ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID

24 339 1
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ---------------------------- BÁO CÁO MÔN HỌC NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID GVHD: TRẦN QUANG LONG NHÓM THỰC HIỆN: 03  VŨ MINH ĐỨC  HUỲNH MINH PHÚC  ƯNG TẤN LỰC  NGUYỄN VĂN LUÂN TP.HỒ CHÍ MINH – 12/2014 - 14119144 14119043 14119158 14119157 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Mục lục Mục lục ................................................................................................................................. 1 Liệt kê hình ........................................................................................................................... 2 Liệt kê bảng .......................................................................................................................... 2 Lời nói đầu ............................................................................................................................ 3 Chương I: Tổng quan về công nghệ RFID ........................................................................... 4 1.1 Giới thiệu ................................................................................................................ 4 1.2 Lịch sử RFID .......................................................................................................... 4 Chương II: Thành phần cấu tạo của hệ thống RFID ............................................................ 6 2.1 Thẻ RFID ................................................................................................................ 6 2.2 Bộ đọc Reader ......................................................................................................... 9 2.3 Các bộ phận khác .................................................................................................. 10 2.4 Nguyên lý hoạt động chung .................................................................................. 10 Chương III: Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống RFID ................................................. 12 3.1 Ưu điểm của hệ thống RFID ................................................................................. 12 3.1.1 Ưu điểm của RFID so với mã vạch ................................................................ 12 3.1.2 Ưu điểm của RFID trong khóa từ so với các loại khóa thông thường ........... 13 3.1.3 Ưu điểm chung của RFID .............................................................................. 14 3.2 Nhược điểm của hệ thống RFID ........................................................................... 15 Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID ............................................................... 16 4.1 Trong đời sống ...................................................................................................... 16 4.1.1 Hệ thống giữ xe thông minh........................................................................... 16 4.1.2 Quản lý an ninh thư viện ................................................................................ 17 4.1.3 Đảm bảo an ninh container sử dụng hệ thống giám sát (CTS-01) ................. 18 4.2 Trong y tế .............................................................................................................. 19 4.2.1 Quản lý bệnh phẩm ........................................................................................ 19 4.2.2 Quản lý bệnh nhân ......................................................................................... 20 4.2.3 Quản lý nguồn nguyên liệu thuốc, các sản phẩm y tế .................................... 21 4.3 Trong an ninh quốc phòng .................................................................................... 21 Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 23 Trang 1 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Liệt kê hình Hình 1: Hệ thống IFF đầu tiên, 253 transponder (trái) và 242 Interrogator (phải) ............. 4 Hình 2: Thẻ RFID ................................................................................................................ 6 Hình 3: Tag hình cúc áo, dạng thẻ, dạng nhãn dán.............................................................. 7 Hình 4: Reader mạng (trái), reader nối tiếp (phải) .............................................................. 9 Hình 5: Reader cầm tay (trái), reader cố định (phải) ......................................................... 10 Hình 6: Sơ đồ nguyên lý hoạt động chung của hệ thống RFID ......................................... 11 Hình 7: Mã vạch và thẻ RFID ............................................................................................ 12 Hình 8: Máy quét mã vạch ................................................................................................. 13 Hình 9: Bộ đọc thẻ RFID ................................................................................................... 13 Hình 10: Khóa từ ............................................................................................................... 14 Hình 11: Nguyên lý hoạt động của hệ thống giữ xe thông minh[5] .................................. 16 Hình 12: Cấu tạo tem RFID[6] .......................................................................................... 17 Hình 13: Mô hình thư viện ứng dụng công nghệ RFID[7] ................................................ 18 Hình 14: Hệ thống giám sát Container CTS-01................................................................. 19 Hình 15: Quản lý bệnh phẩm ............................................................................................. 20 Hình 16: Quản lý máu trong ngân hàng máu ..................................................................... 20 Hình 17: Quản lý bệnh nhân .............................................................................................. 20 Hình 18: Quản lý bệnh nhân bằng RFID thông qua máy tính ........................................... 21 Hình 19: Quản lý hàng hóa bệnh viện ............................................................................... 21 Hình 20: Mô hình kiểm tra an ninh tại biên giới, cửa khẩu và sân bay ............................. 22 Liệt kê bảng Bảng 1: Khoảng tần số RFID ............................................................................................... 8 Bảng 2: Khoảng đọc tần số .................................................................................................. 8 Trang 2 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Lời nói đầu Hiện nay, với sự phát của khoa học công nghệ, những bước đột phá về công nghệ đã và đang có những tiến bộ vượt bậc trong khả năng xử lý công việc một cách nhanh chóng và độ chính xác cao. Những công việc khó khăn của con người trong tương lai hoàn toàn có thể được thay thế bằng máy móc. Chính sự phát triển đó của khoa học công nghệ, đã dẫn đến những sự thay đổi về nhiều mặt của xã hội, đời sống con người cũng đang dần được cải thiện. Ví dụ điển hình là việc mua sắm vào những dịp lễ tết có xu hướng tăng mạnh. Nhiều người coi đó như là một việc phải làm để chào đón năm mới, chính điều đó dẫn đến sự quá tải của các siêu thị vào những dịp lễ tết cuối năm, những dòng người xếp hàng dài tại các quầy thu ngân, việc thanh toán và quản lý trật tự tại các siêu thị, các trung tâm thương mại trở nên cực kì khó khăn. Hiện tượng chen lấn, mất cấp cũng xảy ra và rất khó kiểm soát. Nhưng trong tương lai, tình trạng đó hoàn toàn có thể khắc phục được nhờ sự ra đời của công nghệ RFID. RFID là công nghệ cho phép thiết bị lưu trữ thông tin của sản phẩm và nhận dạng bằng sóng radio nên có thể phát hiện đối tượng cách hàng chục mét, giúp cho việc thanh toán trở nên dễ dàn, tiết kiệm thời gian, hạn chế nhân viên thu ngân, quản lý hàng hóa tốt hơn để tránh bị mất cấp. Ngoài những ứng dụng nói trên RFID còn có rất nhiều ứng dụng khác trong mọi mặt của cuộc sống, trong bài báo cáo này nhóm 3 sẽ trình bày và giới thiệu về công nghệ RFID và ứng dụng của công nghệ này vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, y tế và an ninh quốc phòng. Lời nói đầu Trang 3 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Chương I: Tổng quan về công nghệ RFID 1.1 Giới thiệu RFID (viết tắt của Radio Frequency Identification) là thuật ngữ dùng để miêu tả một hệ thống nhận diện các đối tượng bằng vô tuyến. Công nghệ này cho phép thiết bị đọc thông tin chứa trong chip đã được cài đặt sẵn trên các thiết bị ở khoảng cách xa, mà không cần bất kỳ sự giao tiếp vật lý nào. Hiện nay, công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao hiệu quả quản lý và bảo đảm an ninh cho các hệ thống dữ liệu. 1.2 Lịch sử RFID Lịch sử RFID bắt nguồn từ khi Guglielmo Marconi[1] phát hiện ra sóng radio vào năm 1897. Nhưng mãi đến sau thập niên 30 của thế kỷ XX công nghệ này mới thực sự phát triển. Năm 1937, một hệ thống IFF (Identification Friend or Foe) đã được phòng nghiên cứu Naval U.S phát triển nhằm để nhận diện máy bay ta và địch trong thế chiến lần thứ II. Trong suốt thập niên 50 công nghệ này hầu như chỉ đã được ứng dụng chủ yếu trong quân đội và các phòng nghiên cứu do chi phí sản xuất cao và kích thước lớn. Hình 1: Hệ thống IFF đầu tiên, 253 transponder (trái) và 242 Interrogator (phải) Chương I: Tổng quan về công nghệ RFID Trang 4 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Đến đầu thập niên 70, các thiết bị giám sát điện tử EAS (Electronic article Surveillance) được nhiều công ty phát triển để bảo vệ và kiểm kê sản phẩm như quần áo trong cửa hàng, sách trong thư viện. Các thiết bị này ít phức tạp hơn và bắt đầu được ứng dụng rộng rãi. Suốt thập niên 70, các hệ thống RFID sử dụng IC bắt đầu được nghiên cứu và phát triển. Các loại Tag sử dụng IC có khả năng ghi được và đọc thông tin nhanh hơn, khoảng cách đọc cũng xa hơn. Bắt đầu được ứng dụng nhiều trong công nghiệp tự động, theo dõi động vật và theo dõi lưu thông. Đầu năm 1990, các hệ thống thu phí điện tử bắt đầu được đưa vào sử dụng ở Bắc Mỹ. Đây cũng là cột mốc quan trọng cho xuất hiện của các tiêu chuẩn. Nhiều tiêu chuẩn công nghệ RFID đã được đề xuất từ nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới, những tiêu chuẩn này tập trung vào các đặc tính kỹ thuật như tần số hoạt động và các giao thức giao tiếp phần cứng. Cuối thế kỉ XX, sự phát triển của công nghệ RFID có nhiều bước tiến quan trọng và bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Chương I: Tổng quan về công nghệ RFID Trang 5 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Chương II: Thành phần cấu tạo của hệ thống RFID Một hệ thống RFID gồm 5 thành phần chính: o Thẻ RFID. o Thiết bị đọc và Anten. o Khối điều khiển, bộ cảm biết, bộ truyền động và thiết bị báo hiệu. o Máy chủ và hệ thống phần mềm. o Cơ sở hạ tầng. 2.1 Thẻ RFID a. Cấu tạo thẻ RFID Thẻ RFID là thiết bị cho phép lưu trữ thông tin về một vật, sản phẩm mà thẻ đó được gắn lên. Thẻ gồm chip là bộ phận cho phép lưu trữ thông tin và antenna cho phép nhận tín hiệu từ bộ đọc truyền đến. Hình 2: Thẻ RFID Tag RFID có 2 hoat động cơ bản là:  Gắn tag: bất kì tag nào cũng được gắn lên sản phẩm theo nhiều cách.  Đọc tag: Tag RFID phải có khả năng giao tiếp thông tin qua sóng radio theo nhiều cách. Nhiều tag còn có một hoặc nhiều thuộc tính hoặc đặc điểm sau: ­ ­ ­ Kill/disable: Nhiều tag cho phép kết thúc việc tương tác với bộ đọc sau khi tag nhận được chính xác "Kill code". Ghi một lần (Write once): Là việc tag được sản xuất với công việc lưu trữ một thông tin cố định, Tag ghi một lần dữ liệu được thiết lập một lần bởi người dùng, và sau đó dữ liệu không thể thay đổi. Ghi nhiều lần (Write many): Là kiểu tag có thể được ghi dữ liệu nhiều lần. Chương II: Thành phần cấu tạo của hệ thống RFID Trang 6 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID ­ Anti-collision: Tránh tình trạng khi nhiều tag đặt cạnh nhau, bộ đọc sẽ nhận nhiều thông tin gây hỗn loạn thông tin khi đọc, nên không thể biết khi nào đáp ứng của một tag kết thúc và khi nào bắt đầu một tag khác. Mã hóa và bảo mật (Security and encryption): Mỗi tag khi xuất xưởng đều đã được gán một mã (code) nhất định và trường hợp trùng lại mã số với các tag là tương đối thấp. Thẻ RFID còn có khả năng cản việc xâm nhập của bên thứ ba vào quá trình trao đổi dữ liệu. Thẻ RFID có nhiều hình dạng : ­  Tag hình cúc áo hoặc đĩa thông thưởng làm bằng PVC, nhựa thông, loại thẻ này có khả năng sử dụng lại.  Tag RFID có hình dạng như thẻ tín dụng còn gọi là thẻ thông minh.  Tag dạng nhãn dán có kích thước nhỏ. Hình 3: Tag hình cúc áo, dạng thẻ, dạng nhãn dán  Tag trong hộp thủy tinh có khả năng hoạt động trong môi trường ăn mòn hoặc trong chất lỏng. Chương II: Thành phần cấu tạo của hệ thống RFID Trang 7 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID b. Tần số hoạt động Tần số hoạt động là dải băng tần giúp cho thẻ RFID giao tiếp với thiết bị đọc hoặc thu năng lượng. Phổ điện từ mà RFID thường hoạt động là tần số thấp (LF), tần số cao (HF), siêu cao tần (UHF) và vi sóng (Microwave). Tên Khoảng tần số Tần số ISM LF 30300KHz 3GHz 6.78MHz, 13.56MHz, 27.125MHz, 40.680MHz 433.920MHz, 869MHz, 915MHz 2.45Ghz, 5.8GHz, 24.125GHz Bảng 1: Khoảng tần số RFID Trong hoạt động, tần số RFID bị giới hạn bởi những mức tần số nằm trong khoảng tần số ISM. Trong khoảng tần số này hệ thống RFID dùng nguồn năng lượng từ trường và hoạt động ở khoảng cách ngắn vì vậy phát ra ít hơn các tần số khác. Tần số Khoảng cách đọc lớn nhất cho tag thụ động Các ứng dụng LF 50cm Thanh toán tiền trong siêu thị HF 3m Cổng vào các tòa nhà UHF 9m Nhiều lĩnh vực Microwave >10m Xác định xe vi phạm giao thông. Bảng 2: Khoảng đọc tần số c. Phân loại thẻ RFID  Phân loại theo nguồn cung cấp: ­ Thụ động (Passive) ­ Tích cực (Active) ­ Bán tích cực (Semi-Active, cũng như bán thụ động semi-passive)  Phân loại theo khả năng ghi/đọc dữ liệu: ­ Chỉ đọc (RO) Chương II: Thành phần cấu tạo của hệ thống RFID Trang 8 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID ­ ­ Ghi một lần, đọc nhiều lần (WORM) Đọc/ Ghi (RW) 2.2 Bộ đọc Reader Dữ liệu được chứa trong chip nhớ (tag/MDS), dữ liệu này được truyền qua các module bao gồm: module reader và module ASM (adapter Module).Trong đó module reader cho phép trao đổi với chip nhớ thông qua việc thu phát nhờ có antena. Module ASM là module trung gian có chức năng như một bộ chuyển đổi. Đây cũng là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống RFID. Bộ đọc module reader RF310R, RF340R, RF350R ngoài nhiệm vụ trao đổi thông tin với chip nhớ, module reader cung cấp nguồn chip nhớ hoạt động dưới dạng sóng radio. Module reader cũng được chế tạo với nhiều chủng loại khác nhau để phù hợp với yêu cầu công nghệ của các hệ thống tự động. Phân loại Reader:  Reader cố định: được gắn vào tường, hoặc một vài cấu trúc phù hợp trong vùng đọc.  Reader cầm tay: là một reader di động mà người sử dụng có thể thao tác nó như một vật cầm tay.  Reader nối tiếp: Sử dụng một liên kết truyền thông nối tiếp liên lạc với một ứng dụng.  Reader mạng: Có thể được kết nối tới một máy tính bằng cách sử dụng mạng có dây và mạng không dây. Hình 4: Reader mạng (trái), reader nối tiếp (phải) Chương II: Thành phần cấu tạo của hệ thống RFID Trang 9 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Hình 5: Reader cầm tay (trái), reader cố định (phải) 2.3 Các bộ phận khác Reader anten: là thành phần bắt buộc. Một vài reader hiện hành ngày nay cũng đã có sẵn anten. Mạch điều khiển (Controller): Cũng là một bộ phận bắt buộc. Tuy nhiên, hầu hết các reader mới đều có thành phần này gắn liền với chúng. Cảm biến (Sensor): Cơ cấu truyền động đầu từ và bảng tín hiệu điện báo: những thành phần này giúp hỗ trợ nhập xuất của hệ thống. Máy chủ và hệ thống phần mềm: Máy chủ là nơi các thông tin từ thẻ RFID truyền dữ liệu qua hệ thống đọc tập trung lại. Hệ thống phần mềm là công cụ giúp cho máy chủ tập trung dữ liệu lại. Cơ sở hạ tầng truyền thông: là thành phần bắt buộc nó là tập hợp gồm mạng không dây và mạng có dây. 2.4 Nguyên lý hoạt động chung Hệ thống RFID hoạt động dựa trên các nguyên lý của sóng vô tuyến và được giám sát thông qua một chương trình quản lý trên máy chủ. Thẻ RFID được lập trình để chứa các thông tin cần thiết của một vật mà nó được gắn vào. Khi thẻ vào vùng phủ sóng của bộ đọc, bộ đọc sẽ nhận thông tin từ thẻ truyền đến và truyền thông tin đó về máy chủ để nhận dạng thẻ đó. Máy tính sẽ phân tích, xử lý thông tin trên thẻ và truy xuất dữ liệu của thẻ trên máy chủ. Chương II: Thành phần cấu tạo của hệ thống RFID Trang 10 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Hình 6: Sơ đồ nguyên lý hoạt động chung của hệ thống RFID Chương II: Thành phần cấu tạo của hệ thống RFID Trang 11 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Chương III: Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống RFID 3.1 Ưu điểm của hệ thống RFID 3.1.1 Ưu điểm của RFID so với mã vạch Công nghệ mã vạch được ứng dụng nhiều trong cuộc sống nhưng công nghệ RFID lại có những ưu điểm vượt trội hơn mã vạch như:[2]  Kích thước bộ nhớ: Các mã vạch chỉ có thể chứa một lượng dữ liệu hữu hạn, chỉ là một vài byte. Các thẻ RFID có khả năng lưu giữ thông tin nhiều hơn rất nhiều có thể đạt giới hạn lên tới 128KB, lớn hơn nhiều so với các biểu tượng mã vạch. Hình 7: Mã vạch và thẻ RFID  Khả năng đọc/ghi: Một nhược điểm của mã vạch là không thể sửa đổi thông tin một khi chúng được in ra, ngược lại thẻ RFID có khả năng đọc và ghi tới bộ nhớ, và số lần định dạng thẻ là suốt quãng đời tồn tại của nó.  Không cần đường ngắm: Đối với mã vạch phải cần một thiết bị quét mã và thiết bị quét có một đường ngấm chỉ các mã vạch nằm trên đường ngắm nó mới hoạt động, vì thế dẫn tới việc phải cần quét mã tới hai đến ba lần gây mất thới gian. Thiết bị đọc thẻ RFID không cần tới đường ngắm vì RFID hoạt động dựa trên sống radio có khả năng lan truyền qua nhiều vật liệu rắn khác nhau nên tránh làm mất thời gian. Chương III: Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống RFID Trang 12 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Hình 8: Máy quét mã vạch Hình 9: Bộ đọc thẻ RFID  Tính bảo mật: Hệ thống RFID được cung cấp một mức bảo mật cao hơn rất nhiều, mỗi thẻ RFID có một mã nhất định và các mã trong mỗi thẻ không thể giống nhau, hệ thống còn có khả năng ngăn cản bên thứ ba truy cập trái phép vào hệ thống, để đảm bảo các dữ liệu nhạy cảm.  Độ bền: Công nghệ RFID có thể chịu đựng tốt hơn với bụi bẩn và môi trường khắc nghiệt so với mã vạch. Ngoài ra trong môi trường với cường độ ánh sáng cao cũng có thể gây ảnh hưởng cho máy quét mã vạch, nhưng đối với RFID thì các vấn đề này không ảnh hưởng tới thiết bị.  Phạm vi đọc: Phạm vi đọc của mã vạch có một khoảng khá ngắn, thông thường là vài chục cm. Tuy nhiên phạm vi đọc của RFID lại có một khoảng thay đổi rộng tùy thuộc vào tần số hoạt động của hệ thống. 3.1.2 Ưu điểm của RFID trong khóa từ so với các loại khóa thông thường  Độ bảo mật cao:[3] ̵ Chỉ có chìa khóa đã được đăng ký trong hệ thống mới có thể sử dụng được. ̵ Tất cả các hoạt động đống mở cửa đều được lưu trên hệ thống máy tính có thể dễ dàng tra cứu ngày giờ đóng, mở cửa. ̵ Tất cả các thẻ từ bị mất sau khi thông báo sẽ bị vô hiệu hóa và không cần thay lại khóa.  Dễ dàng sử dụng: ̵ Để mở cửa, chỉ cần đặt thẻ gần bộ đọc cửa sẽ mở trong vài giây. Chương III: Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống RFID Trang 13 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID ̵ Cài đặt thẻ, phát hành thẻ được thao tác trên phần mềm. Hình 10: Khóa từ 3.1.3 Ưu điểm chung của RFID[4]  Kiểm soát đối tượng không cần phải sắp xếp  Khả năng xử lý đồng thời: RFID có khả năng xử lý đồng thời nhiều đối tượng     cùng một lúc. Trong khi các hệ thống nhận dạng tự động khác xử lý đơn hoặc xử lý theo chuỗi, điều này làm tăng đáng kể thời gian kiểm tra. Kiểm kê với tốc độ cao mà không cần tiếp xúc: Nhiều đối tượng có thể được quét tại cùng một thời điểm. Khả năng xử lý không cần nhân công: Trong khi các hệ thống khác đòi hỏi có nhân công trực tiếp thao tác để nhận dạng thì hệ thống RFID có thể nhận dạng mà không cần đến sự hỗ trợ của con người. Khả năng cập nhật, thay đổi dữ liệu trực tiếp: Hệ thống đọc ghi một cách dễ dàng. Lưu trữ được nhiều dữ liệu: Thẻ có thể chứa từ 64bit cho tới 512bit thông tin. Chương III: Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống RFID Trang 14 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID 3.2 Nhược điểm của hệ thống RFID  Giá thành triển khai cao, chưa thể áp dụng rộng rãi.  Khả năng kiểm soát thiết bị còn hạn chế.  Thẻ dễ bị nhiễu sóng trong môi trường nước và kim loại.  Các chuẩn của công nghệ RFID hiện nay vẫn chưa được thống nhất. Chương III: Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống RFID Trang 15 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID 4.1 Trong đời sống 4.1.1 Hệ thống giữ xe thông minh Việc giữ xe theo cách truyền thống trước đây tại các bãi giữ xe lớn thường rất mất nhiều thời gian, công sức và người giữ xe khó kiểm soát được toàn bộ số lượng xe cùng lúc. Với việc ứng dụng công nghệ RFID vào việc quản lý các bãi giữ xe đã khắc phục được các nhược điểm trên. Hiện nay, hầu hết các bãi giữ xe lớn như trong siêu thị, các trường học, công ty… đều đã ứng dụng công nghệ này. Nguyên lý hoạt động: Hình 11: Nguyên lý hoạt động của hệ thống giữ xe thông minh[5] Tại vị trí của nhân viên giữ xe sẽ được lắp đặt các camera. Khi xe vào, người giữ xe sẽ xác định vị trí của xe trong tầm camera (bao gồm phần đầu xe, thân xe, biển số xe và khuôn mặt chủ xe) sau đó thực hiện thao tác quét thẻ. Camera sẽ chụp hình và máy tính sẽ thực hiện lưu các dữ liệu bao gồm mã số thẻ, hình ảnh, ngày giờ thông qua một phần mềm quản lý được cài đặt sẵn trên máy tính. Hoàn tất việc lưu dữ liệu nhân viên sẽ đưa thẻ cho chủ xe. Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID Trang 16 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Khi xe ra, chủ xe trả thẻ và nhân viên sẽ thực hiện thao tác quét thẻ vào một đầu đọc thẻ khác (đầu đọc thẻ này đóng vai trò truy xuất dữ liệu đã lưu trước đó), máy tính sẽ hiện thông tin đã lưu ở đầu vào. Nhân viên sẽ đối chiếu, nếu trùng khớp thẻ sẽ được thu lại và tiếp tục sử dụng thẻ đó cho xe khác. Ưu điểm nổi bật so với cách giữ xe truyền thống: - Thời gian thực hiện thao tác giữ xe nhanh (2 – 3 giây). - Giảm chi phí thuê nhân viên, do chỉ cần 1 nhân viên để thực hiện thao tác quét thẻ. - Thẻ làm bằng chất liệu cứng có thẻ sử dụng nhiều lần, độ bền cao. - An ninh hơn so với thẻ thông thường, do mỗi thẻ có 1 ID duy nhất và được giấu bên trong thẻ, nên khi mất thẻ, kẻ trộm cũng không thẻ biết đó là xe nào. 4.1.2 Quản lý an ninh thư viện Hiện nay có rất nhiều thư viện lớn đã dần ứng dụng công nghệ RFID để nâng cao hiệu suất quản lý. So với công nghệ mã vạch thì công nghệ này có nhiều ưu điểm hơn, chủ động hơn trong việc quản lý sách, mượn/trả sách và hạn chế mất cắp. Trên mỗi bìa sách sẽ được dán một con tem (tem này đóng vai trò như một thẻ RFID), mỗi tem sẽ chứa các thông tin về sách và một mã an ninh. Tem có kích thước nhỏ, độ bền cao và giá thành rẻ. Hình 12: Cấu tạo tem RFID[6] Khi thực hiện thủ tục mượn sách, mã an ninh sẽ được tắt và sẽ được bật lại khi sách được trả. Trường hợp cố tình trộm tài liệu hoặc vô tình mang đi khỏi thư viện, khi bước qua Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID Trang 17 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID cổng an ninh (cổng này được lắp đặt ở cửa thư viện, đóng vai trò là bộ đọc RFID) tem sẽ được cổng nhận diện và truy nhập vào cơ sở dữ liệu của máy chủ. Nếu cơ sở dữ liệu không trùng khớp (tức mã an ninh chưa được tắt) máy sẽ thông báo cho nhân viên. Hình 13: Mô hình thư viện ứng dụng công nghệ RFID[7] 4.1.3 Đảm bảo an ninh container sử dụng hệ thống giám sát (CTS-01) Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ RFID vào việc quản lý logistics cảng biển đã giúp tăng cường an ninh cảng và an ninh thương mại hàng hải, đồng thời giảm thiểu các rủi ro trong khai thác cảng cũng như tăng hiệu quả hoạt động cảng.[8] Trong quá trình vận chuyển, việc đảm bảo tính toàn vẹn của một container và nội dung chứa bên trong container đó luôn được đặt lên hàng đầu. CTS-01 (Container Tracking System)[9] là một hệ thống giám sát container do Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM và Trung tâm nghiên cứu và phát triển (SHTPLabs) thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM hợp tác nghiên cứu phát triển trên nền tảng sử dụng chip SG8V1 và HF RFID. Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID Trang 18 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Hình 14: Hệ thống giám sát Container CTS-01 Hệ thống giám sát CTS-01 giúp quản lý container từ xa với một hệ thống Server và cơ sở dữ liệu tập trung. CTS-01 là một khóa được lắp vào container và sử dụng một thẻ RFID đã được khai báo trước để mở khóa. Sau khi nhận dạng được thẻ, hệ thống sẽ gửi dữ liệu về Server thông qua mạng GSM và cho biết vị trí, vận tốc, hành trình của xe container, trạng thái đóng/mở khóa, xác thực người đóng mở khóa theo thời gian thực trên màn hình theo dõi, bản đồ số của hệ thống. Với sự trợ giúp của công nghệ này sẽ giúp các nhà doanh nghiệp, các công ty an tâm hơn trong quá trình vận chuyển những hàng hóa có giá trị, vận chuyển đúng tiến độ và tránh được các rủi ro trong quá trình vận chuyển. 4.2 Trong y tế Công nghệ tiến bộ ngày càng được ứng dụng trong nhiều ngành nghề giúp nâng cao chất lượng công việc và ngành y tế cũng không phải ngoại lệ, lĩnh lực y tế ngày càng được chú trọng nhiều thiết bị hiện đại được ứng dụng vào nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cho con người, công nghệ RFID được ứng dụng vào y tế như một công cụ quản lý tối ưu nhất hiện nay. 4.2.1 Quản lý bệnh phẩm Các bệnh phẩm là đối tượng để xét nghiệm, việc xác định chính xác đúng bệnh phẩm của từng bệnh nhân rất quan trọng. Việc gắn RFID lên bệnh phẩm sẽ giúp cho việc quản lý và lưu trữ từng loại bệnh phẩm của từng bệnh nhân. Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID Trang 19 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Hình 15: Quản lý bệnh phẩm Hình 16: Quản lý máu trong ngân hàng máu 4.2.2 Quản lý bệnh nhân Quản lý bệnh nhân cũng rất quang trọng, RFID được gắn lên bệnh nhân như vòng đeo tay giúp cho các điều dưỡng viên nắm tình hình sức khỏe của bệnh nhân, biết thời gian uống thuốc, số lượng thuốc phải uống trong ngày và biết chính xác bệnh nhân có uống thuốc điều độ hay không, cũng như trong trường hợp khẩn cấp có thể xác định vị trí của bệnh nhân tránh mất thời gian. Vì trong trường hợp khẩn cấp thời gian đối với họ và rất quan trọng, chỉ trong tích tắc bác sĩ có thể cứu sống bệnh nhân hoặc chúng ta có thể mất họ Hình 17: Quản lý bệnh nhân Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID Trang 20 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Hình 18: Quản lý bệnh nhân bằng RFID thông qua máy tính 4.2.3 Quản lý nguồn nguyên liệu thuốc, các sản phẩm y tế Quản lý tài sản của bệnh viện để biết chúng ta có gì và cần gì là rất quan trọng, những hàng hóa, thuốc của các bệnh viện nếu nhập nước ngoài có thể rất đắt nên nếu không quản lý chặt sẽ dẫn đến lãng phí tiền bạc, RFID là phương án tối ưu nhất trong công việc này. RFID giúp ta biết nhiệt độ trong phòng để có thể bảo quản tốt thuốc tránh bị hư hỏng, và giúp xác định vị trí của hàng hóa giúp dễ dàng tìm kiếm khi cần, cũng như số lượng hàng hóa trong kho. Hình 19: Quản lý hàng hóa bệnh viện 4.3 Trong an ninh quốc phòng Năm 2005, hội an ninh quốc gia Mỹ đã ứng dụng công nghệ RFID trong việc xác định vị trí, theo dõi và xác thực sự đi lại của mọi người và các đối tượng vào ra nước Mỹ. Tại các biên giới, cửa khẩu và sân bay, mỗi hành khách sẽ được scan dấu vân tay và được chụp Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID Trang 21 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID một số hình ảnh[1]. Các thông tin này sẽ được lưu vào hệ thống và liên kết với ID trên thẻ RFID, thẻ sẽ được hành khách giữ để làm tài liệu xác thực, thông tin thông hành của khách sẽ được ghi lại và được kiểm tra đối chiếu với các phần tử khủng bố. Các thẻ RFID được dùng là thẻ thụ động, chỉ ghi một lần và không thể thay đổi thông tin trên thẻ. Các thông tin đi lại của hành khách sẽ được tự động ghi lại đầy đủ, kể cả thời gian hành khách ở lại nước Mỹ, do đó dễ dàng kiểm soát hành khách có ở quá mức visa hay không. Công nghệ RFID đã đẩy nhanh tiến độ kiểm tra an ninh của các nhân viên biên giới và cũng đảm bảo được an ninh quốc gia. Ngoài ra, RFID còn được ứng dụng để phát triển các thùng chứa thông minh nhằm để kiểm soát các thùng hàng ra vào quốc gia, ngăn ngừa việc vận chuyển vũ khí trái phép hoặc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Hình 20: Mô hình kiểm tra an ninh tại biên giới, cửa khẩu và sân bay Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID Trang 22 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Tài liệu tham khảo [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] N. V. HIỆP, "CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG VÔ TUYẾN RFID," ed Đ.H.S.P.KỸ THUẬT TP.HCM, 2009. So sánh giữa công nghệ RFID và công nghệ mã vạch. Available: http://ungdungrfid.com/news/Tim-hieu-ve-RFID/So-sanh-giua-cong-nghe-RFIDva-cong-nghe-ma-vach-19/ 4 ưu điểm vượt trội của khóa thẻ từ công nghệ RFID. Available: http://nguyenhagroup.com.vn/tin-tuc/38/10/4-uu-diem-vuot-troi-cua-khoa-the-tucong-nghe-rfid.html "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID," ed Học viện bưu chính viễn thông. Hệ thống giữ xe thông minh SDT Parking. Available: http://sdtparking.com/home/ Paul, "RFID Eduction Series: 301," 2008. Library RFID System. Available: http://www.rfid-library.com/ N. T. Thủy, "Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý Logistics cảng và khả năng phát triển ứng dụng tại các cảng Việt Nam," Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, vol. 29, 2012. H. Trang. (2014). TPHCM ứng dụng chip SG8V1 và HF RFID trong hệ thống giám sát Container Available: http://www.ict-hcm.gov.vn/cac-tin-khac//ext/articleview/article/...redirect=%2F Tài liệu tham khảo Trang 23 [...]... thống RFID Trang 10 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Hình 6: Sơ đồ nguyên lý hoạt động chung của hệ thống RFID Chương II: Thành phần cấu tạo của hệ thống RFID Trang 11 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Chương III: Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống RFID 3.1 Ưu điểm của hệ thống RFID 3.1.1 Ưu điểm của RFID so với mã vạch Công nghệ mã vạch được ứng dụng nhiều trong cuộc sống nhưng công nghệ. .. khẩu và sân bay Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID Trang 22 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Tài liệu tham khảo [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] N V HIỆP, "CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG VÔ TUYẾN RFID, " ed Đ.H.S.P.KỸ THUẬT TP.HCM, 2009 So sánh giữa công nghệ RFID và công nghệ mã vạch Available: http://ungdungrfid.com/news/Tim-hieu-ve -RFID/ So-sanh-giua-cong-nghe-RFIDva-cong-nghe-ma-vach-19/ 4... - Ứng dụng công nghệ RFID 3.2 Nhược điểm của hệ thống RFID  Giá thành triển khai cao, chưa thể áp dụng rộng rãi  Khả năng kiểm soát thiết bị còn hạn chế  Thẻ dễ bị nhiễu sóng trong môi trường nước và kim loại  Các chuẩn của công nghệ RFID hiện nay vẫn chưa được thống nhất Chương III: Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống RFID Trang 15 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Chương IV: Các ứng dụng. .. Khu công nghệ cao TP.HCM hợp tác nghiên cứu phát triển trên nền tảng sử dụng chip SG8V1 và HF RFID Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID Trang 18 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Hình 14: Hệ thống giám sát Container CTS-01 Hệ thống giám sát CTS-01 giúp quản lý container từ xa với một hệ thống Server và cơ sở dữ liệu tập trung CTS-01 là một khóa được lắp vào container và sử dụng một thẻ RFID. .. từ công nghệ RFID Available: http://nguyenhagroup.com.vn/tin-tuc/38/10/4-uu-diem-vuot-troi-cua-khoa-the-tucong-nghe -rfid. html "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID, " ed Học viện bưu chính viễn thông Hệ thống giữ xe thông minh SDT Parking Available: http://sdtparking.com/home/ Paul, "RFID Eduction Series: 301," 2008 Library RFID System Available: http://www .rfid- library.com/ N T Thủy, "Ứng dụng công nghệ. .. thống RFID Trang 12 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Hình 8: Máy quét mã vạch Hình 9: Bộ đọc thẻ RFID  Tính bảo mật: Hệ thống RFID được cung cấp một mức bảo mật cao hơn rất nhiều, mỗi thẻ RFID có một mã nhất định và các mã trong mỗi thẻ không thể giống nhau, hệ thống còn có khả năng ngăn cản bên thứ ba truy cập trái phép vào hệ thống, để đảm bảo các dữ liệu nhạy cảm  Độ bền: Công nghệ RFID. .. vân tay và được chụp Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID Trang 21 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID một số hình ảnh[1] Các thông tin này sẽ được lưu vào hệ thống và liên kết với ID trên thẻ RFID, thẻ sẽ được hành khách giữ để làm tài liệu xác thực, thông tin thông hành của khách sẽ được ghi lại và được kiểm tra đối chiếu với các phần tử khủng bố Các thẻ RFID được dùng là thẻ thụ động, chỉ... với họ và rất quan trọng, chỉ trong tích tắc bác sĩ có thể cứu sống bệnh nhân hoặc chúng ta có thể mất họ Hình 17: Quản lý bệnh nhân Chương IV: Các ứng dụng của công nghệ RFID Trang 20 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Hình 18: Quản lý bệnh nhân bằng RFID thông qua máy tính 4.2.3 Quản lý nguồn nguyên liệu thuốc, các sản phẩm y tế Quản lý tài sản của bệnh viện để biết chúng ta có gì và cần gì là... Thẻ làm bằng chất liệu cứng có thẻ sử dụng nhiều lần, độ bền cao - An ninh hơn so với thẻ thông thường, do mỗi thẻ có 1 ID duy nhất và được giấu bên trong thẻ, nên khi mất thẻ, kẻ trộm cũng không thẻ biết đó là xe nào 4.1.2 Quản lý an ninh thư viện Hiện nay có rất nhiều thư viện lớn đã dần ứng dụng công nghệ RFID để nâng cao hiệu suất quản lý So với công nghệ mã vạch thì công nghệ này có nhiều ưu điểm... công nghệ RFID cổng an ninh (cổng này được lắp đặt ở cửa thư viện, đóng vai trò là bộ đọc RFID) tem sẽ được cổng nhận diện và truy nhập vào cơ sở dữ liệu của máy chủ Nếu cơ sở dữ liệu không trùng khớp (tức mã an ninh chưa được tắt) máy sẽ thông báo cho nhân viên Hình 13: Mô hình thư viện ứng dụng công nghệ RFID[ 7] 4.1.3 Đảm bảo an ninh container sử dụng hệ thống giám sát (CTS-01) Hiện nay, việc ứng dụng ... loại  Các chuẩn công nghệ RFID chưa thống Chương III: Ưu điểm nhược điểm hệ thống RFID Trang 15 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Chương IV: Các ứng dụng công nghệ RFID 4.1 Trong đời... (SHTPLabs) thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM hợp tác nghiên cứu phát triển tảng sử dụng chip SG8V1 HF RFID Chương IV: Các ứng dụng công nghệ RFID Trang 18 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Hình 14:... Chương IV: Các ứng dụng công nghệ RFID Trang 22 Báo cáo môn học - Ứng dụng công nghệ RFID Tài liệu tham khảo [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] N V HIỆP, "CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG VÔ TUYẾN RFID, " ed Đ.H.S.P.KỸ

Ngày đăng: 07/10/2015, 17:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan