban nhân dân, công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã Huống Thượng. Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã Huống Thượng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định của Uỷ ban nhân dân. Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Huống Thượng, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể Uỷ ban nhân dân. Chủ tịch xã Huống Thượng còn kiêm nhiệm thêm chức vụ BCH quân sự vì vậy trong vẫn đề chỉ đạo và thực hiện các công việc liên quan đến quân sự sẽ không phải qua bước trung gian đó là Phó chủ tịch UBND. Phó chủ tịch UBND xã: Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc ( khối kinh tế - tài chính, khối văn hoá - xã hội...) của Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và những công việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đi vắng. Và báo cáo những kết quả đạt được hay chưa đạt được lên Chủ tịch UBND. Năm bộ phận là công an xã, Tư pháp hộ tịch, Văn phòng thống kê, Địa chínhxây dựng, Tài chính kế toán do một Phó Chủ tịch đảm nhiệm và Văn hóa xã hội do một Phó chủ tịch đảm nhiệm, các bộ phận này thực hiện các nhiệm vụ riêng biệt, khi cần trình bầy một vấn đề gì đó thì sẽ trình lên Phó chủ tịch rồi Phó chủ tịch trình lên 19 Chủ tịch UBND. các bộ phận tuy thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhưng vẫn phối hợp với nhau để giúp đỡ nhau trong thực hiện các công việc mà cấp trên giao xuống. Chủ tịch và các Phó chủ tịch cùng với các bộ phận chức năng là công cụ đắc lực để thực hiện các công việc trong khối UBND xã Huống thượng. 2.3 Hiện trạng nhân lực của tổ chức 2.3.1 Bảng tổng hợp số lượng, chất lượng nhân lực xã Huống Thượng năm 2015 S T Họ và tên T Năm Trình độ Chức Năm Dân danh sinh tộc 1961 Kinh 26 năm 1968 Kinh 16 năm Đại học 1973 Kinh 14 năm Đại học 1963 Kinh 20 năm Trung cấp công tác Bí thư Đảng ủy1 Chủ tịch Dương Trọng Văn hội đồng Đang học Đại học nhân dân Chủ tịch 2 Đoàn Bá Thu Ủy ban nhân dân Phó chủ 3 Dương Văn Phượng tịch Ủy ban nhân dân 4 Nguyễn Thị Nên Phó chủ tịch Ủy ban nhân 20 dân Phó bí thư 5 Cao Văn Lợi Đảng ủy Hội đồng 1960 Kinh 16 năm Trung cấp 1969 Kinh 10 năm Trung cấp 1959 Kinh 15 năm Trung cấp 1980 Kinh 10 năm Đại học 1979 Kinh 7 năm Đại học 1976 Kinh 9 năm Đại học 1988 Kinh 5 năm Đại học 1982 Kinh 10 năm Đại học nhân dân 6 Nguyễn Minh Lợi Trưởng công an xã Chủ tịch 7 Nguyễn Thị Ngân hội phụ nữ xã Bí thư 8 Vũ Văn Phong Đoàn thanh niên xã Công chức 9 Đào Ngọc Khải Địa chínhxây dựng 10 Công chức Vũ Ngọc Quảng tư pháp Viên chức 11 Nguyễn Huyền Sâm 12 Nguyễn Thị Hường Khuyến nông Công chức 21 văn hóa -xã hội Công chức 13 Nguyễn Quốc Hùng Văn phòng- 1974 Kinh 15 năm Đại học 1986 Kinh 5 năm Đại học 1976 Kinh 6 năm Thạc sĩ 1956 Kinh 17 năm Đại học 1978 Kinh 10 năm Đại học 1960 Kinh 15 năm Trung cấp 1960 Kinh 10 năm thống kê Công chức 14 Nguyễn Thị Quỳnh Trang kế toán ngân sách Công chức 15 Nguyễn Huy Hoàng Địa chínhxây dựng Công chức 16 Dương Đức Toàn Kế toán ngân sách 1 Công chức 7 Dương Thanh Hoàn Văn hóa xã hội Phó chủ 18 Lê Trung Dư tịch HĐND 19 Nguyễn Văn Vĩnh Chủ tịch Bằng nghề hội nông 22 dân Cao Xuân Kiên Chủ tịch hội cựu 20 chiến binh 1961 Kinh 12 năm Trung cấp 1991 Kinh 2 năm Đại học 1989 Kinh 5 năm Trung cấp Cán bộ 21 Dương Minh Tuấn nông thôn mới Phó 22 Phạm Thanh Bình trưởng công an 2.3.2 Đánh giá nhân lực xã Huống Thượng Thuận lợi: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của xã đã đạt tiêu chuẩn chất lượng mà quy định của nhà nước đặt ra. Các cán bộ trong khối Ủy ban nhân dân Xã Huống Thượng đa số là người gốc trong xã. Trong quá trình làm việc rất am hiểu địa bàn thuận lợi cho công việc hơn, được người dân tín nhiệm hơn. Các cán bộ xã rất năng động sáng tạo, linh hoạt trong các công việc được giao luôn hoàn thành đúng thời hạn. Theo báo cáo kết quả đánh giá, phân loại đánh giá cán bộ, công chức cấp xã, xã Huống Thượng năm 2014 thì số cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 4 người đạt tỷ lệ 36.3%, số công chức là 3 người đạt tỷ lệ 33,3% tổng cộng đạt 87,8%. Số cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ là 6 người đạt tỷ lệ 65,6%, số cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng không còn hạn chế về năng lực đạt tỷ lệ là 55,5% và không còn có cán bộ nào không hoàn thành nhiệm vụ. Và trong UBND xã Huống Thượng có 13 cán bộ có trình độ đại học, 1 cán bộ thạc sĩ, 7 cán bộ Trung cấp và 1 23 cán bộ có bằng nghề cho thấy nguồn nhân lực của xã rất chất lượng. Trong đó có rất nhiều cán bộ trẻ rất năng động, có tinh thần cao trong công việc trong một tương lai không xa sẽ có rất nhiều cơ hội thăng tiến lên các cấp cao hơn có điều kiện tiếp thu những kiến thức mới công việc chuyên môn sẽ được nâng cao để phục vụ nhà nước góp phần xây dựng quê hương đất nước giầu đẹp hơn. Khó khăn: thuận lợi thì có rất nhiều nhưng ko thể tránh khỏi những khó khăn thách thức như là cán bộ làm lâu lăm trình độ trung cấp vẫn còn có những bảo thủ của riêng mình, chậm tiếp thu cái mới theo thời đại, cán bộ trẻ thì vẫn còn thiếu kinh nghiệm. Vì đa số cán bộ là người trong xã cho nên khi giải quyết công việc vẫn còn có tính cả nể làm công việc đôi lúc không đi đúng hướng. Trước những thay đổi của nhà nước về các quy định, văn bản pháp luật, chính sách mới đòi hỏi người cán bộ, công chức xã phải có được vốn kiến thức ngày càng sâu rộng, thì điều đó đối với cán bộ xã vẫn còn rất hạn chế. CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG Ở Xà HUỐNG THƯỢNG 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1 Chính sách đối với người có công của nhà nước “Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; 24 Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huychương kháng chiến”. ( Điều 32, Pháp lệnh Người có công với cách mạng năm 2005) Pháp lệnh ưu đãi người có công được thực hiện từ lâu, nhưng cho tới nay chưa có một văn bản nào nêu rõ người có công. Tuy nhiên căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng là người có công mà nhà nước ta đã quy định, có thể nêu khái niệm Người có công theo hai nghĩa sau: Nghĩa rộng: Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp của dân tộc. Họ là người có thành tích đóng ghóp hoặc nhưỡng cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật. Nghĩa hẹp: Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ,.. có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, được các tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật”. ( Trích dẫn( Text.123doc.org/ document/685110-mot-so-ly-luan-co-ban-ve-nguoi-cocong.htm)) 3.1.2 Vai trò của người có công Khi đất nước đã được hòa bình ổn định nhân dân ấm no hạnh phúc đó là lúc Đảng và nhà nước lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế nhằm đưa đất nước ta lên tầm cao mới vươn tới những mục tiêu xa hơn. Bên cạnh những ưu điểm mà nhà nước đã đạt được thì vẫn tồn tại nhiều mặt xấu, nhiều thù trong giặc ngoài vẫn còn ý muốn xâm lược nước ta những kẻ phản động luôn tìm cách chống phá chính quyền bằng các thủ đoan tinh vi trong tình cảnh như vậy thì Người có công có một vai trò to lớn ý nghĩa lớn lao đối với nhân dân, Đảng và nhà nước ta đó là: 25 Người có công là cái nôi chỗ dựa tinh thần cho thế hệ sau có sức ảnh hưởng lớn tới thời đại góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục luôn nhắc nhở thế hệ sau phải ra sức học tốt để xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, phải bảo vệ tổ quốc bằng mọi giá mỗi khi có kẻ xâm lăng. Dậy cho con cháu biết được sự kính trọng,đại đoàn kết dân tộc một lòng thủy chung son sắt với đất nước bảo vệ và xây dựng những thành quả mà cha ông để lại. Người có công là thước đo sự sáng tạo tinh thần học hỏi cần cù chịu khó trong học tập cũng như lao động. Nhiều người có công bị tàn tật nhưng vẫn vươn lên làm kinh tế vượt qua mọi gian khổ “ Thương binh tàn nhưng không phế “ đó là một tấm gương bất tận để cho con cháu đời đời noi theo học tập, để góp phần vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc ngày càng giầu đẹp, bảo về chủ nghĩa xã hội. 3.1.3 Những người thuộc diện người có công Theo khoản 1 điều 2 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH11 người có công với cách mạng là những người: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 26 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng. 3.1.4 Bảng tổng hợp danh sách những đối tượng người có công được chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng của xã Huống Thượng, tháng 7 năm 2015. STT Đối tượng Số người Tổng số tiền trợ cấp 1 Người HĐCM, HĐKC 2 2.154.000 2 Thương binh 37 77.235.000 3 Bệnh binh 12 29.279.000 4 Bệnh binh loại B 6 7.983.000 5 Người phục vụ 10 13.180.000 6 Tuất liệt sĩ 31 40.858.000 7 Tuất TB từ trần 11 8.129.000 8 Người nhiễm chất độc hóa học 87 159.818.000 9 Tổng cộng 196 338.636.000 Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng đối tượng người có công được chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng của xã Huống Thượng là tương đối nhiều trong khi đó điều kiện sinh hoạt của nhiều đối tượng vẫn còn khó khăn. Do nhiều yếu tố như tuổi cao, sức yếu… cho nên số lượng người có công và mức chi trả trợ cấp có sự biến động thay đổi không đáng kể qua các tháng. Tuy nhiên hoạt động này được tiến hành thường xuyên đã góp phần không nhỏ tạo điều kiện giúp đỡ những người có công vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và 27 được học tập đầy đủ bổ sung tri thức, từ đó cho họ thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với những người có công với đất nước vô cùng sâu sắc và biết ơn đối với họ. Bên cạnh việc chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì xã Huống thượng còn có nhiều chính sách hỗ trợ cho người có công nữa như là: Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi tặng quà người và gia đình có công với cách mạng, Xây dựng nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho người có công. Chăm sóc sức khỏe, các chính sách ưu đãi về giáo dục đối với con của người có công. 3.1.5 Các chương trình, chính sách chăm sóc người có công trên địa bàn xã Huống thượng. Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa: Với các chính sách kích triển kinh tế hợp lý cùng sự quan tâm của các cấp chính quyền, Đảng ủy, các hộ gia đình chính sách của xã cũng đã cải thiện được cuộc sống của mình và có hộ gia đình còn khá giả hơn so với dự tính ban đầu. Song bên cạnh đó còn nhiều gia đình vẫn trong hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, và sản xuất do họ ảnh hưởng của thương, bệnh tật, sức khoẻ yếu, thời gian cống hiến dài nên ít có thời gian lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, chưa tự giải quyết được nhu cầu cuộc sống của mình, đặc biệt là vấn đề nhà ở. Thấy được tình hình đó, trong nhiều năm qua toàn xã đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, đã xây mới và sửa chữa nhà ở, tiến tới xóa nhà tạm, nhà dột nát, xuống cấp cho các gia đình chính sách. Và không chỉ đóng góp bằng tiền mặt mà nhân dân trong xã còn đóng góp nhiều công sức để xây dựng nhiều ngôi nhà tình nghĩa. Nguồn quỹ để xây dựng, hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng là người có công trong quận đều từ ngân sách Nhà nước cấp, xong xã đã trích thêm từ tiền ủng hộ quỹ “đền ơn đáp nghĩa” để hỗ trợ cùng nhà nước chăm sóc đời sống người có công có được ngôi nhà khang 28 trang tạo niềm tin, sự phấn khởi cho họ để ổn định cuộc sống, tập trung vào sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của gia đình. Chăm sóc sức khỏe: Tổ chức khám chữa bệnh, điều trị định kỳ, điều dưỡng nâng cao sức khoẻ, cấp phát thẻ y tế, tặng quà vào các dịp lễ, tết; tổ chức vận động các cơ quan và cá nhân chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ liệt sỹ già yếu, cô đơn, bà mẹ Việt Nam anh hùng, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi. Chương trình xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa: UBND xã thành lập quỹ đền ơn đáp nghĩa, tổ chức vận động cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân đóng góp tinh thần và tình cảm đối với người có công với cách mạng. UBND xã đã vận động các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, cơ quan quân sựcác doang nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước do cơ quan cấp quận, huyện quản lý. Ngoài ra xã còn có các chương trình như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, cho các hộ gia đình vay vốn để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, hướng dẫn họ làm ăn từ các nguồn vốn vay được để phát triển kinh tế gia đình các đối tượng chính sách. Chương trình chăm sóc, giữ gìn, bảo quản, tôn tạo các công trình tổ quốc chi công các anh hùng liệt sỹ. Xã luôn cùng các cán bộ cựu chiến binh, lão thành cách mạng tiếp tục thực hiện tìm hài cốt liệt sỹ về quy tập tại nghĩa trang của xã, điều đó thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với các liệt sỹ đã hi sinh ngã xuống và ổn định tâm lý yên tâm cho các hộ gia đình liệt sỹ. Xã đã huy động mọi hình thức dù là nhỏ nhất từ cộng đồng vào việc chăm sóc, giúp đỡ các gia đình chính sách, tạo điều kiện để họ phát huy sở trường của mình góp phần trong việc xây dựng quê hương, đất nước phát triển. 3.1.6 Sơ lược về phân tích SWOT Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, 29 xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn gốc của mô hình Swot: Mô hình SWOT được hình thành vào khoảng những năm 1960 đến năm 1970, khi viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, đã tiến hành một cuộc khảo sát tại hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đã đưa ra "Mô hình phân tích SWOT" nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý. Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong 9 năm, với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị. Kết thúc, nhóm nghiên cứu này đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đã xác định ra "Chuỗi lôgíc", hạt nhân của hệ thống như sau: Values (Giá trị); Appraise (Đánh giá); Motivation (Động cơ); Search (Tìm kiếm); Select (Lựa chọn); 30 Programme (Lập chương trình); Act (Hành động); Monitor and repeat steps 1, 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3). Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Standford cho rằng, nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều "tốt" và "xấu" cho hiện tại và tương lai. Những điều "tốt" ở hiện tại là "Những điều hài lòng" (Satisfactory), và những điều "tốt" trong tương lai được gọi là "Cơ hội" (Opportunity); những điều "xấu" ở hiện tại là "Sai lầm" (Fault) và những điều "xấu" trong tương lai là "Nguy cơ" (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT. Năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT. ( Trích dẫn theo vi.wikipedia.org ) 31 3.1.7 Phân tích SWOT Bảng tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc thực hiện chính sách Người có công trên địa bàn xã Huống Thượng theo mô hình SWOT. Điểm mạnh ( S) Điểm yếu (w) S1: Quan tâm chỉ đạo của UBND và W1: Số lượng người chính sách lớn, phân HĐND bố nhiều nơi khác nhau khó khăn trong S2: Cơ sở vật chất, phòng làm việc việc thực hiện. trang thiết bị, phương tiện đi lại thông W2: Công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu tin liên lạc đầy đủ. quả. Chủ yếu bằng các văn bản chính sách S3: Được Đảng và nhá nước hết sức chưa có các buổi tuyên truyền trực tiếp. quan tâm W3: Bản thân một số bộ phận người có S4: Cán bộ thực hiện có trình độ, năng công chưa nhận thức đúng đắn trách động, nhiệt tình trong công việc. nhiệm lợi ích của mình nên có tư tưởng S5: Kiện toàn bộ máy chi trả lương hưu một cách nhanh nhất hiệu quả. Cơ hội (O) trông chờ, ỷ lại, thiếu ý trí vượt lên hoàn cảnh. Thách thức (T) 32 O1: Nền kinh tế quốc gia ngày càng T1: Công tác về chính sách của xã còn phát triển chậm hơn so với nhiều xã khác trong O2: Nâng cao năng lực của cán bộ xã huyện. O3: Giúp cho cuộc sống của những T2: Còn nhiều trường hợp gian lận trong người có công với cách mạng có cuộc việc công nhận người có công dẫn đến sống ấm no đầy đủ hơn, bù lại những gì tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước. đã mất cho họ. T3: Đổi mới và những nhận thức lý luận O4: Hệ thống văn bản pháp luật về ưu mới về chính sách người có công. đãi xã hội không ngừng sửa đổi, bổ T4: Điều kiện khủng hoảng kinh tế - tài sung để chăm lo ngày càng tốt hơn đời chính toàn cầu tác động đến nền kinh tế sống vật chất và tinh thần của người có nước ta. công với cách mạng O5: Thu hút được các nhà hảo tâm ủng hộ giúp đỡ những gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. 3.1.8 Giải pháp S1, S2, S3, S4+O2, O3, O5: Biểu dương S1, S3, S5+ T1, T2, T3: Quản lý hồ sơ khen thưởng các cán bộ làm tốt công phải đúng trình tự, theo pháp luật. việc. S1, S3, S5+ O3, O4: Tiếp tục hoàn thiện các văn bản chính sách của nhà nước. W1, W2 + O1, O3, O5: Quan tâm hơn W1, W2, W3+T1, T2, T3: Đẩy mạnh nữa tới đời sống người có công. công tác tuyên truyền. 33 Giải pháp 1: Tiếp tục hoàn thiện các văn bản chính sách của nhà nước Các văn bản, chính sách là những căn cứ rất quan trọng là cơ sở pháp lý để mang lại những lợi ích cho những người được hưởng chế độ chính sách và cũng là công cụ giúp cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ của mình trong công tác thực hiện chính sách người có công trên địa bàn xã Huống Thượng. Cần phải triển khai đồng bộ thống nhất kịp thời các ưu đãi, phải luôn tăng cường kiểm tra . Người cán bộ phải luôn cập nhập các văn bản mới để kịp thời nắm bắt các thay đổi hay đổi mới để phục vụ công việc được tốt. Giải pháp 2: Biểu dương khen thưởng các cán bộ làm tốt công việc Những cán bộ làm tốt công việc của mình được giao, được nhân dân tin tưởng đó là niềm tự hào lớn, vì vậy cần phải có những hình thức khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần cho họ để họ cống hiến hơn nữa cho công việc, công việc của UBND cũng sẽ được thúc đẩy hiệu quả, đưa địa phương phát triển theo định hướng của nhà nước đặt ra. Biểu dương khen thưởng các các tập thể, cá nhân cán bộ làm tốt phong trào “đền ơn đáp nghĩa”. Không những thế UBND xã còn biểu dương những thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng có nhiều cố gắng trong công tác, học tập, tham gia sản xuất kinh tế và các hoạt động xã hội. Luôn chấp hành tốt các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước. Biết phát huy những truyền thống cách mạng, và là những tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo. Biểu dương những người cán bộ biết nhân rộng mô hình phong trào, chú trọng phát huy dân chủ luôn công khai các chính sách về chính sách người có công với cách mạng Việt Nam. Bên cạnh những thành tích được biểu dương khen thưởng, thì cơ quan cũng cần chấn chỉnh những cán bộ làm việc chưa tốt để từ đó rút ra được những bài học, để tránh những sai phạm không đáng có mà ảnh hưởng tới cơ quan tổ chức. Giúp cho tổ 34 chức ngày càng vững mạnh và thi đua với các tổ chức khác trong Huyện và vươn xa nữa ra Tỉnh. Giải pháp 3: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Các cán bộ cần phải tích cực tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho tầng lớp nhân dân tiêu biểu là thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” thực hiện các chương trình tình nghĩa giúp đỡ những người có công với cách mạng, và giúp họ trong việc phát triển kinh tế ổn định cuộc sống, xây dựng các quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho những người khó khăn có công cho cách mạng. Để cho người dân năm vững được những kiến thức làm thủ tục hưởng chính sách, thì cán bộ cần phải thường xuyên tuyên truyền phổ biến các chủ chương chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách người có công để giúp họ làm thủ tục nhanh chóng và cũng đỡ gây khó khăn cho các cán bộ chuyên môn. Để thực hiện được chính sách không chỉ có các cán bộ xã mà cần phải có sự chung tay của cả cộng đồng xã hội, những người có công với cách mạng họ đã hy sinh cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, để có hòa bình và phát triển như ngày hôm nay là sự hy sinh của hàng triệu các anh hùng, liệt sĩ, với những người trở về bình thường có những người bị thương trở thành thương binh, bệnh binh, trong sinh hoạt hay sản xuất rất khó khăn, cuộc sống của họ rất vất vả, để trả ơn nhà nước đã trợ cấp cho họ một số tiền nhỏ để trang trải cuộc sống, vì tiềm lực nhà nước có hạn, nên phải tuyên truyền, khuyên góp, thành lập lên các quỹ từ thiện từ các nhà hảo tâm, những doanh nghiệp trong cả nước để giúp đỡ những người có công với cách mạng vẫn đang còn có hoàn cảnh khó khăn. Giúp đỡ những cha mẹ liệt sỹ già yếu, cô đơn, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đào tạo, tạo việc làm đối với các con thương binh, bênh binh, con liệt sĩ 35 và những người có công với cách mạng. Đó như là một sự chi ân tới những người có công cho cách mạng, toàn thể dân tộc luôn biết ơn vì sự hy sinh cao cả đó. Giải pháp 4: Quản lý hồ sơ phải đúng trình tự, theo pháp luật Các hồ sơ Thương binh, liệt sĩ và những người có công với cách mạng có ý nghĩa rất là quan trọng, là căn cứ pháp lý để làm hồ sơ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước và là cơ sở để giải quyết chế độ đối với những người có công được xác nhận chính xác kịp thời. Và cũng là những tài liệu quan trọng để cho các cơ quan sử dụng khi cần thiết bổ sung sửa đổi các chế độ chính sách cũng như xây dựng kế hoạch cấp kinh phí. Để tránh tình trạng gian lận trong việc lập hồ sơ, có người không có công với cách mạng mà lại được công nhận là có công, còn những người có công thực sự vẫn đang khó khăn chưa được các cấp chính quyền quan tâm. Vì vập công tác lập hồ sơ cần phải làm theo đúng quy trình cẩn thận theo yêu cầu pháp luật đề ra, người cán bộ cần phải công tâm trong giải quyết công việc, đôi khi cần phải linh động theo thực tế những trường hợp nào cần giải quyết trước và giải quyết sau. Quản lý hồ sơ phải chặt chẽ, phù hợp với tình hình đặc điểm của xã, cần phải có các trang thiết bị lưu trữ, bảo quản hồ sơ không bị hỏng. Công tác xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ cần hoàn chỉnh đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết của đối tượng được hưởng, và phân loại một cách khoa học. Giải pháp 5: Quan tâm hơn nữa tới đời sống người có công Cuộc sống của những người thương binh, bệnh binh vô cùng vất vả vì họ đã bị mất đi một phần nào đó sức khỏe của mình trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đảng và nhà nước và chính quyền địa phương cần phải có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người có công với cách mạng về giải quyết việc làm như là hướng 36 nghiệp dạy nghề, hỗ trợ các hộ gia đình chính sách đấu thầu các dịch vụ kinh doanh, hỗ trợ cho họ vốn để phát triển sản xuất. Chính quyền địa phương cần quan tâm đến vấn đề học vấn: giáo dục và đào tạo luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. vì vậy cần quan tâm đến công tác giáo dục với những đối tượng thuộc diện chính sách người có công với cách mạng tại xã Huống Thượng, mở các lớp học tình thương, tặng sách vở, miễn giảm học phí để giúp cho họ có kiến thức thì mới có thể phát triển được cuộc sống của mình. Về tình trạng sức khỏe: đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng người có công trên địa bàn xã. Về nhà ở: hỗ trợ giúp đỡ những gia đình chính sách là người có công với cách mạng xây nhà đảm bảo 100% không có hộ nào phải sống nhà tranh dột nát, để giúp cho họ có được cuộc sống tốt hơn. Tổ chức thăm hỏi tặng quà các ngày lễ tết đối với các hộ gia đình chính sách. Giải pháp 6: Khuyến khích động viên các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng tích cực tham gia các hoạt động của xã hội, và phát triển kinh tế Chiến tranh đã lùi xa, những người lính năm xưa trở về với cuộc sống đời thường đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong số đó có không ít thương, bệnh binh mặc dù mang trên mình thương tật sau chiến tranh nhưng đang là những người đi tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống cho gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo địa phương. Dưới sự hỗ trợ của nhà nước về các mặt đời sống chỉ phần nào đó giúp cho họ có ổn định, cho lên chính quyền xã phải luôn khuyến khích họ tham gia sản suất kinh tế để nâng cao đời sống của gia đình và góp phần vào GDP của đất nước, những người thương binh, bệnh binh sức khỏe sẽ không được tốt như những người bình 37 thường vì vậy phải hướng cho họ những công việc vừa sức mà vẫn tăng thu nhập cho gia đình. Những việc làm của họ không chỉ mang giá trị kinh tế mà nó còn có giá trị tinh thần to lớn đó làm tấm gương nghị lực, sự vươn lên của số phận xứng đáng là công dân biểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu để cho những người khác học tập và noi theo. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa mà nhà nước đang thực hiện để làm được điều đó cần phải có sự nỗ lực của toàn dân, cùng chung sức đồng lòng vì một đất nước phát triển, những người thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng không được ỉ lại mà phải tích cực tham tham gia sản xuất, không chỉ thế mà cần phải khuyến khích họ tham gia các hoạt động xã hội, như khuyên góp các quỹ từ thiện, văn nghệ, thể dục thể thao, tinh thần luôn khát khao chiến thắng vẫn còn trong họ, cho nên rất là tốt cho việc phát triển quê hương đất nước. “Tàn nhưng không phế” đó là một lời nói thay cho sự vươn lên của họ. 38 KẾT LUẬN Chiến tranh đã đi qua từ rất lâu, chỉ còn những anh bộ đội cụ Hồ ngày ấy vẫn còn bất tử với thời gian họ là những thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng, chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân và xương máu của họ nhưng không thể lấy đi được ý trí kiên cường và một lòng đấu tranh giải phóng dân tộc để đòi lại sự độc lập, tự do cho tổ quốc. Để có được ngày hôm nay đã biết bao người con ưu tú của tổ quốc đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, toàn thể dân tộc đời đời ghi nhớ công ơn của họ những người có công với cách mạng. Chính vì vậy công tác chăm sóc thương binh, các gia đình liệt sĩ, những người có công với cách mạng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, và cả dân tộc Việt Nam. Kế thừa và phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”,”đền ơn đáp nghĩa” là trách nhiệm và lòng thành kình biết ơn đối với những người có công với Đất nước. chúng ta những thế hệ đi sau phải luôn ghi nhớ và học tập tốt để góp phần xây dựng đất nước giầu đẹp hơn, để không uổng phí bao nhiêu công sức, xương máu của các thế hệ cha, ông để lại. Được sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước, các cấp, các ban ngành đoàn thể, và tập thể cán bộ, công chức tại UBND xã Huống Thượng cũng làm rất tốt chính sách người có công. Để không quên sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, toàn thể đất nước và UBND xã Huống Thượng luôn luôn cố gắng làm tốt các công tác ưu đãi với những người có công với cách mạng, để xoa dịu đi những nỗi đau mất mát của họ. Với những kiến thức được học ở trường Đại học Khoa học và thực tế ở UBND xã Huống Thượng được trình bày trong bài báo cáo này, là những tâm tư, nguyện vọng của em có thể góp phần bé nhỏ cùng với quê hương, đất nước được báo đáp công ơn những anh hùng, liệt sĩ, những người có công với Tổ quốc với dân tộc. 39 Do thời gian có hạn nhận thức còn hạn chế vì vậy bài báo cáo của em không thể không có những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các bạn cho bài báo cáo của em thêm hoàn chỉnh.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới xã Huống Thượng giai đoạn 2011-2014. 2. Danh sách các quyết định phô tô của cán bộ, công chức xã 3. Báo cáo đánh giá, phân loại đánh giá cán bộ, công chức xã năm 2014 4. Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2014 5. Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH11 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. 40 41 [...]... đạt chuẩn Quốc gia, các trường thường xuyên mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dậy để đạt chuẩn theo quy định Cơ sở vật chất văn hóa: Xây dựng nhà văn hóa, và khu thể thao ở xã và ở các thôn xóm phục vụ cho mọi người dân có điều kiện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe Xây dựng nhà văn hóa và khu thể thao của xã và xóm đạt chuẩn của Bộ văn hóa - Thể thao và Du lịch 10/ 10... đã đạt chuẩn, nâng cấp chất lượng các dịch vụ bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân Từng bước hoàn thành lắp đặt, quản lý và khai thác tốt mạng Internet đến các xóm trên địa bàn xã Có bưu chính viễn thông ở trung tâm xã Có Internet đến các xóm Nhà ở dân cư: Từng bước nâng cấp số nhà ở dân cư chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng Nhằm nâng tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn của bộ xây... danh hiệu chuẩn quốc gia của các trường theo qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, phấn đấu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên theo mỗi năm Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh : 12 Giữ vững tiêu chí đã đạt đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của các... chức, viên chức của xã đã đạt tiêu chuẩn chất lượng mà quy định của nhà nước đặt ra Các cán bộ trong khối Ủy ban nhân dân Xã Huống Thượng đa số là người gốc trong xã Trong quá trình làm việc rất am hiểu địa bàn thuận lợi cho công việc hơn, được người dân tín nhiệm hơn Các cán bộ xã rất năng động sáng tạo, linh hoạt trong các công việc được giao luôn hoàn thành đúng thời hạn Theo báo cáo kết quả đánh... đoàn kết xây dựng nông thôn mới”; phát huy quy chế dân chủ cơ sở Mục tiêu cán bộ xã đạt chuẩn Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định của nhà nước các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; an ninh trật tự xã hội được giữ vững.Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh Môi trường : Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường,... chính -kế toán Văn hóa xã hội BCH Quân sự * Ghi chú: Chỉ đạo Báo cáo Phối hợp CT.UBND: Chủ tịch Ủy ban nhân dân P.CT UBND: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân 18 2.2.2 Mối quan hệ của các bộ phận trong tổ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân và hoạt động quản lý Nhà Nước đối với các... Thượng Lãnh đạo phân công công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên Uỷ ban nhân dân, công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã Huống Thượng Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã Huống Thượng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định của Uỷ ban nhân dân Quyết định các... Kinh 16 năm Trung cấp 1969 Kinh 10 năm Trung cấp 1959 Kinh 15 năm Trung cấp 1980 Kinh 10 năm Đại học 1979 Kinh 7 năm Đại học 1976 Kinh 9 năm Đại học 1988 Kinh 5 năm Đại học 1982 Kinh 10 năm Đại học nhân dân 6 Nguyễn Minh Lợi Trưởng công an xã Chủ tịch 7 Nguyễn Thị Ngân hội phụ nữ xã Bí thư 8 Vũ Văn Phong Đoàn thanh niên xã Công chức 9 Đào Ngọc Khải Địa chínhxây dựng 10 Công chức Vũ Ngọc Quảng tư pháp... toàn xã Y tế : Duy trì Trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia; nâng cao chất lượng chuyên môn và tinh thần y đức phục vụ người bệnh của thầy thuốc Thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong xã Làm tốt công tác... khỏe, các chính sách ưu đãi về giáo dục đối với con của người có công 3.1.5 Các chương trình, chính sách chăm sóc người có công trên địa bàn xã Huống thượng Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa: Với các chính sách kích triển kinh tế hợp lý cùng sự quan tâm của các cấp chính quyền, Đảng ủy, các hộ gia đình chính sách của xã cũng đã cải thiện được cuộc sống của mình và có hộ gia đình còn khá giả hơn so với ... gian có hạn nhận thức hạn chế báo cáo em thiếu sót Em mong nhận thông cảm đóng góp ý kiến thầy cô bạn cho báo cáo em thêm hoàn chỉnh.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo kết chương trình xây dựng... báo cáo này, tâm tư, nguyện vọng em góp phần bé nhỏ với quê hương, đất nước báo đáp công ơn anh hùng, liệt sĩ, người có công với Tổ quốc với dân tộc 39 Do thời gian có hạn nhận thức hạn chế báo. .. xã hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trình làm báo cáo em Trong thời gian thực tế UBND xã Huống thượng thời gian có hạn kiến thức không mong muốn Nên báo cáo em không tránh khỏi thiếu sót định em

Ngày đăng: 07/10/2015, 20:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w